1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề cương môn đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam - Đại học Thương Mại

64 5,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 522,5 KB

Nội dung

Trả lời : Quá trình chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam : - Với sự giúp đỡ của Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Bài Thảo Luận

Học phần: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: Cô Thắm

Lớp : 1315RLCP0111

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Trong quá trình cứu

nước, Người đã tìm hiểu kĩ các cuộc Cách mạng điển hình trên thế giới, và nhậnthấy rằng các cuộc Cách mạng Tư sản đó không triệt để Đến năm 1917, Cách

- Luận cương của Lênin về dân tộc và thuộc địa đã giúp cho Người tìm thấy con

đường cứu nước cho dân tộc: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường nào khác con đường Cách Mạng Vô Sản.

- Năm 1921, Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực

- Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước thông qua

các bài đăng trên các báo: người cùng khổ, bản án chế độ thực dân, đặc biệt là tácphẩm Đường Cách Mệnh, tác phẩm vạch ra phương hướng chiến lược Cách mạngViệt Nam, chỉ ra kẻ thù chung và nguy hại nhất của các nhân tộc thuộc là chủnghĩa thực dân

- Người vạch ra phương hướng cứu nước qua việc soạn thảo các văn kiện:

Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, và điều lệ vắn tắtnêu lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam

- Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới cóthể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa Đó chính là mốiquan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa

- Người xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cáchmạng

Trang 3

- Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong

là Đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lê Nin

Câu 2: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trả lời :

Quá trình chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam :

- Với sự giúp đỡ của Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách

mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập hội liên hiệp thuộc địa năm

1921 ở Pari nhằm tập hợp tất cả những người dân sống ở thuộc địa của Pháp đấu

tranh chống Chủ nghĩa thực dân Đến ngày 11/11/1924, Người tới Quảng Châu,Trung Quốc.Tại đây,Người cùng các nhà cách mạng của Trung Quốc, Thái Lan,

Ấn Độ… thành lập hội liên hiệp các đân tộc bị áp bức.

- Bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam đó là: Ngày 6/1925, Người thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

+ Hội đã mở lớp huấn luyện chính trị,cách mạng cho cán bộ cách mạng Việt Nam.

+ Xây dựng được nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong nước

+ 1928, chủ trương vô sản hóa

- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại cáctrường Đại học Phương Đông (Liên Xô), trường Lục Quân Hoàng Phố (Trung

Quốc) nhằm đạo tạo các cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

- Người tổ chức ra các tờ báo: Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, tiền phong.

- Người có vai trò lớn trong việc thống nhất ba Đảng Cộng sản cùng tồn tại, ảnh hưởng ở Việt Nam lúc bấy giờ thành một Đảng Cộng Sản duy nhất Nhận

được tin về sự chia rẽ của những người Cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốcrời Xiêm tới Trung Quốc Người chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng,Trung Quốc từ 6.1 tới 8.1 năm 1930 dẫn tới sự thống nhất ba đảng trên thành mộtĐảng duy nhất có tên Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 3: Phân tích nội dung của Cương Lĩnh tháng 2-1930 (tập trung xác định nhiệm vụ Cách mạng, lực lượng Cách mạng).

Trang 4

Trả lời:

Cương lĩnh được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Cương lĩnh xác định vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:

Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách

mạng là thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

Nhiệm vụ cách mạng:

+ Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

+ Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (nhưcông nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao chochính hủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủnghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mởmang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ

+ Về văn hoá – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền…; phổthông giáo dục theo công nông hoá

+ Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và

phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ

và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tácxã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sứckiên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt…để kéo họ đivào phe vô sản giai cấp Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam

mà chư rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trunglập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập hiến…) thì phải đánhđổ

+ Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng ViệtNam Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đai bộphận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; trongkhi lien lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chútlợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thoả hiệp

+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cáchmạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạcvới các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

Trang 5

Câu 4: Ý nghĩa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Trả lời:

*)Ý nghĩa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách

mạng của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồidựng ra chính phủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương

- Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam lànhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đảng "thu phục chođược đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dânchúng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân càynghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến", đồng thờiphải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ,

tổ chức họ đấu tranh cho giai phóng dân tộc và để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủnghĩa cộng sản

- Cương lĩnh đâu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyếtMác - Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giớivào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của Nguyễn

ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nướcthuộc địa nửa phong kiến

Tuy sau này bị phê phán, nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho

sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên

*) Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quy tụ và hợp nhất được ba tổ chứccộng sản thành một Đảng Cộng Sản duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam - theo 1đường lối chính trị đúng đắn , tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hànhđộng của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc

và đấu tranh giai cấp, phong trào yêu nước ở Việt Nam, phong trào công nhân , là

sự khẳng định vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mac-Leninđối với cách mạng Việt Nam Sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là 1 bướcngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạnh Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằnggiai cấp công nhân ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

Trang 6

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam

là một bộ phận của cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn củacách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạng thời đại làm nênnhững thắng lợi vẻ vang

- Chấm dứt thời kì đen tối : thiếu tổ chức lãnh đạo cách mạng Từ đây, cách mạngViệt Nam với sự lãnh đạo của một Đảng chân chính và đường lối đúng đắn

- Vạch ra mục tiêu, phương hướng của cách mạng Việt Nam, là ngọn cờ tập hợpquần chúng nhân dân

Câu 5: Trong luận cương tháng 10/1930, Đảng ta xác định vấn đề thổ địa là cái cốt của Cách mạng tư sản dân quyền,có phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc đó không?Tại sao?

Trả lời:

Luận cương xác định vấn đề thổ địa là cái cốt của Cách mạng tư sản dân quyềnkhông phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ vì:

Hoàn cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX:

- Năm 1858,thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam,từng bước thiêt lập bộ máythống trị ở Việt Nam:

+ Về chính trị : Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyềnđối ngoại và đối nội của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chia Việt nam thành

3 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.Đồng thời thựcdân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và

Áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam

+ Về kinh tế: Thực dân Pháp áp dụng chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướpđoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sởcông nghiệp, xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho việc khaithác thuộc địa của thực dân Pháp

+ Về văn hóa: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân:dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…

Chính sách cai trị áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ramâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt nam: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt namvới thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam(chủ yếu lànông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến.Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất là:mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp xâm lược Thực tiễnViệt nam đăỵ ra 2 nhiệm vụ cách mạng: một là, đánh đuổi thực dân Pháp xâm

Trang 7

lược, giành đọc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phongkiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân,chủ yếu là ruộng đát cho nông dân.Trong

đó chống đế quốc, giải phóng dân tọc là nhiệm vụ hàng đầu

Trong luận cương tháng 10/1930 đã không làm nêu được mâu thuẫn chủ yếu tồntại trong xã hội Việt nam lúc bấy giờ, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc,giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Câu 6: So sánh nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng được Đảng ta xác định trong Cương lĩnh tháng 2- 1930 và Luận cương tháng 10-1930.

Trả lời:

*) Nhiêm vụ Cách mạng

- Cương lĩnh tháng 2.1930 xác định: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọnphong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nôngbinh, tổ chức quân đội công nông.=> Vấn đề chủ yếu là chống thực dân

- Luận Cương tháng 10.1930 xác định : Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng

ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chu nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàntoàn độc lập => Vấn đề thổ địa là cái cốt

- Giống : đều xác định một trong các nhiệm vụ quan trọng của Cách mạng là đánh

đổ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân

- Khác :

+ Cương lĩnh tháng 2.1930 : đặt nhiệm vụ đánh đổ đế quốc lên hàng đầu

+ Luận cương tháng 10.1930 chưa có chiến lược Đại đoàn kết dân tộc và đặt nhiệm

vụ thổ địa ruộng đất là thiết yếu

*) Lực lượng Cách mạng

- Cương lĩnh tháng 2.1930 xác định: chủ trương chiến lược Đại đoàn kết, toàn bộcác giai cấp, tầng lớp yêu nước đều tham gia trong đó lực lượng lòng cốt là giaicấp vô sản – công nông binh

- Luận cương tháng 10.1930 xác định: giai cấp vô sản là giai cấp chính tham gia vàlãnh đạo cách mạng

- Giống: đều xác định được lực lượng chính và sẽ lãnh đạo cách mạng là giai cấp

vô sản

Trang 8

- Khác:

+ Cương lĩnh tháng 2.1930: có chủ trương Đại đoàn kết dân tộc

+ Luận cương tháng 10.1930 : chưa có chủ trương Đại đoàn kết dân tộc

=> Nhận xét : Luận cương tháng 10-1930 có nhiều điểm hạn chế so với Cương lĩnhtháng 2-1930 dù ra đời vào thời gian sau Thứ nhất luận cương chưa xác định đúngđắn về kẻ thù chính của nhân dân ta lúc đó là thực dân Pháp và mẫu thuẫn lớn nhất,chủ yếu nhất đang tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam ta bấy giờ là mâu thuẫn giữa

cả dân tộc ta và thực dân Pháp Chính vì sự sai lầm đó dẫn đến việc xác địnhNhiêm vụ cách mạng chưa phù hợp Thứ hai, khi nói đến lực lượng cách mạng,luận cương chưa có chủ trương Đại đoàn kết dân tộc, làm cho cách mạng ViệtNam thêm thù ít bạn, đánh giá sai về lòng yêu nước cũng nhưu ý chí hoạt độngcách mạng của nhiều giai cấp tầng lớp khác trong xã hội Những hạn chế trên phầnnhiều do sự non trẻ kinh nghiệm, ảnh hưởng của khuynh hướng tả, hiểu biết giáođiều máy móc của Quốc tế Cộng Sản và bộ máy lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ

Câu 7: Tại sao trong giai đoạn 39-45 Đảng ta lại xác định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

Trả lời :

*) Tình hình thế giới:

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ Ngày 1/9/1939 phátxít Đức tấn công Ba Lan.Tháng 6/1940 Đức tấn công Pháp Chính phủ Pháp đầu hàng Đức Ngày 22/6/1941quân phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thànhchiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượngphát xít do Đức cầm đầu

Trang 9

Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòiđược độc lập , tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộccòn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũngkhông đòi được.

Với những lý do trên Đảng ta đã xác định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 8: Tại sao trong giai đoạn 39-45 Đảng ta lại xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ từng phần đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước?

Trả lời :

*) Cơ sở lí luận:

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- lenin về khởi nghĩa vũ trang: khởi nghĩa vũtrang là nghệ thuật biết thắng từng bước cho đúng, đánh lui địch từng bước, đánh

đổ từng bộ phận, đánh bại từng mục tiêu , tiến lên giành thắng lợi cuối cùng

=>Tư tưởng, chủ trương đáng từng phần, từng bộ phận ròi mới tiến lên tổng khởinghĩa toàn phần là có cơ sở khoa học, rất phù hợp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước ông cha ta cũng đúc kết và khẳng định cầnlấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, từ từng phần mà tiến tới tổng khởi nghĩa sẽđúng quy luật vận động của các cuộc đấu tranh

*) Cơ sở thực tiễn:

- Địa hình nước ta ¾ là đồi núi hiểm trở, mỗi vùng lại có điều kiên tự nhiên, cơ sởvùng rất khác biệt nên ta cần tiến hành cách mạng từng khu, từng miền với phươngpháp, cách thức khác nhau theo kiểu từng phần

- Khởi nghĩa từng phần để mọi miền, mọi vùng đều có các lực lượng vừa biết sảnxuất đồng thời đều được tập luyện thao lược cách chiến đấu

- Không tập trung khởi nghĩa toàn bộ ngay để cho ta có thời gian rèn luyện, tránh

sự tập kích tàn phá của địch vào cơ quan đầu não cách mạng

- Với mỗi khu, địch lại phân bố thế và lực khác nhau nên cần có các cuộc khởinghica nhỏ lẻ từng phần để tiêu hao, hao mòn từng chút, từng bộ phận sinh lựcđịch

Câu 9: Trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc 25.11.1945 , Đảng ta đã xác định những nhiệm vụ nào? Nhiệm vụ nào quan trọng nhất? Tại sao?

Trang 10

- Chủ nghĩa Mác cho rằng giai cấp nào có chính quyền là giai cấp đó có thắng lợi.

Chính quyền là vấn đề cơ bản của Cách mạng Vì thế , khi ta đã giành được chínhquyền thì nhiệm vụ trọng yếu phải là xây dựng và bảo vệ nó thật vững chắc Chínhquyền còn trong tay giai cấp lao động thì cách mạng mới thắng lợi được

- Ông cha ta cũng khẳng định, dựng nước đã khó thì giữ nước còn khó hơn rất

nhiểu Bởi vậy mà trong các nhiệm vụ của một đất nước thì việc xây dựng và bảo

vệ đất nước luôn được đặt lên hàng đầu

*) Cơ sở thực tiễn

- Để dựng được chính quyền cách mạng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm này, quân

và dân ta đã phải đổ xuống bao xương và máu trong nhiều năm gian nan khốn khó

vô cùng Chúng ta không được phép để những cống hiến, hi sịnh đó là vô ích, Vìthế, mà trong những nhiệm vụ của lúc bấy giờ , nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đấtnước là nhiệm vụ quan trọng nhất

- Trong thời điểm đó chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như nạn đói đe doạ,tài chính khánh kiệt, nền kinh tế kiệt quệ, trình độ văn hoá của nhân dân rất thấp kém, nạnngoại xâm và nội phản nổi dậy chống phá cách mạng Nền độc lập của nước ta chưa đượcmột quốc gia nào thừa nhận và đặt quan hệ ngoại giao Với danh nghĩa quân Đồng minhđến tước vũ khí của phát xít Nhật, quân các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng ViệtNam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập nontrẻ của ta và chia cắt đất nước Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp nổ súng xâm lược SàiGòn nhằm chiếm Nam bộ của ta Những khó khăn này đã đặt chúng ta trc tình trạng ngàncân treo sợi tóc, chỉ có xây dựng được một chính quyên vững mạnh, ổn định mới có thểđẩy lùi được tất cả khó khăn trên một cách dễ dàng

Câu 10: Kháng chiến toàn dân là gì? Nêu ý nghĩa của tư tưởng toàn dân trong công cuộc đổi mới ngày nay?

Trả lời :

Trang 11

*) Kháng chiến toàn dân:

- Xuất phát từ quan điểm Cách mạng là sự nghiệp quốc gia, nhân dân là người làm

nên lịch sử, Đảng ta khẳng định Kháng chiến toàn dân là: “Bất kì đàn ông đàn bà

không chia tôn giáo , đảng phái dân tộc, bất kì người già, người trẻ Hế là ngườiViệt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, thực hiện mỗi người dân là mộtchiến sĩ, mối làng xóm là một pháp đài.”

- Với chủ trương đoàn kết toàn dân đánh Pháp ta đã tập hợp 1 lực lượng cách mạnghùng hậu của cả dân tộc tham gia vào kháng chiến chống Pháp làm nên chiếnthắng Điện Biên Phủ lịch sử 1954 và kháng chiến chống Mỹ năm 1975

*)Ý nghĩa của tư tưởng toàn dân trong công cuộc đổi mới ngày nay:

- Là kim chỉ nam cho mọi phương hướng, chính sách hoạt động của Đảng và nhànước ta Tất cả mọi hành động đều phải huy động hết sức dân Đề cao vai trò củangười dân đối với mối quốc gia dân tộc Dân là gốc,dân với quốc gia như thuyềnvới nước, đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân Đảng và nhà nước cầ hiểudân, do dân và vì dân

- Toàn dân hợp lực là một sức mạnh to lớn vô cùng, các chủ trương hoạt động củanhà nước ta nếu biết kết hợp sức dân, tạo nên sự đại đoàn kết dân tộc thì chuyện gìcũng có thể thành công

Câu 11: Kháng chiến toàn diện là gì? Nêu ý nghĩa của tư tưởng toàn diện trong công cuộc đổi mới ngày nay?

Trả lời :

Đồng hành cùng chiến lược kháng chiến toàn dân là chiến lược toàn diện, đã toàn

dân thì phải toàn diện, Kháng chiến toàn diện là đánh địch về mọi mặt , mọi

phương diện như :

Về chính trị phải đoàn kết toàn dân chống pháp xâm lược, phải thống nhất toàn dân, làmcho mặt trận dân tộc thống nhất mỗi ngày một vững, mỗi ngày một rộng Phỉ củng cố chế

độ cộng hoà dân chủ, xây dưng bộ máy kháng chiến vững mạnh thống nhất quân, chính,dân trong toàn quốc, ptriển các đoàn thể cứu quốc, củng cố bộ máy lãnh đạo kháng chiếntoàn dân phải cô lập kẻ thù, kéo thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân pháp và ndân cácthuộc địa pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động pháp

Về quân sự: triệt để dùng “ du kích vận động chiến”, tiến công địch ở khắp nơi, vừađánh định vừa xây dựng lực lượng, tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự

Trang 12

Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế kháng chiến theo nguyên tắc vừa kháng chiến vừakiến quốc, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp về mọi mặt, xây dựng kinh tế theohướng “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, gia sức phá kinh tế địch, ko cho chúng lấy chiếntranh nuôi chiến tranh Kinh tế kháng chiến về hình thức là kinh tế chiến tranh, về nội dung

và dân chủ mới, chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và côngnghiệp

Văn hoá, thực hiện hai nhiệm vụ: xoá bỏ nền văn hoá nô dịch, ngu dân, xâm lược củathực dân pháp và xây dựng nền văn hoá dân chủ mới, dựa trên ba nguyên tắc dân tộc hoákhoa học hoá, đại chúng hoá tất cả mọi hoạt động văn hoá lúc này phải nhằm thực hiệnkhẩu hiệu “ yêu nước và căm thù”

Ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nc theo nguyên tắc “ bình đẳng vàtương trợ Triệt để, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân tgiới kể

cả nhân dân pháp hiểu,tán thành và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta đồng thờiđẩy mạnh hoạt động biểu dương thực lực để đưa hoạt động ngoại giao giành thắng lợi

Ý nghĩa của tư tưởng toàn diện trong công cuộc đổi mới ngày nay:

Vận dụng tư tưởng trên ,Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện mọimặt, mọi ngành nghề của đất nước Đã là sự nghiệp đổi mới toàn dân thì chúng tacũng phải đổi mới một cách thật đa dạng, mọi mặt mọi phương diện cho phù hợp.Kinh tế phát triển đầy đủ mọi ngành nghề, đa dạng thành phần, tập trung phát triểnthế mạnh, đầu tư khắc phục điểm hạn chế Văn hóa phong phú, đa dạng, hội nhậptiếp thu văn hóa quốc tế nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Xã hội công bằng, ổnđịnh, trật tự, an toàn, lành mạnh Đối ngoại vẫn tôn trọng dân tộc, đất nước khác,kết bạn bớt thù, hòa hoãn, đàm phán và thương lượng đẻ giải quyết mâu thuẫn, tôntrọng luật quốc tế nhưng vẫn phải cứng rắn kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.Không có một nền kinh tế phát triển nào lại khập khiễng, thiếu sót một phươngdiện khía cạnh nào cả Phát triển, đổi mới là cần sự đồng đều, toàn diện cho mọivấn đề

Câu 12: Tại sao ở Nghị quyết 15/1/1959 Đảng ta khẳng định con đường phát triển cơ bản của cạnh mạng Việt Nam là dùng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để giành chính quyền?

Trả lời:

Cơ sở lí luận:

Trang 13

- Cách mạng Việt Nam luôn lấy Chủ nghĩa Mac- Lênin làm kim chỉ nam cho sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Trong Chủ nghĩa Mac- Lênin đã nêu quanđiểm về bạo lực vũ trang như sau: “Bạo lực vũ trang luôn là bà đỡ cho xã hội mớiđang được thai nghén trong xã hội cũ”,”vũ khí phê phán không thể phê phán đượcbằng vũ khí”, “đó là nghệ thuật biết thắng từng bước cho thắng” –Lênin

- Cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc chiếntranh chính nghĩa,cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ đối với Viêt Nam làcuộc chiến tranh phi nghĩa,cũng như là bạo lực cách mạng đối lập với bạo lực phảncách mạng

- Thực tế cách mạng miền nam (1954-1959), Đảng ta một bên sử dụng kiên trì đấutranh hòa bình,yêu cầu Pháp chấp hành nghiêm chỉnh hiệp định Gionever nhưngthực dân Pháp không hề tuân thủ những quy định trong hiệp định Đảng ta đã rút rakinh nghiệm từ đây để xác định con đường cơ bản phát triển cách mạng miền nam

là bạo lực cách mạng đối với Đế quốc Mỹ

Vì vậy, Nghị quyết 15- 1-1959, Đảng ta đã khẳng định “Con đường phát triển cơbản cách mạng miền nam là bạo lực cách mạng”

Câu 13:Phân tích vai trò, vị trí, mối quan hệ của hai miền Nam, Bắc được thể hiện trong Đại hội III của Đảng năm 1960?

Trả lời:

Vai trò, vị trí của hậu phương vững chắc miền Bắc :

Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiếnhành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vữngchắc” Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết Hậu phươngmạnh thì tiền tuyến mạnh Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương,động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng Ngượclại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở

Trang 14

Như chúng ta đã biết, sau hiệp định Giơnevơ đất nước bị chia cắt thành hai miềnvới hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng

đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đang tiến hành cáchmạng XHCH và xây dựng CNXH Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyếtđịnh phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Trongkhi đó, Miền Nam nước ta còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay saiNgô Đình Diệm, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành.Nằm trong nhiệm vụ chiến lược chung của cả dân tộc – nhằm chấm dứt tình trạngdất nước bị chia cắt, Đảng đã xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và Miền Nam

là tiền tuyến lớn Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầuphát triển kinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền Namphát triển Miền Bắc –hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự pháttriển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước Vì thế, MiềnBắc phải có mối quan hệ gắn bó, phối hợp với miền Nam tạo điều kiện cho nhauphát triển Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung cho cách mạng haimiền

Vai trò, vị trí của tiền tuyến miền Nam:

Đảng ta nhận định Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là tiềntuyến trong cuộc chiến cam go này.Vì thế, trong Đại hội III năm 1960, Đảng ta xácđịnh Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trựctiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc

Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới thống nhất hai miền cùng xây dựngCNXH Với hậu phương vũng chắc về cả tinh thần và vật chất của miền Bắc, miềnNam là sự thể hiện rõ nét nhất thành quả kết tinh sự đoàn kết một lòng của cả dântộc ta Chỉ khi nào cách mạng ở miền Nam hoàn toàn thắng lợi thì sự nghiệp cáchmạng vĩ đại của dân tộc ta mới hoàn thành

Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền :

Do cùng thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thạh cách mạng dân chủ nhândân, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa nên hai miền tuy hai màmột:” Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tácdụng thúc đẩy lẫn nhau” Hậu phương và tiền tuyến luôn gắn bó không tách rời,miền Bắc gắng hết mình chi viện sức người, sức của cho miền Nam, miền Nambằng mọi cách đạt được hi vọng, niềm tin được miền Bắc gửi gắm

Câu 14: Vì sao nói: mặc dù Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn?

Trả lời:

Trang 15

Đầu năm 1965 nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phásản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã mở cuộc “chiến tranh cụcbộ” ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và quân chư hầu vào trực tiếp xâm lược miềnNam Tình hình đó buộc Đảng ta phải mở các hội nghị nhằm phân tích tình hình để

đề ra các đường lối đấu tranh đúng đắn Hội nghị trung ương lần thứ 11 và 12 đãtập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến trong cả nước Trên cơ

sở đó Đảng cũng nhận định “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễnchinh vào miền Nam nước ta nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địchkhông có sự thay đổi lớn”

Vì sao Đảng lại có nhận định như vây? Đảng căn cứ vào 3 vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, căn cứ vào thế và lực của ta và địch trên chiến trường Về

phía ta, đang giành thế chủ động tấn công trên mọi mặt trận đã đánh tan chiến lượcchiến tranh đặc biệt của kẻ thù, vì vậy tạo niềm tin và sức mạnh tinh thần rất lớn,đặc biệt chúng ta đang ở thế tiến công Ngược lại, quân địch rơi vào trạng tháihoang mang lo sợ, bị động do chúng ta đã chiến thắng trên chiến trường Vì vậy,khi quân địch tăng cường quân viễn chinh mặc dù cũng là cuộc chiến tranhxâm lược thực dân kiểu mới nhưng buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại

và thế bị động cho nên chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược

Thứ hai, các lực lượng tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ một cách gay gắt vì vậy chúng tăng cường quân viễn chinh

cũng chỉ là hành vi uy hiếp tinh thần, chúng muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự củamình nhưng thực chất bọc lộ sự nhu nhược và bất lực Bởi lẽ, chúng đang tiến hànhmột cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa nhưng nhân dân ta đang tiến hành cuộcchién tranh chính nghĩa chông lại đế quốc để giành độc lập, tự do, vì vậy luôn được

sự ủng hộ của nhân dân thế giới Chính điều này cũng phần nào tạo tâm lý lo ngạicho kẻ địch nhưng lại là nguồn lực tinh thần vô cùng to lớn cho chúng ta tiến côngđịch khi chúng tăng cường quân viễn chinh

Thứ ba, xuát phát từ vị trì địa lí của miền Nam, đây là vùng đồng bằng

nhưng lại có tính phức tạp, có nhièu vùng chiêm trũng rộng lớn…vì vậy khi quânthù tăng cường quân viễn chinh buộc phải dàn mỏng lực lượng để đối phó với quânđội ta (áp dụng lối đánh du kích) Do đó khi chúng rải quân cũng sẽ rơi vào bất lợi,lực lượng mỏng sẽ không thể phát huy sức mạnh quân đội và quân ta lại am hiểuđịa hình địa vật ở đây nên chúng sẽ bất lợi khi chúng ta tiến công

Thứ tư, trong quá trình chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ, thế trận

chiến tranh nhân dân đã hình thành, cách mạng miền Nam đã có sự phát triển vềthế và lực Cùng với lực lượng cách mạng miền Bắc, nhân dân ta đã có cơ sở chắcchắn để giữ vững thế chủ động chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại

âm mưu lâu dài và trước mắt của địch

Trang 16

Thứ năm, Mĩ đưa quân vào miền Nam nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính

quyền Sài Gòn, cuộc chiến tranh này được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bịđộng, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược Trong khi Mĩ phải rảirác quân trên toàn miền Nam để đối phó với từng địa phương, thì cách mạng miềnNam giữ vững thế tiến công, sẽ đánh bại chiến tranh cục bộ trong thời gian ngắnnhất Mĩ vì thế không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ởmiền Nam

Đánh giá

Tất cả những vấn đề trên Đảng ta đã phân tích và nghiên cứu rất kĩ, tưởngchùng như rất đơn giản nhưng lại hợp lí xét cả về yếu tố tinh thần và yếu tố vậtchât Cũng phải nhạn thấy một vấn đề là, nhận định trên của Đảng không phải là sựchủ quan, khinh địch, nóng vội mà rất khoa học, thể hiện tư duy nhạy bén về quân

sự và thế tiến công Chính những nhận định này đã vừa giúp Đảng ta đề ra đượcnhững đường lối đấu tranh đúng đắn, vừa tạo niềm tin cho quân và dân trước kếhoạch mới của quân thù Và thực tế chúng ta đã đánh tan chiến lược chiến tranhcục bộ và dần dần giành được những thắng lợi vẻ vang trước quân thù hùng mạnhnhất thế kỉ 20

Câu 15: Trình bày nội dung của sự chuyền hướng chiến lược cách mạng

(1939-1945) Trong những nội dung trên, nội dung nào quan trong nhất, tại sao?

Trả lời:

*) Nội dung cơ bản chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:

- Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòihỏi được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xítPháp-Nhật Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổđịa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn

đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho công

- Thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (còn gọi là Việt Minh) để đoàn kết, tậphợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc thay cho hình thứcmặt trận trước đó; đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc

- Xác định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng

và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại; ra sức phát triển lực lượng cách mạng (baogồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), xúc tiến xây dựng căn cứ địa cáchmạng

- Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởinghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc

- Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo

Trang 17

của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và đẩymạnh công tác vận động quần chúng.

- Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kêu gọi Đoàn kết dân tộc để đánhPháp đuổi Nhật

- Các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt minh tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốccủa quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấutranh của quần chúng

=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giảiphóng dân tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước

trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông

thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

*) Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là quan trọng nhất vì:

- Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc là điều kiện để giảiphóng giai cấp

- Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không dòiđược độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộccòn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũngkhông đòi lại được

Câu 16: Phân tích nội dung tập hợp lực lượng giai đoạn 1939- 1945 với cương lĩnh

tháng 2.1930?

Trả lời: Giai đoạn 1939- 1945, Đảng ta đã có sự chuyển đổi nhận thức tư duy về

chiến lược cách mạng Sự chuyển đổi trên dựa trên cơ sở thực tế và lí luận sangsuốt, có nhiều điểm tương đồng với phương hướng, chủ trương đã được đề cậptrong Cương lĩnh tháng 2.1930 Nội dung tập hợp lực lượng do vậy là:

- Tập hợp lực lượng đông đảo trong cả nước, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lậpđồng minh, đổi tên Hội phản đế thành Hội cứu quốc ( Công nhân cứu quốc, Nôngdân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc,…) thuhút mọi thành phần yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bênnhau để cứu Tổ quốc, cứu giống nòi

- Lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị và vũ trang Vừa xây dựngcác khu căn cứ với các cán bộ có tư tưởng vững chắc, vừa đào tạo các đội du kíchtại mõi địa phương

Trang 18

=> Nhận xét: Nội dung tập hợp lực lượng trong giai đoạn 1939- 1945 Đảng ta đã

lấy tư tương chủ nghĩa Mác- lenin, chủ trương cương lĩnh thánh 2 1930 làm ngọncờ: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử.Qua đây Đảng ta cũng đã thể hiện được quan điểm nhất quán: đại đoàn kết dân tộc,dựa vào sức mạnh của khối đâị đoàn kết dân tộc, kêu gọi tất cả các tầng lớp dân tộc

để chống thực dân Pháp thực hiện mục tiêu cuối cùng: Độc lập dân tộc, giải phóngdân tộc

Câu 17 Khi tiến hành CNH trước thời kì đổi mới, VN có những lợi thế gì? Nhận

xét những lợi thế đó trong diều kiện hiện nay?

Trả lời:

*) Lợi thế:

- Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển ngày càngcao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đờisống xã hội Đây là cơ hội thuận lợi cho phép chúng ta có thể khai thác nhữngnguồn lực bên trong đất nước hiệu quả, thực hiện CNH rút ngắn, kết hợp các bước

đi tuần tự với nhảy vọt, vừa đi trước đón đầu

-Nước ta có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế.Nằm trên bán đảo Đông Dương gần trung tâm ĐNA, VN là cửa ngõ đầu mối giaothông của các tuyến đường quốc tế quan trọng Do đó, chúng ta có điều kiện để

mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại

- Có nguồn lao động dồi dào,

- Có quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới ( đặc biệt là các nước xã hội chủnghĩa), vị thế, nền độc lập dân tộc được công nhận và ngày càng nâng cao trongkhu vực

- Bên cạnh đó, nước ta còn có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, cần cù, ham học hỏi

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có

- Nước ta nhận được nguồn viện trợ rất lớn từ các nước XHCN, nhất là Liên Xô

*) Nhận xét những lợi thế đó trong điều kiện hiện nay:

- Nguồn lao động của chúng ta dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn kém

- Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần vì khai thác quá mức

và không hiệu quả

Trang 19

=> Lợi thế của nước ta hiện nay: quá trình toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tếtạo cho nước ta nhiều cơ hội.

Câu 18 Tại đại hội 6 Tháng 12.1986, Đảng đã đánh giá VN tiến hành CNH khép

kín hướng nội thiên về CN nặng Theo anh chị mô hình này có phù hợp với VN k?

Vì sao?

Trả lời: CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về công

nghiệp nặng không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ Vì:

- Nước ta đi lên từ 1 nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu, nghèo nàn và trongđiều kiện chiến tranh kéo dài, bị tàn phá nặng nề,vừa không thể tập trung sứcngười, sức của cho công nghiệp hóa Vì vậy, nước ta phải đi lên từ từ

- Trình độ khoa học- công nghệ của nước ta còn kém,cơ sở vật chất, kỹ thuật củanước ta lạc hậu, trình độ dân trí thấp Để phát triển công nghiệp nặng là 1 điều rấtkhó khăn

- Hơn nữa, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, những nhu cầu thiếtyếu của người dân như cơm ăn, áo mặc, sinh hoạt hằng ngày chưa được đáp ứng.Vậy nên không thể đầu tư vào công nghiệp

Câu 19 Phân tích cơ sở khoa học của chủ trương CNH được Đảng đề ra tại đại hội

* Lý luận: theo chủ nghĩa Mác-lênin:

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làhai mặt đối lập biện chứng của một tổng thể thống không thể tách rời, lực lượngsản xuất quyết đinh quan hệ sản xuất hay kinh tế quyết định chính trị, cơ sở hạ tầngquyết định kiến trúc thượng tầng

- CMác đã chỉ ra rằng: xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử Đó

là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế-xã hội, là sự thay thế

Trang 20

hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó

là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất

- CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH với mục tiêu chế độXHCN mà ta xây dựng phải có cơ sở vật chất hiện đại nhất, phương thức sản xuấtnào thì phừ hợp với trình độ LLSX và cơ sở vật chất kĩ thuật đó

=> Nước ta đã bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa trong khi trình độ khoa học-côngnghệ thấp để chuyển sang hình thái xã hội chủ nghĩa mà ở đó trình độ khoa họccông nghệ phát triển cao nhất.Vì vậy, nước ta tiến hành CNH là tất yếu kháchquan

*) Căn cứ thực tiễn:

- VN có xuất phát điểm thấp trước khi tiến hành CNH: nền kinh tế nghèo nàn, lạchậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề; bị cấm vận trong suốt 1 thời gian dài bởi cácnước tư bản, đứng đầu là Mĩ; trình độ dân trí còn thấp, Để cải thiện và nâng cao,chúng ta phải tiến hành CNH

- Chúng ta nhận được sự viện trợ rất lớn từ các nước XHCN ( đặc biệt là Liên Xô).Chúng ta tiến hàng CNH hướng khép kín, công nghiệp nặng theo Liên Xô

- Trình độ LLSX nước ta thấp, vậy phải CNH để nâng cao LLSX

- Trên thế giới, khoa học công nghệ đang có bước tiển nhảy vọt và có những độtphá lớn Đây là cơ hội thuận lợi cho phép chúng ta có thể khai thác nguồn lực bênngoài và những nguồn lực trong nước có hiệu quả

- Là 1 nước đi sau, để xây dựng thành công XHCN, chúng ta phải tiến hành CNHtrên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Câu 20 Vì sao ở VN CNH phải gắn với HĐH? Sự gắn kết này có phải là đặc điểm

riêng của Việt Nam? Tại sao?

