Khái niệm và vai trò: - Khái niệm: o Là hệ thống các văn bản pháp luật quy định những quy tắc xử sự do NN ban hành hoặc thừa nhận, nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu đế
Trang 1TIỂU LUẬN HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đề tài: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Trang 2MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển Con người vội vã chạy đua với thời gian, mà rồi nhiều khi lãng quên đi những thứ xung quanh mình
Sự phát triển kèm theo đó là nhiều hệ luỵ, đơn giản nhất đó chính là những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Chính vì vậy môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người Nói một cách dễ hiểu hơn, gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn hay không chính là nhờ vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta
Trang 3NỘI DUNG
I Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1 Khái niệm, vai trò và quy định
a Khái niệm và vai trò:
- Khái niệm:
o Là hệ thống các văn bản pháp luật quy định những quy tắc xử sự do
NN ban hành hoặc thừa nhận, nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện môi trường; khai thác hợp lý, nhằm mục đích bảo vệ môi trường
- Vai trò:
o Quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường
o Xây dựng hệ thống quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi trường
o Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc các
cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường
o Quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường
Trang 4o Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường
b Quy định
- Pháp luật về tổ chức quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường
- Pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
o Hình sự
o Hành chính
o Trách nhiệm dân sự
2 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật
a Khái niệm
- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các thành phần về môi trườngvà con người có trong pháp luật và bị xử lý theo pháp luật hình sự
- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về môi trường do các cá nhân tổ chức thực hiện vô ý hay cố ý mà không phải tội phạm thì bị xử lý theo pháp luật hành chính
b Dấu hiệu
- 4 yếu tố:
o Khách thể của tội phạm
Trang 5▪ Sự xâm phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường
▪ Đối tượng tác động chủ yếu là các thành phần môi trường
o Khách quan của tội phạm
▪ Nhóm hành vi gây ô nhiễm môi trường
▪ Nhóm huỷ hoại tài nguyên môi trường
▪ Nhóm các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
o Chủ thể của tội phạm
▪ Bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn
o Mặt chủ quan của tội phạm
▪ Các tội phạm môi trường được thể hiện dưới hình thức cố ý và vô ý Hầu hết là cố ý Chủ thệt nhận thức rõ hành vi gây ra hậu quả cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi Động cơ, mục đích tội phạm đa dạng
- Dấu hiệu vi phạm hành chính về môi trường
o Về chủ thể: gồm có cả cá nhân và tổ chức vi phạm:
▪ Cá nhân có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và đủ độ tuổi
▪ Các tổ chức cá nhân có tư pháp cá nhân, nghĩa là các tổ chức thành lập hợp pháp, có tổ chức chặt chẽ, có tài sản cá nhân hợp pháp
o Các hành vi vi phạm hành chính
Trang 6o Hình thức lỗi: cá chủ thể thực hiện hành vi vi phạm lỗi cố ý hoặc vô
ý, tuy nhiên vi phạm hành chính thực hiện chủ yếu là cố ý
o Hình thức xử lý: xử lý theo quy định pháp luật hành chính
3 Nguyên nhân, điều kiện
a Nguyên nhân điều kiện khách quan:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi phát triển kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường
- Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cơ quan địa phương mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
- Công tác quản lý nhà nước về môi trường
- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ
b Nguyên nhân điều kiện chủ quan:
- Nhận thức của một bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao Ý thức bảo vệ môi trường của cá cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân còn kém, chưa tự giác, vấn dề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mực
- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trong trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
o Tồn tại thiếu sót của lực lượng trực tiếp
Trang 7o Còn cho đó là trách nhiệm của cơ quan công an
o Phối hợp giữa các lực lượng chưa tốt
c Nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm
- Đều có động cơ, mục đích tư lợi cá nhân, đều nhằm mục đích thu lợi bất chính về kinh tế
- Phần lớn các đối tượng đều biết song do chi phí xử lý chất thải rất tốn kém nên giá thành cao
- Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương, không tuân thủ quy tắc, chuẩn mực xã hội
II Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1 Khái niệm, đặc điểm
a Khái niệm
- Là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện; khi phát hiện vi phạm, cần hạn chế hết mức có thể hậu quả môi trườngvà cần điểu tra, xử lý các hành vi vi phạm
b Đặc điểm
- Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống
Trang 8- Biện pháp tiến hành phòng, chống
- Sử dụng các công cụ, phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ
- Có sự phối kết hợp chặt giữa các chủ thể tham gia trên cơ sở, chức năng, quyền hạn được phân công
2 Nội dung, biện pháp phòng, chống
a Nội dung
- Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng
- Xác định, làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, giải pháp chủ động hạn chế các nguyên nhân, khắc phục các điều kiện vi phạm pháp luật
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm
b Biện pháp
- Biện pháp phòng chống chung
Trang 9o Tổ chức hành chính:
▪ Xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường
▪ Nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức
xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân
▪ Thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ môi trường
o Kinh tế
▪ Dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường
▪ Xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm
o Khoa học – công nghệ
▪ Ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường
o Tuyên truyền, giáo dục
▪ Giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
o Pháp luật
Trang 10▪ Xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật
- Biện pháp phòng chống cụ thể
o Tham mưu các cấp chính uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành có liên quan
o Phối hợp các cơ quan có liên quan tiến hành hoạt động tuyên truyền, giáo dục
o Phối hợp các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng chống
o Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống vi phạm
3 Chủ thể và quan hệ phối hợp
a Chủ thể
- Vị trí, vai trò: bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
- Nội dung
o Đảng lãnh đạo nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống
Trang 11o Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các Pháp lệnh, Nghị quyết
o Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp: trực tiếp tiến hành:
▪ Chỉ đạo, phân công, phân cấp cụ thể
▪ Đề ra chế độ, chính sách, kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi
▪ Sử dụng các cơ quan cuyên trách trực thuộc phạm vi quản lý tiến hành các hoạt động
▪ Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, thanh tra, rà soát hoạt động
▪ Có chính sách, biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh toàn dân
4 Trách nhiệm phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của các nhà trường và trách nhiệm của sinh viên a Trách nhiệm của nhà trường
- Tổ chức học tâp, nghiên cứu và tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên
và sinh viên
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tuyên tryền, toạ đàm, trao đổi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường
- Tham gia tích cực và hưởng ứng các chương tình, hoạt động
- Xây dựng phong trào bảo vệ môi trường
Trang 12- Xây dựng đội tình nguyện, thành lập các câu lạc bộ vì môi trường, tiến hành thu gom xử lý chất thải theo quy định
b Trách nhiệm của sinh viên
- Nắm vững các quy định pháp luật
- Xây dựng ý thức, trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường
- Tham gia tích cực các phong trào về bảo vệ môi trường
- Xây dựng văn hoá ứng xử, ý thức trách nhiệm với môi trường
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng
và nhà nước
Trang 13KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta Không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta
Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24/3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi
từ các loại xe sử dụng xăng Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường