Đề tài "Vận dụng kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng" nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về Kế toán quản trị tại các đơn vị Y tế thuộc hệ dự phòng; thực trạng công tác kế toán tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng; vận dụng kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
TRUONG DAI HQC DUY TÂN
MAI THỊ XUÂN BÌNH
VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI
TAI TRUNG TAM Y TE DU PHONG
THANH PHO DA NANG
2018 | PDF | 104 Pages buihuuhanh@gmail.com LUAN VAN THAC SI KE TOAN
DA NANG - NAM 2018
Trang 2
MAI THỊ XUÂN BÌNH
VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI
TAI TRUNG TAM Y TE DU PHONG
THANH PHO DA NANG
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các só liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Mai Thị Xuân Bình
Trang 4MỞ ĐẦU
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu của luận văn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 LY LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRI TAI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ THUỘC HỆ DỰ PHÒNG
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TRI
1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị
1.1.2 Lịch sử phát triển của kế toán quản trị
Wau
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị
1.1.4 Vai trò của kế toán quản trị 10
1.2.1 Đặc điểm của các đơn vị y tế thuộc Hệ dự phòng "1
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị y tế thuộc Hệ dự phòng 11
1.2.3 Đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng 12 1.3 KE TOAN QUAN TRI TRONG CAC DON VI Y TE THUOC HE DU
1.3.1 Sự cần thiết vận dụng kế toán quản trị vào các đơn vị y tế thuộc hệ
1.3.2 Kế toán quản trị trong việc lập dự toán 15
1.3.3 Vận dụng kế toán trong việc kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán 19 1.3.4 Vận dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định 23
Trang 5TRUNG TAM Y TE DU PHONG THANH PHO DA NAN „26
2.1 TONG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG THÀNH PHÔ ĐÀ
2.1.3 Cơ cầu tô chức và lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Y tế dự
2.2.2 Kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện dự toán 56
2.2.3 Cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 59
2.3 ĐÁNH GIA THUC TRANG KE TOAN QUAN TRI TAI TRUNG TAM
Y TE DU PHONG DA NANG 62
CHƯƠNG 3 VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI TAI TRUNG TAM Y
3.1 TINH TAT YEU VA YEU CAU VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI DOI VOI TRUNG TAM Y TE DU PHONG THANH PHO DA NANG 66 3.2 CAC GIAI PHAP HOAN THIEN VIEC VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI TAI TRUNG TAM Y TE DỰ PHONG DA NANG 67
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán theo yêu cầu của kế toán quản trị 67
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát, đánh giá phân tích chỉ 70 3.2.3 Cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định 73
Trang 6
TRI TAI TRUNG TAM Y TE DU PHONG TP DA NANG 80
3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng, 80
3.3.2 Đối với Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng 80
Trang 7Từ viết tắt Dién giải
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CCVC : Công chức viên chức CTMT : Chương trình mục tiêu
Trang 8
2.2 | Dự toán thu dịch vụ, phí, lệ phí năm 2015-2017 45
2.4 | Dự toán chỉ về hàng hoá dịch vụ năm 2016 49 2s | Dự toán chỉ chỉ mua sắm, sửa chữa tài sản cô định năm | „¡
2016
2.7 _ | Dự toán chỉ hoạt động Phòng chỗng Sốt rét năm 2016 3
ag | Kết quả thực hiện nguồn thu cia Trung tim giai doan 2013 |
~2017
Các khoản chỉ NS thường xuyên của Trung tâm giai đoạn
3.1 | Dự toán chỉ thường xuyên theo quý năm 2017 69
ạa, |Chí phí xét nghiệm khám sức khỏe Công ty TNHH[ _„„ SINARAN Việt Nam năm 2016
Trang 9
2.1 [Sơ đỗ tô chức Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng 31
Sơ đỗ bộ máy kế toán tại Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà
2.3 [Trình tự ghi số kế toán theo hình thức Chứng từ ghi số 40
Trang 10
1 Tính cấp thiết của đề
Kế toán có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát
hoạt động kinh tế tài chính Tuy nhiên, để kế toán phát huy toàn diện chức
năng thông tin và chức năng kiểm tra thì cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh bao gồm cả hai phần là kế toán tài chính và kế toán quản trị
Trong đó kế toán tài chính phản ánh thông tin xây ra trong quá khứ mang tính
chất khách quan Thông tin do kế toán quản trị cung cấp mang tính linh hoạt,
phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo, có thể phục vụ cho việc đánh
giá và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu đã được xác lập Vì
vậy, việc xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh trong đó đề cao vai trò của kế toán quản trị là một vấn đề quan trọng cho mọi đơn vị kế toán
Với xu thế ngày càng phát triển như hiện nay, Việt Nam đang đưa ra
những giải pháp để cải cách tai chính, trong đó có Nghị định 16/2015/ND_CP
có hiệu lực từ ngày 06/04/2015, nghị định này quy định các nguyên tắc, quy
định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực:
Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự
nghiệp khác, đồng thời Nghị định này ban hành đưa ra rõ lộ trình tính giá dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước buộc các đơn vị sự nghiệp có thu phải tự chủ kinh tế đặc biệt là các đơn vị sử nghiệp có thu như
Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng thì việc điều chỉnh quản lý các họat động,
thu chỉ một cách hợp lý trong thời gian cải cách các hoạt động của đơn vị sao cho phù hợp với Nghị định 16/2015/ND-CP là một điều còn rất khó khăn và
nan giải Vì vậy muốn chủ động kiểm soát thu chỉ hiện tại, chúng ta cần đưa
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính Tuy nhiên việc vận
dụng kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng còn có nhiều vấn
Trang 11phố Đà Nẵng” tác giả mong muốn góp phần tăng tính hiệu quả trong việc
quan ly tai chính tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng nói riêng và các đơn
vị y tế thuộc hệ dự phòng nói chung,
