nghiên cứu điều chế siro hướng tác động ức chế ho chứa cao định chuẩn từ rễ bách bộ radix stemonae tuberosae thu hái tại đắk lắk

129 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu điều chế siro hướng tác động ức chế ho chứa cao định chuẩn từ rễ bách bộ radix stemonae tuberosae thu hái tại đắk lắk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công thức siro được tối ưu hóa về các thànhphần tá dược bằng phương pháp đáp ứng bề mặt, tạo chế phẩm siro đạt các yêu cầuđề ra.Kết quảRễ Bách bộ thu hái tại Đắk Lắk có hàm lượng alkaloi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG NGUYỄN HUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ SIRO HƯỚNG TÁC ĐỘNGỨC CHẾ HO CHỨA CAO ĐỊNH CHUẨN TỪ RỄ BÁCH BỘ

(Radix Stemonae tuberosae) THU HÁI TẠI ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG NGUYỄN HUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ SIRO HƯỚNG TÁC ĐỘNGỨC CHẾ HO CHỨA CAO ĐỊNH CHUẨN TỪ RỄ BÁCH BỘ

(Radix Stemonae tuberosae) THU HÁI TẠI ĐẮK LẮK

NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐCMÃ SỐ: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ THANH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Nghiên cứu điều chế siro hướng tác

động ức chế ho chứa cao định chuẩn từ rễ Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)thu hái tại Đắk Lắk” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Thanh Thảo là công

trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu số liệu, hình ảnh được trình bày trongluận văn là trung thực và khách quan Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Tác giả luận văn

Đặng Nguyễn Huỳnh Trang

Trang 4

Luận văn thạc sĩ - khóa: 2021-2023Ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc

Mã số: 8720202

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ SIRO HƯỚNG TÁC ĐỘNG ỨC CHẾ HO CHỨA

CAO ĐỊNH CHUẨN TỪ RỄ BÁCH BỘ (Radix Stemonae tuberosae) THU HÁI

TẠI ĐẮK LẮK Đặng Nguyễn Huỳnh TrangNgười hướng dẫn: TS Vũ Thanh ThảoĐặt vấn đề

Rễ Bách bộ thường được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để hỗ trợ, điềutrị ho Ngày nay, quy trình chiết xuất tạo ra cao chiết rễ Bách bộ với hàm lượng hoạtchất alkaloid cao, dễ dàng ứng dụng vào sản xuất các thuốc hỗ trợ điều trị ho Vì vậy,đề tài tiến hành nghiên cứu điều chế siro hướng tác động ức chế ho chứa cao định

chuẩn rễ Bách bộ (Radix stemonae tuberosae) thu hái tại Đắk Lắk.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Rễ Bách bộ 2 năm tuổi được thu hái tại Đắk Lắk và sấy khô ở 60 °C CaoBách bộ được chiết bằng phương pháp đun hồi lưu, với các điều kiện chiết xuất đượctối ưu hóa bằng phương pháp đáp ứng bề mặt Độc tính cấp và tác dụng trị ho của caochiết được đánh giá trên mô hình chuột Sau khi đã xác định liều tác dụng của caochiết, tiến hành điều chế siro Bách bộ Công thức siro được tối ưu hóa về các thànhphần tá dược bằng phương pháp đáp ứng bề mặt, tạo chế phẩm siro đạt các yêu cầuđề ra.

Kết quả

Rễ Bách bộ thu hái tại Đắk Lắk có hàm lượng alkaloid toàn phần đạt 0,53%.Phương pháp đun hồi lưu với bộ điều kiện chiết tối ưu nhiệt độ chiết 65 °C, ethanol40%, thời gian chiết 238 phút, tỉ lệ dung môi/dược liệu là 10/1, chiết 2 lần, đạt hiệusuất chiết 56%, hàm lượng alkaloid toàn phần trong cao chiết rễ Bách bộ khô kiệt đạtđạt 1,2% Cao chiết không gây độc tính cấp với liều Dmax là 25 g/kg thể trọng chuột,

Trang 5

liều từ 1,2 g/kg -2,4 g/kg thể trọng chuột làm giảm số cơn ho Đề tài đã xây dựngcông thức siro và quy trình điều chế siro từ cao chiết rễ Bách bộ, cao Cát cánh, caoCam thảo và tá dược trong công thức như sau: sucrose 39,04%, sorbitol 8,4%, xanthangum 0,04%, acid citric 0,09%, natri benzoat 0,1%, kali sorbat 0,1% và nước vừa đủ.

Trang 6

Master’s thesis - Academic course: 2021 - 2023Speciality: Pharmaceutical technology and Pharmaceutics

Speciality code: 8720202

STUDY ON PREPARATION OF COUGH INHIBITORY SYRUP

CONTAINING EXTRACT BACH BO ROOT (Radix Stemonae tuberose)

COLLECTED FROM DAK LAKNguyen Huynh Trang DangSupervisor: Thanh Thao Vu, Ph.DIntroduction

The Bach bo roots are often used in traditional remedies to relief coughs.Nowadays, extraction process, which produces Bach bo root extract with high active

ingredient content, can easily be applied to the production of effective coughtreatment support drugs Therefore, the thesis of this study on preparation of coughsuppressant syrup containing extract of Bach bo root collected from Dak Lak.

Materials and methods

Two-year-old Bach bo roots were collected from Dak Lak and dried at atemperature of 60 °C Bach bo root extract was obtained via the reflux extractionmethod, with optimized conditions by the response surface methodology The acutetoxicity and antitussive effects of the extract were evaluated in a laboratory micemodel After, determining the effective dose of the extract, Bach bo syrup wasprepared The syrup formula was optimized for excipient ingredients using theresponse surface methodology to prepare a syrup product that meets the requirements.

The total alkaloid content of Bach bo roots collection from Dak Lak was 0,53%.Extraction method by reflux with optimal extraction conditions: temperature 65 °C,41% ethanol, 238 minutes extraction times, ratio of solvents to medicinal herbs is10/1, extracted 2 times, achieving extraction efficiency 56%, total alkaloid contentreaches 1,2% in Bach bo root extract The extract was not acute toxicity at a maximumdose (Dmax) of 25 g/kg of mice body weight Doses ranging from 1,2 g/kg to 2,4 g/kg

Trang 7

of mice body weight decrease the number of coughs The thesis has researched todevelop a syrup formula and process for preparing syrup from Bach bo root extract,

Cat canh root extract, Cam thao root extract, and excipient ingredients in the

following suitable formula: sucrose 39,04%, sorbitol 8,4%, xanthan gum 0.04% andcitric acid 0,09%, sodium benzoate 0,1%, potassium sorbate 0,1%, and water.

The thesis has successfully researched and prepared cough - suppressing syrupcontaining Bach bo root extract.

Keywords: Stemona tuberosa Lour., Bach bo root, response surface methodology,

syrup, cough-suppressing effect.

Trang 8

1.1. Tổng quan về dược liệu rễ Bách bộ 3

1.2. Sơ lược về dược liệu rễ Cát cánh và rễ Cam thảo 22

1.3. Tổng quan về siro 25

CHƯƠNG 2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Vật liệu nghiên cứu 31

2.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 31

2.3. Quy trình chiết xuất và điều chế cao chiết rễ Bách bộ 32

2.4. Đánh giá tác dụng của cao chiết rễ Bách bộ trên chuột 39

2.5. Xây dựng công thức và quy trình điều chế siro chứa cao chiết rễ Bách bộ 41

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ 51

3.1. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết rễ Bách bộ 51

3.2. Đánh giá tác dụng của cao chiết rễ Bách bộ trên chuột 64

3.3. Nghiên cứu quy trình điều chế siro Bách bộ từ cao chiết rễ Bách bộ 66

CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN 83

4.1. Đánh giá chất lượng dược liệu rễ Bách bộ 83

4.2. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết rễ Bách bộ 83

Trang 9

4.3. Đánh giá tác động của cao chiết rễ Bách bộ trên chuột 87

4.4. Điều chế siro chứa cao chiết rễ Bách bộ 88

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

5.1. Kết luận 91

5.2. Kiến nghị 92

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt

COPD Chronic Obstructive PulmonaryDisease

Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính

HPLC High performance liquidchromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng caoIC50 Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế tối đa 50%

SKLM Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các alkaloid trong rễ Bách bộ loài Stemona tuberosa Lour 7

