1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế siro chứa chất chiết từ nước Ép quả dứa queen (ananas comosus (l ) merr )

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu bào chế siro chứa chất chiết từ nước ép quả dứa Queen (ananas comosus (l ) merr )
Tác giả Nguyễn Thị Lộc
Người hướng dẫn THS. Trần Huyền Trân, TS. Lê Văn Út
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Tổng quan về cây Dứa (12)
      • 1.1.1. Phân loại thực vật (12)
      • 1.1.2. Mô tả thực vật cây Dứa (12)
      • 1.1.3. Phân bố sinh thái (14)
      • 1.1.4. Bộ phận dùng (14)
      • 1.1.5. Thành phần hóa học (15)
      • 1.1.6. Tác dụng sinh học (15)
    • 1.2. Tổng quan về Siro (20)
      • 1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm siro (20)
      • 1.2.2. Phân loại (20)
      • 1.2.3. Ưu nhược điểm (21)
      • 1.2.4. Kỹ thuật điều chế đơn (21)
      • 1.2.5. Kỹ thuật điều chế siro thuốc (22)
      • 1.2.6. Yêu cầu về chất lượng (23)
    • 1.3. Nghiên cứu trong nước về quả Dứa và siro từ quả Dứa (24)
  • CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu (27)
      • 2.1.1. Dược liệu (27)
      • 2.1.2. Hóa chất, thuốc thử (27)
      • 2.1.3. Trang thiết bị máy móc, dụng cụ (28)
      • 2.1.4. Chủng vi khuẩn (28)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Chiết xuất dược liệu (28)
      • 2.2.2. Bào chế siro (29)
      • 2.2.3. Kiểm định chất lượng siro (30)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (35)
    • 3.1. Kết quả (35)
      • 3.1.1. Chiết xuất lược liệu và thử hoạt tính kháng khuẩn (35)
      • 3.1.2. Kết quả bào chế siro (38)
      • 3.1.3. Kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng khác của siro (39)
    • 3.2. Bàn luận (41)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (42)
    • 4.1. Kết luận (42)
    • 4.2. Kiến nghị (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)
  • PHỤ LỤC (47)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC ******* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH DƯỢC HỌC NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ SIRO CHỨA CHẤT CHIẾT TỪ NƯỚC ÉP QUẢ

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về cây Dứa

Cây dứa có tên gọi khác là thơm, khóm,… Có tên khoa học là Ananas comosus L Merr Phân loại thực vật của cây dứa:

Phân lớp: Hành (Liliidae) Liên bộ: Dứa (Bromelianae) Bộ: Dứa (Bromeliales) Họ: Dứa (Bromeliaceae) Loài: Dứa (Ananas comosus) [3]

1.1.2 Mô tả thực vật cây Dứa

Dứa là cây thân thảo, lâu năm; là cây ăn trái vùng nhiệt đới Phần trên mặt đất cao 0,75– 1,5 m; với đường kính khoảng 0,9 – 1,2 m Dứa thuộc họ Bromeliaceae Bromeliaceae là một họ lớn của thực vật có hoa, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và các khu vực có khí hậu nóng, gồm khoảng 50 chi và 1700 - 2000 loài [1]

Rễ dứa thuộc loại ăn nông, phần lớn do nhân giống vô tính bằng chồi nên mọc ra từ thân, rễ dứa nhỏ và phân nhiều nhánh Ở tầng đất dày, rễ có thể ăn sâu 0,9 m, nhưng bộ rễ thường tập trung ở tầng đất 10 – 26 cm và phát triển rộng đến 1 m [4]

Thân cây dứa chia làm hai phần, phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Phần ở trên thường bị các lá vây kín nên khó nhìn thấy Thân cây dứa trưởng thành dài Ở trung tâm thân là mô rỗng, mềm, có nhiều tinh bột, tiếp theo là lớp bó mạch có nhiều xơ và ngoài cùng được bao bọc bởi lớp biểu bì và các bẹ lá [4]

Lá dứa mọc trên thân cây theo hình xoắn ốc, dạng hoa hồng Lá thường dày, không có cuống, hẹp và dài Mặt lá thường phủ một lớp sáp có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước Các loại lá được gọi tên theo thứ tự từ gốc đến ngọn là A, B, C, D, E, F Lá D là những lá trường thành “non” nhất, có thể nói đây là giai đoạn lá đã hoàn thành quá trình sinh trưởng, các cạnh phiến lá lệch một góc 45 o so với trục thân Ở môi trường thuận lợi,

3 chúng là những lá dài nhất của cây Khi nhìn vào lá loại D, ta có thể biết hiện trạng sinh lý của cây ở thời kì lá đang sinh trưởng mạnh nhất, để từ đó ước tính được nhu cầu dinh dưỡng của cây, sự sinh trưởng và phát triển của cây Lá dứa có chức năng quan trọng trong đời sống của cây như quang hợp, hô hấp cũng như sự phát tán và tích lũy các chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi trái [4, 5]

Hoa có dạng ống dài, gồm ba lá đài, ba cánh hoa màu xanh dương, sáu nhị đực xếp thành hai vòng và một nhụy cái có ba tâm bì và bầu hạ Hoa dứa tự bất thụ do noãn không đậu

Quả dứa là dạng trái kép (hay trái phức) do 100 – 150 trái đơn hợp lại, mọng nước, cao khoảng 30 cm hoặc hơn, với lõi nhiều xơ (hệ thống mạch) nhưng cũng rất mọng và dai

Vỏ có sáp, có thể có màu xanh đen, vàng, vàng cam hoặc đỏ đậm Khi trái chín, thịt trái có thể chuyển đổi từ trắng sang vàng [5]

Quả Dứa là do trục của chùm hoa và lá bắc phát triển thành Sau khi hoa tàn (hoa khô) thì trái bắt đầu phát triển, độ lớn của trái phụ thuộc vào giống, loại chồi đem trồng, sức sinh trưởng của cây, đất trồng, kỹ thuật thâm canh và điều kiện khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm [4, 5]

Dứa có chứa acid hữu cơ và các vitamin khác nhau Các hợp chất trong trái dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng viêm và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật

Dứa là cây ăn quả ngày ngắn Sự ra hoa ở cây dứa diễn ra trong suốt mùa mưa cùng với điều kiện ngày ngắn, nhiệt độ thấp và mưa nhiều [4] Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, thời gian ra hoa tự nhiên ở dứa thường vào tháng 2 - 3 và thu hoạch vào khoảng tháng 6 - 7 Thời gian thu hoạch trung bình 4 - 5 tháng kể từ khi ra hoa Hình ảnh cây Dứa [6] được mô tả như Hình 1

Cây Dứa có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ và được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới [4] Ở Việt Nam cây Dứa là một trong những cây ăn quả ngắn ngày có năng suất cao, dễ khai thác, được trồng ở nhiều nơi trong cả nước như Phú Thọ, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lào Cai… Năm 2018, diện tích trồng dứa là 41.000 ha, đạt 567.100 tấn với năng trung bình là 13,832 tấn/ha [7]

Ngoài ra, Dứa Queen được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn Là loại cây không ưa bóng và quả rất to

Bộ phận dùng của cây Dứa là quả, lá, rễ cây và nõn cây

Cách sơ chế quả Dứa gọt bỏ 2 phần đầu của quả Dứa rồi bổ thành làm 2 theo chiều dọc, dùng lưỡi dao cắt chéo 2 bên phần lõi quả Dứa để lấy nó ra, tiếp theo đặt úp mặt dứa xuống thớt, dùng dao áp sát thân quả dứa để gọt bỏ đi phần vỏ sao cho di chuyển luôn cả mắt Dứa Dùng dao tỉa các rãnh song song trên thân Dứa để tạo hình [4]

Lá Dứa bạn đem rửa sạch, cắt bỏ phần gốc lá, cắt khúc khoảng 2 cm, lá Dứa không bị đắng ngâm lá Dứa với nước ấm khoảng 5 - 10 phút, xay nhuyễn ép lấy nước, nước ép lá Dứa dùng để làm gia vị bánh [8]

Rễ thì nên thu hoạch những rễ bám đất, không nên lấy rễ nằm sâu dưới đất Sau đó đem về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi sạn và dùng để ngâm rượu [1, 9]

Nõn (lá non) dùng làm thuốc chữa sốt Ngày dùng 20 đến 30g nõn Dứa dưới dạng thuốc sắc hay giã nát lấy nước uống [10]

Quả Dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), cellulose 0,57%, tro 1,24% Còn có acid malic, acid citric, và vitamin A, B, C

Trong thân quả lá còn có một chất men tiêu hoá là bromelin (tập trung nhiều ở lõi trắng của chồi Dứa), bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain, dịch chiết bromelin ở pH 3,5 sau khi đun sôi 60 phút vẫn còn hoạt tính

Ngoài ra, quả Dứa cũng rất giàu khoáng chất, đặc biệt là đồng, sắt, kali, kẽm, calci, magie, iod, mangan, phospho, lưu huỳnh [2, 11]

Tổng quan về Siro

1.2.1 Định nghĩa và đặc điểm siro

Siro thuốc là dạng chế phẩm lỏng, vị ngọt và thể chất đặc sánh do chứa hàm lượng đường saccarose cao Theo dược điển Việt Nam V, nồng độ đường của siro thuốc trong khoảng 54-64% tương ứng với tỷ trọng 1,26 - 1,32 Siro thuốc thường có cấu trúc dung dịch nhưng cũng có thể có cấu trúc hỗn dịch mịn Siro thường được phân phối trong bao bì đóng thuốc đa liều, đôi khi đơn liều Hiện nay có dạng siro khô, được thêm nước để biến thành dạng lỏng trước khi sử dụng [27]

Siro là dạng bào chế uống được ưa chuộng và dễ sử dụng, bệnh nhân tuân thủ và độ ổn định của công thức Các dạng bào chế uống phổ biến nhất là viên nén và viên nang, nhưng một nhược điểm quan trọng của các dạng bào chế này là khó nuốt, đặc biệt là khi phát triển dạng bào chế cho bệnh nhi và bệnh nhân cao tuổi Những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dược phẩm đã tạo ra sự quan tâm lớn đến dạng bào chế hỗn dịch uống có thể tái tạo trong những năm gần đây Hệ thống tái tạo là công thức được lựa chọn khi độ ổn định của thuốc là mối quan tâm chính Các thuốc uống có thể tái tạo cho thấy độ ổn định hóa học đầy đủ của thuốc trong thời hạn sử dụng và cũng làm giảm trọng lượng của sản phẩm cuối cùng Dạng siro khô của thuốc cũng hữu ích trong trường hợp sinh khả dụng vì nó có sinh khả dụng cao hơn so với viên nén và viên nang vì nó tan rã trong nước bên ngoài khoang miệng và hỗn dịch đi trực tiếp qua đường tiêu hóa Do đó, hỗn dịch dễ dàng được hấp thụ trong đường tiêu hóa [28]

Theo cách hoà tan đường, siro được chia làm hai loại là siro điều chế nóng và siro điều chế nguội

Theo mục đích sử dụng, phân ra loại siro dùng làm chất dẫn và siro thuốc Siro thuốc có chứa dược chất có tác dụng điều trị bệnh Siro dùng làm chất dẫn không có chứa dược chất, chỉ có chất làm thơm, điều vị (như siro đơn, siro vỏ cam, siro cánh kiến trắng) dùng để phối với các dược chất khi pha chế thuốc

Các thành phần có trong siro

Thành phần chính của siro thuốc bao gồm các dược chất, dung môi và đường [27, 29]

Siro thuốc có thể chứa một hoặc nhiều loại đường như saccharose, glucose, fructose, sorbitol, manitol, saccharin

Các chất làm tăng độ tan, tăng sinh khả dụng và độ ổn định của siro thuốc như glycerin, propylen glycol, ethanol

Các chất làm tăng độ nhớt như NaCMC, PEG 1500…

Các chất tạo hệ đệm pH và điều chỉnh pH nhằm đảm bảo độ ổn định cho dược chất như acid citric, acid tartric, HCl, NaOH…

Các chất chống oxy hoá như Na2EDTA, natri metabisulfit…Các chất bảo quản chống nấm mốc: nipagin, nipasol

Các chất màu, chất làm thơm…[30],[31]

1.2.3 Ưu nhược điểm Ưu điểm

- Chứa hàm lượng đường cao làm dung dịch có tính ưu trương cao ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc

- Dễ che dấu mùi vị khó chịu của thuốc nhờ vị ngọt của đường

- Rất thích hợp đối với trẻ em vì ngọt, dễ uống, mùi vị dễ chịu Sinh khả dụng cao vì là dung dịch nước Nhờ hàm lượng đường cao, siro còn có tác dụng dinh dưỡng [27]

- Dễ nhiễm vi sinh vật, nấm mốc nếu không pha chế và bảo quản đúng

- Thể tích cồng kềnh dạng đa liều có nguy cơ phân liều không chính xác khi sử dụng

- Hoạt chất dễ hỏng do môi trường nước, cấu trúc dung dịch Không phù hợp với bệnh nhân kiêng đường [27]

1.2.4 Kỹ thuật điều chế đơn Đường saccarose thường được sử dụng trong bào chế siro Saccarose có độ tan trong nước là 1: 0,5 Nồng độ bão hòa 66,6% do đó siro có nồng độ gần bão hòa, ngoài ra dung dịch có độ nhớt cao làm chậm tốc độ hòa tan gây cản trở trong quá trình pha chế và lọc

Phương pháp nóng ưu điểm là nhanh, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn Tuy nhiên, phương pháp điều chế này dễ bị caramen hoá có màu hơi vàng, tạo ra đường đơn

Phương pháp nguội: ưu điểm là siro thu được không màu, không tạo ra đường đơn, nhưng nhược điểm là thời gian hoà tan lâu và dễ bị nhiễm khuẩn [27]

1.2.5 Kỹ thuật điều chế siro thuốc

Phương pháp 1: Hòa tan siro vào dịch chiết dược liệu

Dung dịch thuốc và dịch chiết dược liệu

Các giai đoạn tiến hành như sau:

- Siro đơn được điều chế bằng cách hoà tan saccarose trong nước nóng hay hoà tan ở nhiệt độ thường [31]

Công thức siro đơn khi điều chế bằng cách hoà tan nóng:

Bảng 1 Công thức Siro đơn

Thành phần Khối lượng Đường saccharose 165 g

Saccarose được hoà tan trong nước đặt trên nồi cách thuỷ, nhiệt độ không nên quá 60 o C Lọc nóng siro đơn qua nhiều lớp vải gạc Kiểm tra tỷ trọng của siro đơn ở 105 o C là 1,26 (hoặc ở 20 o C là 1,314) tương ứng với nồng độ 64% đường có trong siro

Lọc dưới áp suất thủy tĩnh áp dụng đối với vật liệu lọc là bông, vải, giấy lọc với giá đỡ là phễu thủy tinh Lọc dưới áp suất giảm (lọc hút chân không)

Trong phương pháp lọc dưới áp suất giảm người ta tăng hiệu số áp lực giữa hai bề mặt của màng lọc bằng cách thực hiện trong chân không ở phía dưới của màng lọc nhờ các loại bơm chân không hoặc sức hút của vòi nước Khi lọc các dung dịch nóng tránh làm chân không cao vì có thể làm sôi dung dịch Để lọc dưới áp suất giảm, thường dùng phễu lọc thủy tinh xốp, sứ xốp, lọc Buchner Lọc với áp suất cao (lọc nén) Để tạo áp lực nén, người ta dùng không khí nén, đối với các chất dễ oxy hóa nên dùng khí nén trơ như nitơ [30]

13 Điều chế siro thuốc bằng cách hoà tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất vào siro đơn, cách điều chế này thường áp dụng cho trường hợp các siro thuốc có dược chất dễ tan trong siro đơn, các dược chất cần phải hoà tan trong một dung môi thích hợp sau đó phối hợp với siro đơn, đảm bảo đúng hàm lượng các dược chất Có thể thêm chất phụ gia Đóng chai – bảo quản, khi rót chai không được quá đầy hoặc quá ít mà theo đúng thể tích là 1 chai/ 60 ml [27]

Phương pháp 2: Hòa tan đường vào dịch chiết dược liệu

Cân dịch chiết Dứa vào cốc có mỏ sau đó thêm đường sacharose vào khuấy nhẹ cho tan đường và gia nhiệt ở nhiệt độ 60 o C tới khi dung dịch lỏng sệt và tan hết Thêm acid citric vào siro Dứa Acid citric là một acid hữu cơ yếu được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên và bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình acid citric Ngoài ra, acid citric cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống oxy hóa Để nguội và tiến hành đóng chai 60 ml và bảo quản siro Dứa ở nhiệt độ thường Phòng bảo quản kín, tránh ánh sáng trực tiếp [27]

