1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

20 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Tính Sáng Tạo Của Ý Thức Trong Hoạt Động Tình Nguyện Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Huy Hiệp, Phan Minh Hiếu, La Thị Huỳnh Hoa, Đặng Minh Hoàng, Đỗ Vũ Minh Hoàng, Lê Hoàng, Nguyễn Khắc Minh Hoàng, Trần Nguyễn Kim Hoàng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hương
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết học Mác Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 64,75 KB

Nội dung

Nó có thể phản ánh thế giới xung quanh, sự hình thành ngôn ngữ và lao động, thể hiện ý thức của con người về mọi thứ.. Và phương pháp để sinh viên có thể liên hiện tính sáng tạo của ý th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN – TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

HIỆN NAY LỚP L04 - Nhóm 05 - HK 241 Ngày nộp:

GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Minh Hương

Nguyễn Khắc Minh Hoàng 2311057

Trần Nguyễn Kim Hoàng 2311080

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM ST

T

Mã số

Nhiệm vụ được phân công Ký tên

Trang 2

1 2311009 Nguyễn Huy Hiệp Mở đầu, kết luận, tổng

hợp báo cáo

4 2311033 Đặng Minh Hoàng 1.1, 1.2.1

7 2311057 Nguyễn Khắc Minh Hoàng 2.2.2

8 2311080 Trần Nguyễn Kim Hoàng 1.2.2, 1.3

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1 Nguồn gốc của ý thức

1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên

1.1.2 Nguồn gốc xã hội

1.2 Bản chất của ý thức

1.2.1 Khái niệm về bản chất ý thức

1.2.2 Các tính chất

1.3 Kết cấu của ý thức

1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức

1.3.2 Các cấp độ của ý thức

Tiểu kết chương 1

Chương 2 : PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC

2.1 Khái quát về hoạt động tình nguyện của sinh viên hiện nay

2.1.1 Khái quát về hoạt động tình nguyện của sinh viên

2.1.2 Một số hoạt động tình nguyện tiêu biểu của sinh viên và ý nghĩa

2.2 Những kết quả và hạn chế trong hoạt động tình nguyện của sinh viên

2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động tình nguyện của sinh viên hiện nay

2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong các hoạt động tình nguyện sinh viên

2.3 Những giải pháp phát triển hoạt động tình nguyện của sinh viên trên cơ sở tính sáng tạo của ý thức

Tiểu kết chương 2

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ý thức hiện diện trong mọi hoạt động hàng ngày và có nhiều cách thể hiện khác nhau Nó có thể phản ánh thế giới xung quanh, sự hình thành ngôn ngữ và lao động, thể hiện ý thức của con người về mọi thứ Sự phát triển không ngừng nghỉ là cơ sở để

xã hội tiến bộ và giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển

và nhận thức của con người Trong đời sống xã hội, ý thức còn đóng vai trò không thể phủ nhận, ngoài việc là kim chỉ nam trong hoạt động thực tiễn nó còn là động lực của thực tiễn Ý thức giúp chúng ta nhận thức về bản thân, xác định giá trị và mục tiêu của cuộc sống Triết học Mác-Lênin ra đời với vai trò mang đến một thế giới quan toàn diện và đầy đủ với những khái niệm rất cụ thể và đúng đắn với bản chất nguồn gốc và kết cấu của ý thức

Trong thời đại hiện nay, sinh viên không chỉ dừng lại ở việc học tập và nghiên cứu khoa học mà còn phải tham gia các hoạt động bên ngoài, một phần việc giúp ích cho xã hội, phần lớn để sinh viên có thể phát triển và có định hướng đúng đắn cho bản thân Do đó nhiều hoạt động xã hội được khởi xướng, trong đó có những hoạt động thiện nguyện của các bạn sinh viên Trước sự đại trà của nhiều hoạt động thiện nguyện ngày nay, tính sáng tạo trong ý thức thể hiện của hoạt động là vô cùng quan trọng Và phương pháp để sinh viên có thể liên hiện tính sáng tạo của ý thức vào hoạt động tình nguyện cũng vô cùng cần thiết Nhận thức được tầm quan trọng của ý thức và sự sáng tạo của ý thức, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức và liên hệ về tính sáng tạo của ý thức trong tình nguyện sinh viên" làm chủ đề để nghiên cứu cho học phần Triết học Mác- Lênin

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Phân tích và làm rõ nguồn gốc, kết cấu, bản chất của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, và theo quan điểm của triết học Mác-Lênin

