1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da
Tác giả Vũ Văn Phùng
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang, ThS. Nguyễn Thị Huyền
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (10)
    • 1.1. Tổng quan về rutin (10)
      • 1.1.1. Công thức hóa học và tính chất vật lý (10)
      • 1.1.2. Tác dụng trên da của rutin (10)
    • 1.2. Tổng quan về hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa (12)
      • 1.2.1. Khái niệm (12)
      • 1.2.2. Ưu, nhược điểm (13)
      • 1.2.3. Thành phần của hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa (14)
      • 1.2.4. Một số nghiên cứu và ứng dụng hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa (21)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu (22)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (23)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Phương pháp định lượng rutin (23)
      • 2.3.2. Phương pháp bào chế (25)
      • 2.3.3. Phương pháp đánh giá (29)
      • 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu (31)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (32)
    • 3.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng rutin (32)
      • 3.1.1. Phương pháp HPLC (32)
      • 3.1.2. Phương pháp đo quang (33)
    • 3.2. Kết quả xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin (35)
      • 3.2.1. Ảnh hưởng của polyme đến quá trình kết tinh của rutin (35)
      • 3.2.2. Ảnh hưởng của polyme lên kích thước giọt của hệ tự nhũ hóa chứa rutin (37)
      • 3.2.3. Khả năng hòa tan rutin trong hệ tự nhũ hóa có và không có polyme (38)
      • 3.2.4. Kết quả tối ưu hóa tỷ lệ Poloxamer 188 trong công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin (39)
      • 3.2.5. Kết quả tối ưu hóa tỷ lệ rutin trong công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa (40)
    • 3.3. Phân tích một số đặc tính vật lý của rutin bị tủa lại trong phương pháp chuyển dung môi (41)
      • 3.3.1. Phổ FTIR (41)
      • 3.3.2. Giản đồ nhiệt DSC (42)
      • 3.3.3. Phổ nhiễu xạ tia X (42)
    • 3.4. Nghiên cứu ứng dụng hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin trong mỹ phẩm chăm sóc da (43)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (48)
    • 4.1. Kết luận (48)
    • 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)
  • PHỤ LỤC (55)

Nội dung

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT critical micelle concentration DSC Phân tích nhiệt quét vi sai Differential scanning calorimetry HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao high performanc

TỔNG QUAN

Tổng quan về rutin

1.1.1 Công thức hóa học và tính chất vật lý

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của rutin

Rutin là một flavonol glycosid thuộc nhóm flavonoid, tạo thành khi thay thế nhóm hydroxyl của quercetin ở vị trí C-3 bằng các nhóm đường glucose và rhamnose, có tên khoa học là 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy-3-[(2S,3R,4S,5S,6R)-3,4,5- trihydroxy-6-[[(2R,3R,4R,5R,6S)-3,4,5-trihydroxy-6-methyloxan-2-yl]oxymethyl] oxan-2-yl]oxychromen-4-one với công thức phân tử là C27H30O16

Phân tử lượng của rutin là 610,5 g/mol, rutin kém tan trong nước (125mg/L), tan tốt trong methanol (55g/L), ethanol (5,5g/L), pyridin (37,3g/L) [37], acetone, n- propanol Nhiệt độ nóng chảy của rutin là 125°C, giá trị logP là -0,87 (theo drugbank.com), pKa = 6,37 (theo Pubchem) Rutin được xếp vào nhóm IV trong bảng phân loại sinh dược học (BCS), có tính tan kém và thấm kém [4]

1.1.2 Tác dụng trên da của rutin

1.1.2.1 Tác dụng chống lão hóa

Năm 2016, một nhóm nghiên cứu người Hàn đã tiến hành thực nghiệm xác định tác dụng chống lão hoá của rutin đối với nguyên bào sợi da và da người bằng cách thực hiện thử nghiệm in vivo trên người Nhìn chung, kết quả cho thấy tác dụng của rutin đối với tình trạng lão hoá do các phản ứng oxy hoá thông qua sự cải thiện về các dấu hiệu lão hoá da như: tăng độ đàn hồi và mật độ da, giảm chiều dài, diện tích và số lượng nếp nhăn, vết chân chim [14]

1.1.2.2 Tác dụng chống nắng và ngăn ngừa tổn thương do tia UV gây ra

Nghiên cứu của Choi và cộng sự đã cho thấy việc bôi rutin tại chỗ trên da chuột

30 phút trước khi chiếu tia UVB làm giảm quá trình peroxide hoá lipid và tăng sản biểu bì do UVB gây ra, cho thấy tác dụng chống lại tổn thương da do tia UV gây ra [13]

Bên cạnh đó, người ta đã quan sát khi rutin kết hợp với dạng nhũ tương dầu trong nước ở nồng độ 10% cho ra giá trị hệ số chống nắng tương tự như homosalate (một hợp chất hữu cơ có khả năng hấp thụ tia UV-B, được sử dụng làm màng lọc chống nắng tham chiếu để thiết lập các tiêu chuẩn theo FDA) và cho hiệu quả chống tia UVA khá đáng kể Khi được kết hợp cùng với titan dioxide, chỉ số SPF thu được là 30 [15] Hệ nano lipid chứa rutin cũng được chứng minh là có tiềm năng trong việc sử dụng như một sản phẩm chống nắng [28]

Nghiên cứu của Choi và Kim Nam năm 2013 chỉ ra tá dụng làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng trên tai chuột bằng cách ức chế sự xâm nhập của tế bào mast vào tai và nồng độ histamin trong huyết thanh, ngoài ra còn làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc được xác định qua độ dày của tai và sự tăng sinh tế bào lympho, nồng độ IgG2a và biểu hiện của các interferon Nghiên cứu này cho thấy rutin có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh viêm da dị ứng [12]

Không chỉ dùng đơn độc, rutin còn có thể kết hợp các các hoạt chất khác để hiệp đồng tăng tác dụng chống lão hoá, bảo vệ da Việc kết hợp cùng với acid ascorbic (vitamin C) cho khả năng chống oxy hóa cao hơn so với hợp chất đơn lẻ và cho thấy tác dụng mạnh hơn chống lại sự hình thành các loại oxy phản ứng do tia cực tím gây ra Sự kết hợp giữa acid ascorbic và rutin là sự bổ sung cho nhau trong các hoạt động chống oxy hóa, chức năng vận chuyển và truyền tín hiệu của chúng Các hoạt động kết hợp chống oxy hóa và chống viêm của chúng cho thấy rutin và acid ascorbic có khả năng bảo vệ tế bào chống lại tổn thương da do tia cực tím gây ra [24] Rutin kết hợp với acid caffeic được xác định là có tiềm năng chống lão hoá và oxy hoá thông qua việc ức chế các enzym collagenase, tyrosinase, elastase và hyaluronidase [25]