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp công
tác quản lý tải chính tại Trung tâm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kế toán quản trị được vận dụng cho Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng
- Pham vi nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự
phòng Đà Nẵng trong năm 2015-2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp so sánh,
phân tích số liệu qua các năm tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng với dữ liệu thứ cấp thu thập từ Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng Ngoài ra, luận
văn còn kế thừa các kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được từ các tài liệu, công,
trình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến đề tài
§ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về Kế toán quản trị tại các đơn vị Y tế thuộc
Trang 12Nẵng
Chương 3: Vận dụng kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kế toán quản trị ngày càng có vai trò quan trọng trong các tổ chức dù là
các công ty doanh nghiệp tư nhân hay các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
bởi vì bất cứ tổ chức nào cũng phải cần thông tin thích hợp do kế toán quản trị
cung cấp trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra kiểm soát và ra quyết định Việc nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự
nghiệp có thu cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là
trường học Trong đó có thẻ kế đến:
Đầu tiên có thể kể đến đó là đề tài : “Vận dụng kế toán quản trị vào các
trường chuyên nghiệp” của tác giả Dương Thị Cảm Vân (2007) được nghiên
cứu và bảo vệ đề tài tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chi Minh Đề tài này
tác giả đã đánh giá thực trạng kế toán tại các trường chuyên nghiệp (các
trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng), các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị, nội dung và giải pháp vận dụng kế toán quản
trị tại các trường chuyên nghiệp trên địa bản tỉnh An Giang và các tỉnh lân
cận Để tài đã chỉ rõ được những hạn chế của hệ thống kế toán tại một số
trường chuyên nghiệp Từ đó, tác giả cho thấy cũng có một vài biểu hiện của
kế toán quản trị như tiến hành lập dự toán, xây dựng định mức chỉ phí và
phân tích quyết toán, Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ đánh giá một cách chung chung công tác kế toán của các Trường chuyên nghiệp, không có một
đại diện cụ thể nào, do vậy việc vận dụng KTQT đối với các Trường chuyên
nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ mới dừng lại ở việc chỉ ra
Trang 13lý luận về kế toán quản trị theo quan điểm phát triển kết hợp xem xét tình hình thực tiễn kế toán tại các đơn vị trường chuyên nghiệp để ứng dụng lý
luận vào thực tiễn
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2008) với đề tài: “Vận dụng kế
toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng" được nghiên
cứu và bảo ‘i tai Đại học Đà Nẵng Đề tài này, tác giả đã đánh giá được
tính thực tiễn về vận dụng kế toán quản trị đối với các trường đại học theo quy chế tài chính mới, nhận diện biểu hiện của việc vận dụng kế toán quản trị
và đưa ra hướng vận dụng kế toán quản trị trong Trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Đà Nẵng Đề tài đã nêu rõ được những biểu hiện của kế toán quản trị
tại Trường Đại học Ngoại ngữ để từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện một
nội dung kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho đơn
vị Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu tổng kết lý luận, phương pháp phân tích - tông hợp, phương pháp mô tả
so sánh để làm rõ các vấn đề về lý luận, thực trạng và định hướng vận dụng
kế toán quản trị trong Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Một đề tài nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải năm 2013
có đề tài “Vận dụng công tác kế toán quản trị tại trường Cao Đảng Điện Lực
Miền Trung” Đề tài này tác giả đã đưa ra những nội dung kế toán quản trị phù hợp có thể áp dụng đối với trường cao đẳng công lập, đánh giá những
biểu hiện của việc vận dụng kế toán quản trị tại trường cao đẳng điện lực
Miền Trung và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị tai Trường Cao Đẳng Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả phương pháp phân tích, tông hợp, so sánh, hệ thống đề khái quát những vấn đề lý luận về kế toán
trị và tiến hành nghiên cứu trực tiếp tại Trường Cao đăng Điện lực miền
Trang 14nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào việc nhìn nhận thực trạng công tác kế toán tại
đơn vị để từ đó đưa ra giải pháp tô chức thực hiện kế toán quản trị Để nang
cao khả năng vận dụng kế toán quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
trong giai đoạn mở cửa hội nhập, cạnh tranh việc nghiên cứu vận dụng kế
toán quản trị tại Trường Cao ding Điện Lực nhằm khẳng định thêm tính thiết
thực của công tác kế toán này, qua đó cũng giúp nhà quản lý chủ động trong
công tác tài chính, có những quyết định mau chóng, kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng sản phâm đào tạo và khả năng cạnh tranh
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Trần Thanh Mỹ, năm
2012, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia Luận văn mô tả thực trạng tài chính trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2011 và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại
BV Da khoa Thanh phó Buôn Ma Thuột Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại BV Đa khoa Thành phố Buôn
Ma Thuột, đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và khai thác tiềm năng của
bệnh viện Luận văn đưa ra được những đề xuất dé phat triển bệnh viện như: xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chỉ tiêu nội bộ hợp lý; nang
cao hiệu quả công tác tài chính - kế toán của BV Đa khoa thành phố Buôn Ma
Thuột; xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần
trách nhiệm, có nghiệp vụ cao; tận dụng các tiện ích của công nghệ ngân hàng
hiện đại ứng dụng vào công tác kế toán; rà soát sắp xếp lại cơ cấu các khỏan