Bảng 1.2 Một số chế phẩm siro chứa Bách bộ trên thị trường 20

Bảng 1.3 Một số bài thuốc lưu truyền chứa Bách bộ 21

Bảng 1.4 Các tá dược trong siro ho chứa cao dược liệu trên thị trường 29

Bảng 2.1 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 31

Bảng 2.2 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 32

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá dược liệu rễ Bách bộ 33

Bảng 2.4 Thiết kế thí nghiệm khảo sát sơ bộ ảnh hưởng của các yếu tố đến quy trìnhchiết xuất Bách bộ 36

Bảng 2.5 Khai báo biến vào mô hình tối ưu quy trình chiết xuất rễ Bách bộ 37

Bảng 2.6 Thiết kế mô hình tối ưu của quá trình chiết xuất rễ Bách bộ 37

Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá cao định chuẩn Bách bộ 38

Bảng 2.8 Công thức dự kiến của siro 43

Bảng 2.9 Thí nghiệm khảo sát loại đường và tỷ lệ đường trong công thức siro 45

Bảng 2.10 Thí nghiệm khảo sát tỉ lệ xanthan gum trong công thức siro 45

Bảng 2.11 Thí nghiệm khảo sát tỷ lệ acid citric trong công thức siro 46

Bảng 2.12 Khai báo các biến của mô hình tối ưu hóa công thức điều chế siro 47

Bảng 2.13 Thiết kế mô hình tối ưu hóa công thức siro Bách bộ 48

Bảng 2.14 Các chỉ tiêu chất lượng của siro Bách bộ 49

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá chất lượng rễ Bách bộ 51

Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm sàng lọc các điều kiện quá trình chiết xuất 53

Bảng 3.3 Khai báo các biến mô hình tối ưu quy trình chiết xuất rễ Bách bộ 54

Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa của quá trình chiết xuất rễ Bách bộ 55

Bảng 3.5 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình đến hiệu suất 55

Bảng 3.6 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến hiệu suất chiết xuất 56

Bảng 3.7 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình đến hàm lượng 58

Bảng 3.8 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng alkaloid 58

Trang 12

Bảng 3.9 Các điều kiện tối ưu hóa điều kiện quy trình của chiết xuất bằng phương

pháp đáp ứng bề mặt 60

Bảng 3.10 Mô hình đề xuất giá trị dự đoán và giá trị thực nghiệm của quá trình chiếtxuất rễ Bách bộ 61

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá chất lượng cao chiết rễ Bách bộ 63

Bảng 3.12 Kết quả độc tính cấp theo đường uống của cao chiết rễ Bách bộ 64

Bảng 3.13 Kết quả tác dụng của cao chiết Bách bộ lên số cơn ho trong 6 phút 65

Bảng 3.14 Kết quả khảo sát loại đường và tỷ lệ đường trong công thức siro 66

Bảng 3.15 Kết quả khảo sát tỷ lệ xanthan gum trong công thức siro 67

Bảng 3.16 Kết quả khảo sát tỷ lệ acid citric trong công thức siro 68

Bảng 3.17 Khai báo các biến của mô hình tối ưu hóa công thức điều chế siro 69

Bảng 3.18 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa của công thức điều chế siro Bách bộ 69

Bảng 3.19 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình đến tỉ trọng 70

Bảng 3.20 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến tỉ trọng 71

Bảng 3.21 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình đến độ nhớt 73

Bảng 3.22 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến độ nhớt 73

Bảng 3.23 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình đến pH 75

Bảng 3.24 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến pH 76

Bảng 3.25 Các điệu kiện tối ưu trong điều chế công thức siro 78

Bảng 3.26 Mô hình đề xuất giá trị dự đoán và giá trị thực nghiệm các biến Yi củacông thức điều chế siro 78

Bảng 3.27 Công thức siro Bách bộ 79

Bảng 3.28 Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng siro Bách bộ 81

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Công thức một số alkaloid từ Bách bộ 8Hình 1.2 Công thức các alkaloid Stemona-amin C-F 9Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của glycyrrhizin dược liệu Cam thảo 24Hình 3.1 Bề mặt đáp ứng của hiệu suất chiết xuất thu được theo các biến đầu vào trongthiết kế tối ưu hóa các thông số quy trình chiết xuất rễ Bách bộ 57Hình 3.2 Bề mặt đáp ứng của hàm lượng alkaloid thu được theo các biến đầu vào trongthiết kế tối ưu hóa các thông số quy trình chiết xuất rễ Bách bộ 59Hình 3.3 Sơ đồ điều chế cao chiết rễ Bách bộ 62Hình 3.4 Bề mặt đáp ứng của tỉ trọng theo các biến đầu vào trong thiết kế tối ưu hóacông thức điều chế siro Bách bộ 72Hình 3.5 Bề mặt đáp ứng của độ nhớt theo các biến đầu vào trong thiết kế tối ưu hóacông thức điều chế siro Bách bộ 74Hình 3.6 Bề mặt đáp ứng của pH theo các biến đầu vào trong thiết kế tối ưu hóa côngthức điều chế siro Bách bộ 77Hình 3.7 Sơ đồ điều chế siro Bách bộ 80

Trang 14

MỞ ĐẦU

Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) là loài cây thuốc mọc hoang ở nhiều vùng

núi nước ta Các thầy thuốc đã lưu lại những bài thuốc hay, đơn giản mà hiệu quả từdược liệu Bách bộ với công dụng chính yếu hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ho Bêncạnh đó, các nhà khoa học tìm ra rằng trong Bách bộ chứa hàm lượng hợp chấtalkaloid nhiều nhất ngoài ra còn có chất khác là stilben, phenanthren, glucid, protid,lipid, acid hữu cơ Có bốn loại alkaloid gồm neotuberostemonin, tuberostemonin vàstemoninin ức chế phản xạ ho ngoại vi, trong khi croomin ức chế ở trung tâm ho1 Vìvậy, dược liệu Bách bộ có khả năng ứng dụng để điều chế các sản phẩm trị ho đạthiệu quả.

Xu hướng thế giới ngày càng ưu tiên sử dụng thuốc từ dược liệu theo phươngpháp nghiên cứu điều chế hiện đại.2,3 Thuốc có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, hiệu quảvà dễ dàng sử dụng Trong đề tài nghiên cứu điều chế siro chứa cao chiết rễ Bách bộ,cao này đã được đánh giá tác dụng trị ho trên mô hình chuột Ngoài ra, trong thànhphần siro kết hợp với cao Cam thảo và Cát cánh làm tăng thêm tác dụng trị ho, longđờm của chế phẩm Công thức thiết kế siro và quy trình điều chế đơn giản giúp việcáp dụng vào quy mô sản xuất lớn dễ dàng, mang thuốc dễ dàng đến tay người tiêudùng.

Bên cạnh đó nguồn dược liệu Bách bộ từ tự nhiên ngày càng giảm đi, sản xuấtthuốc phải đảm bảo nguồn cung cấp dược liệu đầy đủ, chất lượng và có nguồn gốcsạch Vì vậy, tại vùng Đắk Lắk đã được nghiên cứu trồng Bách bộ trên quy mô lớn,đưa khu vực trở thành vùng dược liệu trọng điểm của cả nước, nguồn nguyên liệuluôn được kiểm soát chặt chẽ chất lượng Sự kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đếnsản xuất sản phẩm cuối cùng mang lại nhiều lợi ích lớn và lâu dài.

Sản phẩm thuốc đạt chất lượng phải từ các sản phẩm trung gian, nên quy trìnhđiều chế cao chiết từ dược liệu cần được nghiên cứu, xây dựng phương pháp để thuđược cao chiết đạt chất lượng tốt Cao chiết dược liệu có vị đắng và mùi đặc trưngnên điều chế siro vị ngọt thanh che lấp đi vị đắng của dược liệu và mang lại hiệu quả

Trang 15

nhanh chóng Vì vậy đề tài : “Nghiên cứu điều chế siro hướng tác động ức chế ho

chứa cao định chuẩn từ rễ Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae) thu hái tại Đắk

Lắk” được thực hiện Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:Mục tiêu tổng quát

Điều chế siro chứa cao định chuẩn từ rễ Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

thu hái tại Đắk Lắk hướng tác động điều trị ho.

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Tổng quan về dược liệu rễ Bách bộ

Danh pháp

Danh pháp khoa học: Stemona tuberosa L Stemonaceae4

Tên Việt Nam: Bách bộ, Danh ba mươi, Dây đẹt ác, Dây trói dâu, cây trăm củTên Trung Quốc: Bai Bu

1.1.1 Tổng quan về thực vật học

Dược liệu Bách bộ thu hái tại Đắk Lắk thuộc loài Stemona tuberosa, thuộc chi

Stemona, họ Stemonaceae, bộ Stemonales, liên bộ Pandananae, phân lớp Liliidae, lớp

Liliopsida , Giới thực vật.5

Đặc điểm chi Stemona Lour

Chi Stemona Lour, tiêu tiêu biểu là Bách bộ ( Steamona tuberosa Lour).6 Thếgiới có 3 chi và 30 loài, phân bố ở Nam và Đông Nam Á, Nhiệt đới châu Úc và venĐại Tây Dương của Bắc Mỹ Việt Nam có 1 chi và 4-7 loài.

