Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là một công cụ đắc lực và tối ưu giúp bản thân doanh nghiệp sẽ nhận thấy rõ thực trạng tình hình tài chính nội t
Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát
Khách thể nghiên cứu: Ban Giám Đốc, Phòng Tài chính – Kế toán trong Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát Địa chỉ: Ô 30A, Lô J51, Đường NJ19, KTĐC Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phạm vi thời gian: Thời gian thực tập từ ngày 02/10/2023 đến ngày 15/12/2023
Thời gian số liệu: Báo cáo tài chính từ năm 2020 đến năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích nhân tố, phương pháp Dupont và lập luận logic
Phương pháp thu thập dữ liệu: Các số liệu về tài chính của công ty từ các nguồn dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo tài chính (BCTC) Cơ sở lý luận của đề tài được tổng hợp, xây dựng từ các nguồn giáo trình, tài liệu khoa học khác nhau có liên quan đến đề tài và trang web tài chính, thông tư liên quan
Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thu thập qua báo cáo tài chính được tổng hợp, tính toán bằng các với kỹ thuật so sánh, phương pháp phân tích nhân tố để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính,
3 phương pháp lập luận logic được sử dụng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát
Chương 3: Nhận xét – Kiến nghị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất Các DN phải có lượng tiền vốn nhất định để mua sắm các yếu tố phục vụ cho các hoạt động SXKD của mình trong kinh tế tiền tệ và hàng hóa Quá trình SXKD là quá trình vốn của DN luôn luôn vận động theo một chu kỳ nhất định Quá trình tạo lập và sử dụng tiền tệ gắn liền với sự chuyển động của dòng tiền trong DN, đồng thời tạo ra các quan hệ kinh tế dưới dạng giá trị và thể hiện các mối quan hệ tài chính trong
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tài chính doanh nghiệp (TCDN) nhưng cơ bản cách tiếp cận nào cũng đều thể hiện hai nội dung cơ bản như sau:
Về mặt nội dung: TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế xuất phát từ lĩnh vực kinh tế và sản xuất liên quan đến việc hình thành và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Về mặt hình thức: TCDN là vốn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa giá trị của công ty trong phạm vi pháp lý cho phép
Hay nói cách khác, tài chính doanh nghiệp – Corporate Finance là các mối quan hệ kinh tế dưới dạng giá trị phát sinh gắn liền với việc tạo ra và sử dụng vốn của DN trong quá trình kinh doanh
“Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra” – Trích giáo trình Tài chính Doanh nghiệp [1]
1.1.2 Phạm vi và đối tượng
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) có chức năng tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân nên tài chính Nhà nước, tín dụng ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, và dân cư có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, cùng nhau tạo nên hệ thống tài chính của XHCN Và trong đó, tài chính
5 doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống này, bởi nguồn thu chủ yếu của tài chính Nhà nước là tích lũy tiền tệ của các ngành kinh tế và cũng chi chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế
Trên phạm vi toàn công ty: TCDN là một mặt không thể thiếu được, nó có mối quan hệ chặt chẽ, có tác động qua lại với các hoạt động khác của công ty Khi công ty tổ chức và quản lý tốt TCDN sẽ đảm bảo cho công ty có đầy đủ những yếu tố cơ bản để không ngừng mở rộng và phát triển SXKD Ngược lại, kết quả hoạt động SXKD của công ty cũng tác động trực tiếp tới TCDN Việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, cung ứng lao động đều đặn, kịp thời sẽ tạo điều kiện để công ty thường xuyên có tiền tệ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu cần thiết Việc hạ thấp chi phí SXKD, tăng năng suất lao động, tiết kiệm và tối ưu nguyên vật liệu, chi phí,… sẽ giúp tăng tích lũy, giảm bớt lượng nhu cầu vốn tiền tệ, nhờ đó tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn
1.1.2.2 Đối tượng Đối tượng của TCDN được thể hiện rõ qua các mối quan hệ của TCDN dưới đây: Mối quan hệ giữa công ty với Nhà nước: Mối quan hệ phát sinh khi cáccông ty thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí cho Ngân sách Nhà nước
Mối quan hệ giữa công ty với các chủ thể kinh tế khác: Đây là những mối quan hệ giữa công ty với các công ty khác như nhà cung cấp, khách hàng, trung gian về tài chính,… dẫn đến thanh toán, cấp tín dụng hoặc cho vay vốn, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua bán tài sản vật tư, hàng hóa,…
Quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ của công ty trong hoạt động kinh doanh và thương mại
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu: Trong việc đầu tư, góp vốn, rút vốn của chủ sở hữu vào doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
1.1.3 Nội dung tài chính doanh nghiệp Để tiến hành SXKD, các nhà quản trị tài chính cần phải cân nhắc, xem xét và xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:
Đầu tư vào lĩnh vực nào, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? (Quyết định đầu tư)
Nguồn vốn được sử dụng vào đầu tư là nguồn nào? (Quyết định nguồn vốn)
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phân phối như thế nào? (Quyết định phân phối lợi nhuận) Đây là những vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất, các quyết định này có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị và sự thành bại của DN bởi vì nghiên cứu nội dung TCDN thực chất là nghiên cứu và đi tìm cách giải quyết các vấn đề này
Các quyết định liên quan đến đầu tư bao gồm việc xác định giá trị tổng thể của tài sản cũng như giá trị từng bộ phận tài sản, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cũng như cách cân đối giữa các bộ phận tài sản của doanh nghiệp Chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh bảng cân đối kế toán của DN trong kế toán và tài chính Quyết định đầu tư gắn liền bảng cân đối kế toán, cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về đầu tư như sau:
Mô hình Dupont trong phân tích tài chính
Ngày nay, mô hình Dupont được sử dụng rộng rãi để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty Phân tích Dupont là một kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những các phần liên quan để đánh giá tác động của từng phần đến lợi nhuận Các nhà quản lý công ty thường sử dụng kỹ thuật này để có được
18 những hiểu biết cụ thể và đưa ra quyết định về cách cải thiện tình hình tài chính công ty
Tổng tài sản =Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE= Doanh thu thuần
Tổng tài sản ∗ Tổng tài sản
ROE = ROA * EM = ROA * ( Tài sản
VCSH ) Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu (VCSH), phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của công ty Nếu EM tăng chứng tỏ công ty tăng vốn huy động từ bên ngoài
Các tỷ số tài chính được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số Điều này có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào hai yếu tố là mẫu số và tử số của phân số đó Mặt khác, các chỉ số tài chính cũng ảnh hưởng lẫn nhau Nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được thể hiện bằng tính một số tỷ số tài chính khác.
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống các báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được quy định, nó phản ánh tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo
Mục tiêu của BCTC là phản ánh thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Theo Điều 71 của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng
Bộ tài chính về ban hành hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây:
(1) Báo cáo tình hình tài chính, Mẫu số B01a - DNN
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Mẫu số B02 - DNN
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mẫu số B03 - DNN
(4) Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, Mẫu số B09 - DNN
1.3.2 Các loại báo cáo tài chính
1.3.2.1 Báo cáo tình hình tài chính a) Khái niệm
Báo cáo tình hình tài chính (BCTHTC) là BCTC phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại kết cấu của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định như cuối quý hoặc cuối năm
Báo cáo tình hình tài chính là BCTC quan trọng đối với Dn, đối với các cơ quan chức năng cũng như cho nhiều đối tượng khác có liên quan hoặc quan tâm đến hoạt động của công ty Thông qua BCTHTC có thể tìm hiểu xem xét đánh giá tình hình phân bổ tài sản phân bổ nguồn vốn cũng như các quan hệ kinh tế - tài chính khác hiện có trong doanh nghiệp
BCTHTC là một báo cáo bắt buộc, được Nhà nước quy định thống nhất về biểu mẫu, phương pháp lập, nơi gửi và thời hạn gửi b) Nội dung
Dữ liệu trên BCTHTC cho người đọc báo cáo biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tạo nên các tài sản đó Phân tích dữ liệu trên BCTHTC có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính của công ty Cụ thể, vấn đề là phải biết biết được các loại tài sản, bao gồm tất cả tài sản hiện có như tiền, hàng hóa, TSCĐ,… cơ cấu của tài sản (mỗi loại chiếm tỷ lệ bao nhiêu, có hợp lý với loại hình doanh nghiệp đó không?); biết được nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn (vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, vốn vay hay vốn chiếm dụng khác )
BCTHTC phản ánh tổng quát tài sản của doanh nghiệp theo hai mặt: kết cấu tài sản và nguồn gốc hình thành tài sản đó
1.3.2.2 Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh a) Khái niệm
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ do các hoạt động khác nhau của DN tạo ra trong một thời kỳ nhất định b) Nội dung
Số liệu trên BCKQHĐKD giúp người sử dụng báo cáo biết được doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của tất cả các hoạt động trong một kỳ báo cáo Nó là căn cứ quan trọng để đánh giá và phân tích tình hình và kết quả hoạt động của DN, đặc biệt khi xem xét khả năng sinh lợi của DN.
Trong khi báo cáo tình hình tài chính phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, nhưng BCKQHĐKD được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn vì nó cho biết hiệu quả SXKD trong thời gian, thường là một năm Nó có thể được sử dụng để dự đoán một phần tương lai của DN Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả bằng cách sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của công ty. Kết quả từ hoạt động kinh doanh là kết quả có được từ những hoạt động chính, thường xuyên của DN chẳng hạn như mua bán, sản xuất, gia công
Kết quả từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản như lãi vay phải trả, lãi phát sinh được hưởng, tiền lời do bán chứng khoán, tiền phạt khách hàng do trả quá hạn và các khoản khác
Kết quả từ hoạt động bất thường có được từ những hoạt động không thường xuyên, không nằm trong dự tính của DN như sự giảm giá hàng tồn kho, khách hàng quỵt nợ hoặc các khoản thu dường như bị mất
1.3.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ a) Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một BCTC tổng hợp cho thấy việc tạo ra và sử dụng lượng tiền phát sinh của DN phát sinh trong kỳ báo cáo
BCLCTT cho phép người phân tích có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động của tài sản thuần của công ty và dự đoán dòng tiền trong kỳ tiếp theo b) Nội dung
Nội dung của BCLCTT bao gồm 3 phần :
Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh : Mô tả toàn bộ dàng tiền vào và đưa ra các chỉ số liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, chẳng hạn như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các khoản chi phí bằng tiền như : chi phí trả lương cho người lao động, chi phí kinh doanh và một số chi phí khác
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ đồng tiền đến và thể hiện mối liên hệ trực tiếp với các hoạt động đầu tư của công ty Bao gồm các khoản đầu tư trang bị kỹ thuật cho bản thân công ty như xây dựng cơ bản, mua sắm TSNĐ và đầu tư cho các đơn vị khác như góp vốn, đầu tư vào cổ phiếu, cho vay chưa biết có nên đầu tư dài hạn hay không hoặc ngắn hạn Dòng tiền được tính bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, thanh lý TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác cũng như các chi phí mua xây dựng TSCĐ và các khoản đầu tư vào DN khác
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HƯNG PHÁT
Tổng quan về Công ty TNHH Giải pháp Kỹ Thuật Hưng Phát
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát là công ty có 100% vốn đầu tư trong nước, đã được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy phép hoạt động từ ngày 28 tháng 11 năm 2018 theo hình thức Công ty TNHH một thành viên (MTV) và có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có bảng cân đối tài chính, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước theo Quy định của Nhà nước Sau đây, là một số thông tin cơ bản về công ty bao gồm:
Tên công ty: Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát
Tên quốc tế: HUNG PHAT TECHNOLOGY – SOLUTIONS COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: HUNG PHAT TS CO.,LTD
Địa chỉ hoạt động kinh doanh: Ô 30A, Lô J51, Đường NJ19, KTĐC Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Người đại diện pháp luật: VÕ TẤN HƯNG
Loại hình DN: Công ty TNHH ngoài Nhà nước
Ngành nghề kinh doanh: Chế tạo lò hơi, buôn bán máy móc, thiết bị cơ khí và thi công các công trình điện dân dụng trong nhà xưởng
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, dịch vụ và thương mại
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát được thành lập vào ngày 28/11/2018 với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chế tạo lò hơi và buôn bán các thiết bị cơ khí
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát thời gian đầu đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, chi phí các công trình bỏ ra
24 thì quá lớn, nên doanh thu tương đối thấp Tuy nhiên, tính đến nay với hơn 5 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân lực dồi dào, công ty đã mở rộng quy mô thi công các công trình khối lượng lớn, tạo ra doanh thu cũng đồng nghĩa lợi nhuận cũng sẽ tăng theo và đó cũng góp phần nhanh chóng để công ty tạo được uy tín trên thị trường về thi công chế tạo lò hơi và buôn bán các thiết bị, máy móc cơ khí
Với phương châm đặt uy tín thương hiệu lên hàng đầu và tinh thần không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất
Với tổng diện tích 700m 2 bao gồm khu vực văn phòng, nhà xưởng, doanh thu đạt bình quân là 15 tỷ đồng/ năm với 32 lao động Công ty thuộc quy mô DN vừa và nhỏ, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát là công ty TNHH MTV nên toàn bộ số vốn góp vào công ty do Ông Võ Tấn Hưng góp với số tiền là 1 tỷ đồng, chiếm 100% nên hiện tại Ông Võ Tấn Hưng là giám đốc điều hành và cũng là người đại diện pháp luật của công ty
2.1.1.4 Sản phẩm của công ty
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát cung cấp 4 loại hình kinh doanh trên thị trường như sau: Sản xuất nồi hơi, dịch vụ lắp đặt và bảo trì lò hơi, bán thiết bị kỹ thuật cơ khí, thi công hệ thống điện dân dụng cho công ty, nhà xưởng Các sản phẩm của công ty cung cấp bao gồm:
- Lò hơi ghi xích 6PTH
- Lò hơi đốt dầu FO
Bộ máy tổ chức của công ty là một việc mà bất kỳ một DN nào cũng thể thiếu Điều đó, đảm bảo sự giám sát quản lý hết sức chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhằm phát huy hết vai trò của bộ máy tổ chức thì Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát đã thiết lập bộ máy tổ chức như sau:
Sơ đồ 2 1: Cơ cấu tổ chức công ty
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cơ bản có 4 bộ phận, bao gồm: Bộ phận Nhân sự; Bộ phận Kế toán; Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận Sản xuất Sau đây, là chức năng và nhiệm cơ bản của từng bộ phận cụ thể như sau:
Giám Đốc: Là người phụ trách chung quản lý công ty và điều hành mọi mặt hoạt động SXKD cũng như các hoạt động thường ngày của công ty; là người đại diện và chịu trách nhiệm trong quan hệ với Nhà nước về các hoạt động của công ty Có quyền lực đưa ra các quyết định mà tất cả mọi người trong công ty phải thực hiện và thi hành; thực hiện kế hoạch kinh doanh và quyết định chính sách, các phương án đầu tư, và giao nhiệm vụ cho trưởng phòng ban triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra
Phòng Nhân sự: Phụ trách quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục giấy tờ hành chính như chế độ thôi việc, khen thưởng hay nghỉ hưu,… thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự, tham mưu, giúp việc cho ban điều hành và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần và các chế độ bảo hiểm xã hội cho các cán bộ công nhân viên, bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế công ty
Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm về các hoạt động thu chi, thực hiện các hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo kịp thời các tiến độ kế toán tài chính đảm bảo tính chính xác, minh bạch Cân đối và tham mưu cho Giám đốc, Ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán cũng như phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của công ty Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi hiệu quả; thực hiện công tác chấm công, thanh toán tiền lương thưởng và các chế độ bảo hiểm khác cho công nhân viên toàn công ty
Phòng Kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chịu trách nhiệm và các vấn đề liên quan đến việc bán sản phẩm, dịch vụ công ty ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm Giao dịch và ký các hợp đồng kinh doanh
Bộ phận sản xuất: Trong đó bao gồm tổ cơ khí, tổ điện, tổ lắp ráp Người lao động ở xưởng đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn tốt, chịu khó trong công việc, có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra kỹ thuật, sửa chữa, bảo trì các trụ điện trước khi lắp đặt cho khách Ngoài ra, tại xưởng còn có một đội thi công công trình riêng biệt, nhiệm vụ chính là trực tiếp tham gia thực hiện thi công các công trình xây dựng theo yêu cầu và địa điểm khách hàng mong muốn, đảm bảo chất lượng khi hoàn thiện công trình đúng với thiết kế và yêu cầu
2.1.2.2 Nhận xét cơ cấu tổ chức
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát
2.2.1 Đánh giá quát về tài sản và nguồn vốn
2.2.1.1 Đánh giá khái quát về tài sản qua Bảng cân đối kế toán từ năm 2020-2022
Bảng 2 3:Bảng phân tích biến động tài sản
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN ĐVT: Đồng Việt Nam
I Tiền và các khoản tương đương tiền
III Các khoản phải thu 3.165.155.868 2.566.798.799 3.659.956.388 (598.357.069) 1.093.157.589
1 Phải thu của khách hàng 3.164.061.374 2.566.798.799 3.654.849.040 (597.262.575) 1.088.050.241
2 Trả trước cho người bán 993.036 0 0 (993.036) 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (1.684.734.107) (1.945.036.441) (2.146.577.653) (260.302.334) (201.541.212)
1 Thuế GTGT được khấu trừ 62.818.658 0 311.200.248 (62.818.658) 311.200.248
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 so với năm 2020 tăng 183.386.956 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15% Năm 2022 so với năm 2021 tăng 380.034.748 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27%
Các khoản phải thu năm 2021 so với năm 2020 giảm 598.357.069 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19% Năm 2022 so với năm 2021 tăng 1.093.157.589 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 43%
Hàng tồn kho năm 2021 so với năm 2020 giảm 754.379.874 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 77% Năm 2022 so với năm 2021 giảm 95.576.755 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 43% chứng tỏ năm 2022 công ty đẩy mạnh việc bán hàng thu hồi vốn và giải phóng hàng tồn kho
TSCĐ năm 2021 so với năm 2020 giảm 197.666 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.02% Năm 2022 so với năm 2021 giảm 201.541.212 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 23%
Tài sản khác cũng như khoản mục tài sản cố định của công ty năm 2021 so với năm 2020 giảm 127.360.954 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 78% Năm 2022 so với năm 2021 tăng 275.913.649 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 748%
Căn cứ vào Bảng 2.3, ta thấy tổng tài sản của DN trong năm 2021 so với năm
2020 giảm 1.296.513.275 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 20%, nhưng đến năm 2022 tăng 1.451.988.019 đồng tương đương tăng với tỷ lệ 28%
Nhìn chung hầu hết các chỉ tiêu trong bảng tài sản đều giảm trong giai đoạn
2020 – 2021 do ảnh hưởng chung của dịch bệnh COVID-19, các hoạt động SXKD phần lớn đều bị ngưng trệ Tuy nhiên, năm 2022 công ty đã có những bước phát triển đáng kể qua bằng chứng năm 2022 tài sản tăng 1.451.988.019 đồng tương ứng với tỷ kệ tăng 28%
2.2.1.2 Đánh giá khái quát về nguồn vốn qua Bảng cân đối kế toán từ năm 2020-
Bảng 2 4: Bảng phân tích biến động nguồn vốn
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐVT: Đồng Việt Nam
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16.912.477 54.033.156 308.355.059 37.120.679 254.321.903
4 Phải trả người lao động 0 0 0 0 0
6 Vay và nợ thuê tài chính 1.704.596.365 0 1.086.804.358 (1.704.596.365) 1.086.804.358
II Vốn chủ sở hữu 815.634.731 871.338.742 939.259.440 55.704.011 67.920.698
1 Vốn góp của chủ sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 0 0
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (184.365.269) (128.661.258) (60.740.560) 55.704.011 67.920.698
