1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam với thuế bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới và đề xuất giải pháp pháp lý Luật Thuế bảo vệ môi trường

28 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam với thuế bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới và đề xuất giải pháp pháp lý Luật Thuế bảo vệ môi trường
Người hướng dẫn Thầy Ngô Văn Linh
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Luật tài chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 146,58 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan rằng, chủ đề tiểu luận:“So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam với thuế bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới và đề xuất giải

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TIỀU LUẬN: CHỦ ĐỀ 7

Học phần: Luật Tài chính

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường Thông qua việc tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của các chủ thể có liên quan mà chủ yếu là người gây ô nhiễm, các quy định về thuế môi trường sẽ làm thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho môi trường Chính vì vậy, nhóm đã thực hiện

đề tài “So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam với thuế bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới và đề xuất giải pháp pháp lý Luật Thuế bảo vệ môi trường ” Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn từ tổng quan tới cụ

thể về sắc thuế bảo vệ môi trường và việc áp dụng sắc thuế này ở nước ta, đồng thời so sánh với Trung Quốc - một cường quốc trên thế giới nhưng Luật Thuế bảo vệ môi trường mới chỉ bắt đầu có hiệu lực trong những năm gần đây Từ đó, bài

nghiên cứu có thể đưa ra những nhận xét và hướng tới khắc phục các vướng mắc, góp phần hoàn thiện hơn Luật Thuế bảo

vệ môi trường hiện hành

Đề tài được chia thành 03 chương cho từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu chung, bao gồm:Chương 1: Cơ sở pháp lý

Chương 2: So sánh Luật Thuế Bảo vệ Môi trường Việt Nam với Trung Quốc và đề xuất giải pháp pháp lý Luật Thuế bảo vệ môi trường

Chương 3: Bài tập tình huống

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này nhóm nghiên cứu xin bàytỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Văn Linh đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm tác giả triển khai và hoàn thành đề tài

nghiên cứu khoa học này

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên nhóm 7, lớp ThanhTra 22A học phần Luật Tài Chính đã hợp tác, cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài, nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý từ giảng viên chuyên môn

Hà Nội, ngày 19

tháng 05 năm 2024

NHÓM NGHIÊN CỨU

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan rằng, chủ đề tiểu luận:“So sánh pháp luật về

thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam với thuế bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới và đề xuất giải pháp pháp lý Luật Thuế bảo vệ môi trường ” là công trình nhóm chúng

tôi nghiên cứu viết và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Ngô Văn Linh, các kết quả, nội dung được trình bày trong đề tài là nghiên cứu đảm bảo tính trung thực và chưa từng có ai công bố dưới bất kì hình thức nào, các tư liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học này là trung thực, có xuất xứ rõ ràng

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2024

NHÓM NGHIÊN CỨU

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI CAM ĐOAN 4

1.1 Khái niệm về Thuế bảo vệ môi trường 6

1.2 Đặc điểm 6

CHƯƠNG II: SO SÁNH LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 8

2.1 So sánh Luật Thuế Bảo vệ Môi trường Việt Nam với Trung Quốc 8

2.1.1 Điểm giống: 8

2.2.2 Điểm khác: 8

2.2 Đề xuất giải pháp pháp lý cho Luật Thuế Bảo vệ Môi trường 18

CHƯƠNG III: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 20

a Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định định mức phân bổ chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn của huyện 20

b Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết phân cấp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nguồn thu 100% của ngân sách cấp huyện; phân cấp lệ phí môn bài thu từ các cá nhân và hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình là nguồn thu 100% của các xã trên địa bàn huyện 20

c Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định phân bổ dự toán cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Ngoài dự phòng ngân sách đã được Hội đông nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh khi phân bổ và giao dự toán cho các ngành đã giữ lại 100 tỷ đồng chi thường xuyên với lý do bảo đảm nguồn ngân sách cho các nhiệm vụ chỉ có thể phát sinh ngoài dự toán trong năm 21

Trang 6

d UBND tỉnh quyết định sử dụng 5 tỷ đồng từ dự

phòng ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện phục vụ cho công tác chống lụt bão 21

e Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tạm ứng 20 tỷ

đồng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để cấp bổ sung cho ngân sách cấp huyện phục vụ cho công tác chống lụt bão 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về Thuế bảo vệ môi trường

- Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010: “Là

thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”.

- Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

a) “Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi

trường hoặc chất gây ô nhiễm môi trường;

b) Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường;

c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiến theo quy định của pháp luật về thuế”.

 Nhìn chung, thuế bảo vệ môi trường được coi là một công cụ hữu hiệu và đắc lực trong việc góp phần điều tiết và cải thiện chất lượng môi trường bằng cách hạn chế các tác nhân đến từhoạt động của doanh nghiệp hay các hộ gia đình thông qua thuế đánh lên một số loại hàng hóa mà việc sử dụng chúng gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu

Thứ hai, thuế suất được áp dụng cho thuế bảo vệ môi trường là

loại thuế suất tuyệt đối

Thứ ba, với việc chỉ đánh lên một số loại hàng hóa cụ thể mà

việc sử dụng những hàng hóa đó gây nên tác động tiêu cực đếnmôi trường, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế có phạm vi áp dụng hẹp và có danh mục áp dụng riêng (biểu khung thuế)

Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ đánh duy nhất một lần ở

khâu sản xuất hoặc nhập khẩu nếu hàng hóa đó tiêu dùng tại Việt Nam

1.3 Vai trò

- Tạo quỹ để phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường, hướng đến việc phát triển kinh tế bền vững đi liền với giảm ô nhiễm

Trang 8

môi trường, để thích hợp với tình hình thay phát triển của kinh

tế trong những năm tới

- Tăng cao ý thức của mỗi người trong xã hội về bảo vệ môi trường, đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, nâng cao hành vi của các cá nhân, pháp nhân trong quá sản xuất và tiêu dùng hàng hóa từ đó giảm thải lượng ô nhiểm tại nguồn

- Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng trong nước

- Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, tiêu dùng một số hàng hóa có ảnh hưởng đến môi trường

- Tạo nguồn thu, động viên hợp lý cho đóng góp xã hỏi vào ngân sách nhà nước để giải quyết vân đẻ môi trường

Trang 9

CHƯƠNG II: SO SÁNH LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2.1 So sánh Luật Thuế Bảo vệ Môi trường Việt Nam với Trung Quốc

2.1.1 Điểm giống:

- Chính sách thuế BVMT ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều

nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngânsách nhà nước (NSNN) thông qua việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

- Mục tiêu chung: Thúc đẩy bảo vệ môi trường và khuyến khích các hoạt động kinh doanh bền vững và thân thiện với môi

trường

- Loại thuế: Cả hai luật đều áp dụng thuế bảo vệ môi trường, tức là thuế được áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có tiềm ẩn gây hại cho môi

Thuế BVMT góp phần thay đổi hành vi, điều tiết tiêu dùng, địnhhướng cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu nguy cơ gây hại môi trường

Trang 10

Đây là công cụ quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, định hướng phát triển an toàn, thân thiện với môi

trường, tái tạo môi trường

Thuế BVMT khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ theo hướng đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường

Thuế BVMT có vai trò trong việc có thể làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT

Trung Quốc

Luật thuế bảo vệ môi trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoađược thông qua tại Kỳ họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ 12 ngày 25 tháng 12 năm 2016 và phù hợp với Kỳ họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 vào tháng

10 Ngày 26 tháng 1 năm 2018 Luật này được ban hành nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, giảm phát thải ô nhiễm và thúc đẩy xây dựng nền văn minh sinh thái Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên tự nhiên tại Trung Quốc Dưới đây là một số vai trò chính của luật thuế bảo vệ môi trường đối với Trung Quốc:

- Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Luật thuế bảo vệ môi trường có thể cung cấp các khoản khuyến khích thuế cho các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió Điều này giúp thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ nguồn hóa thạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính

- Bảo vệ tài nguyên nước và đất đai: Luật thuế có thể áp dụng đối với các hoạt động gây ra ô nhiễm nước và đất đai Điều này giúp đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên quý báu này được bảo

vệ và quản lý bền vững

- Thúc đẩy công nghệ thân thiện với môi trường: Thuế bảo vệ môi trường có thể thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ thân thiện với môi trường bằng cách cung cấp khuyến khích tài chính cho các công ty và tổ chức đầu tư vào các giải pháp mới.Tóm lại, luật thuế bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trongviệc định hình chính sách và hành vi kinh doanh tại Trung Quốc

Trang 11

để thúc đẩy bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, và thúc đẩy

sử dụng các nguồn năng lượng sạch

“Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làmphát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường” (Điều 113) Căn cứ quy định nêu trên, thì chính sách tài chính môi trường luôn tồn tại hai khoản thu là thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường

* Đối tượng không chịu thuế:

Những hàng hóa không thuộc các đối tượng trên thì không chịu thuế Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC hàng hóa thuộc 8 nhóm trên không chịu thuế trong một số trường hợp sau:

- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

- Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ

sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nướcngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật

- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật

- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất trực tiếpxuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuấtkhẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng

Trang 12

hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu Căn cứ vào hồ sơ hải quan của hàng hoá, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản này.

* Người nộp thuế: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhậpkhẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là người nộp thuế môi trường Đồng thời, quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai luật, như sau:

- Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;

- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộpthuế

(2) Các doanh nghiệp, tổ chức và các nhà sản xuất, vận hành khác lưu trữ hoặc xử lý chất thải rắn tại các cơ sở và địa điểm tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc gia và địa

Trang 13

(2) Các nguồn gây ô nhiễm di động như phương tiện cơ giới, đầu máy xe lửa, máy móc di động không phải đường bộ, tàu và máy bay thải ra các chất gây ô nhiễm phải chịu thuế;

(3) Việc thải các chất ô nhiễm chịu thuế tương ứng từ các cơ sở

xử lý nước thải tập trung ở thành thị và nông thôn và các cơ sở

xử lý rác thải sinh hoạt tập trung được thiết lập theo pháp luật không vượt quá tiêu chuẩn phát thải do chính quyền tiểu bang

và địa phương quy định;

(4) Chất thải rắn được người nộp thuế tận dụng tổng hợp đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương;

(5) Các trường hợp khác được Hội đồng Nhà nước phê duyệt miễn thuế Các quy định miễn thuế tại Mục 5 của đoạn trên sẽ được Hội đồng Nhà nước báo cáo lên Ủy ban thường vụ Quốc hội để lưu hồ sơ

* Giảm thuế: Trường hợp nồng độ chất gây ô nhiễm không khí, chất gây ô nhiễm nước do người nộp thuế thải ra thấp hơn 30% quy chuẩn xả thải của quốc gia và địa phương thì thuế bảo vệ môi trường được giảm xuống 75% Trường hợp nồng độ chất gây ô nhiễm không khí, chất gây ô nhiễm nước do người nộp thuế thải ra thấp hơn 50% quy chuẩn xả thải của quốc gia và địa phương thì thuế bảo vệ môi trường được giảm xuống 50%

* Đối tượng nộp thuế:

Ở Trung Quốc, đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường thường là các tổ chức kinh doanh, công ty, và cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh gây tác động đến môi trường Dưới đây làmột số ví dụ về các đối tượng cụ thể chịu thuế bảo vệ môi

trường tại Trung Quốc:

- Các doanh nghiệp công nghiệp và sản xuất: Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp và sản xuất, đặc biệt là những ngành công nghiệp gây ra nhiều ô nhiễm môi trường như công nghiệp hóa chất, sản xuất thép, và xử lý chất thải, thường phải chịu thuế bảo vệ môi trường

- Ngành công nghiệp năng lượng: Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng, bao gồm sản xuất năng lượng từ than,dầu mỏ, khí đốt, và điện hạt nhân, có thể phải chịu thuế bảo vệ

Trang 14

môi trường dựa trên các tiêu chuẩn về phát thải và tiêu thụ năng lượng

- Các nhà vận tải và giao thông: Các công ty vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, và hàng hải cũng có thể chịu thuế bảo

vệ môi trường dựa trên tiêu chuẩn khí thải và tác động đến môi trường của phương tiện và hoạt động của họ - Công ty xử lý chất thải: Các doanh nghiệp hoạt động trong việc thu gom, xử

lý, và tái chế chất thải thường phải chịu thuế bảo vệ môi trường

để đảm bảo quá trình xử lý chất thải được thực hiện theo tiêu chuẩn môi trường

- Các doanh nghiệp công nghệ và công nghiệp xanh: Trung Quốc cũng khuyến khích sự phát triển của các công nghệ và ngành công nghiệp xanh Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này có thể được hưởng các ưu đãi thuế hoặc được giảm thuế nếu thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường

- Cá nhân có thu nhập cao: Ngoài các doanh nghiệp, một số cá nhân có thu nhập cao có thể phải chịu thuế bảo vệ môi trường dựa trên các hoạt động cá nhân gây ra tác động đến môi

trường, chẳng hạn như sử dụng nhiều ô tô cá nhân hoặc sử dụng năng lượng không hiệu quả

c) Căn cứ tính thuế

Việt Nam

Khoản 1 Điều 6 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối”

Thứ nhất, về số lượng hàng hóa tính thuế: Do hàng hoá chịu thuế có thể do nhập khẩu hoặc do sản xuất có thể tồn tại dưới dạng hỗn hợp hay dạng tinh chế nên pháp luật cũng quy định

cụ thể cho từng trường hợp để vừa tránh thất thu thuế, vừa đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế Cũng dễ dàng nhận thấy việc quy định về số lượng hàng hóa tính thuế nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng rất rõ ràng do không xác định số lượng hàng hóa tính thuế theo mục đích sử dụng Đây cũng là điểm chung so với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành

Ngày đăng: 01/06/2024, 13:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chính phủ (2005) Luật số 52/2005/QH11 của quốc hội: Luật bảo vệ môi trường.Available at:https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=29403 (Accessed:12 May 2023) Link
4. Chính phủ (2010) Luật số 57/2010/QH12 của Quốc Hội: Luật thuế bảo vệ môi trường. Available at:https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=98568 (Accessed:12 May 2023) Link
5. Chính phủ (2020) Luật số 72/2020/QH14 của quốc hội: Luật bảo vệ môi trường. Available at: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=202613 (Accessed: 12 May 2023) Link
6. Chính phủ (2022) Chính sách quản lý thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam và một số đề xuất, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính. Available at: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM245977 (Accessed: 12 May 2023) Link
7. Chính phủ (2022) Dự thảo lần 2 nghị quyết mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu năm 2023, Luật Việt Nam.Available at: https://luatvietnam.vn/thue/du-thao-lan-2-nghi-quyet-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-ve-muc-thue-bao-ve-moi-237192-d10.html (Accessed: 12 May 2023) Link
8. Đ.T.V (NASATI) (2022) Đánh Giá Tác động Của Thuế Môi Trường, Thuế xăng dầu đến Tiêu Dùng Hộ Gia đình ở Việt Nam - Cổng thông tin Khoa Học và Công Nghệ Khác
9. La, T. C. V. (2011). Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (Doctoral dissertation, Đại học Quốc gia Hà Nội) Khác
10. Lương, T. B. V. (2013). Đánh giá tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành Hà Nội: Luận văn ThS. Khoa học môi trường: 60 85 02 (Doctoral dissertation, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) Khác
11. Nguyễn, T. H. (2021). Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Doctoral dissertation) Khác
12. Quốc hội. (2005). Luật số 52/2005/QH11: Luật Bảo vệ môi trường. Văn bản chính phủ Khác
13. Quốc hội. (2010). Luật số 57/2010/QH12: LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Văn bản chính phủ Khác
14. Quốc hội. (2011). ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Văn bản chính phủ Khác
15. Quốc hội. (2020). Luật số 72/2020/QH14: Luật Bảo vệ môi trường. Văn bản chính phủ Khác
16. Thi, H.D. et al. (2020) ‘Impact of environmental tax collection on CO2 emission in Vietnam’, International Journal of Energy Economics and Policy, 10(6), pp. 299-304.doi:10.32479/ijeep.10153 Khác
17. Truong, D.D. (2021) ‘Economic Instrument in environmental management: A case study of environmental protection tax in Vietnam’, Environment and EcologyResearch, 9(5), pp. 300–313. doi:10.13189/eer.2021.090509 Khác
18. Vân, T. N. T. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THUẾ XĂNG DẦU ĐẾN TỶ TRỌNG TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w