Tìm hiểu khái quát về thực trạng hoạt động tình nguyện sinh viên hiện nay, từ

đó tiến hành liên hệ, tìm hiểu tổng quan về thực trạng rồi rút ra được những mặt lợi thế, cũng như những mặt hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác thiện nguyện

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức: Nghiên cứu các yếu tố triết học, tâm lý học, và xã hội học ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ý thức, đặc biệt là trong bối cảnh sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện

Làm rõ kết cấu của ý thức: Xác định các thành phần cốt lõi của ý thức, như tri thức, cảm xúc, động cơ, giá trị, và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình tổ chức và tham gia hoạt động tình nguyện

Nghiên cứu vai trò của ý thức sáng tạo: Xem xét ý thức sáng tạo có vai trò gì trong việc định hình và phát triển các hình thức, phương pháp và mục tiêu của hoạt động tình nguyện, đồng thời đánh giá khả năng đổi mới và cải tiến của sinh viên trong bối cảnh này

Phân tích các yếu tố xã hội và cá nhân tác động đến ý thức của sinh viên: Xác định cách các yếu tố như gia đình, trường học, cộng đồng, và môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức và hành động tình nguyện của sinh viên

Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tình nguyện từ góc độ ý thức: Nghiên cứu cách mà ý thức, đặc biệt là sự sáng tạo, đóng góp vào hiệu quả và tác động tích cực của hoạt động tình nguyện đối với sinh viên và cộng đồng

Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức sáng tạo: Đưa ra các phương pháp và chương trình giáo dục nhằm phát triển ý thức và kỹ năng sáng tạo của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện

Trang 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, kết cấu, tính sáng tạo của ý thức

Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động sinh viên hiện nay

Phạm vi: các bạn sinh viên Việt Nam những năm gần đây

5 Phương pháp nghiên cứu

Biện chứng duy vật: Nghiên cứu cách tổ chức và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động tình nguyện của sinh viên, đồng thời xem xét các yếu tố vật chất

và xã hội tác động đến hoạt động này Phương pháp này giúp làm sáng tỏ cách mà hoạt động tình nguyện được tổ chức và phát triển

Thảo luận nhóm: Các thành viên thảo luận, chia sẻ ý kiến và quan điểm khác nhau về hoạt động tình nguyện sinh viên, từ đó đạt được sự hiểu biết chung về mục tiêu và phương pháp Thảo luận nhóm cũng giúp phân tích sâu hơn về các vấn đề phức tạp, mở ra những hướng đi mới và đề xuất giải pháp

Nghiên cứu tài liệu liên quan: Phương pháp này giúp làm sáng tỏ những vấn đề trong nghiên cứu, bổ sung thông tin nền tảng và các dữ liệu liên quan Qua đó, nâng cao độ tin cậy và tính chính xác của bài nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Tập trung vào việc thu thập và phân tích các ý kiến, quan điểm, cảm xúc và trải nghiệm của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện Phương pháp này sử dụng phỏng vấn, thảo luận nhóm, và quan sát để khám phá các khía cạnh cảm xúc và tương tác xã hội của người tham gia

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng dữ liệu thống kê và số liệu đo lường để đánh giá tần suất, mức độ và tác động của hoạt động tình nguyện Phương pháp này thường

áp dụng khảo sát, phân tích số liệu để cung cấp cái nhìn rõ ràng, khách quan và cụ thể

về hiệu quả của các hoạt động tình nguyện

6 Bố cục đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương, 06 tiểu tiết:

- Chương 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

Trang 7

- Chương 2: TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO

CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

PHẦN NỘI DUNG Chương 1:

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1 Nguồn gốc của ý thức:

Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về bản chất của con người và thế giới xung quanh nhưng tùy theo cách tiếp cận và lý giải về ý thức khác nhau mà

có những quan niệm rất khác nhau, là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường lối cơ bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật cho rằng ý thức là sản phẩm của vật chất, xuất phát từ thế giới vật chất bên ngoài, và được hình thành thông qua tương tác với thế giới vật chất Đối lập với đó, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là yếu tố cơ bản, tồn tại độc lập và có ảnh hưởng đến thế giới vật chất

Sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không chỉ là tranh luận về bản chất của ý thức mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về thế giới, về con người và về mục tiêu của triết học Sự phân biệt này cũng mở ra không gian cho sự đa dạng và sáng tạo trong triết học, khi các trường phái triết học khác nhau có thể xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu riêng dựa trên quan điểm về ý thức của mình

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: C Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất chuyển vào trong đầu

óc con người và được cải thiện đi ở trong đó” 1 Dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học - thần kinh hiện đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Trang 8

1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên

Thứ nhất, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người Bộ óc người có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp khoảng

14-15 tỷ tế bào thần kinh, nhiều nếp nhăn Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây thần kinh liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ, hình thành những phản xạ có điều kiện và không có điều kiện, điều khiển các hoạt động của cơ thể trong quan hệ và thế giới bên ngoài Ý thức là chức năng của

bộ óc người hoạt động bình thường Sinh lý và ý thức là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin

Thứ hai, sự tác động của thế giới khách quan lên bộ não người tạo nên quá trình phản ánh năng động, sáng tạo Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng

Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác động

Các cấp độ phản ánh gồm có:

Phản ánh vật lý, hóa học mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn, trình độ phản ánh này có ở giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản

Ví dụ: Khi để thanh sắt vào axit, thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị ăn mòn dẫn đến thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý - hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất;

Phản ánh sinh học: Phản ánh sinh học trong các cơ thể sống có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể sống thích nghi với môi trường để tồn tại Trình độ phản ánh này ở giới tự nhiên hữu sinh gắn với kết cấu vật chất phức tạp

Ví dụ: Ở thế giới thực vật, là sự kích thích cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trưởng và phát triển của cây, những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai, giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt

Trang 9

Ví dụ: Ở động vật chưa có hệ thần kinh trung ương là phản xạ không có điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống Con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi ở những môi trường khác nhau

Phản ánh tâm lý có ở động vật đã có hệ thần kinh trung ương Tuy nhiên, tâm lý động vật chưa phải là ý thức, mà đó vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản năng của các loại động vật bậc cao, xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên, trực tiếp của cơ thể động vật chi phối

Ví dụ: Quan sát loài voi, khi có một con bị chết, cả đàn sẽ quay quần lại, kêu la thảm thiết

Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất, phản ánh mang tính năng động, sáng tạo của thế giới vật chất

Sự phản ánh này có tính chủ động, lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin

Ví dụ: Tác phẩm kinh điển Tây Du Kí là một tác phẩm hư cấu nhưng được viết dựa trên một câu chuyện có thật Câu chuyện kể về một vị sư đã trải qua một quãng đường rất dài và đầy gian nan để lấy cuốn kinh về truyền dạy cho người trong quốc gia Đây là một ý thức có sự liên kết, tưởng tượng, so sánh, gán ghép các hệ thống vật chất khác nhau từ đó hình thành sự sáng tạo và tạo nên những nhân vật cùng với các tình tiết hư cấu Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người

có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Tuy vậy, sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức Hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức, C Mác và Ph Ăngghen khẳng định: “Con người cũng có cả “ý thức” nữa Song đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức “thuần túy” Do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” 2 Sự hình thành, phát triển của ý thức là một quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Trang 10

1.1.2 Nguồn gốc xã hội

Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có những ý nghĩa đặc biệt Ph, Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức:

“Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người”

Thứ nhất, lao động là quá trình mà con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng theo những nhu cầu và mục đích của con người Trong quá trình lao động, con người phải nhận thức về thế giới khách quan, liên tục sáng tạo và sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, bản chất, kết cấu,… Từ đó, con người ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới, cải biến và nâng cao trình độ của các giác quan trong quá trình nhận biết để nhận biết sự vật được chính xác, nhanh nhạy hơn Lao động đã làm thay đổi cơ thể con người, làm cho bộ óc con người ngày càng phát triển Đồng thời, cũng

đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội, xuất hiện nhu cầu về ngôn ngữ

Ví dụ: Từ xa xưa, khi con người lao động đã tạo ra các vật dụng như dao, liềm

để có thể phát triển từ thời kì săn bắt - hái lượm sang thời kì nông nghiệp nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống Qua thời gian, quá trình lao động đã đem lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại, con người đã làm ra nhiều loại công cụ phục vụ cho đời sống điển hình là sự ra đời của máy hơi nước nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII Đó được coi là cuộc cách mạng công nghệ 1.0, là tiền đề để có được cuộc cách mạng 4.0 như bây giờ, tất cả đều là nhờ lao động của con người

Thứ hai, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Ngôn ngữ xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội-lịch sử Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy Nhờ ngôn ngữ, con người có thể khái quát, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính; có ngôn ngữ để có thể giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong

Ngày đăng: 26/10/2024, 06:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w