1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh

131 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Thu Lệ Phí Trước Bạ Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh
Tác giả Lữ Thị Xuân Vy
Người hướng dẫn PGS.TS Đường Nguyễn Hưng
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 23,96 MB

Nội dung

tổng hợp và đánh giá thực tế công tác kiểm soát thu LPTB được thực hiện tạiChi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh trên cơ sở liên hệ, so sánh với lýthuyết về KSNB, kiểm soát thu LPTB

Trang 1

LỮ THỊ XUÂN VY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ

TRƯỚC BẠ TẠI CHI CỤC THUÉ KHU VỰC

QUANG NGAI - SON TINH

LUAN VAN THAC Si KE TOAN

Đà Nang - Năm 2023

Trang 2

LỮ THỊ XUÂN VY

HOÀN THIEN CÔNG TÁC KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ

TRƯỚC BẠ TẠI CHI CỤC THUÉ KHU VỰC

QUANG NGAI- SƠN TINH

LUAN VAN THAC Si KE TOAN

Mã số: 8 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đường Nguyễn Hưng

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phítrước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS

Đường Nguyễn Hưng.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực,tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả luận văn

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề ti oc cccceccccccscscccccccceesesssssnsnntessesesesseseeceeeeeseees 1

2 Mục tiêu nghiÊn COU ee cceseeeeeseseseeeeneteseseeeseseetenseeneseaeeeseetenseeneneee 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -: ¿-c22ccz+cvccvvsveccee 2

4 Phương pháp nghiên cứu

5.Y nghĩa khoa học và thực tien của dé tài -¿-5-ccc+cccccccce+ 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu c¿:¿¿2222vcvvcccstrcvvrvverrerrrrre 3

7 Bố Cục của luận VẫT:sssccssecsecisgitnäa 0á 051 0150031615635 1 60158656686013810059556053888 5CHUONG 1 TONG QUAN VE KIEM SOAT NOI BO TRONG KHU

VUC CONG, LE PHÍ TRƯỚC BA VÀ CONG TÁC KIEM SOÁT THU

LE PHÍ TRƯỚC BA TAI CHI CỤC THUÊ - + 6

1.1 TONG QUAN VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG 6

1.1.1 Khái quát chung về kiểm soát NO DO ssstgtt toi ã5888N8gE 61.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ ở trong khu vực công - 91.2 TONG QUAN VE LE PHÍ TRƯỚC BA - ©2222 14

1.2.1 Khái niệm về lệ phí trước bạ -¿-ccvvcccccvvecrrrre 14

1:2:2 Vai trò của lệ phí trướồ Đạ::‹.‹ csccccccccccciniDeEEEDiLEidiLLg10á-0 06 14

1.2.3 Đối tượng chịu lệ phí trước bạ, căn cứ tính lệ phí trước bạ 141.3 TONG QUAN CONG TÁC KIEM SOÁT THU LE PHÍ TRƯỚC BA TAICHI CỤC THUÊ

1.3.1 Khái niệm kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế l5

Trang 5

phí trước bạ và đánh giá việc thực hiện dự toán thu lệ phí trước bạ tại Chi cục

Chỉ cục ThUẾ -222222222222222222222122222151111222212111121 2221111112 xe 25KERLUAN GHƯƠNG ÍiseneobenoninntrotOiioittttSQAIGIU0A008n080n8sr 27

CHUONG 2 THỰC TRANG CÔNG TAC KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ

TRƯỚC BA TAI CHI CỤC THUÊ KHU VỰC QUANG NGAI - SƠN

Quảng Ngãi — Sơn Tịnh 5-5555 S++S*St2 2e tekerrkerrkerrrerkerrree 28

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục thuế Khu vực Quảng Ngãi

SS Ot TMi san senssrenoereebiebbytovig011809103231000806L0030066100000000600149002t148140/24008007G0010/31018//0g80 29

2.1.4 Tình hình thu lệ phí trước bạ của Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi

eesti THHĨ sexy GEEEGUEIEIIHREEHINGIGIHBEGHRIIEIGREGRRRREIESĐS 30

2.2 THỰC TRANG CONG TÁC KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ TRƯỚC BATAI CHI CỤC THUÊ KHU VUC QUANG NGAI - SƠN TỊNH 35

2.2.1 Thực trạng hoạt động kiểm soát trong công tác lập dự toán thu lệphí trước ba tại Chi cục Thuế khu vực Quang Ngãi — Sơn Tinh .35

Trang 6

2.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát trong công tác đánh giá thực hiện

dự toán thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh

2.3.3 Ton tại trong công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế

khu vực Quảng Ngãi —

2.3.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác kiểm soát thu lệ phítrước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Son Tịnh 15KET LUẬN CHƯƠNG 2 -22-22222222EES22222211222222111222211222211 2x2 76

CHUONG 3 MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ TRƯỚC BA CUA CHI CỤC THUE KHUVUC QUANG NGAI - SON TINH 0 ccccssssssccssssssesssssseeessssiesccsseessessseeseons 773:1,GAN CỬ ĐỀ XUẤT GIẢI PHAP ¡so sbeniiibttitilsontigideitsaes 773.2 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIEN CÔNG TÁC KIÊM SOÁT THU LỆ PHÍTRƯỚC BA TẠI CHI CỤC THUÊ KHU VUC QUANG NGAI - SƠN TINH

3.3 MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIÊM SOÁTTHU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ TẠI CHI CỤC THUÉ KHU VỰC QUẢNG NGÃI

— SON TINHEbgrnbexigltblssEaottttx|0N@dtiiDSqftttÐtstcb;giagtssssa 78

Trang 7

3.3.2 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong công tác tô chức thu lệ phítrước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quang Ngãi — Sơn Tịnh

3.3.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong đánh giá việc thực hiện dựtoán thu lệ phí trước bạ tai Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tinh 89

3.3.4 Hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thu lệ phítrước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh 91x00 ::+::a 104DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYET ĐỊNH GIAO DE TÀI LUẬN VAN

BIEN BAN HỌP HOI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN VAN

NHAN XET CUA PHAN BIEN 1

NHAN XET CUA PHAN BIEN 2

BAO CAO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VAN

Trang 8

Đội Quản lý thuế

Đội Tuyên truyềnHỗ trợ người nộp thuế Trước bạ - Thu khác

The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission

Uy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Ky

về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính

International Organization of Supreme Audit Institutions

Trang 10

Số hiệu Tên bảng Trang2.1 | Số lượng hồ sơ LPTB xử lý của Chi cục Thuế khu vực |_ 30

Quảng Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 20222.2 | Số tiền LPTB được giảm của Chi cục Thuế khu vực| 31

Quảng Ngãi — Sơn Tinh theo Nghị định số

103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ

243 | Số tiền LPTB được miễn của Chỉ cục Thuế khu vực| 32

Quảng Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 20222.4 | Số thu LPTB của Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi -| 32

Sơn Tịnh từ năm 2020 đến năm 20222.5 | Kết quả thực hiện dự toán thu LPTB tại Chỉ cục Thuế khu |_ 34

vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến năm 2022

Trang 11

Số hiệu

sỡ đồ Tên sơ đồ Trang

1I Quy trình kê khai, nộp thuế, đăng ký phương tiện 191.2 | Quy trình kê khai, nộp thuế, đăng ký nhà, dat 19

21 Sơ đồ tô chức bộ máy Chi cục Thuế khu vực Quảng 29

Ngãi — Sơn Tịnh

Trang 12

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.Thuế phát triển cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, thuế khôngchỉ đảm bảo chỉ tiêu để nhằm mục đích có thể duy trì quyền lực của bộ máyNhà nước, mà thuế còn dé chỉ tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặn dò cán bộ, công chức ngành Thuế:

“Thu thuế phải thu được lòng dân” Thực hiện lời dạy sâu sắc của Người, nhữngnăm qua, ngành Thuế luôn chủ động, sáng tạo tìm ra nhiều biện pháp, cách thứcquản lý thuế khoa học nhằm tạo được sự đồng thuận và tự giác tuân thủ phápluật thuế của người nộp thuế (NNT), chuyển từ hình thức cơ quan thuế tính thuếsang hình thức NNT thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào ngân sách nhà

nước (NSNN) và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, tạo thuận lợi

tối đa cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình Ngành Thuế với mục tiêulấy NNT làm trung tâm phục vụ chính là thu lòng dân đề thu thuế bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN Công tác quản lý thuế đã có nhiều chuyềnđổi trong khâu tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện thủ tục hành chính nhằmđảm bảo huy động nguồn lực và tạo thuận lợi cho NNT Vì vậy, đội ngũ cán bộ,công chức thuế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của ngành Thuế.

