Đề tài "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi" trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập; thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi; một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi.
Trang 1
TRUONG DAI HOC DUY TAN
HUYNH THI HONG THAI
HOAN THIEN CONG TAC KIEM SOAT
CHI THUONG XUYEN TAI TRUNG TAM
PHAT TRIEN QUY DAT TINH QUANG NGAI
LUAN VAN THAC Si KE TOAN
2018 | PDF | 102 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Da Nẵng - Năm 2018
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
HUYNH THI HONG THAI
HOAN THIEN CONG TAC KIEM SOAT
CHI THUONG XUYEN TAI TRUNG TAM
PHAT TRIEN QUY DAT TINH QUANG NGAI
Trang 3Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, với sự nỗ lực cố
gắng của bản thân
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo - Khoa Sau Đại học, các khoa, phòng, quý thầy, cô giáo trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về kế toán làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt Luận văn này cho tôi
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS Đoàn
Ngọc Phi Anh là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã tận tâm, tận tinh
hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi và gia đình tôi đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành Luận văn
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 12 năm 2018
HỌC VIÊN
Huynh Thị Hồng Thái
Trang 4Tôi xin cam đoan nội dung luận văn với đề tài "Hoàn thiện kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tinh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công
bố trong bắt kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 5TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT,
DANH MUC CAC BANG
DANH MUC CAC SO DO VA Hi
CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LY LUẬN CO BAN VE KIEM SOAT CHI
1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế hoạt động tài chính của đơn
1.1.1 Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.2 Nội dung các khoán chỉ thường xuyên ở don vị sự nghiệp công lậ
1.2 Công tác kiểm soát chỉ thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Lập dự toán chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.2 Kiểm soát nghiệp vụ chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.3 Chấp hành, quyết toán dự toán chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công
Trang 6
2.2 Thực trạng kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm
2.2.1.Công tác lập dự toán chỉ thường xuyên tại Trung tâm
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh
phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chỉ thường xuyên tại Trung tâm
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm soát nghiệp vụ chỉ thường xuyên tại Trung tam 76
3.2.3 Hoàn thiện công tác chấp hành, quyết toán dự toán chỉ thường xuyên tại
Trang 7
BCTC Báo cáo tài chính BHTN Báo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiêm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KBNN Kho bạc Nhà nước KPCD Kinh phi cong doan NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TSCD Tài sản cỗ định UBND Ủy ban nhân dân
Trang 8
2017 tại Trung tâm 3.4 _ | Tình hình chỉ các nội dung nghiệp vụ chuyên môn 3
trong năm 2017 tại Trung tâm 2/2 —_ | Tìnhhình thánh toán các khoản chỉ khác trong năm 2017 tại Trung tâm &
Trang 9
Số hiệu sơ
đã dã lãnh Tên sơ đồ và hình Trang 1.1 | Quy trình kiểm soát thanh toán tiền lương 20
12 _ | Quy trình kiêm soát sửa chữa TSCĐ 25
a đồ cơ cầu bộ mây quản lý tại Trung tâm Phát trên |
quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi a» | đồn chức bộ máy kế toán tại Trung tâm Phát tiến |
quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi 2.3 | Trình tự ghỉ sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sẻ |_ 37 2.4 | Quy trình thanh toán khen thưởng thường xuyên 46 2.5 | Quy trình kiểm soát thanh toán tiền lương tăng thêm 48 2.6 | Quy trình kiêm soát thanh toán Hội nghị 35 2.7 | Quy trình kiểm soát chỉ Công tác phí 56 3.1 [Lưu đồ quy trình kiểm soát chi 77 3.2 | Quy trình kiểm soát nhân lực chuyên môn 77
Trang 10
nghiên cứu
1 Ý nghĩ:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách
còn nhiều hạn chế, tình hình bội chỉ ngân sách liên tục diễn ra thì việc kiểm
soát chặt chẽ các khoản chỉ nhằm đảm bảo các khoản chỉ ngân sách được sử
dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất
bảo an ninh, quốc phòng và thúc day su nghiệp xây dựng, phát triễ
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chỉ NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm soát các khoản chỉ ngân sách nói riêng, trong đó chỉ thường xuyên
chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế,
xã hội đất nước
Chỉ thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chỉ của NSNN, cũng như giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước Chỉ thường xuyên là quá trình phân
phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu
cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ thường xuyên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối va sử dụng có hiệu quả nguồn lực tải chính Chỉ thường xuyên hiệu
quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN, thúc đầy nên kinh tế phát triển
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển,
quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái
Trang 11cá nhân, tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng và thực hiện các dịch
vụ khác trong lĩnh vực đất đai
Quá trình thực hiện công tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập như: công tác kiểm soát chỉ thường
xuyên chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng lăng phí NSNN; chưa tạo sự chủ động cho các đơn vị trong việc sử dụng kinh phí ngân sách, mặc dù đã có
cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chỉ thường xuyên còn nhiều bất
cập, quy trình chỉ còn rườm rà Đồng thời, công tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách tài chính công
trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế
Xuất phát từ những lý do trên tôi xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh
Quảng Ngãi” đề đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tổn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại
“Trung tâm Phát triển quỹ đắt tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ
thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các khoản chỉ thường xuyên và công tác
Trang 12soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỷ đất tỉnh Quảng Ngãi 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu công tác kiểm soát các khoản chỉ thường xuyên phát sinh tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi trong năm 201
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thu thập dữ liệu
4.1.1 Dữ liệu thứ cấp
~ Văn bản luật và văn bản dưới luật
~ Các tài liệu thu thập tại Trung tâm Phát triển quỳ đắt tỉnh Quảng Ngãi
4.1.2 Dữ liệu sơ cấp
~ Phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên thực thi nhiệm vụ chỉ ngân sách như nhân viên kế toán
4.2 Xứ lý dữ liệu
4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tỉn cậy được thu thập từ các báo cáo
tổng kết hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi nói
chung và của Phòng Hành chính - Tổng hợp thuộc Trung tâm nói riêng Với các nguồn dữ liệu này tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để mô tả, phân tích quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên tại Phòng Hành chính - Tổng hợp thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2017
4.2.2 Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa các quy trình kiểm soát chỉ đối với các khoản mục chỉ thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi để người đọc
có thể nắm bắt rõ các bước thực hiện công việc
4.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng đề đối chiếu các số liệu, kết quả thống
Trang 13triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2017
Ngoài các phương pháp chỉ tiết nêu trên tôi còn sử dụng kết hợp các
phương pháp khác như mô hình hóa, tổng hợp
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chỉ thường xuyên
tại đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung
tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ
thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi
6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng
nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là từ ngân sách nhà nước Chính vì thế, để
đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước thì công tác kiểm soát chỉ thường xuyên đóng một vai trò rất quan trọng Việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao công tác kiểm soát chỉ một cách có hiệu quả, chặt chẽ tránh trường hợp chỉ không đủ, không đúng so với dự toán ngân sách giao; thất thoát, sai sót, vi phạm pháp luật đã
trở thành mối quan tâm hàng đầu Chính vì vậy, trong những năm qua, vấn đề
này đã được nhiều tổ chức, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các mức độ, khía cạnh, lĩnh vực tiếp cận khác nhau Có thể kẻ đến các công trình nghiên cứu như sau:
(1) Đối với luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Chí Công (năm 2012) “Hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ phí tại Furama Resort Đà Nẵng” Trong luận văn tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chỉ
Trang 14soát các chỉ phí chủ yếu cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm thiểu các thất thoát về chỉ phí do phát sinh không đúng mục đích Tuy nhiên
luận văn phủ hợp tại các khách sạn lớn (5sao) còn đối với các khách sạn nhỏ,
trung bình dường như quy trình không thực hiện được vì nhiều yêu cầu về nguồn lực không đảm bảo
(2) Đối với luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Văn Tầm (năm 2014) về
để tài “Kế toán các khoản chỉ đơn vị hành chính sự nghiệp tại Bảo Tàng Vĩnh
Long” Trong luận văn tác giả đã đánh giá thực trạng công tác chỉ hoạt động tại đơn vị và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn, tuy nhiên chưa có giải pháp hoàn thiện công tác chỉ hoạt động trong việc quản lý nguồn kinh phí, các khoản chỉ và sử dụng kết quả tài chính
(3) Đối với luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Hoàng Hải (năm 2012)- Đại học Đà Nẵng *Kiểm soát chỉ phí tại các doanh nghiệp xây dựng - trường hợp
công ty cổ phần xây dựng sông Hồng 24” Trong luận văn tác giả đã đưa ra
được nhiều hướng giải quyết các vấn để tồn đọng trong doanh nghiệp và đưa
ra được nhiều đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ phí sản
xuất trong doanh nghiệp đặc biệt tại các công ty xây dựng Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng cũng như một hướng kiểm soát riêng,
nghiên cứu chỉ đúng tại công ty cổ phần xây dựng sông Hồng 24 còn các công
ty khác như công ty cỗ phần đầu tư phát triển xây dựng Hội an thì chưa có
một nghiên cứu nào
(4) Đối với luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Cần (năm 2009)
“Hoan thiện công tác kiểm soát chỉ ngân sách qua Kho bạc nhà nước Quảng
Ngãi” Trong luận văn tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những vấn đề lý luận
chung về công tác kiểm soát chỉ ngân sách qua Kho bạc nhà nước và chỉ ra
được những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chỉ ngân sách như:
Trang 15tiêu chuẩn, định mức chỉ ngân sách nhà nước; công tác kế toán, quyết toán chỉ
ngân sách nhà nước; nhận thức và ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị
sử dụng ngân sách về công tác kiểm soát chỉ ngân sách của Kho bạc Nhà
nước Thông qua đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất một số giải pháp để
hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ như nâng cao chất lượng lập, phân bổ và giao dự toán chỉ NSNN kịp thời, phục vụ tốt cho công tác kiểm soát chỉ của KBNN Quảng Ngài: hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan đến
công tác kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN Quảng Ngãi; tập trung đầu mối
kiểm soát chỉ qua Kho bạc Nhà nước, phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quy trình kiểm soát chỉ ngân sách các Luận văn này đã chỉ rõ các hạn chế trong công tác kiểm soát chỉ
NSNN qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ ngân sách qua KBNN Quảng Ngãi nhằm đảm bảo sử dụng chỉ tiêu đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả
(5) Trong bài viết của tác giả Nguyễn Đình Linh - Dương Công Trinh (năm 2013) nói về: *Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước” Trong bài viết tác giả đã đánh giá thực trạng công soát kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN cụ thể là: kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các chủ thể thường xuyên NSNN đối với các cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục, điều kiện để thực hiện chỉ thường xuyên, đồng thời đã nêu những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN qua KBNN Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN qua KBNN, đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác kiểm soát chỉ thường xuyên của KBNN đồi hỏi
phải tỉnh thông nghiệp vụ, nắm rõ các quy định, chế độ tiêu chuẩn, định mức
do các cấp thẩm quyển ban hành, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu
Trang 16Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kiểm soát chỉ tại các đơn
vị sự nghiệp chưa có một công trình nảo nghiên cứu về hoàn thiện công tác kiểm soát chỉ tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi Và công tác kiểm soát chỉ thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp công lập có đặc thù khác nhau thì quy trình kiểm soát chỉ thường
xuyên cũng sẽ khác nhau Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện công tác
kiểm soát chỉ thường xuyên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng
Ngãi" là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu cho luận văn của mình.
Trang 17NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE KIEM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1 Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước (Khoán 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010)
Để nhận biết đó là đơn vị sự nghiệp công lập, người ta có thể căn cứ vào
một số tiêu thức sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẳm quyền quyết định thành lập, đăng ký hoạt động theo pháp luật;
~ Có tài khoản tại KBNN hoặc Ngân hàng đề phản ánh các khoản thu,
chỉ thuộc hoạt động chuyên môn, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng,
dịch vụ của đơn vị, có tài khoản tại KBNN đề phản ánh kinh phí thuộc NSNN
cấp theo quy định của luật NSNN;
~ Đơn vị dự toán độc lập, có con dầu riêng và có đủ tư cách pháp nhân đẻ hoạt động, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán;
- Hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp như y tế, đảm bảo xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, kinh tế
1.1.L2 Phân lo
¡ đơn vị sự nghiệp công lập Don vi sự nghiệp công lập là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, những hoạt động này nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, và chủ yếu mang tính phục vụ
Trang 18thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp
Don vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
Việc xác định khả năng tự trang trải chỉ phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên chỉ tiêu sau:
Mức tự bảo đảm chỉ “Tổng số nguồn thu sự nghiệp
phí hoạt
ông thường = ———————— xI00 xuyên của đơn vị (6) Tổng số chỉ hoạt động thường xuyên
Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chỉ hoạt động thường xuyên tính
theo dự toán thu, chỉ của năm đầu thời kỳ ôn định
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chỉ phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%, nhà nước không phải dùng ngân sách đẻ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100% Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vi
Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống
Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu,
Trang 19nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị
1.1.1.3 Cơ chế hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp được tự chủ về các khoản thu, mức thu
= Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thâm quyền giao thu phí,
lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chỉ phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phủ hợp với từng loại hoạt động, từng đối
tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền
quy định
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chỉ phí được cơ quan tài
chính cùng cấp thâm định chấp thuận
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được
quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù dap
chỉ phí và có tích luỹ
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng
như lĩnh vực quan trắc môi trường , công tác phân tích mẫu, đo đạc bản đồ „
tríh đo địa chính thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định
Đơn vị sự nghiệp được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
~ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chỉ thường xuyên, đơn vị được quyết định một số mức chỉ quản lý,
Trang 20chỉ hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chỉ do cơ quan nhà nước có
thấm quyền quy định
~ Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương
thức khoán chỉ phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
- Đối với đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên và
chỉ đầu tư: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chỉ phí, nộp thuế
và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần
chênh lệch thu lớn hơn chỉ thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo
trình tự như sau:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệ
+ Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức trích
Quỹ bồ sung thu nhập (không khống chế mức trích);
+ Trích lập Quỷ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng
tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
+Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
+ Phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỳ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Đối với đơn vị tự bảo đảm chỉ thường xuyên: Phân phối kết quả tài
chính trong năm tương tự như phân phối kết quả tài chính trong năm quy định
tại Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường
xuyên và chỉ đầu tư Riêng trích lập Quỹ bô sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà
Trang 21thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần
chênh lệch thu lớn hơn chỉ hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
~ Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt đông sự nghiệp;
~ Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương
ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định:
~ Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng
tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
~ Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập
các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỳ phát triển hoạt động sự nghiệp
“Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định
sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỷ khen thưởng, Quỳ phúc lợi, Quy khác (nếu có) 1.1.2 Nội dung các khoản chỉ thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp công
lập
1.1.2.1 Khái niệm chỉ thường xuyên
Chỉ thường xuyên là các khoản chỉ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của nhà nước với các nội dung chủ yếu: Chỉ tiền công, tiền lương; chỉ mua sắm hàng hóa, dịch vụ, chỉ chuyên giao thường xuyên
Về thực chất, chỉ thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn
lực tài chính của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và dao tao, y tế, xã hội, văn hóa thông tin thể dục thể thao khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác Nói tóm lại, thì chỉ thường
Trang 22xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước
về quản lý kinh tế, xã hội
1.1.2.2 Phân loại chỉ thường xuyên
Nội dung chỉ thường xuyên được phân biệt theo lĩnh vực chỉ, đối tượng
chỉ và tính chất chỉ tiêu Cụ thể như sau:
a) Theo lĩnh vực chỉ trả, chỉ thường xuyên bao gôm 12 nội dung chỉ theo luật định, cụ thể như sau
~ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
~ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
~ Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
~ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
~ Phần chỉ thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án nhà nước;
~ Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
~ Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
- Hé trợ cho các tổ chức chính chị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp;
~ Các khoản chỉ thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
b) Theo đối tượng chỉ trả, chỉ thường xuyên bao gồm các nội dung chủ
Trang 23ấu sau
- Các khoản chỉ cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp
như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thê, y tế, vệ sinh, học bổng
cho học sinh và sinh viên v.v
- Các khoản chỉ về hàng hóa, dich vụ tại các cơ quan nhà nước như: văn phòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tác phí, chỉ phí hội nghị v.x
- Các khoản chỉ hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước
~ Các khoản chỉ trả lãi tiền vay trong và ngoài nước
~ Các khoản chỉ khác
©) Theo tinh chất của từng khoản chỉ, nội dung chỉ thường xuyên bao
gdm cdc khoản như sau:
- Chỉ thanh toán cá nhân: là các khoản chỉ liên quan trực tiếp đến con
người như: chỉ tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chỉ học bổng, sinh hoạt
phí của học sinh, sinh viên, chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương, chỉ tiền thưởng, phúc lợi tập thể
- Chỉ nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chỉ đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị thụ hưởng như: Chỉ mua văn phòng phẩm, chỉ trả dịch vụ công cộng, chỉ mua hàng hóa vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong công tác chuyên môn của từng ngành, chỉ bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục
và các khoản khác
1.1.2.3 Đặc điểm chỉ thường xuyên
Một là, đại bộ phận các khoản chỉ thường xuyên đều mang tính chất ôn
định và có chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng
năm
Hai là, các khoản chỉ thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng.
Trang 24Hau hét cdc khoan chi thuéng xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản
lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức Tuy nhiên, những
khoản chỉ thường xuyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì
nó tạo ra một môi trường kinh tế ổn định nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chỉ cho giáo dục - đảo tạo
Ba là, phạm vi và mức độ chỉ thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị,
xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ Bởi lẽ, phần lớn các khoản chỉ thường xuyên nhằm duy trì bảo đảm phạm vi hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lú nhà nước Hơn nữa những quan điểm, chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
việc định hướng, phạm vi và mức độ chỉ thường xuyên NSNN,
1.1.2.4 Vai trò của chỉ thường xuyên
Thứ nhắt, chỉ thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân
tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy QLNN
Thứ hai, chỉ thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ôn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực
hiện các chính sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Thứ ba, thông qua chỉ thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chỉ thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và
điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thứ tư, chỉ thường xuyên là công cụ én định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh Thông qua chỉ thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo ồn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng
Trang 251.2 CONG TÁC KIÊM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN Ở DON VI SU’ NGHIỆP CÔNG LẬP
Công tác kiểm tra kiểm soát chỉ thường xuyên luôn là một khâu quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý chỉ tiêu thường xuyên ở các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chỉ thường xuyên sẽ giúp cho việc quản lý chỉ thường xuyên được hiệu quả hơn
Ngày 13/8/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 67/2004/QĐ-
'BTC về “Quy chế về tự kiểm tra tài chính kế toán tại các cơ quan, đơn vị có
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”
Chỉ và quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên là một quá trình liên quan
đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị Đồng thời nó cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
AMột là, yêu tố thê chế, pháp lý Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ
yếu để kiểm soát chỉ thường xuyên
Hai là, chế đô, tiêu chuẩn, định mức chỉ thường xuyên Là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để kiểm soát các khoản
chỉ thường xuyên Dé công tác kiểm soát chỉ có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ phải đảm bảo tính chất sau: Tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả nội dung chỉ phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải thống
nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng NSNN
Ba là, dự toán chỉ thường xuyên Đây là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên Chất lượng dự toán
chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên
Vì vậy để nâng cao chất lượng quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên thì dự
Trang 26toán chỉ thường xuyên phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chỉ
tiết để làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát quá trình chỉ tiêu của đơn vị
Bán là, tổ chức bộ máy và thủ tục quy trình kiêm soát chỉ Bộ máy kiểm soát chỉ phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phủ hợp quy
mô và khối lượng các khoản chỉ phải qua kiểm soát Thủ tục quy trình kiểm soát chỉ thường xuyên phải rõ rằng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý chỉ tiêu, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lang phi NSNN
Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình kiểm soát chỉ Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chỉ thường xuyên là nhân tố
quyết định chất lượng quy trình kiểm soát chỉ Vì vậy, cán bộ kiểm soát chỉ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tải chính, am hiểu về các lĩnh vực
chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung
cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chỉ vừa đảm bảo
tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chỉ thường xuyên
1.2.1 Lập dự toán chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập
Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công được quy định tại Điều
18 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên:
+ Hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khói lượng dịch
vu; tinh hình thu, chỉ hoạt động cung cắp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch
vụ khác của năm hiện hành; yêu câu nhiệm vụ của năm kê hoạch, đơn vị lập.
Trang 27kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chỉ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
+ Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hàng năm
căn cứ đơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng
theo hướng dẫn của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn
vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chỉ thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chỉ phí,
được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
theo giá, phí chưa tính đủ chỉ phí): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành,
nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dich
vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chỉ (bao gồm cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chỉ phí) báo cáo cơ quan quản lý cắp trên theo quy định
- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chỉ
thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thảm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thâm quyền phê duyệt, chế độ chỉ tiêu hiện
hành, đơn vị lập dự toán thu, chỉ gửi cơ quan quan lý cắp trên theo quy định
ập dự toán thu, chỉ phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
- Hàng năm, căn cứ vào dự toán thu, chỉ do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chỉ của đơn vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
1.2.2 Kiểm soát nghiệp vụ chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp
Trang 28công lập
1.2.2.1 Kiểm soát các khoản chỉ thanh toán các nhân
Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản chỉ thường xuyên cho con người Tổ chức kiểm soát chỉ thanh toán cá nhân bao
gồm những vấn đề sau:
~ Kiểm soát chỉ thông qua chính sách tiền lương, phương án chỉ trả lương
của đơn vị đối với người lao động
- Kiểm soát thông qua việc phân công, phân nhiệm giữa các chức năng theo dõi nhân sự, theo dõi thời gian và khối lượng công việc, chức năng tính lương và ghỉ chép lương
~ Kiểm soát chỉ phí tiền lương thông qua việc đối chiếu số liệu trên sổ sách và chứng từ như đối chiếu tên và mức lương (hệ số lương, hệ số phụ cấp
chức vụ, ) trên bảng lương của từng bộ phận trong đơn vị với hồ sơ nhân viên tại bộ phận nhân sự Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương
Ngoài ra, việc kiểm soát các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn được thực hiện
thông qua việc đối chiếu số liệu đã tính với các căn cứ, tỷ lệ trích quy định
đối chiếu
Kiểm tra việc thanh toán phụ cấp làm thêm giờ thông qua vi
bảng chấm công, biên bản và kết quả đạt được
Kiểm tra việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, đúng đối tượng các nghiệp vụ liên quan đến các khoản trích theo lương
a Tiền lương, Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đẳng, Phụ cấp lương
~ Cơ sở thanh toán:
Các khoản chỉ này có tính chất định kỳ Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương được xác định trên cơ sở số định biên lao động giao khoán của UBND
tỉnh Quảng Ngãi, mức lương tối thiểu theo quy định, hệ số tiền lương theo
Trang 29ngạch bậc, phụ cấp (nếu có) được quy định tại Thông tư số 62/2010/TT-
BTC ngày 21/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 21/6/2013: Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016; Nghị định 41/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017
Chỉ phí tiền lương được kiểm soát thông qua theo dõi nhân sự, thời gian
lao động, khối lượng công việc và chất lượng hoàn thành: Chức năng nhân sự
do phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm thông qua công tác kiểm soát hợp
đồng lao động đối với người lao động Chức năng theo dõi lao động gồm theo
dõi ngày công, giờ công, qua đánh giá công việc của từng cá nhân
~ Quy trình kiểm soát
Sơ đồ 1.1 Qug trình kiểm soát thanh toán tiền lương
Đối với khoản thanh toán làm thêm giờ công tác kiểm soát bao gồm bảng chấm công và nội dung công việc làm thêm giờ Bảng chấm công làm
thêm ngoài giờ được thực hiện đúng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010của Bộ Tài chính Bảng thanh toán làm thêm giờ được thực hiện theo mẫu C07-HD Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Tiền làm thêm giờ chỉ được thanh toán cho những công việc phục vụ nhu cầu của cơ quan nhưng không hoàn thành trong thời gian làm việc chính thức Khi phát sinh thời gian làm thêm giờ, các cá nhân có
giấy đề nghị trình Thủ trưởng đơn vị duyệt hoặc theo yêu cầu của nhiệm vụ
Trang 30Thủ trưởng đơn vị xét thấy cần làm thêm giờ thì sẽ có thông báo cho viên
chức lao động làm thêm giờ và được hưởng phụ cấp (không áp dụng cho hợp đồng lao động trong thời gian thử việc) cụ thể như sau:
~ Làm vào ngày nghỉ lễ, tết được hưởng 300% mức tiền lương, tiền công
~ Làm thứ bảy, chủ nhật được hưởng 200% mức tiền lương, tiền công
~ Làm ngoài giờ ngày làm việc bình thường được hưởng 150% mức tiền
lương, tiền công
~ Số giờ làm thêm được thanh toán không quá 200 giờ/năm/người
Trong đó người hưởng phụ cấp ngoài giờ được phân biệt theo hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, và các hệ số phụ cấp khác có căn cứ định mức theo số giờ công rõ rằng, chặt chẽ
b Tiền thưởng
Tiền khen thưởng thực hiện theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm khen thưởng thường xuyên và
khen thưởng đột xuất
e Phúc lợi tập thể
Công tác kiểm soát chỉ tại nội dung này chủ yếu dựa vào hướng dẫn định mức tại Thông tư số: 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính
về việc Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và cụ thể vào Quy chế chỉ tiêu nội bộ tại đơn vị ban hành vào hàng năm mà thực hiện
4 Các khoản đóng góp
Bao hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công
đoàn thực hiện theo quy định hiện hành Thực hiện rà soát đối chiếu tăng, giảm lao động với bộ phận Tỏ chức - cán bộ để thanh toán đúng với Bảo hiểm
xã hội tỉnh Các khoản đóng góp phụ thuộc vào số lượng cán bộ công chức
Trang 31hưởng lương, cấp bậc và tổng quỹ lương tai don vị,
e Các khoản thanh toán khác cho cá nhân
Chi thu nhập tăng thêm: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 NÐ 16/2015/NĐ-CP được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao
động, nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm
do Nhà nước qui định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại tại điểm a khoản 3 Điều 14 NÐ 16/2015/NĐ-CP
Việc chỉ trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 12 tháng trở lên), thực hiện
theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho
công việc tăng thu, tiết kiệm chỉ phí thì hưởng nhiều hơn
“Thu nhập tăng thêm cho cá nhân được xác định:
1.2.2.2 Kiểm soát các khoản chỉ nghiệp vụ chuyên môn
Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chỉ này, cân nhắc mục tiêu
đề ra với nhu cầu của đơn vị
Gồm các khoản chỉ dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường ; khoản chỉ về vật tư văn phòng như văn
phòng phẩm, dụng cụ văn phòng; khoản chỉ về thông tin liên lạc như cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, tạp chí thư viện, thuê bao cáp truyền hình,
cước phí internet, khoản chỉ về công tác phí; khoản chỉ về hội nghị; khoản
chỉ về thuê mướn; khoản chỉ về sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên
môn; khoản chỉ về nghiệp vụ chuyên môn của từng ngảnh
Đối với các khoản chỉ dịch vụ công cộng, thông tỉn liên lạc, công tác phí, văn phòng phẩm, nhiên liệu, Đây là các khoản chỉ phí chiếm tỷ trọng không
Trang 32lớn trong tổng số chỉ cho nhiệm vụ chuyên môn nhưng phát sinh thường xuyên và phân tán nên công tác kiểm soát các khoản chỉ này cần tăng cường thường xuyên liên tục
Kiểm soát các khoản chỉ phí này thể hiện ở kiểm soát sự tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị
a Mục chỉ thanh toán dich vụ công cộng
Được thanh toán theo thực tế tiêu thụ và hợp đồng với các đơn vị cung ứng dịch vụ
Thanh toan tiền điện, nước, vệ sinh môi trường:
~ Thanh toán theo thực tế sử dụng, tuy nhiên để tiết kiệm và đảm bảo an
toàn cho cơ quan; các phòng làm việc phải kiểm tra và tắt các thiết bị trước khi rời khỏi phòng, khi không có nhu cầu sử dụng
- Hàng tháng, căn cứ số KW điện và số khối nước đơn vi sử dụng, Công
ty Điện lực và Công ty cấp nước gửi hóa đơn, lập chứng từ gửi Kho bạc để thanh toán
Thanh toán tiền nhiên liệu sử dụng cho xe môtô hoặc ôi
- Căn cứ đoạn đường đi công tác, định mức tiêu hao nhiên liệu và đơn giá xăng theo quy định để thanh toán Cự ly thanh toán theo số km thực tế đi
công tác nhưng phải hợp lý (Đối với xe môtô quy định chung tối thiểu là:
40kmilít xăng va xe ôtô thi theo bảng quy định km trong danh mục chung của
Trang 33có hiệu quả, tránh lang phi cho don vi
~ Thủ tục mua sắm: Hàng quý, các phòng tiền hành lập dự trù gửi bộ
phận kiểm soát tổng hợp, xem xét có ý kiến trước khi trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt
- Chứng từ thanh toán: Hoá đơn theo quy định, bảng kê cắp phát văn phòng phẩm
e Mục chỉ thông tin tuyên truyền, liên lạc
~ Cước thuê bao điện thoại cố định tại đơn vị: mức tính theo hoá đơn của
bưu điện trên tỉnh thần sử dụng tiết kiệm
~ Cước bưu chính: Thanh toán theo thực tế được Thủ trưởng đơn vị duyệt chỉ
- Fax và các khoản khác: mức tính theo hoá đơn thực tế trên tỉnh thần sử
dụng tiết kiệm
d Muc chi Hi nghị
Thanh toán các khoản chỉ theo chế độ quy định tại Quy chế chỉ tiêu nội
bộ của đơn vị Thực hiện theo quy định tại Chương III, Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chỉ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Ngãi
e Mục chỉ công tác phí
Mọi thanh toán dựa trên quy định tại Chương II, Quyết định số
34/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc
ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chỉ tổ chức các cuộc hội nghị
đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Ngãi Và thực hiện cụ thể tại Quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị
.£ Mục chỉ chỉ phí thuê mướn
Trang 34Vi tính chất công việc, đơn vị có thể thuê các hoạt động dịch vụ bên ngoài để phục vụ cho công việc của đơn vị, tuỳ theo tính chất công việc cụ thể
và giấy đề xuất thuê mướn của các phòng mà Thủ trưởng đơn vị quyết định mức thuê hợp lý trên tỉnh thần tiết kiệm
ø Mục chỉ sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn
Các phòng ban Bộ phận kiểm soát chỉ
Thủ trưởng đơn vị Kế toán thanh toán
Sơ đỗ 1.2 Quy trình kiểm soát sửa chữa TSCĐ
h Muc chi phi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành
Các khoản chỉ mua vật tư dùng cho chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ mua in
ấn, photo tài liệu: Thực hiện theo nhu cầu thực tế phát sinh trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả, tránh lãng phí
1.2.2.3 Kiểm soát các khoản chỉ mua sắm hàng hóa, tài sản cỗ định Chỉ mua sắm hàng hóa, tài sản cố định: Theo quy định tại Quyết định số
58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu
chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà
nước, tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.2.4 Kiểm soát các khoản chỉ khác
Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chỉ trên cơ sở quán
triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế
1.2.3 Chấp hành, quyết toán dự toán chỉ thường xuyên tại đơn vị sự
nghiệp công lậ
Việc phân bổ và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên cho đơn vi sự
Trang 35nghiệp công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
Căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện đặt hàng đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chỉ thường xuyên: đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phẩn chỉ thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp
công chưa kết cấu đủ chỉ phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chỉ phi)
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chỉ thường xuyên
(theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thâm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện giao dự toán én
định trong thời gian 3 năm và được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi nhiệm
vụ, cơ chế chính sách theo quy định
Chấp hành dự toán: là việc tổ chức chỉ tiêu theo dự toán đã được duyệt, chấp hành dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách nhà
nước Dựa vào định mức chỉ đã được cơ quan có thâm quyền xét duyệt, kế toán của đơn vị tiến hành chỉ tiêu, cân đối, bố trí, các khoản chỉ sao cho đúng
với dự toán chỉ năm đã được duyệt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích,
chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Đối với các khoản chỉ ngoài dự toán đơn vị
phải lập dự toán bổ sung trình thủ trưởng, cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt mới được phép chỉ
Quyết toán: là khâu cuối cùng trong việc tổng hợp số liệu về tình hình
chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán và thực hiện hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
ngân sách theo quy định
~ Trong quá trình quyết toán đơn vị phải lập đầy đủ Báo cáo tài chính,
Trang 36đảm bảo số liệu trung thực, khớp đúng với số sách kế toán và không để tinh
trạng quyết toán chỉ lớn hơn dự toán được duyệt
~ Báo cáo quyết toán phản ánh toàn bộ kinh phí đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước, đúng biểu mẫu Nhà nước quy định và kịp thời
Trang 37KET LUAN CHUONG 1 Trong Chương 1, Luận văn đã hệ thống lý luận một số vấn đề cơ bản về
công tác chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập Luận văn đã nêu khái quát nội dung kiểm soát chỉ thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp công lập, Công tác kiểm soát chỉ thường xuyên được thực hiện một cách khoa học
và nghiêm túc sẽ góp phần làm lành mạnh công tác tài chính trong các đơn vi
sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm thiểu các sai sót, ngăn chặn gian lận, tránh thất thoát tài sản, giảm thiểu chỉ phí, nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên,
góp phần thúc đầy đơn vị phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra Đồng thời là
cơ sở cho việc nghiên cứu tinh hình chỉ ngân sách nhà nước tại Trung tâm
ất tỉnh Quảng Ngãi
Phát triển quỹ
Trang 38CHUONG 2
THUC TRANG Ci TAC KIEM SOAT CHI THUONG XUYEN TAL
TRUNG TAM PHAT TRIEN QUY DAT TINH QUANG NGAI 2.1 TONG QUAN VE TRUNG TAM PHAT TRIEN QUY DAT TINH QUANG NGAI
2.1.1 Quyết định thành lập
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi thành lập theo quyết định
số 77/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Sau đó, trên
cơ sở hợp nhất, chuyển giao UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra quyết định số
298/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi trực thuộc Sở Tải nguyên
và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất, chuyển giao nguyên trạng Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ
đất các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ,
Minh Long, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi Tuy nhiên đến cuối năm 2017 đã giao trả 07 chỉ nhánh đồng bằng và 01 chỉ nhánh hải đảo Lý Sơn về cho UBND các huyện, thành phố và UBND huyện Lý Sơn quản lý; vì vậy đến cuối năm 2017 Trung tâm Phát triển
quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 05 Phòng và 06 Chỉ nhánh huyện miền núi 2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng
đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
Trang 39Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí
văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật
Trụ sở làm việc của Trung tâm đặt tại 544 Quang Trung, phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
~ Lập kế hoạch tô chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của các huyện, thành phố thường, hỗ trợ, tái định cư
- Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hôi đất
- Lập dự án đầu tư và tô chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được UBND tỉnh giao
- Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà
đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương khi được UBND tỉnh giao
- Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định
- Lập phương án sử dụng, khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng
chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất
- Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá
Trang 40đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tô chức, cá nhân theo yêu cầu
~ Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất dai, nha 6 va tai san khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
~ Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tô chức kinh tế, cá nhân đề thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật có liên quan
- Được ký kết hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
- Quan lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung
tâm Phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
~ Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc
~ Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu cơ quan, đại diện pháp nhân
theo quy định của pháp luật, quyết định tổ chức quản lý, điều hành hoạt động
của đơn vị Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm
và các Chỉ nhánh trực thuộc, thực hiện quản lý theo chế độ thủ trưởng
~ Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm, phụ trách