Trên thế giới, Chi Stemona (họ Bách bộ - Stemonaceae) gồm khoảng 30 loàitrong đó, Đông Dương có 11 loài: Stemona tuberosa Lour., S phyllantha Gagnep., S.

squamigera Gagnep., S cochinchinnensis Gagnep., S pierei Gagnep., S saxorum

Gagnep., S collinsae Craib., S aphylla D Prain, S griffithiana Kurz., S burkilliiD.Prain, S kerrii Caib.6

Việt Nam có 7 loài: S tuberosa Lour (Bách bộ), S cochinchinnensis Gagnep.(Bách bộ Nam, Bách bộ Nam bộ), S collinsae Craib (cây Bách bộ đứng), S piereiGagnep ( Bách bộ lá nhỏ), S ker Craib (Bách bộ Kerri), S saxorum Gagnep, S.

phyllantha Gagnep (Bách bộ trên đá).6

Đặc điểm họ Stemonaceae

Họ Bách bộ (danh pháp khoa học: Stemonaceae) là một họ trong thực vật cóhoa, cây dây leo hay bò Lá hình tim hay hình lưỡi mác, mọc đối hay mọc vòng Cácgân bên hình cung còn các gân cấp 3 xếp gần vuông góc với gân bên và song songvới nhau rất đều Hoa lưỡng tính, mẫu 2 hoặc 4, có 2 lá đài Có 2-4 cánh hoa, 4 nhịvà bầu thượng gồm 2 mảnh Quả nang mở bằng 2 van.

Trang 17

Bao gồm 3 - 4 chi và khoảng 25 - 35 loài dây leo hay cây thân thảo Các chi cótrong họ Bách bộ:

Croomia Torr.: khoảng 2 loài.Stemona Lour.: khoảng 22 loài.Stichoneuron Hook.f.: khoảng 2 loài.

Pentastemona Steenis (đôi khi được tách ra thành họ riêng làPentastemonaceae): khoảng 2 loài.

Đặc điểm loài Stemona tuberosaMô tả cây

Bách bộ là một thứ cây leo, dài 6-8 m, có khi hơn Thân nhỏ dần Lá thườngmọc đối có cuống, hình trái tim Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6-8 gân phụ chạydọc từ cuống lá đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm1-2 hoa, lớn, màu vàng đỏ Bao hoa gồm bốn phiến, 2 phiến ngoài dài 4 cm, rộng 5mm, 2 phiến trong rộng hơn Nhị 4, có tua ngắn Quả nang có 4 hạt.

Rễ củ gồm 10 đến 20 hoặc 30 củ, có khi tới 100 củ dài 15-20 cm đường kính1,5-2 cm Màu trắng vàng, vị ngọt sau rất đắng.

Rễ Bách bộ

Rễ củ hình trụ cong queo, dài 10 cm đến 20 cm, đường kính 1 cm đến 2 cm.Thường để nguyên cả rễ củ hoặc cắt đôi theo chiều ngang hay bổ đôi theo chiều dọc.Đầu trên đôi khi còn vết tích của cổ rễ, đầu dưới thuôn nhỏ Mặt ngoài màu vàng nâunhạt, có nhiều nếp nhăn dọc Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ khá dày, màu vàng nâu;lõi giữa màu trắng ngà.7

Vi phẫu

Ngoài cùng là lớp bần có chỗ bị rách Ở rễ củ non vẫn còn biểu bì gồm nhữngtế bào xếp đều đặn, phía ngoài phủ lớp cutin Lớp mô mềm vỏ rất dày, chiếm phầnlớn vi phẫu gồm các tế bào gần tròn tương đổi đều nhau, có thành mỏng, Các tế bàomô mềm xếp lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào nhỏ Nội bì cấu tạo bởi một lớptế bào có thành dày hình chữ nhật, xếp đều đận Libe-gỗ cấu tạo cấp 1, phân hóahướng tâm Bó libe xếp xen kẽ bó gỗ và nằm sát nhau nên giữa chúng không tạo thành

Trang 18

những tia một Mô mềm tủy cấu tạo bởi những tế bào to nhỏ không đều, thành mỏng,xếp lộn xộn.7

Bột dược liệu

Mảnh bần màu vàng gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành dày Mảnh mô mềm tếbào hình tròn, hình chữ nhật, thành mỏng, rải rác có tế bào chứa hạt tinh bột hình tráixoan Hạt tinh bột có rốn và vân khá rõ, rốn lệch tâm, vân đồng tâm Sợi dài có thànhdày, khoang rộng Mảnh mạch điểm Rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu sai, hìnhkhối.

Thu hái

Rễ Bách bộ được khai thác vào mùa thu đông, khi quả đã già và phát tán hạtgiống, bằng cách đào rộng xung quanh gốc để lấy được toàn bộ rễ củ Phương phápthu hái, đào củ về rửa sạch để nguyên củ hoặc bổ đôi đem phơi hay sấy khô Lấy Báchbộ khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô Rễ Bách bộ mọng nước, rễ càng lâunăm càng to và có tác dụng dược liệu tốt hơn.5

Công dụng

Công năng, chủ trị: Ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng Chủ trị Ho mới hoặc

ho lâu ngày, ho gà, ho lao, viêm phế quản mạn tính Dùng ngoài trị chấy rận, ghẻ lở,giun kim, ngứa âm hộ.

Kinh nghiệm dân gian truyền lại công dụng của cây Bách bộ đều trùng khớp vớinhững nghiên cứu khoa học về loài cây này Nhận định rằng rễ Bách bộ có tác dụngđiều trị ho rất hiệu quả Rễ Bách bộ có vị ngọt đắng, tính bình qui kinh Phế, một sốtác dụng chính của củ Bách bộ: điều trị ho lâu ngày không khỏi, điều trị viêm phếquản mạn tính, điều trị lao phổi, điều trị viêm da, nổi mề đay, tẩy giun, diệt chấy rận,diệt ruồi, muỗi, bọ gậy.5

Đặc điểm sinh thái

Bách bộ là loài cây của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên ở Việt Nam, câyphân bố rộng rãi ở cả vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình phía Nam, cũng như khíhậu á nhiệt đới ở các tỉnh miền núi phía Bắc Cây ưa ẩm và sáng, tuy vậy có thể hơichịu bóng Bách bộ thường leo lên các cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng, dọc theo

Trang 19

hai bên bờ khe suối, ở cửa rừng kín thường xanh, dưới chân rừng núi đá vôi và bờnương rẫy Độ cao phân bố có thể từ vài chục mét (ở vùng rừng ven biển và đảo) lêntới gần 1000 m sâu trong lục địa.5

Bách bộ ra hoa quả hàng năm Mùa hoa: tháng 6 – 7; quả: tháng 7 – 9 Khi quảgià tự mở để hạt thoát ra ngoài Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và cây chồi saukhi bị cắt, sau khi khai thác rễ củ phần gốc vùi lại vẫn có khả năng tái sinh.5

Đặc điểm thổ nhưỡng tại Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khu vực Tây Nguyên, là một trong 8 vùng Dược liệutrọng điểm của Việt Nam (Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 củaThủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030”) Khu vực này ở phía Tây và cuối dãy Trường

Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xenkẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính, trong đó địa hình của tỉnh ĐắkLắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Khí hậu toàn tỉnh được chiathành hai tiểu vùng khí hậu Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh vềmùa khô; vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hòa Nhiệt độ trung bình hàng nămlà 24°C Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đãtạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Về tài nguyên đất, Đắk Lắk là nơi được thiên nhiên ưu đãi lớn với diện tích tựnhiên 13.085 km2 trong đó chủ yếu là đất xám, đất đỏ bazan và một số loại đất khácnhư đất phù sa, đất gley, đất đen Đất đỏ bazan là loại đất chiếm nhiều thứ hai tại tỉnhvà chiếm đến 55,6% diện tích đất đỏ toàn Tây Nguyên, là loại đất có tính chất cơ lýtốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinhdưỡng cao rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê,cao su, chè, hồ tiêu và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác.

Như vậy, với các đặc điểm về khí hậu và tài nguyên đất, Đắk Lắk hoàn toàn phùhợp để trồng các loại dược liệu như Bách bộ.

