Theo Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộmcắp tài sản như sau: “người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu q
Trang 1Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Thời gian gần đây, trước sự chuyển biến nhanh về kinh tế - xã hội và sựphát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ; sự phát triển mạnh
mẽ trong quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáodục của các quốc gia trên thế giới; tình hình kinh tế, xã hội của nước ta cónhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển chung trong khu vựccũng như trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làmnẩy sinh những mặt trái ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự
xã hội Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngàycàng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quyền sởhữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm
Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu làmột trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháptrong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lựcNhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu Trong số cáctội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền
sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nướcđều có những quy định về tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấutranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội
Đối với Như Xuân là huyện miền núi, có vị trí trọng yếu về quốcphòng, an ninh của tỉnh Thanh Hóa Người dân ở đây cần cù, chịu khó, cuộcsống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông, lâm nghiệp Trong những năm gần,đây nền kinh tế của Như Xuân có bước tăng trưởng nhanh, điều đó cho phépngười dân tiếp cận nhiều luồng văn hoá khác nhau dẫn đến xã hội phân hoá,các loại tệ nạn xã hội, tội phạm ngày càng nhiều, nhất là tội phạm trộm cắp tàisản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấuđến trật tự an toàn xã hội Riêng trong năm 2016, trên địa bàn huyện Như
Trang 2Xuân xảy ra 46 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 16 vụ trộm cắp tài sản,chiếm 34.7%
Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật tại huyện đã tích cực đấu tranhngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xửloại tội phạm này còn chưa kịp thời, chưa có quy mô, chưa đáp ứng được yêucầu phòng chống tội phạm Trong điều kiện hoàn cảnh đó, làm thế nào để hạnchế, ngăn ngừa được tội phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thờinhững vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Như Xuân trở thành mộtđòi hỏi cấp bách đối với chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dântrong huyện
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này trong thực tiễn, tôi
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức làm công tácphòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnhThanh Hóa
- Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện NhưXuân, tỉnh Thanh Hóa xuống dưới 0,15% so với quy mô dân số
Trang 3- Giảm tỷ lệ tái phạm tội đối với người phạm tội cư trú trên địa bànxuống dưới 25% so với tổng số người có tiền án về tội trộm cắp tài sản.
- Giảm số lượng tội phạm trộm cắp tài sản người chưa thành niên (dưới
18 tuổi) giảm xuống dưới 10%
- Hàng năm, 100% bản án tuyên phạt tội phạm trộm cắp tài sản có hiệulực đảm bảo nghiêm minh và không oan sai
- Duy trì không để hình thành băng nhóm phạm tội về trộm cắp tài sảnhoạt động trên địa bàn huyện
1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Phân tích khái niệm và làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự củatội trộm cắp tài sản và trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắptài sản
- Phân tích thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và hoạt độngphòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản; xác định đúng nguyên nhân củanhững hạn chế, thiếu sót trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạmtrộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chốngtội phạm trộm cắp tài sản
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1 Phạm vi đối tượng
Đề án tập trung nghiên cứu tội phạm trộm cắp tài sản và hoạt độngphòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnhThanh Hóa
1.4.2 Không gian, thời gian nghiên cứu
- Không gian: Trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 4- Thời gian: Thời gian nghiên cứu thực trạng 2012 – 2016, thực hiện đề
án từ năm 2017 – 2020
Trang 5Phần 2 NỘI DUNG
2.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1 Căn cứ khoa học, lý luận
Đề án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách,pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
2.1.1.1 Một số khái niệm
- Trộm cắp tài sản:
Tội trộm cắp tài sản được hiểu theo nhiều hướng và dưới mọi góc độnghiên cứu khác nhau Theo Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộmcắp tài sản như sau: “người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tộichiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Đặc trưng của hành vi trộm cắp tài sản là “lén lút” bí mật chiếm đoạttài sản của người khác Hành vi “lén lút” không nhất thiết là việc làm màkhông ai biết, nó có thể được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm,nhưng có thể được thực hiện một cách công khai, giữa nơi đông người Tuynhiên, việc giấu diếm hay công khai thì chúng đều có một đặc điểm chung, đó
là sự “lén lút” với chủ tài sản, không có việc “lén lút” thì không phải là trộmcắp
“Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của ngườikhác thành tài sản của mình “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộmkhông để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che dấu với mọi
Trang 6người hoặc công khai chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành
vi phạm tội với chủ tài sản… những hành vi đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứxác định có dấu hiệu của phạm tội Và chỉ khi có bản án kết tội của tòa án đã
có hiệu lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản vàphải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật Việc kết tội người đó sẽ do
cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thuthập được
Từ những phân tích khái quát nêu trên, có thể hiểu tội trộm cắp tài sản
là tội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi lén lútchiếm đoạt tài sản của người khác vì mục đích vụ lợi
- Nâng cao có nghĩa là làm tăng thêm.
- Hiệu quả là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời
gian công sức và nguồn lức nhất
- Phòng chống tội phạm:
Phòng chống tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức
xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyênnhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảmtừng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Phòng chống tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạotrong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tộiphạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không đểngười dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân
Phòng chống mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tácphòng chống giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tàisản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân
Làm tốt công tác phòng chống tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc,tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của
Trang 7công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo ngườiphạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tộiphạm.
Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu cáchiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạngphạm tội và phạm tội cụ thể Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược vàlâu dài
Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tộiphạm xẩy ra Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trongthực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫntồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tộiphạm vẫn xẩy ra Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thờiphát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thànhngười công dân lương thiện
Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kếthợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân
Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu cácnguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làmgiảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
2.1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
- Khách thể của tội trộm cắp tài sản:
Khách thể của tội phạm nói chung là những mối quan hệ xã hội đượcpháp luật hình sự bảo vệ, tránh mọi sự xâm hại của tội phạm nhưng lại bị tộiphạm xâm hại đến và gây ra thiệt hại ở một chừng mực nhất định
- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản:
Trang 8Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bênngoài thế giới khách quan, bao gồm các dấu hiệu sau: hành vi, hậu quả, mốiquan hệ giữa hành vi và hậu quả, phương tiện, công cụ, thủ đoạn, hoàn cảnh,địa điểm phạm tội
Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản biểu hiện ý chí của ngườiphạm tội ra thế giới khách quan dưới hình thức lén lút nhằm chiếm đoạt tàisản của người khác gây thiệt hại hoặc che đậy gây thiệt hại cho các quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ Để trở thành hành vi khách quan của tội trộmcắp tài sản thì hành vi đó phải có các đặc điểm đó là: Hành vi khách quan củatội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội (thuộc tính hiển nhiên), hành vikhách quan của tội trộm cắp tài sản có tính trái pháp luật hình sự, hành vikhách quan của tội trộm cắp tài sản phải có sự kiểm soát của ý thức và phải có
sự điều khiển của ý chí, trước có tính có lỗi
Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bímật chiếm đoạt tài sản do người khác đang quản lý Người phạm tội khôngdùng các thủ đoạn như trong các tội cướp, cướp giật hay công nhiên chiếmđoạt tài sản là “lén lút, bí mật” để chủ sử hữu, người quản lý tài sản và ngườikhác không biết được hành vi của mình là trộm cắp tài sản
Trong trường hợp sử dụng thủ đoạn làm cho người khác tưởng hành vicủa người sử dụng thủ đoạn đó là hợp pháp để dễ dàng chiếm đoạt thì vẫn bịcoi là trộm cắp tài sản bởi thủ đoạn đó vẫn được coi là “lén lút, bí mật”
Hành vi “lén lút, bí mật” chiếm đoạt tài sản của người khác chứng tỏngười phạm tội không muốn đương đầu với người chủ sở hữu tài sản hoặcngười quản lý tài sản Trên thực tế có trường hợp sau khi “lén lút, bí mật”chiếm đoạt tài sản bị phát hiện, đuổi bắt, người trộm cắp dùng vũ lực để tẩuthoát hoặc đe dọa để giữ tài sản đã chiếm đoạt Nếu dùng vũ lực hoặc đe dọadùng vũ lực để tẩu thoát thì hành vi trộm cấu thành tội trộm cắp tài sản có tình
Trang 9tiết tăng nặng, nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giữ tài sản đã trộmcắp được thì hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành hành vi cướp tài sản.
Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất thì pháp luật hình sự quyđịnh dấu hiệu về hậu quả là một trong những dấu hiệu bắt buộc trong cấuthành tội phạm, theo đó giá trị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên đếndưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về tội chiếmđoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội trộmcắp tài sản
- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình
sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định Như vậy, chủ thể của tộiphạm là người đạt độ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS và đã thực hiện mộttội phạm Cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của tội trộm cắp tài sản là Điều 12,Điều 13, Điều 138 BLHS năm 1999; Điều 12, 13, 21 và điều 173 của Bộ Luậthình sự năm 2015 Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS nhưsau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 12 quy định về Tuổi chịu tráchnhiệm hình sự như sau:
1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡngdâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm
Trang 10chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151(tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản);Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏngtài sản);
Phân tích quy định tại Điều 12 và tại Điều 138 BLHS năm 1999 và điều
173 BLHS năm 2015, có thể thấy chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ ai
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổichỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 vàkhoản 4 Điều 138 BLHS năm 2003 và khoản 3 khoản 4 điều 173 BLHS năm2015
- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm Đó là nhữngbiểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tộibao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ýhoặc vô ý
Đối với tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội đã có dấu hiệu cố ý đểlại hậu quả thực tế xảy ra là chiếm được tài sản của người khác bằng cách lénlút nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản Như vậy người phạm tội đã cố ý đốivới hành động bất hợp pháp của mình
Tại Điều 9 BLHS năm 1999 quy định về lỗi cố ý:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xãhội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
Trang 112 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xãhội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mongmuốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS thì hành vi trộm cắp tài sảnđược thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, vì người phạm tội thực hiện hành vitrộm cắp tài sản mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó và để thực hiện mongmuốn chiếm đoạt đó người phạm tội đã lén lút lấy trộm, mặc dù người phạmtội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sựcấm nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thựchiện hành vi phạm tội Động cơ phạm tội chỉ có thể đặt ra với các tội thựchiện với lỗi cố ý Còn các tội thực hiện với lỗi vô ý chỉ có động cơ của xử sự
Đa số trường hợp phạm tội, động cơ phạm tội là tình tiết định khung tăngnặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Do đó, việc xác địnhchúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc quyết định hình phạt
Động cơ phạm tội trong tội trộm cắp tài sản là động cơ vụ lợi, nhưng
đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trộm cắp tài sản
Mục đích phạm tội: là cái mốc mà người phạm tội mong muốn đạt đếnkhi thực hiện tội phạm
Giữa mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm luôn có mối liên quanchặt chẽ với nhau, hậu quả của tội phạm chính là sự thể hiện, sự phản ánh mụcđích phạm tội Chính vì vậy mà trong mỗi cấu thành tội phạm chỉ có sự hiệndiện của một trong hai dấu hiệu này mà thôi
Có thể so sánh để thấy được sự khác biệt giữa mục đích phạm tội vàhậu quả phạm tội theo các tiêu chí sau:
- Nằm trong ý thức chủ - Thể hiện ngoài thể giới
Trang 122.1.1.3.Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản
Ngoài các quy định về tội phạm thì BLHS Việt Nam còn quy định cácbiện pháp xử lý với người phạm tội Bất kì người nào khi đã thực hiện hành viphạm tội được quy định trong BLHS thì đều bị xử lý bằng các biện phápmang tính bắt buộc, cưỡng chế của Nhà nước, trong đó biện pháp pháp lýhình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất thể hiện thái độ kiên quyết của Nhànước đối với người phạm tội
Đối với tội trộm cắp tài sản, dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội, điều 138 BLHS 1999 đã chia thành bốnkhung hình phạt, trong đó mức độ thiệt hại về tài sản là một căn cứ để phânchia thành các khung hình phạt: khung 1 tương ứng với mức độ thiệt hại tàisản từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng; khung 2 tương ứng với mức độthiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; khung 3 tương ứngvới mức độ thiệt hại tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; khung
4 tương ứng với mức độ thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng trở lên Mỗi trườnghợp phạm tội, TNHS của người phạm tội cũng khác nhau Theo đó:
a Khung 1 ( Khoản 1 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt là cải tạo không
giam giữ 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng đối vớinhững người trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệuđồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
Trang 13phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạtchưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ngày 19/06/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 thông qua
luật số 37/2009/QH12 sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu tráchnhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau:
Sửa đổi cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng”tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291;
Vấn đề quan trọng là cần xác định khách quan toàn diện giá trị tài sản
bị chiếm đoạt để đảm bảo truy cứu TNHS đúng đắn, theo đó giá trị tài sản bịchiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản vào thời điểm tài sản
bị chiếm đoạt Trong thực tiễn xét xử việc xác định giá trị tài sản bị chiếmđoạt không đơn giản, nhất là trong trường hợp, chất lượng tài sản bị giảm sút
do đã qua sử dụng hay tài sản bị chiếm đoạt không thu hồi lại được Để giúp
cơ quan chức năng xác định đúng các định lượng giá trị tài sản thì phải có Hộiđồng định giá tài sản
- Đối với trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng: lúc này hậu quả nghiêm trọng được hiểu làhậu quả do chính hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả vật chất (thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ, tài sản) và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấuđến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, ảnh hưởngxấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội) Thuộc một trong những trường hợpsau thì coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”: Làm chết một người; Gây thươngtích hoặc tổn hại sức khoẻ của một đến hai người với tỉ lệ thương tật mỗingười từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đến bốnngười với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặctổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 61% đến 100%, nếukhông thuộc các trường hợp trên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏenhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% và thiệt hại tài sản từ 30
Trang 14triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới
- Đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồngnhưng người phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm, người phạm tội bị coi là đã bị kết án về tội chiếm đoạt nếutrước đó đã bị kết án về một trong các tội sau: tội cướp tài sản, bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếmđoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tàisản
Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên mức hình phạt nhưng
có sửa đổi, bổ sung so với khoản 1 Điều 138 BLHS hiện hành như sau:
Thứ nhất, trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồngnhưng “gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng “gây ảnh hưởng xấu đến
an ninh, trật tự, an toàn xã hội”
Thứ hai, BLHS 2015 quy định rõ hơn, toàn diện hơn về tình tiết địnhtội khi tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2 triệu đồng Theo đó, nếu BLHS hiệnhành quy định “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” thì BLHS
2015 sửa đổi thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt
Trang 15tài sản” Nếu BLHS hiện hành quy định “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tàisản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì BLHS 2015 sửa đổi thành
“đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm”
Thứ ba, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, người
nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng “tài sản
đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là
kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bịhại” thì cũng bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản
b Khung 2 ( Khoản 2 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt tù từ 2
năm đến 7 năm, nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức: tức là có sự liên kết chặt chẽ giữa những ngườicùng thực hiện tội phạm ( khoản 3 điều 20 BLHS 1999)
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp người phạm tộithực hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, lấy tài sản trộm cắp được làm nguồnthu nhập chính hoặc duy nhất
- Tái phạm nguy hiểm: khoản 2 Điều 49 BLHS quy định những trườnghợp sau được coi là “tái phạm nguy hiểm”: đã bị kết án về tội rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích lại phạm tội rấtnghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm chưa được xoá ántích lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêmtrọng do vô ý
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: được hiểu là người phạm tội
sử dụng những mánh khóe, cách thức tinh vi, người bị hại khó phán đoán, cókhả năng gây ra những thiệt hại lớn khác ngoài thiệt hại về tài sản như thiệthại về tính mạng, sức khoẻ
Trang 16- Người phạm tội hành hung để tẩu thoát: là trường hợp mà ngườiphạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành
vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém,bắn, xô ngã nhằm tẩu thoát
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 đã bỏ tình tiết “gâyhậu quả nghiêm trọng”, đồng thời bổ sung tình tiết mới là “trộm cắp tài sản trịgiá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trườnghợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này”
c Khung 3 ( Khoản 3 Điều 138 BLHS năm 1999): hình phạt tù
từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với các trường hợp phạm tội chiếm đoạt tàisản có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
Khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên mức hình phạt tù
và tình tiết định khung tăng nặng chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồngđến dưới 500 triệu đồng, bỏ tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, bổ sunghai tình tiết hoàn toàn mới “trộm cắp tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 1 điều này” và “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”
d Khung 4 ( Khoản 4 Điều 138 BLHS 1999): hình phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm, hoặc tù chung thân được áp dụng đối với các trường hợp phạmtội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng
Thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả rất nghiêmtrọng”: Làm chết hai người;Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đếnbốn người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặctổn hại sức khỏe của năm đến bảy người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ31% đến 60%; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ
lệ thương tật từ 101% đến 200%, nếu không thuộc các trường hợp trên; Gây
Trang 17thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1tỉ 500 triệu đồng; Gâythiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản thuộc từ hai đến ba trường hợp “gây hậuquả nghiêm trọng”.
Thuộc một trong các trường hợp sau thì “gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng”: Làm chết từ ba người trở lên; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe
của năm người trở lên với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; Gâythương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của tám người trở lên với tỉ lệ thương tậtmỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiềungười với tổng tỉ lệ thương tật từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trườnghợp trên; Gây thiệt hại tài sản từ 1tỉ 500 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại tínhmạng, sức khỏe, tài sản thuộc từ bốn trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”trở lên
Khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tù chung thân, giữnguyên mức hình phạt tù có thời hạn và tình tiết “chiếm đoạt tài sản trị giá
500 triệu đồng trở lên” Điều khoản này cũng bổ sung hai tình tiết mới là
“trộm cắp tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưngthuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1điều này” và “lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”
Ngoài ra, khoản 5 điều 138 BLHS 1999 còn quy định : “Người phạm
tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng” Khoản 5 Điều 173
BLHS 2015 vẫn giữ nguyên như quy định tại khoản 5 Điều 138 BLHS hiệnhành là “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệuđồng
Đối với tội trộm cắp tài sản, việc quy định hình phạt tiền là hình phạt
bổ sung có thể áp dụng với người phạm tội là hợp lý, góp phần nâng cao hiệuquả đấu tranh phòng chống tội phạm bởi vì: mục đích của người phạm tộitrộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản của người khác, biến nó thành tài sảncủa mình nhằm mang lại lợi ích vật chất nhất định cho mình, do đó khi áp
Trang 18dụng hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích vật chất của người phạm tội
từ đó có tác dụng răn đe ngăn ngừa họ phạm tội mới
2.1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật hình sự
- Luật tổ chức Toàn án năm 2014
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020”
- Chỉ thị số 48-CT/TW 22/10/2010 của Bộ chính trị về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hìnhmới”
- Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm
- Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóaXIII về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của QuốcHội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác củaViện kiểm sát nhân dân, của Toàn án nhân dân và công tác thi hành án năm
2016 và các năm tiếp theo
Trang 19- Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán - Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
- Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”
- Chương trình hành động số 04-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số48-CT/TƯ của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”
2.1.3 Căn cứ thực tiễn
- Căn cứ thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; những thuậnlợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộmcắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Căn cứ hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi tham gia công tácphòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnhThanh Hóa
- Căn cứ các giải pháp được áp dụng trong việc đấu tranh phòng, chốngtội phạm trộm cắp tài sản của các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bànhuyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1 Thực trạng hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2012 - 2016
2.2.1.1 Khái quát về huyện Như Xuân
Như Xuân là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, cách trung tâmtỉnh Thanh Hóa 62 km về phía Tây Nam Phía Bắc giáp huyện Thường Xuân;phía Đông giáp huyện Như Thanh; phía Nam và phía Tây giáp tỉnh NghệAn.Tổng diện tích (ha) là 71.994,93ha, có 18 đơn vị hành chính, gồm 17 xã,
Trang 2001 thị trấn với 183 thôn, khu phố, trong đó có 95 thôn vùng cao Dân số là66.109 người, trong đó: Dân tộc Thái 29.213 người, chiếm 44,2%; Dân tộcThổ 9.877 người, chiếm 15%; Dân tộc Mường 3.993 người, chiếm 6%; Dântộc Kinh 22.960 người, chiếm 34%; Dân tộc khác 66 người, chiếm 0,1%.
Huyện có 48km đường Hồ Chí Minh, 6km đường Quốc lộ 45,3km đường Quốc lộ 15A hơn 300km đường liên xã cơ bản đã được hoànthiện và đi lại xuống trung tâm các xã; Có một số công trình, mục tiêu quantrọng về ANQP như đường DZ500 KV dài 98km hai mạch với 172 cột;Trường bắn trung đoàn 923 của Binh chủng Phòng không - Không quân, BộQuốc phòng; 06 phân trại của Trại giam Thanh Lâm, Tổng cục VIII, Bộ Công
An đang giam giữ, cải tạo hàng nghìn phạm nhân và nhiều căn cứ ATK củaTrung ương trên địa bàn
Tình hình văn hóa - xã hội những năm gần đây có chuyển biến tiến bộ,quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Công tác xây dựngĐảng và hệ thống chính trị được đảm bảo Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịchđúng hướng: Nông- lâm- thủy sản chiếm 43,5%; công nghiệp- tiểu thủ côngnghiệp đạt 29%; thương mại- dịch vụ chiếm 27,5% Tăng trưởng bình quânhàng năm 14,4% Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,5 triệuđồng/người/năm
Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi là cơ bản, vẫn còn những khókhăn đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, thiếu bền vững, tiềm năngthế mạnh của huyện chưa được phát huy Quản lý Nhà nước về kinh tế, cònhạn chế yếu kém Tỉ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh.Trình độ dân trí của đại bộ phận nhân dân còn thấp, đời sống gặp nhiều khókhăn, nhất là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa
Điều kiện tự nhiên - xã hội như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới công tácphòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn huyện Như Xuân
Trang 212.2.1.2 Thực trạng trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2012 - 2016
Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện; tuy nhiênđây cũng là nguyên nhân làm nảy sinh những mặt trái, đó là sự tha hoá, biếnchất về đạo đức và nhân phẩm của một bộ phận con người, làm phát sinh tệnạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an và sự phát triển kinh tế, môitrường đầu tư và du lịch của đất nước Huyện Như Xuân cũng không nằmngoài ảnh hưởng này Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trên địabàn huyện xảy ra hết sức phức tạp, số lượng các vụ án có tính chất rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiệm trọng có xu hướng gia tăng, cơ cấu tình hình tội phạmdiễn biến phức tạp
Trang 22Bảng 2.1 Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn
huyện Như Xuân từ năm 2012-2016
số vụ án hình sự
Tỷ lệ (%) so với năm 2012
Tổng số
bị cáo
Tỷ lệ (%) so với năm 2012
2012 2013 2014 2015 2016
số vụ án
số bị can
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy từ năm 2012 đến năm 2016,
huyện Như Xuân xảy ra 201 vụ phạm tội với 386 bị cáo, theo đó số vụ phạm
Trang 23tội có năm tăng, có năm giảm, nhưng nhìn chung là có xu hướng gia tăng theotừng năm So với năm 2012 thì năm 2013 số vụ phạm tội tăng 2,6%, trong khi
đó số bị cáo tăng 7%; năm 2014 số vụ phạm tội có xu hướng giảm nhẹ 2,6%nhưng số bị cáo vẫn tăng 2,8% so với năm 2013; năm 2015 so với năm 2014
số vụ phạm tội tăng lên 10,6% và số bị cáo tăng lên 11,5% và năm 2016 số vụphạm tội tăng đột biến lên 11,2% và số bị cáo tăng 5,5% so với cùng kỳ năm
trước Nếu so với năm 2012 thì năm 2016 số vụ phạm tội tăng 26,4%, đồng
thời số bị can cũng tăng là 18,3%
Bảng 2.2 Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân
từ năm 2012-2016
Năm
Tổng
số vụ trộm cắp
Tỷ lệ (%) so với năm 2012
Tổng số
bị cáo
Tỷ lệ (%) so với năm 2012
Trang 24Tổng số vụ
án hình sự
Tổng số vụ
trộm cắp
Tỷ lệ (%)
Trang 25Biểu đồ 2.2 So sánh tình hình tội phạm nói chung với tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2012- 2016
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy các vụ trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ khácao trong tổng số các vụ án hình sự nói chung, trung bình trong 5 năm tỷ lệnày chiếm tới 31,8% Do tính phức tạp địa bàn huyện Như Xuân, đây là mộttrong những địa bàn hoạt động thuận lợi cho loại tội phạm này Chúng hoạtđộng có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm, có sự liên kết chặt chẽ với cácđối tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giaiđoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ, thông tin với nhau bằng phương tiện liênlạc hiện đại, thường xuyên di chuyển địa bàn và phương thức hoạt động nhằmgây khó khăn cho công tác điều tra và đấu tranh phòng chống tội phạm trênđịa bàn huyện Vì vậy, trong thời gian gần đây, tình hình, diễn biến của tộitrộm cắp tài sản đang diễn biến khá phức tạp, có xu hướng gia tăng qua từngnăm Nếu năm 2012 số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện là 10 vụ(100%) thì đến năm 2013 tăng lên 12 vụ ( tăng 20%), năm 2013 vẫn giữ là 12
vụ trong khi tổng số vụ án hình sự giảm; năm 2015 tăng lên 14 vụ (tăng 20%)
và đến năm 2016 tăng lên đến 16 vụ (tăng 40%); và qua bảng số liệu ta thấy
Trang 26năm 2016, số vụ trộm cắp tài sản tăng tới 60% so với năm 2012 Đây chính làđiều đáng báo động đối với các cơ quan chức năng trong việc quản lý trật tựtrị an trên địa bàn huyện Như Xuân
Trang 27Bảng 2.4 Độ tuổi của các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản
Năm
Tổng số
bị cáo
Dưới 18 tuổi
Từ
18 tuổi đến 30 tuổi
Từ
30 tuổi đến 45 tuổi
Trê n
45 tuổi
trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2012-2016
Qua biểu đồ ta thấy số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bànhuyện Như Xuân nằm ở độ tuổi dưới 18 là 13.7%; ở độ tuổi từ 30-45 tuổi là12.8% và thấp nhất là ở lứa tuổi trên 45 tuổi (9.4%), ở lứa tuổi từ 18-30 là chủyếu, chiếm tỷ lệ 64.1% Sở dĩ số người phạm tội trộm cắp tài sản rơi vào độtuổi này chiếm đa số là bởi lẽ đây chính là độ tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập,
Trang 28không còn dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, nếu ở độ tuổi này mà khả năngtài chính không đủ để nuôi sống bản thân, hoặc để thỏa mãn các nhu cầu khác(ma túy, đánh bạc, cá độ, nhậu nhẹt,…) thì khả năng đưa họ đến với conđường phạm tội trộm cắp là rất cao
Tỉ lệ phạm tội của người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) chiếm 13.7%cũng là điều đáng lo ngại Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do áp lựccủa đời sống kinh tế làm gia đình mất dần chức năng giáo dục, quản lý ngườichưa thành niên Gia đình đang đẩy chức năng này sang nhà trường Ngoài ra,môi trường xã hội hiện có nhiều tác động tiêu cực đối với giới trẻ như phimảnh, tụ điểm ăn chơi, giải trí thiếu lành mạnh, nhất là các loại hình trò chơibạo lực
Bảng 2.5 Giới tính của các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2012 – 2016
Trang 29So với nữ giới thì nam giới phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng và cáctội khác nói chung chiếm tỷ lệ cao hơn Từ năm 2012 đến 2016, người phạmtội trộm cắp tài sản là nữ giới có 9 vụ trong tổng số 117 vụ, chiếm tỷ lệ nhỏ7.7%; trong khi nam giới là 108 vụ, chiếm tỉ lệ tới 92.3% Đối với tội phạm là
nữ giới, chủ yếu do yếu tố về kinh tế mà nẩy sinh ý định trộm cắp tài sản, đốitượng này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở, thiếu cảnh giác củachủ tài sản để thực hiện hành trộm cắp tài sản, đối với những trường hợp nàythường ít nghiêm trọng, chủ yếu các hành vi mang tính đơn lẻ Đối với namgiới, tội phạm mang tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn, liều lĩnh hơn Cácđối tượng này thường không có công ăn việc làm, lười lao động, một số đốitương do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện ma tuý…
2.2.1.3 Nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân:
- Nguyên nhân về kinh tế-xã hội:
Với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa Trong những năm qua ở huyện Như Xuân đã đạt được tốc độ pháttriển kinh tế khá cao, tăng trưởng cả về chất lượng, đời sống nhân dân từngbước được cải thiện, có sự ổn định, có thu nhập Nhiều người giàu lên nhanhchóng bằng khả năng, sức lực và trí tuệ của mình Bên cạnh những cơ hội,điều kiện để phát triển là những đe dọa tiềm ẩn mà nền kinh tế thị trường tạo
ra đó là sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống… Chính
92.3
7.7
nam nữ
Trang 30điều đó đã dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, mâu thuẫn xã hội tăng caogiữa các tầng lớp, bộ phận dân cư Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đếnhành vi phạm tội nói chung và hành vi trộm cắp tài sản nói riêng.
Bên cạnh đó, những mặt trái của xã hội xuất hiện như: nạn cờ bạc, matuý, trộm cắp,tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, do tính ham chơi, lườilao động, dẫn đến hành vi phạm tội nói chung hành vi trộm cắp tài sản nóiriêng Hiện nay, trên địa bàn huyện Như Xuân tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảmnhưng vẫn còn ở mức cao (năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp tại huyện Như Xuân là4,2%) Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình tội trộm cắp tài sảnngày một gia tăng trên địa bàn huyện Theo thống kê của Công an huyện NhưXuân từ năm 2012-2016, trong tổng số 117 bị can phạm tội trộm cắp tài sảnthì có đến 89 bị can là đối tượng thất nghiệp, lưu manh chuyên nghiệp, hoặc
đã tập trung cải tạo và tù hình sự về ( chiếm tỷ lệ 76,06%); có 16 bị can là dobộc phát nảy sinh ý định trộm cắp tài sản ( chiếm tỷ lệ 13,67%); số còn lại là
ở độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi nhưng đã thôi học hoặc đi lang thang
Thông qua các vụ án về trộm cắp tài sản ở địa bàn huyện Như Xuân,phần lớn các đối tượng phạm tội lần đầu thường không có công ăn việc làmhoặc việc làm không ổn định, thu nhập ít ỏi, đồng tiền kiếm được không đủtrang trải cho bản thân, dẫn đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật.Một số đối tượng khác do cờ bạc, rượu chè, sinh ra nợ nần cũng dẫn tới conđường phạm tội Một số ít đối tượng còn lại do chơi bời, giao du với nhữngđối tượng xấu nên bị xúi dục, lôi kéo cũng dẫn đến phạm tội
- Nguyên nhân giáo dục:
+ Từ phía gia đình:
Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong giađình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhâncách của con người, vì vậy nếu môi trường giáo dục trong gia đình không tốt