1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Định pháp luật việt nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức Ăn Đường phố tại việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Việt Nam
Tác giả Bùi Đặng Mỹ Ngọc
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Thu Hằng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát luật thương mại
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 274,76 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Việt Nam” học viên đã áp dụng các phương pháp nghiên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KỲ MÔN PHÁT LUẬT THƯƠNG MẠI

TIẾN SĨ ĐÀO THỊ THU HẰNG

Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh

thức ăn đường phố tại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Thu Hằng

Trang 2

MỤC LỤC:

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ 5

1.1 Khái quát chung về An toàn thực phẩm và Thức ăn đường phố 5

1.1.1 Khái niệm An toàn thực phẩm 5

1.1.2 Khái niệm về thức ăn đường phố: 6

1.2 Đặc điểm của thức ăn đường phố 6

1.3 Hình thức buôn bán thức ăn đường phố 7

1.4 Khung pháp lý về An toàn thực phẩm đối với Thức ăn đường phố 7

1.5 Quy định Pháp luật về An toàn thực phẩm đối với “Thức ăn đường phố” 8

1.5.1 Điều kiện về cơ sở kinh doanh 8

1.5.2 Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ 9

1.5.3 Biện pháp xử lý vi phạm 9

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ 10

2.1 Phân tích, đánh giá Quy định Pháp luật An toàn thực phẩm đối với Thức ăn đường phố 10

2.2 Hạn chế của quy định pháp luật 11

2.3 Nguyên nhân của hạn chế việc thực thi Pháp luật về An toàn thực phẩm tại Việt Nam 13

2.4 Kinh nghiệm các nước 14

2.4.1 Thái Lan 14

2.4.2 Singapore 15

2.4.3 Đài Loan 16

2.4.3 Nhận định 17

2.5 Giải pháp và kiến nghị 17

KẾT LUẬN 18

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là đề tài được nhà nước quan tâm chú trọng trong tình hình kinh

tế thị trường hiện nay Theo chỉ thị số 17-CT/TW được Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 21/10/2022 và Quyết định số 426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/04/2023 về “kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong tình hình mới” Quan điểm chủ chốt của Đảng

và Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có đề cập: “An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc” Tuy nhiên thực tế có thể quan sát thấy, các vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

vẫn còn diễn ra phổ biến tại Việt Nam Trong đó, một phần đến từ quy định và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật vào công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống chưa sát sao hiệu quả

Do đó, Tiểu luận “Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu là hết sức cần thiết Từ đó, học

viên có cách nhìn rộng hơn về vấn đề An toàn thực phẩm thực tế diễn ra tại Việt Nam sau khi có sự quan sát, so sánh và phân tích quy định pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến An toàn thực phẩm nói chung và thực ăn đường phố nói riêng theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010; thực trạng áp dụng quy định pháp luật pháp luật về An toàn thực phẩm hiện nay tại Việt Nam Và từ thực tiễn áp dụng pháp luật, phân tích góc nhìn từ quy định pháp luật của một số quốc gia khác học viên đưa ra những đánh giá nhận xét về những mặt hạn chế của các quy định pháp luật liên quan đến An toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố Từ đó, học viên cũng đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật

3 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức

ăn đường phố tại Việt Nam” học viên đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau để có thể thực hiện

một phần mục đích như đã nêu ở trên

+ Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật điều chỉnh liên quan đến An toàn thực phẩm và thức ăn đường phố;

Trang 4

+ Đánh giá thực trạng pháp luật về tính thực thi An toàn thực phẩm tại Việt Nam Và từ thực tiễn

đó tác giả trình bày một số ý kiến, đánh giá nhận xét về các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm cũng như các quy định pháp luật có liên quan;

+ Phân tích và bình luận về cách nhìn nhận về An toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố tại một số quốc gia Châu Á;

+ Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về An toàn thực phẩm đặc biệt đối với thức ăn đường phố tại Việt Nam

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về An toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố tại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu những quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố tại một số quốc gia khác

để tìm ra những bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện cho Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA THỨC ĂN

ĐƯỜNG PHỐ 1.1 Khái quát chung về An toàn thực phẩm và Thức ăn đường phố

1.1.1 Khái niệm An toàn thực phẩm

Theo Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn Thực phẩm 2010 có quy định “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm

mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.” Theo đó cách nhìn cận khái niệm của Luật An

toàn Thực phẩm 2010 thì liệt kê một số loại thực phẩm được quy định như: Thực phẩm tươi sống, Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm biến đổi gen, Thực phẩm đã qua chiếu xạ, Thức ăn đường phố, Thực phẩm bao gói sẵn1 Có thể thấy, thực phẩm đường phố được quy định trong luật thuộc phạm vi nghiên của của được đề tài đề cập đến