chỉ theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Một nghiên cứu khác liên quan tới công tác kế toán tại bệnh viện là
“Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam —
Trang 15những giải pháp bổ sung, hoàn thiện công tác tài chính tại Bệnh đơn vị, nang cao hiệu quả hoạt động, khắc phục những hạn chế tồn tại trong công tác quản
lý, hướng đến việc nâng cao năng lực quản lý, sử dụng được nguồn kinh phí
một cách hiệu quả, tránh được thất thoát
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Thị Như Minh, năm 2014 được nghiên cứu và
bảo vệ đề tài tại Đại học Đà Nẵng Luận văn đã nêu lên được những bắt cập
trong công tác tài chính kế toán và từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác kế toán tại Bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ hiện nay
Luận văn thạc sỹ “Vận dụng kế toán quản trị tại Đại học Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, năm 2012 Luận văn đã nêu được những tồn tại
trong quá trình vận dụng kế toán quản trị từ đó đánh giá những ưu điểm,
nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại khi vận dụng kế toán quản trị
Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào nhắc đến việc vận dụng công tác
kế toán quản trị trong hoạt động tài chính tại các đơn vị Y tế dự phòng, và đây
là một thiếu sót bởi KTQT giúp cho lãnh đạo đơn vị có cái nhìn mới trong cách quản lý, KTQT đưa ra những thông tin hữu ích giúp nhà quản lý lập kế hoạch và quản lý đơn vị một cách dễ dàng hơn
Tuy nhiên, việc nghiên cứu vận dụng KTQT trong các đơn vị dự phòng
còn nhiều hạn chế Đó chính là lý do đề tài này được thực hiện
Trang 16CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ THUỘC HỆ DỰ PHÒNG
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TRI
1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị:
Theo Luật Kế toán Việt nam, Kế toán quản trị “là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,
ài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.” [15, tr.9]
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một
quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin
thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ” [5, tr.13]
Theo Kaplan và Atkinson thì “Kế toán quản trị là hệ thống kế toán cung, cấp thông tin cho những nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và kiểm soát
hoạt động của đơn vị Hoạt động của kế toán quản trị bao gồm việc thu thập,
sắp xếp, phân loại, xử lý phân tích và báo cáo thông tin cho các nhà quản trị Không như thông tin do kế toán tài chính cung cấp cho những người sử dụng bên ngoài đơn vị như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp và cơ quan thuế, thông, tin kế toán quản trị giúp cho việc ra quyết định trong nội bộ don vi” [16, tr.1]
Tóm lại, tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, có thể có những định
nghĩa khác nhau về kế toán quản trị Tuy nhiên sự khác nhau là không nhiều
Các định nghĩa trên đều nhìn nhận kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán, có nhiệm vụ tổ chức thông tin kế
Trang 17Có thể nói, nhìn từ góc độ phục vụ cho việc quản lý và ra quyết định thì kế toán quản trị là công việc ghi chép, thu thập, đo lường, phân tích và xử lý các
thông tin kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp
trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh
1.1.2 Lịch sử phát triển của kế toán quản trị
Lịch sử phát triển của kế toán quản trị được chia làm 4 giai đoạn như
sau:
-Giai đoạn 1 (Trước năm 1950): Trong giai đoạn này, kế toán quản trị
được xem như là một hoạt động kế toán cần thiết nhằm đạt đươc mục tiêu của
tổ chức
- Giai đoạn 2 (Vào những năm 1960): Sử dụng các phương pháp như
phân tích ra quyết định, kế toán trách nhiệm quản lý
- Giai đoạn 3 (Vào những năm 1980): Tập trung vào việc giảm thiểu
hao phí nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng kỹ
thuật phân tích quá trình quản lý chỉ phí
- Giai đoạn 4 (Vào những năm 1990): sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
công nghệ thông tin, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố
tạo nên giá trị cho khách hàng và tô chức, có thể nói từ giai đoạn 3 trở đi, kế toán quản trị được xem là một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý vì tất
cả những nhà quản trị đều có thể trực tiếp tiếp cận với thông tin
Trong từng giai đoạn cả quá trình phát triển thể hiện sự thích nghỉ với
những điều kiện mới đặt ra cho tổ chức, thể hiện bằng sự hoà nhập, kết cấu
lãi Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, trong đó cái cũ được
kết cấu lại để phù hợp với cái mới
Hiển nhiên, sự phát triển của kế toán quản trị sẽ được liên tục tiếp diễn.
Trang 18thống ngày càng hoàn thiện và phát huy được hiệu quả trong điều kiện môi
trường hoạt động luôn thay đổi
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quần trị
- Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định quản trị có trọng tâm, giúp lãnh đạo có thể tham gia vào quá trình quản trị và điều hành hoạt động Thông qua nhiệm vụ của mình, Kế toán quản
ng đạt được các mục tiêu sau:
+ Biết được các thành phần chỉ phí, tính toán, tổng hợp chỉ phí sản xuất,
giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ
+ Xây dựng các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động + Kiểm soát quá trình thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch
+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế
toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ Muốn vậy kế toán phải sử dụng hệ thống các chứng từ và số sách để ghi chép một cách có hệ thống hoạt
động kinh doanh hàng ngày
+ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo
cáo kế toán quản trị
+ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Trang 191.1.4 Vai trò của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện những mục tiêu
thông qua việc phân tích chỉ phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện quá
trình hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để
họat động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
~ Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến
việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoạt động, kiểm tra kiểm soát và đưa ra