Trả lời:

*) Ở VN CNH phải gắn với HĐH vì

- CNH là: quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ cácngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Đó là tỷ trọng vềlao động, về giá trị gia tăng, v.v

- CNH-HĐH là: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mớicông nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất-kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản

Trang 21

xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ

đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tếquốc dân Nói tóm lại đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đếncao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

- HĐH là cái đích cuối cùng mà CNH phải hướng tới Vì không hiện đại hóa

mà chỉ công nghiệp hóa thì dùng những máy móc cũ sẽ tốn hao nhiên liệunhiều , sản phẩm kém chất lượng , giá thành cao không cạnh tranh với cơchế thị trường ,cụ thể như nhà máy sản xuất xi măng nhập loại cũ về dùngkhông được mà lại tốn tiền , nên công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đạihóa tức là dùng những máy móc tối tân hiện đại để bắt kịp với đà tiến triểntrong khu vực và thế giới Trong kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt,nếu máy móc chúng ta lạc hậu chi phí đầu vào cao đầu ra cao thì không aimua

*) CNH gắn liền với HĐH không phải là điểm riêng của Việt Nam mà là điểmchung với các nước đang phát triển trên Thế giới Vì trên thế giới đến nay đã xảy

ra ba cuộc cách mạng công nghiệp, các nước đang phát triển cũng như Việt Nam lànước đi sau, tận dụng được các thành tựu công nghiệp trên thế giới

Câu 21: Vì sao Đảng ta lại chủ trương gắn kết phát triển CNH - HĐH với Kinh tế

tri thức?

Trả lời:

- Vì tri thức chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghiệpcũng như nền kinh tế Để làm ra những sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăngcao thì phải dựa vào tri thức phải phát triển kinh tế tri thức thì chúng ta mới

có khả năng thay đổi phương thức và đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, thựchiện đựoc các mục tiêu kinh tế, xã hội đến năm 2020 mà Đảng ta đã đề ra.Kinh tế tri thức vừa có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững do nó khôngdựa chủ yếu vào việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, vừa có thể đảmbảo cho sự phát triển nhanh vì nó tạo ra sự bùng nổ về thông tin và sức sángtạo của nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực cần phải được tri thức hóa Nguồn nhân lực có tay nghề vàkhả năng làm việc cao thì sẽ làm ra những sản phẩm chất lượng và có giá trịcao Có tri thức thì sẽ làm ra được những sản phẩm có thể phục vụ cho đấtnước mà không cần nhập ngoại hoặc cũng co thể cạnh tranh với nước ngoài

Trang 22

- Phải phát triển tri thức gắn với CNH-HĐH vì công nghệ thông tin ngày càngđược sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực phải hiểu biết về công nghệthông tin và sử dụng thành thạo nó thì mới có thể tiếp cận nhanh được vớithông tin và những khoa học công nghệ trên thế giới để phục vụ cho côngcuộc CNH-HĐH.

Câu 22 Anh chị hiểu thế nào là Kinh tế tri thức? Vn cần làm gì để phát triển kinh

tế tri thức?

Trả lời:

- Khái niệm kinh tế tri thức: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)đưa ra định nghĩa: kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổcập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế,tạo ra cuả cải nâng cao chất lượng cuộc sống trong nền kinh tế tri thức,những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựanhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ Đó

là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thôngtin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao

- Đặc điểm kinh tế tri thức:

+ Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý, là nguồn lựcquan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế.+ Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những bước biến đổisâu sắc, nhanh chóng, trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vàocác thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm

Trang 23

+Thứ hai, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nh+Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụcông nghiệp hoá, hiện đại hoá.ân tài.

+Thứ tư, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để có thể tiếpthu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học và công nghệ mới nhấtcủa thế giới cần thiết cho sự phát triển nước ta, từng bước sáng tạo nhữngcông nghệ mới đặc thù của nước ta, xây dựng nền khoa học và công nghệtiên tiến của Việt Nam

Câu 23 Phân tích vai trò nguồn lực của con người trong quá trình xây dựng

CNHHĐH

Trả lời: Quá trình CNH – HĐH ở nước ta phải phát huy nguồn lực con người là

yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vứng bởi:

- Các nguồn lực khác phục vụ cho hoạt động kinh tế trong quá trình khai thác, sửdụng đến một lúc nào đó sẽ bị mất đi, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người thì luôntồn tại và ngày càng phát triển hơn, có trình độ chuyên môn, được đào tạo huấnluyện bài bản

- Con người là chủ thể của mọi hành động, con người vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của sự phát triển, con người sang tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội,

có khả năng sáng tạo, tiếp thu và vận dụng những thành tựu KHCN vào hoạt độngkinh tế, thúc đẩy CNH- HĐH phát triển nhanh chóng

=> Để phát triển nguồn lực con người, chúng ta cần phải đầu tư và phát triển conngười một cách toàn diện cả về thể lực và trí lực, chăm sóc y tế cho mọi người, đầu

tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe Đầu tưcho GD- ĐT, xây dựng cơ sở HT – VC – KT hiện đại, đánh giá cao các phát minh,sáng chế, thành tựu KHKT mới

Câu 24 Nguồn lực VN hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của CNHHĐH chưa?

Tại sao?

Trả lời: Nguồn lực hiện nay của Việt Nam mới đáp ứng được một phần nhỏ yêu

cầu của công nghiệp hóa chứ chưa hoàn toàn bởi:

- Số lượng nguồn lực: quy mô dân số đông, trẻ

=> nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố không đều ở các vùng địa hình khácnhau

Trang 24

- Cơ cấu nguồn lực:

+ Cơ cấu dân cư và lao động: đã có sự chuyển dịch đáng kể tuy vậy tỉ trọng laođộng trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao

+ Cơ cấu về trình độ của người lao động: lượng lao động được qua đào tạo chiếmmột phần rất nhỏ trong tổng lao đông của cả nước (17%)

+ Cơ cấu về độ tuổi: lực lượng lao động nước ta xếp vào loại trẻ 54% số người laođộng là thanh niên song đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hóa rấtnhanh và có hụt hẫng giữa các thế hệ

- Chất lượng nguồn lực:

+ Về thể lực: thể lực của người Việt Nam vẫn còn lém nhiều so với một số nướctrong khu vực và so với yêu cầu nguồn lực cần có ở nước ta Mức sống còn thấp.+Về trí lực: còn yếu kém, trình độ thấp, kỉ luật kém, chủ yếu là lao động chân tay

=> Cần có hướng đào tạo tích cực để nguồn lao động Việt Nam có thể đáp ứng

được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đưa đất nước pháttriển hơn

Câu 25 Vì sao Đảng chủ trương đẩy mạnh phát triển CNHHĐH nông thôn?

