nghiên cứu bào chế dạng cốm pha hỗn dịch uống từ bài thuốc ngân kiều tán gia giảm xuyên tâm liên và ngải cứu

144 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu bào chế dạng cốm pha hỗn dịch uống từ bài thuốc ngân kiều tán gia giảm xuyên tâm liên và ngải cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

9,33Do đó, song song với quá trình nghiên cứu vắc xin và tìm kiếm thuốc hoá dượcđể điều trị, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng đang nỗ lực nghiên cứuvà tìm kiếm các loài th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ QUỲNH NHƯ

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẠNG CỐM PHA HỖN DỊCHUỐNG TỪ BÀI THUỐC NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM

XUYÊN TÂM LIÊN VÀ NGẢI CỨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ QUỲNH NHƯ

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẠNG CỐM PHA HỖN DỊCHUỐNG TỪ BÀI THUỐC NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM

XUYÊN TÂM LIÊN VÀ NGẢI CỨU

NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐCMÃ SỐ: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1 PGS TS TRẦN VĂN THÀNH2 PGS TS HUỲNH VĂN HÓA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học của mình, các kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và khách quan.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Quỳnh Như

Trang 4

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Nguyên vật liệu và trang thiết bị 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 3CLpro 3-chymotrypsin-like protease

4 AOAC Association of Official AnalyticalChemists

5 AST Aspartate transaminase

6 ATP Adenosin triphosphate

8 CRP C-reactive protein

10 FDA Food and Drug Administration

11 GMP Good Manufacturing Practice

12 HPLC High-performance liquid

14 LDH Lactate Dehydrogenase

16 MERS-CoV Middle East Respiratory Syndrome

17 MHA Mueller Hinton Agar

18 MIC Minimum Inhibitory Concentration

20 RNA Ribonucleic acid

21 SARS-CoV-2 Severe acute respiratory syndrome

corona virus 2

22 TMPRSS2 Transmembrane serine protease 2

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần sáu bài thuốc cổ truyền được công bố 5

Bảng 1.2: Các dược liệu có tác dụng điều trị SARS-CoV-2 6

Bảng 1.3: Các sản phẩm lưu hành trên thị trường có thành phần tương tự bài thuốcNgân kiều tán 9

Bảng 1.4: So sánh bài thuốc NKT gia giảm và cốm NKT gia giảm 16

Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm 22

Bảng 2.2: Hoá chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm 22

Bảng 2.3: Thiết bị sử dụng trong quá trình thực nghiệm 23

Bảng 2.4: Các dung dịch khảo sát tính tuyến tính 25

Bảng 2.5: Các dung dịch khảo sát độ đúng 26

Bảng 2.6: Các dung dịch khảo sát tuyến tính 29

Bảng 2.7: Các dung dịch khảo sát độ đúng 30

Bảng 2.8: Thành phần dược liệu chiết xuất cao Ngân kiều tán gia giảm 35

Bảng 2.9: Chất lượng mục tiêu của cao NKT gia giảm 36

Bảng 2.10: Tỉ lệ tá dược và cao dược liệu 37

Bảng 2.11: Tiêu chuẩn chất lượng cao khô NKT gia giảm 38

Bảng 2.12: Đánh giá chỉ số Carr và chỉ số Hausner 39

Bảng 2.13: Đánh giá độ trơn chảy theo góc nghỉ 39

Bảng 3.1: Kết quả tính tương thích hệ thống 46

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính tuyến tính 46

Bảng 3.3: Kết quả độ lặp lại acid chlorogenic 48

Bảng 3.4: Kết quả độ chính xác trung gian acid chlorogenic 48

Bảng 3.5: Kết quả thống kê giữa hai kiểm nghiệm viên 49

Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ đúng acid chlorogenic 49

Bảng 3.7: Kết quả phân tích tính tương thích hệ thống 50

Bảng 3.8: Kết quả xác định phương trình hồi quy và hệ số tuyến tính 52

Bảng 3.9: Kết quả phân tích độ lặp lạị andrographolid 53

Bảng 3.10: Kết quả phân tích độ chính xác trung gian andrograpolid 54

Bảng 3.11: Kết quả thống kê giữa 2 kiểm nghiệm viên 54

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát độ đúng andrographolid 55

Bảng 3.13: Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu 58

Trang 7

Bảng 3.14: Kết quả định lượng các chất chiết được trong mỗi dược liệu 63

Bảng 3.15: Kết quả hiệu suất chiết cao NKT gia giảm 64

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát loại và tỷ lệ tá dược điều chế cao khô NKT gia giảm 65Bảng 3.17: Kết quả cao khô thu được 66

Bảng 3.18: Kết quả chất lượng cao khô Ngân Kiều Tán gia giảm 66

Bảng 3.19: Tiêu chuẩn cơ sở đề xuất của cao khô NKT gia giảm 67

Bảng 3.20: Kết quả độ lặp lại acid chlorogenic 69

Bảng 3.21: Kết quả độ chính xác trung gian acid chlorogenic 69

Bảng 3.22: Kết quả thống kê giữa hai kiểm nghiệm viên 70

Bảng 3.23: Kết quả kiểm tra độ đúng acid chlorogenic 70

Bảng 3.24: Kết quả sắc ký đồ độ lặp lại của mẫu thử 72

Bảng 3.25: Kết quả phân tích độ chính xác trung gian của mẫu thử 72

Bảng 3.26: Kết quả thống kê giữa 2 kiểm nghiệm viên 73

Bảng 3.27: Kết quả sắc ký đồ độ đúng 73

Bảng 3.28: Thành phần công thức cốm và các tá dược độn 74

Bảng 3.29: Kết quả khảo sát tá dược độn 74

Bảng 3.30: Thành phần công thức cốm và tá dược Aerosil 75

Bảng 3.31: Kết quả khảo sát tá dược trơn chảy 75

Bảng 3.32: Công thức cốm NKT gia giảm 76

Bảng 3.33: Kết quả chất lượng cốm NKT gia giảm lô ngiên cứu 77

Bảng 3.34: Kết quả chất lượng cốm NKT gia giảm lặp lại 77

Bảng 3.35: Tiêu chuẩn chất lượng đề nghị của cốm NKT gia giảm 78

Bảng 3.36: Kết quả độ lặp lại acid chlorogenic 79

Bảng 3.37: Kết quả độ chính xác trung gian acid chlorogenic 79

Bảng 3.38: Kết quả thống kê giữa hai kiểm nghiệm viên 80

Bảng 3.39: Kết quả kiểm tra độ đúng acid chlorogenic 80

Bảng 3.40: Kết quả sắc ký đồ độ lặp lại của mẫu thử 82

Bảng 3.41: Kết quả phân tích độ chính xác trung gian của mẫu thử 82

Bảng 3.42: Kết quả thống kê giữa 2 kiểm nghiệm viên 83

Bảng 3.43: Kết quả sắc ký đồ độ đúng 83

Bảng 3.44: Thành phần công thức cốm NKT gia giảm lô 1000 gói 84

Bảng 3.45: Kết quả chất lượng cốm NKT gia giảm lô 1000 gói 85

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Phổ hấp thu UV-Vis của các mẫu trắng, chuẩn, thử, thử thêm chuẩn 45

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa độ hấp thu và nồng độ acidchloregennic 47

Hình 3.3: Sắc ký đồ tính đặc hiệu với mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn vàmẫu trắng 51

