Hiện nay, cùng với đổi mới quản lý tài chính trong thời gian qua, công tác quản lý tài sản công tại thành phố Hà Nội cũng đã có những tiến bộ đáng kể như đã chú trọng trong công tác lập
Trang 1TRUONG DAI HQC THUONG MAI
2h is 2 fs 2 2s 2 os 2 og 2 a 2
MAI PHUONG TRUNG
QUAN LY TAI SAN CONG TREN DIA BAN
THANH PHO HA NOI
DE AN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
Hà Nội, năm 2024
Trang 2TRUONG DAI HQC THUONG MAI
2h is 2 fs 2 2s 2 os 2 og 2 a 2
MAI PHUONG TRUNG
QUAN LY TAI SAN CONG TREN DIA BAN
THANH PHO HA NOI
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Trang 3Tôi xin cam đoan đề án “Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong đề tài này được thu thập và
sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án này không sao chép của bất cứ đề án nào và cũng chưa được trình bày hay công bố 6 bat
cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây
Hà Nội ngày tháng năm 2024
Tác giả đề án
Mai Phương Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt
là Quý thầy, cô Khoa Kinh tế đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu làm nền tảng cho việc thực hiện dé an nay
Tôi xin đặc biệt cảm ơn người hướng dẫn đề án - TS Trần Việt Thảo đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo đề tôi có thể hoàn tất đề án tốt nghiệp thạc sĩ này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của đề án tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi hết lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã động
viên và tạo động lực để tôi hoàn thành đề án này một cách tốt đẹp
Hà Nội ngày tháng năm 2024
Cao học viên
Mai Phương Trung
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 552 22222122711271127.27 7.7 re i LỜI CẢM ƠN - 5522222215271 eererere ii
MUC LUC oes ec seceseccssesseesseessvevsvesseessvessecssessssvsssvsvessssessseessesssesesesssessssesetees iii
DANH MUC CAC BANG BIEU 0 c:sscssscsssessseessessseesseeeseesseesseesseesseeeeee vii DANH MUC CAC TU VIET TAT 0 ccccccsccsscsseesssessseessesseesseesseesseeseeees viii PHAN MỞ ĐẦU 2- 252 2222221221222 1
1 Lý đo lựa chọn đề án -22- ©2222 2221127112711 1
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu . 2222222 SE £2E+z£zzz£zzzrceerrrexre 2
PA (0à: (008.4010000 8 a1 2
3 Đối tượng và phạm vi của đề án 2-©222S2E2EE271271.27E27C.ere
4 Phương pháp nghiên cứu của đề án
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án
9.‹{ 101 8 4 5 PHAN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LY NHA NUOC DOI VOI TAI SAN CONG TAI CAC CO QUAN NHA NUOC TREN ĐỊA BÀN CÁP TỈNH, THÀNH PHÓ -©2222222zz22222zccz 6
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước 6 LLL Kh@i nig 18616, 1),.0 1 7 ốne 6 1.12 Khái niệm, đặc điểm của tài sản công và tài sản công của cơ quan nhà UOC eee nẼ —- 6 1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước đỗi với tài sắn công 9 1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà
nước trên địa bàn cấp tính, thành phố 555 2ScScErererrerrerrei 10
1.2 Chức năng, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố 10 1.2.1 Chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà
Trang 61.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước đỗi với tài sản công 12 1.2.4 Công cụ quản lý nhà nước đỗi với tài sản công - 13 1.3 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phó 2-7522 14 1.3.1 Chủ thể quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh 5- 22s cSE2EE.2 E22 14 1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước doi với tài sản công tại các cơ quan nhà
nước trên địa bàn cấp tỉnh 5- 22s cSE2EE.2 E22 16 1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh 2-22sc2zEz2rxezrxcre 23
2.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội và tài sản công tại cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 22222222E2EEz2EEczrxcr 30
2.1.1 Khái quát về thành phố Hà Nội 255522222 30
2.1.2 Khái quát về quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thành phố ', 0 CO SN 30
2.1.3 Hiện trụng tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội 34
2.2 Thực trạng nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội -2-©2s2Zzz 37 2.2.1 Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công 55c ccSccEErrrerrrrrrrerrerree 37
Trang 7
2.2.4 Thực trạng xây dựng, vận hành hệ thống thông tin về tài sản công và
cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sắn công sc5cscSEcEEcErcErrrrrrrree 43 2.2.5 Thực trạng hợp tác quốc tế về tài sản công -cccccce¿ 44 2.2.6 Thực trạng thanh tra, kiếm tra, giải quyết khiếu nại trong quan Ly, sử COLES CLARY 1 6) | nh 45
2.2.7 Thực trang quan lý hoạt động dich vu vé tai sản cong 46
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước đỗi với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 47
2.3.1 Nhóm các yếu tố khách quam -555s2EEcEEEEEEecErrrrrrrrerree 47
2.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan
2.4 Đánh giá về thưc trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các
cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 22-72 50 2.4.1 Kết quả khảo sát, đánh giú 55 55s S2ScEEEEEEEE.Errerrereree 50 2.4.2 Những thành công và hạn chế trong việc quản lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội 7 - 54
PHAN 3: GIAI PHAP, KIEN NGHI HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY NHA NUOC VE TAI SAN CONG TAI CAC CO QUAN NHA NUOC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI 2-©22+22EE+2EEE+2EEEzErrcer 58
3.1 Quan điểm, mục tiêu quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước
của Thành phố Hà Nội 22 2S S22 SEEE17E1271127112711771121E.E ca 58
3.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà
nước của thành phố Hà Nội - 555 22 2222.222 58
3.1.2 Mục tiêu giai đoạn 2024-2025, định hướng 2026-203(): 58
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 60
3.2.1 Hoàn thiện khung khổ pháp lý về QLNN đối với tài sản công tại các
(0Ế/0/12/8/1/108,11/12NNNỹNỹaAa Ả 60 3.2.2 Nâng cao năng lực của bộ máy QLNN dối với tài sản công 61
Trang 83.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát về QLNN
dối với tài sắn công 55s 5c T222 2e 64 3.2.5 Một số giải pháp khúác -57c+E22E.2 2.E re 65
3.3 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và cơ quan hữu quan nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội thời
HN uBO- 67 3.3.1 Kiến nghị với Trung Ương . -s- 55s ScccEErrerrrrrerrree 3.3.2 Các Bộ, ngành Trung ương: "
KẾT LUẬN 25-222222122212271271.27.2.E7E.Eererererrreee TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22©22222EE2EEE22E122E122712212711 271.21 Lee
I3:08009 0
Trang 9DANH MUC CAC BANG BIEU
Bang
Bang 2.1 Bang tổng hợp tài sản công giai đoạn 2020-2023 2-2222 34 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản công giai đoạn 2020-2023 4I Bảng 2.3 Nguồn hình thành tài sản công TP Hà Nội giai doan 2020 - 2023 42 Bang 2.4 Tình hình thanh tra, kiểm tra TSC trên địa bàn TP giai doan 2020-2023 .46 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về quản
lý tài sản công tại cơ quan tổ chức sử dụng tài sản công ở TP Hà Nội 51 Bảng 2.6 Thang đánh gia Likert dug sir dung trong 46 an 52
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát quá trình hình thành tài sản cOng? eee 53
Trang 10DANH MUC CAC TU VIET TAT
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Công nghiệp hóa Chính phủ
Cơ quan nhà nước
Cơ sở dữ liệu quốc gia
Nghị định
Nghị quyết Ngân sách nhà nước
Ủy ban nhân dân
Trang 11TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận
thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai
thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật Đồng
thời, tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật Đề án đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, đề án đã hệ thông hóa và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quan ly nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên dia ban cấp tỉnh, thành phố Trong đó đi sâu, làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài như: Quản lý nhà nước về tài sản công, cơ quan nhà nước Trên cơ sở đó, đề án xây dựng các tiêu chí đánh giá, các yếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố Đồng thời, đưa ra các căn cứ pháp lý và thực tiễn để thực hiện đề án
Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết được xây dựng, đề án đã đánh giá hiện trạng tài sản công và thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được,
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó Rà soát các nguyên nhân đề làm cơ sở xây dựng giải pháp
Thứ ba, đề án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện việc quản
lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới được tốt hơn Dựa trên hạn chế, nguyên nhân hạn chế để đưa ra
các giải pháp, kế hoạch hoàn thiện công tác quản lý tài sản công trong thời gian hiện
tại và định hướng trong các giai đoạn tiếp theo
Trang 121 Lý do lựa chọn đề án
Tài sản công là nền tảng tạo ra cho đất nước một tiềm lực phát triển, giúp xây
dựng kinh tế, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tài
sản công được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đều thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước Tài sản công là cơ sở vật chat cần thiết đề tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp
công và các hoạt động xã hội khác Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
không có quyền sở hữu tài sản công mà chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản
này đề thực hiện nhiệm vụ được giao
Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh
và bền vững đòi hỏi phải phát huy cao độ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, trong đó tài sản công là nguồn lực to lớn và đầy tiềm năng Có thể nói tài sản công là công cụ thiết yếu phục vụ để nhà nước, các tô chức và cá nhân trong xã
hội, đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước
Quản lý tài sản công là một phần trong công tác quản lý tài chính công Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng quản lý Tài chính công tại các cơ quan nhà nước thì việc quản lý Tài sản công là việc làm hết sức cần thiết để phát
huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu
cầu quản lý tài sản công trong giai đoạn mới
Hiện nay, cùng với đổi mới quản lý tài chính trong thời gian qua, công tác quản lý tài sản công tại thành phố Hà Nội cũng đã có những tiến bộ đáng kể như đã
chú trọng trong công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản công, công tác sửa chữa, bảo
dưỡng tài sản công, hay như công tác quản lý tài sản công đảm bảo đúng đối tượng,
mở sô sách theo dõi, cập nhật quản lý .Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình
sử dụng tài sản công trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập vẫn
còn bộc lộ những hạn chế như: áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức sử dụng
tài sản công chưa đồng bộ, chưa thống nhất; cơ chế phân cấp quản lý chưa rõ rang, dẫn đến việc lập hồ sơ tài sản, quản trị tài sản, kế toán tài sản, báo cáo thống kê tăng giảm tài sản, công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế tài sản chưa được tiến hành
Trang 13dụng của tài sản công, mặt khác chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý,
sử dụng tài sản công tại thành phố Hà Nội Xuất phát từ nhận thức về thực tiễn trên,
học viên chọn đề tài “Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội ” làm đề
án tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế tại trường đại học Thương Mại
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi
quản lý của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 — 2023 nhằm đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
* Mục tiêu cụ thể: Đề đạt được mục tiêu chung dé an tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa những vấn dé lí luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phó
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá ưu điểm và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế
về thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023
- Đề án đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài sản công của thành phố Hà Nội trong những năm tới nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao hơn và thúc đầy kinh tế - xã hội phát triển Đề xuất những giải pháp
hoàn thiện QLNN đối véi TSC tại các CQNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
Cau hoi 1: Thế nào là tài sản công? Quản lý tài sản công trong các CQNN là gì?
Câu hỏi 2: Nội dung chủ yếu của QLNN đối với TSC trong CQNN là gì?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về tài sản công
tại các cơ quan nhà nước trên địa bản thành phố Hà Nội?
Câu hỏi 4: Thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trong các CQNN trên
Trang 14tại các CQNN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới?
3 Đối tượng và phạm vi của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề án
Đối tượng nghiên cứu của đề án là những vấn đề lý luận về quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố và thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đối tượng: Các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc thành phó Hà
Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề án
- Về không gian: Nghiên cứu của đề án được thực hiện tại Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Đề án nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2023
- Về mặt nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu QLNN đối với TSC tại cơ quan
nhà nước (CQNN) trên địa bàn TP Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu tài sản công bao gồm: Đất, nhà, ô tô, máy móc, công cụ
dụng cụ, tài sản khác có giá trị trên 500 triệu đồng
4 Phương pháp nghiên cứu của đề án
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để thu thập thông tin thứ cấp tác giả thu thập tài liệu, số liệu từ sách báo,
Internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các
báo cáo tổng kết của Sở Tài chính, báo cáo tổng kết việc quản lý, sử dụng tài sản
công trong các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề án còn bao gồm tình hình quản lý, sử
dụng TSC trong các cơ quan nhà nước TP Hà Nội, quá trình đầu tư, mua sắm, điều
chuyển, thanh lý tài sản qua các năm từ 2020 đến 2023 theo số liệu báo cáo thu thập
tại Sở Tài chính thành phố Hà Nội
Tài liệu thu thập bao gồm: Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác
quản lý và tình hình thực tế tài sản
Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội thành phố
Hà Nội giai đoạn 2020-2023.
Trang 15Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân
tích thực trạng công tác quản, sử dụng TSC trong các cơ quan nhà nước, đồng thời
thấy rõ những dữ liệu còn thiếu dé bé sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều
tra đạt hiệu quả hơn
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tăng tính thuyết phục trong nghiên cứu và các giải pháp đưa ra, học viên thực hiện thu thập thông tin sơ cấp thông qua bảng hỏi, được gửi qua email tới cán
bộ công nhân viên chức có công việc liên quan tới quản lý nhà nước về tài sản công
tại thành phố Hà Nội
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập
Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh này cần đảm bảo các
điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu thu thập được; cần thống nhất về nội
dung, thời gian, phương pháp và đơn vị tính của các chỉ tiêu cần so sánh Căn cứ vào mục đích để xác định gốc so sánh của dữ liệu thu thập được, gốc so sánh có thể chọn
về mặt không gian hoặc thời gian: kỳ phân tích; so sánh theo số tuyệt đối hay tương
đối; so sánh theo không gian và thời gian
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng đề mô tả các đặc trưng về mặt lượng của vấn đề nghiên cứu, làm căn cứ và cơ sở đề tiếp cận bản chất của vấn đề cần phân tích Phương pháp dự báo thống kê: Là việc xác định thông tin chưa biết và có thê xảy
ra ở trong tương lai của vấn đề nghiên cứu dựa trên những số liệu thống kê thu thập
được trong giai đoạn nghiên cứu Dự báo biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu, việc
dự báo biến động được ước tính trên cơ sở số liệu thực tế trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề án
Các tài liệu sau khi thu thập được tính toán, chọn lọc cho phù hợp với các chỉ tiêu
cần phân tích
Việc tính toán và xử lý số liệu điều tra thu thập được thực hiện trên bảng tính
excell, ngoai ra con được sử dụng các phần mềm thiết kế sơ đồ, bảng biểu
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án
5.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phó
Trang 16nước trên địa bàn thành phố Hà nội thời gian qua, những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài sản công, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng, đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài sản công
tại các cơ quan nhà nước trên địa bản thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần bổ sung căn cứ khoa học cho các cơ
quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong quá trình hoạch định, xây dựng,
điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài sản công của các cơ
quan này trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030
6 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng, danh mục viết tắt, .đề án tốt nghiệp gồm 3 Phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
Phần 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công tại các cơ quan nhà
nước trên địa bàn thành phó Hà nội
Phần 3: Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tài
sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố hà Nội
Trang 17BAN CAP TiNH, THÀNH PHO
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước
1.1.1 Khái niệm cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước được thành lập đề thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ
quan nhà nước gồm có cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
Cơ quan lập pháp: Trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội là cơ quan đại biéu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do đó Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực Nhà nước trong tổ chức và hoạt động của
mình Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, các Ủy ban Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Cơ quan hành pháp: là cơ quan thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành Cơ quan hành pháp của nhà nước là cơ quan chấp hành pháp luật, chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách của quốc gia Cơ cấu của cơ quan hành pháp gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Cơ quan tư pháp: Hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện quyền tư pháp có Tòa án nhân dân và Viện kiêm sát nhân dân Trong phạm vi chức năng của mình, cơ
quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội, bảo vệ chế độ xã hội và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do, danh dự và nhân phâm của công dân Thông qua cơ quan tư pháp đề bảo
vệ trật tự pháp luật, bằng việc áp dụng luật của cơ quan lập pháp và các văn bản dưới luật để giải quyết các vi phạm pháp luật, các tội phạm và các tranh chấp xảy ra
trong bộ máy Nhà nước và xã hội
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tài sản công và tài sản công của cơ quan nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm tài sản công
Nguồn lực của một quốc gia là có hạn, việc sử dụng nguồn lực tối ưu là cơ
sở hình thành các lý thuyết kinh tế học Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược quản lý tốt tài sản quốc gia Tỷ trọng tài sản công trong tổng số tài sản quốc gia lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất đặc trưng của các
hình thái kinh tế - xã hội ở các giai đoạn lịch sử của mỗi nước.
