MỤC LỤC
Theo tổ chức INTOSAI (2004) đã dé cập đến trong Báo cáo “INTOSAI GOV 9100 Guidelines Public Sector Internal Control Standards” định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi nhà quan lý và các nhân viên đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp một đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tô chức”. Riêng đối với khu vực công, INTOSAI nhắn mạnh đến ba hoạt động mà thủ trưởng đơn vị cần cân nhắc dé áp dụng truyền thông các thông tin, bao gồm: khi chuyền tải các văn bản hay sản phẩm hoặc tài sản cần phải có giấy tờ chứng minh việc tiếp nhận cũng như đánh giá mức độ tiếp thu của từng công chức, thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ và giữa các cấp, tạo ra cơ chế giao tiếp thông tin giữa đơn vị với kiểm toán nội bộ nếu có.
- Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản quy định được thay thế phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950 kg nộp LPTB lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngôi trở xuống.
Tổ chức hoạt động thu LPTB là giai đoạn tiếp theo của lập dự toán thu LPTB, có tầm quan trọng quyết định đến việc phần đầu hoàn thành các chỉ tiêu dự toán thu LPTB đã được giao, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm biến các chỉ tiêu trong dự toán thu NSNN thành hiện thực, do đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ với sự chỉ đạo sát sao của cấp chính quyền cũng như các ngành chức năng có liên quan. Hoạt động giỏm sỏt tại Chi cục Thuế là việc theo dừi, quan sỏt chủ động thường xuyên của Chi cục Thuế đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát là cán bộ, công chức thuế của Chỉ cục Thuế và sự tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc, hướng cán bộ, công chức thuế tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của cơ quan nhằm đạt được các mục tiêu mà Chi cục Thuế đã dé ra.
Số lượng hồ sơ LPTB đã giải quyết qua các năm từ 2020-2022 ngày càng tăng trong khi số lượng công chức giải quyết hồ sơ chỉ có 14 người (Thành phố Quảng Ngãi: 07 công chức đảm nhiệm xử lý hồ sơ LPTB bất động sản, 03 công chức đảm nhiệm xử lý hỗ sơ LPTB phương tiện; Sơn Tịnh: 04 công chức phụ trách bộ phận Một cửa Sơn Tịnh xử lý chung về hồ sơ bất động sản và phương tiện). Qua số liệu của bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy số thu LPTB trong năm 2020 là 104,394 ty đồng đạt 56,82% so với dự toán tinh giao, cho thay số dự toán LPTB giao cao chênh lệch nhiều với số thực hiện do chưa lường trước ảnh hưởng tác động tiêu cực của đại dich Covid-19 đối với nền kinh tế trong nước, nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị của người dân giảm, số thu LPTB không dat.
Đối với việc xác định khu vực, vị trí đất, các thông tin về nhà có nghỉ ngờ Chỉ cục Thuế chỉ đạo rà soát lại lịch sử thông tin bất động sản phản ánh lại với VPĐKĐĐ dé kiểm tra lại, việc này cũng chỉ giảm rủi ro nếu VPĐKĐĐ nhằm lẫn trong quá trình xác định, còn trường hợp cé tình xác định thông tin không đúng thì Chỉ cục Thuế chỉ căn cứ thông tin trên Phiếu chuyền thông tin do VPĐKĐĐ chịu trách nhiệm chuyển qua Chỉ cục Thuế theo quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan đất đai tại Quyết định số 339/QĐ-UBND. Bộ phận đảm nhận nhiệm vụ thu LPTB chưa thực hiện giao số thu LPTB hoặc giao số lượng giải quyết hồ sơ đến từng công chức dẫn đến cùng một nhiệm vụ được phân công nhưng có công chức xử ly nhiều hồ sơ, có công chức xử lý ít hồ sơ hoặc một số công chức chỉ chọn những hồ sơ có liên quan đến lợi ích bản thân, hồ sơ đơn giản đề làm còn những hồ sơ phức tạp thường tránh né không làm dé dẫn dén bat đồng quan điềm, mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết hồ sơ LPTB và việc đánh giá, xếp loại công chức sẽ không đảm bảo được công bằng, công chức sẽ không thay thỏa mãn, thuyết phục với kết quả đánh giá, xếp loại.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết hồ sơ tính LPTB, cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ của bộ phận LPTB tại Chi cục Thuế ngày càng tinh gọn, linh hoạt và chuyên nghiệp hơn, nhận được sự đồng thuận cao từ NNT, đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả góp phần vào việc đưa cơ quan thuế dần trở thành là cơ quan tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh nhà. Thông tin và trao đồi thông tin ở Chi cục Thuế được tuân thủ theo cấp bậc cho nên thông tin chỉ đạo, điều hành phải qua từng cấp, từ trên xuống dưới theo hệ thống và ngược lại nên chưa có sự kết nối thông tin trực tiếp giữa cấp lãnh đạo Chỉ cục Thuế và công chức chuyên môn mà phải qua cấp trung gian là lãnh đạo đội nên việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của lãnh đạo đối với cấp dưới.