1.1.2.4 Tác dụng làm nhanh lành vết thương

Rutin được phối hợp vào dạng hydrogel khi bôi lên vết thương ngoài da của chuột, làm giảm diện tích vết thương so với hydrogel đối chứng Có sự giảm stress oxy hóa ở vùng vết thương được biểu thị bằng việc giảm peroxid hóa lipid và hàm lượng protein carbonyl cùng với tăng hoạt tính catalase Hydrogel chitosan giải phóng rutin để chữa lành vết thương ngoài da đã được bào chế Những hydrogel này thúc đẩy rõ rệt sự hình thành của biểu mô mới và hạt dày hơn, gần với biểu mô ban đầu hơn [5]

1.1.2.5 Một số mỹ phẩm chăm sóc da có chứa rutin

Bảng 1.1 Các chế phẩm mỹ phẩm trên thị trường chứa rutin

Tên sản phẩm Thương hiệu

Hoạt chất chính Công dụng chính

Calming Essence Ma:nyo Chiết xuất cây thạch nam

Làm dịu da Chống lão hoá

Eye contour serum Universkin Rutin 3,2 %

Giảm bọng, giảm sưng mắt

Kết hợp nhiều chất chống nắng vô cơ, hữu cơ như TiO2, ZnO,… với rutin

Chống nắng Làm dịu da

Ngừa mụn Làm sáng da Chống lão hoá

Làm dịu Dưỡng ẩm Chống Oxy hoá

Tổng quan về hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa

Hệ tự nhũ hoá (Self-emulsifying drug delivery system – SEDDS) là dạng khan của nhũ tương, là một hỗn hợp đồng nhất và ổn định của dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt và hoạt chất Khi đưa vào pha nước và khuấy trộn nhẹ nhàng sẽ tạo ra nhũ tương có các giọt phân tán với kích thước từ 20 – 300 nm

SEDDS được phân thành 2 nhóm dựa theo kích thước các giọt phân tán bao gồm:

Hệ tự vi nhũ hoá (Self-microsemulsifying drug delivery system – SMEDDS) với kích thước giọt phân tán dưới 100 nm và hệ tự nano nhũ hoá (Self-nanoemulsifying drug delivery system – SNEDDS) với kích thước giọt phân tán trong khoảng 100 – 300 nm [1]

5 Để khắc phục một số nhược điểm của SEDDS như: không phù hợp cho các hoạt chất phải sử dụng ở liều quá cao, khả năng kết tủa lại hoạt chất sau khi nhũ hoá …[60], hệ tự nhũ hoá siêu bão hòa (Su-SEDDS) với đặc điểm ổn định về mặt nhiệt động học, chứa các chất ức chế kết tủa dược chất (PI), thường là các polyme hòa tan trong nước (PPI), đã được bào chế và ứng dụng Ở trạng thái siêu bão hoà, các PPI gắn trên bề mặt của các phân tử dược chất giống như một “chiếc dù”, ngăn ngừa sự kết tủa, tạo mầm và phát triển tinh thể của dược chất Các PPI, như HPMC (hydroxypropyl methylcellulose), HPC (hydroxypropyl cellulose), MC (methylcellulose), PVP (polyvinylpyrrolidon), tocopheryl polyethylen glycol 1000 succinat (TPGS),… cải thiện tính ổn định của dược chất bằng cách duy trì trạng thái siêu bão hòa của dược chất tại vị trí hấp thu [16] Việc lựa chọn các PPI và nồng độ của chúng trong các công thức tự nhũ hoá ảnh hưởng đáng kể đến sinh khả dụng của dược chất Hiện tượng siêu bão hòa cũng làm tăng hoạt tính nhiệt động học của dược chất do vượt quá giới hạn độ hòa tan, làm tăng động lực vận chuyển dược chất qua màng sinh học [1]

Dễ sản xuất và nâng quy mô là một trong những lợi thế quan trọng tạo nên sự khác biệt của SEDDS khi so sánh với các hệ mang thuốc mới như hệ phân tán rắn, liposome và tiểu phân nano Các thiết bị cần thiết cho sản xuất SEDDS ở quy mô lớn thường đơn giản và kinh tế, như máy trộn với cánh khuấy

SEDDS giúp làm tăng độ ổn định của nhũ tương do giảm lực hấp dẫn, giảm chuyển động Brown, kích thước siêu nhỏ giúp làm chậm quá trình keo tụ, từ đó giúp kéo dài độ ổn định của chế phẩm [10] Độ nhớt thấp và bản chất trong suốt của nano nhũ tương làm tăng tính thẩm mỹ của chế phẩm, tạo cảm giác dễ chịu hơn trên da, với sự thay đổi độ nhớt thích hợp, nano nhũ tương có thể được sử dụng trong công thức thuốc xịt, gel thân thiện với người dùng [17]

SEDDS có khả năng tạo thành nano nhũ tương dầu/nước trong điều kiện khuấy trộn nhẹ nhàng Các giọt dầu mang hoạt chất có kích thước nano có diện tích bề mặt tiếp xúc với pha nước tăng lên rất nhiều so với nhũ tương thông thường góp phần làm tăng khả năng hoà tan của hoạt chất ít tan – đặc tính thường gặp ở những hoạt chất nguồn gốc tự nhiên

SEDDS giúp cải thiện độ ổn định hoá lý và sinh học của các chiết xuất từ dược liệu, tăng tác dụng chống oxy hoá

Nano nhũ tương có thể làm giảm sự mất nước qua da, tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da [57]

Nano nhũ tương giúp tăng diện tích tiếp xúc với da so với nhũ tương thông thường (kích thước  500 nm) Ngoài ra, do kích thước khoảng trống của lipid gian bào trong lớp sừng là khoảng 50 nm và màng nhũ tương được nhũ hoá mềm và linh hoạt, nên nano nhũ tương có thể dễ dàng hấp thụ và phân tán vào lipid gian bào Bằng hai cách này, nano nhũ tương (kích thước giọt 30 -500 nm) có thể cải thiện sự thấm qua da [47] Ngoài các ưu điểm chung của SEDDS vừa nêu, hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa (Su- SEDDS) còn có thêm 1 số ưu điểm khác như: tăng độ ổn định nhiệt động học cho hệ, hạn chế kết tủa lại dược chất, tăng khả năng nạp dược chất, tạo ra chênh lệch gradient nồng độ giúp tăng thấm dược chất vào trong da (tiềm năng ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da)

Bên cạnh ưu điểm, hệ tự nhũ hoá siêu bão hòa cũng tồn tại một số hạn chế:

Nếu chất diện hoạt hoặc đồng dung môi có vai trò lớn trong việc hoà tan hoạt chất trong hệ thì nguy cơ hoạt chất bị tủa hoặc kết tinh lại là rất cao Hoạt chất có thể bị tủa lại khi pha loãng làm mất đi những ưu điểm của hệ

Thành phần dầu trong công thức có thể bị oxy hoá trong quá trình bảo quản, nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách bổ sung những chất chống oxy hoá thân dầu vào công thức