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả
Tổng nguồn vốn năm 2021 giảm 1.296.513.275 đồng tương đương tỷ lệ giảm 20% Năm 2022 so với năm 2021 tăng 1.451.988.019 đồng tương đương tỷ lệ tăng 28%
Nợ phải trả năm 2021 so với năm 2020 giảm 1.352.217.286 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24% Năm 2022 so với năm 2021 tăng 1.384.067.321 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32%
Vốn chủ sở hữu từ năm 2021 so với năm 2020 tăng 55.704.011 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7% Năm 2022 so với năm 2021 giảm 67.920.698 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8%
2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
2.2.2.1 Phân tích kết cấu tài sản
Bảng 2 5: Bảng kết cấu tài sản ĐVT: Đồng Việt Nam
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.240.740.607 0.19 1.424.127.563 28 1.804.162.311 27
III Các khoản phải thu 3.165.155.868 49 2.566.798.799 50 3.659.956.388 56
1 Phải thu của khách hàng 3.164.061.374 49 2.566.798.799 143 3.654.849.040 55
2 Trả trước cho người bán 993.036 0 0 0 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (1.684.734.107) (26) (1.945.036.441) (38) (2.146.577.653) (33)
1 Thuế GTGT được khấu trừ 62.818.658 1 0 0 311.200.248 5
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 chiếm 0.19% trên tổng tài sản, năm 2022 chiếm 28% trên tổng tài sản và năm 2022 có cũng có tăng chiếm 27% trên tổng tài sản năm 2022
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối về mặt kết cấu, đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng Cuối năm 2020, khoản phải thu khách hàng là 3.164.061.374 đồng chiếm 49%, cuối năm 2021 khoản phải thu khách hàng giảm xuống còn 2.566.798.799 đồng tương đương 143%, điều này có nghĩa là công ty có khả năng thu hồi nợ khá tốt Đến năm 2022, tăng lên thành 3.654.849.040 đồng
Hàng tồn kho cuối năm 2020 là 975.682.820 đồng, chiếm 15%, tuy nhiên một tín hiệu đáng mừng là cuối năm 2021 và năm 2022 thì số lượng hàng tồn kho giảm đáng kể còn 221.302.946 đồng và 125.726.191 đồng Qua đó cho thấy, khi công ty có số lượng hàng tồn kho giảm phần lớn do công ty đã ký được hợp đồng lớn và thi công hạng mục kéo dài
2.2.2.1 Phân tích kết cấu nguồn vốn
Bảng 2 6:Phân tích kết cấu nguồn vốn ĐVT: Đồng Việt Nam
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16.912.477 0 54.033.156 1 308.355.059 5
4 Phải trả người lao động 0 0 0 0 0 0
6 Vay và nợ thuê tài chính 1.704.596.365 27 0 0 1.086.804.358 16
II Vốn chủ sở hữu 815.634.731 13 871.338.742 17 939.259.440 14
1 Vốn góp của chủ sở hữu 1.000.000.000 16 1.000.000.000 19 1.000.000.000 15
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (184.365.269 ) (3) (128.661.258 ) (3) (60.740.560 ) (1)
Nguồn: Báo cáo của Công ty và tính toán của tác giả
Từ bảng 2.6 ta thấy, cuối năm 2020 cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả hết 87 đồng trong đó nợ nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn và vốn chủ sở hữu chiếm 16 đồng Trong năm 2021 tài sản được tài trợ từ nguồn nợ phải trả thấp hơn năm 2020 chiếm 83% nhưng đến năm 2022 thì lại tăng đáng kể tương đương 87%
2.2.3 Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2 7: Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1/ Doanh thu thuần 20.717.053.690 100 15.146.348.299 100 15.296.306.622 100 2/ Giá vốn hàng bán 19.563.461.147 94.43 14.490.016.600 95.67 14.724.408.085 96.26
4/ Doanh thu hoạt động tài chính 606.683 0.00 494.394 0.00 1.079.507 0.01
Trong đó : Chi phí lãi vay 184.632.367 0.89 91.070.568 0.60 25.642.666 0.17
7/ Chi phí quản lí doanh nghiệp 800.759.526 3.87 501.111.797 3.31 462.614.511 3.02 8/ Lợi nhuận thuần từ HDKD 168.807.333 0.81 64.643.728 0.43 84.720.867 0.55
12/ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 169.181.093 0.81 64.994.153 0.43 84.900.873 0.56