Hình 3.4: Độ tinh khiết pic của pic andrographolid 51

Hình 3.5: Đường biểu diễn tương quan tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic 52

Hình 3.6: Các dược liệu nghiên cứu 56

Hình 3.7: Kết quả phản ứng của dược liệu Cam thảo 59

Hình 3.8: Kết quả soi UV 366 nm của dược liệu Cát cánh 59

Hình 3.9: Kết quả phản ứng A dược liệu Cát cánh 59

Hình 3.10: Kết quả phản ứng B của dược liệu Cát cánh 60

Hình 3.11: Kết quả phản ứng C của dược liệu Cát cánh 60

Hình 3.12: Kết quả phản ứng định tính của Liên kiều 60

Hình 3.13: Kết quả phản ứng của dược liệu Kim ngân hoa 61

Hình 3.14: Kết quả SKLM của Kim ngân hoa khi soi dưới UV 254 nm (trái) và khinhúng thuốc thử VS (phải) 61

Hình 3.15: Kết quả phản ứng dược liệu Ngải Cứu 62

Hình 3.16: Kết quả SKLM Xuyên tâm liên khi soi dưới UV 254 nm (trái) và khinhúng thuốc thử VS (phải) 62

Hình 3.17: SKLM định tính XTL bằng thuốc thử VS (trái) – và KNH bằng UV 365(phải) trong cao NKT 63

Hình 3.18: Kết quả khảo sát loại và tỷ lệ tá dược điều chế cao khô NKT gia giảm 65Hình 3.19: Cảm quan cao khô NKT gia giảm 66

Hình 3.20: SKLM định tính XTL (trái) bằng thuốc thử VS và KNH (phải) bằngUV365 trong cao khô NKT 67

Hình 3.21:Phổ hấp thu UV-Vis của các mẫu trắng, chuẩn, thử, thử thêm chuẩn 68

Hình 3.22: Sắc ký đồ tính đặc hiệu với mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn vàmẫu trắng 71

Hình 3.23: Phổ hấp thu UV-Vis của các mẫu trắng, chuẩn, thử, thử thêm chuẩn 78

Hình 3.24: Sắc ký đồ tính đặc hiệu với mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn vàmẫu trắng 81

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1: Dự kiến quá trình điều chế cốm NKT gia giảm 17Sơ đồ 3.1: Lưu đồ sản xuất cốm NKT gia giam Xuyên tâm liên và Ngải cứu 85

Trang 10

MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới đangtăng dần với nhiều diễn biến khó lường Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu, thiên tai, lũ lụt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuấthiện, lây lan và bùng phát Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên các dịchbệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, nhất là bệnh cúm mùa Cúm theo mùa là mộtbệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra, các biểu hiện lâm sàngcủa bệnh bao gồm sốt khởi phát đột ngột, ho, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ,khớp.31 Ngoài dịch cúm ra thì Việt Nam và thế giới đã hứng chịu dịch bệnh lớn nhấttrong lịch sử là đại dịch COVID-19 Dịch bệnh do coronavirus 2 (SARS-CoV-2) mộtloại virus mới gây ra Các triệu chứng phổ biến của COVID-19 bao gồm sốt, ho vàkhó thở…, gần như giống với các triệu chứng của cúm mùa Trong trường hợpnghiêm trọng, bệnh nhân bị viêm phổi và cuối cùng dẫn đến suy đa tạng, thậm chí tửvong. 9,33

Do đó, song song với quá trình nghiên cứu vắc xin và tìm kiếm thuốc hoá dượcđể điều trị, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng đang nỗ lực nghiên cứuvà tìm kiếm các loài thảo dược có tác dụng kháng virus, tăng cường miễn dịch cơ thể.Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản để phòng chống các dịch bệnh truyềnnhiễm.

Ngân kiều tán là một trong các bài thuốc cổ truyền có từ lâu đời và được Bộ YTế Việt Nam công bố trong công văn số 1306/BYT-YDCT năm 2020 ở danh mục bàithuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp với ứng dụng điều trị ôn dịch.Trong công văn cũng nhắc đến việc gia giảm bổ sung hai dược liệu: Xuyên tâm liên

(Andrographis paniculata) và Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) vào bài thuốc.

Hai dược liệu này gần đây đã được chứng minh có tác dụng kháng SARS-CoV-2 27,28

Các loài trong chi Artemisia cũng được nghiên cứu về tác dụng chống lại nhómprotein chủ yếu của coronavirus, trong đó có Ngải cứu (Artemisia vuglaris).13 Ngảicứu là dược liệu bản địa và phổ biến ở Việt Nam có một số hoạt chất và tác dụngdược lý tương tự với Thanh hoa vàng.24 Sự thay thế Ngải cứu cho Thanh hao hoa

Trang 11

vàng giúp giảm giá thành sản phẩm, chủ động nguồn dược liệu khi sản xuất, góp phầnphát triển nguồn dược liệu sẵn có.

Chuyển dạng bào chế từ thuốc thang sắc sang dạng cốm, tiện lợi hơn cho bệnhnhân, giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ phác đồ điều trị, cơ hội khỏi bệnh cao hơn.Với dạng bào chế cốm, quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng tuân thủ các quyđịnh GMP, chất lượng sản phẩm sẽ đồng nhất giữa các lô sản xuất Điều này hạn chếđược nhược điểm của thuốc thang sắc có chất lượng dịch sắc thay đổi do các quá trìnhsắc khác nhau.

Việc nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm hỗ trợ điều trị cúm mùa vàCOVID-19 có chất lượng tốt là góp phần vào công tác phòng, chống và ngăn chặn

dịch bệnh Đó chính là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế cốm từ bài thuốcNgân kiều tán gia giảm Xuyên tâm liên và Ngải cứu”

Sự thành công của đề tài sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người bệnh nói riêngvà cộng đồng nói chung.

Đề tài “Nghiên cứu bào chế cốm từ bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm Xuyêntâm liên và Ngải cứu” thực hiện với mục tiêu.

Mục tiêu chính: Bào chế cốm từ bài thuốc Ngân kiều tán gia Xuyên tâm liên

và Ngải cứu (gọi tắt là Ngân kiều tán gia giảm) góp phần hỗ trợ điều trị bệnh cúmmùa và Covid-19.

Mục tiêu cụ thể:

1 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng acid chlorogenic vàandrographolid trong cao chiết Ngân kiều tán gia giảm Xuyên tâm liên và Ngải cứu.2 Chiết xuất và tiêu chuẩn hoá cao khô từ bài thuốc Ngân kiều tán gia giảmXuyên tâm liên và Ngải cứu.

