1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hợp Đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp Đồng buổi thảo luận thứ 3 vấn Đề chung của hợp Đồng

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Chung Của Hợp Đồng
Tác giả Nguyễn Đồng Thanh Thảo, Nguyễn Krông Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Vũ Uyên Trang, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Đặng Bảo Vy, Nguyễn Khoa Lan Vy, Hoàng Thảo Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thái Bình, ThS. Trần Nhân Chính
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 253,07 KB

Nội dung

- Tại đoạn [3] và [6] phần Nhận định của Toà án, trang 6 và 7 của bản án cho thấy hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

ẤV

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA (VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG) GIẢNG VIÊN: ThS ĐẶNG THÁI BÌNH

ThS TRẦN NHÂN CHÍNH

DANH SÁCH NHÓM 6

3 Nguyễn Thị Minh Thúy (Nhóm trưởng) 2253401020248

Trang 2

Năm học

2023 - 2024

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC 1

Tóm tắt bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/03/2019 của Toà án nhân dân tỉnh QuảngNgãi (trở thành án lệ số 55/2022/AL): Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng 1.1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtđược xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứngthực? 1.2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015

có hiệu lực? 1.3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyếtphục không? Vì sao? 1.4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác địnhNguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao? 1.5 Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bánkhông cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã

có hiệu lực pháp luật? 1.6 Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao? 1.7 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực? 1.8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bốhợp đồng vô hiệu về hình thức 1.9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệutại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực? 1.10 Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phụckhông? Vì sao?

Trang 3

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN

ĐỨNG HỢP ĐỒNG 7

Tóm tắt bản án số 06/2017/KDTM – PT

Tóm tắt Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm

2.2 Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?

2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng)

2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao?

2.5 Hướng giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

2.6 Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm

2.7 Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ

VẤN ĐỀ 3: ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN 12

Tóm tắt Quyết định số 17/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

3.1 Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?

3.2 Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?

3.3 Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam không?

3.4 Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa?

3.5 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?

3.6 Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó

3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 16

Yêu cầu 1:

Yêu cầu 2:

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ luật dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

- Bộ luật dân sự 2005 (Luật số: 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005

- Pháp lệnh nhà ở 1991 số 51 – LCT/HĐNN8 của Hội đồng nhà nước ngày 06/04/1991

8 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC

Tóm tắt bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/03/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (trở thành án lệ số 55/2022/AL):

Nguyên đơn: ông Võ Sĩ M và bà Phùng Thị N

Bị đơn: ông Đoàn C và bà Trần Thị L

Năm 2009, bị đơn thoả thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” cho nguyênđơn Diện tích đất chuyển nhượng là lô B trong phần đất tái định cư Nhà nước sẽ cấp chophía bị đơn Nguyên đơn đã trả tiền tại thời điểm thoả thuận Đến năm 2016 Nhà nướccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phía bị đơn Nguyên đơn yêu cầu bị đơn làmthủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mình nhưng bị đơn không đồng ý và yêucầu Toà án tuyên “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” trước đó là hợp đồng vô hiệu vì lý dogiấy này không đáp ứng đủ điều kiện hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất Tại bản án số 16/2019/DS-PT Toà án quyết định chấp nhận yêu cầu của nguyênđơn – ông M, bà N; công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtcủa ông C, bà L cho ông M, bà N

Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Nguyên đơn: Ông Võ Sĩ Mến và bà Phùng Thị Nhiễm

Bị Đơn: Ông Đoàn Cưu và bà Trần Thị Lắm

Năm 2009 vợ chồng ông Cưu, bà Lắm và con trai là Đoàn Tấn Linh thống nhất thỏathuận chuyển nhượng cho vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm một lô B (tự chọn) với giáchuyển nhượng là 90.000.000 đồng Nhưng vì không có lô B nên 2 thống nhất ông Mến,

bà Nhiễm giao thêm 30.000.000 đồng để lấy lô khu A Ông Mến, bà Nhiễm giao trướccho vợ chồng ông Cưu, bà Mang 20.000.000 đồng nên tổng cộng đã giao 110.000.000đồng Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 giữa vợ chồngông Cưu, bà Lắm và vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứng thựcnên đã vi phạm về hình thức Tuy nhiên, tới thời điểm nguyên đơn khởi kiện đã quá thờihạn 2 năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định khoản 1 Điều

132 BLDS 2015, Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lựctheo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 Tại Tòa giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại

Đà Nẵng quyếtđịnh: chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số

68/2018/KN-DS Hủy toàn bộ bản án dân sựphúc thẩm số 24/2018/DS-PT Giao hồ sơ vụ án cho Tòa

án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại theothủ tục phúc thẩm

Trang 6

1.1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực?

- BLDS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017

- Tại đoạn [3] và [6] phần Nhận định của Toà án, trang 6 và 7 của bản án cho thấy hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực

và chưa được công chứng, chứng thực:

[3] “… ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L vàanh Đoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư (Bút lục 27)”

[6] “ … Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sửdụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dungthỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thànhchuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giaođất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sửdụng đất đang đứng tên bị đơn là đã đủ điều kiện để chuyển nhượng”

1.2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm

2015 có hiệu lực?

- BLDS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017

- Tại đoạn [6] phần Nhận định của Toà án, trang 7 của bản án cho thấy Toà án đã ápdụng quy định Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng đượcxác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực:

[6] “Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 thìtuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thứcđược quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đãthực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đấtcho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch đượccông nhận hiệu lực Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hiệu lực của giao dịch là đúng phápluật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 cho nguyên đơn làkhông cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơquan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã cóhiệu lực pháp luật.”

Trang 7

1.3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyết phục không? Vì sao?

Trên quan điểm cá nhân của người viết, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng Điều 129BLDS 2015 của Toà án là hoàn toàn hợp lý

Mặc dù thời điểm hợp đồng xác lập là năm 2009 (trước khi BLDS 2015 có hiệu lực)nhưng thời gian thực hiện giao dịch vẫn đang kéo dài (giao dịch đang được thực hiện)

Và trong khoảng thời gian đó, thực trạng khách quan cho thấy phía nguyên đơn đã thựchiện hơn 2/3 nghĩa vụ thanh toán của mình; phía bị đơn nhận tiền thanh toán, nhưngkhông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn Vì vậy, để đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp cho phía nguyên đơn, Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS2015

1.4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?

- Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyênđơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ là thuyết phục Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai

2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sửdụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứngthực”

- Trong trường hợp trên “tuy thời điểm các bên có lập giấy viết tay để thỏa thuậnnhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượngthửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấychứng nhận quyền sử dụng đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đangđứng tên bị đơn và không công chứng, chứng thực Nhưng bên nguyên đơn đã thực hiệngiao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất chonguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ” nên căn cứ theo khoản 2 Điều 129 BLDS

2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy địnhbắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất haiphần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án raquyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên khôngthực hiện việc công chứng, chứng thực.” nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất có hiệu lực

- CSPL: điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013; Khoản 2 Điều 129 BLDS 2015

Trang 8

1.5 Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên

hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?

“Hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng đang được thực hiện nên được áp dụng

Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân

sự năm 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực Tuy nhiên, cấp sơ thẩm khôngbuộc nguyên đơn trả tiếp cho bị đơn 10.000.000 đồng là thiếu sót Đề nghị Hội đồng xét

xử căn cứ Điều 289, khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; đình chỉ xét xửphúc thẩm đối với phần Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi rút kháng nghị củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Phổ; không chấp nhận kháng cáo của bịđơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; sửa bản án sơ thẩm, công nhậnhiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng thửa 877, nguyên đơn có nghĩa vụ thanh toán cho

bị đơn 10.000.000 đồng, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩmquyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 877”

1.6 Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao?

- Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục Vì theo Điều 116 BLDS năm

2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phátsinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”; và khoản 2 Điều 129 BLDS năm

2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy địnhbắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất haiphần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án raquyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên khôngphải thực hiện việc công chứng, chứng thực.” Tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại điểm a khoản 3 Điều

167 Luật Đất đai 2013 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận là có hiệu lực Khi Tòa áncông nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩmquyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật

Trang 9

1.7 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?

- Trong đoạn [5] của phần nhận định của Tòa án ghi nhận về hình thức của hợp đồngcho thấy hợp đồng chuyển nhượng uyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 chưa được côngchứng, chứng thực:

[5]: “Về hình thức của hợp đồng: Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trướcngày 01-01-2017, thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015(điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015) Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đấtngày 10-8-2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễmkhông được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức …”

1.8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.

- Theo khoản 1 Điều 149 quy định về khái niệm của thời hiệu là: “Thời hiệu là thờihạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối vớichủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

- Theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu

từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”

- Theo đó, hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng

vô hiệu về hình thức được quy định ở điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 132 BLDS 2015:

“1 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại cácĐiều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

… đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuânthủ quy định về hình thức

2 Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giaodịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.”

- Như vậy, trường hợp các bên không yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vôhiệu thìTòa sẽ không xem xét, trường hợp các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệutrong thờihạn 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập trong trường hợp vi phạm vềhình thức thì hợp đồng đóvô hiệu nhưng nếu quá hạn yêu cầu thì hợp đồng đó vẫn cóhiệu lực

Trang 10

1.9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?

- Đoạn văn trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về thời hiê ̣utại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là:

Về hình thức của hợp đồng: Đối với các giao dịch dân sư được xác lâ ̣p trước ngày01/01/2017, thời hiê ̣u được áp dụng theo quy định của Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2015 (điểm dkhoản 1 Điều 688 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2015) Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụngđất lâ ̣p ngày 10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bàNhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức Tuy nhiên, từ khixác lâ ̣p hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiê ̣n 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bịđơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiê ̣u theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bô ̣luâ ̣t Dân sự 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiê ̣u lựctheo khoản 2 Điều 132 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2015

1.10 Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao?

- Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là thuyết phục, vì căn cứtheo quy định của pháp luâ ̣t:

- Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luâ ̣t đất đai 2013 về hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng, chứng thực Trong vụ viê ̣c trên,hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợchồng ông Mến, bà Nhiễm không có công chứng, chứng thực Vì vâ ̣y hợp đồng đó đã viphạm về hình thức giao kết hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 Như

vâ ̣y hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng,chứng thực là căn cứ để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiê ̣u quy định tạiĐiều 129 BLDS 2015

- Thứ hai, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lâ ̣p vào ngày 10/8/2009,như vâ ̣y là trước ngày BLDS 2015 có hiê ̣u lực (01/01/2017) Căn cứ theo điểm d khoản 1Điều 688 BLDS 2015 thì thời hiê ̣u của được áp dụng theo quy định của Luâ ̣t này Theo

đó tại điểm đ khoản 1 Điều 132 BLDS quy định, thời hiê ̣u để các bên yêu cầu Tòa ántuyên bố giao dịch dân sự vô hiê ̣u là 2 năm kể từ ngày hợp đồng chuyển quyền sử dụngđược xác lâ ̣p Tuy nhiên từ khi xác lâ ̣p đến ngày nguyên đơn khởi kiê ̣n 18/4/2017, đã quáthời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiê ̣u theo quy định tại

Trang 11

khoản 1 Điều 132 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất trên có hiê ̣u lực theo khoản 2 Điều 132 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2015.

- Thứ ba, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưađược công chứng, chứng thực căn cứ theo khoản 2 Điều 129 BLDS vẫn có quy địnhtrường hợp ngoại lê ̣ Xét trong vụ viê ̣c trên, trên thực tế, ông Cưu, bà Lắm đã nhâ ̣n tiền,giao đất và giấy chứng nhâ ̣n quyền sử dụng đất cho ông Mến, bà Nhiễm, và ông Mến, bàNhiễm đã nhâ ̣n đất, làm móng nhà Tuy nhiên do ông Cưu, bà Lắmkhông thực hiê ̣n thủtục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Mến, bà Nhiễm nên họ chưa thanh toán với sốtiền còn lại là 10 triê ̣u đồng đến thời điểm hiê ̣n tại là hợp lý Như vâ ̣y, có căn cứ cho thấycác bên đã thực hiê ̣n ít nhất hai phần ba nghĩa vụ nên theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa

án ra quyết định công nhâ ̣n hiê ̣u lực của giao dịch đó là thuyết phục

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN

ĐỨNG HỢP ĐỒNG Tóm tắt bản án số 06/2017/KDTM – PT

Tòa án xét xử phúc thẩm bản án 05/2016/KDTM – ST về vụ việc tranh chấp hợp đồngmua bán Giữa nguyên đơn (công ty TNHH một thành viên Đông Phong Cần Thơ) và bịđơn là bà Nguyễn Thị Dệt và ông Trương Văn Liêm có tranh chấp về hợp đồng mua bánchiếc ô tô biển kiểm soát số 64C – 008.76 Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhận địnhyêu cầu kháng cáo của công ty Đông Phong là không có căn cứ chấp nhận vì hợp đồngmua bán xe ngày 26/05/2012 là vô hiệu, căn cứ vào Điều 122 BLDS 2005, vậy nên phảituyên hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả theo Điều 131 BLDS 2005 Quyết định cuốicùng của Tòa án là tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán xe ngày 26/05/2012 và các giấy tờliên quan

Tóm tắt Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

- Nguyên đơn: CTTNHH 1 thành viên Đông Phong Cần Thơ (giải thể)

- Người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng: Ông Nguyễn Thành Tơ, 1979

- Người đại diện theo ủy quyền của ông Tơ: ông Ngô Hồng Thủy

Ngày đăng: 26/10/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w