Trang 20

1.1.2 Tổng quan thành phần hóa học

Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm ra thành phần hóa học trong loài

Stemona tuberosa chủ yếu là alkaloid và ngoài ra có các hợp chất khác stilben,

phenanthren, glucid, protid, lipid, acid hữu cơ.4,6,8-12

Thành phần alkaloid

Đã có nhiều nghiên cứu phân lập alkaloid từ loài Stemona tuberosa và thành

phần hóa học, tác dụng dược lý1,8-31 Alkaloid Stemonin chiếm tỉ lệ chủ yếu (0,18%)có tinh thể hình kim, mềm rất nhẹ, không mùi, vị đắng, độ chảy 160 oC, dung môihòa tan là trong cồn, ether, aceton, toluen, benzen, chloroform Stemonin được Phạm

Thanh Kỳ và cộng sự (1993) xác định là tuberostemonin L- G.6

Một số alkaloid đã được nghiên cứu phân lập như: stemona-Lactam S,tuberostemospirolin, stemtuberlin A-E, croomin, 6-hydroxycroomin,dehydrocroomin, dehyroisostemotinin tridehydrotuberostemonin, bis-dehydrotuberostemoniol, stemoninin, tuberocroolin, stemonatueron A-C,stemonatuberonol A, tuberostemolin, oxotuberostemonin.

Loài S tuberosa phân lập được một số alkaloid trong nghiên cứu Vũ Ngọc Kim

và cộng sự (1996)6.

Bảng 1.1 Các alkaloid trong rễ Bách bộ loài Stemona tuberosa Lour.

STT Bộ phậnnghiên cứu

Trang 21

Nghiên cứu của Hitotsuyanagi và cộng sự (2013 - 2016) đã phân lập và xác định

cấu trúc 5 stemona-amin từ rễ Stemona tuberosa 10,11

Trang 22

Hình 1.2 Công thức các alkaloid Stemona-amin C-F

Thành phần stilben được nghiên cứu của Lin và cộng sự (2008), đã phân lập và

xác định cấu trúc 12 stilben là stilbostemin O-Y từ rễ Stemona tuberosa.22

Thành phần Phenanthren, phenanthraquinon qua nghiên cứu của Khamko vàcộng sự (2013) đã phân lập và xác định cấu trúc 3 phenanthren là stemophenanthren

A-C từ rễ Stemona tuberosa.18 Nghiên cứu của Lin và cộng sự (2008), đã phân lập và

xác định cấu trúc 1 phenanthraquinon là stemanthraquinon từ rễ Stemona tuberosa.22

Ngoài ra Các hợp chất khác Fang và cộng sự (2018) đã nghiên cứu phân lập và

xác định cấu trúc 2 polyketid là stemonon A và stemonon B từ rễ Stemona tuberosa.32

1.1.3 Tác dụng dược lý

Đã có nhiều nghiên cứu về loài Stemona tuberosa có một số tác dụng dược lý

tiêu biểu nổi bật chống ho, long đờm, kháng viêm, gây độc tế bào.

Chống ho

Nguyễn Mạnh Tuyển đã có nghiên cứu tác dụng chữa ho trừ đờm của rễ Bách

bộ (Radix steamone tuberosae) trước và sau chế biến Đề tài đã chứng minh được tác

dụng giảm ho, long đờm của Bách bộ Dược liệu sau chế biến theo cổ truyền khônglàm ảnh hưởng hàm lượng alkaloid trong dược liệu, dược liệu khi đã được sơ chế theocác cách khác nhau cho kết quả tác dụng có xu hướng không khác nhau nhiều.33

Trang 23

Nghiên cứu nêu được cơ bản phương pháp chiết xuất tạo cao chiết rễ Bách Bộ theophương pháp cổ truyền và thử tác dụng sinh học của nó trên chuột

Alkaloid Stemonin được Phạm Thanh Kỳ và cộng sự công bố nghiên cứu năm1993 xác định là tuberostemonin L- G từ rễ Stemona tuberosa.6

Alkaloid loại stenine (tuberostemonin, neotuberostemonine) hoặc không stenine

(croomine và stemoninine ) trong loài stemona tuberosa đều có góp phần vào đặc

tính chống ho Được chứng minh trong nghiên cứu của Xu và cộng sự (2006) thử tác

dụng chống ho in vivo trên chuột.34

Alkaloid loại croomine và tuberostemonine từ rễ cây Stemona tuberosa có tácdụng chống ho, sử dụng trên mô hình ho chuột lang theo liều lượng với giá trị ID50và 0,18 mmol/kg Trong nghiên cứu Lin và cộng sự (2008) chứng minh điều trên.21

Nghiên cứu Xu và cộng sự (2010), đã chứng minh tác dụng chống ho và ức chế

trung tâm ho trung ương in vivo trên chuột của các alkaloid được phân lập từ rễ loài

stemona tuberosa Bốn Stemona alkaloid (neotuberostemonine, tuberoste monine,

croomine và stemoninine) đã được phân lập từ Stemona tuberosa trong phòng thí

nghiệm Kết quả chỉ ra neotuberostemonin, croomin và stemoninin làm giảm các cơnho ở liều 25 và 50 mg/kg; tuberostemonin làm giảm các cơn ho ở liều 100 mg/kg.Những con vật được cho uống croomine 50 mg/kg được phát hiện có biểu hiện chuyểnđộng chậm chạp hoặc không ổn định Những tác dụng phụ này không được quan sátthấy ở động vật được sử dụng liều tương đương theo cùng một đường dùng Nghiêncứu chỉ ra neotuberostemonin, tuberostemonin và stemonin ức chế phản xạ ho ngoạivi, trong khi croomin ức chế ở trung tâm ho.1

Nghiên cứu của Wu và cộng sự (2016), tiến hành khảo sát dược động học củaneotuberostemonin, đây là một trong những hợp chất alkaloid có tác dụng chống ho

phân lập từ rễ loài Stemona tuberosa Kết quả cho thấy, sau khi chuột uống

neotuberostemonin, Cmax và AUC là 11,37 ng/mL và 17,68 ng/mL ở liều 20 mg/kg;137,6 ng/mL và 167,4 ngh/mL ở liều 40 mg/kg Thời gian bán thải lần lượt là 2,28 và3,04 giờ Nồng độ neotuberostemonin cao đã được tìm thấy trong ruột, dạ dày và gan,và không có sự tích lũy lâu dài của neotuberostemonin trong các mô Tổng thu hồi

Trang 24

của neotuberostemonin là 0,90% (0,19% trong mật, 0,05% trong nước tiểu và 0,66%trong phân), có thể là do chuyển hóa của ruột và gan, neotuberostemonin được bàitiết chủ yếu qua các chất chuyển hóa của nó.35

Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ hoạt động cấu trúc - tác dụng trên các

alkaloid phân lập từ rễ Stemona tuberosa và các chất tổng hợp cho thấy rằng ba vòng

pyrrol bão hòa và nhân benzazepin là cấu trúc chính góp phần chủ yếu vào hoạt độngchống ho, và cấu hình cis tại ba điểm nối vòng là cấu trúc tối ưu cho hoạt chống ho.13

Kháng viêm

Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), chứng minh cao chiết nước của thân

loài Stemona tuberosa ức chế viêm phổi bán cấp ở chuột do khói thuốc lá ở liều 50

-200 mg/kg Cao chiết làm giảm số lượng đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bàolympho ở chuột đã tiếp xúc với khói thuốc lá Ngoài ra, cao chiết làm giảm nồng độcủa các cytokin (TNF-α, IL-6) trong dịch rửa phế quản.36

Nghiên cứu của Lim (2016), cao chiết nước của rễ Stemona tuberosa ức chế

viêm trên dòng tế bào đại thực bào RAW 264,7 và ức chế viêm phổi bán cấp ở chuột.

