1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hoá học và tác dụng dược lý của cây cam thảo đất scroparia dulics l

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT (SCROPARIA DULICS L)
Tác giả Nguyễn Phúc Hưng, Lâm Bảo Toàn
Người hướng dẫn TS. Đoàn Văn Hậu
Trường học KHOA Y – DƯỢC
Chuyên ngành DƯỢC
Thể loại BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC VẬT DƯỢC
Năm xuất bản 2022
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

và tại nước ta chúngphân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng phía nam.Có thể thu hái quanh năm, có khi dùng tươi, nhưng phần nhiều dùng khô: Đào toàncây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay s

Trang 1

KHOA Y – DƯỢC

BỘ MÔN DƯỢC

BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC VẬT DƯỢC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA

CÂY CAM THẢO ĐẤT (SCROPARIA DULICS L)

Trà Vinh, năm 2022

Trang 2

KHOA Y – DƯỢC

BỘ MÔN DƯỢC

BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC VẬT DƯỢC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA

CÂY CAM THẢO ĐẤT (SCROPARIA DULICS L)

Ngành Dược học, Khoá 2021 - 2026

Mã lớp: DA21DB

Họ và tên thành viên: Nguyễn Phúc Hưng 115621116

Lâm Bảo Toàn 115621157

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Văn Hậu

TRÀ VINH, NĂM 2022

Trang 3

PHẦN I : PHÂN LOẠI THỰC VẬT

1 Tổng quan về thực vật

1.1 Tên

- Tên thông thường: cây cam thảo đất

- Tên khoa học: scroparia dulics L

- Tên gọi khác: cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo, dạ kham ( Tày)

- Họ khoa học: Họ Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)

1.2 Phân loại thực vật

- Giới: thực vật ( Plantae)

- Ngành: ngọc lan Magnoliophyta

- Lớp: ngọc lan Magnoliopsida

- Bộ: Hoa mõm chó (Scrophulariales)

- Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

- Chi: Scoparia

- Loài: dulics L.

1.3 Mô tả

- Phần trên mặt đất cao khoảng 0,3m đến 0,8m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc

- Lá mọc đối hoặc mọc vòng 3, dài 3cm-5cm, rộng 1.5-3cm, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc , mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim

- Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẻ hay thành từng đôi ở kẽ lá Cuống quả dài 0.8cm- 1.5cm

Quả nang nhỏ đựng trong đài tồn tại, màu nâu đen Đài đồng trướng và quả bên trong có dạng gần như tròn với núm nhụy thò ra ở đinh quả, dài 1mm-2mm quả luôn tồn tại ở kẽ lá làm thành điểm đặc sắc của cây

- Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ Toàn cây có mùi thơm

nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt

Trang 4

Hình 1.1 Hoa, lá, thân và rễ cây cam thảo đất

1.4 Phân bố về hình thái

Trang 5

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp. Có mọc cả ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Tây, nhân dân cũng dùng cây này với tên dã cam thảo Tại Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, châu Mỹ đều có

Cam thảo đất phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Chúng phát triển rất tốt ở những nơi có độ ẩm cao như bờ ruộng, bãi đất trống, ven đường và tại nước ta chúng phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng phía nam

Có thể thu hái quanh năm, có khi dùng tươi, nhưng phần nhiều dùng khô: Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được

1.5 Cách trồng

Mùa vụ để trồng cam thảo: Loại cây cam thảo này thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ Chính vì thế thời gian thích hợp để trồng cây vào mùa xuân hoặc mùa đông hằng năm

- Gieo trồng cây cam thảo: Để trồng cây đầu tiên ta cần phải chọn loại đất thích hợp.Và cây cam thảo này cũng vậy, ta nên chọn loại đất khô ráo, tơi xốp để trồng thì cây sẽ phát triển rất tốt Sau khi làm đất, có thể tiến hành bón trộn thêm phân chuồng đã mục

- Người ta có thể tiến hành trồng cây cam thảo đất bằng phương pháp gieo hạt hoặc cắm hom:

Gieo hạt: phương pháp này thực hiện chủ yếu vào mùa xuân hằng năm để hạt có tỷ

lệ mọc mầm cao và phát triển tốt nhất Sau khi làm đất xong, ta tiến hành gieo hạt rồi quãi đất cao khoảng 1cm lên bề mặt Cuối cùng là tưới nước lên để giữ ẩm cho đất, sau khoảng nửa tháng cây sẽ bắt đầu mọc mầm

Cắm hom: sau khi thu hoạch, phần hom dài khoảng 15cm và có từ 2-3 mắt đang ngủ Sau khi làm đất xong và làm rãnh đất, ta tiến hành đặt hom Khoảng cách giữa các hom khoảng 10cm Sau đó lấp đất và lấy tay nén đất để cố định hom Sau khi

đã dâm hom xong, ta sẽ tưới nước để cây có thể thích nghi với đất nhanh hơn

1.6 Bộ phận dùng

Toàn cây kể cả rễ dạng tươi, phơi khô hoặc sấy khô

Phần II: phương pháp nghiên cứu

2.1 Mô tả đặc điểm thực vật

Trang 6

a) Chọn mẫu

Dùng mẫu tươi Mẫu được chọn phải chính xác, có tính đại diện, không quá già hoặc quá non (trừ trường hợp khảo sát cấu tạo sơ cấp phải chọn bộ phận non)

b) Cắt vi phẩu

Cắt bằng tay với lưỡi lam Chọn lát cắt (phẫu thức) thật mỏng để nhuộm Mẫu kích thước nhỏ cắt tiết diện, mẫu kích thước to thì cắt phần đại diện

- Đối với cắt lá: Lấy lá chia làm 3 phần, lấy 1/3 giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống,

và một phần phiến lá ở hai bên (từ 1-1,5cm) cắt ngang thật mỏng

- Đối với cắt thân: Chọn cắt ở lóng, để lưỡi lam thẳng 90ͦ cắt thật mỏng

- Đối với cắt rễ: Chia đoạn ra làm 3 phần, cắt đoạn ở giữa và cắt ngang thật mỏng

- Các bộ phận khác như hoa, quả, hạt chọn nơi cắt tùy theo yêu cầu khảo sát Các lát cắt nên được ngâm ngay vào dung dịch thích hợp để tránh bị khô

Có 2 loại phẫu thức được dùng trong kiểm nghiệm dược liệu:

- Phẫu thức ngang: là loại thông dụng nhất trong nghiên cứu dược liệu Lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt

- Phẫu thức dọc: lát cắt nằm trong mặt phẳng song song với trục mẫu cắt, thường là thân hay rễ Loại này ít thông dụng, thường chỉ để quan sát các ống tiết hay ống nhựa mủ

c) Nhuộm vi phẩu

Nhuộm vi phẫu dùng phương pháp nhuộm kép carmin – lục iod

*Hoá chất

- Dung dịch Javel 50% dùng để loại bỏ tế bào chất

- Dung dịch acid acetic 1% dùng để trung hòa nước Javel còn lại trên lát cắt sau khi tẩy

- Dung dịch lục iod 0,1% để nhuộm xanh tế bào có màng cấu tạo là suberin hay lignin

- Dung dịch carmin 1% (còn gọi là son phèn) dùng để nhuộm hồng tế bào có màng cellulose

- Nước cất

Trang 7

d) cách nhuộm

Tiến hành tuần tự như sau:

- Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 30 phút (cho đến khi thấy lát cắt trở nên trắng), rửa bằng nước cất tối thiểu 3 lần

- Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1% - 3% trong 10 phút để tẩy Javel còn sót lại Rửa bằng nước cất

- Ngâm tiếp lát cắt vào dung dịch cloral hydrat (nếu thấy lát cắt chưa thật trắng và trong) khoảng 10 – 15 phút Rửa bằng nước cất

- Ngâm vào dung dịch lục iod từ khoảng 10 giây Rửa bằng nước cất

- Ngâm tiếp vào dung dịch đỏ carmin khoảng 15 – 30 phút Rửa bằng nước cất đến khi dung dịch rửa hết màu

Vi phẫu sau khi nhuộm xong có thể ngâm vào nước cất Chuẩn bị mẫu xong có thể soi bằng kính hiển vi

e) Bốc tách biểu bì

Khi khảo sát các bộ phận của dược liệu như lá, thân hoặc rễ non người ta có thể tách lấy riêng lớp biểu bì để quan sát

Để tách riêng lớp biểu bì (thường là biểu bì dưới, nếu là lá), người ta có thể xé, dùng dao lam tách hay cạo lấy lớp ngoài cùng Kỹ thuật này thường áp dụng cho dược liệu tươi đôi khi cũng áp dụng cho dược liệu khô sau khi đã làm mềm

Các đặc điểm thường được quan sát của tế bào biểu bì lá là:

- Tế bào biểu bì: hình dạng có gì đặc biệt, màng tế bào thẳng hay uốn lượn, xếp lộn xộn hay theo một thứ tự nào đó

- Lớp cutin: nhẵn hay có các vạch (hình bàn chải), có lượn sóng hay có u lồi

- Cấu tạo của khí khổng: kiểu song bào, trực bào, dị bào hay hỗn bào hay của kiểu

1 lá mầm Số lượng khí khổng trên một đơn vị diện tích , gọi là chỉ số lỗ khí (CSLK)

Phần III: kết quả

3.1 Đặc điểm hình thái

Trang 8

3.1.1 Mô tả thực vật

Hình 3.1 toàn cây cam thảo đất

Phần cây trên mặt đất cao khoảng 0,4m đến 0,7m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ

ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc

Lá mọc đối hoặc mọc vòng 3, dài 3cm-5cm, rộng 1.5-3cm, phiến nguyên, hẹp dần

ở gốc , mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim

Trang 9

Hình 3.2 thân và rễ cây cam thảo đất

Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ

3.1.2 Bóc tách biểu bì lá

Hình 3.3 lỗ khí lá cam thảo đất

Kết quả: Sau khi bóc tách biểu bì lá Cam thảo đất, thấy lỗ khí kiểu dị bào

3.2 Đặc điểm vi phẩu

a) Vi phẩu lá cây cam thảo đất

Phần gân giữa: Ngoài cùng là biểu bì có cutin răng cưa, kế đến là lớp mô dày, mô mềm gồm các tế bào thành mỏng Bó libe-gỗ chính có hình cung với libe ở dưới và

gỗ gồm một số mạch xếp thành chuỗi ở phía trên

Trang 10

Phần phiến lá: Phía dưới biểu bì trên là mô mềm giậu; kế đến là mô mềm khuyết

và biểu bì dưới

Hình 3.4 cấu tạo vi phẫu lá cây

b) Đặc điểm vi phẩu thân cây cam thảo

Hình 3.5 cấu tạo vi phẩu thân cây

Trang 11

c) Đặc điểm vi phẩu rễ cây cam thảo đất

Hình 3.6 cấu tạo vi phẩu rễ

3.3 Thành phần hoá học của cây cam thảo đất

Cây chứa một alkaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một chất gọi

là amellin Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần

có dulciol, scopariol, (+)manitol, glucose Rễ chứa (+) manitol, tanin, alkaloid, một hợp chất triterpen Vỏ rễ chứa hexcoxinol, β-sitosterol và (+)manitol

– Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose) Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo Glycyrrhizin đƣợc Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạng mảnh màu vàng Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic) Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetic (còn gọi là acid glycyrrhetinic) và 2 phân tử acid glucuronic Acid glycyrrhetic có một OH ở C-3 (2 phân tử acid glucuronic nối vào đó), một nhóm carbonyl ở C-11, một nối đôi ở C-12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl Glycyrrhizin trên thị trường là muối ammoni glycyrrhizat thu được bằng cách chiết bột cam thảo với nước rồi acid hoá để kết tủa, rửa tủa rồi lại hoà tan trong ammoniac, bốc hơi trong các khay mặt bằng sẽ thu được những vẩy màu đen nhạt, bóng, tan trong nước và rất ngọt

Trang 12

- Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác nhƣ: acid liquiritic (acid này khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18-a-hydroxy-glycyrrhetic, acid 24- hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid, 24-a-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic

– Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4% Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid)

Liquiritin đƣợc Shinoda và Ueda (1934) phân lập Chất này thuộc nhóm flavanon,

có phần aglycon là liquiritigenin (= 4′,7 dihydroxy – flavanon)

Isoliquiritin được Puri và Seshadri phân lập (1954) Chất này là đồng phân của chất trên và thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoliquiritigenin (= 4,4′,6′ trihydroxy chalcon) Isoliquiritigenin ở môi trường acid thì đồng phân hoá thành liquiritigenin (xem phần flavonoid)

Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren)

– Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hỏa, khi thí nghiệm trên chuột cống đã thiến thì thấy xuất hiện những tế bào sừng trong niêm dịch âm đạo

– Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin (= 6-acetyl-5-hydroxy- 4-methyl coumarin)

– Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose Toàn

bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%

3.4 Tác dụng dược lý

- Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên súc vật Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định histamin; trên chó thì gây loét bằng atophan (= acid 2-phenyl quinolein 4-carboxylic); trên chuột cống thì thắt u môn Súc vật thí nghiệm được

mổ và quan sát tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày

– Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên ruột cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin, acetylcholin

Trang 13

Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu là do các thành phần flavonoid

– Tác dụng long đờm do các saponin

– Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống viêm bằng 1/5 hydrocortison Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo

– Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất liquiritigenin

và isoliquiritigenin cũng được phát hiện Chất isoliquiritigenin có tác dụng mạnh hơn

– Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván – Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.ydhvn.com/cay-thuoc-quanh-ta/cay-duoc-lieu-cay-cam-thao-dat-cam-thao-nam-scoparia-dulcis-l

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/19149/nghien-cuu-phat-trien-duoc-lieu-cam-thao-dat-va-cam-thao-day-tai-gia-vien ninh-binh.aspx

Ngày đăng: 15/08/2024, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w