Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình TCDN - Thông qua các chỉ tiêu trên các BCTC để phân tích tình hình TCDN - Đánh giá, nhận xét các ưu nh
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
I Khái ni ệm, ý nghĩa và mục đích củ a phân tích tình hình tài chính doanh nghi ệ p:
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được hiểu là quá trình vận dụng các phương pháp phân tích khoa học nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị cũng như điều hành doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự đoán chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như các rủi ro tài chính có thể gặp phải, từ đó đưa ra được các quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển và lợi ích của họ Có thể nói, phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế
Khái quát lại, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quản lý phù hợp
Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin về kinh tế tài chính doanh nghiệp đều có những mục tiêu và cách nhìn nhận khác nhau Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi việc phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp phải được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau để có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng Điều đó không chỉ tạo thuận lợi cho phân tích tài chính doanh nghiệp ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, mà còn tạo ra sự phức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích hoạt động tài chính
Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể kể đến bao gồm:
Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- “Nhà quản lý; Cổ đông hiện tại và tương lai”
- “Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác”
- “Những người tham gia vào đời sống kinh tế của doanh nghiệp, người phân tích tài chính, Nhà nước”
Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nói riêng cũng như tất cả các đối tượng có liên quan sử dụng các thông tin tài chính nói chung Những người này sẽ đưa ra các quyết định khác nhau khi sử dụng các thông tin khác nhau nhằm đáp ứng được các mục tiêu khác nhau
Nó vừa là một công cụ vừa là một phương tiện dùng để đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó giúp các đối tượng sử dụng thông tin có thể lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ hướng tới a Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Đây là những người điều hành, quản lý doanh nghiệp vì vậy họ cần nắm rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để có thể phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán và giải quyết rủi ro Từ đó các nhà quản lý có thể dự đoán được tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đưa ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động và làm tăng giá trị của doanh nghiệp Đồng thời các thông tin về tài chính đó cũng sẽ giúp các nhà quản lý kiểm tra, giám sát một cách hiệu quả các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp b Đối với nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi song cũng phải chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, hoặc các doanh nghiệp khác Những đối tượng này quan tâm trực tiếp tới những tính toán của doanh nghiệp Trong thực thế các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá và xem xét các khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các câu hỏi chủ đầu tư đưa ra thường bao gồm: Giá của cổ phiếu trên thị trường và mệnh giá so với giá trị ghi trong sổ là như thế nào? Mức lời bình quân của vốn kinh doanh, vốn cổ phần của doanh nghiệp là bao nhiêu
Thông qua các câu hỏi như vậy, ta có thể thấy được mục đích ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp với chủ đầu tư là đánh giá khả năng kiếm lời, khả năng xảy ra rủi ro trong kinh doanh, từ đó có thể nắm rõ được cơ hội phát triển và đưa ra quyết định đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất c Đối với các tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng cũng khá giống với chủ đầu tư ở việc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Song một bên là cho vay và một bên là rót vốn trực tiếp vào Các tổ chức tín dụng trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn thì cần phải nắm chắc được khả năng thu nợ nếu không muốn dư ra các khoản nợ xấu mà không đòi được Thu thập tài chính của họ chính là lãi suất từ vốn doanh nghiệp đã vay Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với bên cho vay là việc xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên với các khoản vay vốn dài – ngắn hạn thì cần những phân tích tài chính khác nhau
Xét các khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng chú trọng đến các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói cách khác là mức độ ứng phó của doanh nghiệp khi đến hạn trả nợ Còn những khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải chắc chắn về khả năng thanh toán cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp d Đối với Nhà nước và người lao động Đối với cơ quan quản lý trực thuộc Nhà nước, qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của Ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định có hay không việc đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp Nhà nước Thu nhập của người lao động phụ thuộc lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ đưa ra những định hướng góp phần làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công
3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ phân tích tài chính doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng
Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng sẽ quan tâm trên những góc độ khác nhau Bởi vậy phân tích tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất là hiểu được các con số hay nắm chắc các con số Mục tiêu sử dụng những dữ liệu phân tích tài chính để làm phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính được ghi trong các báo cáo của doanh nghiệp Từ đó đưa ra được nhiều biện pháp phân tích nhằm mục đích miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa, biết chắt lọc những thông tin cần thiết từ những dữ liệu đã có ban đầu
Thứ hai là đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Dựa vào các công cụ và kỹ thuật để phân tích tài chính nhằm cho việc cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp và có thể đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng về những sự cố kinh tế trong tương lai.
Các phương pháp chính sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất khi phân tích tài chính doanh nghiệp, để thực hiện so sánh phải đảm bảo các chỉ tiêu tài chính luôn đồng nhất về thời gian, địa điểm, nội dung, tính chất và đơn vị tính Bên cạnh đó phải xác định được gốc so sánh Khi nghiên cứu tốc độ tăng trưởng, nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu, số được lấy làm gốc để so sánh là số giá trị của chỉ tiêu tại kỳ trước, có thể lấy số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch Xác định gốc so sánh là gốc về không gian, thời gian
Phương pháp so sánh bao gồm ba nội dung sau:
“So sánh việc thực hiện các hoạt động kinh tế ở kỳ này so với kỳ trước, từ đó đánh giá những thay đổi làm tăng/giảm, rồi đưa ra những kết luận, nhận xét khách quan về những sự thay đổi tài chính này”
“So sánh số thực tế với số kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu trung bình của toàn ngành, của doanh nghiệp khác để thấy được sự tích cực cũng như những nỗ lực, phấn đấu của doanh nghiệp đã đạt hiệu quả chưa”
“So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian”
2 Phương pháp phân tích nhân tố:
Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng
3 Phương pháp thay thế liên hoàn: Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang 1255 kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số
Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau
Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán
4 Phương pháp phân tích tỷ lệ:
Phương pháp tỷ số là phương pháp thường lấy những tỷ số giữa chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác để phân tích, mang tính thực tiễn và yêu cầu để được áp dụng phương pháp này ngày càng cao Phương pháp này giúp người phân tích khai thác những số liệu một cách hiệu quả, nghiên cứu phân tích hàng loạt các tỷ lệ một cách hệ thống theo những khoảng thời gian xảy ra liên tiếp hoặc theo thời kỳ Muốn sử dụng phương pháp này để đánh giá tài chính doanh nghiệp, cần xác định được các ngưỡng, những định mức, nên kết hợp so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu
5 Phương pháp cân đối liên hệ:
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng Trong các báo cáo tài chính đều có đặc trưng là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa nguồn vốn và tài sản; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra; cân đối giữa tăng và giảm
Cụ thể là các cân đối cơ bản sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp cân đối liên hệ xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của các chỉ tiêu Chẳng hạn với biến động của tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào biến động tác động đến tổng tài sản của doanh nghiệp Như vậy dựa vào sự biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn Tuy rằng có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng chỉ có ba phương pháp chính được doanh nghiệp liệt kê trong phương pháp phân tích bao gồm phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ và phương pháp cân đối liên hệ Và khi phân tích phương pháp mà doanh nghiệp chủ yếu chính là phương pháp so sánh Vậy nên trong quá trình phân tích phương pháp so sánh sẽ là phương pháp được sử dụng.
Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
1 Nguồn thông tin bên ngoài: Để có thể phân tích một cách khách quan tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cũng như các nhà đánh giá có thể dựa vào các thông tin bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin đó có thể là tình hình biến động của kinh tế trong khu vực, trong quốc tế và có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp Các thông tin về sản xuất và kinh doanh trong các ngành hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách của Nhà nước, chính phủ mở rộng hay thắt chặt ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp
2 Nguồn thông tin bên trong: a Bảng cân đối kế toán:
“Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Bảng cân đối kế toán không chỉ có ý nghĩa với các đối tượng có quan hệ sở hữu, kinh doanh mà còn cả các đối tượng có mối liên hệ quản lý với doanh nghiệp Như đã biết, BCĐKT được trình bày dưới dạng bảng cân đối với số dư hai bên của các tài khoản kế toán: số vốn và số tài sản của doanh nghiệp” Để phản ánh số vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp như vốn chủ sở hữu, các khoản nợ được trình bày bên phần nguồn vốn Còn phần tài sản để phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản đang có của doanh nghiệp như tài sản cố định, tài sản lưu động tại thời điểm mà kế toán viên lập
Tất cả các dữ liệu trên BCĐKT đều được phản ánh qua hai cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ Ngoài ra một số khoản mục không được thể hiện trên nhóm tài sản được thuê ngoài, vật tư, hàng hóa ký nhận giữ hộ, nhận gia công hoặc bán hộ
Tóm lại, BCĐKT như một tài liệu quan trọng và cần thiết giúp nhà phân tích có thể thấy được loại hình doanh nghiệp cũng như quy mô, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hay mức độ cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp” b Báo cáo kết quả kinh doanh
“Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy sự thay đổi của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép các nhà phân tích có thể dự đoán khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai” Ngoài ra, BCKQKD còn giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với các chỉ tiêu đã có như doanh thu, chi phí, từ đó xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong năm Tóm lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một công cụ phản ánh rõ nét và khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định BCKQKD thường phản ánh các mục như doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn” c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
“Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là thước đo để có thể đánh giá doanh nghiệp có đầy đủ khả năng chi trả được hay không” Qua đó nhà phân tích có thể xác định hoặc dự đoán: dòng tiền thực được nhập quỹ để thực hiện sản xuất kinh doanh đầu tư, tài chính Trên cơ sở những đánh giá trên, nhà phân tích thực hiện việc cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để từ đó có thể xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ đó có thể xác định mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu mà tại đó doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng chi trả”.
Nội dung phân tích tình hình tài chính
1 Phân tích tình hình tài sản:
Từ việc phân tích tình hình tài sản, các nhà đầu tư có thể nắm được tình hình đầu tư sử dụng vốn đã huy động, tình hình cơ cấu tài sản hiện tại đang sử dụng có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không để từ đó xem xét và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn cùng với đó là các chính sách thích hợp để thu hút khách hàng mà phát triển các sản phẩm của mình
Tỷ trọng của từng bộ phận TS = (Giá trị của từng bộ phận TS/ Tổng TS) x 100 Nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể xem xét và đánh giá một cách khách quan tình hình phân bổ và sử dụng tài sản thông qua quá trình phân tích các chỉ tiêu này Qua đó ta có thể đánh giá được mức độ hợp lý của việc phân bổ các loại tài sản
2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất về cơ cấu vốn huy động, từ đó thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà đầu tư, nhà cung cấp nguyên vật liệu, người lao động và ngân sách… về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ Qua đó thấy được mức độ độc lập về tài chính doanh nghiệp cũng như xu hướng biến động trong tương lai của nguồn vốn huy động để sau đó đánh giá một cách chính xác mức độ an toàn tài chính cũng như phân bổ cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý
Tỷ trọng của từng bộ phận NV= (Giá trị của từng bộ phận NV/Tổng NV) x 100
Phân tích và so sánh tình hình nguồn vốn này giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá được cơ cấu nguồn vốn huy động Bên cạnh đó phải kết hợp với phân tích ngang cả về số tuyệt đối và tương đối cũng như phân tích theo từng loại nguồn vốn để thấy được ảnh hưởng của chúng tới tổng nguồn vốn của doanh nghiệp”
3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Việc phân tích giúp ta thấy khái quát chung nhất về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu Từ đó ta thấy rõ được biến động tình hình sản xuất kinh doanh giữa hai kỳ, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, đồng thời xác định được các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố trên, tìm ra những điểm yếu để tìm ra cách khắc phục và phát huy những điểm mạnh Mặt khác đề xuất các biện pháp, phương hướng để khai thác những tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo lợi ích giữa các doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động
Phân tích kết quả kinh doanh nói chung và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng giúp cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảng báo cáo này còn phản ánh tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại ở trong một kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Báo cáo kết quả kinh doanh cũng cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và các hoạt động khác Khi phân tích BCKQKD cần chú ý vài vấn đề cơ bản sau:
+ Xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm bằng cách so sánh các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ này với kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nhau Việc phân tích tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quá trình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng/giảm doanh thu cũng như loại bỏ các yếu tổ tiêu cực, đẩy mạnh và phát huy các yếu tố tích cực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, đặc biệt là giá vốn hàng bán Vì việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
+ Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu phần lãi lỗ giữa kỳ này với kỳ trước thông qua việc so sánh về số tuyệt đối cũng như số tương đối, đặc biệt chú ý đến doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, … đồng thời xem xét lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do nhân tố nào
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE cho ta thấy doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế khi đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu
4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ: là việc thông qua các luồng tiền ra và, tình hình thu chi ngắn hạn của đơn vị trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ So sánh các chỉ tiêu trên báo cáo thông qua số tuyệt đối và số tương đối ta sẽ thấy được quy mô, tốc độ tăng/giảm của những chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và chất lượng dự toán tiền trong tương lai:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương: thể hiện công ty làm việc có hiệu quả, có thể hoàn trả số tiền còn nợ khi hết hạn Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ các hoạt động kinh doanh chính