Trang 18và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các
ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc
phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều
thuộc sở hữu toàn dân” Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước như sau: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước
bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học,
kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định” Tiếp đó, tại các Điều 239, 240, 241, 246, 254, và 644 của Bộ luật Dân sự
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Điều 35 Pháp
lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước do pháp luật quy định bao gồm: Các tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính, vật chứng trong vụ án hình sự bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; vật bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ
sở hữu, vật do người khác đánh rơi, bỏ quên được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, di sản không người thừa kế hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu tặng Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước Theo mục 1
điều 3 của Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/06/2017,
Khái niệm về tài sản công được hiểu là: “Tải sản công là tài sản thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản lý, bao gồm : tài sản công phục vụ công tác quản lý, cungấp dịch vụ công, bảo đảm an ninh, quốc
phòng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyên sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hồi nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác ”
1.1.2.2 Đặc điểm của tài sản công
Tài sản công rất phong phú về số lượng chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc
Trang 19đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau và cũng được khai thác sử dụng khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất: Tài sản công trong các CONN được đâu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước
Trừ một số tài sản đặc biệt như: Đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà
nước, sau đó được chuyền giao cho C@NN quản lý sử dụng, còn lại đại bộ phận tài
san cong ding trong cac CONN la những tài sản được hình thành từ kết qua đầu tư
xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước Ngay cả những tài sản thiên nhiên ban tặng như đất đai, tài nguyên, các CONN muốn sử dụng được cũng phải đầu tư chi phi bằng tiền của ngân sách nhà
nước cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền bồi
thường đất quản lý nhà nước về tài sản công tại các CQNN là những đơn vị
được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động Do
vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cũng như các chỉ phí để hình thành tài sản công, chỉ phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà
nước đảm bảo
Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn
lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước Đối với tài sản này, ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng
Từ phân tích trên cho thấy dù là tài sản từ nguồn nảo thì đều được hình thành từ kết quả đầu tư trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì tài sản công trong các CQNN đều được đầu tư, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước
Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tài sản công phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan
Tài sản công trong các CỌNN là cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của các CQNN Hoạt động của mỗi CQNN nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,
mục tiêu của mình Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản công trong CỌNN
tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vu của từng đơn vị Tài sản công của các CỌNN
là trụ sở, văn phòng làm việc, các phương tiện giao thông vận tải, hạ tầng, các
Trang 20chức, quy mô, lĩnh vực của mỗi đơn vị
Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi được trong quá trình sử dụng tài sản công
Thực tế các nước trên thế giới cho thấy khoảng 80% chỉ NSNN là chỉ
chuyên giao và có rất ít khoản chỉ là chỉ thanh toán được hoàn trả trực tiếp Khác với doanh nghiệp tư nhân, tài sản công trong các CQNN chủ yếu là những tài sản
trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phâm, hàng hoá, dịch vụ để đưa
ra thị trường, do đó, không chuyên giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản phâm hoặc chỉ phí lưu thông Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn nhưng không trích khấu hao được (đối với tài sản cỗ định), vì giá trị của nó không được chuyền dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ dé hình thành
bộ phận giá trị mới cần phải thu hồi Do không thực hiện trích khấu hao tài sản cố
định, nên nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi được trong quá trình sử dụng và không có nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước trong việc sử dụng Mức độ hao mòn cua tai san công trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơ quan hành chính, Nhà nước không sử dụng đòn bẫy trích khấu hao tài sản cố định đề thúc đây các cơ quan bảo vệ tài sản công như đối với các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh Nhà nước chỉ có thể buộc các cơ quan này quản lý và sử dụng tài sản công tiết kiệm và hiệu quả bằng các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ
các khoản chỉ tiêu về duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công để buộc các cơ
quan hành chính sử dụng tài hiệu quả hơn
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tài sản công
Thuật ngữ “quản lý” được sử dụng khá phô biến trong nhiều khoa học quản
lý và kinh tế Theo Phan Huy Đường (2015) “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thé lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước”
Thực chất của quản lý tài sản công là các chủ thể quản lý, sử dụng các
phương pháp, các công cụ tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong lĩnh vực quản lý tài sản công, từ đó có thể hiểu: Quản lý nhà nước về tài sản công là sự tác động có tổ chức của bộ máy quản lý đổi với tài
Trang 21sản công thông qua việc ban hành và triển khai các văn bản quy định quản ly nha nước về tài sản công; Quản lý quá trình hình thành tài sản, khai thác, sử dụng tài sản công, kết thúc tài sản công và hoạt động kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công nhằm đảm báo tài sản công được đầu tư xây dựng mới, mua sắm,
quản lý, sử dụng, xử lý một cách hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiép,don vi su
phố do
1.2 Chức năng, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
1.2.1 Chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước
Thứ nhất, thê chễ hóa QUNN đối với TSC trong các CỌNN, xây dựng khung
pháp lý để quản lý, sử dụng TSC có hiệu quả
Các CQNN với vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý vì vậy được Nhà nước đầu tư một khối lượng TSC khổng lồ Để đảm bảo việc quan ly, sir dung TSC đúng
mục đích, tránh thất thoát cần một hành lang pháp lý toàn diện, một hệ thống bộ
máy quản lý nhà nước minh bạch và hiệu quả
Thứ hai, góp phần phòng ngừa, ngăn ngừa, xử lý vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động quản lý, sử dụng TSC trong các CỌNN
Nhà nước quản lý xã hội thông qua các phương tiện như chính sách, kế hoạch, chiến lược, pháp luật Trong đó pháp luật là phương tiện quản lý hữu hiệu và quan trọng nhất Thông qua pháp luật, Nhà nước hình thành không gian, môi trường pháp lý để các chủ thê hình thành nên những hành vi hợp pháp; đồng thời là cơ sở
để xác định những hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật và có chế tài xử lý
nghiêm khắc Mặt khác, thể chế QLNN đối với TSC trong các CQNN đảm bảo vai
trò kiểm soát của Nhà nước và xã hộ đối với việc quản lý, sử dụng TSC trong các
Trang 22CỌNN thông qua quy định các hình thức, phương pháp khác nhau
Thứ ba, xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy QLNN về TSC trong CỌNN hoạt
động thống nhất, hiệu quả
Thông qua các quy định pháp luật, xác định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy QLNN đối với TSC trong CQNN Mỗi giai đoạn phát triển của kinh tế quốc gia, cơ cầu tổ chức, bộ máy QLNN cũng điều chỉnh, thay đôi phù hợp Hiện nay, ở Việt Nam các CỌNN được Nhà nước đầu tư nguồn vốn và tài sản lớn Như vậy câu hỏi đặt ra là năng lực quản lý của bộ máy nhà nước đối với
TSC trong CQNN phải được cải thiện, nâng cao như thế nào? Vì vậy thể chế QLNN đối với TSC trong CQNN sẽ thiết lập những quy định đảm bảo bộ máy QLNN đối
voi TSC trong CỌNN tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; từ đó phát huy được vai trò quản lý của nhà nước
Thứ tự, thê chế QUNN đối với TSC trong các CQNN quyết định đến phát
triển các CỌNN
Trên cơ sở hành lang pháp lý thống nhất, khả thi, toàn điện và một bộ máy quản lý nhà nước minh bạch, hiệu quả, các CQNN sẽ có môi trường dé phát huy nguồn
lực mạnh mẽ, những thế mạnh của mình so với các doanh nghiệp khác Việc hoàn thiện
thé ché QLNN đối với TSC của CQNN không chỉ ứng phó với đòi hỏi từ bên ngoài,
mà còn là cơ hội để đây mạnh cải cách và hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước
Đối với TSC, Nhà nước là người đại diện cho mọi thành viên của cộng đồng,
do đó Nhà nước có chủ quyền đối với tài sản quốc gia, đồng thời là người đại diện chủ sở hữu TSC Với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với TSC trong các CỌNN, Nhà nước có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Nhà nước đặt ra
các mục tiêu quản lý đối với khối tài sản lớn và có giá trị của mình, trong đó trụ sở làm việc là tài sản đặc biệt có giá trị lớn nhất như sau:
Thứ nhất, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và khai thác có hiệu quả nguồn TSC của Nhà nước tại các CỌNN:
Cơ quan quản lý nhà nước phải phát huy chức năng QLNN đối với TSC để
buộc mọi tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát
triển nguồn tài sản công và sử dụng TSC theo quy định của pháp luật, đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
được môi trường, môi sinh, hoàn thành nhiệm vu do Nhà nước giao
Thứ hai, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ mà
Trang 23Nhà nước quy định Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý TSC trong các CQNN Nói một cách
khác, người được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện theo ý
chí của nhà nước (người đại điện chủ sở hữu tài sản công) Mặt khác, do những đặc điểm riêng có của tài sản công là tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản không phải là người có quyền sở hữu tài sản; tài sản công được phân
bổ ở khắp mọi miền đất nước, được giao cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá
nhân trực tiếp quản lý, sử dụng Do đó, nếu Nhà nước không tô chức quản lý tài sản công theo một cơ chế, chính sách, chế độ thống nhất phù hợp với mô hình kinh
tế mà Nhà nước theo đuôi sẽ dẫn đến việc tuỳ tiện, mạnh ai nay lam trong viéc dau
tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, sử dụng, điều chuyên, thanh xử lý tài sản; nhất là
sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao, sử dụng tài sản công vào việc riêng, sử dụng tài sản lãng phí, kém hiệu quả, làm thất thoát tài sản, giảm nguồn lực
tài sản công
Thứ ba, đáp ứng yêu cầu công việc của cơ quan quản lý nhà nước gắn với yêu cầu hiện đại hoá và tái trang bị tài sản công đi liền với hiện đại hoá đất nước
Nhà nước thực hiện quản lý tài sản công cũng chính là thực hiện quyền sở
hữu tài sản; trong đó đặc biệt là quyền định đoạt đối với tài sản công bao gồm:
Quyền đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyên, thanh lý tài sản (bao gồm cả bán tài
sản) vì những quyền này được thực hiện không chỉ trong nội bộ các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; mà trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những quyền này còn được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với thị trường gắn với mục tiêu định hướng của Nhà nước trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Thit tw, các mục tiêu khác trong quản lý tài sản công như nâng cao hình ảnh của quốc gia mà cụ thể là cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự tôn nghiêm và lòng tin đối với công dân và quốc tế, giao lưu học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của quốc tế Muốn vậy công tác quản lý tài sản công phải hiệu quả, khoa học
1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước đỗi với tài sản công
Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng
và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan
Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản
Trang 24có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo
quy định của pháp luật
Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai
thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật
Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định
lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật
1.2.4 Công cụ quản lý nhà nước đỗi với tài sản công
Đề đảm bảo quản lý nhà nước đối với tài sản công hiệu quả, minh bạch, Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật và áp dụng nhiều công cụ quản lý: Thứ nhất, hệ thông văn bản pháp luật:
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14: Đây là luật khung quy định về quản lý, sử đụng tài sản công, bao gồm các quy định về phạm vi, đối tượng, trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
Các văn bản quy định chỉ tiết về quản lý từng loại tài sản công: Ví dụ, Nghị
định số 100/2016/NĐ-CP quy định về quản lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước quản lý; Thông tư số 48/2023/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công
Thứ hai, Các cơ quan quản lý nhà nước:
Chính phủ: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với tài sản công trên phạm vi cả nước
Bộ Tài chính: Là cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công, thực hiện việc ban hành chính sách, quy định, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý,
sử dụng tài sản công
Trang 25Ủy ban nhân dân các cấp: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn do mình quản lý
Các cơ quan, tổ chức nhà nước khác: Theo quy định của pháp luật, có trách
nhiệm quản lý tài sản công được g1ao
Thứ ba, Phần mềm Quản lý tài sản công:
Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước đối với tài sản
phổ biến các quy phạm pháp luật sao cho cởi mở, minh bạch và có thê dự báo sẽ
vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất về quy hoạch và sử dụng tài sản
công, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động sử dụng và các hình thức trao
quyền khác cho cơ quan, tô chức, đơn vị và đối tượng khác trong khu vực quản lý Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của Trung ương cũng như địa phương đến các tổ chức, cơ quan hoạt động quản lý trực tiếp về tài sản công
Ngoài ra truyền thông cũng là công cụ hữu hiệu đề quản lý nhà nước đối với tài sản công Dựa vào truyền thông, cơ quan nhà nước có thê tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tập thể về các hoạt động sử dụng tài sản công, thông qua đó có thể kiểm soát được công tác thực hiện, tham gia, quản lý nhà nước
về tài sản công
1.3 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan
nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
1.3.1 Chủ thể quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước
trên địa bàn cấp tỉnh
Về quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh thì chủ thể quản lý ở đây là các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thé 1a: Chính phủ, Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý ngành Đầu mối tham mưu, giúp việc cho Chính phủ trong công tác quản lý tài sản công là Bộ Tài chính, trong Bộ Tài chính là Cục quản lý công sản; tiếp đến chính quyền địa phương là
Trang 26UBND cấp tỉnh (chủ sở hữu), tham mưu, giúp việc cho UBND cấp tỉnh trong quản
lý tài sản công là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố Trong Sở tài chính các tỉnh có Phòng Quản lý công sản là đơn vị trực thuộc tham mưu cho Sở Tài chính về công tác quản lý đối với tài sản công nói chung và tài sản công tại các CQNN do UBND cấp tỉnh quản lý
Chức năng nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính: Cục Quản lý
công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Tài
chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công và trưng mua, trưng dụng tài sản; quản lý về tài chính đối với đất đai, tài nguyên; trực tiếp quản lý, xử lý một số loại tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thấm quyền ban hành các dự án, dự thảo văn bản quy phạm về quản lý tài sản công, trưng mua, trưng dụng tài sản thuộc chức năng của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật; định hướng chiến lược về quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước
Chủ trì xây dựng, trình cấp có thầm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước; tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu toàn dân; sử dụng
gia tri quyén su dung đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư
xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyên giao; phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat
Chủ trì xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài
chính đối với tài nguyên; quản lý tài sản công do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý công sản thuộc Sở tài chính Sở Tài
chính cấp tỉnh,thành phố:
Xây dựng và tham mưu lãnh đạo Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp QLNN về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước;
đề xuất các biện pháp về tài chính đê đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
Trang 27sản nhà nước theo thâm quyền cấp tinh;
Tham mưu lãnh đạo Sở Tài chính quyết định theo thâm quyền hoặc trình UBND cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản, thu hồi, điều chuyền, thanh lý, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng, tiêu hủy tài sản nhà nước và các hình thức xử lý khác; giao tài sản nhà
nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa được cấp có thâm quyền
giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng: quản lý các nguồn tài chính phát sinh
trong quá trình quản lý, khai thác, chuyên giao, xử lý tài sản nhà nước;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong các cơ quan, tô chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
Tham mưu cho UBND cấp tỉnh có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài chính
về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh;
Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ định kỳ
theo chế độ quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công UBND cấp tỉnh;
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ do tỉnh và cơ quan có thâm quyên thành lập theo quy định của pháp luật:
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác cho các tô
chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước ) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được UBND cấp tỉnh phê
duyệt
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh
1.3.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
Đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước (CQNN) là những tài sản do Nhà nước giao cho đơn vị, sẽ được quản lý theo quy định của Luật quản lý, và pháp luật
có liên quan Để tài sản công tại các DNNN được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng
mục đích, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
Trang 28vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường , Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu tài sản công của mình, tức là Nhà nước phải
thực hiện tốt chức năng quản lý của mình trước vai trò quan trọng của quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước nói riêng cũng như yêu cầu đổi mới nền kinh tế - xã hội
Nhà nước thực hiện quản lý đối với tài sản công bằng luật pháp Luật pháp
vừa là công cụ vừa là biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Pháp luật
về quản lý nhà nước đối với tài sản công do Nhà nước quy định, buộc mọi cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản nhà nước theo ý chí của Nhà nước - người chủ sở hữu tài sản
nhà nước Pháp luật quy định phạm vi tài sản nhà nước, các nguyên tắc quản lý, sử
dụng và xử lý tài sản nhà nước buộc mọi người sử dụng tài sản và cơ quan quản lý
nhà nước đối với tài sản nhà nước đều phải tuân thủ Quản lý tài sản công theo
pháp luật được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế gidi
Việc ban hành và triển khai các văn bản pháp luật về quản lý tài sản công dé các đối tượng sử dụng tài sản công nắm được đề thực hiện đúng quy định Khi đó mới bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý tài sản công
Với cấp tỉnh, triển khai và cụ thể hóa hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công là nhiệm vụ chủ yếu Ngoài ra các cơ quan quản lý tài sản công ở tỉnh cũng có thể ban hành những quy định riêng của minh phù hợp với quy định của pháp luật đề quản lý tài sản công
Chủ thể thực hiện công tác này ở cấp tỉnh là HĐND, UBND và các cơ quan tham mưu như sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư
Tiêu chí đánh giá:
Các chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công được cập nhật thường xuyên,
kịp thời đến từng cơ quan, công chức
Các văn bản chỉ đạo điều hành, các chính sách về tài sản công được triển
khai sâu rộng đến từng địa phương
Việc cụ thể hóa các quy định của Trung ương như ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
thuộc phạm vi quản lý của tỉnh được ban hành kịp thời
Quy định phân cấp quản lý tài sản công phù hợp với tình hình thực tế tại các
co quan, don vi
Tiêu chuẩn, định mức sư dụng tài sản công được ban hành phục vụ tốtnhu cầu
mua sam, trang bi tai sản cho các cơ quan, đơn vị
Trang 29Công tác tuyên truyền phô biến các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong thời gian qua được triển khai kịp thời
1.3.2.2 Quản lý quả trình hình thành tài sản công
* Đầu tư xây dựng
Cùng với việc lập dự toán ngân sách dé dau tu xây dựng trụ sở làm việc, cơ
sở hoạt động sự nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng trụ sở làm việc thực hiện
các thủ tục chuẩn bị mặt bằng và các quy định khác theo quy định của pháp luật về
đầu tư xây dựng cơ bản Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng có thể thực hiện theo
hình thức mua đất xin giao đất hoặc thuê đất đối với dự án có sử dụng đất; chuẩn bị
về mặt bằng xây dựng; xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây
dựng); thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; thâm định, phê duyệt thiết kế;
mua sắm thiết bị và công nghệ: tiến hành thi công xây lắp; kiểm tra, giám sát thi công và thực hiện các hợp đồng; quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết kế và chất lượng
xây dựng; vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện
bảo hành công trình
Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Áp dụng hình thức
này, chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập Ban Quản
lý dự án để quản lý dự án Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có thâm quyền
Hình thức chủ nhiệm điểu hành dự án: Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực
tiếp quản lý thực hiện dự án phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho Ban Quản
lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án Chủ đầu tư phải trình người có
thấm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án
Hình thức chìa khóa trao tay: Được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết
kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai
thác, sử dụng
* Mua sắm tài sản công
Tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước gồm trụ sở làm việc, cơ sở
hoạt động sự nghiệp và phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc Trong
đó trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp chủ yếu được hình thành bằng hình
thức đầu tư xây dựng cơ bản hoặc Nhà nước giao bằng hiện vật, hình thức mua sắm
Trang 30chu yếu áp dụng cho loại tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị,
phương tiện làm việc
Phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc là cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; để đưa đón
cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, phương tiện truyền tải các thông tin báo
cáo, phương tiện thực thi công vụ Với vị trí đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào,
phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc cũng là công cụ chủ yếu tương tự như công cụ sản xuất trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận
tải, thương mại, dịch vụ Công cụ đó với con người hợp thành lực lượng sản xuất -
yếu tố động có tính quyết định cho sự phát triển của xã hội
Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng loại tài sản cần mua sắm để tổ chức thực hiện mua sắm Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo một trong các phương thức:
- Mua sắm tập trung được áp dụng đối với các loại tài sản có số lượng mua sắm lớn, chủng loại tương tự theo danh mục do cấp có thâm quyền quy định Theo phương thức này thì các tài sản sau khi có chủ trương mua sắm được cấp có thâm quyền phê duyệt sẽ được tổ chức thực hiện mua sắm tập trung thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tô chức đấu
thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu Việc mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách là: đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
cung cấp hàng hóa, dịch vụ; hoặc đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua
sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký
hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản Đơn vị có chức năng mua sắm tập trung thực hiện quy trình mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về
đấu thầu và tài sản được hình thành sau mua sắm được giao cho đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản
- Mua sắm hợp nhất áp dụng trong trường hợp nhiều cơ quan, tô chức, đơn vị
có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại và thống nhất gộp thành một gói thầu để giao
cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu thực hiện việc lựa chọn nhà
cung câp;
Trang 31- Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo các hình thức:
¡) Đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh Đàm phán giá được áp dụng đối với các loại tài sản có thông số về tiêu chuẩn, kỹ thuật rõ ràng, có mức giá bán do nhà cung cấp công bố công khai áp dụng thống nhất
- Quản lý quá trình hình thành TSC là khâu mở đầu, quan trọng nhất, quyết
định cho các khâu tiếp theo TSC nếu được hình thành có cơ sở khoa học và thiết
thực sẽ được quản lý và khai thác sau này hiệu quả Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách
của mỗi cơ quan quản lý TSC sau này
1.3.2.3 Kiếm kê báo cáo tài sản công
Đề các cơ quan nhà nước có thê nắm được tình hình quản lý, sử đụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; từ đó, trường hợp tài sản chung của quốc gia, đồng thời, có phương án đầu tư mới, điều chuyển, xử lý tài sản một cách kịp thời, hiệu quả, các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản
công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện chế độ
báo cáo tài sản công
Việc báo cáo được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất về tài
sản công Đối với cơ quan trực tiếp quản ly, sir dung tài sản công thuộc Trung ương quản lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương trường hợp báo cáo với cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước Đối với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc địa phương quản lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp dé các Sở, ban, ngành, cơ quan khác thuộc tỉnh,
UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trường hợp báo cáo với cơ quan nhà
nước giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước với tài sản công ở địa phương Cơ quan này trường hợp báo cáo tài sản công do địa phương quản
lý với UBND cấp tỉnh và đồng gửi báo cáo cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước
Cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước có trách nhiệm kiểm tra, phân tích và trường hợp báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi cả nước
1.3.2.4 Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin về tài sản công và cơ sở đữ liệu
Trang 32quốc gia về tài sản công
Cơ sở đữ liệu (CSDL) quốc gia về tài sản công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tô chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử Cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cau phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia
1.3.2.5 Hợp tác quốc tế về tài sản công
Họp tác giữa cơ quan tài chính của các quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước ở
địa phương với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác phát triển, Đại sứ quán các quốc gia
về hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài sản công Sự hợp tác giữa các cơ quan trên về
các vấn đề, các lĩnh vực như hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quá trình thực hiện xây dựng hệ
thống Luật, và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài sản công của các quốc gia Hơn nữa hợp tác quốc tế về tài sản công trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, cơ sở đữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước về quản lý tài sản công, thống nhất hệ thống CSDL quốc gia đối với TSC và các lĩnh vực có liên
quan như đất đai, cơ sở hạ tầng, hành chính, kinh tế, xã hội , từ đó tác động tích
cực trong việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực của Nhà nước Các quốc gia có nền kinh tế, xã hội và khoa học quản lý sẽ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, mới nổi trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và việc quản lý, sử dụng
các nguồn lực có giới hạn và sự hình thành nên tài sản công của Quốc gia va hé tro
xây dựng Cơ sở đữ liệu quốc gia về tài sản công Hơn nữa, các quốc gia đang phat triển và các quốc gia mới nổi dé kiện toàn bộ máy quản lý tài sản công từ Trung
ương đến địa phương và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo
nguyên tắc tập trung, thống nhất, tự động cập nhật thường xuyên thông tin để phục
vụ hoạch định chính sách; hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung
của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển
1.3.2.6 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết, khiếu nại trong quản lý, sử dụng tài sản công
Hoạt động kiểm tra, thanh tra nói chung rất cần thiết và giữ vị trí đặc biệt
quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước; theo ý nghĩa đó,
hoạt động kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công nhằm:
- Duy trì thúc đây việc quản lý, sử dụng tài sản đúng chính sách, chế độ quản
lý, sử dụng tài sản; ngăn chặn mọi hành vi vị phạm cơ chế, chính sách, chế độ quản
lý, vi phạm tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản;
- Qua kiểm tra, thanh tra phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý của cơ chế, chính
Trang 33sách, chế độ quản lý, từ đó kiến nghị cấp có thâm quyền sửa đổi bổ sung cho phù hợp;
- Kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công
và tính chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công:
- Kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu
cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương Kiểm tra, thanh tra đối với việc quản lý, sử dụng một hoặc một số tài sản hoặc kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản của một hoặc một SỐ cơ quan, tổ
chức, đơn vị; kiểm tra theo chuyên để cụ thể Ví dụ kiểm tra tài sản là nhà đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở sự nghiệp công lập hoặc kiểm tra, thanh tra tài sản
công được thực hiện theo trình tự của công tác kiểm tra, thanh tra chung
Hình thức xử lý vi phạm hiện nay còn qua loa, chưa có chế tài quy định Quy định pháp lý về cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà
nước Nhà nước cần thiết phải thực hiện hoạt động giám sát Giám sát sử dụng vốn nhà nước là một nội dung quan trọng của hoạt động giám sát tài chính - một bộ
phận của giám sát cơ quan nhà nước, đó là việc theo dõi kiểm tra của chủ thể quản
lý đối với khách thể quản lý nhằm hướng các hoạt động của khách thê quản lý theo đúng mục tiêu mà chủ thể quản lý đã lựa chọn, phủ hợp với quy chế pháp luật
hiện hành Giám sát sử dụng vốn nhà nước vừa là yêu cầu khách quan, vừa xuất
phát từ chức năng quản lý nhà nước với đơn vị, vừa do yêu cầu bảo vệ lợi ích của
nhà nước với tư cách là chủ sở hữu Các đơn vị quản lý vốn nhà nước thực hiện
vai trò quản lý nhà nước thông qua giám sát Việc giám sát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động Ngoài ra, giám sát còn dé đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ tài chính, chuân mực kế toán hiện hành và đánh giá tổng
thể về tình hình của đơn vị để phục vụ cho việc ban hành, hoàn thiện các chính
sách vĩ mô và chế độ đối với các cơ quan trong từng ngành, từng lĩnh vực, thực
hiện sự hỗ trợ với trường hợp cần hỗ trợ của nhà nước nhằm khắc phục những khó
khăn tạm thời và phát triển
1.3.2.7 Quản lý hoạt động địch vụ vé tai san cong
Theo đó, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản
lý, cung cấp dich vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn
vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được
xác lập quyền sở hữu toàn đân; tài sản công tại cơ quan đơn vị; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà
Trang 34nước; đất dai và các loại tài nguyên khác
Cơ quan, tô chức, đơn vị và đối tượng khác khi thực hiện đầu tư xây dựng,
mua sắm, thuê, bảo trì, bảo dưỡng, góp vốn, cho thuê, liên doanh, liên kết, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và các hoạt động khác trong quản
lý, sử dụng tài sản công được thuê tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 131 của
Luật này cung cấp dịch vụ về tài sản công
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, đữ liệu tài sản công được đề nghị cơ
quan quản lý cơ sở đữ liệu cung cấp và thanh toán chỉ phí theo quy định của pháp luật 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước đối với tài sản công trên địa bàn cấp
tỉnh, thành phố
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh
1.4.1 Nhóm các yếu tô khách quan
* Cơ chế chính sách và quy trình quản lý tài sản công của Nhà nước
Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong cơ quan nhà nước với thực tế
Trong hệ thống cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước thì các yếu tố pháp luật phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chế độ, quản lý tài sản trong cơ quan nhà nước hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến
mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội Mặt khác, quá trình quản lý TSC trong cơ quan nhà nước thu được hiệu quả nhiều hay ít cũng phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước
Xuất phát từ yêu cầu quản lý TSC, hệ thống chính sách Nhà nước ban hành,
yêu cầu các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, lãnh đạo các cấp chưa chú trọng trong việc quản lý tài sản, đồng thời xem
nhẹ các quy định của luật pháp hoặc chủ quan trong công tác chỉ đạo các don vi
thực hiện.
Trang 35* Đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công
Đối tượng của hệ thống quản lý TSC trong cơ quan Nhà nước đó là các cơ quan hành chính và cán bộ công, chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản
Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu
và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý TSC trong cơ quan Nhà nước cũng rất khác nhau Trình độ dân trí, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý
Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ công chức trực tiếp
quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước Tuy nhiên, trình độ văn hoá theo nghĩa rộng nhất là văn hoá pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự
thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có Nhà nước
1.4.2 Nhóm các yếu tô chủ quan
* Năng lực của đội ngũ cán bộ
Cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước do đội ngũ cán bộ công chức làm
công tác quản lý TSC hoạch định và thực thị Do đó hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản
lý TSC trong cơ quan nhà nước phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng cơ chế quản lý Cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC có nhận thức sâu sắc về vai trò, tam quan trọng của TSC trong cơ quan nhà nước, có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý TSC trong cơ quan nhà
nước thu được hiệu quả
* Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lÿ tài sản công
Quản lý tài sản công là một lĩnh vực đa dạng, chịu tác động của nhiều chủ thể
khác nhau Do tính chất của tài sản công là đến từ nhiều nguồn khác nhau nên để đạt được hiệu quả cần sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong quản lý tài sản công Trước tiên, sự phối hợp được thê hiện qua tinh than tự quản lý tài sản công thuộc cấp mình Các cơ quan Nhà nước cần nắm bắt rõ thông tin tài sản công mình đang quản lý, nhu cầu cần sử dụng tại cấp mình để xin đầu tư từ phía Nhà nước Nếu các cơ quan Nhà nước làm tốt nhiệm vụ này, việc quản lý tài sản công sẽ gắn
được với thực tế hơn Bên cạnh đó, giữa các cơ quan Nhà nước cần có sự liên kết.
Trang 36Nhiều đơn vị thiếu, nhưng nhiều cơ quan lại dư thừa Sự phối hợp giữa các đơn vị
sẽ giúp việc điều phối tài sản công trở nên đễ dàng và đạt hiệu quả hơn Giảm thiểu được tình trạng dư thừa, lãng phí
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý tài sản công
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các thiết bị công nghệ, máy móc đề lưu lại thông tin quá trình quản lý Sự minh bạch, rõ ràng là yếu tố quan trọng không chỉ trong quản lý tài sản công mà đối với tất cả các công tác quản lý khác Nếu cán bộ quản lý được tiếp xúc với cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị quản lý hiện đại thì công
tác quản lý tài sản công sẽ trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo được sự minh bạch rõ ràng Hơn nữa, với sự hỗ trợ của công nghệ - kỹ thuật hiện đại, các cơ quan cấp trên
có thể dễ dàng kiểm tra, kiêm soát công tác quản lý tài sản công ở cấp dưới Tiết
kiệm được chi phí và thời gian
1.5 Kinh nghiệm quản lý tài sản công trong cơ quan nhà nước ở một số tỉnh tại Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại TP Hồ Chí Minh
Công tác quản lý TSC tại TP HCM trong thời gian qua luôn thực hiện theo
cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tài sản công Trong giai đoạn 2020 -
2023, công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan Nhà nước của TP HCM đã có
nhiều chuyên biến tích cực Việc triển khai các bộ luật về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước, công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại TP HCM đã đạt được tín hiệu tích cực Qua quá trình phân tích, đánh giá tác giả đã rút ra một số những ưu điểm trong công tác này như sau: (Nguyễn Quang Minh, 2019)
Thứ nhất, Công tác quản lý đã có nhiều bước tiến trong việc đổi mới, nâng cao quan điểm trong chủ trương và tổ chức công tác quản lý TSC tại các cơ quan Nhà nước Việc sử dụng lãng phí, thất thoát TSC đã có dấu hiệu giảm về số lượng Thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài
sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
Thứ hai, TP HCM đã thực hiện quản lý TSC bằng pháp luật giúp cho việc quản lý TSC đã từng bước đi vào nề nếp, kỉ cương, công khai minh bạch và có hiệu quả Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là mục tiêu mà TP HCM đề ra Nhờ đó mà công tác quản lý này có dấu hiệu chuyển biến Trong đó,
quản lý xe công thì các cán bộ lãnh đạo có tiêu chuân sử dụng xe công có thê thực
hiện phương thức nhận khoán kinh phí sử dụng xe công đề tiết kiệm chỉ phí và tránh các trường hợp sử dụng xe công không đúng mục đích Việc quản lý TSC bằng Luật
Trang 37giúp TSC được phát huy có hiệu quả hơn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao của cơ quan, phát huy được quyền tự chủ trong quá trình quản lý công
Thứ ba, việc mua sắm TSC tập trung đã có những ưu thế rõ ràng hơn Đảm
bảo việc giám sát tổ chức mua sắm đúng yêu cầu kĩ thuật và quy trình Thực hiện
công khai minh bạch chủ trương của Nhà nước trong việc quản lý TSC, việc đầu tư, mua mới TSC được thực hiện công khai Đó là đòn bây cho quá trình hội nhập và công tác phòng chống tham nhũng Cơ chế quản lý TSC hiện nay đã chủ động gắn với việc lập và chấp hành ngân sách, gắn giá trị với hiện vật nhằm phù hợp với việc mua sắm, sử dụng TSC Hệ thống cơ chế quản lý TSC trong địa bàn TP đã thể hiện vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước đối với TSC
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý tài sản công tại cơ quan
Nhà nước của TP HCM vẫn còn những hạn chế sau:
Các hiện tượng sai phạm trong dau tu, xây dựng, mua sắm tài sản công vẫn còn nhiều Trong đó những sai phạm điển hình như: đầu tư xây dựng trụ sở làm
việc, đầu tư mua sắm TSC vượt quá tiêu chuẩn định mức, không thống nhất về giá, không được cơ quan thâm định và sử dụng sai mục đích Nhiều đơn vị, cơ quan chủ
thể thực hiện mua sắm tài sản công không đúng với khai báo, chất lượng mua không đúng quy định
Công tác thanh lý TSC ở một số nơi chưa đúng quy định, gây thất thoát, lãng phí Một số tài sản thanh lý nhưng không được kê khai đúng giá trị gây thất thoát
NSNN Tinh trang sử dụng tài sản nhà nước sai mục đích, sai tiêu chuẩn, định mức,
chế độ, lăng phí vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở các lĩnh vực, các cơ quan, tô chức Hiện trạng này đã gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách TP và NSNN vì nó xảy ra ở hầu hết các khâu của quá trình quản lý, từ khâu quyết định mua sắm đến khâu quản lý, sử dụng, đến khâu thanh lý và ở tất cả các khâu liên quan đến tài sản nhà nước
Việc sử dụng đất chưa đạt được hiệu quả Số lượng đất bỏ trống quá lớn,
lượng đất bị lắn chiếm trong thời gian dài vẫn chưa được giải quyết triệt để Nhiều
khu vực bị sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích như: bỏ trống, cho thuê, cho mượn, sử dụng để kinh doanh sai mục đích Một số trường hợp thực hiện mua
sắm, điều chuyên, thanh lý tài sản nhà nước sai thâm quyền, sai tiêu chuẩn, chế độ dẫn đến thất thoát Trong đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản, thì tình trạng lãng
phí trong đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép mặc
dù đã có hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra thường xuyên
Trang 38Công tác quy hoạch về quy trình xử lý, điều chuyển các tài sản công vẫn còn
nhiều Vướng mắc Trong thời gian qua các đơn vị đã chú trọng đến vấn đề hiện đại
hóa công sở như việc nâng cấp, sửa chữa công sở, trang thiết bị, cải thiện điều
kiện làm việc cho cán bộ, công chức Thực hiện việc điều chuyên những tài sản
không sử dụng sang cho các đơn vị, phòng ban có nhu cầu Các quy trình, thủ tục
còn khá phức tạp dẫn tới nhiều đơn vị sẵn sàng thanh toán lỗ chứ không thực hiện
chuyên giao
Chưa có quy hoạch tổng thể trong việc quản lý TSC Cụ thê là chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn, chủ yếu dựa trên cơ sở quy hoạch xây
dựng đô thị và nhu cầu sử dụng hiện tại Việc thiết kế kiến trúc công trình chưa tuân
theo thiết kế chuẩn như mật độ xây dựng, chiều cao, diện tích công trình ảnh
hưởng đến chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng Việc mua sắm các thiết bị
như máy móc, bàn ghế .chưa theo tiêu chuẩn, định mức mà còn phụ thuộc vào
nguồn kinh phí của mỗi đơn vị
Tổ chức bộ máy quản lý chưa đạt hiệu quả cao Quản lý tài sản nhà nước các cấp là bộ phận giúp chính quyền các cấp, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với tài sản nhà nước mặc dù đã được quy định nhưng việc triển khai trên
thực tế còn rất chậm, dẫn đến các chế độ và biện pháp cụ thé dé quan lý tài sản nhà
nước chưa được thực hiện thống nhất tại các bộ, ngành, địa phương; hệ thống thông
tin trong phạm vi cả nước làm căn cứ đề chỉ đạo công tác quản lý tài sản nhà nước rất thiếu và yếu
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại TP Đà Nẵng
Mua sắm tài sản công đã đáp ứng các yêu cầu: phù hợp tiêu chuẩn, định mức
sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thấm quyền quy định; đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản dé phục vụ hoạt động của các cơ quan, tô chức, đơn vị nhà nước trong điều kiện khả năng ngân sách
có hạn; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch
Hướng dẫn đầy đủ các văn bản quy định về quản lý, sử dụng mua sắm tài sản công Đảm bảo cho tính thống nhất quản lý tài sản nhà nước
Thực hiện đầy đủ các quy định, nguyên tắc, quy trình mua sắm tài sản công
và lựa chọn hình thức mua sắm tài sản công
Tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước tỉnh trong mua sắm tài sản, trang thiết bị Các cơ quan, đơn vị căn cứ tiêu chuân, định mức, nhu câu mua sam tai san,
Trang 39nguồn kinh phí để mua sắm theo đúng quy định
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý tài sản như:
- Việc xem xét điều chuyên, bồ trí sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc trụ sở làm việc là
một quá trình nan giải, kéo dài
- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm về quản lý tài sản công của các cấp, các ngành
được quy định còn phức tạp
- Hiệu ứng của các tồn tại trên đến mua sắm tài sản công bằng vốn ngân sách nhà
nước còn kém hiệu quả
Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: Tuy đã có nhiều cơ chế chính sách quy định về mua sắm, sử dụng tài sản công, song vẫn chưa hoàn chỉnh, vừa thừa, vừa thiếu trong một số các văn bản, quy định Do buông lỏng quản lý tài sản
công trong một thời gian dài đã thành thói quen như một lẽ tự nhiên Nhận thức
chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của tài sản công đã dẫn đến Nhà nước chậm đưa ra cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tài sản công Một số cán
bộ lãnh đạo vẫn coi nhẹ công tác quản lý tài sản công, coi công tác quản lý ngân sách là tất cả và đưa công tác quản lý ngân sách trùm lên công tác quản lý tài sản công Tư tưởng mua sắm tài sản công còn tổn tại trong tư tưởng “mua là được" Nên
có dự toán là tìm mọi cách mua bằng hết dự toán, dù rằng trong thực tế đôi khi
không sử dụng tới nguồn kinh phí này Do vậy, gây lãng phí Hoặc vượt mức quy
định của Nhà nước
1.5.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý tài sản công rút ra cho Thành
phố Hà Nội
Dựa trên những bài học thực tiễn về công tác quản lý TSC tại một số thành
phố ở Việt Nam, học viên rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý
TSC đối với Thành phố Hà Nội như sau:
Thứ nhất, chú trọng cải thiện hệ thống chính sách, quy chế về công tác quản
lý TSC Hệ thống chính sách là những quy định để xây dựng nên công tác quản lý
TSC Do vậy, để nâng cao được hiệu quả công tác quản lý TSC, cải thiện chính sách
là rất quan trọng, đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng TSC tại khu vực hành chính trong toàn quốc gia đi vào nề nếp, bảo đảm việc sử dụng TSC tại khu vực hành
chính đúng mục đích và có hiệu quả
Hệ thống chính sách quy chế quản lý TSC càng đầy đủ cụ thé thi việc quan
lý TSC sẽ thuận lợi, có hiệu quả hơn cũng như sẽ hạn chế được những sai phạm
trong việc quản lý và sử dụng Hệ thống các quy chế được thể chế thành các quy
Trang 40định chế độ một cách đầy đủ sẽ đảm bảo được việc điều tiết tổ chức quản lý TSNN phù hợp với mục tiêu nhà nước đã đề ra một cách có hiệu quả
Thứ hai, Nắm bắt cơ chế thị trường NSNN là nguồn chính cho sự hoạt động
của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên do cơ chế chính sách nhà nước ta vẫn còn
nhiều hạn chế Để đảm bảo được chất lượng công việc không bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố như trang thiết bị, cơ sở hạ tầng thiếu thốn TP nên chú trọng liên kết công- tư với các doanh nghiệp nhằm giảm sự phụ thuộc vào NSNN mà vẫn đảm bảo
được hiệu quả
Thứ ba, các cơ quan quản lý TSC phải được tổ chức phù hợp với mô hình quản lý, có năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và được phân định trách nhiệm rõ ràng Căn cứ cơ chế, chính sách quản lý TSC của Nhà nước, hoặc quy chế quản lý TSC của cơ quan, địa phương ban hành, hệ thống các cơ quan quản lý TSC tại các cơ quan nên được phân nhiệm vụ chỉ tiết, rõ ràng trong các quyết định Trách nhiệm của từng cơ quan, thủ trưởng các đơn vị cũng cần phải được quy định chỉ tiết