Cùng với nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ lệ phí trước bạ (LPTB) đã cấuthành nguồn thu quan trọng trong NSNN và là nguồn thu quan trọng trong tông

thu ngân sách của địa phương, góp phan đảm bảo ngân sách dé chính quyền địa

phương thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước LPTB là khoản thu quan

trọng ở chỗ không những là một yếu tố cầu thành không thể thiếu trong cơ cấuNSNN của địa phương hàng năm mà còn ở chỗ đây là căn cứ ban đầu cho việc

xác định các quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản, hàng hóa theo quy định của

Trang 13

nhất trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, công tác kiểm soát thu LPTB vẫncòn nhiều điểm bat cập trong theo dõi, giám sát vẫn chưa chặt chẽ; trình độ củacông chức thực hiện tính LPTB còn chưa đồng đều dẫn đến kết quả tính thuếchưa đồng bộ; tình trạng NNT khai không trung thực, gian lận thuế, gây thatthu cho NSNN; các hành vi tiêu cực, những nhiễu, vụ lợi của một số công chứcthuế Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện tại ít có nghiên cứu mang tính học thuậtnào về việc đánh giá công tác kiểm soát thu LPTB ở cấp Chi cục Thuế Nhậnthức được tầm quan trọng đó, tac giả đã chọn đề tài: “Hoan thiện công tác kiểmsoát thu lệ phí trước bạ tại Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh” để

thực hiện luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng công tác kiểm soát thu LPTB tại Chỉ cục Thuế khuvực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh, xác định những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trongcông tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi —Sơn Tịnh Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, tác giả đề xuất một số giải phápphù hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu LPTB tại Chi cục Thuế khu

vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: công tác kiểm soát thu LPTB tại Chicục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh Tập trung vào hoạt động kiểm soáttrong các quá trình: lập dự toán thu LPTB, tổ chức thực hiện thu LPTB và đánh

giá việc thực hiện dự toán thu LPTB.

Về không gian nghiên cứu: tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn

Tịnh.

Về thời gian nghiên cứu: 3 năm trong giai đoạn 2020-2022

Trang 14

tổng hợp và đánh giá thực tế công tác kiểm soát thu LPTB được thực hiện tạiChi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh trên cơ sở liên hệ, so sánh với lýthuyết về KSNB, kiểm soát thu LPTB của ngành Thuế.

- Phương pháp thu thập tài liệu: phỏng van, quan sát, kết hợp với việc thuthập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác kiểm soát thu LPTB, tổng

hợp thông tin và suy luận.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài giúp hiểu rõ hơn về thực trạng công tác kiểm soát thu LPTB tại Chỉcục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh cũng như đánh giá được những mặtđạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiêm soát thu LPTB tại Chicục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh Từ đó, đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu LPTB nhằm nâng cao hiệu quả, hiệulực trong công tác thu thuế tại Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đến hiện tại đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về LPTB ở cáckhía cạnh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cụ thể:

Lê Trung Kỳ (2017): nghiên cứu đi từ cơ sở lý luận quản lý thu LPTB

tại Chi cục thuế cấp huyện đến phân tích thực trạng quản lý thu LPTB tại Chicục Thuế huyện Điện Biên và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lýthu LPTB tại Chi cục Thuế Luận văn sử dụng phương pháp khung nghiên cứu,

sử dụng số liệu thứ cấp phân tích thực trạng sau đó phân loại, đối chiếu, phân

tích, đánh giá Luận văn đã làm rõ việc quản lý thu LPTB ở các khâu của quản

lý thu LPTB và phân tích nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý thu LPTB tại don vị

Tuy nhiên, công tác quản lý thu LPTB của luận văn chưa đi sâu vào đánh giá

những rủi ro của công tác quản lý thu LPTB, biện pháp đối phó với rủi ro của

Trang 15

Nguyễn Thị Huệ (2016): nghiên cứu đi từ cơ sở lý luận các khoản thu từđất đến thực trang công tác quan lý các khoản thu từ dat tại Chi cục Thuế huyệnĐan Phượng Tác giả đã đánh giá những mặt đạt được, xác định những vấn đềcòn tổn tại, hạn chế trong việc khai thác nguồn thu từ đất của địa phương, từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các nguồn thu này trên địa banhuyện Đan Phượng Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấpcác khoản thu về đất trên địa bàn từ năm 2011-2015, phân tích so sánh, đốichiếu, đánh giá, tong hợp Luận văn đã làm rõ các nguồn thu từ đất trên địa banhuyện Đan Phượng, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn thu từđất và đánh giá được công tác quản lý các nguồn thu đó Tuy nhiên, luận vănphân tích các khoản thu về đất nói chung trong đó có thể hiện một phần cáckhoản thu LPTB từ đất, do đó chưa có phân tích, đánh giá chuyên sâu công táckiểm soát thu LPTB về đất

Doãn Thị Hằng (2011): nghiên cứu đi từ lý luận về phí, lệ phí đến thựctrạng công tác quản lý phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn quận Tây Hỏ, đánhgiá những mặt đạt được, tồn tại trong công tác quản lý phí, lệ phí trên địa quận.Qua đó, tác giả đã đề xuất một sé giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quan lý

lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ Luận văn sửdụng phương pháp nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp phân tích thực trang, sau

đó phân loại, so sánh, đối chiếu Luận văn đã làm rõ việc quản lý thu phí, lệ phí

từ các khâu ban đầu là phân cấp quản lý thu đến khâu cuối cùng là quyết toánthu phí, lệ phí LPTB là một phan trong phân tích quản lý thu phí, lệ phí của

luận văn, tuy nhiên luận văn chưa phân tích các rủi ro trong quá trình thực hiện,

các biện pháp đối phó với rủi ro cũng như phân tích các nhân tố tác động đến

việc thực hiện thu LPTB.

Trang 16

bất động sản ở Việt Nam, sau đó đưa ra các ý kiến đóng góp ý kiến nhằm cảicách chính sách thuế bắt động sản của Việt Nam giai đoạn sau Luận văn sửdụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận lý thuyết về thuế nói chung, tham khảotài liệu chính sách thuế bất động sản của một số quốc gia và các tài liệu góp ý

về chính sách bất động sản hiện hành dé phân tích mô tả, so sánh, đánh giá,tổng hợp các van đề nghiên cứu Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về bất độngsản, thực tiễn các sắc thuế bất động sản hiện hành, đánh giá những mặt đạtđược, hạn chế đưa ra đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi các dự thảo luật sắp banhành Luận văn phân tích các chính sách sách thuế về bất động sản trong đó cóchính sách LPTB về bất động sản Tuy nhiên luận văn chỉ nghiên cứu về chínhsách LPTB về bất động sản nhưng chưa có nghiên cứu sâu về quy trình thuLPTB về bất động sản.

Căn cứ những tải liệu nghiên cứu đã trình bày ở trên có thể nhận thấyrằng ít có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về LPTB cũng như công tác kiểm soátthu LPTB tại Chỉ cục Thuế Đây là khoảng trống mà luận văn hướng đến nghiêncứu dé hoàn thiện công tác kiểm soát thu LPTB tại Chi cục Thuế trong giai

đoạn hiện nay.

7 Bố cục của luận văn

Luan văn được trình bày thành 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong khu vực công, lệ phítrước bạ và công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế

- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cụcThuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệphí trước bạ tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh

Trang 17

CONG, LỆ PHI TRƯỚC BA VÀ CÔNG TÁC KIEM SOÁT

THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ TẠI CHI CỤC THUÉ

1.1 TONG QUAN VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG

1.1.1 Khái quát chung về kiểm soát nội bộ

Theo COSO (2013), KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một tiếntrình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân

sự khác, được thiết kế dé đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được

các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và tuân thủ với các luật và quy định

liên quan” Ba mục tiêu cần đạt được: hoạt động của đơn vị hiệu quả và hữu

hiệu; báo cáo tài chính đáng tin cậy và tuân thủ các quy định của đơn vị, luật lệ

hiện hành.

Theo Đường Nguyễn Hung (2016): KSNB được thiết lập nhằm giúp tôchức đạt được các mục tiêu của mình và hạn chế các van đề gây bat lợi cho tổ

chức KSNB giúp cho nhà quản lý thích ứng với môi trường bên ngoài và bên

trong tô chức thường xuyên biến đổi nhanh chóng Vai trò của KSNB thúc đây các tô chức thiết lập các hệ thống KSNB hữu hiệu.

Bản chất của KSNB chính là biện pháp đối phó với các rủi ro đối vớiviệc thực hiện các mục tiêu của các hoạt động của tổ chức Mục tiêu của KSNBđược đặt ra là đối phó với các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của các

hoạt động, cho nên mục tiêu của KSNB cũng phù hợp với các mục tiêu của

Trang 18

kiểm soát nội bộ bao gồm năm thành phần như sau:

- Môi trường kiểm soát (control environment)

Môi trường kiểm soát là tập hợp các chuẩn mực, quy trình, cấu trúc thiết lập cơ sở cho sự vận hành của KSNB trong tổ chức Chính môi trường kiểmsoát làm nền tảng cho các thành phần khác của hệ thống KSNB Môi trườngkiểm soát bao gồm các yếu tố: tính chính trực và các giá trị đạo đức; cam kết

về năng lực; sự tham gia của ban quản trị; triết lý và phong cách điều hành củanhà quản lý; cơ cấu tổ chức; phân công quyên hạn và trách nhiệm; chính sáchnhân sự Liên quan đến môi trường kiểm soát có năm nguyên tắc sau:

+ Tổ chức thực hiện cam kết với tính chính trực và các giá trị đạo đức;+ Hội đồng quản trị thể hiện cam kết độc lập đối với ban quản lý và thựchiện chức năng giám sát đối với sự phát triển và vận hành của KSNB;

+ Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, ban quản lý thiết lập cơ cầu

tổ chức, các tuyến báo cáo, quyền hạn và trách nhiệm phù hợp hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức;

+ Tổ chức thể hiện cam kết đối với việc thu hút, phát triển và lưu giữ

nhân sự có năng lực;

+ Tổ chức quy trách nhiệm cho cá nhân về việc thực hiện các trách nhiệm KSNB.

- Danh gia rui ro (risk assessment)

Đánh giá rủi ro là một tiến trình linh hoạt, lặp đi lặp lại nhận diện và phântích các rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Đề thiết lập đầy

đủ thành phần đánh giá rủi ro, tổ chức cần thực hiện bốn nguyên tắc sau:

+ Tổ chức xác định các mục tiêu một cách rõ ràng để bảo đảm thực hiệnnhận diện và đánh giá các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu;

+ Tô chức nhận diện các rủi ro đôi với việc đạt được các mục tiêu và

Trang 19

đối với việc đạt được các mục tiêu;

+ Tổ chức nhận diện và đánh giá các thay đồi từ môi trường bên ngoài

và bên trong tô chức mà có thể ảnh hưởng đáng kê đến các rủi ro đối với việc

đạt được các mục tiêu.

- Hoạt động kiêm soát (contronl activities)

Hoạt động kiểm soát là các hành động được thiết lập bởi các chính sách

và thủ tục để bảo đảm cho các chỉ thị của nhà quản lý về việc đối phó với cácrủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu được thực hiện Thành phần hoạtđộng kiểm soát đòi hỏi tổ chức cần thực hiện 3 nguyên tắc sau:

+ Tổ chức lựa chọn, phát triển các hoạt động kiểm soát đối phó với cácrủi ro đối với việc đạt được mục tiêu ở các mức rủi ro có thé chấp nhận được;

+ Tổ chức lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát đối phó vớicác rủi ro đối với việc áp dung và vận hành công nghệ thông tin trong tô chức;

+ Tổ chức thiết lập các hoạt động kiểm soát thông qua các chính sách và

các thủ tục thực thi các chính sách.

- Thông tin và trao đổi thông tin (information and communication)

Thông tin là đầu vào cần thiết để tổ chức thực hiện các trách nhiệmKSNB hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Trao đồi thông tindiễn ra cả bên trong tổ chức và giữa tổ chức với bên ngoài dé cung cấp cácthông tin hỗ trợ cho việc thực hiện các trách nhiệm KSNB Các nguyên tắc thựchiện thành phần thông tin và trao đổi thông tin gồm có 3 nguyên tắc sau:

+ Tổ chức thu thập hoặc tạo lập và sử dụng các thông tin chất lượng, phù

hợp để phục vụ sự vận hành của các thành phần khác của hệ thống KSNB;

+ Tổ chức trao đổi thông tin trong nội bộ bao gồm các mục tiêu và cáctrách nhiệm KSNB cần thiết đề hỗ trợ sự vận hành của các thành phần khác của

hệ thống KSNB;

Trang 20

- Hoạt động giám sát (monitoring activities)

Hoạt động giám sát bao gồm các đánh giá thường xuyên, đánh giá chuyênbiệt hoặc sự kết hợp cả hai hình thức được thực hiện để xem xét các thành phầncủa hệ thống KSNB có đang hiện diện và đang vận hành hay không Hoạt độnggiám sát được thực hiện qua hai nguyên tắc sau:

+ Tổ chức lựa chọn, phát triển, thực hiện các đánh giá thường xuyên,đánh giá chuyên biệt để xem xét xem các thành phần của hệ thống KSNB có

đang hiện diện và đang vận hành hay không;

+ Tổ chức đánh giá và báo cáo về các điểm yếu của KSNB một cách kịp

thời cho cấp có thẩm quyền như ban quản lý, hội đồng quản trị để thực hiện cáchành động khắc phục yếu kém

Về mặt bản chất, định nghĩa do COSO đưa ra có thé áp dụng với tất cảmọi loại hình tổ chức, trong đó có các đơn vị công Tuy nhiên, các đơn vị công

có các đặc điểm, đặc thù riêng Những đơn vị này bên cạnh thực hiện theo cáclĩnh vực thông thường thì vẫn phải đảm nhiệm nhiều dự án, kế hoạch do nhà

nước giao phó theo chức năng, nhiệm vụ được phân công cho đơn vị đó Vì

vậy, trên thế giới xuất hiện một nhu cầu đó là khái niệm KSNB đã được thayđổi cho phù hợp với những đơn vị công

1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ ở trong khu vực công

a, Lich sử phát triển hệ thông kiếm soát nội bộ trong khu vực côngChuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kế toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO)năm 1999 đã dé cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sựnghiệp GAO đưa ra năm yếu t6 về KSNB bao gồm các quy định về môi trườngkiểm soát, đánh giá giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền

thông, giám sát.