KHCN có vai trò gì đối với CNH hiện nay?

Trả lời:

*) Đảng chủ trương xây dựng CNH –HĐH ở nông thôn là vì:

- Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, "Mà đặc điểm tonhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lênchủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" Do

đó, chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới tạotiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độphát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế Nôngdân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ25% - 27% GDP của cả nước

- Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.Đảng chủ trương xây dựng CCNH-HĐH ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế nôngthôn một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu chocông nghiệp nhẹ và là thị trường cho công nghiệp, dịch vụ,…Do đó xây dựngCNH-HĐH ở nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn là cơ sở ổn định pháttriển nền kinh tế quốc dân

Trang 25

- Nông thôn là nơi có lực lượng lao động đảo nhất cả nước, đây là nguồn lực dồidào để phát triển kinh tế ở nông thôn, đồng thời sẽ giảm bớt thất nghiệp, hạn chếnhững tai tệ nạn xã hội.

- Khi xây dựng CNH-HĐH ở nông thôn thì đời sống người nông dân được đảmbảo cả về vật chất và tinh thần, điều này sẽ tạo sự ổn định về chính trị và xã hộicho đất nước

- Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn vì nôngdân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đấtnước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Khu vực nông nghiệp, nôngthôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các mặt hàng xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (như cà-phê, gạo, hạttiêu ) Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồnnguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ

- Thêm nữa, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực (như

Xin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Tây Ban Nha ) đều cho thấy bài học: côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu,phát triển kinh tế đất nước

- Xây dựng CNH-HĐH ở nông thôn sẽ tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí,phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao độngtrong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, phát triển nôngthôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

- Đảng ta đã nhận ra sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi để xây dựng

cơ sở vật chất kĩ thuật, vẫn chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

- Nước ta đi lên CNH – HĐH từ xuất phát thấp nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tựcung tự cấp là chủ yếu nên phải phát triển nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với

Trang 26

- CNH – HĐH để tạo ra giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệpbằng cách áp dụng KHCN, công nghệ vi sinh,….

*) Vai trò của khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay:+ Khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triểnngành cụ thể là: Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển cácngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học – công nghệ; dưới tác động của đổi mớicông nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng, phong phú, phức tạp hơn; các ngành có hàmlượng khoa học - công nghệ sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngành truyền thốnghao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng…

+ Khoa học công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sảnphẩm mới đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụnghợp lí, tiết kiệm nguyên liệu…nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thịtrường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

+ Khoa học công nghệ sẽ giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiệnđiều kiện sống và làm việc, giảm lao động nặng nhọc, độc hại; biến đổi cơ cấu laođộng theo hướng: nâng cao tỉ trọng lao động chất xám, lao động có kĩ thuật, giảmlao động phổ thong, lao động chân tay…

+ Khoa học công nghệ hạn chế ảnh hưởng của thiên nhiên, cho phép phát triểncông nghiệp ngay cả khi thời tiết không thuận lợi

+ Khoa học công nghệ làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trongnền kinh tế và mở rộng hơn nữa là tăng khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia trênthế giới

- Khoa học công nghệ tiết kiệm, thay thế sức người, sức của trong sản xuất

- Quy trình sản xuất hiện đại tạo ra tác phong làm việc công nghiệp, chuyênnghiệp, kỉ luật cao

Câu 26 Phân tích những khuyết tật của kinh tế thị trường, cho ví dụ minh họa Trả lời:

Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường:

- Trong nền kinh tế thị trường, mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làlợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môitrường sống cho con người do đó hiệu quả kinh tế- xã hội không được đảm bảo hay

Trang 27

khó giải quyết cái gọi là hàng hóa công cộng như đường xá, trường học, bệnh viện,

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có nền công nghiệp rất giàu tiềm năng và đangtrên đà phát triển mạnh mẽ, thì tại đó cũng là hai nơi thải ra lượng khí thải lớnnhất, bằng ½ lượng khí thải của toàn thế giới

- Phân phối thu nhập không công bằng, sự tác động của nền kinh tế thị trường dẫnđến sự phân hóa giàu nghèo, sự phân cực của cải, tác động xấu đến đạo đức, tìnhngười

Ở Mỹ, một đất nước phát triển bậc nhất thế giới dã có những học sinh, sinh viên doquá căng thẳng với cuộc sống công nghiệp nên đã xả sung vào bạn bè, thầy côtrong trường học rồi tự sát

- Nền kinh tế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảngkinh tế có chu kì và thất nghiệp

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến người Việt phải thu hẹp chi tiêu, cụ thể là:91% người dân phải thay đổi thói quen mua sắm để tiết kiệm tiền sinh hoạt do longại ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế

Việc phá sản doanh nghiệp nhỏ không chỉ ở Việt Nam mà thế giới cũng coi làchuyện bình thường Như Nhật Bản có tới 70.000 doanh nghiệp phá sản hằng năm

- Nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh sản suất hàng hóa đặt mụctiêu lợi nhuận lên hàng đầu Điều này có thể dẫn đến tác động tới đạo đức nghềnghiệp, làm xuất hiện những doanh nghiệp dùng mọi thủ đoạn để đạt lợi nhuậncao

Trứng gà giả đã bị phát hiện đang được sản xuất và bán ở Trung Quốc, trứng gà giảchứa đầy các chất hoá học và không có lợi chút nào cho cơ thể con người

- Cơ chế thị trường chỉ phát huy tác dụng khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoànhảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì sẽ dẫn đến hiệu quả bị giảm sútnhanh Chẳng hạn khi xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sảnlượng, tăng giá để thu lợi nhuận cao Mặt khác, khi xuất hiện độc quyền sẽ không

có sức ép của cạnh tranh đối với việc đổi mới kĩ thuật

Câu 27 Anh (chị) hiểu thế nào là nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam

Trả lời:

Trang 28

Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước chuyểnquan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý,sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nghĩa là chịu sự tác động của các quyluật sản xuất và lưu thông hàng hóa, thông qua sự biến động của giá cả thị trường.Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường,lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa, tiền tệ làm cơ sở, là nền kinh tếhàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộhay hầu hết yếu tố đầu vào hay đầu ra của nền sản xuất đều phải thông qua thịtrường

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế vừadựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủnghĩa xã hội, đồng thời nó tuân theo quy luật của kinh tế thị trường Tính “địnhhướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác vớikinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong khi kinh tế thị trường của chủ nghĩa tưbản thì mục đích là thu lợi nhuận cao, còn kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thìmục đích là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, phấn đấu tiến tới giải phóngngười lao động Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh

tế không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạchhóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưahoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hộichủ nghĩa

Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản củaĐịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện

- Về mục đích phát triển: Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu chung của đất nước là “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”

- Về phương hướng phát triển: Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tếNhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

- Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngaytrong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặtchẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốtcác vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người

- Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản

lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước

Trang 29

Câu 28.Theo anh (chị) thành phần KT Nhà nước có vai trò như thế nào trong nền

KT nước ta hiện nay?