Có thể thấy thực phẩm đường phố là một trong những đối tượng được luật quy định về các điều kiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và quy định cách trách nhiệm có liên quan đối với các chủ thể kinh doanh mua bán mặt hàng này Do đó, việc bất kỳ ai, cá thể, chủ thể nào đọc, hiểu và định nghĩa được khái niệm

“an toàn thực phẩm” để vận dụng và thực hiện hiệu quả và tối ưu là điều hết sức cần thiết

Theo định nghĩa của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) thì “An toàn thực phẩm là quy tắc, quy trình hoặc hành động dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo thực phẩm được loại bỏ khỏi những tác nhân gây hại cho sức khỏe của con người An toàn thực phẩm nhằm đảm bảo có được thực phẩm an toàn khi ăn.” 2

Đối với Việt Nam, khái niệm An toàn thực phẩm được tiếp cận một cách khá khái quát và chứa đựng gần như đầy đủ những nội dung cơ bản của An toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Trước đây, Việt Nam tiếp cận khái niệm An toàn thực phẩm dưới định nghĩa “Vệ sinh an toàn thực phẩm

là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người”3 Học viên đánh giá rằng việc sử dụng thuật ngữ “An toàn thực phẩm” thay cho ‘Vệ sinh

an toàn thực phẩm” là phù hợp hơn vì các yếu tố sau: (i) tiếp cận sát với định nghĩa phần đông của các nước, tổ chức trên thế giới; (ii) “Vệ sinh” được hiểu sát nghĩa đen là làm sạch – làm một trong những

1 Điều 2, Luật An toàn thực phẩm 2010

2 Theo Food and Agriculture Organization of the Unitedc Nations – Q&A on food safety, link: https://www.fao.org/food-safety/background/qa-on-food-safety/en/ , Truy cập vào ngày 04/01/2024

3 Khoản 3, Điều 3 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003

Trang 6

tiêu chí để đảm bảo “An toàn thực phẩm” Hay nói cách khác khái niệm “An toàn thực phẩm” bao quát

và điều chỉnh vấn đề rộng hơn “Vệ sinh an toàn thực phẩm”

1.1.2 Khái niệm về thức ăn đường phố:

“Thức ăn đường phố” hay còn gọi là thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là những loại thực ăn, nước uống được chế biến sẵn hay được chế biến tại đường phố để buôn bán cho khách hàng Những cơ sở kinh doanh này được diễn ra tại vỉa hè lề đường hay các khu tập trung đông ngươi, nơi công cộng khác,… Các cơ sở kinh doanh buôn bán này thường tổ chức trên các xe bán di động, quán ăn tạm thời hoặc một gian hàng di động

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về khái niệm thức ăn đường phố như sau: “Những đồ ăn, thực uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng” 4

Căn cứ Khoản 26 Điều 2 Luật An toàn Thực phẩm 2010, tại Việt Nam quy định về thức ăn đường

phố như sau: “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự”

Hầu hết các thức ăn đường phố sẽ có mức chi phí rẻ, phải chăng và nhanh chóng, tiện lợi hơn so với thức ăn được phục vụ tại nhà hàng, cửa hàng Không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, mà thức ăn đường phố còn phổ biến tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…

1.2 Đặc điểm của thức ăn đường phố

Thứ nhất, nhanh chóng, tiện lợi: Thực ăn đường phố được chế biến rất nhanh hoặc đã sơ chế, chế biến sẵn

Thứ hai, phù hợp với phần đông khách hàng: Bởi tính tiện lợi của việc phục vụ buôn bán nhanh chóng tiện lợi nên thức ăn đường phố rất phù hợp với rất nhiều người Kể cả đang đi đường, vui chơi, mua sắm, xem phim đều có thể mua thức ăn đường phố được

Thứ ba, giá cả thấp: Chi phí của một cơ sở buôn bán đường phố sẽ rất thấp so với các cửa hàng chính thống do không tốn các chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, bảng hiệu,…

Thứ tư, tính phổ biến: Bởi các tính tiện gọn, giá cả thấp nên việc bắt gặp các cơ sở buôn bán thực ăn đường phố tại nhiều khu vực tại đô thị rất phổ biến Nhìn nhận từ một phía tích cực, các cơ sở kinh doanh

4 Bài viết của Ban CTCT &SV Học viên tài chính tổng hợp, đăng ngày 02/04/2021 tại link:

https://m.hvtc.edu.vn/tabid/1259/id/33568/Default.aspx#:~:text=Theo%20kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20c%E1% BB%A7a%20T%E1%BB%95,ph%E1%BB%91%2C%20nh%E1%BB%AFng%20n%C6%A1i%20c%C3%B4ng%20c%E1

%BB%99ng

Trang 7

thức ăn đường phố tạo ra nguồn thu nhập cho một bộ phận người lao động tại Việt Nam, và thức ăn đường phố cũng là nét đẹp văn hóa lâu đời tại Việt Nam hiện nay

Bên cạnh các đặc điểm tích cực của thức ăn đường phố thì thức ăn đường phố vẫn tồn tại nhiều vấn

đề tiêu cực có thể kể đến như: An toàn thực phẩm chưa được đảm bảo do còn hạn chế về các trang thiết

bị, dụng cụ chế biến thực phẩm; kiến thức về An toàn thực phẩm của các người kinh doanh thức ăn đường phố chưa cao; điều kiện buôn bán tại đường phố chưa đảm bảo các khâu bảo quản thực phẩm, thực phẩm

dễ bị ô nhiễm, biến chất, vi khuẩn xâm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng Ngoài ra, việc buôn bán thức ăn đường phố hiện rất khó kiểm soát do tính tạm thời không cố định và mùa vụ của Thức ăn đường phố Do đó, các đặc điểm tiêu cực của thức ăn đường phố là mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng do tính an toàn của thực phẩm không đảm bảo, có thể kể đến như: ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm lây bệnh qua đường ăn uống, ảnh hưởng đến văn minh cảnh quan đô thị

1.3 Hình thức buôn bán thức ăn đường phố

Từ các quan sát thực tế, tác gia chia thức ăn đường phố thành 3 loại: (i) bán trong cửa hàng cố định trên vỉa hè; (ii) cửa hàng di động bán phụ thuộc vào mùa vụ hoặc thời gian trong ngày; (iii) bán hàng rong

Bán trong cửa hàng cố định trên vỉa hè: Các cơ sở buôn bán với hình thức nay thông thường sẽ thuê/mượn một khoảng sân vỉa hè của nhà phố hoặc các mặt bằng trung tâm thuận lợi có nhiều người qua lại để kinh doanh buôn bán thực phẩm Dù có bàn ghế ngồi lại thì cũng là một hai chiếc bàn ghế nhỏ gọn Do đó với quy mô và cách thức tổ chức buôn bán này không được sự kiểm soát của các cơ quan chính quyền, không được kiểm tra về An toàn thực phẩm vẫn được xem là buôn bán thức ăn đường phố Cửa hàng di động bán phụ thuộc vào mùa vụ hoặc thời gian trong ngày: Hình thức kinh doanh này người buôn bán sẽ sử dụng một xe đẩy nhỏ di chuyển đến các khu vực công cộng đông đúc họ có thể bán cho đến khi hết hàng hoặc chỉ bán trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày

1.4 Khung pháp lý về An toàn thực phẩm đối với Thức ăn đường phố

Hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành liên quan đến các vấn đề An toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát các tình trạng gây ra bởi thực phẩm kém chất lượng, ngộ độc thực phẩm, các chất độc hại trong thực phẩm, nói riêng Theo đó có thể liệt kê một số quy định như sau:

- Luật An toàn thực phẩm 2010;

- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010;

Trang 8

- Nghị định 155/2018/ NĐ – CP, ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Nghị định 67/2016/ NĐ – CP, ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;

- Nghị định số 15/2018/NĐ – CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Nghị định 115/2018/NĐ – CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính

về an toàn thực phẩm;

- Nghị định 98/2020/NĐ – CP, ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

1.5 Quy định Pháp luật về An toàn thực phẩm đối với “Thức ăn đường phố”

Theo quy định của Pháp luật về điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống kinh doanh thức ăn đường phố thì người kinh doanh phải đảm bảo điều kiện sau đây

1.5.1 Điều kiện về cơ sở kinh doanh

Điều 31 Luật An toàn Thực phẩm 2010 có quy định về điều kiện bảo đảm An toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố:

“1 Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm

2 Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.;”

Bên cạnh đó, đối với các thực phẩm tươi sống như: thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi cần đảm bảo điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh “Bảo đảm và duy trình vệ sinh nơi kinh doanh” bởi nơi kinh doanh là điều kiện cơ bản để đảm bảo thực phẩm vệ sinh an toàn Có thể kể đến một

số địa điểm không phù hợp với việc kinh doanh thực phẩm tươi sống như các vùng nước ô nhiễm, bãi rác, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng,…

Tuy nhiên trên thực tế, các cơ sở buôn bán thức ăn đường phố hầu như không đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật về cơ sở kinh doanh (không đảm tính ổn định, an toàn, sạch sẽ) Hầu hết các cơ sở buôn bán thức ăn đường phố đều định, không có mặt bằng an toàn sạch sẽ theo điều kiện mà quy định pháp luật quy định hoặc địa điểm kinh doanh có thể là vỉa hè (không đảm bảo tính an toàn của thực phẩm

do khói bụi của giao thông, không đảm bảo bảo cách thức bảo quản thực phẩm do thời tiết, khí hậu và đặc thù kinh doanh thức ăn đường phố là ngoài trời),…

Trang 9

1.5.2 Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố như sau:

“1 Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

2 Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh

3 Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm

4 Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại

5 Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh

6 Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Tức các dụng cụ trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp nhằm sản xuất, mua bán thực phẩm như:

tô, chén dĩa đựng thực phẩm, nồi, xoong chảo dùng để chế biến thực phẩm,… phải được đảm bảo vệ sinh, tiệt khuẩn trước khi sử dụng Dụng cụ trang thiết bị phải được đảm bảo vệ mặt thiết chế, chất lượng

ko gây ra các chất độc hại cho thực phẩm, không gây ra các mùi lạ so với mùi của thực phẩm,

Ngoài ra, nước đạt tiêu chuẩn theo quy định pháp luật dùng để chế biến thức ăn, pha chế đồ uống và nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01-1:2018/BYT;

Bên cạnh đó, Nghị định 15/2018/NĐ – CP quy định về tự công bố bao bì chứa thực phẩm đảm bảo thực phẩm được bảo quản, chứa đựng an toàn Đối với các cơ sở buôn bán thức ăn đường phố khi sử dụng bao bì để đóng gói, chứa đựng thực phẩm cần sử dụng các loại bao bì đảm bảo chất lượng, đã được công bố sản phẩm để bảo quản, chứa đựng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

1.5.3 Biện pháp xử lý vi phạm

Căn cứ vào điểm a, b, đ Khoản 9 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính về

An toàn thực phẩm có quy định vi phạm điều kiện địa điểm, nơi kinh doanh sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Cũng tại điểm c, d Khoản 9 quy định này nếu trong trường hợp các điều kiện trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ không đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật cũng sẽ có mức phạt tương tự là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Trang 10

Trong quá trình kinh doanh thức ăn đường phố, nếu vi phạm quy định pháp luật liên quan đến con người thì các cơ sở kinh doanh này sẽ chịu các chế tài theo điểm d, đ Khoản 9 Nghị định 115/2018/NĐ – CP và Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ – CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ – CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Điều 10 Nghị định 115/2018/NĐ – CP cũng quy định xử phạt liên quan đến các vi phạm về điều kiện chung bảo đảm An toàn thực phẩm trong bản quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT AN TOÀN

THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ 2.1 Phân tích, đánh giá Quy định Pháp luật An toàn thực phẩm đối với Thức ăn đường phố

Có thể nhận định quy định Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ các nghĩa vụ mà người buôn bán thức ăn đường phố phải thực hiện khi vận chuyển thực phẩm trong quá trình kinh doanh Nhưng thực tế việc buôn bán thức ăn đường phố được thực hiện ngoài trời trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau hơn nữa điều kiện kinh tế của người buôn bán thức ăn đường phố

hầu hết không thể đáp ứng được toàn bộ các điều kiện để đảm bảo thực phẩm được an toàn và vệ sinh nhất có thể Thực tế quan sát, học viên cho rằng, người buôn bán thức ăn đường phố thường vi phạm

về xuất xứ nguồn gốc các thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói và vi phạm về trang thiết bị

sử dụng các thùng rác, túi đựng thu gom rác đúng quy định không làm ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nơi buôn bán

Ngoài ra, hầu hết người kinh doanh buôn bán thức ăn đường phố là bộ phận người lao động trình độ thấp nên họ chưa có nhiều ý thức trong việc Khám sức khỏe trước khi hoạt động buôn bán thức ăn để đảm bảo họ đang không mắc các bệnh truyền nhiễm cho người mua, người sử dụng Ý thức về an toàn thực phẩm đối với bộ phận kinh doanh thức ăn đường phố chưa cao cùng với công tác quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ, do đó việc sử dụng găng tay, khẩu trang hay các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm chưa thực hiện tốt đối với thức ăn đường phố

Các vi phạm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán thức ăn đường phố như:

(i) Điều kiện vệ sinh của cơ sở buôn bán thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm, khu vực chế biến thức ăn chưa vệ sinh sạch sẽ, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm; dụng cụ chế biến chưa được tiệt trùng hoặc dính các dị vật côn trùng;

Ngày đăng: 26/10/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN