1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cảm giác tri giác là gì hãy trình bày các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác phân tích và gọi tên các loại cảm giác tri giác dựa trên sự lý giải cơ sở sinh lý thần kinh của cảm giác và tri giác

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm giác tri giác là gì? Hãy trình bày các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác. Phân tích và gọi tên các loại cảm giác tri giác dựa trên sự lý giải cơ sở sinh lý thần kinh của cảm giác và tri giác. Cảm giác tri giác có mối liên hệ với hoạt động sáng tạo như thế nào? Nêu ví dụ?
Trường học Trường Đại Học Mĩ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Tâm Lý Học Sáng Tạo
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Nó là sự nhận biết ban đầu về một kích thích cụ thể đối với giác quan của chúng ta, mà kết quả của sự kích thích đó là sự phát sinh các tín hiệu điện mà khi đến não, sẽ được chuyển đổi t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO

Đề số 3: Cảm giác tri giác là gì? Hãy trình bày các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác Phân tích và gọi tên các loại cảm giác tri giác dựa trên sự lý giải cơ sở sinh lý thần kinh của cảm giác và tri giác Cảm giác tri giác có mối liên hệ với hoạt

động sáng tạo như thế nào? Nêu ví dụ?

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CẢM GIÁC TRI GIÁC 4

1.1 Cảm giác là gì 4

1.2 Tri giác là gì 4

CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT CẢM GIÁC TRI GIÁC 5

2.1 Các quy luật cơ bản của cảm giác 5

2.1.1 Quy luật ngưỡng cảm giác 5

2.1.2 Quy luật thích ứng cảm giác 5

2.1.3 Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác 5

2.2 Các quy luật cơ bản của tri giác 6

2.2.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác 6

2.2.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác 6

2.2.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác 6

2.2.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác 7

2.2.5 Quy luật tổng giác 7

2.2.6 Ảo giác 7

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI CẢM GIÁC TRI GIÁC 8

3.1 Các loại cảm giác 8

3.1.1 Những cảm giác bên ngoài 8

3.1.1.1 Thị giác 8

3.1.1.2 Thính giác 8

3.1.1.3 Khứu giác 8

3.1.1.4 Vị giác 9

3.1.2 Những cảm giác bên trong 9

3.1.2.1 Cảm giác cơ thể 9

3.1.2.2 Cảm giác vận động 9

3.1.2.3 Cảm giác thăng bằng 10

3.2 Các loại tri giác 10

Trang 3

3.2.1 Tri giác không gian 10

3.2.2 Tri giác thời gian 10

3.2.3 Tri giác vận động 10

3.2.3 Tri giác con người 11

CHƯƠNG 4: MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẢM GIÁC TRI GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ VÍ DỤ 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đối với các nhà sáng tạo nghệ thuật nói chung và các nhà thiết kế nói riêng, cảm giác và tri giác là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình tạo

ra tác phẩm Cảm giác thường được hiểu là quá trình nhận biết và thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài thông qua các giác quan, trong khi tri giác thường liên quan đến quá trình hiểu và sáng tạo thông tin đó để tạo ra hiểu biết mới Cảm giác và tri giác có mối liên hệ sâu sắc với hoạt động sáng tạo bởi chúng cung cấp nền tảng cho việc thu thập thông tin, hiểu biết và sáng tạo ý tưởng mới Việc hiểu rõ cảm giác và tri giác có thể giúp cho quá trình sáng tạo trở nên hiệu quả hơn và mang lại những ý tưởng đột phá Đồng thời, sự phát triển của hoạt động sáng tạo cũng có thể tạo ra các trải nghiệm cảm giác và tri giác mới, mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết sâu sắc và sự sáng tạo không ngừng

Vì vậy, cảm giác và tri giác không chỉ là những khái niệm lý thuyết mà còn là những yếu tố quan trọng trong việc khám phá và phát triển tiềm năng sáng tạo của con người

Bài tiểu luận được viết với mong muốn làm rõ ràng khái niệm và các khía cạnh liên quan của cảm giác và tri giác cùng mới mối liên hệ của cảm giác, tri giác đối với hoạt động sáng tạo

Trang 5

NỘI DUNG 1.

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CẢM GIÁC TRI GIÁC

1.1.Cảm giác là gì

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hoặc hiện tượng đang trực tiếp tác động một giác quan nào đó của ta Nó là

sự nhận biết ban đầu về một kích thích cụ thể đối với giác quan của chúng ta,

mà kết quả của sự kích thích đó là sự phát sinh các tín hiệu điện mà khi đến não,

sẽ được chuyển đổi thành các mẫu thông tin không mang ý nghĩa Cảm giác đại diện cho hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của mối quan hệ tâm lý giữa cơ thể

và môi trường Đây là hiện tượng tâm lý xuất hiện đầu tiên và là mức độ thấp nhất của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, là bước khởi đầu của quá trình nhận thức

Cảm giác có các đặc điểm sau: là một quá trình tâm lý, tức là nó trải qua giai đoạn phát sinh, diễn biến và kết thúc Mỗi cảm giác đều là sự phản ánh vào não của chỉ một thuộc tính riêng lẻ của sự vật hoặc hiện tượng Điều này đồng nghĩa với việc cảm giác chỉ xuất hiện khi có sự tác động trực tiếp của một sự vật hoặc hiện tượng nào đó lên các giác quan của chúng ta Mỗi cảm giác chỉ là một mẫu thông tin vô nghĩa Khi nhiều cảm giác về cùng một sự vật hoặc hiện tượng được kết hợp với nhau, chúng tạo ra một tri giác, tức là một thông tin mang ý nghĩa toàn diện về sự vật hoặc hiện tượng đó Quá trình chuyển đổi từ cảm giác thành tri giác thường diễn ra nhanh chóng đến mức chúng ta thường không kịp nhận ra những cảm giác trước khi có tri giác được hình thành

1.2 Tri giác là gì

Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta Tri giác, giống như cảm giác, là một quá trình tâm lý mà đi kèm với sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc Nó tập trung vào việc phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hoặc hiện tượng một cách trực tiếp, thể hiện hiện thực khách quan Tuy nhiên, tri giác có những đặc điểm nổi bật riêng biệt:

Thứ nhất, tri giác phản ánh sự vật hoặc hiện tượng một cách toàn diện Tính toàn diện này dựa trên tính toàn diện khách quan của chính sự vật hoặc hiện tượng đó Tri giác không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp của các cảm giác,

mà còn là sự trừu tượng hoá từ các cảm giác đó trong quá trình tương tác giữa các yếu tố của cấu trúc trong một khoảng thời giannhất định Quá trình này không phải là một phản ánh định trước, mà diễn ra trong quá trình tri giác Điều này làm nổi bật tính cấu trúc của tri giác

Thứ hai, tri giác là quá trình tích cực và liên quan chặt chẽ đến hoạt động của con người Nó không chỉ đơn thuần là sự phản ánh, mà còn bao gồm việc giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể Trong quá trình này, các yếu tố của cảm giác và vận động được kết hợp một cách chặt chẽ

Trang 6

CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT CẢM GIÁC TRI GIÁC

2.1 Các quy luật cơ bản của cảm giác

2.1.1 Quy luật ngưỡng cảm giác

Không phải mọi sự kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu cần thiết để gây ra cảm giác và ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối

đa mà vẫn có thể gây ra cảm giác Ngưỡng cảm giác phía dưới còn được gọi là ngưỡng tuyệt đối, và nó có mối quan hệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác

Ví dụ, nghiên cứu của Eugene Galanter vào năm 1962 chỉ ra rằng :

Về thị giác: Con người có thể nhìn thấy một ngọn nến sáng ở khoảng cách xa tới 30 dặm trong đêm tối không có sương mù

Về thính giác: Ta có thể nghe được tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ đeo tay

ở khoảng cách hơn 6 mét trong một môi trường yên lặng

Về vị giác: Ta có thể phân biệt được vị ngọt của một thìa đường hoà tan trong khoảng 7,5 lít nước

Về khứu giác: Ta có thể cảm nhận được mùi của một giọt nước hoa trong một căn phòng chung cư có 3 phòng

Về xúc giác: Ta có thể cảm nhận được cánh của một con ong rơi cách mặt khoảng 1 cm như vờn nhẹ lên gò má

Quy luật này còn được gọi là quy luật về tính nhạy cảm, bởi vì khi nói đến tính nhạy cảm cao, điều đó ám chỉ rằng chỉ cần một cường độ kích thích nhỏ cũng đã đủ để gây ra cảm giác

2.1.2 Quy luật thích ứng cảm giác

Quy luật thích ứng cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích Khi cường độ kích thích tăng, độ nhạy cảm giảm, và ngược lại, khi cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm tăng lên Bên cạnh đó, cảm giác sẽ mất dần khi kích thích kéo dài

Chẳng hạn như khi từ một môi trường sáng, tức cường độ kích thích mạnh, đi vào một môi trường tối là cường độ kích thích yếu, ban đầu ta có thể không nhìn thấy gì, nhưng sau một thời gian, độ nhạy cảm của mắt tăng lên và

ta bắt đầu nhìn thấy rõ hơn

Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng, mặc dù mức độ thích ứng có thể khác nhau Ví dụ, cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao Trong môi trường tối tuyệt đối, độ nhạy cảm của mắt tăng gần 200.000 lần sau

40 phút, trong khi cảm giác đau hầu như không thích ứng Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển thông qua rèn luyện Qua đó, chúng ta

có thể thay đổi và phát triển các loại cảm giác để phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp, cũng như nâng cao năng lực cá nhân

2.1.3 Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác

Trang 7

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia Quy luật chung của sự tác động này là khi một giác quan nhận được kích thích yếu, sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một giác quan khác, và ngược lại, khi một giác quan nhận được kích thích mạnh, sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một giác quan khác Ví dụ, khi nghe nhạc kèm theo ánh sáng màu, các âm nhạc thường được cảm nhận rõ ràng hơn

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp giữa các cảm giác cùng loại hoặc khác loại Sự tương phản là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại Điều này là kết quả của việc thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại đã xảy ra trước đó hoặc đồng thời Ví dụ, sau khi ăn kẹo, nếu tiếp tục ăn ổi, cảm giác ngọt của quả ổi sẽ giảm đi so với trước đó

2.2 Các quy luật cơ bản của tri giác

2.2.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại luôn là biểu tượng của một sự vật, hiện tượng cụ thể trong thế giới bên ngoài Để tạo ra hình ảnh tri giác, con người phải sử dụng một tổ hợp các hoạt động của các cơ quan phân tích Đồng thời, chủ thể cần sử dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng để phân tích và tách ra các đặc điểm quan trọng của chúng, sau đó đưa vào hình ảnh của sự vật, hiện tượng đó Ví dụ, một họa sĩ có khả năng tạo ra hình ảnh tri giác tốt hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng các cơ quan phân tích của mình để quan sát và tái tạo một cách chân thực các đặc điểm của sự vật, hiện tượng lên bức tranh

Hình ảnh tri giác không chỉ là một phản ánh của thế giới bên ngoài mà còn là nguồn cảm hứng và sự thú vị để con người tương tác với môi trường xung quanh

2.2.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Tri giác không thể phản ánh toàn bộ những kích thích đang tác động lên giác quan của con người vào một thời điểm cụ thể, mà chỉ tách riêng đối tượng

ra khỏi bối cảnh Sự lựa chọn của tri giác không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong của chủ thể

Đối tượng của tri giác sẽ trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh, khiến cho sự lựa chọn diễn ra nhanh chóng hơn, và ngược lại Kinh nghiệm của chủ thể về loại đối tượng càng phong phú, chủ thể càng dễ chọn đối tượng đó làm tri giác

Ví dụ như trong nghệ thuật in ấn, người ta thường in nghiêng những chi tiết quan trọng để nhấn mạnh chúng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ hơn Điều này

là một cách áp dụng tri giác để tạo ra hiệu ứng trực quan đặc biệt

2.2.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Trang 8

Tri giác của con người được chặt chẽ liên kết với quá trình tư duy và bản chất của sự vật, hiện tượng Chính vì điều này, biểu tượng tri giác cho phép chúng ta đặt tên và phân loại các sự vật, hiện tượng, và có thể sắp xếp chúng vào các nhóm, lớp nhất định Trong quá trình tri giác, việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu ý nghĩa và xác định tên gọi của chúng

Trong lĩnh vực quảng cáo, nghệ thuật, và tiếp thị, người ta sử dụng khả năng tri giác của con người để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về sản phẩm, tính chất của sự việc thông qua các chiến lược quảng cáo và trình bày nghệ thuật

2.2.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác

Tính ổn định của tri giác được thể hiện bằng việc biểu tượng tri giác vẫn giữ nguyên nội dung của nó dù trong các điều kiện khác nhau, bao gồm cả màu sắc, kích thước và các chi tiết khác Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố như: cấu trúc ổn định của sự vật, hiện tượng, vốn tri thức, kinh nghiệm của cá nhân,

cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh

Ứng dụng của tính ổn định của tri giác là rất đa dạng, một trong những ví

dụ phổ biến là trong lĩnh vực đồ hoạ, đặc biệt là việc thiết kế logo Có thể cố ý

để lại một số nét thiếu sót trong logo để kích thích sự tưởng tượng của người nhìn, từ đó họ có thể tự tri giác và điền vào các chi tiết còn thiếu, tạo ra sự kích thích và tương tác với thương hiệu hoặc sản phẩm đó

2.2.5 Quy luật tổng giác

Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí của con người và các đặc điểm nhân cách của họ, bao gồm thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích và động cơ cá nhân

Hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, trang phục, cách di chuyển và lời nói của mỗi người đều ảnh hưởng đến tri giác của họ trong mắt người khác Kiến thức về trình độ văn hóa, nhân cách và cảm xúc dành cho người khác cũng là các yếu tố quan trọng trong việc xác định và hiểu biết về tri giác của mỗi người trong một tình huống giao tiếp

2.2.6 Ảo giác

Trong một số trường hợp, tri giác có thể không mang lại hình ảnh chính xác về sự vật, hiện tượng Hiện tượng này được gọi là ảo ảnh thị giác, hay đơn giản là ảo giác Ảo giác là một hiện tượng tri giác không chính xác, bị sai lệch, mặc dù không phổ biến nhưng nó lại tuân theo một quy luật nhất định Tính chất sai lầm của ảo giác có thể được kiểm tra bằng sự so sánh với thực tế hoặc bằng các phương pháp đo đạc

Trong kiến trúc, hội họa, trang trí và thậm chí trong thiết kế trang phục,

ảo giác được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, tạo điểm nhấn hoặc tạo

ra những trải nghiệm thị giác mới mẻ và độc đáo cho cuộc sống con người

Trang 9

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI CẢM GIÁC TRI GIÁC

3.1 Các loại cảm giác

3.1.1 Những cảm giác bên ngoài

Là những cảm giác về các sự vật hay hiện tượng ở trong môi trường bên ngoài con người, xung quanh con người, gồm 5 loại: cảm giác nhìn thấy (thị giác), cảm giác nghe thấy (thính giác), cảm giác ngửi thấy (khứu giác), cảm giác

do da (xúc giác và các cảm giác đau đớn, nóng lạnh…) và cảm giác nếm thấy (vị giác)

3.1.1.1 Thị giác

Mắt là cơ quan giác quan cho phép chúng ta nhìn và có cảm giác về thị giác - khả năng nhìn và nhận biết các hình ảnh và ánh sáng Cấu tạo của mắt cho phép nó thu nhận kích thích từ ánh sáng và chuyển đổi chúng thành hình ảnh của sự vật hoặc hiện tượng lên võng mạc ở phía sau mắt Quá trình này xảy

ra sau khi ánh sáng đã trải qua khúc xạ qua giác mạc, thủy tinh thể và thủy tinh dịch của mắt Hình ảnh trên võng mạc thường là một hình ảnh ngược theo nguyên lý quang học

Thị giác là cảm giác mà chúng ta trải qua khi nhìn thấy hình ảnh của các

sự vật hoặc hiện tượng được hiển thị trên võng mạc Có ba loại cảm giác cơ bản thuộc về thị giác, đó là cảm giác về màu sắc, cảm giác về hình dáng và cảm giác

về vị trí và khoảng cách Ba loại cảm giác cơ bản về màu sắc là cảm giác đỏ, cảm giác lục và cảm giác lam, và các cảm giác màu khác được tạo thành thông qua sự kết hợp của ba cảm giác cơ bản này

3.1.1.2 Thính giác

Tai là cơ quan giác quan cho phép chúng ta nghe và có cảm giác về thính giác - khả năng nghe và nhận biết âm thanh Cấu tạo của tai cho phép nó thu nhận kích thích từ sóng âm thanh được phát ra bởi các sự vật và truyền chúng vào hệ thần kinh

Quá trình này bắt đầu khi sóng âm thanh vào tai ngoài và đi vào lỗ tai, sau đó tiếp tục qua ống tai và va chạm vào màng nhĩ làm màng nhĩ rung lên

Âm thanh được truyền qua tai giữa, nơi nó được khuếch đại lên đến 22 lần Cuối cùng, âm thanh đi vào ốc tai nơi có những tế bào thần kinh thính giác, mà các sợi của chúng kết hợp thành dây thần kinh thính giác truyền xung thần kinh vào vùng thính giác trên thùy thái dương của vỏ não

Thính giác có nhiều loại khác nhau, bao gồm thính giác về tiếng động, tiếng kêu, tiếng nói, âm nhạc và nhiều loại khác nữa Mỗi loại thính giác này đều đem lại cho chúng ta những trải nghiệm âm thanh đặc biệt và có ảnh hưởng đặc trưng đến trí óc và cảm xúc của chúng ta

3.1.1.3 Khứu giác

Trang 10

Da là cơ quan giác quan cho phép chúng ta cảm nhận và có cảm giác xúc giác, đau đớn và nhiệt độ Trên bề mặt của da, có các tế bào thần kinh chuyên nhận các kích thích từ va chạm, cọ xát và áp lực Các tế bào này phân bố không đồng đều trên da, tập trung nhiều ở các vùng nhạy cảm như lưỡi, môi, đầu móng tay và ít hơn ở các vùng như lưng, bụng, cánh tay và các vùng khác

Ngoài ra, da cũng chứa các tế bào thần kinh chuyên nhận kích thích về nhiệt độ, bao gồm nhiệt độ nóng và lạnh Cảm giác nhiệt độ này giúp chúng ta cảm nhận môi trường xung quanh và tự bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nhiệt độ đặc biệt

Trong da cũng có các tế bào thần kinh đặc biệt nhận kích thích từ các tổn

thương gây ra bởi các tác nhân mạnh, nhưng làm tổn thương da, gây cảm giác đau đớn Điều này giúp cơ thể nhận biết và đáp ứng nhanh chóng để bảo vệ chính mình khỏi các nguy cơ và nguyên nhân gây tổn thương

3.1.1.4 Vị giác

Lưỡi là cơ quan giác quan cho phép chúng ta có cảm giác về vị của thức

ăn và thức uống Trên bề mặt của lưỡi, có các gai lưỡi chứa các tế bào thần kinh đặc biệt, chuyên nhận các kích thích từ các phân tử hóa học trong thức ăn và thức uống Khi các phân tử này tương tác với các tế bào thần kinh này, chúng tạo ra xung thần kinh được truyền tới não, nơi mà cảm giác về vị được hình thành

Cảm giác vị giác không chỉ phụ thuộc vào lưỡi mà còn được tăng cường bởi sự kết hợp của các giác quan khác như thị giác, khứu giác, và cảm giác nhiệt Khi ăn uống, việc nhìn thấy và ngửi thấy mùi của thức ăn cũng như thức uống cùng đóng góp vào trải nghiệm vị giác Ngoài ra, màu sắc và nhiệt độ của thức ăn và thức uống cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác vị, khiến cho cảm giác ngọt và cảm giác chua tăng khi nhiệt độ tăng lên, và cảm giác đắng và cảm giác mặn tăng khi nhiệt độ giảm đi

3.1.2 Những cảm giác bên trong

Cảm giác bên trong là những cảm giác có nguồn kích thích ở ngay bên trong cơ thể gồm 3 loại: cảm giác cơ thể, cảm giác vận động và cảm giác thăng bằng

3.1.2.1 Cảm giác cơ thể

Cảm giác cơ thể là những trạng thái cảm giác được sinh ra bởi sự kích thích của các tế bào thần kinh cảm giác trong các cơ quan nội tại của cơ thể, như các nội quan Đây là những cảm giác về áp lực, ma sát như cảm giác no của da dày, cảm giác tiết niệu của bàng quang, và cảm giác đau như đau dạ dày, đau ruột, đau đầu, đau tim, đau phổi, và nhiều trạng thái đau khác

3.1.2.2 Cảm giác vận động

Ngày đăng: 26/10/2024, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w