1.2.6 Yêu cầu về chất lượng

Tính chất: Trừ các qui định khác, sirô phải trong (nếu là dạng dung dịch), không được lẫn tạp chất, không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất khác trong quá trình bảo quản Nồng độ đường: Không được ít hơn 45 % nếu dùng đường làm chất tạo ngọt

Thể tích: Đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1 (Giới hạn thể tích các thuốc dạng lỏng)

Thuốc dạng lòng để uống (Dung dich, Hỗn dịch, Nhũ dịch, Rượu, Sirô thuốc và Cao thuốc)

+ Đa liều: Mọi thể tích: Không dưới thể tích ghi trên nhãn

Thuốc lỏng để uống đa liều: Không dưới thể tích ghi trên nhãn

Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 13.6 Yêu cầu về pH, tỷ trọng, định tính, định lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác được quy định trong chuyên luận riêng Bột hoặc cốm để pha sirô phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột (Phụ lục 1.7) hoặc Thuốc cốm (Phụ lục 1.8) Sau khi hòa tan hay tạo thành hỗn dịch, chế phẩm thu được phải đáp ứng các yêu cầu đối với siro Siro là hỗn dịch phải đáp ứng yêu cầu chung của Hỗn dịch thuốc (Phụ lục 1.5)

Bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát [27].

Nghiên cứu trong nước về quả Dứa và siro từ quả Dứa

- Nghiên cứu quy trình chế biến nước ép Dứa (Ananas comosus) và Cà rốt (Daucus carota), thực hiện nhằm khảo sát các tỷ lệ phối chế dịch Cà rốt với nước ép Dứa, khảo sát chế độ chần, nồng độ Brix phối chế, chế độ thanh trùng để chế biến nước ép đảm bảo chất lượng Kết quả thí nghiệm cho sản phẩm nước ép với tỷ lệ phối chế dịch ép Cà rốt: Dứa là 2:1, tỷ lệ pha loãng nước/dịch ép Cà rốt: Dứa là 1:1 (v/v), sử dụng acid citric điều chỉnh pH = 4,4, sử dụng đường sacharose điều chỉnh độ Brix = 16 giúp sản phẩm có mùi vị phù hợp Sản phẩm được thanh trùng ở 95 o C trong thời gian 5 phút cho kết quả đảm bảo an toàn về mặt vi sinh thực phẩm [29]

- Trong nghiên cứu nước ép trái cây đóng chai đã được sản xuất theo phương pháp phối trộn nước ép Dứa (Ananas comosus) và Bí đao (Benincasa hispida) với tỷ lệ khác nhau Các thông số thích hợp cho quá trình phối chế sản phẩm nước ép là: tỷ lệ phối chế dịch ép Dứa : Bí đao là 1:1, tỷ lệ pha loãng nước/dịch ép Dứa -Bí đao là 1/1, phối chế sacharose tới 180 Brix (Bx), tỷ lệ bổ sung axit citric 0,1%, pectin 0,1% Tính chất lý – hóa học, vi sinh, phân tích cảm quan của sản phẩm đã được đánh giá Kết quả phân tích lý - hóa học cho thấy, sản phẩm có tổng chất rắn hòa tan 180 Bx, pH 3,7; hàm lượng axit tổng 2,72 g/l Thanh trùng nhiệt ở 900 O C trong 15 phút có hiệu quả với việc tiêu diệt hệ vi sinh vật trong nước ép nên sản phẩm có thể giữ tại điều kiện thường trong 8 tuần mà không cần bổ sung chất bảo quản Tổng điểm đánh giá cảm quan trung bình là hơn 16 điểm đối với mẫu nước ép hỗn hợp trái cây chỉ ra phạm vi thương mại tốt để sản xuất nước ép bổ dưỡng, nước ép Dứa:Bí đao [32]

- Khảo sát ảnh hưởng của Lactobacillus plantarum đến quá trình lên men nước ép Dứa Dứa được thu mua ở chợ rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi tiến hành pha chế dịch lên men Trong quá trình lên men, vi khuẩn Lactobacillus plantarum được cho vào Quá trình lên men lactic sẽ được thiết lập thay đổi theo độ pH, nhiệt độ, mật độ vi khuẩn nhằm xác định được điều kiện tốt nhất cho quá trình lên men Sau khi xác định điều kiện tối ưu nhất, tiến hành lên men lactic và đối chứng với mẫu nước ép Dứa không thêm vi khuẩn Khảo sát thời gian bảo quản sản phẩm và đánh giá cảm quan Kết quả cho thấy dịch ép Dứa có tính kháng khuẩn [33]

- Nghiên cứu khả năng kháng Lactobacillus rhamnosus trong ống nghiệm và trên cơ thể sống được mang theo hỗn hợp nước ép dứa ( Ananas comosus L Merril) và jussara (

Euterpe edulis Martius) vào đường tiêu hóa Nghiên cứu này đánh giá khả năng tồn tại của Lactobacillus rhamnosus và khả năng kháng in vitro và in vivo của nó đối với đường tiêu hóa khi được mang theo hỗn hợp dứa lên men và nước ép jussara Ảnh hưởng của việc tiêu hóa sản phẩm lên các đặc tính sinh hóa của máu Khả năng tồn tại của

Lactobacillus rhamnosus trong nước ép probiotic cao hơn 7,2 log CFU/mL trong suốt

28 ngày ở 8°C Số lượng trung bình của vi sinh vật probiotic trong các mẫu phân của chuột là 5,6 log CFU/g, giống như số lượng ở cuối thử nghiệm in vitro (giai đoạn II ở ruột), cho thấy rằng hỗn hợp nước ép Dứa và jussara là một lựa chọn tuyệt vời Tuy nhiên, kết quả về khả năng sống sót của nuôi cấy men vi sinh và khả năng kháng in vitro và in vivo của nó đối với đường tiêu hóa cho thấy nước ép này là chất nền mang tuyệt vời cho LGG (Lactobacillus rhamnosus) và góp phần làm giảm mức LDL (lipoprotein mật độ thấp) của cholesterol trong máu, do đó hỗ trợ kiểm soát các bệnh mạch vành Sản phẩm được bào chế có khả năng chống oxy hóa cao [34, 35]

- Phân tích vi sinh của nước ép dứa vi lọc cho thấy nó phù hợp với các yêu cầu của Pháp luật Brazil đối với nước trái cây và đồ uống Dứa là loại trái cây nhiệt đới được đánh giá cao nhờ hương thơm và hương vị độc đáo Nước ép dứa được khử trùng lạnh và làm trong bằng phương pháp vi lọc dòng chảy chéo kết hợp với xử lý bằng enzym Một màng polyethersulfone hình ống có kích thước lỗ 0,3 μm với diện tích lọc hiệu quả là 0,05 m2 đã được sử dụng trong hệ thống thí nghiệm Mười thí nghiệm đã được thực hiện trong cùng điều kiện vận hành, 25°C và 100 kPa, để đánh giá quá trình khử trùng lạnh và làm trong nước ép dứa bằng phương pháp vi lọc Người ta quan sát thấy rằng dòng thấm

16 không thay đổi đáng kể sau mười lăm phút xử lý Nó đã được ổn định khoảng 100 L/hm2 Quá trình làm trong được coi là rất hiệu quả do độ đục và độ nhớt giảm đáng kể, đồng thời không có thay đổi đáng kể nào về độ pH, độ axit, đường và hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước ép Dịch thấm của quy trình được thu vào các chai vô trùng bên trong trạm dòng chảy tầng và được giữ trong tủ lạnh (8°C) trong thời gian 28 ngày Các mẫu được gửi đi đánh giá vi sinh trong khoảng thời gian 7 ngày [36, 37]

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu nghiên cứu

Quả Dứa được thu mua tại chợ Thủ Dầu Một, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vào tháng 4 năm 2024 Dược liệu được định danh TS Huỳnh Lời

- Viện Đào tạo và Nghiên cứu Dược học Mẫu dược liệu sau khi sơ chế và xử lý được lưu ở phòng Dược liệu Viện Dược học Trường Đại học Bình Dương Quả Dứa được tác giả chụp trong quá trình nghiên cứu được mô tả ở Hình 2

Hóa chất, thuốc thử dùng trong bài nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2

Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích

Bảng 2 Hóa chất, thuốc thử

STT Hóa chất, thuốc thử Nguồn gốc

2.1.3 Trang thiết bị máy móc, dụng cụ

Trang thiết bị máy móc sử dụng trong bài nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3

Bảng 3 Trang thiết bị máy móc

STT Trang thiết bị máy móc Hiệu số, mã Xuất xứ

1 Máy ép chậm Sunhouse Mama SHD5505 Trung Quốc

2 Cân phân tích AND model HR 2000 Nhật Bản

3 Cân kỹ thuật Sarito model CP4202S Nhật Bản

4 Bếp cách thủy Memmert Đức

5 Máy vortex Velp–Italy ZX3 Italy

8 Máy đo pH Trung Quốc

9 Tủ sấy KENVIEW Việt Nam

Dụng cụ: các dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm như cốc có mỏ thủy tinh

100 ml, 500 ml, đũa khuấy thủy tinh, Erlen, nhiệt kế, tỷ trọng kế, bông không thấm nước, giấy lọc, ông bóp nhỏ giọt, ống đong 25 ml, pipette, ống nghiệm, bình định mức, petri, khay đựng ống nghiệm, dụng cụ đục lỗ thạch…Tất cả các dụng cụ trước khi sử dụng được rửa sạch bằng ethanol 96% và sấy khô

Vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu này là 2 chủng vi khuẩn được cung cấp bởi Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Dòng vi khuẩn gram dương Bacillus subtilis ATCC 6051

- Dòng vi khuẩn gram âm Escherichia coli ATCC 25922

Phương pháp nghiên cứu

Quả Dứa tiến hành rửa sạch với nước cất vô trùng, sau đó gọt vỏ lấy thịt quả Thịt quả được xây nhuyễn và ép qua máy ép chậm lấy dịch chiết của quả Dứa Tiến hành lọc dịch chiết qua bông với đường kính 10 μm để thu được dịch chiết của quả Dứa Sau đó tiệt trùng bằng phương pháp Tyndall (đun cách thủy liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 1

19 giờ với nhiệt độ 60 0 C có thể diệt nha bào) Dịch chiết thu được tiến hành đo độ ẩm, xác định khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và bào chế siro

Bảng 4 Công thức bào chế siro Dứa

Thành phần Hàm lượng (%) Hàm lượng (g)

Siro Dứa 60 180 Đường saccharose 40 120 Đường saccharose là bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể trắng hoặc không màu, bóng Rất dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ethanol tuyệt đối

Quy trình bào chế siro Dứa được tiến hành như sau: cân 180 g dịch chiết Dứa vào cốc có mỏ 500 ml sau đó thêm 120 g đường sacharose vào khuấy nhẹ cho tan đường và gia nhiệt ở nhiệt độ 60 o C tới khi dung dịch lỏng sệt và tan hết Thêm 1 g acid citric vào siro Dứa Acid citric là một acid hữu cơ yếu được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên và bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình acid citric Ngoài ra, acid citric cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống oxy hóa Để nguội và tiến hành đóng chai 60 ml và bảo quản siro Dứa ở nhiệt độ thường Phòng bảo quản kín, tránh ánh sáng trực tiếp

Quy trình bào chế siro Dứa được mô tả ở Hình 3

Hình 3 Quy trình bào chế siro Dứa

2.2.3 Kiểm định chất lượng siro

2.2.3.1 Xác định độ ẩm cao bằng phương pháp sấy

Cân 10 g cao chiết vào chén có nắp Chén cân có kích thước thích hợp để lớp cao chiết không dày quá 5 mm Cho chén chứa cao đã mở nắp vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100 -105°C trong 1 giờ Sau đó cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội Đậy nắp, cân và ghi lại khối lượng trước khi sấy Tiến hành nhiều lần đến khi chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg

21 Độ ẩm ( X%) của cao được tính theo công thức:

P: khối lượng mẫu thử trước khi sấy (g)

A: khối lượng mẫu thử sau khi sấy (g)

2.2.3.2 Thử hoạt tính kháng khuẩn

Môi trường nuôi cấy LB Broth

Pha môi trường nuôi cấy LB Broth theo công thức trình bày ở Bảng 5

Bảng 5 Công thức môi trường nuôi cấy vi khuẩn

Nước cất Vừa đủ 1000 ml

Thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết quả Dứa

Sử dụng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch đươc dùng để thử những hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết quả Dứa

Nguyên tắc: Các hợp chất có khả năng kháng khuẩn có trong cao chiết sẽ khuếch tán vào trong môi trường thạch và tác động lên các vi khuẩn chỉ thị Nếu cao chiết có khả năng ức chế vi khuẩn thì sẽ xuất hiện vòng ức chế vi khuẩn xung quanh giếng thạch Từ đó, xác định được hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết quả Dứa bằng đường kính vòng ức chế vi khuẩn (mm)

- Kháng sinh Amoxicillin và dịch chiết quả Dứa pha nồng độ khác nhau 25 mg/mL,

50 mg/mL, 100 mg/mL cần khảo sát trong đĩa Petri đã đục lỗ, sẽ khuếch tán đều lên

22 bề mặt thạch có chứa các giống vi khuẩn Escherichia coli và vi khuẩn Bacillus subtilis

- Trên mỗi đĩa petri đục 5 giếng nhỏ có đường kính 6 mm (bằng dụng cụ đục lỗ đã được vô trùng) sao cho mỗi giếng cách đều nhau Thêm mẫu dịch chiết với các nồng độ đã pha vào các giếng với lượng 50 μL

- Để yên trong 15 phút để các chất thử nghiệm khuếch tán vào trong thạch Sau đó ủ ở nhiệt độ 37 o C, kiểm tra kết quả sau 24 giờ Quan sát và ghi nhận kết quả

Yêu cầu: mức độ kháng khuẩn của kháng sinh và dịch chiết quả Dứa được biểu hiện các vòng tròn vô khuẩn xuất hiện trên đĩa thạch Với mỗi loại cao chiết Dứa ở nồng độ khác nhau trong thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình

2.2.3.3 Kiểm nghiêm tiêu chuẩn chất lượng khác của siro a) Cảm quan

Siro: dung dịch phải trong, không lẫn các tạp chất khác, không có mùi lạ, bọt khí hoặc có bất kỳ sự biến chất khác trong quá trình bảo quản [27] b) Thể tích

Phương pháp xác định thể tích theo DĐVN V tại Phụ lục 11.1

Tiến hành: lấy ngẫu nhiên 3 đơn vị chế phẩm (ống, lọ…) Xác định thể tích từng đơn vị bằng ống đong chuẩn sạch, khô, có độ chính xác phù hợp Thể tích mỗi đơn vị phải không dưới thể tích ghi trên nhãn Nếu có một đơn vị không đạt phải tiến hành kiểm tra lần thứ hai giống như lần đầu Chế phẩm đạt yêu cầu nếu trong lần thử này không có đơn vị nào có thể tích dưới thể tích ghi trên nhãn [27]

Quy định giới hạn cho phép của siro được trình bày ở Bảng 6

Bảng 6 Giới hạn cho phép của siro

Loại thuốc Thể tích ghi trên nhãn Giới hạn cho phép

Siro Dứa được đóng vào chai thủy tinh màu nâu, nắp màu vàng có nút, chai thủy tinh đạt tiêu chuẩn y tế và sức khỏe, đã được công bố bởi bộ y tế, đạt tiêu chuẩn châu Âu, châu Mỹ, có thể tích 60 ml, giới hạn cho phép +10% c) Độ trong

Phương pháp: xác định bằng cách so sánh các dung dịch đó với các hỗn dịch đối chiếu theo DĐVN V tại phụ lục 9.2

Dung dịch Hydrazin Sulfat: Hòa tan 1 g Hydrazin Sulfat trong nước, pha loãng với nước thành 100 ml và để yên trong thời gian 4 giờ đến 6 giờ Dung dịch hexamethylentetramin: trong một bình nón thủy tinh nút mài dung tích 100 ml, hòa tan 2,5 g hexamethylentetramin trong 25 ml nước

Hỗn dịch đục gốc: Thêm 25 ml dung dịch hydrazin Sulfat vào 25 ml dung dịch hexamethylentetramin, lắc kỹ và để yên trong 24 giờ Nếu được bào quản trong lọ thủy tinh tốt (không có khuyết tật ở bề mặt) thì hỗn dịch đục gốc bền vững trong vòng 2 tháng Hỗn dịch này phải không được bám dính vào thủy tinh và phải được lắc kỹ trước khi dùng

Chuẩn đục: Pha loãng 15 ml hỗn dịch đục gốc thành 1000 ml với nước Chuẩn đục được chuẩn bị ngay trước khi dùng và có thể bảo quản tối đa trong vòng 24 giờ