Ở liều 10 - 100 µg/ml, cao chiết Stemona tuberosa làm giảm sự bài tiết của các

cytokin gây viêm, điều hòa hoạt hóa NF-κB bằng cách ức chế quá trình phosphorylhóa IκB và con đường protein kinase được hoạt hóa bằng mitogen; ở chuột làm giảmsự xâm nhập của đại thực bào, ức chế biểu hiện chất trung gian gây viêm.37

Nghiên cứu của Jung và cộng sự (2016), tiến hành thử tác dụng kháng viêm của

cao cồn rễ Stemona tuberosa qua đường tiêm phúc mạc trên mô hình COPD bán cấpở chuột Ở liều 5 - 10 mg/kg, cao cồn rễ Stemona tuberosa làm giảm các yếu tố gây

viêm, làm giảm kích thước phế nang phổi.38

Stemonon A và stemonon B phân lập từ rễ Stemona tuberosa có tác dụng kháng

viêm trên mô hình đo tỷ lệ ức chế giải phóng glucuronidase ở chuột gây ra bởi PAFvới IC50 lần lượt là 2,42 và 2,97 μM.32

Trang 25

Điều hòa miễn dịch, độc tế bào, chống khối u

Nghiên cứu của Xiaoxia và cộng sự (2012), chứng minh cao cồn S tuberosa ở

liều 100-800 µg/ml có tác dụng cân bằng giữa các cytokine Th1 và Th2, làm tăngnồng độ interleukin-2 và interferon-(IFN-γ) và làm giảm IL-4, IL-5, IL-13 ở chuột bịhen suyễn.39

Nghiên cứu của Li và cộng sự (2007), tiến hành thử tác dụng gây độc tế bào cho

thấy cao diclorometan rễ S tuberosa ở liều 25 - 100 µg/ml có tác dụng ức chế sự tăng

trưởng của tế bào phụ thuộc vào liều.40

Nghiên cứu của Khamko và cộng sự (2013), tiến hành thử tác dụng gây độc tế

bào của phenanthren và stillben phân lập được từ rễ S tuberosa cho thấy

stemophenanthren C cho tác dụng trên dòng tế bào KB ung thư biểu mô), với IC50 là4,49 µg/ml, trên dòng tế bào HepG2 với IC50 là 18,43 µg/ml.18

1.1.4 Kiểm nghiệm dược liệu1.1.4.1 Một số chỉ tiêu chất lượng

Tro toàn phần

Theo chuyên luận Bách bộ DĐVN V quy định tro toàn phần không quá 5,0%(phụ lục 9.8) Với mẫu thử là dược liệu, thuốc từ dược liệu: Cho 2 g đến 3 g bột mẫuthử vào một chén sứ hoặc chén platin đã nung và cân bì Nung ở nhiệt độ không quá450 °C tới khi không còn carbon, làm nguội rồi cân Bằng cách này mà tro chưa loạiđược hết carbon thì dùng một ít nước nóng cho vào khối chất đã than hóa, dùng đũathủy tinh khuấy đều, lọc qua giấy lọc không tro Rửa đũa thủy tinh và giấy lọc, tậptrung nước rửa vào dịch lọc Cho giấy lọc và cắn vào chén nung rồi nung đến khi thu

Trang 26

được tro màu trắng hoặc gần như trắng Tập trung dịch lọc vào cắn trong chén nung,đem bốc hơi đến khô rồi nung ở nhiệt độ không quá 450 °C đến khi khối lượng khôngđổi Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược liệu đã làm khô trong khôngkhí Với các mẫu thử khác: Cũng thực hiện như trên nhưng chỉ dùng 1 g mẫu thử nếukhông có chỉ dẫn gì khác trong chuyên luận.

X% = ( a / p ) x 100Trong đó: a là khối lượng tạp chất tính bằng gam;p là khối lượng mẫu thử tính bằng gam.Ghi chú:

1 Trong một số trường hợp nếu tạp chất rất giống với thuốc, có thể phải làmcác phản ứng định tính hoá học, phương pháp vật lý hoặc dùng kính hiển vi để pháthiện tạp chất Tỷ lệ tạp chất được tính bao gồm cả tạp chất được phát hiện bằngphương pháp này.

2 Lượng mẫu lấy để thử nếu chuyên luận riêng không quy định thì lấy như sau:Hạt và quả rất nhỏ (như hạt Mã đề): 10 g Hạt và quả nhỏ: 20 g Dược liệu thái thànhlát: 50 g.

(TT) Lọc, dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:

Trang 27

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), hiện tủa đỏ nâu.Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), hiện tủa đỏ gạch.Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch bão hòa acid picric (TT) trong ống

nghiệm sẽ xuất hiện tủa vàng.

Cân 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi, lọc Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi sẽ xuất hiện tủa đỏ gạch.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac đậm đặc (50 : 9 : 1).Dung dịch thử: Cân 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thẩm ẩm bằng amoniac đậmđặc (TT), để yên 20 phút, rồi chiết lần 1 với 15 ml methanol (TT) trên cách thủy trong

10 phút Sau đó chiết lần 2 với 10 ml methanol (TT) Gộp dịch chiết, để nguội, lọc.Bốc hơi dịch lọc tới khô Hòa tan cắn bằng 2 ml methanol (TT).

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan tuberostemonin L-G trong methanol (TT) để

được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có tuberostemonin L-G có thể dùng

2 g bột Bách bộ (mẫu chuẩn) và tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 30 µl mỗi dung dịch

trên Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng.

Phun thuốc thử Dragendorff (TT) Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 6 vết,

trong đó phải có vết màu hồng có giá trị Rf khoảng 0,80 tương đương với vếttuberostemonin L-G trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu Hoặc trên sắc ký đồcủa dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồcủa dung dịch dược liệu đối chiếu.

b) Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 355) cho vào bình Soxhlet

rồi chiết bằng methanol (TT) hoặc ethanol 96% (TT) cho đến khi hết alkaloid (chiếtkhoảng 2 giờ, xác định theo Phụ lục 12.3, dùng 1 giọt thuốc thử Mayer (TT) Cất thu

Trang 28

hồi dung môi Hòa tan cắn bằng 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) Lọc lấydịch acid Tráng cặn và giấy lọc với khoảng 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT)và gộp chung với dịch lọc trên Kiềm hóa dịch lọc bằng amoniac đậm đặc (TT) tớipH 10, chiết với ether (TT) 5 lần, 2 lần đầu mỗi lần 15 ml và 3 lần sau mỗi lần 10 ml.Sau đó chiết tiếp bằng cloroform (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml Gộp dịch chiết ether vàclorofom Làm bay hơi trên cách thủy tới khô Hòa tan cặn với 10,0 ml dung dịch

acid hydroclorie 0,1 N (CĐ), thêm 5 ml nước và 2 giọt dung dịch đỏ methyl (TT),

chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) Hàm lượng alkaloid

toàn phần (X%) được tính theo công thức sau:

𝑋% =(10 − 𝑛) × 3,75𝑎

Trong đó:

n là thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng, tính bằng ml;a là khối lượng bột dược liệu đem định lượng đã trừ độ ẩm, tính bằng gam.Dược liệu phải chứa ít nhất 0,50% alkaloid toàn phần tính theo tuberostemoninLG (C22H33NO4), tính theo dược liệu khô kiệt.

1.1.4.3 Phép thử xác định chiết kiệt alkaloid

Các phép thử sau đây được dùng để xác định alkaloid đã được chiết kiệt haychưa theo DĐVN V phụ lục 12.3

Các alkaloid được chiết bằng nước hoặc dung môi là ethanol - nước.

Sau khi chiết ít nhất 3 lần, lấy 0,1 ml đến 0,2 ml của dịch chiết tiếp theo, acid

hoá bằng dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), thêm 0,05 ml dung dịch kali

tetraiodomercurat (TT) (thuốc thử Mayer) hoặc thêm 0,05 ml dung dịch kaliiodobismuthat (TT) (thuốc thử Dragendorff) đối với các alkaloid thuộc họ Cà Không

được có tủa hay tạo dung dịch đục Trong trường hợp dung môi chiết có độ cồn lớnhơn 25% trở lên thì sau khi acid hoá, cần bay hơi hết dung môi (bằng cách đặt khaysứ chứa dịch chiết lên nồi cách thủy nóng) rồi mới thêm thuốc thử tạo tủa.

Trang 29

Các alkaloid dược chiết bằng dung môi hữu cơ

Sau khi chiết ít nhất 3 lần, lấy 1 ml đến 2 ml dịch chiết tiếp theo, thêm 1 ml đến

2 ml dung dịch acid hydrocloric 0.1 M (TT), bay hơi hết dung môi hữu cơ, chuyếnphần dịch lỏng còn lại vảo một ống nghiệm và thêm 0,05 ml dung dịch kali

tetraiodomercurat (TT) (thuốc thử Mayer) hoặc thêm 0,05 ml dung dịch kaliiodobismuthat (TT) (thuốc thử Dragendorff) đối với các alkaloid thuộc họ Cà hoặc

thêm 0.05 ml dung dịch iod-kali iodid (TT) (thuốc thử Bouchardat) đổi với emetin.

Không được thấy có tủa đục rõ tạo thành trong dung dịch.

1.1.5 Chiết xuất dược liệu Bách bộ

Quy trình chiết xuất dược liệu Bách bộ cần qua các bước sau:- Chuẩn bị dược liệu: Làm khô, chia nhỏ dược liệu.