- Đối với việc kết nói dữ liệu từ cơ quan thuế đến các cơ quan liên quan trong quy trình thu LPTB còn chưa kịp thời: Chỉ cục Thuế cần kiến nghị cơ quan thuế cấp trên thường xuyên nâng cấp ứng dụng QLTB-NĐ để trả thông báo thuế kịp thời đến bộ phận Một cửa; truyền dữ liệu thu thuế đến cơ quan thu chính xác, nhanh chóng; nhận dữ liệu nộp thuế của KBNN và xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhanh chóng đề chuyển sang các cơ quan thực hiện đăng ký tài sản cho công dân, giảm bớt phiền hà cho người dân cũng như giảm các hành vi tiêu cực của công chức thuế. Công tác kiểm tra nội bộ của Chi cục Thuế về công tác thu LPTB cần được xây dựng kế hoạch và thực hiện định kỳ và nên tập trung vào rà soát kiểm tra, chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyền nhượng bắt động sản, phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, xử lý các hồ sơ miễn giảm LPTB để kịp thời phát hiện những trường hợp sai phạm, điều chỉnh tăng thu cho NSNN vừa nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế của NNT cũng như nâng cao trách nhiệm của công chức thuế trong thực hiện nhiệm vụ.
UBND tỉnh Quảng Ngãi (2018), Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 19/4/2018, Ban hành quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký đất đai trong việc trao đồi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên dia bàn tinh Quang. Học viên cao học và người hướng dẫn có tên ở Điều 1 được hưởng các quyền lợi và thực hiện nhiệm vụ đúng theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quy chế về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Luận văn cũng thiếu các minh chứng cụ thé về việc thực hiện các thủ tục kiểm soát tại chỉ cục thuế mà chủ yếu là mô tả và thông qua kết quả khảo sát có tính chủ quan. Nếu được bổ sung thêm các minh chứng về việc thực hiện các thủ tục kiểm soát được thực hiện ở Chi cục (Chương 2) và minh chứng cho việc phát hiện các sai sót, gian lận trong việc thu thuế trước bạ tại Chỉ cục.
Các kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy, bám sát mục tiêu đã đề ra, qua đó thể hiện sự am hiểu của tác giả ở cả góc độ lý thuyết và thực tiễn về công tác kiểm soát thu lệ phí trước bạ tại các chỉ cục thuế. - Chương 2: Việc khảo sát 22 đối tượng về hoạt động kiểm soát thu lệ phí trước bạ tác giả nên đưa vào nội dung cuối chương 2 (phần đánh giá và nhận xét); nội dung 2.2 (từ trang 38 đến trang 80) tác giả chỉ nên trình bày ngắn gọn các nội dung về rủi ro kiểm soát vì nội dung này đang phản ánh thực tế công tác đánh giá rủi ro và thủ tục kiểm soát của đơn vị, tập trung vào những rủi ro còn tồn tại hoặc phát sinh sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát tại chỉ cục thuế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Về bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu được áp dụng kiểu có): Không.