Trả lời:

KTNN là lực lượng vật chất, công cụ sắc bén để nhà nước thực hiện chức năngđịnh hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế Trong nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, KTNN với

tư cách là một yếu tố, một chủ thể kinh tế đặc biệt Nó có vai trò vĩ mô điều tiết,điều hành trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế đất nước làm cho nền kinh tế hoạt độngthông suốt, tạo lập những cân đối lớn theo định hướng XHCN mà kinh tế thịtrường không tự điều chỉnh được

Đây là một vai trò cực kỳ quan trọng của KTNN nó là cơ sở để đảm bảo sự canthiệp của nhà nước là có hiệu quả Hơn nữa KTNN xuất hiện như là một chủ thểkinh tế độc lập và các chủ thể kinh tế khác trong một số trường hợp lợi ích của nhànước có thể mâu thuẫn với lợi ích của thành phần kinh tế khác đặc biệt là tư nhân

Sự điều tiết của nhà nước không thể thuận chiều với động cơ lợi nhuận, và lợi ích

cá nhân, của các chủ thể Để đảm bảo sự điều tiết, nhà nước cần có một tiềm lựckinh tế, đủ hoặc đền bù xứng đáng cho thua thiệt của các thành phần kinh tế khác,hướng họ và những hành động theo mục tiêu nhà nước đặt ra Tất cả những tiềmlực ấy đều do KTNN tạo ra

Hoạt động của khu vực KTNN là nhằm mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự

phát triển của các thành phần kinh tế khác Chức năng tạo lập môi trường Tức là

nó phải tạo được tiền đề thuận lợi để khai thông và tận dụng mọi nguồn lực ở tất cảcác thành phần khác nhau vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm kinh tếphát triển đúng mục tiêu đã chọn

Kinh tế nhà nước là khu vực xung kích chủ yếu thực hiện CNH, HĐH đất nướcmặc dù sự nghiệp CNH là sự nghiệp của toàn dân Nhưng trong bối cảnh tiềm lựccủa khu vực dân doanh còn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ này nên sựnghiệp cao cả đó lại đặt lên vai KTNN Vì vậy trong giai đoạn hiện nay KTNN đặcbiệt là việc đầu tư mới của nhà nước vẫn là lực lượng chủ chốt đi đầu trong quátrình chuyển nước ta thành nước công nghiệp văn minh Để đảm bảo được nhiệm

vụ này khu vực KTNN phải huy động tổng lực trước hết là chiến lược đầu tư đúng đắn, trong đó bao hàm cả đầu tư trực tiếp của nhà nước Lập chính sách khuyếnkhích để tập thể, tư nhân tập trung vào các ngành mũi nhọn, tạo đà tăng trưởngnhanh cho nền kinh tế Tiếp nữa là các nỗ lực về tài chính ngoại giao, chính trị đểthực thi chiến lược, chuyển giao công nghệ hiệu quả Có thêm một điểm mới ở đây

Trang 30

là KTNN không chỉ tiến hành CNH, HĐH đơn độc như trước đây mà trở thành mộthạt nhân tổ chức lôi kéo các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quỹ đạoCNH, HĐH nhà nước.

KTNN đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạođiều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển

KTNN giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế tư nhân đảm bảo cân đối vĩ mô củanền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu dài bền vừng và hiệu quả cho nền kinh

tế Đó là các lĩnh vực như công nghiệp sản xuất, tư liệu sản xuất, quan trọng cácngành công nghiệp mũi nhọn, kết cấu hạ tầng vật chất cho kinh tế như giao thông,bưu chính, năng lượng Các ảnh hưởng to lớn đến kinh tế đối ngoại như các liêndoanh lớn, xuất nhập khẩu hoặc các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng vàtrật tự xã hội Tuy nhiên quan điểm nắm giữ này không có nghĩa là nhà nước độcquyền, cứng nhắc trong các lĩnh vực ấy mà có sự hợp tác, liên doanh hợp lý và cácthành phần kinh tế khác nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu côngnghiệp

KTNN tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ XHCN thông qua các chính sáchphù hợp với chế độ

Như vậy KTNN phải tạo ra lực lượng vật chất hàng hoá và dịch vụ khả dĩ chi phốiđược giá cả thị trường dẫn dắt giá cả thị trường bằng chính chất lượng và giá củasản phẩm dịch vụ mình làm ra Mặt khác, trong điều kiện toàn cầu hoá, cuộc cáchmạng KHCN đang diễn ra như vũ bão để giữ vững độc lập, sự ổn định về kinh tế –

xã hội, kinh tế nhà nước phải vững mạnh và giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế.KTNN có vai trò chủ đạo, trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển củanền kinh tế

Câu 29 Trình bày sự thay đổi tư duy của Đảng về KTTT từ Đại hội IX – XI.

Trả lời: Đại hội IX:

- Mô hình tổng quát: KTTT định hướng XHCN

+ Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN theo dh IX : một kiểu tổ chức kinh

tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phốibới các nguyên tắc và bản chất của CNXH Điểm phát triển: quan niệm trước đâychỉ coi KTTT là phương tiện, thì hiện nay coi KTTT vừa là phương tiện vừa làmục đích

Trang 31

+ Thế mạnh của thị trường là để phát triển LLSX, cơ sở VC – KT, nâng cao mứcsống nhân dân.

+ Tính định hướng XHCN: thể hiện ở QHSX, sở hữu tổ chức, quản lí và phânphối

- Bản chất của KTTT định hướng XHCN: không phải là kinh tế kế hoạch hóatập trung, cũng không phải là KTTT TBCN và cũng chưa hoàn toàn là KTTTXHCN vì nó chưa có đầy đủ các yếu tố XHCN

Đại hội X : Tính định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta thể

hiện qua 4 tiêu chí:

- Về mục tiêu phát triển: nhằm thực hiện”dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh” Thể hiện mục tiêu phát triển kt vì con người gp llsx pt

kt để nâng cao đời sống cho mọi người

- Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo , là công cụ chủ yếu điềutiết nền kt

Đại hội X tiếp tục hoàn thiện nhận thức về sở hữu và các thành phần kinh tế:

+ Khẳng định có 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành 5thành phần kinh tế

+ KTNN giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết và địnhhướng nền kinh tế

+ KTNN và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốcdân, kinh tế tư nhân là một trong các động lực của nền kinh tế

- Về định hướng xã hội và phân phối

+ Lĩnh vực xã hội: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

+ Lĩnh vực phân phối: nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo kếtquả lao động,hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội là chủ yếu

+ Về quản lí: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,bảo đảm vai trò quản lí củanhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w