- Lựa chọn phương pháp chiết xuất- Khảo sát các điều kiện chiết xuất

Chiết xuất dược liệu là quá trình dùng dung môi để hòa tan và tách các chất tanra khỏi dược liệu Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch củacác chất hòa tan trong dung môi Dung dịch này gọi là dịch chiết Dịch chiết chủ yếuchứa các chất có hoạt tính sinh học, các chất hỗ trợ, ngoài ra chứa các chất khôngmong muốn gọi là tạp chất Đây là giai đoạn quan trọng khi bào chế các chế phẩm từdược liệu, quyết định chất lượng của chế phẩm.

Mục tiêu của chiết xuất là lấy tối đa các hoạt chất và những chất hỗ trợ vào dịchchiết, giữ lại tạp chất trong bã dược liệu, xác định được các điều kiện cần thiết nhằmtiết kiệm dung môi, nhiên liệu, và thời gian trong quá trình chiết xuất.41

Chiết xuất dược liệu là một quá trình phức tạp trong đó : Sự thấm dung môi vàodược liệu, sự hòa tan các chất trong tế bào dược liệu, sự khuếch tán các chất qua màngtế bào và sự khuếch tán chất tan trong dung môi là các chỉ số quan trọng Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình này (bản chất chất tan, dung môi, tỷ lệ dung môi/ dược liệu,cấu tạo vách tế bào, độ mịn của dược liệu, nhiệt độ chiết xuất, thời gian chiết xuất, sựkhuấy trộn…) sẽ quyết định hiệu quả của quá trình chiết xuất.41

Trang 30

Lựa chọn phương pháp chiết xuất:

Lựa chọn phương pháp chiết xuất phụ thuộc vào chất cần chiết, dung môi chiếtxuất, đặc điểm của dược liệu và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có Đối với dược liệu cócấu trúc mỏng manh như hoa, lá, dung môi dung môi dễ thấm vào dược liệu, quá trìnhchiết xuất hợp chất diễn ra nhanh Do đó có thể sử dụng các phương pháp chiết xuấtlà ngâm, với thời gian chiết xuất không quá dài mà vẫn có hiệu suất chiết xuất cao.Phương pháp ngâm có các ưu điểm như yêu cầu thiết bị đơn giản, ít hao tốn nănglượng.

Các bộ phận như rễ, thân có cấu trúc cứng rắn, màng tế bào thường được baobọc bởi các chất sáp, nên dung môi khó thấm vào dược liệu hơn và sự vận chuyểnhoạt chất từ tế bào ra dung môi cũng khó khăn hơn Vì vậy cần lựa chọn các phươngpháp như phương pháp ngấm kiệt để luôn duy trì được sự chênh lệch nồng độ hoạtchất bên trong và bên ngoài màng tế bào, giúp quá trình chiết xuất diễn ra thuận lợi.Tuy nhiên thời gian chiết ngấm kiệt lâu và phải sử dụng lượng dung môi lớn Ngoàira phương pháp chiết nóng, phương pháp đun hồi lưu giúp dung môi dễ dàng thấmvào dược liệu tăng hiệu quả chiết và giảm thời gian chiết Đối với các dược liệu cóhoạt chất không hoặc bị ảnh hưởng ít bởi nhiệt nên chọn phương pháp chiết nóng hayđun hồi lưu tùy theo loại dung môi chiết Bởi vì giúp tăng hiệu suất chiết, giảm thờigian chiết và tiết kiệm dung môi.

Đề tài được thực hiện theo hướng ứng dụng vào sản xuất thực tế, đặt mục tiêuxây dựng quy trình điều chế cao chiết Bách bộ nhằm tìm ra quy trình có hiệu suấtchiết xuất cao, hàm lượng alkaloid là cao nhất và chất lượng cao chiết đạt tiêu chuẩncao thuốc, có khả năng nâng cấp quy mô, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất.Do vậy đề tài lựa chọn phương pháp chiết xuất đun hồi lưu, phù hợp với tính chấtalkaloid trong Bách bộ Alkaloid Stemonin có nhiệt độ nóng chảy 160 °C, ít bị tácđộng bởi nhiệt, tiết kiệm được dung môi và thời gian chiết xuất.

Phương pháp chiết xuất đun hồi lưu

Hồi lưu là phương pháp tác dụng nhiệt không đổi lên hỗn hợp mà không làmmất chất lỏng bay hơi Chiết xuất đun hồi lưu là phương pháp sử dụng dung môi để

Trang 31

lấy các chất tan ra khỏi mô thực vật dưới tác dụng của nhiệt, dung môi và các chất dễbay hơi sẽ được chuyển trở lại môi trường phản ứng thông qua hệ thống ngưng tụ.

Sản phẩm thu được sau quá trình chiết xuất là một dung dịch của chất hòa tantrong dung môi dung dịch này được gọi là dịch chiết.

Hệ thống chiết xuất đun hồi lưu trong phòng thí nghiệm gồm các bộ phận cơbản: bộ phận gia nhiệt (bếp cách thủy), Bình cầu chứa nguyên liệu và dung môi, Ốngsinh hàn để ngưng tụ dung môi bay lên.

Trong sản xuất công nghiệp, hệ thống đun hồi lưu được áp dụng phổ biến vàocác công nghệ chiết xuất như là công nghệ chiết áp suất giảm Hệ thống chiết áp suấtgiảm dung môi thu hồi được hoàn lưu bổ sung lại nồi nấu, có thể chiết ở nhiệt độ thấpvà thời gian chiết được nhanh hơn.

Lựa chọn dung môi chiết:

Dung môi chiết phụ thuộc vào bản chất của chất cần chiết, các thành phần cầnchiết cũng như tạp chất trong dược liệu và phương pháp chiết xuất Dung môi đượclựa chọn sao cho có khả năng hòa tan tối đa các chất có tác dụng điều trị và tối thiểucác tạp chất trong dược liệu Một số yêu cầu về dung môi chiết xuất như : Dễ thấmvào dược liệu( độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ…), hòa tan chọn lọc (hòa tan nhiềuhoạt chất, ít tạp chất), trơ về mặt hóa học ( không làm biến đổi hoạt chất, không gâykhó khăn cho quá trình bảo quản, không bị biến đổi ở nhiệt độ cao), phải dễ dàng bayhơi khi cần cô đặc dịch chiết…

Có 3 nhóm dung môi chính sau ( dựa vào độ phân cực):• Dung môi phân cực cao: nước, ethanol, methanol…

• Dung mội phân cực trung bình: ethyl acetat, dichloromethan…

• Dung môi kém phân cực hoặc không phân cực: n-hexan, ether dầu hỏa,…Về nguyên tắc, để chiết được các chất phân cực (glycoside, polyphenol,…) thìphải sử dụng các dung môi phân cực, để chiết các chất kém phân cực (chất béo, tinhdầu, carotenoid, steroid…) thì phải sử dụng các dung môi kém phân cực.

Methanol, ethanol, nước, hỗn hợp cồn - nước thường được sử dụng làm dungmôi chiết xuất alkaloid.

Trang 32

Chiết xuất dược liệu với mục đích thu được cao dược liệu an toàn làm nguyênliệu bào chế nên thành phẩm an toàn, vì vậy cũng được quyết định bởi tính an toàncủa dung môi Dung môi methanol ít được sử dụng, các nghiên cứu sử dụng phổ biếnlà dung môi nước và ethanol, hỗn hợp cồn nước vì có tính an toàn cao hơn Các yếutố về dung môi, kích thước dược liệu, tỷ lệ DM/DL, nhiệt độ và thời gian chiết xuấtđều có ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất alkaloid ra khỏi dược liệu Cần xác địnhcác thông số để quá trình chiết xuất đạt tối ưu hóa nhất trong điều kiện cho phép phùhợp với thực tế và có thể triển khai quy mô lớn tại xí nghiệp không chỉ trong phòngthí nghiệm.

Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methods - RSM)

Đề tài sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt - RSM để thiết kế thí nghiệm tốiưu hóa quy trình chiết xuất và tối ưu hóa công thức điều chế siro.

Phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) là một phương pháp toán học và thống kêđược sử dụng để mô hình và phân tích một quy trình trong đó phản ứng quan tâm bịảnh hưởng các biến khác nhau.42 RSM thường được sử dụng để tinh chỉnh các môhình sau khi xác định các yếu tố quan trọng bằng cách sử dụng các thiết kế sàng lọc.Phương pháp tiếp cận cơ bản của RSM là sử dụng một chuỗi các thí nghiệm đượcthiết kế để đạt được phản ứng tối ưu, dự đoán tương đối chính xác về hệ thống đượcthiết kế mối quan hệ đầu vào - đầu ra, phương pháp này yêu cầu chạy nhiều hơn chomột yếu tố nhất định so với sàng lọc bằng cách sử dụng giai thừa phân số 43

Trong mô hình bề mặt đáp ứng, các mức yếu tố thường được gọi là x1, x2….gọichung là xi, biểu thị biến phản hồi bằng yi Mục tiêu của thiết kế đáp ứng bề mặt làxác định n. Điểm thiết kế (x1,j…xk,j) j= 1…n và sử dụng hàm hồi quy đơn giản nhưng

linh hoạt hợp lý để xấp xỉ bề mặt đáp ứng thực từ các phép đo kết quả yj, ít nhất làcục bộ xung quanh một điểm cụ thể Xấp xỉ này cho phép nội suy phản ứng dự kiếncho bất kỳ sự kết hợp nào của các mức yếu tố không quá xa bên ngoài khu vực màđã sàng lọc bằng thực nghiệm.

Trang 33

1.1.6 Một số sản phẩm siro có chứa cao dược liệu Bách bộ trên thị trường

Siro Bách bộ trên thị trường được điều chế kết hợp với các vị dược liệu khácnhau Tạo ra những đặc trưng khác nhau của mỗi sản phẩm tuy nhiên cũng đặt ranhiều thách thức trong việc điều chế và ổn định sản phẩm Một số sản phẩm trên thịtrường được trình bày trong bảng 1.2.

Bảng 1.2 Một số chế phẩm siro chứa Bách bộ trên thị trường

STT Tên SảnPhẩm

1 Siro ThiênMôn Đông

Cho 125 ml chứa 5 g cao hỗn hợp tương đươngthảo mộc thô:

Thiên môn đông 4 g, Bạc hà 3,8 g, Báchbộ 2,5 g, Tang Bạch Bì 2,5 g, Bình Vôi 2,5 g,Trần Bì 2,5 g, Kinh Giới 1,3 g, Gừng 1,3 g ,Mạch môn 0,9 g, Thục địa 0,9 g, Cam thảo bắc0,4 g, Chiết xuất actiso 50 mg, Chiết xuất đôngtrùng hạ thảo 9 mg

Phụ liệu: Saccharose, caramen, chất bảoquản (Propyl hydroxybenzoate, methyl parahydroxybenzoate, hương hoa quả tổng hợp,nước tinh khiết)

Công ty dượcphẩm Medico

2 Siro BạchNgân PV

Công thức cho 10 ml cao lỏng hỗn hợp 4 ml(tương đương 18,5 g dược liệu) bao gồm:

Kim ngân hoa 3 g, Bồ Công Anh 3 g,Bách bộ 3 g, Tô tử 3 g, Cát cánh 3 g, Bối mẫu0,5 g, Mạch Môn 3 g, Cao khô lá thường xuân20 mg

Phụ liệu: Đường vàng, nipagin, nipazol,nước vừa đủ

Công ty cổphần dượcPhúc Vinh

Trang 34

3 Siro OngNâu

Thành phần cho 100 ml

Thiên môn đông 18 g, Bách bộ 18 g, Kinhgiới 18 g, Xuyên bối mẫu18 g, Tang bạch bì 18g, Cát căn 12 g, Tô diệp 12 g, Trần bì 9 g, Sasâm 9 g, Cát cánh 9 g, Cam thảo 5 g, Cao láthường xuân khô 690 mg

Phụ liệu: đường, nước vừa đủ.

Công ty Dượcphẩm quốc tếDolexphar

Một số bài thuốc chứa dược liệu Bách bộ lưu truyền trong dân gian được trìnhbày trong bảng 1.3

Bảng 1.3 Một số bài thuốc lưu truyền chứa Bách bộ

STT Tên bài thuốc/ nguồn gốc Thành phần

Tử uyển 8 -12 gBạch tiền 8 – 12 g

Cát cánh 8- 12 gBách bộ 8-12 gTrần bì 6 – 8 gCam thảo 4 g2 Trị ho dữ dội - Trữu Hậu

Rễ Bách bộ, Gừng sống

2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén3 Trị ho lâu năm – Thiên Kim

Bách bộ (rễ) 20 g, chiết nước, cô lại cho dẻoquánh Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3lần

4 Trị ho do cảm mạo, ngứahọng, đờm ít- Trung DượcHọc

Bách bộ 16 gKinh giới 12 g

Bạch tiền 12 gCát cánh 12 g

5 Trị lao phổi có hang44- Đặng

Tường Vinh, Trung Quốc

Trang 35

6 Trị lao phổi - Sổ Tay Lâm

Sàng Trung Dược

Bách bộ 12 gBạch cập 12 g7 Trị ho gà - Sổ Tay Lâm Sàng

1.2 Sơ lược về dược liệu rễ Cát cánh và rễ Cam thảo

Cát Cánh và Cam thảo là hai loại dược liệu được sử dụng phổ biến để kết hợpcác sản phẩm hỗ trợ trị ho trên thị trường như là: Siro Bạch Ngân PV, Siro OngNâu…Trong đề tài điều chế siro ho Bách bộ kết hợp cao Cam thảo và cao Cát cánhvới liều sử dụng bằng một nửa so với liều điều trị thông thường, mang lại tác dụnggiúp cho tăng khả năng trị ho, long đờm của chế phẩm được hiệu quả hơn Bên cạnhvị ngọt của Cam thảo gấp 600 lần đường saccharose giúp điều vị cho siro Bách bộ.

1.2.1 Sơ lược dược liệu rễ Cát cánh

Danh pháp: Radix Platycodi grandiflori

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus

Thực vật học

Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới hoặc có dạng hình trụ nhỏ và dài, hơi vặnxoắn lại, đôi khi phân nhánh, dài 7 cm đến 20 cm, đường kính 0,7 cm đến 2 cm Phầnđỉnh rễ còn sót lại một đoạn ngắn của thân rễ mang nhiều sẹo nhỏ và vết tích của gốcthân Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiêu rãnh nhăn nheo theochiều dọc và những nếp nhăn ngang Thể chất giòn, mặt bẻ không phẳng Mặt cắtngang cỏ phần vỏ màu trắng hoặc hơi vàng, phần gỗ màu trắng ngà hoặc nâu nhạt;

Trang 36

tầng phát sinh libe - gỗ thành vòng rõ, màu nâu, nâu nhạt Không mùi hoặc có mùiđường cháy nhẹ, vị ngọt sau hơi đắng.

Rễ Cát cánh được thái các phiến mỏng, có hình tròn hoặc không đều, thường cóvỏ còn sót lại Mặt cắt có phần ngoài màu trắng nhạt, tương đối hẹp, hình thành tầngvân vòng màu nâu nhạt Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùithơm nhẹ, vị ngọt, sau đắng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của rễ Cát cánh là các saponin triterpen chia làm 3nhóm: acid platycodic, acid platycogenic và acid polygalacic Cho đến nay có khoảnghơn 75 triterpen glucosid được phân lập từ rễ Cát cánh trong đó platycodin A là thànhphần chính, ngoài ra còn có platycodin C, plantycodin D, deapioplatycodin D.

Rễ Cát cánh còn có flavonoid (platyconin, apigenin, luteolin, platycosid…) cácacid phenol, polyacetylen, sterol, acid béo (acid linoleic) và amino acid.46

Công năng, chủ trị rễ Cát cánh

Dược liệu Cát cánh được trình bày trong DĐVN V gồm có công năng: sinh tândịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu; chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt,đái buốt rắt.

Liều lượng: 16 g đến 20 g dạng thuốc sắc

1.2.2 Sơ lược về dược liệu rễ Cam thảo

Danh pháp: Radix et Rhizoma Glycyrrhizae

Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ và thân rễ Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo

lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch.,

Glycyrrhiza inflata Bat hoặc Giycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae).

Thực vật học

Glycyrrhiza uralensis: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài

20 cm đến 100 cm, đường kính 0,6 cm đến 3,5 cm Lớp bần ngoài cùng bị cạo bỏhoặc dính chặt Rễ chưa cạo lóp bần bên ngoài cỏ màu nâu đỏ hoặc nâu xám có cácvết sẹo của rễ con, những vết nhăn dọc và các lỗ vỏ nhô lên Rễ đã cạo lớp bần cómàu vàng nhạt Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc,

Trang 37

có tinh bột Mặt cắt ngắn có nhiều tia ruột từ trung tâm tòa ra, trông giống như nanhoa bánh xe, đôi khi có khe nứt, tầng phát sinh libe - gỗ thành vòng rõ Đoạn thân rễhình trụ, bên ngoài có các núm sẹo, tùy ở trung tâm mặt cắt ngang Mùi đặc biệt, vịngọt hơi khé cổ.

Glycyrrhiza inftala: Đoạn rễ và thân rễ hóa gỗ, chất cứng chắc, đôi khi phân

nhánh, mặt ngoài thô ráp và có màu nâu xám Mặt bé có nhiều sợi hóa gỗ thành đám,ít tinh bột Thân rễ mang nhiều chồi bất định lớn.

Glycyrrhiza glabra: Rễ và thân rễ chất tương đối chắc, đôi khi phân nhánh, mặt

ngoài không thô ráp, hầu hết có màu nâu xám, lỗ vỏ nhỏ, không rõ.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của Zhao, rễ Cam thảo qua phương pháp xác định hợp chấthóa học bằng HPLC-Q-TOF-MS đã xác định trong dịch chiết rễ Cam thảo bằng hỗnhợp cồn nước gồm 28 flavonoid, 11 saponin triterpenoid và một coumarin.47

Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean chiếm hàm lượng từ 10-14%trong dược liệu khô Đây là loại saponin quan trọng nhất của rễ Cam thảo, nó có vịngọt gấp 600 lần đường saccharose được Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạngmảnh màu vàng.48

Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của glycyrrhizin dược liệu Cam thảo

Trang 38

Trong Cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acidnày khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carbonyl ở C-29), acid 18-a-hydroxyglycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycyrrhetic, glabrolid, desoxy glabrolid,isoglabrolid, 24-a-hydroxyglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxyglycyrrhetic,acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.49,50

Các flavonoid là các nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ Cam thảovới hàm lượng 3-4% Có 27 chất đã được phân biệt, quan trọng nhất là hai chấtliquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid)

Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin

Trong rễ Cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose.

Công năng chủ trị dược liệu rễ Cam thảo

Công năng chủ trị của Cam thảo được chỉ rõ trong DĐVN V với các công dụngchủ yếu trong đó hỗ trợ điều trị ho, kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chithống, điều hòa tác dụng các thuốc.

Liều dùng: Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

1.3 Tổng quan về siro1.3.1 Định nghĩa

Siro thuốc là chế phẩm thuốc lỏng hay hỗn dịch dùng đường uống, có vị ngọt,chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay chất tạo ngọt khác và dược chất hoặccác dịch chiết từ dược liệu.

Siro đơn là dung dịch đường trắng gần bão hòa trong nước tinh khiết.

Siro cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch bằngnước ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất (siro khô).

1.3.2 Phương pháp điều chế siro

Theo chuyên luận riêng Siro thuốc phục lục 1.4 DĐVN V

Chuẩn bị:

Dung dịch thuốc: Dược chất được hòa tan trong dung môi thích hợp.

Dịch chiết dược liệu: Các dược liệu được chiết xuất, lọc, làm đậm đặc theo

những phương pháp thích hợp.

Trang 39

Siro đơn: Hòa tan đường trắng vào nước tinh khiết bằng phương pháp hòa tan

nóng hay hòa tan nguội Lọc Nồng độ đường trắng là 64% (khối lượng/khối lượng).

Điều chế siro thuốc:

Tùy theo tính chất của dược chất, siro được điều chế bàng cách hòa tan, nhũ hóahay trộn đều dược chất hay dung dịch thuốc, dịch chiết dược liệu vào trong dung dịchcủa đường trắng hay của các chất tạo ngọt khác, hoặc trong siro đơn.

Ngoài ra có thể điều chế siro bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất.Lọc đối với siro dạng dung dịch nếu cần thiết Siro có thể được điều chế từ dạng bộthay cốm khô được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch bằng nước ngay trước khi sử dụngtùy theo tính chất của dược chất.

Các tá dược trong siro chứa cao dược liệu:

Cao dược liệu là một hỗn hợp nhiều thành phần, do vậy biến đổi tính chất khibảo quản bảo quản không đúng hoặc trong thời gian dài Siro có độ ổn định kém hơnso với các dạng bào chế khác do các phản ứng thủy phân, sự nhiễm khuẩn dễ dànghơn Một vấn đề xảy ra ở siro chứa là lắng cặn, kết tinh đường, biến đổi hương vàmùi vị Các nhóm tá dược cơ bản được sử dụng trong siro gồm tá dược tạo ngọt, bảoquản, các chất làm tăng độ nhớt, các chất tạo hệ đệm pH, điều chỉnh pH, các chấtchống oxy hóa, bảo quản chống nấm mốc, các chất màu, chất làm thơm Một số tádược trong siro chứa cao dược liệu trên thị trường được trình bày ở bảng 1.4.

Siro được điều chế bằng cách hòa tan cao dược liệu vào các siro đường đơnhoặc ngược lại hòa tan đường vào dung dịch cao Các tá dược đường giúp tạo ngọtche lấp mùi vị trong siro, nồng độ đường cao cũng giúp chống sự phát triển của nấmmốc trong chế phẩm siro Đây cũng là tá dược bắt buộc phải có trong thành phần côngthức siro và được quy định trong DĐVN V tổng lượng đường nhỏ nhất là 45%51.Thông thường các tỷ lệ siro đơn của sucrose là 64%, điều chế bằng cách hòa tanđường trắng vào nước tinh khiết bằng phương pháp hòa tan nóng hay hòa tan nguội.Kỹ thuật điều chế siro đơn theo phương pháp hòa tan nguội ở nhiệt độ thường: 180 gđường và 100 g nước, kiểm tra tỉ trọng ở 20 °C là 1,314 Kỹ thuật điều chế siro đơntheo phương pháp hòa tan nóng 160 g đường và 100 g nước Sucrose được hòa tan

Trang 40

trong nước đặt trên nồi cách thủy, nhiệt độ không quá 60 °C, kiểm tra tỉ trọng sirođơn ở 105 °C là 1,26 (hoặc ở 20 °C là 1,314) Ngoài ra các siro đơn của các loạiđường được điều chế tương tự như trên với hàm lượng đường theo công thức như sirođường sorbitol 70%, glucose 60%.

Tá dược bảo quản giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc gây racác hiện tượng biến đổi mùi vị, thay đổi thể chất giảm tuổi thọ của chế phẩm Liềulượng sử dụng phải nằm trong nồng độ cho phép Một số chất bảo quản như: Methylparaben, propylparaben, sorbic acid, natri benzoat, kali sorbat Trong nghiên cứuWalia và cộng sự (2019) cho kết quả thử nghiệm liều 200-800 mg/kg thể trọng chuột,natri benzoat không cho thấy bất kì tác dụng nào ở chuột bình thường52 Nghiên cứuchuyên sâu về dược động học khi uống natri benzoat cho người của Kutoba và cộngsự (1991) cho thấy AUC trung bình của axit hippuric tỷ lệ thuận với liều benzoat53.Cũng như nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của chất bảo quản natri benzoat đối vớikhả năng học tập, trí nhớ và stress oxy hóa trong não chuột của Khoshnoud và cộngsự (2018), kết quả uống nồng độ natri benzoat 0,56 - 2,25mg/ml trong 4 tuần cho kếtthấy rằng sử dụng trong thời gian ngắn có thể làm giảm hiệu suất trí nhớ và làm tăngcăng thẳng oxy hóa não ở chuột54 Một nghiên cứu in vitro đã báo cáo tác động gâyđộc gen của nồng độ natri sorbate cao đối với tế bào lymphomaus ngoại vi của conngười do Mamur và công sự thực hiện55.Mặt dù nhiều nguy cơ nhưng cả natri benzoatvà kali sorbat đều là phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, chúng được coi là antoàn và vô hại đối với sức khỏe người tiêu dùng56 Vì vậy cho thấy sự phổ biến sửdụng chất bảo quản natri benzoat và kali sorbat trong thực phẩm và dược phẩm, antoàn khi sử dụng đúng liều quy định Theo quy định trong phụ lục giới hạn tối đa đốivới phụ gia trong thực phẩm ban kèm theo Thông tư 2015/TT-BYT năm 2015 cónồng độ natri benzoat, kali sorbat trong thực phẩm bổ sung là 0,1%, trong sổ tay tádược 6 lượng natri benzoat được sử dụng từ (0,02-0,5%)57, kali sorbat từ (0,1-0,2%)58.Tá dược tạo độ nhớt, tạo đặc dùng trong thực phẩm và dược phẩm, siro đóngvai trò như một chất giúp ổn định, liên kết các thành phần lại với nhau Nhờ đó chốngsự lắng cặn trong siro tách các lớp, đôi khi đóng vai trò như một chất nhũ hóa Khi

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:19

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan