1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai Đoạn của c mác và ph ăng ghen

23 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn của C.Mác và Ph.Ăng-ghen
Tác giả Võ Hoàng Duy, Hồ Văn Đa, Nguyễn Tiến Đạt, Hoàng Như Hà, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Trâm Anh
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Phương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 385,35 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa xã hội khoa học - một lý thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội doCác Mác và Phriđrich Ăngghen đã sáng lập ra từ việc kế thừa những nhân tố tíchcực của các trào

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG GIAI ĐOẠN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN

Mã môn học & mã lớp: LLCT120405_03CLC Nhóm thực hiện: nhóm 2 Tiết 1.2 - lớp 29 GVHD: ThS Trần Thị Phương

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 NHÓM 2, THỨ 3, TIẾT 1-2

Trưởng nhóm: Nguyễn Tiến Đạt NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

Ngày 09 tháng 05 năm 2023

Giảng viên chấm điểm

Trần Thị Phương

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN 3

1 Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học 3

1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học 3

1.2 Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 3

1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 3

1.2.2 Những tiền đề văn hóa – tư tưởng 4

1.2.3 Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 4

2 Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học.5 2.1 Các giai đoạn phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học 5

2.1.1 Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871) 5

2.2 Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895 7

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG 9

1 Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học 9

1.1 Những nhận định, đánh giá về giai đoạn phát triển trong thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen 9

Trang 4

1.1.1 Những phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen 9 1.1.2 Những nhận đinh, đánh giá của V.I Lênin 10 1.2 Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới 11 1.2.1 V.I Lênin vận dụng và tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới (1870-1924) 11 1.2.2 Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V I Lênin từ trần (từ 1924 đến nay) 12

2 Đảng Cộng sản Việt Nam với sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học 14 PHẦN KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa xã hội khoa học - một lý thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội doCác Mác và Phriđrich Ăngghen đã sáng lập ra từ việc kế thừa những nhân tố tíchcực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa khôngtưởng trong lịch sử và nhữngtinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích thực tiễn của chủ nghĩa tư bản Sựhình thành và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa họckhông phải hoàn thiện ngay từ đầu mà là một quá trình phát triển từ thấp đến cao

Nó đã trở thành hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân hiệnđại, soi đường cho cách mạng công nhân hiện đại, soi đường cho cách mạng xãhội chủ nghĩa giải phóng bất công, nghèo nàn, lạc hậu, giải phóng nhân loại khỏichế độ tư hữu Để hiểu rõ hơn những cống hiến lớn lao của C.Mác và Ph.Ăngghenđồng thời nâng cao năng lực tư duy của sinh viên, giúp sinh viên có được tư duykhoa học trong quá trình học tập, công tác sau này vì vậy nhóm chúng em đã quyếtđịnh chọn đề tài này Thông qua đó củng cố cho sinh viên có thêm thái độ tích cựcvới việc học tập các môn lý luận chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng và sựthành công của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vàlãnh đạo

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Về kiến thức: Củng cố cho sinh viên có thêm kiến thức cơ bản, hệthống về sự ra đời,các giai đoạn phát triển, đối tượng, phương pháp và ý nghĩa củaviệc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận hợpthành chủ nghĩa Mác-Lenin

- Về kỹ năng: Giúp cho sinh viên có khả năng luận chứng được đốitượng nghiên cứu của một khoa học và của một vấn đề nghiên cứu; phân biệt đượcnhữngvấn đề chính trị - xã hội trong đời sống hiện thực

Trang 6

- Về tư tưởng: giúp cho sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập cácmôn lý luận chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng và sự thành công của côngcuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi sướng và lãnh đạo.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh kết hợp khái quát và mô tả để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và

ý thức Bên cạnh đó đồng thời sử dụng cả phương pháp nghiên cứu tình huống sửdụng quan điểm triết học để nghiên cứu các ví dụ trong thực tế ở phần liên hệ thựctiễn

-Tìm kiếm thông tin tài liệu thông qua: internet, sách, các tài liệu và cácbài lý luận chính trị

4 Kết cấu đề tài

Nội dung của đề tài được chia làm hai chương:

• Chương 1: Kiến thức cơ bản về sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học và 2thời kỳ chính :

• Thời kỳ Công xã Paris (1848 - 1871)

• Thời kỳ sau Công xã Paris (1871 - 1895)

• Chương 2: Kiến thức vận dụng

Trang 7

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học

1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học

Hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, còn gọi là chủ nghĩa cộngsản khoa học, chủ nghĩa xã hội khoa học, bao trùm trên phạm vi rộng các mặt triếthọc, chính trị - kinh tế và chính trị - xã hội Cung cấp một cái nhìn toàn diện về sựsuy tàn không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và chiến thắng cuối cùng của chủnghĩa cộng sản, phản ánh các cuộc đấu tranh và lợi ích cốt lõi của giai cấp côngnhân Tư tưởng này củng cố tính thống nhất và tính tổng hợp của chủ nghĩa Mác -Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin có ba thành tố, một là chủ nghĩa xã hội khoa học, làhiện thân của bản chất chính trị và thực tiễn Cụ thể, chủ nghĩa xã hội khoa học làhiện thân của bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết về các luật chính trị - xã hội, điềukiện và cách thức giải phóng giai cấp công nhân và lao động nhân dân, khoa học vềđấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân Về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về luậtpháp và phương pháp đấu tranh, giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sựlãnh đạo của Đảng mácxít, Dự kiến hoàn thành thắng lợi sứ lịch của giai cấp côngnhân

1.2 Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Vào khoảng năm thứ 40 của thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu đã có sựtăng trưởng kinh tế đáng kể Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất đãtạo ra điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức độ lớn Sự kiệntiến bộ này là nguyên nhân làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lộ ra

Trang 8

ngoài giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa với chế độ tư bản chủnghĩa Đó là lý do tại sao chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện phát triển những conđường thực tế để các nhà cách mạng dân chủ tiến bộ hiểu được bản chất của chủnghĩa tư bản Kết quả là, họ có thể xây dựng các nhận thức đúng đắn về cách mạng.Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại đã trưởngthành trong đấu trường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với tư cách là một lựclượng xã hội độc lập Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giảiquyết những mâu thuẫn do chủ nghĩa tư bản gây ra, phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân phát triển mạnh mẽ, có tổ chức và quy mô lớn Đòi hỏi lý luận khoahọc có hướng dẫn Những đại biểu tiêu biểu của phong trào công nhân lúc bấy giờlà: Khởi nghĩa của công nhân thành phố Liông(1831-1834) (Pháp); Khởi nghĩa củacông nhân dệt Xelidi (Đức) 1844; phong trào hiến chương (Anh) 1838-1848.Những phong trào này có bản chất phổ biến và mang hình thức chính trị.Sự pháttriển của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng hệ thống lýluận khoa học và cách mạng

Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan chủ nghĩa xã hội khoa học

ra đời thay thế các phong trào xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã lỗi thời,không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ nghĩa xã hội đồng thời là sự ra đờicủa chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện ở lý luận về phong trào công nhân

1.2.2 Những tiền đề văn hóa – tư tưởng

Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt được tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực khoa học

kỹ thuật, công nghệ và giáo dục Trong khoa học, những phát minh vượt thời đại vềvật lý học và sinh học đã tạo ra sự phát triển đột phá có tính cách mạng

Trong triết học và tư tưởng, phải nói đến lịch sử phát triển của triết học cổ điểnĐức với tên tuổi của những nhà triết học nổi tiếng: Hêghen và Phoiơbắc; của kinh

tế chính trị học cổ điển Anh: A Smít và Đ Ricácđô; của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Trang 9

- lãng mạn: H.Xanh Ximông, S Phuriê và R Ôoen Những giá trị tư tưởng và sựnghiệp mà các ông để lại đã tạo ra nền tảng cho những triết gia và các nhà khoa họcthế hệ sau kế tục Vấn đề còn lại là ở chỗ ai là người có đủ năng lực kế thừa pháttriển các giá trị ấy và phát triển như thế nào?

1.2.3 Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

C Mác (1818 - 1883) và Ph Ăngghen (1820 - 1895) trưởng thành ở một quốcgia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật củaL.Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph Hêghen Bằng trí tuệ uyên bác, các ông

đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển

và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mình trongphong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tất cả nhữngđiều đó đã cho phép các ông đến với nhau, trở thành đôi bạn cùng chí hướng, giúpcác ông nhận thức được bản chất của những sự kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xãhội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản Kế thừa các giá trị khoa học trong khotàng tư tưởng nhân loại, quan sát,phân tích với một tinh thần khoa học những sựkiện đang diễn ra đã cho phép các ông từng bước phát triển học thuyết của mình,đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng pháttriển lên một trình độ mới về chất.Nhờ hai phát kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch

sử và học thuyết về giá trị thặng dư, các ông đã luận giải một cách khoa học sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân,(đây được coi là phát kiến lớn thứ ba của C.Mác và Ph.Ăngghen), khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sửcủa chủ nghĩa xã hội không tưởng

Trang 10

2 Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

2.1 Các giai đoạn phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.1.1 Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871)

Đây là thời kỳ của những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản ở các nướcTây Âu (1848-1852): Quốc tế I thành lập (1864); tập I bộ Tư bản của C.Mác đượcxuất bản (1867) Về sự ra đời của bộ Tư bản, V.I.Lênin đã khẳng định: “từ khi bộ

“Tư bản” ra đời… quan niệm duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết nữa, mà

là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học; và chừng nào chúng tachưa tìm ra một cách nào khác để giải thích một cách khoa học sự vận hành và pháttriển của một hình thái xã hội nào đó - của chính một hình thái xã hội, chứ khôngphải của sinh hoạt của một nước hay một dân tộc, hoặc thậm chí của một giai cấpnữa v.v , thì chừng đó quan niệm duy vật lịch sử vẫn cứ là đồng nghĩa với khoahọc xã hội” Bộ “Tư bản” là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã hộikhoa học”

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) của giai cấpcông nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của chủnghĩa xã hội khoa học: Tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lậpchuyên chính vô sản; bổ sung tư tưởng về cách mạng không ngừng bằng sự kết hợpgiữa đấu tranh của giai cấp vô sản với phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân;

tư tưởng về xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

và xem đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho cuộc cách mạng phát triển khôngngừng để đi tới mục tiêu cuối cùng

Giá trị của Công xã Paris đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Tinh thần của Công xã Pari, những bài học kinh nghiệm quý báu của Công xãPari vẫn hiện hữu lấp lánh, sinh động trong đường lối, chủ trương, chính sách của

Trang 11

Đảng về đổi mới, xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiệnnay.

Thứ nhất, cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 chứng tỏ, nền dân chủ

vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) tất yếu ra đời thay thế dân chủ tư sản và lý luậnsoi đường tiến trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác

Thực tiễn cách mạng Pháp lúc bấy giờ cho thấy, giai cấp tư sản Pháp (cả Nền

Đế chế II do Napôlêông III làm hoàng đế và Chính phủ Vệ quốc do Chie đứng đầu)

đã trở thành lực lượng phản động Về đối nội, thực hiện áp bức, bóc lột nặng nềgiai cấp công nhân và nhân dân lao động Về đối ngoại, tiếp sau cuộc chiến tranhxâm lược Crưm (1853-1856), xâm lược Mêhicô (1861-1867), xâm lược Việt Nam(1858), xâm lược Campuchia (1863),…năm 1870, Pháp tuyên chiến với Đức Nóchủ động gây chiến tranh xâm lược Đức và các nước khác nhưng cũng sẵn sàngđầu hàng kẻ thù và bán rẻ Tổ quốc Nó thù ghét tư sản Đức, cản trở sự thống nhấtcủa nước Đức nhưng cũng sẵn sàng thỏa hiệp, cấu kết với địa chủ, tư sản Đức đểchống lại nhân dân Pháp cách mạng và tiêu diệt Công xã Pari Với bản chất phảnđộng (phản dân chủ và phản quốc) như vậy, giai cấp tư sản Pháp không thể làngười đại diện cho tương lai của nước Pháp

Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 cho thấy, đúng như khẳng địnhcủa chủ nghĩa Mác: giai cấp công nhân đã thực sự bước lên vũ đài lịch sử để đảmnhận sứ mệnh vẻ vang đối với dân tộc và nhân loại Việc thực hiện cách mạng xãhội chủ nghĩa, xác lập dân chủ xã hội chủ nghĩa là con đường tất yếu của nướcPháp cũng như của các quốc gia dân tộc văn minh trên thế giới Lý luận soi đườngtiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển thành công nền dânchủ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và trên toàn thế giới là chủ nghĩa Mác Cáchmạng 18-3 và Công xã Pari 1871 không chỉ là bằng chứng khẳng định tính đúngđắn của chủ nghĩa Mác mà còn là thực tiễn sinh động để không ngừng bổ sung,phát triển và làm sâu sắc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác nói

Trang 12

chung và học thuyết Mác về dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng Ngay ngày

23-5-1871, khi kẻ thù bao vây và điên cuồng tấn công Công xã Pari, C.Mác nhận định:

“nếu như Công xã bị đánh tan thì cuộc đấu tranh sẽ chỉ bị trì hoãn mà thôi Nhữngnguyên tắc của Công xã là vĩnh cửu và không thể tiêu diệt được; trước khi giai cấpcông nhân giành được sự giải phóng, chúng sẽ liên tục biểu hiện”

Thứ hai, kinh nghiệm Công xã Pari 1871 xác nhận rằng, cốt lõi của việc xáclập và vận hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thông qua bạo lực cách mạng thaythế chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản, trong đó thực hiện dân chủ vớinhân dân gắn liền với thực hiện chuyên chính đối với bọn chống đối cách mạng vàcác thành phần bóc lột

“Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871, một mặt, xác nhận luận điểmTrong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền lànhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân; mặtkhác, nó cũng xác nhận rằng, vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản trongtoàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không chỉ trong giai đoạn thứnhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa Đối diện với thế lực tư sản phản động, giaicấp công nhân tất yếu phải dùng bạo lực cách mạng đập tan chuyên chính tư sản,thay thế chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản Công xã Pari là hình thứcchuyên chính vô sản, kiểu tổ chức dân chủ vô sản đầu tiên rốt cuộc đã được lịch sửtìm ra để thay thế chuyên chính tư sản và dân chủ tư sản.”[CITATION TSN21 \l 1033 ]

2.2 Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, C.Mác và Ph.Ănghen pháttriển toàn diện chủ nghĩa xã hội khoa: Bổ sung và phát triển tư tưởng đập tan bộmáy nhà nước quan liêu, không đập tan toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản nói chung.Đồng thời cũng thừa nhận Công xã Pari là một hình thái nhà nước của giai cấpcông nhân, rốt cuộc, đã tìm ra

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w