Các hỗn dịch đối chiếu từ I tới IV được chuẩn bị như chỉ dẫn trong Bảng 7

Bảng 7 Hỗn dịch đối chiếu

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả

3.1.1 Chiết xuất lược liệu và thử hoạt tính kháng khuẩn

Sau khi lấy 5 quả Dứa có khối lượng 6 kg tiến hành rửa sạch với nước cất vô trùng, sau đó gọt vỏ quả Dứa lấy thịt quả thu được 3,4 kg thịt quả Thịt quả được xây nhuyễn và ép qua máy ép chậm thu được dịch ép của quả Dứa Dịch ép thịt quả được lọc qua bông với đừơng kính 2 μm để thu được dịch chiết của quả Dứa Với khối lượng 3,4 kg Dứa đã được gọt sạch, bỏ lõi thu được 1,5 lít dịch chiết

Dịch chiết đun cách thủy với nhiệt độ 60 o C và thực hiện theo phương pháp tiệt khuẩn Tyndall Cao thu được có màu vàng tươi, lỏng sệt và mùi thơm nhẹ của dược liệu Hình ảnh cao chiết nước ép quả Dứa và cao chiết sau 3 lần sấy được tác giả tự chụp trong quá trình thực hiện được mô tả như Hình 4

Hình 4 Cao chiết nước ép quả Dứa (A), Cao chiết sau 3 lần sấy (B)

Nhận xét: Độ ẩm cao thu được là 58 %

❖ Thử hoạt tính kháng khuẩn

Khảo sát tính kháng khuẩn của cao chiết ở 3 nồng độ khác nhau với chứng âm là nước cất, sử dụng chứng dương là kháng sinh amoxicillin, bằng phương pháp đục lỗ thạch, dịch chiết cao pha ở 3 nồng độ khác nhau: 25 mg/mL, 50 mg/mL, 100 mg/mL

Phương pháp này được lặp đi lặp lại 3 lần Kết quả cho thấy cao chiết ở 3 nồng độ đều có hiệu quả kháng khuẩn Kết luận nồng đồ 100 mg/mL cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất

26 Đối với vi khuẩn gram dương, cao chiết quả Dứa cho kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết đối với chủng Bacillus subtilis được thể hiện cụ thể tại Hình 5

Hình 5 Đường kính vùng ức chế Bacillus subtilis của cao chiết

Ghi chú:cao chiết quả Dứa nồng độ 25 mg/mL (A); cao chiết quả Dứa nồng độ 50 mg/mL (B); cao chiết quả Dứa nồng độ 100 mg/mL (C); nước cất đối chứng âm (-) và Amoxicillin đối chứng dương (+)

Kết quả Hình 5 cho thấy, cao chiết quả Dứa dung môi nước cất ở 3 nồng độ 25 mg/mL,

50 mg/mL, 100 mg/mL đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với chủng vi khuẩn

Bacillus subtilis với đường kính kháng khuẩn dao động từ 7,46 đến 24,5 mm Trong đó, cao chiết ở nồng độ 100 mg/mL có đường kính kháng khuẩn lớn nhất.

Bảng 8 Đường kính vùng ức chế vi khuẩn của cao chiết đối với chủng

Bacillus subtilis Đường kính vùng ức chế vi khuẩn (mm) Nồng độ 25 mg/mL Nồng độ 50 mg/mL Nồng độ 100 mg/mL

Cao chiết quả Dứa 7,46 11,6 24,5 Đối chứng dương

21,6 Đối chứng âm (nước cất) 5

➢ Đối với vi khuẩn gram âm kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết đối với chủng Escherichia coli Kết quả được thể hiện cụ thể tại Hình 6

Hình 6 Đường kính vùng ức chế Escherichia coli của cao chiết

Ghi chú:cao chiết quả Dứa nồng độ 25 mg/mL (A); cao chiết quả Dứa nồng độ 50 mg/mL (B); cao chiết quả Dứa nồng độ 100 mg/mL (C); nước cất đối chứng âm (-) và Amoxicillin đối chứng dương (+)

Kết quả Hình 6 cho thấy, cao chiết quả Dứa dung môi nước cất ở 3 nồng độ 25 mg/mL,

50 mg/mL, 100 mg/mL đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với chủng vi khuẩn

E.coli với đường kính kháng khuẩn dao động từ 5 đến 15,3 mm Trong đó, cao chiết ở nồng độ 100 mg/mL có đường kính kháng khuẩn lớn nhất.

Bảng 9 Đường kính vùng ức chế vi khuẩn của cao chiết đối với chủng

Escherichia coli Đường kính vùng ức chế vi khuẩn (mm) Nồng độ 25 mg/mL Nồng độ 50 mg/mL Nồng độ 100 mg/mL Cao chiết quả Dứa 5 6 15,3 Đối chứng dương

27,8 Đối chứng âm (nước cất) 5

3.1.2 Kết quả bào chế siro

Với khối lượng 3,4 kg Dứa đã được gọt sạch, bỏ lõi thu được 1,5 lít dịch chiết Bào chế được 5 chai siro Dứa với thể tích 60 mL Siro Dứa được đóng vào chai thủy tinh màu nâu, nắp màu vàng có nút bông, chai thủy tinh đạt tiêu chuẩn y tế và sức khỏe, đã được công bố bởi bộ y tế, đạt tiêu chuẩn châu Âu, châu Mỹ Siro Dứa được đóng vào chai có thể tích 60 ml và dãn nhãn theo quy định của Bộ y tế Hình 7 Dung dịch có màu vàng, lỏng đặc sánh, mùi thơm, vị ngọt có tính đồng nhất được thể hiện Hình 8

Liều dùng: Căn cứ theo liều dùng Dứa là ngày dùng quả Dứa là 30 – 40 g/ngày Siro

VIỆN DƯỢC - ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

504 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thành phố TDM, tỉnh Bình Dương

Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa Số lô SX: SĐK:

Cách dùng: uống Ngày SX: ĐKBQ: đậy kín, để nơi thoáng mát Hạn dùng: ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Hình 7 Nhãn chai siro Dứa

Hình 8 Siro Dứa đóng chai

Ghi chú: Dung dịch siro Dứa (A), siro Dứa đóng chai ( B)

3.1.3 Kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng khác của siro

Sau khi bào chế siro Dứa tiến hành kiểm nghiệm siro theo các chỉ tiêu cảm quan, thể tích, tỷ trọng, pH, độ trong

Quan sát siro Dứa bằng cảm quan, các chỉ tiêu được mô tả ở Bảng 10

Bảng 10 Chỉ tiêu cảm quan của siro

Trạng thái Dạng lỏng, đặc sánh, có tính đồng nhất, khi để lâu thì siro không tách lớp, không vón cục và không có tạp chất lạ

Màu sắc Màu vàng đặc trưng của Dứa

Mùi vị Mùi thơm Dứa, có vị ngọt chua và không có mùi lạ

Sau khi kiểm định chỉ tiêu thể tích kết quả thu được trình bày ở Bảng 11

Bảng 11 Kết quả về giới hạn thể tích của siro

Thể tích ghi trên nhãn 60 ml 60 ml 60 ml

Thể tích 60,2 ml 60,3 ml 60,1 ml

Nhận xét: DĐVN V, Phụ lục 11.1 quy định thì thể tích tới 100 ml giới hạn cho phép 10

% thì siro đạt yêu cầu

Do điều kiện phòng thí nghiệm chưa có đủ hóa chất nên xác định độ trong bằng phương pháp lấy 5 ml siro Dứa vào ống nghiệm thủy tinh, trong, không màu, nhìn từ trên xuống quan sát theo chiều ngang trên nền trắng cho kết quả cảm quan dung dịch màu vàng, không lẫn tạp chất

Sau khi thử bằng phương pháp trải thạch kết quả được thể hiện ở Hình 9

Hình 9 Thử nghiệm tính vô khuẩn

Nhận xét: sau khi bào chế, lấy một ít siro tráng lên bề mặt dĩa petri có môi trường thạch để yên trong tủ ủ 24 giờ Kết quả quan sát bằng cảm quan không xuất hiện vi khuẩn, nấm Vì vậy Siro Dứa có tính vô khuẩn

Lấy 5 ml siro Dứa bỏ vào ống đong, dùng đũa thủy tinh trộn đều siro Dứa Đặt nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào siro Dứa sao cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy của ống đong Chỉnh nhiệt độ tới 20 o C và khi tỷ trọng kế ổn định Cho thấy kết quả như sau:

Bảng 12 Tỷ trọng của siro

Lần đo Tỷ trọng siro

Trung bình kết quả đo tỷ trọng siro sau 3 lần đo là 1,19 (1,15-1.25) Siro Dứa đạt yêu cầu chỉ tiêu về tỷ trọng

Sau khi tiến hành hoà tan 1 ml siro Dứa trong 10 ml nước cất vô trùng Xác định bằng máy đo pH đã hiệu chỉnh thu được kết quả như sau:

Bảng 13 Độ pH của siro

Lần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 Độ pH 4,2 4,3 3,9

Nhận xét: sau 3 lần đo độ pH của siro Dứa là 4,13 (độ pH nằm trong khoảng 4,0  0,2 theo DĐVN V) Vì vậy siro Dứa đạt yêu cầu chỉ tiêu về độ pH.

Bàn luận

Nghiên cứu bào chế siro Dứa được thực hiện trên cơ sở khảo sát thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Dứa, xác định độ ẩm của cao, kiểm kiệm các tiêu chuẩn của siro được quy định ở DĐVN V Dịch chiết được tiệt khuẩn phương pháp Tyndall sẽ diệt được cả vi khuẩn và nha bào Phương pháp này dùng để tiệt khuẩn các dung dịch có chứa albumin, các dụng cụ chất dẻo và một số dung dịch đặc biệt để cấy khuẩn, tiêu diệt được các vi khuẩn và nha bào trong một thời gian ngắn, tiệt khuẩn được nhiều dụng cụ và vật dụng khác nhau; dễ kiểm soát [39]

Khảo sát tính kháng khuẩn của cao chiết ở 3 nồng độ khác nhau với chứng âm là nước cất, sử dụng chứng dương là kháng sinh amoxicillin, bằng phương pháp đục lỗ thạch, dịch chiết cao pha ở 3 nồng độ khác nhau: 25 mg/mL, 50 mg/mL, 100 mg/mL Phương pháp này được lặp đi lặp lại 3 lần Phương pháp đục lỗ đĩa thạch thao tác đơn giản, chủ động, dễ thực hiện, phù hợp với thực tế sử dụng kháng sinh hiện nay [40] Kết quả cho thấy cao chiết ở 3 nồng độ đều có hiệu quả kháng khuẩn đối với trên 2 chủng vi khuẩn

Bacillus subtilis và Escherichia coli Vi khuẩn Escherichia coli là vi khuẩn gram âm sống trong đường tiêu hóa của người và động vật gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết, viễm vàng não [41, 42] Kết quả cho thấy cao Dứa có hiệu quả kháng khuẩn

Kiểm nghiệm siro Dứa đạt các yêu cầu về chất lượng, về cảm quan siro dạng lỏng, đặc sánh, có tính đồng nhất, khi để lâu thì siro không tách lớp, không vón cục và không có tạp chất lạ Màu vàng đặc trưng của Dứa Mùi thơm Dứa, có vị ngọt chua và không có mùi lạ Đối với các chỉ tiêu về thể tích, độ trong, tỷ trọng đều đạt yêu cầu

Ngày đăng: 26/10/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN