BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAMBỘ MÔN QUẢN LÝ- KINH TẾ DƯỢC ------TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÊN KHOA HỌC, BỘ PHẬN DÙNG, TÍNH VỊ QUY KINH, TÁC
Trang 1BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN QUẢN LÝ- KINH TẾ DƯỢC
- -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC
ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÊN KHOA HỌC, BỘ PHẬN DÙNG, TÍNH VỊ QUY KINH, TÁC DỤNG, CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA VỊ HOÀNG
TINH TRONG CÁC TÀI LIỆU
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bích Ngọc
Mã sinh viên : 1754010049
Lớp : Dược 4
Khóa : 2017-2022
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN QUẢN LÝ- KINH TẾ DƯỢC
- -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC
ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÊN KHOA HỌC, BỘ PHẬN DÙNG, TÍNH VỊ QUY KINH, TÁC DỤNG, CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA VỊ HOÀNG
TINH TRONG CÁC TÀI LIỆU
Cán bộ hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Quân
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bích Ngọc
Mã sinh viên : 1754010049
Lớp : Dược 4
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tổng quan tên khoa học, bộ phận dùng, tính vị quykinh, tác dụng, công năng chủ trị và tác dụng dược lý của vị Hoàng tinh trong cáctài liệu” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác
Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tạitrường Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõràng, dưới sự hướng dẫn của bộ môn Quản lí và kinh tế Dược Học viện Y dược học
cổ truyền Việt Nam Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy côgiáo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam – những người đã dạy dỗ, truyền đạtkiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Bộ
môn Quản lí và kinh tế Dược, người thầy đã dành rất nhiều thời gian tận tình hướngdẫn, dìu dắt, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè là nhữngngười đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 54 Thu hái, sơ chế và bảo quản 4
5 Mô tả dược liệu 4
6 Thành phần hoá học 5
7 Tác dụng dược lý 6
8 Phương pháp kiểm nghiệm 7
II Tổng quan về tác dụng YHCT của vị thuốc Hoàng tinh 8
1 Tính vị, quy kinh của vị thuốc Hoàng tinh 8
Trang 61 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoàng tinh 10
2 Bài thuốc cổ phương có chứa vị Hoàng tinh 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng nghiên cứu 17
2 Địa điểm nghiên cứu 17
3 Thời gian nghiên cứu 18
4 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 18
5 Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu 19
6 Cỡ mẫu 19
7 Các biến và chỉ tiêu nghiên cứu 19
8 Phương pháp khắc phục sai số 19
9 Quy trình nghiên cứu 19
10 Đạo đức trong nghiên cứu 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ 21
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
YHCT Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của truyền thống văn hóa dân tộc Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc kết được những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả Nền YHCT Việt Nam còn được phát triển trong sự giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực Bằng
sự xuất hiện của nhiều danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng, Hoàng Đôn Hòa… đã để lại những công trình, những cách chữa bệnh công hiệu, những bài thuốc quý lưu truyền qua nhiều thế hệ
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng Những yếu tố trên đã tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật dồi dào, đặc biệt hệ thực vật Việt Nam rất phong phú Theo ước tính số loài thực vật bậc cao ở nước ta có thể lên đến 12.000 loài, trong đó đã biết đến khoảng 4000 loài là cây thuốc mọc tự nhiên, đây là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh Ngoài sự đa dạng về thành phần và chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp với nhau tạo nên những bài thuốc quý giá
Ngoài sự đa dạng về thành phần và chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn
có giá trị to lớn ở chỗ chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp với nhau tạo nên những bài thuốc quý giá
Họ Mạch môn (danh pháp khoa học: Convallariaceae) là một họ thực vật có hoa,bao gồm khoảng 23 - 25 chi và khoảng 230 loài Họ này phân bố rộng khắp thế giới,với lượng lớn các loài trong khu vực ôn đới của Bắc bán cầu Phần lớn các loài là cây thân thảo, nhiều loài được tìm thấy trong các khu rừng trên núi Một trong số các cây thuộc họ Convallariaceae được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền đó Hoàng tinh Do đó , để có cái nhìn tổng quan về vị thuốc Hoàng tinh được sử dụng làm thuốc bổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran và Nhật Bản, và đã được chứng
Trang 11minh là có hiệu quả cao trên thực hành lâm sàng để điều trị các bệnh liên quan đến tuổi tác, tiểu đường, bệnh phổi, mệt mỏi, ốm yếu và khó tiêu Tiểu luận tiến hành
tìm hiểu về “ Tổng quan tên khoa học , bộ phận dùng , tính vị qui kinh , tác dụng , công năng chi trị và tác dụng dược lý của vị Hoàng tinh trong các tài liệu” với 2
mục tiêu sau :