quyết định
- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế họach: Việc lập kế hoạch trong,
một tổ chức phụ thuộc vào 2 yếu tố là mục tiêu họat động của tô chức và dự
toán ngân sách Do đó kế toán quản trị phải cung cấp thông tin liên quan đến
từng họat động về chỉ phí, doanh thu, hiệu quả công việc cho nhà quản trị để
lập kế hoạch trong tương lai nhằm phát triển tổ chức
- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động: Để thực
hiện vai trò này, nhà quản trị cần một lượng rất lớn thông tin, đặc biệt là
những thông tin phát sinh hằng ngày để kịp thời điều chỉnh, tổ chức hoạt động Kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin, sắp xếp thông, tin phù hợp cho từng tình huống khác nhau để các nhà quản trị xem xét ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình điều hành hoạt động
- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: Để giúp các nhà quản trị có
thé kiểm soát được hoạt động, kế toán quản trị sẽ cung cấp những báo cáo thực hiện thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch đã được lập,
qua đó phát hiện những khâu, những chỗ chưa đạt được của quá trình thực
hiện các kế hoạch cũng như những chỉ tiêu chưa hợp lý trong kế hoạch đã lập,
từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong kế hoạch và trong quá trình thực
hiện kế hoạch
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Thông tin kế toán
Trang 20thường là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà quản trị Nó là
nguồn tin mang tính chính xác cao, thật kịp thời, thật chỉ tiết, thật đầy đủ hữu
ích nhất không chỉ trong quá khứ mà còn ở cả hiện tại và tương lai.Những
thông tin này phần lớn được cung cấp từ Kế toán quản trị để cho nhà quản trị
ra các quyết định thích hợp
- Mối liên hệ của các chức năng như sau: cung cấp thông tin cho việc lên
kế hoạch, cung cấp thông tin cho tổ chức điều hành hoạt động, cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, cung cấp thông tin cho quá trình đưa ra quyết định
1.2 ĐẶC ĐIÊM HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ Y TE DỰ PHÒNG
1.2.1 Đặc điểm của các đơn vị y tế thuộc Hệ dự phòng
~ Là một đơn vị sự nghiệp có thu do cơ quan thầm quyền của nhà nước thành lập ra được cấp kinh phi va tai san dé thực hiện các chức năng do nhà
nước để ra, đồng thời đơn vị còn tự tạo được nguồn thu thông qua nguồn thu
phí, lệ phí, thu dịch vụ
- Là một đơn vị có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính
kế toán theo chế độ Nhà nước quy định;
~ Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng để ký gửi các khoản thu, chỉ tài chính
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị y tế thuộc Hệ dự phòng
Thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng, bao gồm:
phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh xã hội;
phòng, chống bệnh không lây nhiễm; sức khỏe trường học; dinh dưỡng cộng
đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và nang
cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; xét
nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học trong xét nghiệm; quản
lý nhà nước các dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực y tế dự phòng,
Trang 211.2.3 Đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng
Đặc điểm hoạt động của các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng là việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội do Sở Y tế và Bộ Y tế giao
phó Để hoàn thành nhiệm vụ trên đòi hỏi các đơn vị phải bảo đảm được
nguồn kinh phí hoạt động của mình và công tác thu, chỉ ngân sách là yếu tố góp phần tạo nên nguồn kinh phí đề hoạt động Theo cơ chế quản lý tài chính
hiện nay, đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng,
được thể hiện như sau:
- Nguồn tài chính bao gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn
thu từ dịch vụ; nguồn thu phí, lệ phi
~ Nội dung chỉ của các đơn vị sự nghiệp có thu
+ Chỉ thường xuyên
+ Chỉ không thường xuyên
- Các đơn vị Y tế dự phòng được phân thành nhiều loại hình tự chủ khác
nhau Tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị, hàng năm sau khi hạch toán đầy đủ các
khoản chỉ phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có)
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ hoạt động thường xuyên, đơn
vị được sử dụng theo trình tự như sau:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên
ˆ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Y Trich lập Quỹ bổ sung thu nhập: tối đa không quá 3 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
*⁄ Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3
tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
Y Trich lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ còn lại (nếu có) sau khi đã trích
Trang 22Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2
tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phan chênh lệch thu lớn hơn chỉ còn lại (nếu có) sau khi đã trích
lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một
lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn
vị được quyết định sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quy bé
sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có)
với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chỉ thường
Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích lập Quỹ bỗ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
Trích lập Quỹ khen thưởng và Quy phúc lợi tối đa không quá 01
tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
Trang 23*⁄ Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
+⁄ Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một
lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn
vị được quyết định mức trích vào các quỹ cho phù hợp theo quy
chế chỉ tiêu
bộ của đơn vị
- Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán
thu, chỉ ngân sách nhà nước được các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng, dẫn luật
1.3 KE TOAN QUAN TRI TRONG CAC DON VI Y TẾ THUỘC HỆ
DU PHONG
1.3.1 Sự cẦn thiết vận dụng kế toán quản trị vào các đơn vị y tế
thuộc hệ dự phòng
Kế toán quản trị cần được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi
lĩnh vực kinh doanh, kế cả các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng hay bất kỳ đơn
vị sự nghiệp có thu nào bởi vì bất cứ một tổ chức nào dù mục đích của họ là lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng đều phải tiến hành các hoạt động nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng Mọi tô chức sẽ không tồn tại lâu dài
nếu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng nên các tổ chức đều mong
muốn tối thiêu hóa chỉ phí đầu vào và tối đa hóa kết quả đầu ra để đạt được hiệu quả cao nhất
Với cơ chế quản lý tải chính mà nhà nước mới ban hành như hiện nay là việc tự chủ tài chính theo nghị định 16/2015/ND-CP buộc các đơn vị dự
phòng phải đưa ra các phương pháp đề hoạt động có hiệu quả các nguồn lực
hiện có đồng thời phát triển thêm các dịch vụ mới đề tạo thêm nguồn thu Các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng phải hoạch định, kiểm soát chỉ phí, đánh giá trách nhiệm cá nhân, đánh giá việc hoàn thành mục tiêu đề ra và ra các quyết
Trang 24định thích hợp Hơn nữa, trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa hội nhập, ngày
càng nhiều đơn vị tư nhân được mở ra đề phục vụ khách hàng do đó càng làm gia tăng sự cạnh tranh đã và đang diễn ra trong lĩnh vực y tế Vì vậy để thu
hút người dân và các nguồn tài trợ buộc các nhà quản lý phải xây dựng được thương hiệu riêng cho đơn vị của mình, nghĩa là chất lượng phục vụ khách hàng phải ngày càng tăng cao đạt chất lượng toàn diện, chứng tỏ được khả năng quản lý thật sự hiệu quả
Như vậy, có thể nói việc vận dụng kế toán quản trị vào các đơn vị y tế
thuộc hệ dự phòng với những nội dung phù hợp trong bối cảnh hiện nay là một tí
u khách quan Mặc dù việc vận dụng diễn ra có phần chậm hon so
với lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì y tế không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng,
nó vẫn phải diễn ra cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay
Với công cụ KTQT sẽ giúp các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng về:
- Dự toán nguồn thu và chỉ hoạt động của các đơn vị
~ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện so với dự toán
- Cung cấp thông tin thích hợp dé lãnh đạo các đơn vị có những quyết
định mang lại hiệu quả tài chính cao
Với những công cụ này việc vận dụng KTQT vào hoạt động của các
đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập
như hiện nay
1.3.2 Kế toán quản trị trong việc lập dự toán
Dự toán là cách diễn đạt về lượng hóa các mục tiêu của quản lý và là một
công cụ được dùng để phân tích quá trình hướng đến các mục tiêu kế hoạch
đó Một bảng dự toán hiệu quả phải gắn chặt với chức năng quản trị
Ví dụ: Việc lập dự toán đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận bán hàng,
sản xuất và mua hàng Trưởng bộ phận bán hàng cung cấp dự báo về doanh số cho giám đốc sản xuất, giám đốc sản xuất dựa vào đó để ước tính số sản phẩm
Trang 25cần sản xuất để đáp ứng cho việc bán hàng Với sản lượng sản xuất ước tính,
bộ phận mua hàng dự tính lượng và giá trị các loại nguồn lực cần thiết để đáp
ứng nhu cầu sản xuất Dự báo về doanh số bán còn giúp cho nhà quản lý ước
tính được các khoản chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán là công cụ quan trọng cho việc hoạch định và kiểm soát Thông
qua dự toán, nhà quản trị tiến hành đánh giá tình hình thu, chỉ dựa theo kế hoạch và thực tế đạt được trong phạm vi ngân sách đã dự toán, thấy được
những thay đổi so với dự toán
Trong hoạt động của các đơn vị dự phòng, dự toán có các tác dụng sau:
- Là cơ sở đề được xét duyệt và cấp kinh phí hoạt động hàng năm
- Là cơ sở để tổ chức, xây dựng bộ máy biên chế, tính toán cụ thê chế độ đãi ngộ đối với CCVC
- Là cơ sở để tính toán đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu phục vụ khách hàng
Cách tiến hành lập dự toán:
a Dự toán nguôn thu sự nghiệp
Dự toán các khoản thu sự nghiệp được lập đầu tiên và là căn cứ để xây
dựng các dự toán khác
Dự toán các khoản thu sự nghiệp là một hoạt động rất quan trọng đối với
các các đơn vị dự phòng, song theo nghị định 16/2015/NĐ-CP buộc các đơn
vị phải chủ động hơn cho trong việc chỉ tiêu, giảm dần sự phụ thuộc vào
nguồn thu NSNN Dự toán này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và
đúng quy định của Luật ngân sách
Dự toán thu phí, lệ phí: Dự toán thu phí, lệ phí được tính dựa vào số
lượng khách hàng năm trước đề làm kế hoạch lập dự toán cho năm nay
Đối với các khoản thu này thì căn cứ vào nhu cầu tài chính của đơn vị,
căn cứ vào chỉ phí bỏ ra và dựa vào quy định của nhà nước để xây dựng dự
Trang 26toán với các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi
phí và có tích lũy
b, Dự toán chỉ sự nghiệp
- Dự toán chỉ hoạt động thường xuyên của đơn vị: theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thâm quyền giao và chỉ các hoạt động sự nghiệp Dự
toán chỉ bao gồm chỉ từ ngân sách nhà nước và chỉ từ nguồn thu dịch vụ và
nguồn thu phí, lệ phí được để lại
+ Dự toán chỉ thanh toán cá nhân được xây dựng dựa vào số lượng cán
bộ CNV hiện có, các dự toán còn lại được xây dựng chủ yếu vào số thực hiện
của năm trước và nhu cầu cụ thể của năm dự toán
+ Dự toán nhóm chỉ cho con người (nhóm thanh toán cá nhân): bao gồm
các khoản chỉ về lương, phụ cấp về lương (được tính theo chế độ hiện hành,
kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp),
tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động,
cho y bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của đơn vị
+ Dự toán nhóm chỉ về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm các khoản chỉ: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, đoàn ra, đoàn
vào, xăng xe, chỉ mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác chuyên môn; trang
thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế Nhóm này nhằm duy trì sự
hoạt động của bộ máy quản lý của đơn vị và phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của đơn vị
+ Dự toán nhóm các khoản chỉ khác: Bao gồm chỉ các khoản lệ phí cầu đường, sân bay, bến bãi, bảo hiểm phương tiện, chỉ phí tiếp khách, chỉ lập
quỹ bổ sung thu nhập, chỉ lập quỹ phúc lợi, khen thưởng, chỉ lập quỹ phát
triển sự nghiệp và các chỉ phí khác
Trang 27+ Dự toán nhóm chỉ hỗ trợ vốn cho đơn vị, các quỹ và đầu tư vào tài sản: Bao gồm chỉ mua sắm, sửa chữa tài sản Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản có định dùng cho hoạt
môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm,
trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản có định đã
xuống cấp
+ Chỉ hoạt động chuyên môn quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao
và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động
chuyên môn, chỉ quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chỉ do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định
- Dự toán chỉ hoạt động không thường xuyên: Đơn vị chỉ theo quy định của Luật NSNN và pháp luật hiện hành với từng nguồn kinh phí như: chỉ các khoản sửa chữa phát sinh đột xuất, chỉ thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ, chỉ dự án .Đối với chỉ hoạt động không thường xuyên này, các đơn vị lập kế hoạch chỉ theo đúng nội dung mục chỉ được Nhà nước giao
dự toán
e Dự toán kết quả hoạt động tài chính
Dự toán kết quả hoạt động tài chính là phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ
giữa tổng dự toán thu và tổng dự toán chỉ của đơn vị Đây là phần dôi ra để
trích lập 4 quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỳ phúc lợi, Quỹ khen
thưởng, Quy bé sung thu nhập
d Dự toán phân phối kết quả hoạt động tài chính
Được xây dựng sau khi đã có dự toán kết quả hoạt động tài chính thu lớn
hơn chỉ Dự toán phân phối kết quả hoạt động tài chính được xây dựng và sử
dụng tuỳ theo mỗi loại hình đơn vị và được thực hiện theo nghị định 16/2015/NĐ-CP Các quỹ được sử dụng như sau:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
Trang 28mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự
nghiệp; chi áp dụng tiền bộ khoa học kỹ thuật công ng]
đảo tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với đơn vị được
giao vốn theo quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chỉ khác (nếu có)
- Quỹ bổ sung thu nhập: Dé chi bé sung thu nhập cho người lao động
trong năm và dự phòng chỉ bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau
trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm
Việc chỉ bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực
hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác Hệ
thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa
không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao
động trong đơn vi
- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt
động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế
chỉ tiêu nội bộ của đơn vị
- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chỉ cho
các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó
khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mắt sức;
chỉ thêm cho người lao động thực hiện tỉnh giản biên chế
'Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chỉ tiêu
nội bộ của đơn vị
1.3.3 Vận dụng kế toán trong việc kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán 'Vận dụng kế toán quản trị kiểm tra bằng cách tiến hành so sánh kết quả
Trang 29thực hiện với dự toán được lập Thông qua kết quả so sánh đó cho thấy sự
khác nhau giữa thực hiện và dự toán để từ đó nhà quản trị chủ động có biện
pháp để điều chỉnh kịp thời, tránh rơi vào tình trạng dư thừa dẫn đến lăng phí
hay bị thiếu hụt kinh phí
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu - chỉ tài chính nhằm đạt các mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra Về mặt thủ tục nó là kiểm tra giữa thu, chỉ thực tế với thu, chỉ dự toán để đánh giá, xem xét tiến độ cũng như có
cơ sở lập dự toán cho kỳ đến
a Kiểm tra công tác thu
Hàng năm các đơn vị xây dựng kế hoạch thu tài chính của từng nguồn
kinh phí: NSNN, nguồn dịch vụ, nguồn thu phí lệ phí Kế hoạch tài chính này được xây dựng dựa vào tình hình thu thực tế của năm trước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm sau
Sau khi được cơ quan chủ quản giao kế hoạch thu chỉ tài chính, Các
đơn vị triển khai tổ chức thực hiện việc thu tài chính của đơn vị làm sao thu
đúng, thu đủ theo pháp luật của nhà nước, cụ thể:
Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước:
+ Nguồn kinh phí thường xuyên Nhà quản lý nhận dự toán giao hàng
năm của cơ quan chủ quản về việc chỉ tiền lương và các hoạt động chuyên
môn của đơn vị;
+ Nguồn kinh phí không thường xuyên: nguồn kinh phí này được cấp
chỉ tiết theo từng danh mục mua sắm, sửa chữa, chống dịch mà đơn vị đã xây dựng dự toán đầu năm, số kinh phí mà đơn vị đề xuất sẽ được cơ quan chủ
quản cân đối trong phần ngân sách của thành phố đề cấp cho đơn vị Đơn vị
căn cứ trên từng danh mục cụ thể đề triển khai thực hiện
Nguồn thu phí, lệ phí: Các đơn vị sẽ thực hiện thu đúng, thu đủ các
Trang 30nguồn thu phí, lệ phí theo thông tư 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của
Bộ tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ
sở y tế công lập
Nguồn thu dịch vụ: mức thu các dịch vụ như tiêm chủng được thực hiện theo Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 và Thông tư 233/2016/TT- BTC ngày 11/11/2016 của Bộ tài chính
Đến khoảng cuối quý II các đơn vị thuộ:
ệ dự phòng kiểm tra cân đối
lại số thực nhận và thực chỉ nguồn kinh phí không thường xuyên của NSNN:
‘An thay déi, bé sung thì làm tờ trình
theo từng danh mục nếu có thừa, thiếu
gửi Sở y tế để xin điều chỉnh danh mục đề chuyền từ những mục thừa sang
sử dụng cho những khoản kinh phí bị thiếu hoặc bổ sung thêm những danh
mục mới phát sinh theo nhu cầu hoạt động chuyên môn Việc kiểm soát các nguồn thu của đơn vị do bộ phận Tài chính kế toán phụ trách, bộ phận kế
toán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu các khoản cho đúng, đủ theo
đúng quy định về giá đã niêm yết hoặc giá theo quy định của Bộ tài chính
b Kiểm tra công tác chỉ
Tiết kiệm chỉ là yêu cầu cần thiết đối với bắt cứ một đơn vị có thu nào
trong điều kiện hiện nay Tiết kiệm chỉ làm giảm chỉ phí không cần thiết, ting
thu để có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho người lao động dé
từ đó nâng cao tỉnh thần làm việc và phục vụ khách hàng Đồng thời theo
Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC từ 01/03/2016 các chỉ phí liên quan
đến chỉ phí trực tiếp (thuốc men, tiền điện, tiền nước ) và các khoản phục
cấp đặc thù sẽ được tính vào nguồn viện phí, đến ngày 01/07/2016 tiền lương,
cũng sẽ được tính vào nguồn viện phí, theo thông tư mới này hướng tới việc
tự chủ tài chính, với xu hướng như hiện này buộc các đơn vị phải đưa ra các
chính sách đề quản lý nguồn chỉ sao cho hợp lý
Kiểm soát chỉ là việc phân tích tình hình chỉ thực tế so với dự toán để
Trang 31đảm bảo chỉ đúng theo dự toán đã phê duyệt và đề cân đối thực hiện mục tiêu
chỉ, tránh tình trạng có mục chỉ thì quá nhiều dẫn đến lãng phí hoặc mục chỉ thì quá ít do thiếu hụt kinh phí Đồng thời phải xác định rõ nội dung, nguyên
nhân làm thay đổi dự toán, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chỉ không
đúng với tổng dự toán và dự toán chỉ tiết đã được phê duyệt
Các khoản chỉ được lập kế hoạch định mức chỉ hàng năm theo từng
nhóm mục chỉ trên cơ sở tình hình tài chính của năm trước Để thực hiện tốt
các khoản chỉ không sai mục đích thì các đơn vị phải có định mức chỉ từng tháng, quý Các khoản chỉ được phòng Kế hoạch Tài chính lập và theo dõi
chỉ cho đúng mục chỉ theo bảng kế hoạch đề ra
Những khoản chỉ đã xây dựng theo kế hoạch đầu năm không sử dụng đến thì phải điều chỉnh qua mục chi khác cho hợp lý, hạn chế tình trạng dư thừa kinh phí cuối năm
Giám sát các khoản chỉ: Các đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, định mức và
chế độ chỉ tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ
chỉ tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị mình, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm
vi nguồn tài chính của mình
e Đánh giá tình hình hoạt động giữa thực hiện và dự toán
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu, chỉ tài chính của đơn vị nhằm đạt các mục tiêu chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra Về mặt thực hiện thì nó là kiểm soát giữa chỉ thực tế với chỉ dự
toán để đánh giá, xem xét cũng như có cơ sở lập dự toán cho kỳ tiếp theo
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá là:
- Đánh giá và tính toán hiệu quả của các hoạt động chuyên môn về y tế
Trang 32dự phòng các hoạt động dịch vụ khác
~ Kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch,
dự toán và so với các năm trước
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phát hiện tiềm năng và đề
ra biện pháp khai thác hiệu quả
1.3.4 Vận dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định
Cũng giống như việc hoạch định, việc ra quyết định chỉ đề cập đến
khuôn khổ kinh tế của từng hoạt động dự phòng, mục này chỉ đề cập đến các
khía cạnh về chỉ phí của việc ra quyết định Tuy nhiên các chỉ phí không phải
là tiêu chí duy nhất trong việc ra quyết định nhưng quyết định lại ảnh hưởng, đến các chỉ phí
Quyết định mang tính ngắn hạn
Là việc ra quyết định có liên quan đến các lựa chọn tức thời, đến ting giao dịch một như thể đó là hoạt động duy nhất và được đánh giá dựa trên giá
trị của từng hoạt động
Các quyết định mang tính ngắn hạn như: quyết định mức giá khám nghĩa
vụ quân sự trong đợt tuyển quân, khám sức khỏe tông quát cho một đơn vị nào đó, quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa,
Muốn đưa ra các quyết định này thì đòi hỏi cần phải có những thông tin
cụ thể về chi phí mà trong đó chỉ phí được phân loại thành chỉ phí có định và chỉ phí biến đổi Chi phí cố định là những chỉ phí không thể bỏ đi được như là
tiền lương, tiền phụ cấp, tiền khấu hao tài sản có định, Khi các chỉ phí cố
định gia tăng thì yêu cầu đặt ra là phải tính toán giá dịch vụ là bao nhiêu? Những dịch vụ nảo sẽ được đưa vào để phục vụ cho khách hàng? Lượng
khách hàng từng đợt, với nguyên tắc lấy thu bù chỉ và có được mức tích lũy
mong muốn
Đối với những loại quyết định này cần đưa ra những phân tích liên quan
Trang 33đến chi phí đầu vào: như hóa chất, vật tư, thuốc men, vật tư y dụng cụ , số
cán bộ tham gia hoạt động dịch vụ, sau đó tổng lại mức chỉ phí cho từng hoạt động từ đó so sánh mức giá theo quy định của nhà nước, từ đó nhà quản trị
mới đưa ra quyết định
Quyết định mang tính dài hạn
Là quyết định giúp nhà quản lý giải quyết được bài toán kinh tế hoạch
địch chiến lược lâu dài
Các quyết định mang tính dài hạn là các quyết định về việc mua sắm trang thiết bị mới hay sửa chữa trang thiết bị cũ, quyết định về đầu tư mở rộng,
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động lâu dài của đơn vị
Hiện nay việc công bố mức giá dịch vụ theo Thông tư 56/2014/TT-
BTC va Thông tư 233/2016/TT-BTC cũng là một trong những yếu tố dé các nhà quản trị đưa ra các quyết định liên quan đến chỉ phí trực tiếp như việc mua sắm thuốc men, hóa chất, sao cho phù hợp nhất Tuy nhiên cũng có
các loại dịch vụ mà các đơn vị thực hiện nhưng chưa có mức giá theo các văn bản quy định của nhà nước, vì vậy mỗi đơn vị phải xây dựng cho mình
một mức giá dịch vụ cụ thể để kiểm soát được lợi nhuận thu được từ các
hoạt động dịch vụ đó.
Trang 34KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở Chương I, luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những nội dung cơ bản của KTQT Cụ thể: Khái niệm, vai trò, lịch sử phát triển, mục tiêu nhiệm vụ và đặc điểm thông tin của kế toán quản trị Luận văn cũng trình bày đặc điểm, hoạt động tài chính của các đơn vị thuộc hệ Y tế dự phòng và
ảnh hưởng của quản lý tài chính đối với công tác kế toán ở các đơn vị đó Từ
đó nêu ra những nội dung KTQT có thể vận dụng ở các đơn vị Y tế dự phòng
như: Lập dự toán, kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán, vận dụng KTQT cho
việc ra quyết định Những vấn đề đưa ra chắc chắn chưa được đầy đủ và toàn diện nhưng đây là những vấn đề cơ bản và thiết thực của kế toán quản trị
nhằm xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu cho việc phản ánh thực trạng kế toán
quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phó Đà Nẵng ở Chương 2 và đưa
ra hướng vận dụng ở Chương 3.
Trang 35Sau ngày 29 tháng 03 năm 1975 cùng với niềm vui giải phóng quê hương,
ngành Y tế tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được sự chỉ viện của ngành Y tế thành phó Hải Phòng đã tổ chức thành lập Trạm Vệ sinh phòng dịch gồm có 18 người bao gồm cả số cán bộ y tế từ trên căn cứ xuống và một số cán bộ y tế lưu dung
'Với nhiệm vụ hết sức bề bộn do hậu quả chiến tranh để lại, môi trường sống bị
ô nhiễm nghiêm trọng, dịch tả, dịch hạch xảy ra thường xuyên trên địa bản, song với niềm tự hào quê hương được giải phóng, cán bộ công nhân viên toàn
trạm đã nỗ lực thi đua, tích cực vận động nhân dân tổng vệ sinh, phun hóa chất
tay uế môi trường, tiêm phòng cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân vùng mới
giải phóng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sống
Được sự quan tâm của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Bộ Y tế, Trạm
Vệ sinh phòng dịch đã từng bước được đầu tư cả về cơ so ha tang va trang thiết bị Đến năm 1996, sau 21 năm giải phóng cùng với sự lớn mạnh của các đơn vị trong ngành Y tế tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ, Trung tâm Y tế dự phòng đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, luôn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ y tế dự phòng trên địa bàn, triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, phòng chóng bệnh tiêu chảy, phòng chống,
HIV/AIDS Trung tâm đã có 60 cán bộ công chức, trong đó gần 30% là cán
bộ có trình độ đại học, phòng xét nghiệm đã triển khai được các xét nghiệm
cơ bản phục vụ giám sát dịch tễ và vệ sinh môi trường, phục vụ kịp thời công
Trang 36tác phòng chống dịch bệnh
Năm 1997 là một mốc đáng ghi nhớ khi thành phố Đà Nẵng được
Chính phủ cho phép tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ và trở thành
thành phố trực thuộc trung ương Một bộ phận với 14 cán bộ công nhân viên nhận nhiệm vụ mới vào Quảng Nam để xây dựng Trung tâm Y tế dự
phòng Quảng Nam, nhiều trang bị, phương tiện phải ưu tiên chuyển cho
đơn vị mới thành lập Là thành phó trực thuộc trung ương, sự thiếu hụt về
con người và trang thiết bị là một thách thức to lớn đối với cán bộ công nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng Để xứng đáng là công dân của thành
phố trực thuộc trung ương, được sự lãnh đạo của Sở Y tế, tập thể cán bộ
công nhân viên trong đơn vị đã đồng tâm nhất trí, đoàn kết nỗ lực phần đấu
không ngừng, vượt qua muôn vàn rào cản, khó khăn, cần mẫn và chăm chỉ
để xây dựng và phát triển Trung tâm
Vé trang thiết bị, được sự quan tâm của UBND thành phó, Sở Y tế và
tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, đến nay Trung tâm đã có một labo xét
nghiệm khá hoàn chỉnh, đã triển khai thực hiện được nhiều chỉ tiêu xét
nghiệm mà theo quy định phải gửi đi Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh
Không thoả mãn với những thành quả đó, Trung tâm Y tế dự phòng
thành phó tiếp tục không ngừng củng có và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất, kỹ
thuật trang bị và con người để xứng đáng với vị thế của thành phố đô thị loại I
trực thuộc trung ương; nâng cao đời sống cán bộ công chức, phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng nhiều năm qua được tặng
bằng khen và Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Hạng Nhì của Chủ tịch nước Liên tục nhiều năm Chỉ bộ đạt danh hiệu Chỉ bộ trong
sạch vững mạnh Công đoàn là tổ chức công đoàn vững mạnh xuất sắc
Trang 372.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Chức năng
- Trung tâm Y tế dự phòng TPĐN là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực
thuộc Sở Y tế TPĐN, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố; tổ chức thực
hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật
- Trung tâm Y tế dự phòng TPĐN có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản riêng, có trụ sở làm việc chính tại 315 Phan Châu Trinh và cơ sở tiêm chủng tại 103 Hing Vuong TPDN
- Trung tâm Y tế dự phòng TPĐN chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
duyệt: giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây
nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét
nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản
lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy
cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm
- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng
đối với các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị
xã, thành phó thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm y tế huyện), cơ sở y tế và Trạm
Trang 38y té xa, phudng, thi tran trén dia ban
~ Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vi liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo
dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng
- Xây dựng kế hoạch và tô chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật
cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đảo tạo,
đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế
hoạch của Thành phố, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ
sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực y tế dự
phòng
~ Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng,
- Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình
mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn thành phó khi được cấp có thâm quyền giao, phê duyệt
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc
sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiệ
ệnh sớm, quản lý, điều trị
dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn
- Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và
quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan
nhà nước có thâm quyền giao
Trang 392.1.3 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Y tế dự
phòng TPĐN
a Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tô chức của Trung tâm Y tế dự phòng được thê hiện qua Sơ đồ 2.1
Tổ chức bộ máy của Trung tâm có: 9 khoa, phòng (02 phòng chức năng,
07 khoa chuyên môn) Tổng cộng nhân sự là 80 người
b Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận
- Giám đốc: Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu
trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của Trung tâm
- Phó giám đốc: phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những, công việc đã giải quyết với giám đốc
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm
trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; các
chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm theo quy
định của pháp luật và bảo vệ chính trị nội bộ của Trung tâm; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt
động của Trung tâm; Đầu mối, phối hợp với các khoa, phòng trong công tác
đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Trung tâm
và cho tuyến dưới; Đầu mối, phối hợp với các khoa, phòng tô chức hội thảo, hội
nghị, tập huấn; Quản lý cơ sở vật chất, kho, tài sản của Trung tâm; Thực hiện chế
độ thống kê, báo cáo theo quy định.
Trang 40honh| — |ưvến mu lim nghệm | | #9 bệnh khoe | vờngvl | bệnh | fy sinh nara | [SHC |hôngHy| fring
myền ề trường | |nhễmvà| | côn
cành UY nhiễm ngưệp| | hoe dink | | tring