3 Xây dựng công thức, quy trình bào chế cốm Ngân kiều tán gia giảm Xuyêntâm liên và Ngải cứu ở quy pillot.

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan dịch bệnh1.1.1 Đại dịch COVID-19

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lây truyền từ động vật sang người và gâybệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng, đe dọa tínhmạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012 Từ tháng 12 năm 2019,một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gâydịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc,Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch toàn cầu. 9

Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau, từnhẹ đến nặng với một phần lớn dân số là người mang mầm bệnh không có triệu chứng.Các triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo bao gồm sốt (83%), ho (82%) và khó thở(31%) Ở những bệnh nhân bị viêm phổi, chụp X-quang phổi thường cho thấy nhiềuđốm và độ mờ kính nền 9,33

Các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng được mô tả ở 2–10% bệnh nhân mắc COVID-19, và ở 10% bệnh nhân, tiêu chảy và buồn nôn trướckhi phát triển sốt và các triệu chứng hô hấp 9

Việc điều trị cho bệnh nhân bị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình là hết sức quantrọng vì khoảng 14% bệnh nhân có thể tiến triển thành COVID-19 nặng chỉ trong mộttuần thời gian trung bình đến khi xuất hiện COVID-19 quan trọng có thể sớm nhất là8 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng, thời gian trung bình đến khi tử vong kể từkhi xuất hiện triệu chứng là 16 ngày Do đó, cần phải điều trị bằng dược lý cho nhữngbệnh nhân bị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình có nguy cơ cao tiến triển thành bệnhnặng hoặc nguy kịch 9

Một số thuốc điều trị COVID-19 mới đã được phê duyệt mà vẫn chưa có cácbằng chứng lâm sàng đầy đủ.

Trang 13

1.1.2 Cúm mùa

Vi rút cúm (Influenza virus) chính là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người, vi rút

cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi Được gâyra bởi một loại vi rút RNA trong họ Orthomyxoviridae Vi rút được chia thành bốn loạichính (A, B, C và D), được phân biệt bởi sự khác biệt ở hai loại protein chính bên trong.Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi ba chủng vi rút cúm A, B và C Trong đó,chủng A và B là 2 chủng phổ biến nhất ở người Cúm có khả năng lây nhiễm cao, đượcxếp vào một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thànhđại dịch.31,33

- Vi rút cúm A được phân loại thành các loại phụ theo sự kết hợp củahemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA), các protein trên bề mặt của vi-rút Hiệnđang lưu hành ở người là vi-rút cúm phụ A (H1N1) và A (H3N2).32

- Vi rút cúm B không được phân loại thành các loại phụ, nhưng có thể được chiathành các dòng Vi-rút cúm loại B đang lưu hành hiện nay thuộc dòng B/Yamagatahoặc B/Victoria.32

- Vi rút cúm C được phát hiện ít thường xuyên hơn và thường gây nhiễm trùngnhẹ, do đó không có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.32

- Vi rút cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không được biết là lây nhiễmhoặc gây bệnh cho người.32

Cúm theo mùa được đặc trưng bởi sốt khởi phát đột ngột, ho (thường là hokhan), nhức đầu, đau cơ và khớp, khó chịu nghiêm trọng (cảm thấy không khỏe), đauhọng và sổ mũi Ho có thể nghiêm trọng và có thể kéo dài từ 2 tuần trở lên Hầu hếtmọi người khỏi sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chămsóc y tế Nhưng bệnh cúm có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt ở những ngườicó nguy cơ cao.31

Tại Việt Nam, mỗi năm theo thống kê của Bộ Y tế ghi nhận được 1-1,8 triệungười nhiễm cúm Song song với nỗi lo lắng về đại dịch Covid-19, bệnh cúm cũngxuất hiện quanh năm, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh và có thể gây ra những ổ dịch rảirác tại các địa phương nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Trang 14

1.2 Tổng quan các bài thuốc dược liệu trong, ngoài nước hỗ trợ điều trị 19 và cúm mùa

COVID-1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Bên cạnh các thuốc hóa dược, nhiều dược liệu, các bài thuốc từ dược liệu cũngđã được nghiên cứu về khả năng tác động trên SARS-CoV-2 và tiềm năng ứng dụngtrong điều trị COVID-19.

Tháng 3 năm 2021, Kai Huang, Pan Zhang và cộng sự đã công bố thành phầnsáu bài thuốc cổ truyền có hiệu quả trên SARS-CoV-2 như sau.25

Bảng 1.1: Thành phần sáu bài thuốc cổ truyền được công bố

Thành phần

Bài thuốc

Kim hoathanh

Liên hoathanh ôn

Viêntuyên phế

bại độc

Hoá thấpbại độckhoả lạp

Thanhphế bạiđộc thang

Trang 15

Thành phần

Bài thuốc

Kim hoathanh

Liên hoathanh ôn

Viêntuyên phế

bại độc

Hoá thấpbại độckhoả lạp

Thanhphế bạiđộc thang

Trang 16

Bảng 1.2:Các dược liệu có tác dụng điều trị SARS-CoV-2

có tác dụngCơ chế tác dụng

1 Đại hoàng (Rheum

2 Liên kiều (Forsythia

3 Kim ngân (Lonicera

japonica) Neochlorogenic acid Ức chế hoạt động ACE2

4 Bạch quả (Ginkgo biloba) Quercetin Ức chế hoạt động ACE2

5 Ma hoàng (Ephedra sinica) Ephedrin Ức chế hoạt động ACE26 Cam chua (Citrus

Chặn tương tác tăng độtbiến – ACE2

7 Dành dành (Gardenia

Ức chế hoạt độngTMPRSS2

8 Hoàng cầm (Scutellaria

-Baicalin và Baicalein-Scutellarein

Ngăn chặn quá trìnhnhân đôi của virusỨc chế hoạt động

9 Tử thảo (Lithospermum

Ức chế hoạt động3CLpro

10 Trà xanh (Camellia

Ức chế hoạt động3CLpro

11 Thanh mai (Myrica rubra) Myricetin Ức chế hoạt động3CLpro

12 Cần sa (Cannabis sativa) Cannabidiol Ức chế hoạt động3CLpro

13 Dương địa hoàng (Digitalis

14 Phòng kỷ (Stephania

15 Cam thảo (Glycyrrhiza

Trang 17

STT Dược liệuThành phần

có tác dụngCơ chế tác dụng

16 Cốt khí (Polygonum

17 Tiểu diệp (Pterocarpus

18 Thanh hao hoa vàng

(Artemisia annua) Artemisinin

Ngăn chặn quá trìnhnhân đôi của virus19 Thiên kim đằng (Stephania

Ngăn chặn quá trìnhnhân đôi của virus20 Xuyên tâm liên

(Andrographis paniculata) Andrographolid Kháng virus

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đại dịch Covid 19 cũng đã ảnh hưởng to lớn đến các hoạt độngkinh tế, xã hội và sức khỏe nhân dân Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có côngtrình nghiên cứu thuốc hóa dược mới điều trị Covid-19 nào được công bố Trong bốicảnh đó, ngày 17 tháng 3 năm 2020 Bộ Y tế ban hành công văn 1306/BYT-YDCT“Về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền” ban hành danh mục một số bài thuốccổ truyền để phòng chống và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 3

Trong số các bài thuốc có bài thuốc Ngân kiều tán gia gồm các vị: Liên kiều,Cát cánh, Đạm trúc diệp, Kinh giới tuệ, Đạm đậu xị, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa,Bạc Hà, Cam thảo, gia Xuyên tâm liên và Thanh hao hoa vàng với công dụng thanhôn giải độc, thăng dương ích khí nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh ở giai đoạnkhởi phát Đây là bài thuốc cổ truyền phổ biến chữa ôn dịch, đồng thời các vị thuốccó thể dễ trồng ở Việt Nam nên bài thuốc này có nhiều tiềm năng phát triển thành cácdạng bào chế khác nhau.

Trên thị trường Việt Nam hiện đang lưu hành một số thuốc có thành phần tươngtự bài thuốc Ngân kiều tán Tiêu biểu như:

Trang 18

Bảng 1.3: Các sản phẩm lưu hành trên thị trường có thành phần tương tự bàithuốc Ngân kiều tán

thành phẩm

Dạng bào chếLiều dùng

Nhà sảnxuất

Ngân kiều giảiđộc TW3

- Liên kiều 280 mg;- Cao đặc dược liệu tươngđương: Kim ngân 1,5 g; Bồcông anh 1,0 g; Liên kiều 0,44 g

Viên nang cứng2-3 viên x 3 lần/ngày

Đạm đậu xị:133 mg

Ngưu bàng tử: 160 mgCát cánh: 160 mgĐạm trúc diệp: 107 mgCam thảo 133 mg

Viên nang cứng2-3 viên x 3 lần/ngày

Ngân kiềugiải độc

Cao khô dược liệu tương đương:Kim ngân hoa: 284 mg

Liên kiều: 284 mgCát cánh: 240 mgĐạm đậu xị: 200 mgNgưu bàng tử: 180 mgKinh giới: 160 mgĐạm trúc diệp: 160 mgCam thảo: 140 mgBạc hà: 24 mgBột mịn dược liêu:Kim ngân hoa 116 mgLiên kiều 116 mgNgưu bàng tử 60 mgCam thảo 60 mg

Viên nang cứng2-3 viên x 3 lần/ngày

FitoPharma -VIỆTNAM

Trang 19

1.3 Tổng quan về bài thuốc Ngân kiều tán1.3.1 Bài thuốc Ngân kiều tán

Đây là bài thuốc y học cổ truyền có từ lâu đời của Danh y Ngô Cúc Thông vàđã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị ôn dịch với các triệu chứng điển hình nhưsốt cao, ho đờm, đau rát họng 3,7

1 thang thuốc

Liên kiều 8-12 gCát cánh 6-12 gĐạm trúc diệp 6-8 gKinh giới tuệ 4-6 gĐạm đậu xị 8-12 gNgưu bàng tử 8-12 gKim ngân hoa 8-12 gBạc hà 8-12 gCam thảo 2-4Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang.

Tác dụng: Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc.

Chủ trị: Ôn bệnh thời kỳ đầu nhiệt, không có hàn hoặc hơi hàn, đầu đau, miệngkhát, ho, đau họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng vàng, mạch phù.

• Kim ngân hoa (Lonicera japonica Thunb)

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh thấp nhiệt dùng để điều trị mụn nhọt,định độc, dị ứng, mẩn ngứa, phong nhiệt cảm mạo, trị lỵ, tiểu tiện ra máu, sưng đauhọng Acid chlorogenic (ACG) là một hợp chất tự nhiên được phân bố rộng rãi và làthành phần hoạt chất chính của dược liệu như Kim ngân hoa và các dược liệu khác.

Tác dụng của hoạt chất acid chlorogenic

Acid chlorogenic đã được báo cáo là một hoạt chất sinh học quan trọng Nó cótác dụng chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn, hạ đường huyết, chống bệnh vềtim mạch, điều hòa miễn dịch và các chức năng sinh học khác.22

Trang 20

Năm 2013, Wan Chun Wai và cộng sự đã thử nghiệm làm tăng biểu hiện gencủa PPAR-α ở chuột tăng cholesterol máu Thử nghiệm cho thấy acid chlorogeniclàm thay đổi rõ rệt tình trạng tăng cholesterol toàn phần trong huyết tương vàlipoprotein tỷ trọng thấp Sự lắng đọng lipid ở gan giảm đáng kể ở động vật tăngcholesterol máu được bổ sung acid chlorogenic.29

Tác dụng kháng viêm của acid chlorogenic đã được nghiên cứu bởi Liu Cui-Cuivà cộng sự năm 2017, nghiên cứu chứng minh rằng acid chlorogenic có khả năng ứcchế phản ứng viêm do IL-1β gây ra Kết quả cho thấy acid chlorogenic làm giảm đángkể biểu hiện COX-2 và PGE2, do đó ACG có thể ức chế quá trình tổng hợp PGE2bằng cách làm giảm hoạt động của enzym COX-2 20

Dựa trên khả năng tiềm ẩn về việc chống viêm kháng khuẩn nên có nhiều nhàkhoa học đã nghiên cứu để ứng dụng acid chlorogenic vào việc điều trị dịch bệnh doSARS-CoV-2 gây ra Wen-Xiang Wang và cộng sự đã dùng mô hình dược lý dựatrên cấu trúc phân tử để thử nghiệm sàng lọc và cho ra kết quả ACG có thể điều chỉnhphản ứng viêm trong COVID-19 30

• Liên kiều (Forsythia Suspensa Vahl)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờmhạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bàosốt cao gây háo khát, tinh thần hôn ám (mê sảng), phát ban; lâm lậu kèm bí tiểu tiện.Liên kiều còn có tác dụng kháng khuẩn, các dược chất phenol trong cây Liên kiều cótác dụng giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn nhiễm vào cơ thể như tụ cầu vàng, liên cầukhuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, thương hàn, lao, bạch hầu, ho gà,hoặc virus cúm, nấm,

• Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brongn)

Tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, tiêu viêm, thanh nhiệt Chủ trị tiểu khó và ra máu, chữakhát, viêm họng, sốt Đạm trúc diệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểutrường Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả, trừ phiền nhiệt Dùng chữa tâm phiền,tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.2

Hiện nay, Đạm trúc diệp được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa sốt.

Trang 21

• Bạc hà (Mentha arvensis Lin)

Giúp trừ phong giảm đau, chỉ ho, ra mồ hôi, kiện vị, kích thích tiêu hóa Chủ trịsốt cao, nghẹt mũi, đau đầu, không ra mồ hôi Trên thực nghiệm, với liều nhỏ, Bạchà có tác dụng hưng phấn, kích thích trung khu thần kinh, làm mạch máu giãn nở,thúc đẩy mồ hôi bài tiết và hạ thân nhiệt Liều lớn sẽ kích thích tủy sống Làm tê liệtphản xạ vận động Còn có tác dụng trên đoạn rễ thần kinh bị tê đau và tác dụng gây

tê cục bộ Bạc hà còn có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Staphylococcusaureus, Bacillus subtilus, Pseudomonas aeruginosa, micrococcusglutamicus,Diplococcus pneumonie, Escherichia coli, Salmonella typhy, Shigella flexneri và mộtsố vi nấm như: Aspergillus fumigatus, A niger, Cadida albicans.

• Kinh giới tuệ (Elsholtzia cristata)

Chữa ho, sốt nóng, đau nhức mình mẩy, cảm hàn, chữa rôm sảy cho trẻ, tiêumụn nhọt Theo y học hiện đại, Kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải cocứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản,chống dị ứng Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinhdầu Kinh giới được dùng làm thuốc trị các bệnh: ngoại cảm phong tà, phát sốt, nhứcđầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa; sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc; chảy máucam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết; sản hậu, cấm khẩu,tứ chi co quắp 2

• Cát cánh (Platycodon grandiflorum)

Ôn hóa hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họngđau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt Theo tài liệu cổ, Cát cánh có vị đắng,cay, tính hơi ôn, vào kinh phế, có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tán ho, trừđờm.

• Đạm đậu xị (Semen Sojac praparatum)

Giải cảm, kiện vị trợ tiêu hóa, trừ phiền giải bứt rứt trong người Theo y họchiện đại Đạm đậu xị thường được dùng chữa trị các chứng cảm mạo, thương hàn,nhức đầu sốt, sốt rét, hai chân lạnh nhức, trong người phiền muộn Ngoài ra còn đượcdùng để chữa lỵ.

Trang 22

• Ngưu bàng tử (Arctium lappa)

Giúp thông tiểu, trị mụn nhọt, chữa tê thấp, đau xương khớp, bệnh ngoài da nhưhắc lào, lở loét; hạ đường máu, lợi tiểu, nhuận tràng Theo y học hiện đại Ngưu bàngtử điều trị bệnh sởi do có tác dụng giải độc, hỗ trợ điều trị viêm phổi do quả của câyNgưu bàng có khả năng làm ẩm phổi và loại bỏ đờm, hỗ trợ chữa lành các vết thươngngoài da Theo Đông y có tác dụng trừ phong, sát trùng, giải độc, tiêu thũng, thôngphổi,…

• Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch)

Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu Chủ trị: Rong kinh,ban chẩn, phế nhiệt gây ho, viêm họng, tiêu chảy Cam thảo là vị thuốc phổ biến nhấttrong Đông y, có vị ngọt, tính bình thường dùng đề điều hòa các vị thuốc Ngoài ra,bản thân Cam thảo là một vị thuốc có khả năng giải độc, tuyên phế trừ ho lao.

Thuốc cốm Ngân kiều tán gia giảm Xuyên tâm liên và Ngải cứu

3 gói cốm

Liên kiều 8 gCát cánh 6 gĐạm trúc diệp 6 gKinh giới tuệ 4 gĐạm đậu xị 8 gNgưu bàng tử 8 gKim ngân hoa 8 gBạc hà 8 gCam thảo 4 g

Xuyên tâm liên 12 gNgải cứu 12 g

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

thường được dùng trong y học cổ truyền Đây cũng là loại thuốc quý được dùng tạiViệt Nam từ lâu Trong thời gian gần đây, Xuyên tâm liên đã được chú trọng và dùngnhư thuốc kháng SARS-CoV-2 ở nhiều quốc gia trên thế giới Thành phần chính có

Trang 23

trong Xuyên tâm liên là andrographolid (nhóm diterpenoid lacton) một chất ức chếtiềm năng đối với protease chính của SARS-CoV-2 (protein M).28

Andrographolid có tác dụng kháng virus, do đó có tiềm năng trong việc điều trịCovid-19 và có thể làm giảm mức độ viêm ở bệnh nhân, cải thiện các triệu chứng hôhấp, ức chế virus và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể với tính an toàn cao.Ngoài ra, andrographolid còn có tác dụng bảo vệ gan và có giá trị lâm sàng để điềutrị các bệnh tim mạch, đồng thời có tác dụng bảo vệ đối với tổn thương gan, tim mạchgây ra bởi một số thuốc chống virus SARS-CoV-2 khác Những kết quả này cho thấy,andrographolid có khả năng điều trị Covid-19 phù hợp với lý thuyết của y học cổtruyền về vị thuốc Xuyên tâm liên Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan cũngcho thấy tác dụng chống SARS-CoV-2 của Xuyên tâm liên thông qua khả năng điềutrị các triệu chứng do Covid-19 gây ra như đau họng, nhức đầu, ho hay sổ mũi.16

Tác dụng của hoạt chất Andrographolid

Tác dụng kháng khuẩn: Andrographolid đã được chứng minh có hiệu quả chống

sự lây nhiễm của các vi khuẩn có hại, gồm các chủng kháng kháng sinh như S aureuskháng methicillin (MRSA), Enterococcus faecalis kháng vancomycin, Actinobacillusbaumannii kháng carbapenem, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa

kháng ampicillin, đặc biệt có tác dụng đặc biệt với với các bệnh nhiễm trùng đường hôhấp cấp tính như cảm lạnh và viêm xoang.16

Tác dụng kháng viêm: Andrographolid là một diterpenoid lacton được chứng

minh hoạt động chống viêm tốt, tác dụng chống viêm của nó liên quan đến việc ứcchế sản xuất nitric oxid (NO) của đại thực bào Andrographolid và các dẫn chất củanó có tác dụng chống viêm trong các mô hình viêm đường hô hấp bao gồm: hen suyễndị ứng, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và xơ phổi vô căn.10

Tác dụng điều hòa miễn dịch: Theo nghiên cứu của Wen-Wan Chao và

Bi-Long Lin dịch chiết dichloromethan của Xuyên tâm liên làm tăng tế bào lympho máungoại vi ở người 3 hợp chất diterpene bao gồm andrographolid tăng cường sự tăngsinh và tiết Interleukin-2 trong tế bào lympho máu ngoại vi ở người.10

Trang 24

• Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) là một trong những loài nổi tiếng nhất của

chi Artemisia, có phân bố rộng rãi trong các môi trường sống tự nhiên trên toàn thế

giới (Châu Âu, Châu Á, Bắc và Nam Mỹ và Châu Phi) và mọc dại hoặc được trồngkhá nhiều ở Việt Nam Trong nhiều thế kỷ, loài này chủ yếu được sử dụng để điều trịbệnh phụ khoa và bệnh đường tiêu hóa Gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh rằngloài này có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, chống sốt rét, bảo vệ gan, chốngtiêu chảy, giảm đau, estrogen, độc tế bào, kháng khuẩn, kháng nấm, hạ huyết áp vàtác dụng giãn phế quản.12

Có nhiều nhóm hợp chất khác nhau trong Ngải cứu, bao gồm flavonoid(kaempferol, quercetin), coumarin (esculin, umbelliferon và scopoletin), acidphenolic, sterol, polyacetylen, carotenoid, vitamin và glycosid cyanogenic, đặc biệtlà tinh dầu (1,8-cineol, sabinen, camphor, camphen, caryophyllen oxid, α-thujon vàβ-thujon) , các sesquiterpenoid lacton (psilostachyin, psilostachyin C, vulgarin và cả

artemisinin) Các thành phần này vô cùng quan trọng trong hoạt tính kháng viêm,

kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch. 8,23

Trang 25

1.3.2 So sánh bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm (BYT) và cốm Ngân kiều tán giagiảm

Bảng 1.4: So sánh bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm và cốm Ngân kiềután gia giảm

Thành phầnhoạt chất

1 thang thuốc

Liên kiều 8-12 gCát cánh 6-12 gĐạm trúc diệp 6-8 gKinh giới tuệ 4-6 gĐạm đậu xị 8-12 gNgưu bàng tử 8-12 gKim ngân hoa 8-12 gBạc hà 8-12 gCam thảo 2-4 g

Xuyên tâm liên 12 g

Thanh hoa hoa vàng 12 g

3 gói cốm

Liên kiều 8 gCát cánh 6 gĐạm trúc diệp 6 gKinh giới tuệ 4 gĐạm đậu xị 8 gNgưu bàng tử 8 gKim ngân hoa 8 gBạc hà 8 gCam thảo 4 g

Xuyên tâm liên 12 g

Ngải cứu 12 g

Dạng bào

Liều dùng Ngày 1 thang chia dịch sắc

thành 3 lần uống1 gói x 3 lần/ ngày

Trang 26

1.3.3 Sơ đồ dự kiến quá trình điều chế thuốc cốm Ngân kiều tán gia

Sơ đồ 1.1: Dự kiến quá trình điều chế cốm Ngân kiều tán gia giảm1.4 Cao thuốc

1.4.1 Định nghĩa

Cao thuốc là những chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chấtquy định các dịch chiết thu được từ thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (rửa sạch, phơi khô hoặcsấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp).

CÁC THÀNH PHẦNDƯỢC LIỆU

Trang 27

Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất, cần phảidiệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặcbằng phương pháp thích hợp khác. 2

1.4.2 Phân loại

Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng,trong đó cồn và nước đóng vai trò dung mồi chính (hay chất bào quản hay cả hai).Nếu không cỏ chi dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùngđể điều chế cao thuốc.

Cao đặc: Là khối đặc quánh, hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong caokhông quá 20%.

Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm Cao khô khôngđược có độ ẩm lớn hơn 5%.2

1.4.3 Phương pháp điều chế

Quá trình điều chế cao thuốc thường có 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp Tùy theo bảnchất của dược liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điềukiện, quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết xuất:Ngâm, hâm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bịsiêu âm, chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường và các phương pháp khác.Phương pháp ngâm nhỏ giọt thường được sử dụng Khi đó, dược liệu thô đã đượcchia nhỏ đến kích thước phù hợp, được làm ẩm với một lượng dung môi vừa đủ rồiđây kín đê yên trong khoáng 2h đến 4h Sau đó, chuyển khối dược liệu vào bình ngấmkiệt, thêm lượng dung môi vừa đủ đến khi ngập hoàn toàn khôi dược liệu Thời gianngâm lạnh và tốc độ chạy trong quá trình chiết có thể thay đổi theo khối lượng và bảnchất của dược liệu thô đem chiết.

Giai đoạn II: Cao lỏng sau khi thu được dịch chiết, tiến hành lọc và cô dịch chiếtbằng các phương pháp khác nhau để thu được cao lỏng có tỷ lệ theo như quy ước (1ml cao lòng tương ứng với 1 g dược liệu) Trong trường hợp điều chế cao lỏng bằng

Trang 28

phương pháp ngâm nhỏ giọt, tốc độ chảy của dịch chiết có thể chậm, vừa hay nhanh.Nếu chiết xuất 1000 g dược liệu thì:

+ Ở tốc độ chậm: Không quá 1 ml dịch chiết/ phút.+ Ở tốc độ vừa: 1 - 3 ml dịch chiết/ phút.

+ Ở tốc độ nhanh: 3 - 5ml dịch chiết/ phút.

Để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc bằng 4/5 lượng dược liệu đem chiết Sauđó cô các phần dịch chiết tiếp theo trên bếp cách thuỷ hoặc cô dưới áp suất giảm ởnhiệt độ không quá 60 ºC cho đến khi loại hết dung môi Hoà tan cắn thu được vàotrong dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần, thêm dung môi vào để thu được cao lỏngđạt tỷ lệ quy định Cao lỏng có khuynh hướng bị lắng cặn vì vậy để cao lỏng ở chỗmát trong thời gian ít nhất 3 ngày, rồi lọc.

Cao đặc và cao khô: Dịch chiết được cô đặc đến khi dung môi dùng để chiếtxuất còn lại không quá 20% được cao đặc Trong trường hợp điều chế cao khô, tiếptục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5% Để đạt đến thể chất quy định, quá trìnhcô đặc và sấy khô dịch chiết thường được tiến hành trong các thiết bị cô dưới áp suấtgiảm ở nhiệt độ không quá 60 °C Nếu không có các thiết bị cô đặc và sấy dưới ápsuất giảm thì được phép cô cách thủy (không được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệtđộ không quá 80 °C Trường hợp muốn thu được cao thuốc có tỷ lệ tạp chất thấp,phải tiến hành loại tạp chất bằng các phương pháp thích hợp tùy thuộc vào bản chấtcủa dược liệu, dung môi và phương pháp chiết xuất Có thể cho thêm chất bảo quảnhoặc các chất trơ để làm chất mang hay để cải thiện các tính chất vật lý Đối với caokhô có thể sử dụng các bột trơ thích hợp để điều chỉnh nồng độ hoạt chất đến tỷ lệquy định.2

1.4.4 Yêu cầu chất lượng

Tuỳ loại cao và dạng cao mà có yêu cầu chất lượng riêng theo từng chuyên luậntrong DĐVN V Song yêu cầu chung về chất lượng của cao là:

- Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao.

Trang 29

- Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã môtả trong chuyên luân riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng Ngoài ra,cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng thuốc, không có cặn bã dược liệu, vật lạ.

- Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác):Cao đặc không quá 20%.

Cao khô không quá 5%.

- Hàm lượng cồn: Đạt 90 - 110% lượng ethanol ghi trên nhãn (áp dụng cho caolỏng và cao đặc).

- Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.

- Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nuớc hayhỗn hợp cồn - nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu qui định trongPhụ lục 10.14 Xác định dung môi tồn dư.

- Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục12.17 Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

- Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6 Thử giớihạn nhiễm khuẩn.2

1.5 Thuốc cốm1.5.1 Định nghĩa

Thuốc cốm (thuốc hạt) là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp, hay sợi ngắn xốp,thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp, pha thành dungdịch, hỗn dịch hay siro Thuốc cốm chứa một hoặc nhiều dược chất, ngoài ra có thêmcác tá dược như tá dược độn, tá dược dính, tá dược điều hương vị, tá dược màu, … 2

1.5.2 Yêu cầu chất lượng

Theo DĐVN V, thuốc cốm phải được kiểm soát chất lượng với các tiêu chỉ sau:- Tính chất: Thuốc cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiệntượng hút ẩm, không bị mềm và biến màu.

- Độ ẩm: Xác định nước trong các thuốc cốm nói chung theo phương pháp Xácđịnh mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6), trong các thuốc cốm chứa tinh dầu

Trang 30

theo phương pháp cất với dung môi (Phụ lục 12.13) Các thuốc cốm có độ ẩm khôngquá 5,0%, trừ các chỉ dẫn khác.

- Độ đồng đều khối lượng: Thuốc cốm không quy định thử độ đồng đều về hàmlượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng.

- Độ đồng đều hàm lượng: Trừ khi có chỉ dần khác, phép thử này áp dụng chocác thuốc cốm đóng gói một liều, có chứa một hoặc nhiều dược chất, phải thừ đongđều hàm lượng với các được chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2 % (kl/kl) sovới khôi lượng cốm trong 1 liều

- Định tính: theo chuyên luận riêng- Định lượng: theo chuyên luận riêng

- Bảo quản: Thuốc cốm phải được bảo quản trong các đồ đựng kín, đóng từngliều hoặc nhiều liều, có nhãn đúng qui định Để nơi khô mát. 2

1.5.3 Ưu – nhược điểm của cốm

Ưu điểm của cốm:

- Dạng dùng thích hợp cho trẻ em, người lớn tuổi khi gặp các vấn đề về nuốt,mùi vị dược chất khó chịu, …

- Gọn nhẹ, dễ vận chuyển cho tất cả các mục đích: sử dụng, kinh doanh,…- Hoạt chất, hoạt chất tương đối bền vững

- Diện tích tiếp xúc lớn nên tác dụng nhanh, đối với thuốc thì sinh khả dụng lớnhơn các dạng bào chế thuốc viên.

Nhược điểm của cốm: Do diện tích tiếp xúc lớn, nên dạng cốm dễ hút ẩm Bảo

quản cốm cần chú ý nhiệt độ, độ ẩm để tránh ẩm mốc phát triển ảnh hưởng đến chấtlượng.

1.5.4 Phương pháp bào chế thuốc cốm

- Phương pháp xát hạt qua rây.- Phương pháp phun sấy.

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bào chế dạng cốm pha hỗn dịch uống từ bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm Xuyêntâm liên và Ngải cứu.

2.2 Nguyên vật liệu và trang thiết bị2.2.1 Nguyên vật liệu

Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

1 Cellulose vi tinh thể (Avicel) Ấn Độ USP38

Bảng 2.2: Hoá chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm

Trang 32

12 Ethyl acetat Singapore

16 Thuốc thử natri hydroxyd 10% Việt Nam17 Thuốc thử sắt (III) clorid Việt Nam18 Thuốc thử VS (Vanilin 1% và H2SO4 10%

2.2.2 Trang thiết bị

Bảng 2.3: Thiết bị sử dụng trong quá trình thực nghiệm

3 Cân kỹ thuật Sartorius 2 số lẻ TE412 Đức4 Cân phân tích Sartorius 4 số lẻ PRACTUM 224-1S Đức

6 Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao

11 Máy xát sửa hạt đu đưa Pharmatest - Ấn Độ12 Máy siêu âm ELMA S100H Elmasonic S 100 H Đức

Trang 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng cao Ngân kiều tán gia giảm2.3.1.1 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng acid chlorogenic trong caoNKT gia giảm bằng phương pháp quang phổ UV-Vis.

a) Xây dựng quy trình định lượng acid chlorogenic trong cao Ngân kiều tán giagiảm bằng phương pháp quang phổ UV-Vis.

Cân chính xác 2 g cao NKT vào becher 50, thêm 30 ml MeOH vào lắc đều, siêuâm trong 5 phút, sau đó cho vào bình định mức 50 ml, thêm vào 10 ml MeOH, lắcđều, bổ sung MeOH tới vạch Hút chính xác 2 ml cho vào bình định mức 20 ml, bổsung MeOH tới vạch và lắc đều Đo độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng λ = 328nm 18

b) Thẩm định quy trình định lượng acid chlorogenic trong cao Ngân kiều tángia giảm bằng phương pháp quang phổ UV-Vis.

- Dung dịch chuẩn gốc: Cân chính xác khoảng 20 mg acid chlorogenic chuẩn chovào bình định mức 200 ml Thêm 20 ml MeOH, lắc đều, siêu âm trong 10 phút, sauđó điền đầy MeOH đến vạch và lắc đều Nồng độ dung dịch khoảng 100 µg/ml (A)

Mẫu chuẩn: Hút chính xác 5 ml dung dịch chuẩn gốc (A) pha trong bình địnhmức 20 ml Bổ sung MeOH đến vạch, lắc đều, thu được dung dịch acid chlorogenicchuẩn có nồng độ 25 µg/ml.

Mẫu thử: Cân chính xác 2 g cao NKT vào becher 50, thêm 30 ml MeOH vàokhuấy đều, siêu âm trong 5 phút, sau đó cho vào bình định mức 50 ml, lấy 10 mlMeOH tráng becher sau đó điền đầy MeOH tới vạch Hút chính xác 2 ml cho vàobình định mức 20 ml, bổ sung MeOH tới vạch.

Trang 34

- Mẫu trắng không có đỉnh hấp thu;

- Mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn có đỉnh hấp thu;

- Cường độ hấp thu của mẫu thử them chuẩn cao hơn mẫu chuẩn, mẫu thử.4

Độ lặp lại

Chuẩn bị 6 mẫu thử riêng biệt ở cùng điều kiện, ghi nhận độ hấp thu.

Yêu cầu: RSD (%) kết quả hàm lượng hoạt chất có trong các mẫu thử ≤ 2%.

Hàm lượng (%) acid chlorogencic được tính theo công thức:

X(%) = 𝐶𝑚ẫ𝑢 𝑡ℎử ∗ độ 𝑝ℎ𝑎 𝑙𝑜ã𝑛𝑔 ∗100𝑚𝑐𝑎𝑜 đặ𝑐(1−độ ẩ𝑚)Trong đó: Cmẫu thử: nồng độ mẫu thử.

mcao đặc : khối lượng cao đặc.

Độ pha loãng: số lần pha loãng (ml) của mẫu thử.

Độ chính xác trung gian

Hai kiểm nghiệm viên, thực hiện ở hai ngày khác nhau, mỗi kiểm nghiệm viênchuẩn bị 6 mẫu thử riêng biệt ở cùng điều kiện, tiến hành phân tích như đã mô tả ởđộ lặp lại Ghi nhận độ hấp thu và tính RSD (%) của các kết quả hàm lượng acid

Trang 35

chlorogenic từ 6 lần định lượng So sánh giá trị RSD (%) kết quả định lượng của mỗikiểm nghiệm viên và của cả hai kiểm nghiệm viên.

% chất chuẩngốc (A) cho vào

Dung dichthử (B)

Dung dịchchuẩn gốc (A)

Lượng chuẩngốc thêm vào

Tính nồng độ acid chlorogenic tìm thấy trong từng bình và tỷ lệ phục hồi (%).Trong đó tỷ lệ hồi phục (%) được tính bằng công thức:

Tỷ lệ hồi phục: 𝑅 = 𝑛ồ𝑛𝑔 độ 𝑡ì𝑚 𝑡ℎấ𝑦

𝑛ồ𝑛𝑔 độ 𝑡ℎê𝑚 𝑣à𝑜𝑥 100%.

Yêu cầu: Tỉ lệ phục hồi của từng nồng độ phải nằm trong khoảng 98,0% đến

102,0% và giá trị RSD kết quả định lượng ở mỗi mức nồng độ ≤ 2%.4

Trang 36

2.3.1.2 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng andrographolid trong caoNgân kiều tán gia giảm bằng phương pháp HPLC.

a) Xây dựng quy trình định lượng andrographolid trong cao Ngân kiều tán giagiảm bằng phương pháp HPLC

Khảo sát điều kiện sắc ký

- Khảo sát pha động: khảo sát chương trình rửa giải gradient với pha động gồmACE phối hợp với H2O.19,6

- Tiến hành đo sắc ký dung dịch thử và dung dịch chuẩn trên máy sắc ký lỏnghiệu năng cao HPLC và các kết quả thu được sẽ đánh giá và so sánh về thời gian lưu(tR), hệ số đối xứng (AS) với 0,8 ≤ AS ≤ 1,5; thời gian lưu của các chất phân tích phảiđảm bảo tách xa nhau.

Chuẩn bị dung dịch:

- Dung môi pha mẫu: MeOH.

- Dung dịch chuẩn gốc: Cân chính xác 24 mg andrographolid chuẩn cho vào bìnhđịnh mức 200 ml Thêm 30 ml MeOH, lắc đều, siêu âm trong 5 phút, sau đó điền đầyMeOH đến vạch và lắc đều Nồng độ dung dịch khoảng 120 µg/ml (Bình A)

- Mẫu chuẩn: Hút chính xác 5 ml dung dịch chuẩn gốc cho vào bình định mức 20ml, thêm MeOH lắc kỹ rồi điền đầy MeOH tới vạch Nồng độ dung dịch khoảng 30µg/ml.