1 Tổng quan tác dụng dược lý của vị thuốc Hoàng tinh.
2 Tổng quan tác dụng của vị thuốc Hoàng tinh theo y học cổ truyền.
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I TỔNG QUAN VỀ CÂY HOÀNG TINH (Polygonatum kingianum)
1 Phân bố, đặc điểm thực vật
Hoàng tinh hay còn gọi là hoàng tinh hoa đỏ, hoàng tinh lá mọc vòng, củ cơm
nếp,…có tên khoa học là Polygonatum kingianum Coll Et Hemsl thuộc họ Mạch môn đông hay họ Tóc tiên (Convallariaceae)
Hình 1: Cây Hoàng tinh (Polygonatum kingianum)
Đây là loại cây thảo sống lâu năm, cao 1-2m, không lông, thân to 1cm, rỗng, thân rễ mập thành củ to, màu trắng ngà, chia đốt, có khi phân nhánh Lá chụm 5-10
lá, dài đến 12cm, chóp lá có mũi nhọn dài quấn lại; gân chính 3 Cụm hoa xim ở nách lá, mang 8-12 hoa, hồng hay đỏ, dài đến 2cm, mọc rủ xuống; bao hoa có ống dài 15mm; nhị 6, chỉ nhị hẹp, dài bằng bao phấn; bầu hình trứng tam giác Quả mọng, hình trái xoan hay hình cầu, màu lam tím Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8 Hoàng tinh hoa đỏ có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới châu Á Cây phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam Ở Việt Nam, cây xuất hiện ở vùng núi cao phía bắc, như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La và một vài điểm tại vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An
● Trồng trọt
Trang 13Hoàng tinh là cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng ở vùng nhiệt đới núi cao, từ 1300 đến
1600 m Nhiệt độ không khí trung bình 15 - 18°C Cây mọc trên đất ẩm nhiều mùn, trong các hốc đá hay dọc theo các bờ khe suối dưới tán rừng ẩm.[4]
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông và mọc lại vào đầu năm sau Cây con mọc từ hạt được lấy vào tháng 3-4 Phầnthân rễ của hoàng tinh hoa đỏ có khả năng đẻ nhánh khỏe và tạo thành những khóm lớn với nhiều thân khí sinh [4]
Hoàng tinh hoa đỏ là một cây thuốc quý ở Việt Nam Trong suốt 40 năm qua, cây đã bị khai thác, tàn phá nhiều Mỗi năm có thể thu đến 10 đến 30 tấn dược liệu Nhưng cho đến nay, trữ lượng đã bị suy giảm nghiêm trọng Cây đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1996 để bảo vệ [4]
2 Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây Hoàng tinh là thân rễ đã được loại bỏ gốc thân và rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp
Hình 2: Thân rễ Hoàng tinh
3 Thu hái, chế biến và bảo quản
Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy thân rễ Dược liệu mang nhiều đốt vàvết nhăn nheo, mềm dẻo lúc còn tươi, cứng lại sau khi làm khô Mặt trong màu trắng ngà, hơi trong như sáp Vị hơi ngọt, dính và ngứa nếu chưa chế biến Thường phải đun để loại chất ngứa
- Sau khi sơ chế, dược liệu hoàng tinh được chế biến theo một số cách khác như [5]:
Trang 14+ Cách 1: Gọt sạch vỏ ngoài và rễ con còn sót lại, phơi hoặc sấy đến nhăn da, đổ rồi phơi Làm như vậy nhiều lần đến khi cả trong và ngoài có màu đen hoặc đen nâu, không đắng, không ngứa.
+ Cách 2: Đun dược liệu với nước, sấy khô và lấy nước còn lại tẩm duợc liệu rồi lại sấy cho đến khi dược liệu không còn dính
+ Cách 3: Ngâm dược liệu trong nước một đêm Lấy ra, đun với nước mật mía loãng và ít gừng, đến khi gần cạn hết nước, lấy nước mật còn lại, tẩm phơi cho đến hết Có thể thay thế mật bằng đỗ đen
- Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, mọt.[5]
4 Mô tả dược liệu
Đại hoàng tinh: Thân rễ nạc, dài hơn 10cm, rộng 3 – 6cm, dày 2 – 3cm Mặt
ngoài màu vàng nhạt đến nâu vàng có các mấu vòng, nếp nhăn và vết sẹo rễ dạngsợi, trên các mấu có vết tích của thân dạng vòng tròn lõm với phần giữa lồi lên.Chất cứng, dai, khó bẻ, mặt bẻ trông như sừng, màu vàng nhạt đến vàng nâu Mùithơm nhẹ, vị ngọt, dai dính.[5]
Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu hoàng tinh ): Dược liệu có hình trụ, cong queo, dài 3 -10cm, đường kính 0,5 – 1,5cm Đốt dài 2 – 4cm, hơi có dạng chùy, thường phân nhánh Mặt ngoài màu trắng ngà đến vàng xám, trong mờ với những nếp nhăn dọc, vết sẹo của thân hình tròn, đường kính 5 – 8mm.[5]
Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình hoàng tinh ): Độ dài, ngắn không đều nhau,thường nối liền nhau thành nhóm vài củ Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu vàng,
xù xì, phía trên có vết sẹo của thân hình tròn lồi, đường kính 0,8 – 1,5cm.[5]
Hoàng tinh phiến: Các phiến dày không đều Bên ngoài có màu vàng nhạt đến màu nâu vàng Mặt phiến hơi mịn bóng, màu vàng nhạt đến nâu vàng, có nhiều vết đốm của bó mạch Chất hơi cứng và dai Mùi nhẹ, vị ngọt và nhớt khi nhai.[5]
5 Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng tinh hoa đỏ có:
Trang 15- 4 loại saponin steroid: là các kingianosid A ,B ,C ,D được lần lượt là gentrogenin 3-O-β-D-glucopyranosyl (1 -> 4)-β-D galadopyranosid , gentrogenin , 3-O-β-D-glucopyranosyl-22-hydroxy- 25(R)-glucopyranosyl (1 -> 4)-β–D–fucopyranosid và
26 O-β-D-glucopyranosyl-22-hydroxy–25(R) furost-5-en-12-on-3β-22-diol, 3-O-β–D-glucopyranosyl (1 -> 4)-β–D-galactopyranosid (R)-furost-5-en-12-on-3B-22-diol,3–O-β–D-glucopyranosyl (14)-β–D fucopyranosid (Li Xingcong và cộng sự, 1992,
CA, 118, 770521).[2]
- Một nghiên cứu được công bố năm 2003 báo cáo đã phân lập được 13 hợp chất trong rễ cây Trong đó có 9 hợp chất được xác định là liquiritigenin,
isoliquiritigenin, 4 ‘, 7-dihydroxy-3’-methoxyisoflavone, (6aR, 11aR)
-10-hydroxy-3, 9-dimethoxypterocarpan, 5-hydroxymethyl- 2-furancarboxaldehyde, axit
salicylic, butyl-beta-D-fructopyranoside, butyl-beta-D-fructofuranoside, butyl-alpha-D-fructofuranoside
n Năm 2009, hai saponin spirostanol mới, được đặt tên là kingianoside H và
kingianoside I, được phân lập từ thân rễ đã qua chế biến, cùng với một triterpenoid saponin ginsenoside-Rc, bốn saponin spirostanol đã biết, polygonatoside C và ophiopogonin C’ [8]
6 Tác dụng dược lý
Đã có nghiên cứu và chứng minh rễ củ Hoàng tinh có những tác dụng dược lý như sau:
- Tác dụng điều hoà rối loạn lipid máu
Hoàng tinh ức chế đáng kể sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan và huyết thanh do chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) gây ra [9] Hoàng tinh cũng điều chỉnh đáng kể các chất chuyển hóa trong các mẫu phân tích về trạng thái bình thường 19, 24 và 38 dấu ấn sinh học tiềm năng đã được xác định tương ứng trong các mẫu huyết thanh, nước tiểu và gan Những dấu ấn sinh học này liên quan đến quá trình sinh tổng hợp phenylalanin, tyrosine, tryptophan, valine, leucine và
isoleucine, cùng với sự chuyển hóa tryptophan, tyrosine, phenylalanine, tinh bột, sucrose, glycerophospholipid, axit arachidonic, axit linoleic, nicotinate,
nicotinamide và sphingolipid