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Lưu chuyển tiền tệ từ đầu tư luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền Nếu dòng tiền này âm thể hiện quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp và số tiền bỏ ra đầu đã không đem lại kết quả tốt và ngược lại
Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính dương: “Thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng Điều này có nghĩa là tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào các nguồn từ bên ngoài, quy mô đầu tư của doanh nghiệp ở ngoài bị thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mua cổ phiếu, chi trả gốc vay, cổ tức Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ cho đầu tư thì doanh nghiệp buộc phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính
5 Phân tích một số nhóm chỉ số tài chính tiêu biểu: a Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (H1)
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn Hay nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết mức độ các khoản nợ của cá chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ
Tổng nợ ngắn hạn Nếu hệ số này lớn hơn 2 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp dư thừa hoặc có thể vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng và hiệu quả kinh doanh chưa tốt Ngược lại khi hệ số này nhỏ hơn 2 cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn chưa cao hoặc đồng nghĩa doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H2)
H2= Tiền và tương đương tiền – ĐTTC ngắn hạn Phải thu ngắn hạn
Giới thiệu chung
Hiện nay em đang thực tập tại ban tài chính của công ty CP ĐTTMXD số 7 Nhiệm vụ của em là sắp xếp sổ sách, chứng từ, nghiên cứu lịch sử cũng như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua từng năm Đồng thời em cũng đảm nhận nhiệm vụ phô tô, in ấn các tài liệu cần thiết
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng số 7:
Công ty cổ phần đầu tư thương mại số 7 tiền thân mang phiên hiệu Xưởng 7, được Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn chỉ đạo tách ra từ phòng Công binh của Quân khu và chính thức thành lập ngày 20/10/1970 Đơn vị này đóng quân tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng khi đó là thị xã Kiến An với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm Cơ khí- mộc, đồng thời phục vụ chiến đấu và xây dựng doanh trại quân đội Đến cuối năm 1976, Xưởng 7 thuộc quản lý của Cục Kinh tế Quân Khu, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất phục vụ cho đời sống, công việc của các chiến sĩ Quân khu và khu vực phía Bắc Đồng thời, doanh nghiệp cũng phục vụ cho cuộc chiến bảo vrrj biên giới Đông Bắc
Ngày 1/1/1988, đơn vị được điều về Sư đoàn 319 và sau đó được đổi tên thành Công ty xây dựng 319 vào năm 1989
Ngày 22/04/1996, Công ty được chuyển đổi thành Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty 319- Quân khu 3 Khi đó đơn vị chủ yếu có các ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng dân dụng; Công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dò tìm và xử lý bom mìn vật liệu nổ và ngành nghề truyền thống Cơ khí-Mộc
Ngày 04/03/2010 Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định đổi Công ty Xây dựng
319 thành Công ty TNHH MTV 319 Lúc này, Xí nghiệp 7 trở thành công ty con, lấy tên là Chi nhánh Công ty TNHH MTV 319 - Xí nghiệp 7
Ngày 23/08/2011, Xí nghiệp hợp nhất với các xí nghiệp khác trở thành Công ty TNHH MTV Duyên Hải (viết tắt là Công ty Duyên Hải)
Sau đó công ty được đổi tên thành Chi nhánh Công ty TNHH MTV Duyên Hải-Xí nghiệp 7 trong cùng năm 2011
Và Tháng 07/2020, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng số 7
50 năm hình thành và phát triển công ty đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật, nhận được nhiều phần thưởng cao quý từ Đảng và nhà nước
2 Huân chương lao động năm 2001 và 2005
2 Bằng khen của Thủ tướng CP năm 2003, 2014
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 2013
Được Đảng ủy Quân sự Trung ương tặng 2 cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc nhất 5 năm”
Được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng cờ thi đua xuất sắc cùng nhiều bằng khen, giấy khen
Được Cục Chính trị tặng cờ cùng nhiều bằng khen, giấy khen giai đoạn 2005- 2012
Được Trung Ương Đoàn Thanh niên, Công ty 319 tặng nhiều giấy khen
Được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc khi tham gia xây dựng các công trình trọng điểm của thành phố Cùng với đó là nhiều Bằng khen, giấy khen đến từ các tỉnh, thành phố khác nơi công ty thi công công trình
2 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Hình 2.1: Sơ đồ t ổ ch ứ c b ộ máy doanh nghi ệ p
PH NG H NH CHÍNH HẬU CẦN ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 4 ĐỘI 5 ĐỘI 6 ĐỘI 8 ĐỘI 9
Bộ máy quản lý doanh nghiệp được tổ chức theo phương pháp trực tuyến chức năng trong đó:
Người đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, người quyết định tất cả các vấn đề quan trọng trong công ty Hiện nay Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty hiện tại là đồng chí Trần Văn Hoàng
Giám đốc ĐH là người giúp đỡ Chủ tịch và trực tiếp điều hành, quản lý, chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp Giám đốc ĐH hiện tại là đồng chí Đỗ Đức Khoa
Các đội xây dựng là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thi công các công trình Các đội xây dựng có cơ cấu như sau:
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấ u t ổ ch ứ c c ủa độ i xây d ự ng
Đứng đầu là đội trưởng: điều hành đội, đưa ra các quyết định về hoạt động của đội và chịu trách nhiệm trước bộ máy quản lý
Đội phó là người giúp đỡ đội trưởng trong việc quản lý, giám sát các công trình đồng thời quản lý các công việc, đời sống của các thành viên trong đội
Kế toán đội là người chịu trách nhiệm giám sát sổ sách, chứng từ và các thu chi của đội Họ sẽ là người đảm bảo cho nguồn vốn sản xuất và hoạt động
3 Cơ hội, thách thức và định hướng hoạt động của doanh nghiệp a Cơ hội:
Công ty CPĐTTMXD số 7 đã trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển Đồng thời tiền thân cũng là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng, đã từng tham gia phục vụ chiến đấu, xây dựng rất nhiều các công trình của Bộ Quốc Phòng, của nhà nước và các công trình cho các nhà đầu tư nước ngoài Với 50 năm kinh nghiệm của Đội trưởng
Kế toán đội Đội phó
Các tổ nhân công mình, công ty có lợi thế rất lớn, đã đang và sẽ thu hút được cho mình các nhà đầu tư tiềm năng cùng với các công trình lớn
Cùng bề dày kinh nghiệm của mình, công ty cũng đã có được một đội ngũ kỹ sư, công nhân có trình độ, có tay nghề và hệ thống máy móc hiện đại Những điều này đều là cơ hội để doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế và chỗ đứng của mình tại thị trường trong nước và quốc tế b Thách thức: Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, cũng vì thế mà các công ty xây dựng cũng tăng lên một cách nhanh chóng Điều này vô hình chung khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt dẫn đến việc để tranh được các công trình lớn doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn hơn rất nhiều
Không chỉ vậy, việc tách ra và chuyển đổi thành công ty cổ phần thay vì trực thuộc Bộ Quốc Phòng như trước kia cũng khiến cho tiềm lực kinh tế, nguồn vốn của doanh nghiệp không được vững chắc, dồi dào như trước Đồng thời việc chuyển đổi từ một đơn vị bộ đội sang một công ty cổ phần cũng gây ra một số trở ngại do chưa đủ khả năng đáp ứng được một số yêu cầu của phía nhà đầu tư nước ngoài c Định hướng hoạt động của công ty:
Công ty định hướng tập trung tăng trưởng và duy trì hoạt động hoạt động xây dựng, từng bước đổi mới chuyển sang công ty cổ phần Đồng thời duy trì và tăng cường phát triển các hoạt động xây lắp, thi công công trình và thực hiện theo phương châm mà Ban lãnh đạo công ty đã đề ra đó là “Mọi sự nỗ lực của các thành viên trong Công ty hôm nay sẽ góp phần vào thành công trong tương lai của khách hàng và chủ đầu tư”.
Các phương pháp phân tích tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng số 7
1 PP so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng trong PTTC trong các năm qua Nhờ đó doanh nghiệp phát hiện các nhược điểm và đưa ra các giải pháp phù hợp
Cụ thể, khi sử dụng phương pháp, doanh nghiệp đã so sánh số liệu của cuối kỳ trước với số liệu của cuối kỳ kế tiếp về cả số tương đối và tuyệt đối để nhận định rõ nhất về tình hình của các chỉ tiêu đã được thống kê tại BCTC
Ví dụ như khi so sánh chỉ tiêu tiền và TĐ tiền của hai năm 2019 và 2020 ta có: (đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Số đầu kỳ
Số cuối kỳ (31/12/2020) Tuyệt đối
Tiền và tương đương tiền 9.656.668.281 8.479.113.293 (1.177.554.988)
Ta có thể thấy từ bảng trên, chỉ tiêu này tại năm 2020 giảm so với năm
2019 Điều này có thể do doanh nghiệp đang đầu tư tiền mặt vào các công trình mới hoặc do các khoản phải thu khách hàng tăng lên dẫn tới chỉ tiêu này giảm mạnh Có thể thấy khi sử dụng phương pháp này cần kết hợp với việc so sánh những chỉ tiêu khác có liên quan trên BCTC Cụ thể đó là các chỉ tiêu PTKH hay đầu tư tài chính, đầu tư TSCĐ, …
2 Phương pháp phân tích tỷ lệ: Đối với phương pháp này, Công ty thường sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh để kết hợp so sánh các tỷ lệ qua từng năm cũng như với giá trị tham chiếu của nó Bởi vậy khi sử dụng phương pháp này cần phải xác định được giá trị tham chiếu của tỷ lệ đó để có thể nhận định một cách chính xác về tình hình của doanh nghiệp
Trong phân tích TCDN có nhiều nhóm tỷ lệ, nên tùy thuộc vào mục đích phân tích của doanh nghiệp mà Công ty sẽ lựa chọn các nhóm tỷ lệ khác nhau tùy vào từng trường hợp, mục đích khác nhau
Ví dụ như phân tích tỷ lệ thanh khoản:
Tỷ lệ khả năng thanh toán NH= TSNH / Nợ NH
Tỷ lệ KNTT ngắn hạn 1,04 1,05 1,06 1,08 Đối với tỷ lệ này, khi phân tích ta sẽ so sánh với 1 – đây là tỷ lệ tham chiếu của tỷ lệ này, ta sẽ thấy số liệu của doanh nghiệp đều vượt qua ngưỡng 1, chứng tỏ KNTT của doanh nghiệp là khá tốt Đồng thời khi so sánh chúng với nhau ta có thể thấy tỷ lệ này có xu hướng đi lên, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đang được cải thiện
3 Phương pháp cân đối liên hệ
Trong các BCTC đều có đặc trưng là thể hiện tính CĐ: cân đối giữa nguồn vốn và TS; giữa doanh thu, chi phí và LN; giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào
Cụ thể như: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Ví dụ như: (đơn vị: VNĐ)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 376.181.220.866
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
16.951.200.692 376.181.220.866 – 359.230.020.174 Đây là một mối liên hệ giữa các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận Khi sử dụng phương pháp này để phân tích với việc lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ chi phí, doanh nghiệp sẽ nhận biết được lý do có sự thay đổi của lợi nhuận Đó có thể là do doanh thu tăng hay chi phí giảm đi hoặc cả hai khi công ty nhận được thêm nhiều công trình hay doanh nghiệp có những chính sách nhằm tiết kiệm chi phí một cách tối ưu giúp cho chi phí mà công ty bỏ ra giảm đi một cách đáng kể Nhờ phương pháp này, doanh nghiệp có thể phát hiện ra những sự chênh lệch từ đó biết được nguyên nhân và có các biện pháp giải quyết.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng số 7
Tuy rằng công ty ghi nhận đã sử dụng ba phương pháp Tuy nhiên với những số liệu nắm giữ, em xin phép được sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tại khóa luận này
1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình tài sản của công ty a Tình hình tài sản của doanh nghiệp: ở đây chia làm hai giai đoạn để phân tích
Giai đoạn 2018-2019: (đơn vị: VNĐ)
B ả ng 1.1: S ự thay đổ i trong tình hình tài s ản giai đoạ n 2018-2019
Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch
II Các khoản phải thu ngắn hạn 132.287.882.797 48,96 156.461.401.299 61,99 24.173.518.502 18,3
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 29.155.397.450 10,79 22.987.232.543 9,1 (6.168.164.907) (21,16) 2.Trả trước cho người bán ngắn hạn 5.542.509.244 2,05 6.060.548.159 2,4 518.038.915 9,3 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 54.840.221.277 20,3 83.108.714.678 32,93 28.268.493.401 51,55 4.Phải thu ngắn hạn khác 42.749.694.826 15,82 44.304.905.919 17,56 1.555.211.093 3,64
IV Tài sản ngắn hạn khác 3.041.427.038 1,1 7.834.526.250 3,1 4.793.099.212 157,6
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 1.978.415.034 0,73 7.336.699.523 2.91 5.358.284.489 270,84
2.Thuế GTGT được khấu trừ 1.063.012.004 0,37 497.826.727 0,19 (565.185.277) (53,17)
I Các khoản phải thu dài hạn 2.816.974.935 1,04 1.357.430.078 0,54 (1.459.544.857) (51,82)
1 Phải thu dài hạn khách hàng 2.680.586.735 0,99 1.221.041.878 0,48 (1.459.544.857) (54,45)
2 Trả trước cho người bán dài hạn 136.388.200 0,05 136.388.200 0,06 0 0
II Tài sản cố định 8.998.082.328 3,33 7.559.703.504 2,99 (1.438.378.824) (15,99)
-Giá trị hao mòn lũy kế (10.979.145.583) (4,07) (12.417.524.407) (4,91) (1.438.378.824) 13,1
Về tiền và TĐ tiền năm 2019 có sự giảm mạnh so với năm 2018 Cụ thể năm
2019 chỉ tiêu này giảm 27.269.533.025 VNĐ, tương đương giảm 73,85% so với năm 2018 Nguyên nhân có sự suy giảm này là do sự giảm mạnh về tiền gửi ngân hàng, nếu như trong năm 2018 lượng TGNH là 34.707.419.033 VNĐ thì năm 2019 chỉ còn 7.056.296.972 VNĐ
Về các khoản phải ngắn hạn, tuy phải thu khách hàng giảm nhưng phải thu nội bộ và phải thu khác vẫn tăng lên đáng kể Cụ thể so với năm 2018 thì năm 2019 phải thu nội bộ tăng 28.268.493.401 VNĐ tương đương với 51,55% còn phải thu khác tăng 1.555.211.093 VNĐ tương đương 3,64% Chính vì vậy tuy rằng PTNH KHgiảm nhưng do sự tăng lên của các khoản phải thu khác, nhìn chung các KPT ngắn hạn vẫn có sự tăng lên
Về HTK, năm 2019 ghi nhận một sự giảm nhẹ Cụ thể năm 2019 giá trị HTK đã giảm 16.565.766.539 tương đương với 19,24% Điều này cho thấy HTK của DN không bị ứ đọng
Về tài sản ngắn hạn khác, chỉ tiêu này có một sự biến động khá lớn Năm
2019 chỉ tiêu này tăng 4.793.099.212 VNĐ tương đương với 157,6% Đây là một mức tăng khá lớn
Về tài sản cố định, nhìn chung tài sản cố định không có sự thay đổi lớn Tuy rằng nó có sự suy giảm so với năm 2018 nhưng nguyên nhân chỉ là do hao mòn lũy kế gây ra còn về giá trị của chỉ tiêu này không có sự thay đổi
Về phải thu dài hạn, sự thay đổi của chỉ tiêu này đến từ các KPT khách hàng dài hạn Nếu như năm 2018 PTKH dài hạn chỉ có 1.221.041.878 VNĐ thì đến năm
2019 nó đã tăng lên 54,45% và đạt mức 2.680.586.735 VNĐ
Giai đoạn 2019 – 2020: (đơn vị: VNĐ)
B ả ng 1.2: S ự thay đổ i tình hình tài s ản giai đoạ n 2019-2020
Số cuối kỳ (31/12/2020) Chênh lệch
2.Trả trước cho nb NH 6.060.548.159 2,4 3.576.340.425 1,62 (2.484.207.734) (41)
3.Phải thu nội bộ NH 83.108.714.678 32,93 (83.108.714.678) (100)
IV Tài sản ngắn hạn khác
1.Phải thu dài hạn khách hàng
2.Trả trước cho người bán DH
-Nguyên giá 19.977.227.911 7,9 23.485.694.432 10,66 3.508.466.521 17,56 -Giá trị hao mòn lũy kế (12.417.524.407) (4,91) (14.980.513.358) 6,8 (2.562.988.951) (20,64)
Về tiền và TĐ tiền, năm 2020 cũng ghi nhận sự giảm đi Khoản tiền và TĐ tiền đã giảm từ 9.656.668.281 vào năm 2019 xuống còn 8.479.113.293 vào năm
2020, giảm một lượng bằng 1.177.554.988 tương đương 12,2% Đó là do việc giảm đi của TGNH Cuối năm 2019 lượng TG ngân hàng là 7.056.296.972 nhưng năm
2020, lượng tiền gửi này chỉ còn 4.977.444.913
Về các KPT NH, trong năm 2020 các KPT nội bộ không còn tồn tại Tuy nhiên các KPT khác tăng khá mạnh, khoảng 96.320.889.013 – con số này gần như gấp đôi tổng cả KPT khác trong năm 2019 Có sự tăng lên khá mạnh như vậy một phần là do doanh nghiệp còn tồn đọng khoản phải thu này từ kỳ trước, đặc biệt kỳ này cũng ghi nhận sự phát sinh mạnh mẽ của KPT khác trong DN Tuy vậy, các KPT NH khách hàng cũng như trả trước người bán đều giảm nên về tổng thể toàn bộ các KPT NH vẫn ghi nhận một sự suy giảm nhẹ trong giai đoạn này
Các KPT DH khách hàng ghi nhận một sự tăng lên về giá trị với mức tăng lớn hơn cả giá trị chỉ tiêu này vào năm 2019 Cụ thể chỉ tiêu này đã tăng 1.571.839.300 trong khi đó giá trị vào năm 2019 được ghi nhận chỉ là 1.221.041.878 Việc KPT dài hạn tăng cũng là một rủi ro của doanh nghiệp khi KH không trả được nợ, chính vì vậy để hạn chế việc này doanh nghiệp cần tìm cách quản lý tốt các KPT của mình
Về TSCĐ, năm 2020 nguyên giá của TS có một sự tăng nhẹ Điều này chủ yếu là do doanh nghiệp có thêm các TSCĐ mới Việc này dẫn tới nguyên giá của TSCĐ cũng vì thế mà tăng lên theo b Cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Giai đoạn 2018-2019: (đơn vị: VNĐ)
B ả ng 1.3 : Cơ cấ u ngu ồ n v ốn giai đoạ n 2018-2019
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch
2.Người mua trả tiền trước NH 100.873.053.393 84.312.619.513 (16.560.433.880) 3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 575.590.302 12.115.172 (563.475.130)
7.Phải trả ngắn hạn khác 1.075.099.413 3.842.259.587 2.767.160.174
8 Vay và nợ thuê TC NH 26.966.964.225 14.686.643.491 (12.280.320.734)
2.Người mua trả tiền trước dài hạn 529.677.708 529.677.708 0
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
Về phải trả người bán ngắn hạn có thể thấy có sự tăng lên với một lượng là 8.623.830.045 Điều này là do doanh nghiệp có nhiều công trình cả công trình mới và công trình cũ tuy nhiên vẫn chưa có khả năng chi trả NVL cho nhà cung cấp Việc này khiến cho khoản PTNB tăng lên khá nhiều dù cho khối lượng công việc lẫn doanh thu đều giảm
Về thuế và các khoản phải nộp NN, chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này trong giai đoạn 2018-2019 đang giảm Điều này hoàn toàn có thể lý giải được, nguyên do gây ra sự biến động này chính là do doanh thu, lợi nhuận giảm dẫn tới chỉ tiêu này cũng giảm theo
Về phải trả NLĐ, trong giai đoạn này chỉ tiêu có một sự giảm nhẹ từ 1.416.753.961 xuống còn 1.069.016.745 Điều này là doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, khó khắn trong việc giành được công trình Nó dẫn tới khối lượng công việc giảm Khi không có việc, doanh nghiệp sẽ không thuê người lao động, vì vậy mà các khoản phải trả NLĐ giảm theo
Giai đoạn 2019-2020: (đơn vị: VNĐ)
B ả ng 1.4: S ự thay đổi cơ cấ u ngu ồ n v ố n giai đoạ n 2019-2020
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch
I.Nợ NH 230.464.379.265 193.476.651.100 (36.987.728.165) 1.PTNB ngắn hạn 126.361.670.830 117.673.638.873 (8.688.031.957) 2.Người mua trả tiền trước NH 84.312.619.513 51.504.085.667 (32.808.533.846) 3.Thuế và các KPN nhà nước 12.115.172 3.944.847.808 3.932.732.626 4.Phải trả NLĐ 1.069.016.745 2.371.004.225 1.301.987.480
8 Vay và nợ thuê TC NH 14.686.643.491 8.620.740.999 (6.065.902.492)
9.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 752.500.000 752.500.000
2.Người mua trả tiền trước DH 529.677.708 3.114.182.197 2.584.504.489
1.Vốn góp chủ sở hữu 16.233.482.995 19.210.000.000 2.976.657.005
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
Về PTNB, có thể thấy là năm 2020 chỉ tiêu này đã giảm đi, và như ở tình hình tài sản ta đã thấy chỉ tiêu trả trước cho NB tăng lên, đây là nguyên nhân giúp chỉ tiêu PTNB giảm Hơn nữa, điều này cũng cho thấy doanh nghiệp đang dần kiểm soát được các khoản nợ của mình, nguồn vốn cũng đang dần ổn định hơn
Về thuế và các khoản nộp nhà nước, tuy rằng lợi nhuận giảm dẫn tới thuế giảm nhưng tại sao nó vẫn cao hơn so với kỳ trước Lý do bởi chỉ tiêu này còn tồn đọng tại kỳ trước và trong các tháng của năm Năm 2020 doanh nghiệp đã phải đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán cho nhà nước
Đánh giá chung về tình hình TC của DN
1 Đánh giá về công tác PTTC của doanh nghiệp: a Ưu điểm:
Doanh nghiệp đã sử dụng được các phương pháp rất hiệu quả trong phân tích TCDN Cụ thể, doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp so sánh Nhờ có phương pháp này, doanh nghiệp sẽ nắm được tình hình HĐ của mình DN biết được các chỉ tiêu đang có sự tăng hay giảm, từ đó tìm hiểu các lý do dẫn tới sự tăng, giảm đó và cũng biết được sự tăng giảm đó có tốt cho DN hay không Không chỉ vậy, nhờ phương pháp này doanh nghiệp cũng sẽ biết được vị trí của mình so với toàn ngành, đối với trung bình ngành thì chỉ tiêu đó của DN là cao hay thấp?
Doanh nghiệp cũng đã nắm bắt rõ những điều cần phân tích khi xem xét tình hình TCDN Đầu tiên doanh nghiệp đã xem xét cơ cấu của nguồn vốn và TS, đồng thời ở đây DN có sử dụng phương pháp cân đối Tiếp theo DN cũng đã xem xét tới khả năng thanh toán của mình Đồng thời doanh nghiệp cũng đã tìm hiểu về kết quả HĐKD cũng như các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích TCDN Đó đều là những nội dung vô cùng quan trọng cần được phân tích nhằm xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cũng đã rất để ý khi đã sử dụng hiệu quả BCĐKT cũng như báo cáo KQ HĐKD trong quá trình phân tích Đây là những số liệu đã được kiểm chứng, có xác nhận của ban lãnh đạo Việc có đầy đủ các số liệu cần thiết đã giúp
DN dễ dàng hơn khi phân tích tình hình TCDN b Nhược điểm:
DN chưa sử dụng phương pháp Dufont Đây là một phương pháp rất hiệu quả khi sử dụng để xác định các nhân tố gây ảnh hưởng tới các tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp Việc chưa sử dụng phương pháp này trong phân tích đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn khi xác định nhân tố và sự ảnh hưởng tới TCDN Nó cũng khiến doanh nghiệp có thể đánh giá chưa chính xác mức độ ảnh hưởng đó
Doanh nghiệp chưa sử dụng BCLCTT trong quá trình phân tích Đây là một thiếu sót lớn của doanh nghiệp Báo cáo LCTT giúp cho DN nắm bắt được sự biến động của dòng tiền của mình Vì vậy, khi doanh nghiệp không sử dụng báo cáo LCTT, bản thân doanh nghiệp đã không nắm rõ được biến động và xu hướng của dòng tiền Việc này khá ảnh hưởng tới việc dự báo tương lai của doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện công tác phân tích TCDN với tần suất còn thấp Việc phân tích TCDN một năm một lần có thể khiến cho DN khó nắm bắt được tổng thể tình hình của doanh nghiệp trong một năm tài chính Nó dẫn tới ban lãnh đạo cũng như các nhà quản lý gặp khó khăn khi tìm các điểm yếu của DN, và điều đó khiến họ không thể kịp thời giải quyết được những vấn đề đó
2 Đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Qua việc pt đánh giá các chỉ tiêu quan trọng chúng ta có thể thấy công ty CPĐTTMXD số 7 đang gặp một số vấn đề cần phải giải quyết ngay Trải qua các năm, tình hình HĐ SXKD của doanh nghiệp đang có một số điểm cần lưu ý Đáng chú ý nhất là việc cả doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đang giảm qua các năm Doanh nghiệp thực sự cần có xử lý hiệu quả vấn đề nay, bởi nếu như để lâu, việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tụt dốc, thậm chí có thể dẫn đến phá sản do thua lỗ nghiêm trọng
Tuy là việc kinh doanh của công ty đang có vấn đề về doanh thu, lợi nhuận nhưng DN vẫn có một điểm sáng đó là sự tăng lên của VCSH vào năm 2020 Điều này vốn là kết quả của sự chuyển đổi hình thức tổ chức hoạt động sang công ty cổ phần Mặc dù bây giờ tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự vững vàng nhưng việc nguồn VCSH tăng lên trog khi đó nợ phải trả giảm đi đã hứa hẹn được việc uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, ít phụ thuộc vào chủ nợ
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với đại dịch Covid -19, điều này chính là một lý do khách quan dẫn tới sự suy giảm của doanh thu của doanh nghiệp Tuy vậy, đây là một trận chiến lâu dài, đồng thời nền kinh tế cũng cần thời gian để phục hồi sau đại dịch, vì thế doanh nghiệp cần tìm cách thích nghi với tình hình chung của thế giới Ban lãnh đạo của công ty phải đưa ra được các giải pháp kịp thời để đưa doanh nghiệp đi lên và phát triển mạnh mẽ a Ưu điểm: Ưu điểm đầu tiên phải kể đến việc doanh nghiệp có thêm nguồn vốn góp chủ sở hữu khi thực hiện cổ phần hóa công ty Việc có thêm nguồn vốn góp CSH này sẽ là bước đệm giúp doanh nghiệp hạ thấp được nguồn nợ phải trả của mình, từ đó giúp giảm hệ số nợ của doanh nghiệp Khi nhìn vào hệ số nợ đã giảm đi, những người sử dụng thông tin này sẽ thấy sự lệ thuộc của DN là thấp Nó giúp giảm thiểu rủi ro cho chủ nợ cũng như các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp Nhờ đó, công ty cũng sẽ nâng cao được uy tín của mình Đây là một lợi thế khi thu hút các nguồn vốn góp mới cho công ty khi mà nó đã trở thành một công ty cổ phần Ưu điểm thứ hai đó chính là sự xuất hiện của quỹ khen thưởng, phúc lợi vào năm 2020 Nó thể hiện sự quan tâm của công ty tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên Nhờ có quỹ, doanh nghiệp sẽ kích thích nhân viên gia tăng sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động Từ đó, nâng cao sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân viên đối với doanh nghiệp, họ càng hăng say lao động, DN càng ngày càng phát triển, có được lợi nhuận kỳ vọng Ưu điểm thứ ba đó là các HSTT nợ NH và HSTT nhanh của doanh nghiệp đều tăng dần qua từng năm Cụ thể hệ số thanh toán nợ ngắn hạn các năm đều lớn hơn 1 còn hệ số thanh toán nhanh đều năm trong khoảng từ 0,5 đến 1 Điều này cho thấy DN có thể thanh toán các khoản nợ NH tốt Với khả năng tốt như vậy DN đã và đang nâng cao uy tín với chủ nợ, nâng cao hình ảnh, vị thế trong mắt khách hàng và những công ty khác trong cùng ngành DN dễ dàng có thể thu hút được các khoản đầu tư mới, cũng như có thể đi vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác một cách dễ dàng hơn b Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đã được nêu ra ở bên trên, doanh nghiệp cũng đã và đang tồn tại khá nhiều các nhược điểm cần được khắc phục Đầu tiên phải nói đến là các KPT khách hàng của doanh nghiệp Ta chứng kiến sự tăng lên của cả các KPT KH dài hạn và ngắn hạn vào năm 2020 Việc các KPT này tăng lên trong khi doanh thu của doanh nghiệp vẫn giảm có thể cho ta thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề ứ đọng trong khâu thanh toán DN đã thực hiện, hoàn thành khá nhiều sp nhưng các KH lại chưa thanh toán được cho doanh nghiệp Các KPT này ứ đọng từ kỳ này qua kỳ khác vậy mà doanh nghiệp vẫn chưa thể thu hồi được những khoản này Kỳ thu tiền TB quá cao sẽ khiến cho các nhà đầu tư dè chừng khi đầu tư vào doanh nghiệp, bởi chính doanh nghiệp đang khó khăn khi thu hồi các khoản phải thu thì lợi nhuận phân phối cho các nhà đầu tư liệu có được đảm bảo hay không? Điều tiếp theo được nói đến sẽ là HSTT tức thời của doanh nghiệp đang giảm dần Việc hệ số này giảm dần cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp còn kém Điều đó cho thấy lượng tiền có sẵn của doanh nghiệp còn thấp, mà một phần là do DN đi đầu tư nhưng chưa thu lại được lợi nhuận từ khách hàng, từ nơi đầu tư Vì thế, nếu như muốn khắc phục được nhược điểm này doanh nghiệp thực sự thay đổi, cải thiện được việc quản lý các KPT khách hàng
Nhược điểm thứ ba của doanh nghiệp là hiệu quả sd TSCĐ của DN chưa cao và đang giảm dần qua từng năm Chỉ tiêu này quyết định đến hiệu quả sd vốn và chất lượng của sản phẩm Nó cho biết một đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT Vậy nên khi hiệu suất này thấp chứng tỏ 1 đồng TSCĐ tạo ra được rất ít DT TSCĐ khi đưa vào sản xuất còn phát sinh thêm hao mòn tài sản cố định, chính vì vậy nếu như một tài sản tạo ra được quá ít doanh thu tức là TS đó đang được sử dụng không hiệu quả, điều này hoàn toàn có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ bởi doanh thu sản xuất được không cao mà chi phí khấu hao vẫn nằm ở mức như khi sản xuất được doanh thu lớn DN cần tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng TS, vốn và chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp cũng có một nhược điểm đó là doanh nghiệp để tồn đọng quá nhiều các khoản phải trả, phải nộp Phần có thể thấy rõ nhất chính là phải trả người lao động và chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước của doanh nghiệp năm
2020 tăng mạnh mặc dù đây là năm mà DN phải đối mặt với đại dịch Covid-19 lẫn việc cạnh tranh khiến doanh thu cũng như khối lượng công việc của doanh nghiệp đều giảm Và lý do là vì các khoản này có số dư đầu kỳ khá lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới số dư cuối kỳ Số dư đó chính là do những năm trước doanh nghiệp không thể thanh toán cho người lao động, nhà cung cấp nguyên vật liệu hay nhà nước và bắt buộc phải hạch toán vào số dư đầu kỳ, dẫn đến việc khi tới cuối kỳ các khoản phải trả này bị đội lên quá cao Việc này cũng khiến cho doanh nghiệp mất uy tín với các nhà cung cấp, đầu tư Không chỉ vậy, việc nợ lương công nhân, NLĐ cũng có thể khiến cho họ mất đi lòng tin vào doanh nghiệp dẫn tới năng suất lao động cũng vì vậy mà có thể giảm sút, dẫn tới LN thu lại không đủ để trả cho các khoản đó và nó tiếp tục bị tồn đọng qua kỳ kế tiếp, nếu không có giải pháp giải quyết doanh nghiệp có thể phá sản
Cuối cùng, doanh nghiệp còn một nhược điểm đó là KN tạo ra DT còn chưa cao Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này khi nhìn vào nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động, các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm đi Trong giai đoạn bệnh dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp thực sự cần phải có các chính sách kích thích tạo ra doanh thu Bởi nếu như tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục sụt giảm vô cùng nhanh chóng, điều này dẫn tới việc LN của doanh nghiệp cũng sẽ ngày càng giảm đi Nếu như đến một ngày, lợi nhuận của DN còn không đủ để trả các khoản nợ, cũng như quay vòng phục vụ cho đầu tư thì lúc đó doanh nghiệp sẽ phá sản Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra được những chính sách để có thể thay đổi tình trạng này.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG SỐ 7
Định hướng phát triển của công ty
Hiện tại, công ty CPĐTTMXD số 7 đang dần hoàn thiện việc chuyển đổi hình thức hoạt động từ xí nghiệp trực thuộc sang công ty CP ĐTTMXD Ban lãnh đã tiến hành định hướng một cách cẩn thận tương lai phát triển của doanh nghiệp Đây sẽ là cơ sở cho những hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai
1 Các ngành nghề kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp:
Hiện nay Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại, sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xây dựng và một số sản phẩm từ gỗ khác Cụ thể bao gồm:
Xây dựng các công trình:
Hoàn thiện công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- Các sản phẩm từ gỗ khác
2 Định hướng phát triển của công ty:
Căn cứ vào thực trạng kinh doanh của công ty cũng như tiềm năng phát triển của ngành xây dựng, sản xuất, Ban lãnh đạo công ty đã xây dựng những định hướng cụ thể cho sự phát triển của DN a Định hướng cho lĩnh vực xây dựng:
Công ty xác định đây vẫn là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp trong tương lai, cụ thể là giai đoạn 5 năm sắp tới (2020-2025) Doanh nghiệp xác định rằng doanh thu và lợi nhuận mà công ty thu được từ việc xây dựng các công trình xây dựng vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian tới Vì đây là ngành nghề chủ yếu của DN nên ban lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đưa ra được những định hướng cụ thể nhất
Cụ thể doanh nghiệp đưa ra một số định hướng hoạt động như sau:
Tham gia các buổi đấu thầu xây dựng tại địa phương cũng như trên toàn quốc để giành được quyền thi công các công trình mới Tuy rằng hiện nay đại dịch covid vẫn đang gây ra khó khăn cho các DN nhưng với sự nỗ lực của CP, dịch covid đã được kiểm soát, hoạt động của nền kinh tế cũng đã dần trở lại bình thường, vì thế doanh nghiệp cần tích cực tham gia các buổi đấu thầu để có thể có được các công trình mới
Chú trọng đầu tư vào trang thiết bị xây dựng, tích cực đầu tư và công nghệ xây dựng Hiện nay có rất nhiều DN mới được thành lập vì vậy nếu không chú trọng đầu tư trang thiết bị cũng như công nghệ xây dựng thì công ty rất khó có thể cạnh tranh với họ Đồng thời chú ý thường xuyên theo dõi, cập nhật những thay đổi của KH công nghệ, cũng như là sự thay đổi của các trang thiết bị, công nghệ thi công CT
Phát triển nguồn nhân lực cho thi công công trình, lắp đặt thiết bị Cụ thể, công ty hướng tới lựa chọn các công nhân có trình độ tay nghề cao, những người có sử dụng được các loại máy kỹ thuật tiên tiến nhất, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công công trình
Tiếp nhận xây dựng cả những công trình vừa và nhỏ, các công trình nhà ở cá nhân Đồng thời tích cực nhận thi công các công trình tại vùng sâu vùng xa, phục vụ cho nhân dân và các chiến sĩ đang đóng quân tại đó Với lợi thế từng là một công ty trực thuộc Bộ quốc phòng, Quân khu 3, đã từng có kinh nghiệm xây dựng các CT cho quân đội, xây dựng trụ sở làm việc cho cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước Đây là một điểm mạnh của DN khi tham gia vào các buổi đấu thầu công trình lao động bởi ban lãnh đạo địa phương sẽ thấy yên tâm hơn khi giao việc xây dựng một công ty đã có kinh nghiệm xây dựng trụ sở làm việc hay nhà ở cán bộ công nhân viên trước đó b Định hướng cho lĩnh vực sản xuất: Đây tuy chỉ là một lĩnh vực nhỏ nhưng vẫn đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp
Tuyển chọn những người lao động công nhân có trình độ, tay nghề cao Muốn doanh nghiệp có năng suất lao động cao thì đây chính là nhân tố vô cùng quan trọng Nhờ có nó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra trôi chảy
Nâng cao chất lượng máy móc sử dụng phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm Máy móc cần có chất lượng tốt nhất mới có thể cho ra các sản phẩm chất lượng nhất, đồng thời cần có các máy móc với kỹ thuật tiên tiến nhất để hoạt động của DN được hiệu quả hơn, góp phần cải thiện DT và LN của DN
Quảng cáo, sử dụng biện pháp truyền thông, MXH để giúp cho KH, những người có nhu cầu biết tới, tham khảo, tìm kiếm thông tin và lựa chọn các sp của doanh nghiệp c Định hướng chung:
Những định hướng dưới đây không chỉ áp dụng cho riêng một lĩnh vực ngành nghề nào cả mà nó được định hướng cho toàn thể doanh nghiệp Tất cả các cán bộ công nhân viên đều phải ghi nhớ và cố gắng thực hiện để có thể giúp DN hoạt động hiệu quả, ngày càng phát triển, đi lên và củng cố được chỗ đứng của mình trong ngành sản xuất, xây dựng
Tích cực thực hiện phương châm Ban lãnh đạo công ty đã đề ra đó là
“Mọi sự nỗ lực của các thành viên trong Công ty hôm nay sẽ góp phần vào thành công trong tương lai của khách hàng và chủ đầu tư” Tức là mỗi một cán bộ công nhân viên cần phải nỗ lực hết sức mình, làm việc bằng một trăm phần trăm sức lực của mình, cống hiến cho công ty, cùng nhau đưa toàn bộ công ty đi lên Đồng thời nó còn có ý nghĩa rằng mỗi một thành viên trong DN đều là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của công ty, tất cả đều góp phần tạo nên thành công trong tương lai của khách hàng và chủ đầu tư
Mỗi một cá nhân, cán bộ CNV trong DN phải luôn không ngừng trau dồi nghiệp vụ, trau dồi trình độ, tay nghề của bản thân để góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp
Thời gian là vàng bạc Mỗi một cá nhân không được lãng phí thời gian làm việc bởi chỉ cần lãng phí một giây thôi cũng là đang lãng phí tiền bạc, của cải và sức người Mỗi một giây phút trôi qua có thể đã có một cơ hội vụt khỏi tầm tay
Vì vậy mỗi một cá nhân không được lãng phí thời gian
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, em có nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp Trong phần này bao gồm cả những giải pháp để có thể hoàn thiện công tác phân tích tài chính và các giải pháp để khắc phục được các nhược điểm, khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt
1 Giải pháp thay đổi tần suất PTTC:
Hiện nay, DN đang thực hiện lập BCTC theo năm, tức là mỗi năm doanh nghiệp sẽ lập BCTC một lần Đó cũng là lúc DN thực hiện công tác phân tích tài chính của mình Tuy nhiên, có thể thấy việc chỉ thực hiện công tác này mỗi năm một lần đã khiến cho doanh nghiệp chưa nắm bắt chắc chắn tình hình tài chính của mình BCTC cần được lập sau mỗi một quý, tức là một năm, doanh nghiệp cần lập báo cáo và thực hiện phân tích tình hình tài chính bốn lần, tương ứng với bốn quý Việc lập BCTC và PT tình hình TC thường xuyên giúp DN và cả những nhà đầu tư, cho vay nắm bắt được tình hình của DN hiện tại, sau đó có được những qđ phù hợp cũng như có những giải pháp khắc phục được những tồn đọng đang gặp phải Do đó, việc thay đổi tần suất lập BCTC và PTTC sẽ giúp cho DN biết được mình đang hoạt động có hiệu quả hay không để có thể có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
2 Giải pháp hoàn thiện công tác thu thập thông tin phục vụ PTTC doanh nghiệp:
Việc thu thập thông tin của doanh nghiệp sẽ không hoàn thiện nếu thiếu đi các thông tin nội bộ của mình Chính vì thế, DN cần có thêm một báo cáo về các thông tin đó Và báo cáo có thể cung cấp đầy đủ các thông tin đó chính là báo cáo KTQT Bản báo cáo này bao gồm những thông tin đã được xử lý, đo lường, từ đó giúp các nhà quản lý DN đưa ra được các giải pháp khắc phục những tồn đọng mà
Nói cách khác, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng, giúp cho các nhà ql nắm bắt được một cách rõ ràng nhất toàn cảnh TCDN Từ đó, định hướng cho các nhà quản lý doanh nghiệp các nhiệm vụ cần phải thực hiện BC kế toán quản trị chính là các nền tảng cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà quản lý DN Nó có tính linh hoạt, phản ánh được các xu hướng biến động thông qua nhiều góc nhìn khác nhau Bởi kế toán quản trị có vai trò qtrọng như vậy nên trong công tác phân tích TCDN, các nhà quản lý cần bổ sung thêm báo cáo KTQT để có được cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất về tình hình TCDN, từ đó nâng cao công tác quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, để có thể giúp thông tin được thu thập đầy đủ nhất, DN có thể lập ra các ban thu thập thông tin Họ sẽ phải kiểm soát thông tin phục vụ cho phân tích tình hình tài chính, giúp đỡ các kế toán kiểm định tính chính xác và thu thập thêm thông tin cho việc lập BCTC và PT tình hình TCDN Tuy nhiên, BCTC hay công tác tài chính được thực hiện bốn lần một năm nên ban thu thập thu thông tin này chỉ nên mang tính thời điểm và nên có sự thay đổi nhân sự qua mỗi lần tới kỳ lập BCTC để tạo sự khách quan nhất
3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình TCDN:
Sử dụng thêm Dufont trong PTTC
Hiện nay, doanh nghiệp chỉ sử dụng chủ yếu các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp cân đối Để có thể hoàn thiện được phương pháp phân tích của mình, doanh nghiệp cần sử dụng thêm phương pháp Dufont Nó là phương pháp hiệu quả để có thể chỉ ra được các nguyên nhân ảnh hưởng tới tỷ suất LN trên VCSH, tỷ suất LN trên tổng tài sản
Dufont cho thấy được mối quan hệ tương quan giữa các tỷ số tài chính Mối quan hệ này vô cùng quan trọng trong phân tích TCDN Nhờ có phương pháp Dufont chúng ta có thể xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tới HĐKD của DN Ví dụ như tỷ suất LN tổng TS có thể được hiểu chính xác thông qua các nhân tố ảnh hưởng như tỷ số NLHĐ và tỷ số KNSL doanh thu LN tổng TS cho biết
TS đang hoạt động kém, DN quản lý TS chưa tốt hay CP chưa được quản lý hiệu quả Phương pháp Dunfont cũng là một phương pháp có thể giúp doanh nghiệp so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực và với tổng thể toàn ngành
Doanh nghiệp cần sử dụng thêm phương pháp dự báo BCTC
Muốn đi xa, DN cần phải có tầm nhìn rộng, thấy trước được những gì có thể xảy ra nhằm có được các giải pháp phù hợp Muốn làm được việc đó doanh nghiệp cần phải dự báo BCTC Nhờ có dự báo báo cáo tài chính, các nhà quản lý sẽ định hướng được hđ của DN trong tương lai, dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề đó
Việc thiết lập cơ sở dự báo BCTC cần dựa vào các nguồn tin đến từ các báo cáo tài chính hàng năm cũng như những BCTC giả định của DN cũng như tới từ các nguồn thông tin khác như những báo cáo của thị trường, các bảng xếp hạng độ tín nhiệm hay thực trạng về nền kinh tế,…Khi dự báo cần đưa ra các giả thiết về hoạt động của công ty, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, những giả thiết về thị trường cũng như các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động
DN trước tiên sẽ cần phân tích các dữ liệu trong quá khứ làm cơ sở cho dự báo trong tương lai Việc này giúp DN xác định được đặc điểm tài chính nổi bật và xu hướng của bản thân doanh nghiệp, từ đó đưa ra được xu hướng trong tương lai
Kế đó, doanh nghiệp cần tiến hành dự báo các BCTC trong tương lai, bắt đầu từ BCKQHDDKD Khi dự báo báo cáo này chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ các chỉ tiêu trên DT hoặc hệ số sinh lợi BCĐKT được trình bày dưới dạng tỷ lệ nhằm dựa vào đó phân tích xu hướng Còn báo cáo LCTT dự báo được lập thông qua báo cáo kết quả HĐKD dự báo và BCĐKT dự báo
4 Tăng cường sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích tài chính doanh nghiệp:
Có thể thấy một thực trạng hiện nay, chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nguyên do là vì việc phân tích nó chưa có được sự quan tâm một cách đúng mức BCLCTT giúp doanh nghiệp phân tích được xu hướng của dòng tiền cũng như cơ cấu của dòng tiền thuần Nhờ đó, doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của mình, biết được xu hướng của dòng tiền để có thể điều chỉnh theo ý muốn cũng như dự báo các báo cáo tài chính trong tương lai Đồng thời, việc phân tích BCLCTT cũng góp phần vào quá trình dự đoán các vấn đề, hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất có thể dùng để giải quyết các vấn đề đó
5 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
Trước tiên là các biện pháp nhằm quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, cải thiện chỉ tiêu này:
Giải pháp đầu tiên DN có thể quy định rõ về các chính sách bán chịu, làm chịu cho KH Về chính sách này, doanh nghiệp nên quy định rõ các KH có thể mua chịu Cụ thể, những khách hàng không đủ điều kiện là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả quá cao mà khi xét đến khả năng chi trả thì hệ số này lại thấp hơn mức quy định Điều đó có nghĩa khách hàng này có khả năng không thể thanh toán những khoản này cho doanh nghiệp Nếu vẫn tiếp tục cho những khách hàng này mua chịu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính lớn, đây là điểm bất lợi cho doanh nghiệp
Thứ hai trước khi quyết định cho kh mua chịu, DN phải xem xét tới tình trạng tài chính của doanh nghiệp Nếu như DN đang trong tình trạng các khoản nợ phải thu đang ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền mặt thì DN không nên bán chịu cho khách hàng bởi khi đó doanh nghiệp có thể gặp rủi ro lớn vì không có đủ vốn bằng tiền mặt để thanh toán hoặc sử dụng để đầu tư những khoản cần thiết