- Mẫu thử: Cân chính xác 4 g cao NKT trong becher 50, thêm vào 30 ml MeOHkhuấy đều, siêu âm trong 5 phút, cho vào bình định mức 50 ml, lấy 10 ml MeOHtráng becher sau đó điền đầy đến vạch, lắc đều (Bình B) Hút chính xác 5 ml từ bìnhB cho vào bình định mức 20 ml, bổ sung MeOH đến vạch và lắc đều.

Hàm lượng andrographolid (%) trong cao Ngân kiều tán gia giảm Xuyêntâm liên và Ngải cứu được tính theo công thức:

H(%) = St × mchuẩn × ĐTK × V𝑡

Sc × Vc × mcao × (1 − độ ẩm)× 100Trong đó:

− H: Hàm lượng andrographolid trong cao (%).

Trang 37

− St: Diện tích pic của andrographolid trong mẫu thử (mAu*s).− Sc: Diện tích pic của andrographolid trong mẫu chuẩn (mAu*s).− mchuẩn: Khối lượng andrographolid chuẩn (mg).

− mcao: Khối lượng cao cân thực tế (mg).− ĐTK: độ tinh khiết mẫu chuẩn (%)− Vt: Thể tích bình thử gốc (ml).− Vc: Thể tích bình chuẩn gốc (ml).

b) Thẩm định quy trình định lượng andrographolid trong cao:

Tính tương thích hệ thống

Tiêm liên tiếp 6 lần mẫu chuẩn theo điều kiện sắc ký đã mô tả Ghi nhận thời

gian lưu, diện tích pic, hệ số đối xứng, số đĩa lý thuyết, tính giá trị trung bình và RSDcủa thời gian lưu và diện tích pic.

- Độ tinh khiết pic của andrographolid ở sắc ký đồ mẫu thử đạt yêu cầu.

Tính tuyến tính

Từ dung dịch chuẩn gốc, pha 6 dung dịch khảo sát tuyến tính theo Bảng 2.6.

Lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Trang 38

Bảng 2.6: Các dung dịch khảo sát tuyến tínhBình định mức

Dung dịch chuẩn gốc từ Bình A (ml) 1,25 2,5 5 7,5 15 20

Nồng độ andrographolid (µg/ml) 7,5 15 30 45 90 120Tiêm các dung dịch khảo sát tính tuyến tính vào hệ thống HPLC, ghi nhận diệntích pic andrographolid Xác định phương trình hồi quy tuyến tính diện tích pic theonồng độ, hệ số tương quan tuyến tính.

Yêu cầu:

- Hệ số tương quan R2 ≥ 0,999 15

- Sử dụng phân tích hồi quy ‘‘Regression’’ trong Ms – Excel với trắc nghiệm Fđể kiểm tra tính thích hợp của phương trình hồi quy y = ax + b và trắc nghiệm t đểkiểm tra ý nghĩa của các hệ số a, b trong phương trình.

Độ lặp lại

Chuẩn bị 6 mẫu thử, tiêm vào hệ thống HPLC theo điều kiện sắc ký đã mô tả.Ghi nhận diện tích pic andrographolid Tính RSD (%) của các kết quả hàm lượngandrographolid từ 6 lần định lượng.

Yêu cầu : RSD (%) hàm lượng andrographolid trong các mẫu thử ≤ 3,7% 15Hàm lượng (%) andrographolid trong cao được tính theo công thức:

H(%) = St × mchuẩn × ĐTK × V𝑡

Sc × Vc × mcao × (1 − độ ẩm)× 100Trong đó:

− H: Hàm lượng andrographolid trong cao (%).

− St: Diện tích pic của andrographolid trong mẫu thử (mAu*s).− Sc: Diện tích pic của andrographolid trong mẫu chuẩn (mAu*s).− mchuẩn: Khối lượng andrographolid chuẩn (mg).

− mcao: Khối lượng cao cân thực tế (mg).

Trang 39

− ĐTK: độ tinh khiết mẫu chuẩn (%)− Vt: Thể tích bình thử gốc (ml).− Vc: Thể tích bình chuẩn gốc (ml).

Độ chính xác trung gian

Hai kiểm nghiệm viên thực hiện một cách độc lập vào hai ngày khác nhau, mỗikiểm nghiệm viên phân tích 6 mẫu thử (pha tương tự mục độ lặp lại) Ghi nhận diệntích pic và xác định hàm lượng andrographolid có trong các mẫu So sánh giá trị RSD(%) kết quả định lượng của mỗi kiểm nghiệm viên và của cả hai kiểm nghiệm viên.

% chất chuẩngốc (A) cho vào

Dung dich thửgốc (B) (ml)

Dung dịch chuẩngốc (A) (ml)

Lượng chuẩn gốcthêm vào (µg)

12B12C

Trang 40

Tính nồng độ andrographolid tìm thấy trong từng bình và tỷ lệ phục hồi (%).Trong đó tỷ lệ hồi phục (%) được tính bằng công thức:

Tỷ lệ hồi phục: 𝑅 = 𝑛ồ𝑛𝑔 độ 𝑡ì𝑚 𝑡ℎấ𝑦

𝑛ồ𝑛𝑔 độ 𝑡ℎê𝑚 𝑣à𝑜𝑥 100%

Yêu cầu: Tỉ lệ phục hồi của từng nồng độ phải nằm trong khoảng 95,0% đến

105,0% và giá trị RSD kết quả định lượng ở mỗi mức nồng độ ≤ 3,7%.15

2.3.2 Chiết xuất và tiêu chuẩn hoá cao khô từ bài thuốc Ngân kiều tán gia giảmXuyên tâm liên và Ngải cứu

2.3.2.1 Chiết xuất cao từ bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm

a) Kiểm nghiệm dược liệu trong bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm

Các dược liệu được kiểm tra chất lượng theo các chuyên luận của DĐVN V.

- Cảm quan: Mô tả cảm quan dược liệu và so sánh với mô tả trong DĐVN V.- Xác định độ ẩm và độ tro: Thực hiện theo phụ lục 9.6 trong DĐVN V, độ ẩm

(X%) của cao được tính theo công thức sau:𝑋% =𝑝 − 𝑎

𝑝 𝑥100Trong đó: p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy.

a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy.

Thực hiện 3 mẫu cho mỗi dược liệu, lấy kết quả trung bình.

Dược liệu sau khi đã xác định độ ẩm, nung ở nhiệt độ 450 ºC tới khi không còncacbon, làm nguội rồi cân, lặp lại nhiều lần đến khi khối lượng tro giữa 2 lần nungcách nhau 1 giờ không đổi Độ tro (Y%) của dược liệu tính theo công thức sau:

𝑝 − 𝑝 𝑋%𝑥100Trong đó: p: Số gam của mẫu thử trước khi nung.

t: Lượng tro thu được.X%: Độ ẩm mẫu thử.

Thực hiện 3 mẫu cho mỗi dược liệu, lấy kết quả trung bình.

- Định tính: Các dược liệu định tính theo chuyên luận riêng trong DĐVN V.

Cam thảo: Lấy 0,5 g bột Cam thảo, thêm 50 ml ethanol 70% (TT), đun nóng

trên cách thủy trong 15 phút Lọc nóng qua bông, lấy 10 ml dịch lọc vào chén sứ, cô

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:19