Trang 16Kết quả cho thấy Hoàng tinh làm giảm rối loạn lipid máu do HFD Cơ chế bằng cách điều chỉnh nhiều chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu huyết thanh, nước tiểu vàgan Điều này nói lên rằng đây là dược liệu có thể là một chất điều hòa lipid đầy hứa hẹn để điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng Hoàng tinh ức chế đáng kể sự gia tăng alanin transaminase, aspartate transaminase, cholesterol toàn phần (TC) và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp do HFD gây ra trong huyết thanh, và TC và triglycerid trong gan được thử nghiệm trên mô hình chuột bị rối loạn chức năng ty thể trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra.[10]
Qua các thí nghiệm của Wen Gu [4] cùng các cộng sự: Polysaccharides từ Polygonatum kingianum cải thiện chuyển hóa glucose và lipid, điều chỉnh thành phần hệ vi sinh vật đường ruột, tăng lượng vi khuẩn sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA) và giảm tính thấm ruột, giảm viêm đường tiêu hóa và cải thiện chuyển hóa lipid ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo
- Tác dụng hạ đường huyết
Nghiên cứu của Jian-mei Lu [12] cùng các cộng sự về Saponin từ Hoàng tinh có thể làm giảm hiệu quả tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường Kết quả cho thấy Saponin điều chỉnh tăng sự biểu hiện của
GLUT4 trong khi điều chỉnh giảm sự biểu hiện của G6P trong con đường tín hiệu insulin Trong gan, biểu hiện của protein hoạt hóa adenosine monophosphate kinase
và glucose kinase được tăng lên Hơn nữa, Saponin từ cây thúc đẩy các biểu hiện của GLUT4 trong cơ xương và PPAR-γ trong mô mỡ
Những kết quả này cung cấp các cơ chế có thể có về tác dụng chống đái tháo đường của Saponin từ Hoàng tinh Nó có thể thúc đẩy không chỉ quá trình tạo glycogen mà còn cả việc sử dụng glucose ở mô ngoại vi Saponin này có thể được
sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để kiểm soát lượng đường huyết và kháng insulin
ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2
Trang 17Một nghiên cứu khác trên thỏ được thực hiện: Cho thỏ bình thường uống cao lỏng hoàng tinh, đường huyết ban đầu tăng cao trong một tời gian ngắn, sau đó hạ Hiện tượng đường huyết tạm thời tăng cao có thể do hàm lượng dường có trong cao gây nên, do đó mức dộ tăng cao tỷ lệ thuận với lượng cao hoàng tinh đưa vào cơ thể Trong trường hợp đưòng huyết tăng cao do adrenalin gây nên, tác dụng hạ đường huyết của hoàng tinh càng rõ rệt.[2]
- Tác dụng chống mệt mỏi: Nước sắc hoàng tinh hoa đỏ 10% thí nghiệm trên chuột
nhắt trắng tiêm xoang bụng với liều 0,3 ml, có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột.[2]
- Tác dụng kháng oxy hóa: Nước sắc hoàng tinh 20% cho chuột nhắt trắng uống
với liều 0,13 ml cho mỗi chuột, liên lục trong 27 ngày, tăng cường hoạt tính của men superoxyd dismutase (SOD), giảm hàm luợng lipofuscin trong cơ tim.[2]
- Tác dụng kháng suy lão: Nước sắc hoàng tinh 20% dùng tẩm ỉá dâu nuôi tằm, có
tác dụng kéo dài thời gian làm nhộng của con tằm.[2]
- Tác dụng đối với tim mạch: Thí nghiệm trên chó gây mê, cao lỏng hoàng tinh
tiêm tĩnh mạch với liều 0,16 - 0,26 g/kg, tăng cường lưu lượng máu mạch vành tim; với liều l,5g/kg có tác dụng đốỉ kháng vă thiếu máu cơ tim thực nghiệm do pituitrin gây nên.[2]
- Tác dụng kháng khuẩn: hoàng tinh có tác dụng ức chế trực khuẩn kháng acid; thí
nghiệm trên chuột lang, dùng nước sắc hoàng tinh dồng thời với thời gian tiêm truyền vi khuẩn lao cho chuột và dừng sau khi tiêm truyền, đều có tác dụng ức chế
sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện sức khỏe chuột [2]
- Tác dụng tăng cường miễn dịch: thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA, RNA và
protein trong cơ thể Polysacharid chiết xuất từ hoàng tinh có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dạng của tế bào lympho, làm giảm hàm lượng cAMP và cGMP trong huyết tương.[2]