Trang 21

INTOSAI (The International Organiztion of Superme Audit Insitutions)

—Té chức quốc tế các co quan kiểm toán tối cao được thành lập từ năm 1953nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc trao đổi các quan điểm và kinh nghiệmgiữa các Cơ quan kiểm toán tối cao về công tác kiểm toán nhà nước Việt Nam

là thành viên chính thức của tô chức INTOSAI từ tháng 7/1996.

Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI (1992) đã cập nhật các chuânmực KSNB cho phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển

của KSNB, bên cạnh việc hoàn chỉnh định nghĩa KSNB và xây dựng một sự

hiểu biết chung về KSNB, tài liệu của INTOSAI còn trình bày những vấn déđặc thù về khu vực công

b Khái niệm về kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2004

Theo tổ chức INTOSAI (2004) đã dé cập đến trong Báo cáo “INTOSAIGOV 9100 Guidelines Public Sector Internal Control Standards” định nghĩa vềKSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi nhà quan lý và cácnhân viên đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp một đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tô chức” Bốn mục tiêucần đạt được: thực hiện các hoạt động có trật tự, tiết kiệm, hữu hiệu và hiệuquả; thực hiện các hoạt động hướng đến trách nhiệm giải trình; tuân thủ luậtpháp và các quy định hiện hành; bảo vệ các nguồn lực trong đơn vi, chống thấtthoát, sử dụng sai mục đích và tôn thất.

Qua việc tìm hiểu hai định nghĩa về KSNB do hai tổ chức COSO vàINTOSAI ban hành, có thé thay rằng trong khu vực tư hay khu vực công thì

KSNB luôn hướng vào hai mục tiêu chung đó là hoạt động hiệu quả, hữu hiệu

và tuân thủ các quy định Tuy nhiên trong khu vực công thì INTOSAI còn nhấnmạnh đến hai đặc điểm riêng có trong đơn vị công đó là quản lý tài sản nhànước hiệu quả và nâng cao trách nhiệm giải trình Điều này hoàn toàn phù hợpvới mục tiêu của chuẩn mực kế toán công quốc tế mà các đơn vị công danghướng đến hài hòa khi áp dụng So với định nghĩa của báo cáo COSO, khía

Trang 22

cạnh giá trị dao đức trong hoạt động được thêm vào và nhấn mạnh Điều này là

do bởi kỳ vọng rằng, công chức phải phục vụ lợi ích công với sự công bằng vàquản lý nguồn lực công một cách đúng dan.

c Các thành phan trong hệ thông kiểm soát nội bộ trong khu vực công

theo INTOSAI

Năm thành phần phần cầu thành KSNB của đơn vị công được viết tắt là

mô hình CRiCIM (Criticism for Effective Risk Management) Mặc dù nếu xét

về tên gọi thì hoàn toàn trùng khớp với các thành phần theo hướng dẫn củaCOSO 2013, nhưng nếu đi vào chỉ tiết từng thành phần trong một đơn vị côngthì nội dung có những đặc điểm sau:

- Môi trường kiểm soát: Thành phần này được xem là nền tảng của hệthống KSNB trong một đơn vị Nó tạo ra âm hưởng chung cho toàn bộ tổ chức

và toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị công phải tuân theo các nội dungcủa lãnh đạo đã đề ra Riêng đối với khu vực công, INTOSAI nhấn mạnh đến

3 đặc điểm riêng trong yếu tố môi trường kiểm soát này, bao gồm:

+ Chính sách của Chính phủ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập các quy

định, chính sách tuyển dụng cũng như mức độ quản lý của ban lãnh đạo.

+ Đạo đức của công chức, viên chức có thể bị tha hóa hoặc không có mộthướng dẫn rõ ràng về quá trình làm việc của công chức khi thực hiện nhiệm vụcũng như tiếp xúc với dân

+ Sơ đồ và cơ cầu tổ chức trong đơn vị công cần trình bày một cách đầy

đủ, rõ ràng Một số đơn vị vì thành lập nhiều tổ chức phụ thuộc nên cơ cấu tổchức chưa thé hiện được hết tat cả các cấp độ.

- Đánh giá rủi ro: Rui ro trong đơn vị công cũng có những điểm khác biệtvới các doanh nghiệp trong khu vực tư Do các đơn vị công phải tồn tại và thànhlập tại tất cả các vùng, miền hay khu vực trong phạm vi một quốc gia Vì thế,rủi ro tác động đến có thể gồm những rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài Một

số rủi ro tác động đến đơn vị công, như: thay đổi quy định pháp lý, các biến có

Trang 23

về thảm họa thiên nhiên, thay đổi cơ chế tài chính

- Hoạt động kiểm soát: Sau khi xác định, sắp xếp, phân loại, đánh giánhững rủi ro tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đơn vị thì lãnh đạo cần phải

dé ra cho đơn vị mình những cách thức để kiểm soát, hạn chế những rủi ro tácđộng làm ngăn cản việc đạt được những mục tiêu đã dự toán ban đầu Riêngđối với khu vực công INTOSAI nhấn mạnh đến bốn hoạt động mà thủ trưởngđơn vị cần cần nhắc để áp dụng khi kiểm soát, bao gồm: Xem xét chỉ tiết cáchoạt động theo chức năng nhưng đi ngược lại với mục tiêu ban đầu; chứng từhóa đầy đủ các hoạt động hiện hữu và chưa hiện hữu rõ ràng; gắn với các chỉ

số đánh giá hoạt động rõ ràng tương tự trong các doanh nghiệp; đối chiếuthường xuyên và liên tục về giá trị các loại tài sản mà đơn vị đang nắm giữ

- Thông tin và trao đổi thông tin: dé những yêu cầu hướng dẫn từ cap trênđược cấp dưới hiểu biết một cách đầy đủ, rõ ràng thì trong toàn cấp phải có mộtcách thức truyền thông phù hợp Riêng đối với khu vực công, INTOSAI nhắnmạnh đến ba hoạt động mà thủ trưởng đơn vị cần cân nhắc dé áp dụng truyền thông các thông tin, bao gồm: khi chuyền tải các văn bản hay sản phẩm hoặctài sản cần phải có giấy tờ chứng minh việc tiếp nhận cũng như đánh giá mức

độ tiếp thu của từng công chức, thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ và giữa cáccấp, tạo ra cơ chế giao tiếp thông tin giữa đơn vị với kiểm toán nội bộ nếu có

- Giám sát: Thành phan giúp cho rà soát, kiểm tra xem những quy trình,thủ tục và hoạt động kiểm soát được áp dụng có tuân theo những chủ trương,chính sách, quy định đã được ban hành hay không Thành phần này được cấuthành bởi hai chức năng là kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập Riêng đốivới khu vực công INTOSAI nhắn mạnh đến cách mà thủ trưởng đơn vị cần cânnhắc để áp dụng khi giám sát, bao gồm: luân chuyền thường xuyên người kiểmtra công việc của đơn vị, hướng đến việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ và

có những lưu trữ hay cách thức giám sát đối với tài sản công (Sanusi &

Mustapha, 2015).

Trang 24

Theo Phạm Quang Huy (2017): Một hệ thống KSNB hiệu quả sẽ giúpcho các đơn vị đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra Đặc biệt đối với cácđơn vị công, việc thiết lập hệ thống KSNB càng trở nên quan trọng vì đây lànhững tổ chức sử dụng NSNN để thực hiện theo đúng những nhiệm vụ mà nhà

nước, người dân giao phó (INTOSAI, 2004) Công dân đã đóng góp các khoản

thuế dưới nhiều hình thức vào ngân sách quốc gia Họ luôn mong đợi rằng nhànước sẽ sử dụng nguồn lực tài chính công một cách hiệu quả, hướng đến việccung cấp những phúc lợi tốt nhất cho đời sống, phát triển kinh tế, xã hội Banlãnh đạo đơn vị cũng, muốn hoạt động trong tổ chức minh đang điều hành hạnchế được rủi ro, có được các hoạt động kiểm soát để những kế hoạch đã đề rađều đạt được một cách tốt nhất vào việc tông kết cuối năm tài khóa

d.¥ nghĩa kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Đối với một tô chức hành chính công thì theo hướng dẫn về KSNB củaINTOSAI sẽ thay rõ được tầm quan trọng của t6 chức KSNB như:

- Tạo lập một cơ cầu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của don

vị Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó vớicác sự kiện bắt lợi trong việc thực hiện mục tiêu.

- Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệutrong toàn tổ chức phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu của KSNB.

- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận vớinhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những saiphạm do thiếu sót hoặc có tình gây ra, đồng thời cũng giúp đánh giá và hoànthiện hơn những bat cập cần bổ sung của KSNB

- KSNB giúp thủ trưởng đơn vị có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soáttrong tổ chức theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạtđộng kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát đi đôi với một hệthống thông tin hữu hiệu

Trang 25

1.2 TONG QUAN VE LE PHÍ TRƯỚC BA

1.2.1 Khái niệm về lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ (hay còn gọi là thuế trước bạ) là khoản tiền được ấn định

mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu LPTB phải nộp khi đăng

ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nha nước có thẩm quyên, trừtrường hợp được miễn Khoản lệ phí này được áp dụng cho một số đối tượngđược quy định tại Điều 3 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành

ngày 15/01/2022.

1.2.2 Vai trò của lệ phí trước bạ

- Thông qua việc kê khai LPTB, người có tài sản được công nhận quyền

sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản theo quy định của pháp luật

- Đồng thời, các dữ liệu về chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản, về đặc điểm,

giá trị tài sản trong quá trình kê khai được quản lý và cập nhật kịp thời, đóng

góp kho dữ liệu quan trọng cho cơ quan Thuế và cơ quan quản lý nhà nước liên

quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

- LPTB là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, góp phần dambảo ngân sách dé chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Việcgiảm thu NSNN từ LPTB sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương

- Hiện nay, các chính sách liên quan đến LPTB đã góp phần không nhỏtrong cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và thống nhất

trong quá trình thực hiện.

1.2.3 Đối tượng chịu lệ phí trước bạ, căn cứ tính lệ phí trước bạ

Đối tượng chịu LPTB và căn cứ tính LPTB được quy định tại Điều 3 và

Điều 6 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ

a Đối tượng chịu lệ phí trước bạ

- Nhà, đất

- Súng săn; súng dùng dé tập luyện, thi đấu thé thao.

- Tàu thủy, sa lan, ca nô, tàu kéo, tau đây, tàu ngầm, tàu lặn.

Trang 26

- Thuyền, du thuyền.

- Tau bay.

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự

xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe máy)

- Ô tô, ro moóc hoặc sơ mi ro moóc được kéo bởi 6 tô, các loại xe tương

tự xe ô tô (sau đây gọi chung là xe ô tô).

- Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sảnquy định được thay thế phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

b Căn cứ tính lệ phí trước bạ

Căn cứ tính LPTB là giá tính LPTB và mức thu LPTB theo tỷ lệ (%).

Mức thu LPTB của một sé tài sản thường phát sinh hỗ sơ LPTB tại Chicục Thuế như sau:

- Nhà, đất là 0,5%

- Xe máy là 2% (riêng xe máy của tổ chức, cá nhân thành phó; thị xã mứcthu là 5%) LPTB lần thứ 2 trở đi là 1% Trường hợp đã nộp LPTB là 2%, sau

đó chuyên giao cho tô chức, cá nhân ở thành phó, thị xã thì mức thu là 5%.

- Ô tô, ro moóc hoặc sơ mi ro moóc được kéo bởi 6 tô, các loại xe tương

tự xe ô tô; LPTB lần thứ 2 trở đi: mức thu là 2% Riêng mức thu LPTB lần đầu:

+ Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (cả xe con pick-up) là 10%.

+ Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham giagiao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khốilượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp LPTB lầnđầu với mức thu bằng 60% mức thu xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngôi trở xuống

1.3 TONG QUAN CONG TÁC KIEM SOÁT THU LỆ PHÍ TRƯỚC BA

TAI CHI CUC THUE

1.3.1 Khái niệm kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế

Kiểm soát thu LPTB tại Chi cục Thuế là kiểm soát hoạt động tổ chức,điều hành, giám sát hoạt động thu, nộp LPTB của Chi cục Thuế cấp huyện đối

Trang 27

với đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời LPTB vào

NSNN theo đúng quy định của pháp luật.

Về bản chất, kiểm soát thu LPTB tại Chỉ cục Thuế là việc thiết lập vàthực hiện các biện pháp đối phó với các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động

to chức, điều hành, giám sát hoạt động thu, nộp LPTB của Chi cục Thuế Cácrủi ro được đối phó hiệu quả sẽ giúp việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát của

hoạt động thu LPTB có hiệu quả.

Yêu cau đối với công tác kiểm soát thu LPTB:

- Thực hiện kê khai LPTB phải trung thực, công khai, minh bạch, đầy đủ

- Các khoản thu LPTB phải có thông báo tính thuế của cơ quan thuế banhành và có các hé sơ lưu trữ dé tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát Việc tính toánLPTB phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng và quy định hiện hành; cáctrường hợp miễn, giảm cần có đủ căn cứ theo quy định

- Số thu LPTB cần phải được nộp trực tiếp vào KBNN, trường hợp đượcphép thu qua ủy nhiệm thu thì cần phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào KBNNtheo quy định của Bộ Tài chính Thực hiện theo dõi ghi chép số sách kế toán,thanh quyết toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định.

- LPTB là một khoản thu phải được cân đối trong dự toán thu — chi củaNSNN địa phương Công tác thu LPTB phải đảm bảo công bằng, hợp lý, chặt

chẽ và hiệu quả, tránh hiện tượng tiêu cực trong quản lý thu LPTB.

1.3.2 Mục tiêu của kiểm soát thu lệ phí trước bạ

- Giúp cơ quan thuế quan lý được nguồn thu thuế nói chung, LPTB nói

riêng Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời LPTB vào NSNN.

- Nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của NNT trong việc sangtên đổi chủ, góp phần thực hiện công bằng xã hội

~ Giúp cơ quan thuế phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời nhữnghành vi vi phạm, các hình thức gian lận trong công tác kiểm soát thu LPTB

Trang 28

- Thông qua công tác kiểm soát thu LPTB, cơ quan thuế phát hiện những

kẻ hở, những quy định về LPTB không còn phù hợp với thực tiễn, từ đó kiếnnghị sửa đổi, bổ sung Luật và các quy định khác có liên quan

1.3.3 Quy trình lập dự toán thu lệ phí trước bạ, tổ chức hoạt động

thu lệ phí trước bạ và đánh giá việc thực hiện dự toán thu lệ phí trước bạ

tại Chỉ cục Thuế

a Lập dự toán thu lệ phí trước bạ

Dự toán NSNN là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện tốtchức năng lập kế hoạch và kiểm soát Đây là khâu đầu tiên có vai trò rất quantrọng, mang tính chất định hướng trong quản lý các khoản thu ngân sách

Dự toán thu là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt độngtrong kỳ kế hoạch Việc tính toán chính xác dự toán thu có ảnh hưởng quyết

định tới việc thực hiện dự toán chỉ của ngân sách.

Hiện nay đối với việc thực hiện các hoạt động thu thuế của cơ quan thuếhằng năm công việc không thé thiếu và rất quan trọng đó phải kẻ tới việc lập

dự toán về thuế, bởi nếu như không có dự toán về thuế thì sẽ rất dé dẫn tới tình trạng không thực hiện đúng chỉ tiêu về thuế đưa ra ban đầu.

Dự toán thu LPTB là một phần của dự toán thu NSNN Lập dự toánLPTB là việc tính toán, xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiết về số thu LPTBtrong năm kế hoạch và các biện pháp đề tô chức thực hiện các chỉ tiêu đó Day

là khâu định hướng, hoạch định, kiêm soát việc thực hiện tổ chức thu LPTB

* Căn cứ xây dựng dự toán thu lệ phí trước bạ

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

- Các văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội và dự toán NSNN nămsau: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính

và Tổng cục Thuế

- Các quy định của pháp luật về thuế, lệ phí và chế độ thu NSNN; định

Trang 29

mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ NSNN.

- Số kiểm tra dự toán thu, chỉ ngân sách do cơ quan có thảm quyền thông

báo cho cơ quan thuế để căn cứ xây dựng dự toán ngân sách

- Kết quả thu LPTB năm trước và số liệu thống kê thu LPTB qua các

- Thực tế hoạt động các yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến thu LPTBnhư: dịch bệnh, thiên tai, lạm phát, tình hình mua bán đất đai, phương tiện, các

chính sách của Chính phủ

- Phân tích hành vi tuân thủ thuế của NNT qua các năm

* Quy trình lập dự toán thu lệ phí trước bạ

Hàng năm căn cứ vào văn bản chỉ đạo lập dự toán năm sau của cấp trên,Chi cục Thuế lập dự toán thu LPTB gửi về Cục Thuế Trên cơ sở dự toán doCục Thuế giao, Chỉ cục Thuế phân bồ dự toán cho đội thuế đảm nhận công tác

thu LPTB.

b Tổ chức hoạt động thu lệ phí trước bạ

Tổ chức hoạt động thu LPTB là giai đoạn tiếp theo của lập dự toán thu LPTB, có tầm quan trọng quyết định đến việc phần đầu hoàn thành các chỉ tiêu

dự toán thu LPTB đã được giao, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện phápkinh tế - tài chính nhằm biến các chỉ tiêu trong dự toán thu NSNN thành hiệnthực, do đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp chuyên mônnghiệp vụ với sự chỉ đạo sát sao của cấp chính quyền cũng như các ngành chứcnăng có liên quan Tổ chức hoạt động thu LPTB tại Chỉ cục Thuế gồm các giai

Trang 30

@-Thag 4 A £3 Moye

báo NVTC

(6)-Xác nhận hoàn thành NVTC

Trang 31

* Tiếp nhận h sơ và kiểm tra hồ sơ khai lệ phí trước bạ

- Đối với hỗ sơ phương tiện

Công chức tiếp nhận hỗ sơ khai LPTB từ NNT, kiểm tra tính chính xác,

tính đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, về phí,

lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành (bao gồm cả trường hợp tài sản thuộc

đối tượng được miễn LPTB) và thực hiện:

+ Trường hợp hỗ sơ khai LPTB chính xác, đầy đủ, đúng thủ tục: chuyển

sang thực hiện xử lý tính thuế

+ Trường hợp hồ sơ khai LPTB chưa chính xác, đầy đủ, đúng thủ tục: trả

lại và hướng dẫn cho NNT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Đối với ho sơ nha-dat

NNT nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ đăng ký sở hữu nhà, đất (bất độngsản) tại bộ phận Một cửa cấp huyện Bộ phận Một cửa thông qua Văn phòngđăng ký đất đai cấp huyện (VPĐKĐĐ) là cơ quan trực tiếp giải quyết hồ sơ vềbất động sản thực hiện tiếp nhận, chuyển hồ sơ khai thuế cùng phiếu chuyên thông tin về bất động sản theo phương thức điện tử qua cơ quan thuế, công chức thuế giải quyết hồ sơ thực hiện kiểm tra hô so:

+ Trường hợp hỗ sơ khai LPTB chính xác, day đủ, đúng thủ tục: chuyểnsang thực hiện xử lý tính thuế

+ Trường hợp hồ sơ khai LPTB chưa chính xác, đầy đủ, đúng thủ tục:ghi nội dung cần bổ sung, điều chỉnh trả lại hỗ sơ theo phương thức điện tử để'VPĐKĐĐ hướng dẫn cho NNT bồ sung, hoàn thiện hồ sơ

* Xử lý hỗ sơ khai lệ phí trước bạ

- Công chức thuế giải quyết hồ sơ nhập thông tin trực tiếp của tài sản vàoứng dụng quản lý trước bạ nhà — đất (QLTB-NĐ) đối với hồ sơ phương tiện.Đối với hồ sơ nhà, đất thông tin về tài sản đã được truyền qua hình thức điện

tử trên ứng dụng Sau đó thực hiện xử lý tính thuế theo quy định như sau:

+ Xác định miễn giảm LPTB, nhập thông tin miễn giảm (nếu có).

Trang 32

+ Xác định nghĩa vụ tài chính của NNT sau khi miễn giảm (nếu có).

- Lãnh đạo bộ phận LPTB kiểm tra thực hiện phê duyệt hồ sơ.

- Lãnh đạo Chỉ cục Thuế thực hiện ký số trên thông báo LPTB đối vớitrường hợp đạt yêu cầu; chuyền lại lãnh đạo phụ trách bộ phận LPTB đối với

hồ sơ chưa đạt yêu cầu để giải trình, làm rõ hoặc bổ sung thêm thông tin.

- Thông báo LPTB đã được ký gửi cho NNT trực tiếp đối với hồ sơphương tiện Thông báo LPTB bất động san được chuyền trả theo phương thứcđiện tử về bộ phận Một cửa (VPĐKĐĐ) dé cơ quan này in trả kết quả cho NNT

* Thu, nộp lệ phí trước bạ; xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Sau khi nhận thông báo LPTB, NNT thực hiện nộp thuế tại KBNN hoặcqua các ngân hàng được ủy nhiệm thu Căn cứ chứng từ nộp tiền vào NSNN doNNT cung cap, VPĐKĐĐ cap Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sảngắn liền với đất (số đỏ) cho người sử dụng đất, cơ quan Công an đăng ký sở

hữu phương tiện (cà vẹt xe) cho công dân.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ nộp NSNN từ KBNN truyền sang cơ

quan thuế, công chức bộ phận LPTB thực hiện nhận chứng từ, điều chỉnh sai

sót, hạch toán chứng từ, gửi thông tin hoàn thành nghĩa vụ tài chính của NNT

cho VPĐKĐĐ qua phương thức truyền dữ liệu điện tử đối với hồ sơ nhà, đất

* Quản lý nợ lệ phí trước bạ

Hàng tháng bộ phận thu LPTB thực hiện kết xuất số thu nộp LPTB trênứng dụng QLTB-NĐ, rà soát nợ, báo cáo cho Chi cục Thuế (thông qua bộ phậnđảm nhận công tác quản lý nợ của Chỉ cục Thué) dé tổng hợp nhập nợ trên ứngdụng TMS (ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành Thuế), đôn đốc thu nợ.

c Đánh giá việc thực hiện dự toán thu lệ phí trước bạ

Căn cứ kết quả thực hiện thu NSNN quý, 6 tháng, 9 tháng đầu năm Chicục Thuế thực hiện đánh giá tiến độ kết quả đã đạt được so với dự toán; dựkiến kết quả thực hiện thu NSNN thời gian còn lại để có những biện pháp chỉđạo, điều hành kịp thời Hàng năm, Chi cục Thuế đều có tổng kết tình hình

Trang 33

thực hiện thu thuế trên địa ban, nhằm phát hiện những kẽ hở trong quan lý thu,những kinh nghiệm tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành dé tiếp tục có giảipháp tăng cường quản lý, khai thác tốt nguồn thu Dựa trên kết quả tình hìnhthực hiện dự toán thu LPTB đánh giá xếp loại công chức, đội thuế có liên quan.

1.3.4 Các rủi ro trong hoạt động kiểm soát thu lệ phí trước bạ tạiChi cục Thuế

Rủi ro trong hoạt động kiểm soát thu LPTB là khả năng có các sự kiện

có thể xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thờiLPTB vào NSNN và báo cáo chính xác về việc thu LPTB Rủi ro trong hoạtđộng kiểm soát thu LPTB thường xảy ra ở các khâu: lập dự toán thu LPTB, tô

chức hoạt thu LPTB và đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu LPTB.

a Các rủi ro trong lập dự toán thu lệ phí trước bạ

Lập dự toán thu LPTB là giai đoạn đầu tiên, mang tính chất định hướngcho công tác tô chức thu và đánh giá thu LPTB Một số rủi ro thường gặp ở giaiđoạn lập dự toán thu LPTB tai Chi cục Thuế như sau:

- Việc các đội thuế cố tình xây dựng dự toán thu LPTB thấp dé dễ thực

hiện được dự toán.

- Việc các đội thuế lập dự toán cao hơn khả năng thực hiện do sức ép từcấp trên như dé bảo đảm ngân sách địa phương hoặc dé đạt được thành tích

- Chỉ cục Thuế thâm định lại dự toán LPTB dé gửi cấp trên không đảmbảo do đánh giá không chính xác các vấn dé ảnh hưởng đến dự toán như nhucầu mua sắm, chuyền nhượng tài sản của người dân và tổ chức trên địa bàn

- Dự toán thu LPTB từ cấp trên giao xuống Chỉ cục Thuế vượt khả năngthu, khó có khả năng thực hiện Việc này làm tăng áp lực cho cơ quan thuế cấpdưới, công chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ

b Các rủi ro trong tổ chức thực hiện hoạt động thu lệ phí trước bạT6 chức hoạt động thu là giai đoạn có vai trò quan trọng nhất tác độngtrực tiếp đến số thu NSNN Trong việc tổ chức thực hiện hoạt động thu LPTB

Trang 34

tại Chi cục Thuế thường xảy ra các rủi ro như sau:

- Trong việc kê khai tai sản tính LPTB: NNT có tinh kê khai không chínhxác, trung thực giá trị thực tế chuyền nhượng hoặc cô tình cung cấp các thôngtin về miễn giảm thuế không chính xác nhằm giảm số LPTB phải nộp

- Công tác xử lý, giải quyết hồ so: công chức tính thuế không chính xác,giải quyết hồ sơ không đúng thời hạn, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp

- Số thu, nộp LPTB không được đầy đủ, chính xác như thông báo thuế

đã ban hành dẫn đến nợ thuế

- Trong công tác quản lý nợ thuế: các biện pháp đôn đốc nợ của Chỉ cụcThuế chưa thực sự được quan tâm, thực hiện nghiêm túc dẫn đến nợ thuế kéodài, chưa thu hồi nợ dứt điểm

œ Các rủi ro trong đánh giá việc thực hiện dự toán thu lệ phí trước ba Đánh giá việc thực hiện thu LPTB là việc so sánh mức độ hoàn thành

giữa số thu LPTB thực tế với số dự toán thu LPTB đã được giao Công tác đánhgiá việc thực hiện thu LPTB tại Chi cục Thuế thường gặp những rủi ro như sau:

- Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu LPTB không khách quan

theo hướng biện hộ cho việc không hoàn thành dự toán.

- Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán LPTB không chính xác do

việc lập dự toán thu LPTB không chính xác Lấy kết quả đánh giá này làm cơ

sở dé đánh giá khen thưởng ảnh hưởng đến việc xếp loại của tập thué, cá nhân

có liên quan và trường hợp số thu LPTB cao hơn số dự toán sẽ không phản ánhđược thực chất công tác thu LPTB để có các biện pháp ngăn chặn rủi ro, sai sót

1.3.5 Hoạt động kiểm soát trong hoạt động thu lệ phí trước bạ tạiChi cục Thuế

a Hoạt động kiểm soát trong lập dự toán thu lệ phí trước bạ

Hoạt động kiểm soát trong lập dự toán thu LPTB là các biện pháp nhằmphát hiện, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất các rủi ro trong lập dự toán thu LPTB,một số biện pháp được Chi cục Thuế thiết lập để ngăn chặn rủi ro như sau:

Trang 35

- Trước khi lập dự toán các đội thuế liên quan đến việc lập dự toán thuLPTB phải nam chắc và bao quát hết nguồn thu LPTB về phương tiện, bat độngsản, có tính đến dự đoán biến động có khả năng xảy của năm sau như: đấu giáđất, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán, chuyền nhượng

- Chi cục Thuế thực hiện rà soát, thẩm định lai dy toán LPTB do các độitrình lên trước khi trình lên Cục Thuế

- Chi cục Thuế thực hiện bố trí, sắp xếp công chức có đủ năng lực vàphẩm chất đảm nhận nhiệm vụ lập dự toán, rà soát, tham gia thấm định dự toán

để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán

b Hoạt động kiểm soát trong tổ chức thực hiện thu lệ phí trước bạHoạt động kiểm soát trong tổ chức thực hiện thu LPTB là các biện phápnhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất rủi ro ở công tác này, một số biệnpháp phổ biến được thiết lập tại Chi cục Thuế như sau:

- Công chức thuế kiểm tra, đối chiếu hồ sơ khai thuế với tờ khai thuế,đưa cho NNT kiểm tra, xác nhận lại thông tin trên tờ khai thuế, thông báo thuế.

- Lãnh đạo đội thuế, lãnh đạo Chỉ cục Thuế kiểm tra, rà soát lại hồ sơ,

yêu cầu công chức giải trình nếu thấy rủi ro trước khi duyệt, ký hồ sơ

- Chỉ cục Thuế thực hiện rà soát, đối chiếu thông báo thuế và chứng từnộp thuế, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính LPTB

- Chi cục Thuế thực hiện rà soát, theo dõi nợ LPTB thường xuyên để cócác phương án thu hồi nợ kịp thời

c Hoạt động kiểm soát trong đánh giá việc thực hiện dự toán thu lệ

phí trước bạ

Hoạt động kiểm soát trong đánh giá việc thực hiện dự toán thu LPTB làcác biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế thấp nhất rủi ro trong công tác này, một

số biện pháp được thiết lập tại Chi cục Thuế như sau:

- Chỉ cục Thuế tổ chức thảo luận, phân tích nguyên nhân, nhìn nhận vấn

đề, tăng cường trách nhiệm giải trình khi đánh giá không hoàn thành dự toán,

Trang 36

xem xét lại các chỉ tiêu đánh giá xếp loại công chức dựa trên số thực thu so với

số dự toán do các nguyên nhân khách quan

- Chi cục Thué thực hiện việc nâng cao chất lượng công tác lập dự toán,theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá s6 thu định kỳ so với dự toán dé kip thời

có phương án xử lý trong trường hợp dự kiến không hoàn thành dự toán.

1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thu lệ phí trước

bạ tại Chi cục Thuế

a Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến hoạt động kiểm soát thu

lệ phí trước bạ tại Chỉ cục Thuế

Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu thành của hệ thốngkiểm soát tại Chi cục Thuế Sau đây là ảnh hưởng của các thành phan cấu thànhcủa môi trường kiểm soát đến hoạt động kiểm soát thu LPTB tại Chi cục Thuế:

công tác lập dự toán, thực hiện hoạt động thu, đánh giá thực hiện dự toán LPTB.

* Quan điểm chỉ đạo, quản lý của người đứng đầu Chỉ cục thué

Quan điểm chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu Chi cục Thuế và việctruyền đạt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tâm

lý, tỉnh thần, thái độ chấp hành mệnh lệnh của cấp dưới, ảnh hưởng đến mục

tiêu thu đúng, thu đủ NSNN nói chung và LPTB nói riêng.

* Việc thúc đẩy các giá trị đạo đức, văn hóa công sở

Công sở là nơi hàng ngày công chức đến làm việc, tiếp xúc và giải quyếtcông việc Do đó, từ nề nếp đến tác phong làm việc và thái độ ứng xử tronggiao tiếp của đội ngũ công chức tại công sở đều ảnh hưởng đến hình ảnh của

Trang 37

cơ quan, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước.

Khi lãnh dao Chi cục Thuế dé cao tính chính trực và các giá trị đạo đức,kiên quyết chống các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ; chú trọng đến việcxây dựng và phô biến các quy tắc ứng xử, dao đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp

sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định và trách nhiệm củacông chức thuế trong việc thực hiện các mục tiêu của cơ quan

* Phân công, phân nhiệm và bat kiêm nhiệm

Trách nhiệm và quyền hạn của từng đội, bộ phận, từng cán bộ, côngchức thuế được Chi cục Thuế quy định rõ ràng và được ban hành cụ thể bằngvăn bản, xem xét đến nguyên tắc bất kiêm nhiệm Có sự phân chia nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các đội, bộ phận chức năng Giữa các bộphận, công chức có sự tự kiểm tra, đối chiếu, giám sát lẫn nhau sẽ làm giảmxung đột, mâu thuẫn nội bộ, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Việc chuyền đồi vị trí công tác có vai trò rất quan trọng trong việc phòngngừa tham nhũng tại Chi cục Thuế Mục đích của việc chuyển đổi nhằm ngăn ngừa việc cán bộ, công chức thuế ở lâu một vị trí có thể tạo nên những ê kíp,nhóm có cùng lợi ích sẽ lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật

dé thực hiện các hành vi tham nhũng.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế

Chỉ cục Thuế chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcthuế sẽ góp phần nâng cao toàn diện về năng lực chuyên môn, kỹ năng làmviệc, phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc của cán bộ, công chức thuếtrong cơ quan, giúp cho việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhanh chóng,chính xác, tận tâm, chuyên nghiệp phục vụ NNT ngày càng tốt hơn

b Ảnh hưởng của tổ chức thông tin và trao đổi thông tin trong Chỉcục Thuế đến hoạt động kiểm soát thu lệ phí trước bạ

Tổ chức thông tin trong Chỉ cục Thuế là hoạt động quản lý, điều hành,định hướng và đưa ra quyết định cải tiến về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch,

Trang 38

quản trị nguồn lực Thông tin tại Chi cục Thuế đến từ sự trao đôi thông tingiữa Chi cục Thuế với NNT, giữa cấp trên với cấp dưới trong nội bộ cơ quan

và nội bộ ngành, giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan trong thựchiện nhiệm vụ Việc trao đổi, nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời và chínhxác sẽ giúp Chi cục Thuế có lợi thé hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành củalãnh đạo Chi cục Thuế và việc thực hiện nhiệm vụ của công chức thuế để đạtđược mục tiêu đã để ra của cơ quan

c Ảnh hưởng của hoạt động giám sát của Chỉ cục Thuế đến hoạt độngkiểm soát thu lệ phí trước bạ

Hoạt động giám sát tại Chi cục Thuế là việc theo dõi, quan sát chủ độngthường xuyên của Chi cục Thuế đối với hoạt động của các đối tượng chịu sựgiám sát là cán bộ, công chức thuế của Chỉ cục Thuế và sự tác động bằng cácbiện pháp tích cực để buộc, hướng cán bộ, công chức thuế tuân thủ, thực hiệnnghiêm chỉnh các quy định, quy chế của cơ quan nhằm đạt được các mục tiêu

mà Chi cục Thuế đã dé ra Thông qua hoạt động giám sát giúp Chi cục Thuếphát hiện những rủi ro, sai phạm, những hạn chế của các biện pháp đói phó rủi

ro đã được thiết lập để có các biện pháp khắc phục, ngăn chặn kịp thời

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Trong Chương 1, tác giả đã hệ thông hóa các kiến thức lý luận cơ bản vẻKSNB ở khu vực công, LPTB và công tác kiểm soát thu LPTB tại Chỉ cụcThuế Với đặc điểm riêng của hoạt động thu LPTB tác giả tập trung trình bàyquy trình thực hiện từng giai đoạn, khái quát các rủi ro và các hoạt động kiểmsoát thường áp dụng tại các Chi cục Thuế đối với từng giai đoạn Bên cạnh đó,tác giả còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát thu LPTBtại Chi cục Thuế Đây chính là cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu thực trạng vềkiểm soát thu LPTB tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh trongchương tiếp theo

Trang 39

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG CONG TÁC KIÊM SOÁT THU LỆ PHÍ

TRƯỚC BA TẠI CHI CỤC THUÊ KHU VỰC

QUANG NGÃI - SƠN TINH

2.1 GIỚI THIỆU VE CHI CỤC THUÊ KHU VUC QUANG NGÃI - SƠN

TỊNH

2.1.1 Khái quát về Chi cục thuế Khu vực Quang Ngãi — Sơn TịnhChi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh là đơn vị trực thuộc CụcThuế tỉnh Quảng Ngãi, được hợp nhất từ Chỉ cục Thuế thành phố Quảng Ngãi

và Chỉ cục thuế huyện Sơn Tịnh vào tháng 3/2020, có trụ sở chính đặt tại số 54Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, là Chi cục Thuế có quy mô và số thungân sách lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chỉ cục Thuế khu vực

Quảng Ngãi — Sơn Tịnh

a Chức năng

Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh (sau đây được gọi tắt làChỉ cục Thuế) có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệphí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuếquan lý thu trên hai địa bàn thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh theo quy

định của pháp luật.

b Nhiệm vụ, quyền hạn

Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh thực hiện theo chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực thuộc CụcThuế tỉnh, được quy định tại Điều 2 Quyết định số 110/QD-BTC ngày

14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trang 40

Cơ cau tô chức bộ máy Chi cục Thuế đến tháng 12/2022: biên chế hiện

có là 150 công chức và người lao động (trong đó: 59 nam và 91 nữ) Lãnh đạo

Chi cục gồm 04 công chức (01 Chỉ cục trưởng và 03 Phó chỉ cục trưởng); Lãnhđạo Đội thuế gồm 31 công chức (11 đội trưởng và 20 Phó Đội trưởng); có 11Đội trực thuộc Chi cục (có 05 Đội chức năng và 06 Đội Quản ly thuế liên xã,

TH-NV-DT-Đội QLT liên

xã, phường sô 4

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh

(Nguồn tác giả)

Ngày đăng: 28/05/2024, 11:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh (Nguồn tác giả) - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh (Nguồn tác giả) (Trang 40)
Bảng 2.1. Số lượng hồ sơ LPTB xử lý của Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 2022 - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh
Bảng 2.1. Số lượng hồ sơ LPTB xử lý của Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 2022 (Trang 41)
Bảng 2.2. Số tiền LPTB được giám của Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh
Bảng 2.2. Số tiền LPTB được giám của Chỉ cục Thuế khu vực Quảng Ngãi — Sơn Tịnh theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của (Trang 42)
Bảng 2.3. Số tiền LPTB được miễn của Chi cục Thuế khu vực Quang Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 2022 - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh
Bảng 2.3. Số tiền LPTB được miễn của Chi cục Thuế khu vực Quang Ngãi — Sơn Tịnh từ năm 2020 đến 2022 (Trang 43)
Bảng khảo sát này? - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại chi cục thuế khu vực Quãng Ngãi Sơn Tịnh
Bảng kh ảo sát này? (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w