Tuy ổn định hơn nhũ tương, Su-SEDDS vẫn có thể bị phân lớp Để khắc phục nhược điểm này có thể hoá rắn hệ [1]

1.2.3 Thành phần của hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa

Dược chất, hoạt chất được sử dụng trong hệ thống Self-Emulsifying Drug Delivery Systems (SEDDS) và Su-SEDDS chủ yếu thuộc nhóm II và IV trong bảng phân loại sinh dược học bào chế (BCS) Đây là nhóm dược chất có đặc điểm khả năng hòa tan kém, liều điều trị thấp, và điểm nóng chảy thấp, đồng thời giá trị logP (>4) [2] Đặc tính của hệ Su-SEDDS bị ảnh hưởng bởi các tính chất lý hóa của hoạt chất như log P, pKa và khối lượng phân tử Sự kết hợp hoạt chất vào Su-SEDDS có thể dẫn đến việc tăng kích thước các giọt phân tán của nhũ tương tạo thành [19]

Pha dầu là thành phần quan trọng trong công thức hệ tự nhũ hoá Các thuộc tính lý hoá của dầu có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình tự nhũ hoá, kích thước giọt của nhũ tương, khả năng hoà tan hoạt chất Các loại dầu có chuỗi hydrocarbon quá dài, như dầu thực vật (dầu đậu nành) hoặc triglycerid chuỗi dài, rất khó để tự nhũ hóa, trong khi các loại dầu có chuỗi trung bình (các triglycerid mạch trung bình) và dầu có chuỗi ngắn

(hoặc khối lượng phân tử thấp), như các monoglycerid mạch trung bình và các este của acid béo (ethyl oleat), rất dễ tự nhũ hóa so với các triglycerid chuỗi dài [34]

Pha dầu tuy có vai trò quan trọng trong việc tăng độ tan và cải thiện khả năng thẩm thấu qua da của hoạt chất, nhưng nồng độ acid béo cũng như loại acid béo có mặt trong dầu cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng thấm qua da Vì vậy, pha dầu phải được chọn với khả năng hòa tan dược chất tối ưu cùng với thành phần acid béo thuận lợi nhằm mục đích tăng cường khả năng thấm

Dầu triglycerid chuỗi dài và trung bình đã biến tính, với các mức độ bão hòa hoặc thủy phân khác nhau, đã được sử dụng rộng rãi để thiết kế các hệ tự nhũ hoá chứa dược liệu [35] Các loại dầu tự nhiên (như dầu thầu dầu, dầu ngô, dầu ô liu, dầu đậu nành và dầu đậu phộng) cũng thường được sử dụng để tăng cường khả năng hòa tan của dược liệu Ngoài ra, các loại dầu tự nhiên hay được sử dụng trong hệ tự nhũ hoá dùng trên da do khả năng phân huỷ sinh học và tương thích với da [52] Tuy nhiên, khả năng hòa tan của chúng không thể bắt kịp với một số dòng glycerin lỏng (Labrafac ™ PG, Maisine

™ 35-1, Labrafac ™, Lipophile WL 1349 và Capryol ™ 90 ), có thể cải thiện đáng kể khả năng hòa tan của dược liệu

Các thuộc tính của chất diện hoạt như HLB, độ nhớt và ái lực với pha dầu, có ảnh hưởng lớn đến quá trình tự nhũ hóa, vùng tự nhũ hóa và kích thước giọt của nhũ tương tạo thành HLB của chất diện hoạt phản ánh tiềm năng tự nhũ hóa của SEDDS SEDDS có khả năng tự nhũ hoá tốt khi chất diện hoạt có HLB tương đối cao, các giọt dầu nhanh chóng được nhũ hóa vào môi trường nước và có thể ngăn chặn sự kết tủa của dược chất trong lòng đường tiêu hóa Chất diện hoạt được lựa chọn trong Su-SEDDS thường là chất diện hoạt không ion hóa, có chỉ số HLB cao từ 12-15 như các glycerid polyethylen glycol hóa, polyoxyethylen (20) sorbitan monooleat (Tween 80) và poly(ethylen oxid)- poly(propylen oxid), Pluronic F127,…[50] Nồng độ của chất diện hoạt trong Su- SEDDS có ảnh hưởng đáng kể đến kích thước giọt nano nhũ tương Tỷ lệ chất diện hoạt trong Su-SEDDS tăng thường cho nhũ tương có kích thước giọt phân tán càng nhỏ Tuy nhiên, khi tăng nồng độ chất diện hoạt đến một mức độ nhất định thì kích thước giọt lại tăng lên [33], nguyên nhân có thể do sự phá vỡ bề mặt ngăn cách giữa hai pha dầu nước và sự xâm nhập của nước vào các giọt dầu tăng lên

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu

Bảng 2.1 Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu

STT Tên Nguồn gốc Tiêu chuẩn

1 Rutin (nguyên liệu) Việt Nam TCNSX

2 Rutin chuẩn Viện kiểm nghiệm dược chất trung ương

Chuẩn đối chiếu thứ cấp

3 Transcutol CG Gattefossé- Pháp EP

5 Cremophor RH 40 BASF- Đức EP

11 Nước cất Việt Nam DĐVN V

12 Acid citric Việt Nam TCNSX

13 Natri citrat Việt Nam TCNSX

14 Natri hydroxit Việt Nam TCNSX

15 Acid clohydric Việt Nam TCNSX

19 Gôm Xanthan Trung Quốc TCNSX

Bảng 2.2 Thiết bị nghiên cứu

STT Tên thiết bị Nguồn gốc

1 Máy khuấy từ có bộ phận gia nhiệt IKA RH basic 1 Đức

2 Máy đo thế zeta và xác định phân bố kích thước tiểu phân Zetasizer NanoZS90 Anh

3 Máy quang phổ UV-VIS Hitachi U-1900 Nhật Bản

4 Máy ly tâm Hermle Z 200A Đức

5 Ống ly tâm có màng siêu lọc Amicon Ultra-4 10000

6 Cân phân tích Precisa XB 220A Thuỵ Sĩ

7 Cân kĩ thuật TE1502S Sartorius Đức

9 Máy siêu âm WiseClean WUC – A10H Hàn Quốc

10 Máy đo pH micro - Mettler Toledo Thụy Sĩ

11 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Nhật Bản

12 Thiết bị cánh khuấy Erweka Đức

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của polyme lên quá trình kết tinh rutin và xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin

- Bước đầu ứng dụng hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin trong mỹ phẩm chăm sóc da.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp định lượng rutin

2.3.1.1 Định lượng rutin bằng phương pháp HPLC

 Điều kiện sắc ký: Điều kiện sắc ký được tham khảo và điều chỉnh dựa theo Dược điển Trung Quốc

2015 chuyờn luận Rutin: cột sắc ký Agilent C18 (4,6x250mm, 5 àm); pha động: tiến hành trên hệ dung môi pha động gồm nước tinh khiết và acetonitril tỷ lệ 70:30

- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng: 360 nm

- Tốc độ dòng: 1ml/phút

- Dung môi pha loãng: methanol dùng cho HPLC

- Dung dịch chuẩn gốc: cân chính xác khoảng 200 mg rutin chuẩn cho vào bình định mức 100ml, thêm 90 ml methanol, siêu âm trong khoảng 15 phút, bổ sung thêm Methanol đến vạch để tạo dung dịch chuẩn gốc 2000 μg/ml Lọc qua màng PTFE 0,2 μm trước khi tiêm mẫu vào hệ thống sắc ký

 Thẩm đi ̣nh phương pháp đi ̣nh lượng dựa trên một số tiêu chí:

- Đánh giá tính thích hợp hệ thống: Tiến hành tiêm lặp lại 6 lần dung dịch chuẩn rutin (nồng độ 500 μg/ml) Ghi lại thời gian lưu, diện tích pic

Yêu cầu: chênh lệch về thời gian lưu và diện tích pic biểu thị bằng độ lệch chuẩn tương đối RSD % của 6 lần không được lớn hơn 2 %

- Tính tuyến tính và khoảng xác định: Tiến hành xác lập mối tương quan giữa diện tích pic với nồng độ của dung dịch rutin chuẩn Dãy dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch chuẩn gốc bằng methanol để được dãy dung dịch chuẩn có nồng độ rutin trong khoảng 5-500 μg/ml Tiến hành sắc ký, xây dựng phương trình hồi quy và xác định hệ số tương quan R Yêu cầu: đường hồi quy thu được phải có dạng đường thẳng: y= ax + b và giá trị R 2 ≥ 0,995

- Tính đặc hiệu: Tiến hành chạy sắc ký các dụng dịch sau đây theo quy trình phân tích:

Dung dịch trắng: Dung môi pha mẫu methanol

Dung dịch placebo: Cân khoảng 1g mẫu gồm các thành phần tá dược nghiên cứu và không có dược chất cần phân tích

Dung dịch chuẩn: Dung dịch chuẩn rutin 500 àg/ml

Dung dịch thử: Chuẩn bị mẫu thử chứa 30 mg rutin hòa tan hoàn toàn trong khoảng 1g tá dược, sau đó pha loãng tới nồng độ thích hợp bằng methanol

Tiến hành sắc ký và ghi lại giá trị thời gian lưu của các dung dịch

Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ): Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng dựa vào tỷ lệ đáp ứng so với nhiễu Việc xác định tỉ lệ đáp ứng trên nhiễu được tiến hành bằng cách so sánh đáp ứng đo được trên mẫu thử có nồng độ chất phân tích thấp đã biết với đáp ứng của mẫu trắng và từ đó tính được nồng độ tối thiểu của chất phân tích có thể phát hiện được Đối với giới hạn phát hiện, tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu khoảng 3:1 Đối với giới hạn định lượng, tỷ lệ đáp ứng trên nhiễu thông thường là 10:1

2.3.1.2 Định lượng rutin bằng phương pháp đo quang

Xác định đỉnh cực đại hấp thụ của Rutin

Cân chính xác khoảng 25 mg chất chuẩn rutin hòa tan vào vừa đủ 100 ml methanol thu được dung dịch chuẩn gốc Hút chính xác 10 ml dung dịch chuẩn gốc cho vào bình định mức 100 ml, pha loãng bằng methanol và thu được dung dịch chuẩn

Mẫu trắng: Dung dịch methanol

Tiến hành quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn A ở dải bước sóng từ 200 -

800 nm với mẫu trắng là methanol Xác định bước sóng tại đỉnh hấp thụ cực đại

Xây dựng đường chuẩn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ rutin với tiêu chí đường chuẩn tuyến tính trong khoảng độ hấp thụ quang từ 0,2 đến 0,8 và R 2 >

0,99 Sau khi xác định được cực đại hấp thụ của rutin, sử dụng phương pháp đo quang

UV - VIS để định lượng rutin

Mẫu chuẩn: Từ dung dịch chuẩn gốc, pha loãng với methanol thành các dung dịch có nồng độ lần lượt là 5 μg/ml; 10 μg/ml; 15 μg/ml; 20 μg/ml; 25 μg/ml

Mẫu trắng: Dung dịch methanol

Mẫu thử: Mẫu thử đem lọc qua màng cellulose acetat 0,45 μm và đo ở cực đại hấp thụ Trong trường hợp nếu dung dịch thử có nồng độ thấp, nằm ngoài khoảng thì tiến hành phương pháp thêm chuẩn để được nồng độ dung dịch thử trong khoảng tuyến tính 5 đến 20 μg/ml Đo độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn và mẫu thử ở bước sóng cực đại

Xây dựng đường chuẩn và phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ rutin Nồng độ rutin trong mẫu thử được xác định dựa vào phương trình tuyến tính xây dựng Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tới độ hấp thụ quang của mẫu Su-SEDDS

Tiến hành đo quang tại bước sóng cực đại hấp thu của Rutin các dung dịch sau: Mẫu trắng: Methanol

Mẫu placebo: Cân khoảng 1g tá dược của nghiên cứu, không có dược chất

Mẫu thử: Chuẩn bị mẫu thử chứa khoảng 30mg Rutin trong khoảng 1g tá dược, sau đó pha loãng tới nồng độ thích hợp bằng methanol

2.3.2.1 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của polyme đến quá trình kết tinh a Phương pháp tráng phim

Nguyên tắc: Hòa tan polyme và rutin với các tỷ lệ khác nhau vào 1 lượng dung môi dễ bay hơi phù hợp Để dung môi bay hơi hết, quan sát sự phân bố của rutin và polyme trên phim vừa tráng qua kính hiển vi quang học (quan sát sự kết tinh lại của rutin trên phim tiêu bản, mật độ, kích thước các tiểu phân kết tinh), và tiếp tục theo dõi sự thay đổi của phim tiêu bản khi bảo quản ở điều kiện 40ºC, độ ẩm 75 % với các mốc thời gian 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày để đánh giá khả năng ức chế kết tinh của các polyme đối với rutin

Cách tiến hành: Tham khảo nghiên cứu của Parikh và cộng sự [39], tiến hành phương pháp tráng phim như sau: Hoà tan 0,2 g hỗn hợp rutin và polyme với các tỷ lệ khác nhau trong 3 ml methanol bằng cách khuấy và siêu âm đến khi dược chất và polyme tan hoàn toàn Tiến hành tráng một lớp mỏng dung dịch vừa chuẩn bị lên phiến kính, độ dày lớp phim mới tráng khoảng 0,2 mm Để dung môi bay hơi hết trong 24 giờ, sau đó mang đi soi trên kính hiển vi quang học, độ phóng đại 10x Sau khi soi xong, bảo quản trong tủ vi khí hậu ở điều kiện nhiệt độ 40ºC, độ ẩm 75% và theo dõi sự xuất hiện tinh