13/ Chi phí thuế TNDN hiện hành 16.912.477 0.08 9.290.142 0.06 16.980.175 0.11
14/ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Nguồn: Báo cáo của Công ty và tính toán của tác giả 2.2.3.1 Phân tích tình hình doanh thu – chi phí
Nhìn vào bảng kết cấu ta thấy : Giá vốn hàng báng năm 2020 chiếm tỷ trọng 94.43% trên doanh thu thuần sang năm 2021 giá vốn chiếm 95.67%, điều này cho thấy năm 2021 các khoản chi phí đã được quản lý chưa tốt, doanh thu tăng cao, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn do đó đẩy lợi nhuận năm 2021 tăng Tuy nhiên
33 năm 2022 giá vốn chiếm đến 96.26% chi phí tăng cao do chi phí nhân công lớn nhưng doanh thu tăng không tương xứng do thị trường một thời gian dài đóng băng Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 lần lượt chiếm tỷ trọng 3.87% trên doanh thu, năm 2021 chiếm tỷ trọng lần lượt là 3.31 % giảm với năm 2020, Năm
2022 các chi quản lý giảm so với 2020 và năm 2021
Qua phân tích trên cho thấy giá vốn hàng bán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể xem là yếu tố chủ lực trong việc giải thích về kết quả tăng lợi nhuận của công ty Để hiểu rõ khoản mục này ta phân tích tiếp các nhân tố chủ yếu cấu thành giá vốn hàng bán: ĐVT: Đồng Việt Nam
Bảng trên cho ta thấy giá vốn càng thấp thì doanh nghiệp có lãi càng nhiều nên lãi tổng thể gộp tăng lên tương đương Vì vậy, DN muốn lợi nhuận cao phải giảm tới mức tối thiểu giá vốn hàng bán bằng cách giảm hợp lý các yếu tố cấu thành nên nó
2.2.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận
Nếu như phần trước dựa trên Bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính công ty sinh động hơn, nó cho biết việc quản lý chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Để thuận lợi cho việc phân tích, dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh, ta lập bảng phân tích như sau:
Theo bảng phân tích ta thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 12.216.687 đồng, cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và phát triển mạnh mẽ của Công ty Điều này được thể hiện :
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2022 tăng so với năm 2021, tăng 12.216.687 đồng Do doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh do thu lãi từ các khoản đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá Tuy nhiên năm 2021 lợi nhuận so với năm 2020 đã giảm đến 96.564.605 đồng đây là điều nằm ngoài kế hoạch của công ty, do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Việt Nam và đặt trong bối cảnh COVID-19 hết sức nặng nề vào năm
2.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính
2.2.4.1 Các tỷ số thanh khoản a) Tỷ số thanh khoản hiện hành
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
Nhận xét
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh tổng quát” về tình hình tài chính tại Công ty TNHH Giải pháp kỹ thuật Hưng Phát :
Về tình hình tài chính của công ty tương đối tốt Việc phân bố vốn nhìn chung đã hợp lý, tuy vòng quay khoản hàng tồn kho còn cao, một phần do tính chất của công ty là chế tạo lò hơi công nghiệp Đây có thể là chiến lược của công ty nhưng hàng tồn kho quá nhiều cũng là điều đáng lưu ý Các khoản nợ phải trả giảm, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng tốt cả đều thể hiện một khả năng tài chính vững mạnh của công ty Nhìn chung, cây
Các tỷ số về cơ cấu tài chính là rất tốt, việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty
Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty là khá tốt Nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán một cách tốt nhất Chứng tỏ một khả năng tài chính dồi dào, cũng như quản trị tài chính của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài của DN
Về cơ cấu tài chính
Nhìn vào bảng tỷ số nợ cho ta thấy Giai đoan từ năm 2020 – 2021 là đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam, nên các công ty gặp vô vàn khó khăn trong công tác duy trì doanh nghiệp Tuy nhiên, công ty ở giai đoạn đã biết cách khống chế các khoản nợ vay, ta thấy năm 2020 từ 100 đồng tài sản thì nợ chiếm 87 đồng nhưng sang đến năm 2021 thì tỷ lệ nợ giảm xuống còn 83 đồng trên 100 đồng tài sản Đến năm 2022, trước tình hình kinh tế dần dần ổn định, công ty đã biết cách sử dụng nợ vay để phục hồi việc sản xuất kinh doanh, vì vậy tỷ số nợ năm 2022 của công ty từ 83% lên 86%
Công ty có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty được đảm bảo hơn
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hoạt động kinh doanh chưa được tốt vòng quay hàng tồn kho là chưa ổn do công ty sản xuất nhưng kỳ thu tiền còn quá dài phần vốn bị chiếm dụng nhiều Do công ty đẩy mạnh công suất sản xuất hàng tồn kho tăng, tuy doanh thu cũng tăng khá mạnh nhưng tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho.Vì vậy đề cải thiện tình hình này, doanh nghiệp nên chú trọng hơn chính sách hàng tồn kho, số lượng dự trữ hợp lý nâng cao chất lượng hàng tồn kho hơn nữa để có thể ngắn tối đa vòng quay
Về khả năng sinh lời
Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty như tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm tương đối ổn định Có thể kể đến năm 2021 suất sinh lời trên VCSH đạt 0,19 lần, trong khi đó năm 2021 còn lại 0.06 lần Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu chưa tốt, việc quản lý chi phí còn chưa tốt dẫn đến lợi nhuận thấp Tuy nhiên, khoảng thời gian từ năm 2020- 2021 là thời kỳ dịch bệnh của COVID-19 nên rất khó khăn cho các DN Đặt trong bối cảnh trên thì khả năng sinh lời của công ty được xem là hiệu quả tốt
Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua vào, để tìm nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý
Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu tránh tình trạng ứ đọng vốn
Nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng cách tăng cường công tác marketing, dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối với những khách hàng có nhu cầu, tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm như gửi hàng đi bán, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh công tác tiêu thụ
Hoàn thiện công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thông qua tiêu chuẩn hoá trách nhiệm và nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, biết kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của công ty
Hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho là việc biết bạn có gì, khi nào có và bạn có thể bán nó với giá bao nhiêu Chức năng kiểm kê hiển thị cho bạn giá trị hiện tại của tất cả các mặt hàng còn trong kho và tỷ lệ sử dụng dự kiến cho từng mặt hàng Điều này có nghĩa là ngay khi một mặt hàng trở nên lỗi thời hoặc không còn khả năng sản xuất thì nó phải ngừng sản xuất để giữ cân bằng giữa chi phí sản xuất và tỷ suất lợi nhuận
Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát là một công ty có tư cách pháp nhân riêng, chịu sự quản lý của Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Dương Để có thể tồn tại và phát triển như hiện nay thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý tài chính của công ty phải có hiệu quả Với mục tiêu ban đầu để đưa ra đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát” đã hoàn thành một số nội dung sau
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề thuộc về lý luận cơ bản trong tài chính doanh nghiệp: Khái niệm tài chính doanh nghiệp, phạm vi đối tượng, các nội dung tài chính doanh nghiệp, các chỉ số thông dụng, báo cáo tài chính và phân tích mô hình Dupont Từ đó,làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại về công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Hưng Phát