18 thể bằng kính hiển vi quang học sau các thời gian khác nhau Tiến hành với 3 nhóm polyme: nhóm polyme có hoạt tính bề mặt (đại diện: Poloxamer 188), nhóm polyme không có hoạt tính bề mặt (cấu trúc cellulose: HPMC E6, HPMC E15; không có cấu trúc cellulose: PVP K30) với tỷ lệ rutin : polyme là 3:7; 4:6; 5:5; 6:4; để so sánh ảnh hưởng của loại và lượng polyme đến quá trình kết tinh Đánh giá: Quan sát sự phân bố của polyme và rutin, mật độ tủa kết tinh rutin, kích thước tủa b Phương pháp chuyển dung môi

Nguyên tắc: Rutin là một flavonoid tan tốt trong MeOH (methanol) nhưng tan ít trong nước, dựa trên đặc tính đó đánh giá khả năng ức chế rutin kết tinh của các polyme khi chuyển từ dung môi MeOH (tan tốt) sang dung môi nước (tan kém) ở môi trường đệm sinh lý của da pH 5,5

Cách tiến hành: Phương pháp này được tiến hành tham khảo từ nghiên cứu của Konno và cộng sự [29] để đánh giá khả năng ức chế kết tinh của polyme từ dung dịch siêu bão hoà dược chất tạo ra nhờ phương pháp chuyển dung môi, tiến hành như sau:

- Điều kiện thử: tốc độ quay: 100 vòng/phút; môi trường thử: 500ml môi trường đệm citrat pH 5,5 (có hoặc không hoà tan polyme), nhiệt độ môi trường thử: 37 ± 0,5ºC

+ Chuẩn bị mẫu: hoà tan 0,25g rutin trong 5 ml methanol

+ Tiến hành thử và lấy mẫu: cho mẫu vào môi trường đệm citrat pH 5,5 Sau các khoảng thời gian: 5 phút; 15 phút; 30 phút; 45 phút; 60 phút; 1,5 giờ; 2 giờ; 4 giờ hút khoảng 5 ml dịch trong cốc (không bù lại dịch)

+ Lấy 1 lượng dịch vừa đủ để đo kích thước tủa rutin tạo thành ở các cốc bằng phương pháp nêu ở mục 2.3.3.2

+ Xử lý dịch: ly tâm tốc độ 5000 vòng/phút, thời gian 3 phút, sau đó hút lấy lớp dịch phớa trờn, lọc qua màng lọc 0,2 àm, pha loóng bằng methanol và định lượng rutin bằng phương pháp định lượng bằng HPLC ở mục 2.3.1

Tiến hành thí nghiệm với 4 polyme trên ở nồng độ trong môi trường đệm là 5% để so sánh các thông số Mức độ siêu bão hòa (DS) của rutin trong dung dịch đệm pH 5,5 có chứa các loại polyme khác nhau được tính theo công thức sau:

DS = Nồng độ rutin ở cốc thử (có polyme) Nồng độ rutin ở cốc chứng (không có polyme)

Trong đó: DS > 1,0 chỉ ra trạng thái siêu bão hoà của rutin; DS = 1,0 thể hiện trạng thái bão hoà; DS < 1,0 thể hiện trạng thái chưa bão hoà của rutin

19 Đánh giá: Dựa trên kích thước tủa rutin bị tủa lại do thay đổi dung môi và hệ số

DS, so sánh khả năng ức chế kết tinh của các polyme

2.3.2.2 Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả xây dựng phương pháp định lượng rutin

3.1.1 Phương pháp HPLC a Tính thích hợp hệ thống

Tiến hành sắc ký 6 lần dung dịch rutin chuẩn cú nồng độ 500àg/ml, kết quả thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính thích hợp hệ thống

Nhận xét: Độ lệch chuẩn tương đối RSD của diện tích pic và thời gian lưu của 6 lần tiêm mẫu dưới 2%, cho thấy phương pháp phù hợp với mục đích định lượng rutin b Tính đặc hiệu

Diện tích pic, thời gian lưu của dung dịch trắng, dung dịch placebo, dung dịch chuẩn, dung dịch thử được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính đặc hiệu của phương pháp

Mẫu Thời gian lưu (phút)

Dung dịch trắng Không có

Nhận xét: Kết quả cho thấy các mẫu trắng, placebo không có pic tại thời gian lưu của pic rutin trong dung dịch chuẩn và dung dịch thử, cho thấy phương pháp có tính đặc hiệu cao c Khoảng nồng độ tuyến tính

Lần tiêm Diện tích pic (mAU.s) Thời gian lưu (phút)

25 Để khảo sát sự tuyến tính giữa nồng độ rutin và diện tích pic, các dung chuẩn có nồng độ 5 – 500 àg/ml được chuẩn bị và tiờm sắc ký

Nhận xét: Giá tri ̣ R 2 = 0,9992 (>0,99) cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ rutin trong mẫu chuẩn với diện tích pic Khoảng tuyến tính này phù hợp để đi ̣nh lượng rutin trong các tá dược, dung di ̣ch, nhũ tương Do đó, nồng độ rutin trong mẫu thử có thể được xác đi ̣nh bằng cách so sánh với đường chuõ̉n cú nồng độ trong khoảng 5 – 500 àg/ml d Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Bằng phương pháp dựa vào tỷ số giữa tín hiệu (S) và nhiễu (N) đã xác định được giới hạn phát hiện của phương pháp LOD = 0,05 μg/ml và giới hạn định lượng của phương pháp LOQ = 0,165 μg/ml

Xác định điểm hấp thụ cực đại

Tiến hành pha dung di ̣ch rutin chuẩn gốc có nồng độ 250 μg/ml, từ đó pha dung dịch chuẩn cú nồng độ 25 àg/ml, quét độ hṍp thu ̣ quang ở bước sóng từ 800 nm đờ́n 200 nm Kết quả thu được cho thấy đỉnh hấp thụ cực đa ̣i ở bước sóng 360 nm Do đó các nghiên cứu đi ̣nh lượng tiếp theo sẽ tiến hành bằng phương pháp đo quang UV - VIS ở bước sóng 360 nm

Từ dung dịch chuẩn gốc 250 àg/ml pha loóng bằng thành dóy cỏc dung dịch chuẩn cú nồng độ: 5; 10; 15; 20; 25 àg/ml Tiến hành đo quang cỏc dung dịch chuẩn cú nồng độ 5-20 àg/ml tại bước súng 360 nm y = 20939x - 145831 R² = 0.9992

Nồng độ Rutin (àg/ml)

Hình 3.1 Đồ thi biểu diễn mối tương quan giữ nồng độ rutin và diện tích pic

Bảng 3.3 Biểu diễn độ hấp thụ quang theo nồng độ

Nồng độ (àg/ml) 5,02 10,04 15,06 20,08 25,10 Độ hấp thụ quang (Abs) 0,13 0,324 0,497 0,663 0,835

Nhận xét: hệ số tương quan R 2 = 0,9992 (>0,99) cho thấy trong khoảng nồng độ 5 – 25 àg/ml cú sự tương quan tuyến tớnh giữa nồng độ rutin và độ hấp thụ quang

Trong đú: y là độ hấp thụ quang của dung dịch cú nồng độ x (àg/ml) Đánh giá ảnh hưởng của tá dược tới độ hấp thụ quang của mẫu Su-SEDDS

Tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tá dược tới độ hấp thụ quang thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4 Độ hấp thụ quang của các tá dược hệ Su-SEDDS

Lần Độ hấp thụ Ảnh hưởng của mẫu placebo Mẫu thử Mẫu placebo

Nhận xét: Kết quả cho thấy tại bước sóng 360 nm, mẫu placebo có tỷ lệ độ hấp thụ so với mẫu thử nhỏ hơn 1%, chứng tỏ tá dược của hệ Su-SEDDS không ảnh hưởng tới độ hấp thụ quang của rutin ở bước sóng 360 nm y = 0.0348x - 0.0349 R² = 0.9992

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Đ ộ hấ p th ụ qua ng (A bs )

Nồng độ Rutin (àg/ml)

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ rutin và độ hấp thụ quang đo được tại bước sóng 360 nm

Kết luận: Có thể sử dụng phương pháp đo quang ở bước sóng 360 nm để định lượng rutin trong quá trình nghiên cứu sàng lọc và xây dựng công thức bào chế.

Kết quả xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin

3.2.1 Ảnh hưởng của polyme đến quá trình kết tinh của rutin

Hình ảnh của các phim tráng được thu thập và tổng hợp lại trong hình 1-PL, từ kết quả thu được có thể thấy: Ở thời điểm sau 1 ngày, các phim tráng với Poloxamer 188 và PVP K30 cho hình ảnh với ít đốm đen nhất (đốm đen trên phim tráng đại diện cho các tiểu phân rutin bị kết tập và tủa lại) Đối với HPMC E6, HMPC E15, hình ảnh phim chụp cho thấy rõ một vài đốm đen hiện lên ở ngay ngày đầu tiên

Theo thời gian, ở tất cả các phim tráng, số lượng và kích thước các đốm đen tủa rutin tăng dần Xét ở thời điểm sau 21 ngày, các hình ảnh phim tráng của Poloxamer 188 cho số lượng các đốm đen là ít nhất và kích thước các đốm đen là nhỏ nhất Hai polyme HPMC E6, HPMC E15 sau 21 ngày cho các hình ảnh phim với các đốm đen kích thước to nhất và số lượng nhiều nhất trong 4 polyme được khảo sát

Xét theo tỷ lệ polyme : rutin được sử dụng, thì khi tăng dần lượng rutin và đồng thời giảm dần lượng polyme trong hỗn hợp tráng phim, ta thấy số lượng và kích thước các đốm đen tủa rutin cũng tăng lên, điều này ta quan sát được ở cả 4 polyme được khảo sát

Do đó, có thể kết luận sơ bộ được khả năng ức chế kết tủa của các polyme đối với rutin như sau: Poloxamer 188 và PVP K30 cho thấy khả năng ức chế kết tủa rutin tốt hơn so với HPMC E6 và HPMC E15

3.2.1.2 Phương pháp chuyển dung môi

Kết quả hệ số DS của các polyme khảo sát theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.2.1b, được thể hiện trong Hình 3.3:

Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn hệ số DS theo thời gian (phút) của các polyme trong phương pháp chuyển dung môi

Nhận xét đồ thị hệ số DS của các polyme theo thời gian cho thấy polyme Poloxamer 188 và PVP K30 cho hệ số cao hơn 2 polyme còn lại (HPMC E6 và HPMC E15), và hệ số DS tại các thời điểm đều duy trì lớn hơn 1 (thể hiện mức độ hòa tan cao hơn của rutin trong 2 dung dịch polyme Poloxamer 188 và PVP K30 khi so với dung dịch đối chứng không có polyme-hay còn gọi là đạt trạng thái siêu bão hòa của rutin trong các dung dịch polyme này) Đối với với 2 polyme Poloxamer 188 và PVP K30, ở hầu hết các thời điểm hệ số

DS của rutin trong dung dịch PVP K30 5 % lớn hơn một chút so với dung dịch Poloxamer 188 5 % Ngoài ra, khi nhìn cảm quan dung dịch của 2 polyme này sau khi thêm rutin, dung dịch PVP K30 cho dung dịch màu vàng và trong suốt hơn so với 3 polyme còn lại và cốc đối chứng

Kích thước rutin bị tủa lại trong các dung dịch được thể hiện trong Hình 3.4:

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn kích thước của rutin tủa lại trong các dung dịch polyme khảo sát bằng phương pháp chuyển dung môi

Nhận xét: Dung dịch của hai polyme HPMC E6 và HPMC E15 cho kích thước tủa rutin lớn hơn so với dung dịch đối chứng-cốc đối chứng (có thể do 2 polyme này có khả năng tạo gel và tăng độ nhớt của hệ, làm giảm khả năng phân tán đều của rutin trong hệ, từ đó gia tăng việc kết tụ lại của tủa rutin trong các dung dịch polyme này làm cho kích thước tủa quan sát được lớn hơn so với hệ không có polyme)

Với 2 polyme còn lại là Poloxamer 188 và PVP K30, kích thước rutin tủa lại trong

2 dung dịch polyme này đều nhỏ hơn tủa của rutin kết tụ lại trong dung dịch đối chứng

- không có polyme Đặc biệt, kết tủa của rutin trong hệ có polyme PVP K30 có kích thước nhỏ nhất và nhỏ hơn rất nhiều so với các hệ chứa polyme còn lại và hệ đối chứng (kích thước tủa trong dung dịch PVP K30 5 % dao động từ 50-60 nm)

Kết luận: Từ kết quả của 2 phương pháp đánh giá polyme trên, lựa chọn Poloxamer

188 và PVP K30 cho các nghiên cứu tiếp theo

3.2.2 Ảnh hưởng của polyme lên kích thước giọt của hệ tự nhũ hóa chứa rutin

Bào chế mẫu SEDDS rutin theo công thức và phương pháp đã nêu ở mục 2.3.2.2, sau đó thêm polyme vào hệ với các tỷ lệ khác nhau, đánh giá các chỉ tiêu kích thước giọt và phân bố kích thước giọt (PDI) của các hệ sau khi nhũ hóa, thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của polyme lên kích thước giọt của SEDDS rutin

Tỷ lệ polyme (%) Poloxamer 188 PVP K30

(nm) PDI Kích thước giọt

0,004 Hệ tách lớp, polyme không tan đóng bánh dưới đáy

15 Hệ tách lớp, polyme không tan đóng bánh dưới đáy

Hệ tách lớp, polyme không tan đóng bánh dưới đáy

Ngoài ra, khi để các hệ đã chuẩn bị trên sau 3 ngày ở điều kiện phòng, tất cả các hệ chứa polyme PVP K30 có hiện tượng tách lớp và polyme PVP K30 tủa lại dưới đáy lọ mẫu Còn với hệ chứa Poloxamer 188 thì không có hiện tượng này (ngoại trừ hệ có chứa 15 % Poloxamer 188 có hiện tượng tách lớp như đã nêu ở bảng trên)

- Khi thêm polyme vào hệ SEDDS (Poloxamer 188 hoặc PVP K30), kích thước giọt dầu của hệ hầu hết nhỏ hơn so với hệ khi chưa có polyme Nhưng khi thêm polyme với tỷ lệ lớn (từ 15 % trở lên với Poloxamer 188; từ 12,5 % trở lên với PVP K30), hệ trở nên kém ổn định, polyme không phân tán được bị đóng vón dưới đáy lọ chứa hệ SEDDS Đặc biệt, do PVP K30 phân tán trong hệ SEDDS ở dạng hỗn dịch nên từ tỷ lệ 12,5 % hệ đã bị đóng bánh polyme dưới đáy do lượng tiểu phân polyme lớn dễ bị kết tụ và sa lắng xuống

- Giá trị PDI của các giọt dầu hệ SEDDS khi thêm polyme đều lớn hơn hệ tương ứng không có polyme, nhưng tất cả các giá trị đo được đều < 0,5 Đối với hiện tượng này, có thể là do khi cho các polyme vào hệ SEDDS, các polyme này có kích thước lớn làm ảnh hưởng đến mức độ phân bố kích thước của các giọt dầu

- Ngoài ra, khi quan sát sơ bộ độ ổn định của các hệ SEDDS sau khi thêm 2 loại polyme trên thì kết quả cho thấy hệ SEDDS có chứa thêm polyme PVP K30 kém ổn định và bị tách lớp, polyme tủa lại, lắng xuống dưới đáy lọ chứa mẫu sau 3 ngày kể từ thời điểm bào chế ở điều kiện thường (nhiệt độ, độ ẩm môi trường bên ngoài) Do đó, Poloxamer 188 được lựa chọn cho công thức Su-SEDDS chứa rutin

- Kết luận: Poloxamer 188 được lựa chọn cho công thức Su-SEDDS chứa rutin

3.2.3 Khả năng hòa tan rutin trong hệ tự nhũ hóa có và không có polyme

Kết quả độ tan bão hòa của rutin trong các hệ SEDDS có và không có polyme (với các tỷ lệ sử dụng polyme khác nhau) được xác định bằng phương pháp mô tả ở mục 2.3.2.2a Kết quả này được thể hiện trong bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6 Độ tan bão hòa của rutin trong các hệ SEDDS khác nhau

(%) Độ tan bão hòa của rutin trong hệ (%)

12,5 Sau 72h, hệ tách lớp, polyme lắng và đóng bánh ở đáy lọ

(Độ tan bão hòa được tính toán và xác định dựa trên tỷ lệ rutin/SEDDS trắng) Nhận xét:

- Đối với Poloxamer, nhận thấy ở tỷ lệ 12,5 % polyme, hệ không ổn định trạng thái phân tán và tách lớp, polyme lắng và đóng bánh ở đáy lọ sau 72h Đối với 4 tỷ lệ còn lại, độ tan bão hòa của rutin trong SEDDS khá tương đồng và tăng lên so với hệ SEDDS không có polyme

Phân tích một số đặc tính vật lý của rutin bị tủa lại trong phương pháp chuyển dung môi

Tiến hành đo phổ FTIR với rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch Poloxamer 188 5% khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi, ta thu được hình ảnh phổ FTIR như sau:

Hình 3.5 Phổ FTIR của rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi (a) và rutin nguyên liêu (b)

Nhận xét: Hình dạng phổ FTIR thu được của 2 mẫu tương đối giống nhau với một số đỉnh hấp thụ đặc trưng cho các nhóm chức có trong phân tử rutin như: đỉnh ở số sóng 1654,9 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=O (aryl ceton); đỉnh với số sóng 1502,1 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=C; đỉnh ở số sóng 1203,9 cm -1 đặc trưng cho dao động của liên kết C=C vòng thơm; đỉnh ở số sóng 1062,3 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng của liên kết C-O-C ether; đỉnh ở số sóng 3425,4 cm -1 đặc trưng dao động hóa trị của nhóm -OH Hai phổ thu được chỉ khác nhau một chút về cường độ đáp ứng ở các đỉnh đặc trưng, có thể là do ảnh hưởng khối lượng mẫu đem đo phổ FTIR

Tiến hành đo giản đồ nhiệt DSC với rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch Poloxamer 188 5% khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi, kết quả được thể hiện trong hình 3.6 dưới đây:

Hình 3.6 Giản đồ nhiệt DSC của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi

Nhận xét: Qua giản đồ nhiệt DSC thu được (hình 3.6), rutin nguyên liệu có 1 pic thu nhiệt ở khoảng 195-198ºC (khoảng nhiệt độ nóng chảy) Còn đối với rutin tủa lại trong dung dịch Poloxamer 188, hình dạng giản đồ DSC cũng có hình dạng gần tương tự như rutin nguyên liệu, điểm khác biệt là điểm pic thu nhiệt bị dịch chuyển 1 chút sang khoảng 183-194ºC và cường độ của pic này cũng giảm đi so với pic của rutin nguyên liệu Hiện tượng khác biệt này có thể là do trạng thái hydrat hóa khác nhau giữa 2 mẫu, và trạng thái bán tinh thể của tủa rutin tái kết tinh trong phương pháp chuyển dung môi

Tiến hành quét nhiễu xạ tia X với mẫu rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi, kết quả được thể hiện trong hình 3.7 sau:

Hình 3.7 Phổ nhiễu xạ tia X của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi

Nhận xét: Kết quả phổ nhiễu xạ tia X cho thấy nguyên liệu rutin tồn tại ở dạng tinh thể với các đỉnh tinh thể đặc trưng ở 12,369º; 8,534º; 5,950º; 4,033º; 3,404º; 3,336º Trong khi đó, rutin bị tủa lại trong dung dịch Poloxamer 188 của phương pháp chuyển dung môi cũng cho hình dạng phổ tương tự phổ nhiễu xạ tia X của rutin nguyên liệu với các đỉnh tinh thể đặc trưng ở 12,398º; 8,538º; 5,962º; 4,032º; 3,406º; 3,340º Điều này chứng tỏ, quá trình tái kết tinh và sự hiện diện của Poloxamer 188 trong môi trường hòa tan không làm thay đổi cấu trúc tinh thể của rutin

Qua kết quả các đánh giá đặc tính vật lý của rutin vừa nêu, cho thấy trong quá trình ức chế sự tái kết tinh lại của rutin ở trạng thái quá bão hòa, Poloxamer 188 không gây ảnh hưởng lớn đến các đặc tính vật lý của rutin Do đó, việc lựa chọn Poloxamer 188 để xây dựng công thức Su-SEDDS rutin là một lựa chọn phù hợp.

Nghiên cứu ứng dụng hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa rutin trong mỹ phẩm chăm sóc da

Tiến hành phối hợp Su-SEDDS rutin các nền gel đã chọn theo phương pháp mô tả trong mục 2.3.2.3 Đánh giá đặc tính các mẫu gel vừa bào chế, thu được kết quả như sau:

 Gel HEC: Sau khi nhũ hóa Su-SEDDS rutin vào gel HEC 2 %, ở cả 3 tỷ lệ 40 %

- 50 % - 60 % Su-SEDDS rutin, gel thu được có hiện tượng lỏng ra, độ nhớt giảm xuống, gel dễ bị chảy lỏng và không bám dính tốt được trên da Khi tăng nồng độ HEC trong gel thì các phân tử HEC không thể trương nở hoàn toàn được do không đủ nước để hút trương nở Vậy nên, gel HEC không được lựa chọn cho nghiên cứu này

 Gel Carbopol: Sau khi nhũ hóa Su-SEDDS rutin vào gel Carbopol 2 %, ở cả 3 tỷ lệ 40 % - 50 % - 60 % Su-SEDDS rutin, gel thu được đạt về chỉ tiêu cảm quan (gel màu vàng, độ nhớt vừa đủ, bám dính tốt trên da, thể chất mịn, đồng nhất, không có tủa vàng của rutin kết tinh lại) Nhưng sau 7 ngày bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc, ở cả 3 tỷ lệ được khảo sát, các hệ gel có hiện tượng rutin bị tủa lại trong gel (lượng tủa nhiều nhất ở tỷ lệ 40 % Su-SEDDS rutin và tủa ít nhất ở tỷ lệ 60 % Su-SEDDS rutin) Do đó, gel Carbopol không được lựa chọn cho nghiên cứu này

 Gôm Xanthan: Sau khi nhũ hóa Su-SEDDS rutin vào gel gôm Xanthan 0,25 %, tiến hành đánh giá, theo dõi các hệ gel theo các chỉ tiêu và thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.9 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho hệ gel chứa gôm Xanthan và Su-SEDDS rutin

%Su-SEDDS rutin trong công thức

Cảm quan Đạt Đạt Đạt Độ ổn định trong điều kiện lão hóa cấp tốc sau 21 ngày

Xuất hiện rutin bị tủa lại

Xuất hiện rutin bị tủa lại

Không xuất hiện tủa của rutin

Hình 3.8.(a),(b) Hệ gel gôm Xanthan chứa 60 % Su-SEDDS rutin sau 21 ngày trong điều kiện lão hóa cấp tốc

Như vậy, hệ gel của gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS được lựa chọn và được đánh giá tiếp các chỉ tiêu pH, kích thước giọt và PDI, thu được kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá hệ gel chứa gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS rutin

Ngay sau khi bào chế xong

Sau 21 ngày trong điều kiện lão hóa cấp tốc

Cảm quan Đạt Đạt pH 5,62 ± 0,12 5,65 ± 0,15

Kích thước giọt phân tán 91,15 nm 138,6 nm

Hình 3.9 Kết quả đo kích thước giọt phân tán trong hệ gel chứa gôm Xanthan và

60 % Su-SEDDS rutin ngay sau khi bào chế

Hình 3.10 Kết quả đo kích thước giọt phân tán trong hệ gel chứa gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS rutin sau 21 ngày lưu ở điều kiện lão hóa cấp tốc

Nhận xét: Hệ gel chứa gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS rutin đạt các chỉ tiêu về cảm quan, pH (pH phù hợp với pH sinh lý của da 5-5,5) và các chỉ tiêu này hầu như không thay đổi sau 21 ngày lưu mẫu ở điều kiện lão hóa cấp tốc

Riêng đối với chỉ tiêu kích thước giọt, ở thời điểm ngay sau khi bào chế, mặc dù kích thước trung bình giọt phân tán trong hệ gel này đạt kích thước 91,15 nm (

Ngày đăng: 28/09/2024, 09:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của rutin - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của rutin (Trang 10)
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu (Trang 22)
Hình 3.1. Đồ thi biểu diễn mối tương quan giữ nồng độ rutin và diện tích pic - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.1. Đồ thi biểu diễn mối tương quan giữ nồng độ rutin và diện tích pic (Trang 33)
Bảng 3.3. Biểu diễn độ hấp thụ quang theo nồng độ - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 3.3. Biểu diễn độ hấp thụ quang theo nồng độ (Trang 34)
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn hệ số DS theo thời gian (phút) của các polyme trong - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn hệ số DS theo thời gian (phút) của các polyme trong (Trang 36)
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn kích thước của rutin tủa lại trong các dung dịch - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn kích thước của rutin tủa lại trong các dung dịch (Trang 37)
Bảng 3.7. Kết quả tối ưu tỷ lệ polyme cho công thức Su-SEDDS rutin - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 3.7. Kết quả tối ưu tỷ lệ polyme cho công thức Su-SEDDS rutin (Trang 39)
Bảng 3.8. Kết quả tối ưu tỷ lệ nạp rutin cho công thức Su-SEDDS rutin - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 3.8. Kết quả tối ưu tỷ lệ nạp rutin cho công thức Su-SEDDS rutin (Trang 40)
Hình 3.5. Phổ FTIR của rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 %  Poloxamer 188  khi  tiến hành phương pháp chuyển dung môi (a) và rutin nguyên liêu (b) - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.5. Phổ FTIR của rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi (a) và rutin nguyên liêu (b) (Trang 41)
Hình 3.6. Giản đồ nhiệt DSC của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung  dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.6. Giản đồ nhiệt DSC của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi (Trang 42)
Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ tia X của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung  dịch 5 % Poloxamer 188  khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ tia X của rutin nguyên liệu và rutin bị tủa lại trong dung dịch 5 % Poloxamer 188 khi tiến hành phương pháp chuyển dung môi (Trang 43)
Bảng 3.9. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho hệ gel chứa gôm Xanthan và Su-SEDDS  rutin - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 3.9. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho hệ gel chứa gôm Xanthan và Su-SEDDS rutin (Trang 44)
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hệ gel chứa gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS rutin. - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hệ gel chứa gôm Xanthan và 60 % Su-SEDDS rutin (Trang 45)
Hình 3.10. Kết quả đo kích thước giọt phân tán trong hệ gel chứa gôm Xanthan - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 3.10. Kết quả đo kích thước giọt phân tán trong hệ gel chứa gôm Xanthan (Trang 46)
Hình 1. Kết quả phương pháp tráng phim - Nghiên Cứu Bào Chế Và Bước Đầu Ứng Dụng Hệ Tự Nhũ Hoá Siêu Bão Hòa Chứa Rutin Trong Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da.pdf
Hình 1. Kết quả phương pháp tráng phim (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w