BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢNNhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Duy Lê Hải ĐăngNguyễn Bá ThuậnNguyễn Quốc CườngLâm Nhật Nam CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂ
TỔNG QUAN
Giới thiệu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em do virus Varicella- Zostervirus (VZV), thuộc họ Herpesvirus gây ra [9], [23] Biểu hiện với sốt, nổi ban kiểu nốt đậu ở da và niêm mạc Bệnh phân bố rất rộng rãi, với những tỷ lệ mắc bệnh khác nhau theo từng độ tuổi, theo mùa, theo vùng khí hậu và theo vùng dân cư có được tiêm chủng hóa không Sự lây truyền virus từ mẹ sang con có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, trong quá trình sinh và sau khi sinh Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em thường diễn tiến lành tính hơn so với trẻ suy giảm miễn dịch hoặc người lớn [32] Tuy nhiên bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị sớm và kịp thời như: nhiễm khuẩn ngoài da, viêm phổi,… nặng nhất là viêm não với các di chứng ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ [32].
Vi-rút thủy đậu chủ yếu lây bằng đường hô hấp qua giọt bắn từ bé bệnh hoặc dịch từ sang thương rồi xâm nhập vào niêm mạch đường hô hấp trên [35], [44]. Sau đó, vi-rút vào máu lần 1 đến hạch bạch huyết, rồi nhân lên tại đây trong 4-6 ngày Theo đó, vi-rút vào đường máu tới cơ quan khác Giai đoạn này trẻ không có triệu chứng gọi là thời kỳ ủ bệnh, khoảng 14 ngày Đến khi nhân lên đủ về mặt số lượng sẽ vào máu lần thứ 2 để đến da và niêm mạc [35], [44]. Tại da và niêm mạc, tế bào nội mạch vi quản trong lớp sừng bị phình ra chứa nhiều dịch tiết, đồng thời chứa tế bào đa nhân khổng lồ Ở đây, có thể làm tổn thương các mạch máu gây xuất huyết và hoại tử Đối với mụn nước đục sẽ có nhiều bạch cầu đa nhân, tế bào thoái hóa và rất nhiều VZV [3], [44].Vi-rút phân lập từ 2 thể bệnh nhân thủy đậu và zona bằng phương pháp nuôi cấy tế bào thường gặp tổn thương giống nhau Kết quả đó cho phép nghỉ rằng hai loại vi-rút này giống nhau về mặt sinh học Trẻ em chưa bị thủy đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân bị zona thường bị thủy đậu Trẻ khỏi bệnh thường miễn dịch với zona [52], [64].
Yếu tố nguy cơ
Dựa vào cơ chế bệnh sinh của virus viracella zoster ở trẻ em là biểu hiện gây bệnh thủy đậu vì vậy tiền căn sản khoa luôn nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tầm soát của bệnh
Yếu tố nguy cơ từ mẹ:
- Mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai (8 – 20 tuần), thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh [32].
- Bệnh thủy đậu ở bà mẹ khi mang thai có nguy cơ phát triển bệnh zona ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Yếu tố nguy cơ từ con:
- Trẻ mắc bệnh từ 10 đến 28 ngày sau sinh [32].
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ lớn [54].
- Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm VZV trong bệnh viện cao hơn [55].
- Tuổi sau khi sinh cũng là một yếu tố rủi ro vì mức độ kháng thể thu được từ người mẹ giảm dần theo tuổi tác [48].
Tác nhân gây bệnh
Varicella Zoster virus (VZV) có bộ gen là một chuỗi đôi DNA thuộc alpha- herpes virus VZV là tác nhân gây ra 2 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau là thủy đậu trong giai đoạn đầu có thể tạo ra tình trạng nhiễm tiềm ẩn trong hạch thần kinh tủy sống (hạch cảm giác) và sau này gây Zona (giời leo) [16], [35], [47] VZV được phát hiện đầu tiên năm 1943 bởi Ruska bằng kính hiển vi điện tử từ dịch mụn nước của bệnh nhân thủy đậu [56].
Varicella Zoster virus là alpha-herpes virus thuộc họ vi-rút herpes gồm 8 loại (xem bảng 1.1) Tất cả các loại vi-rút herpes đều có chung một số đặc tính và có khả năng tiềm ẩn trong cơ thể vật chủ [16], [35].
Bảng 1.1: Các vi-rút herpes thuộc họ Human Herpes virus (HHV) [7].
Họ Dưới họ Loài Khả năng gây bệnh
Bệnh Herpes simplex ở da, niêm mạc, chủ yếu ở nửa trên cơ thể
Bệnh Herpes simplex ở da, niêm mạc, chủ yếu ở nửa dưới cơ thể HHV
3 VZV Thuỷ đậu và zona
Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, u lympho Burkitt, u lympho hệ thống thần kinh trung ương/AIDS, carcinoma ở mũi họng, bạch sản lông
Hội chứng nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, viêm võng mạc
Roseolovirus (Virus Herpes ái tính với tế bào lympho)
Bệnh phát ban ở trẻ em
7 Roseolovirus Bệnh phát ban ở trẻ em
Castleman Đặc điểm cấu trúc và tính chất VZV:
Varicella zoster virus (VZV) dạng hình cầu, đường kính 100-200 nm và gồm các thành phần: bộ gen (Genome) là một chuỗi DNA gồm 125000 cặp bazơ, dạng thẳng, xoắn kép, có khối lượng phân tử khoảng 180 x 10 Dalton, 6 cấu tạo gồm một đoạn DNA dài duy nhất gắn kèm với các đoạn lặp lại trái chiều ở hai đầu và ở giữa Còn một đoạn DNA ngắn duy nhất cũng gắn kèm với các đoạn lặp lại trái chiều ở hai đầu và ở giữa [24].
Chu kỳ tăng trưởng từ 18 giờ đến 72 giờ [16].
Hình 1.1: Cấu trúc của Varicella zoster virus [43].
Dịch tễ học
Bệnh thủy đậu có ở mọi nơi trên thế giới, nhưng tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo từng độ tuổi, khác biệt địa phương được dùng vaccin thủy đậu hay không.Người là nguồn chứa Varicella zoster virus duy nhất [1] Bệnh có thể lây truyền qua không khí Thủy đậu rất dễ lây lan, với tỷ lệ tấn công thứ cấp trong gia đình
>90% ở những người dễ mắc bệnh [54] Bệnh lây nhiều ở những nơi: trường học, nhà trẻ, các đơn vị làm việc tập thể, … [9], [17], [29], [41]. Ở Việt Nam, bệnh thường gây dịch cuối đông và đầu xuân Trong lịch sử, tuổi trẻ nguy cơ mắc bệnh cao nhất từ 5-9 tuổi, chiếm 50% trường hợp Vắc-xin thủy đậu đã làm thay đổi dịch tễ học của bệnh, làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu [33] Theo một số nghiên cứu trong nước thời điểm mắc bệnh cao nhất là tháng 3 [1], [6], [25].
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh thường phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với trẻ bị nhiễm bệnh
Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy.
Thể thông thường điển hình: được biểu hiện qua các giai đoạn:
Thời kì ủ bệnh: tương đối dài, có thể dao động 10-21 ngày (trung bình 14-
17 ngày), hoàn toàn im lặng [2], [12], [18] Thời kì này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn ở một số người bị suy giảm miễn dịch [3].
- Thời gian: thường ngắn khoảng 48 giờ trước khi các sang thương da đầu tiên xuất hiện.
- Triệu chứng toàn thân: các triệu chứng biểu hiện không rõ, dễ bỏ qua như: trẻ có biểu hiện không sốt hoặc sốt nhẹ, chán ăn, trẻ không chịu chơi, quấy khóc, đôi khi có đau bụng nhẹ Trẻ suy giảm miễn dịch thường sốt cao hơn Thủy đậu không biến chứng thường sốt thấp hơn, đôi khi sốt tới 41 có khi co giật.
- Sang thương da: một số hồng ban vài mm rải rác trên da, đây là tiền thân của mụn nước [9]
Thời kì toàn phát (đậu mọc):
- Triệu chứng quan trọng và đặc hiệu thời kỳ này là phát ban dạng mụn nước ở da và niêm mạc, khởi đầu là những sẩn hồng ban nhỏ đỏ, sau đó xuất hiện sang thương da.
- Triệu chứng toàn thân: sốt thuyên giảm, một số trẻ sốt nhẹ 37-38 và có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
- Sang thương da: đặc trưng bởi bóng nước da, hình tròn hay bầu dục, đường kính 3-10mm trên nền hồng ban, sau vài giờ các nốt phỏng to dần có chứa dịch trong xung quanh nốt phỏng có riềm da đỏ lmm Sau 24h mụn nước hóa đục, xẹp xuống, đóng mày, sang thương rất ngứa Trẻ thường ngứa gãi làm vỡ các nốt phỏng Đôi khi có hạch ngoại biên to [9].
- Vị trí: lúc đầu sang thương tập trung nhiều ở da đầu, mặt, cổ, lưng, ngực…, trên cùng một vùng da [29], [53] Ngoài ra có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, … Các sang thương xuất hiện liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên; chi dưới là nơi cuối cùng [14].
- Tiến triển: nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, sau đó vẩy vàng xuất hiện, khoảng ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vẩy, thường không để lại sẹo [9] Tổn thương mới tiếp tục xuất hiện trong vòng từ 3-5 ngày và tiếp tục thêm 1-7 ngày ở trẻ khỏe mạnh [49].
- Số lượng: trung bình là khoảng 300, những trẻ khỏe mạnh có thể ít hơn 100
- Mức độ nặng: mức độ nặng nhẹ của bệnh liên quan đến số lượng mụn nước.Càng nhiều bệnh càng nặng, trẻ nhỏ thường nhẹ hơn trẻ lớn Bé suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài có bệnh cảnh nặng nề và kéo dài hơn.
Hình 1.2: Tổn thương thủy đậu ở giai đoạn toàn phát
Thời kỳ hồi phục: tự khỏi sau 7-10 ngày, hầu hết các mụn nước đóng mày và không để lại sẹo Những trường hợp bội nhiễm có thể để lại sẹo nhỏ [14], [29].
Thủy đậu được chủng ngừa:
Xuất hiện ở trẻ đã chủng ngừa trong 0-42 ngày, nguyên nhân do nhiễm chủng Phát ban xuất hiện từ 14-42 ngày sau khi chủng ngừa [66] Tỷ lệ mắc bệnh sau một liều tiêm chủng là khoảng 15-20% Ban thủy đậu thường không điển hình, chủ yếu là tổn thương dạng dát, sẩn Thời gian phát ban ngắn, ít biến chứng Tuy nhiên, trong trường hợp tiêm một liều vắc-xin, khoảng 25-30% bệnh thường không nhẹ với các triệu chứng lâm sàng tương tự như thủy đậu thông thường [66].
Hình 1.3: Tổn thương thủy đậu trên bệnh nhân đã chích ngừa
Thủy đậu xuất huyết (Hermorrhagic varicella):
Sang thương là các mụn hoặc bọng máu sau đó hóa mủ Trên lâm sàng trẻ sốt cao, tình trạng nhiễm trùng, bọng nước lan tỏa toàn thân, trợt da rỉ dịch, mụn nước xuất huyết [17], [29] Được chẩn đoán trung bình 8.5 ngày sau phát ban. Lượng tiểu cầu trung bình là 9.5g/L [14], [33].
Hay gặp ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp với đặc điểm tổn thương loét hoại tử [8], [25].
Thể ở người suy giảm miễn dịch:
Tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, ban thủy đậu thường kèm theo hoại tử và xuất huyết, bệnh diễn tiến kéo dài hơn Tổn thương nhiều tạng đồng thời bao gồm: phổi, gan, thần kinh và đông máu rải rác Tỉ lệ tử vong có thể lên tới 15% khi không có điều trị kháng virus [1].
Thủy đậu trong thai kì:
Thai nhi có khả năng được sinh ra có biểu hiện của hội chứng thủy đậu bào thai (FVS) với những bất thường nghiêm trọng như: những tổn thương dạng sẹo trên da, các vấn đề về mắt, thiểu sản chi hoặc xương, những vấn đề trong phát triển não bộ của trẻ (teo vỏ não, động kinh, chậm phát triển trí tuệ ) Nếu mẹ mắc bệnh trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ thì khoảng 1/200 trẻ bị, tuần thứ
13 đến 20 có khoảng 2%, từ sau tuần thứ 20 khả năng rất thấp và từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ, virus có thể tồn tại mà không có triệu chứng [32].
Cận lâm sàng
Tìm kháng nguyên virus bằng các kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch liên kết enzyme với kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) Phương pháp này dễ sử dụng, thường không hiệu quả đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đòi hỏi kỹ thuật cao [12], [17].
Phân lập virus: phương pháp này giúp phân biệt được VZV và HSV. Phương pháp này rất tốn thời gian (cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn) và độ nhạy thấp nên không có ý nghĩa chẩn đoán xác định [14], [29].
Kỹ thuật PCR: có ưu điểm nhanh và nhạy trong việc tìm DNA của VZV trong dịch và các mô Đồng thời, giúp phân biệt được VZV và HSV [23]. Xét nghiệm tế bào Tzanck: có tế bào đa nhân khổng lồ Đó là các tế bào kích thước rất lớn, viền bào tương mịn, nhân hợp bào, phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng độ nhạy không cao chỉ khoảng 60% [8], [45].
Chẩn đoán huyết thanh học:
Hiện nay, phản ứng Western Blot và nhiều loại phản ứng ELISA xác định kháng thể IgM và IgG trong huyết thanh có sẵn để chẩn đoán nhiễm trùng HSV-
Xét nghiệm công thức máu:
Tế bào máu ngoại vi: Bạch cầu đa số giảm, lympho bào tăng [29].
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh thủy đậu chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra người bệnh còn được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: bạch cầu máu ngoại vi giảm, lympho bào tăng, miễn dịch huỳnh quang, soi tìm vi rus, phân lập vi rút, xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh [23].
Dịch tễ: chưa chủng ngừa thủy đậu, chưa mắc bệnh thủy đậu, có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu 2 – 3 tuần trước [14], [23].
- Mụn nước lõm trung tâm trên nền hồng ban rời rạc rải rác tập trung chủ yếu da và niêm mạc.
- Bệnh nhân chưa có miễn dịch.
Cận lâm sàng: phân lập siêu vi, PCR[23].
- Tay chân miệng: do virus Coxsackie A 16 gây nên Phát ban dạng nốt phỏng- áp tơ ở khoang miệng, ở mặt trong của má và lưỡi [9].
- Nốt đậu do HSV (Herpes Simplex Virus): nhiễm trùng do HSV thường gặp trên những vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng Bệnh nhân thường không sốt, số lượng và kích thước nốt đậu nhỏ hơn Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus [17], [23].
- Chốc lở (Impertigo): do Streptococcus B Hemolytic nhóm A gây nên. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em sau khi da bị trầy xước, bị tổn thương do ghẻ, chàm rồi bị nhiễm trùng dẫn đến việc tạo ra nốt đậu [17], [23].
- Sẩn: cần phân biệt ở giai đoạn đầu Ban sẩn ngứa thường ở dạng sần trên da, nhưng không có ở mặt và ở da đầu [23].
Điều trị
- Điều trị đặc hiệu Tốt nhất trong 72 giờ đầu khi khởi phát triệu chứng. Không dùng thuốc bôi có salycylate hay thuốc uống có aspirin [34], [40].
- Phát hiện và điều trị biến chứng Xử lý tốt các mụn nước, vết trợt đề phòng bội nhiễm. Điều trị đặc hiệu: Acyclovir [23], [32]:
Tác dụng: rút ngắn thời gian nổi bóng nước, giảm tổn thương da Phòng ngừa biến chứng trẻ suy giảm miễn dịch.
Hiệu quả cao trong 24h đầu kể từ khi khởi phát
+ Acyclovir: 80mg/kg/ngày 4 lần tối đa 800mg/lần uống Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi liều 20mg/kg, 6h/lần
Trẻ suy giảm miễn dịch:
- Xem xét điều trị varicella immune globulin hay IVIG.
- IVIG 1g/kg x 2 ngày hay 0.5g x 4 ngày, nếu tốt chỉ truyền 1g. Điều trị triệu chứng [23]:
- Giảm đau, hạ sốt: dùng paracetamol, không dùng aspirin có thể gây hội chứng Reye [34], [40].
- Tránh dùng các loại kem có chứa corticoid [35], [43]. Điều trị biến chứng [23]:
- Bội nhiễm: oxacillin 100mg/kg uống hay tiêm mạch nếu nặng.
- Viêm não: chống suy hô hấp, chống phù não, thuốc kháng virus, liệu pháp kháng sinh, hỗ trợ.
Biến chứng
- Các biến chứng bao gồm: nhiễm trùng da và mô mềm chiếm 45%, các biến chứng thần kinh chiếm 9% [32], [50] Mặc dù vaccin đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh Tuy nhiên một số biến chứng vẫn còn xảy ra:
Nhiễm trùng da và mô mềm:
Thường do liên cầu nhóm A xâm lấn hoặc tụ cầu Bao gồm viêm mô tế bào, viêm cơ, thậm chí là sốc nhiễm trùng nhiễm độc [38].
Viêm phổi [32]: Ở trẻ em có miễn dịch bình thường thì viêm phổi do thủy đậu là biến chứng hiếm gặp.
Là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ.
Viêm não, hội chứng Reye mặc dù hiếm găp nhưng là hai biến chứng nghiêm trọng nhất của thủy đậu Trong đó tỷ lệ tử vong của hội chứng Reye gần 10%
Một số biến chứng hiếm gặp khác cũng đã được ghi nhận như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tinh hoàn,… [39].
Dự phòng
- Phát hiện bệnh sớm ở thời kì khởi phát tránh lây lan.
- Tiêm vaccin thủy đậu: trẻ từ 12-18 tháng tuổi là loại vaccin sống giảm động lực Loại chủ động: bảo vệ 85- 95%, chỉ định >1 tuổi.
Tiên lượng
Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em hiếm khi trầm trọng Bệnh nặng hoặc tử vong có nhiều khả năng xảy ra trong các trường hợp sau: trẻ có suy giảm miễn dịch.
Khảo sát tài liệu tham khảo trong nước
Theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Khâm và Ngô Tùng Dương “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh thủy đậu tại Bệnh viện 103 từ tháng 1/2004 đến 6/2007” Nhằm mục tiêu tìm hiểu đặc điểm lâm sàng bệnh thủy đậu điều trị nội trú tại Bệnh viện 103 từ tháng 1/2004 đến 6/2007 Đối tượng nghiên cứu: tổng số 81 bệnh án lưu trữ của các bệnh nhân chẩn đoán ra viện là thủy đậu,điều trị nội trú tại Khoa da liễu, khoa nhi và khoa truyền nhiễm Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu bệnh án [10]
Theo nghiên cứu của Nguyễn An Nghĩa và Hourt Bora (2019) “Đặc điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2018” Mục tiêu: khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của trẻ bị thủy đậu tại Khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhi dưới 16 tuổi nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2018 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca bệnh [11].
Theo nghiên cứu của Tô Thị Thanh Nga “Đánh giá kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống acyclovir kết hợp bôi fucidin tại khoa Da liễu, Bệnh việnQuân y 103” Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống acyclovir kết hợp bôi fucidin Đối tương nghiên cứu: 62 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thủy đậu đến khám và nhập viện tại khoa Da liễu, bệnh viện Quân y 103 Phương pháp nghiên cứu: can thiệp có đối chứng so sánh [26].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Lộc Vương và các cộng sự “Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh thủy đậu tại tỉnh Kon Tum năm 2018” Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành trên
368 bệnh nhân thủy đậu ở tỉnh Kon Tum từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018[15].
Khảo sát tài liệu tham khảo ngoài nước
Theo nghiên cứu của D J Vugia, C L Peterson, H B Meyers, K S Kim,
A Arrieta, P M Schlievert, E L Kaplan, S B Werner “Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn ở trẻ em mắc bệnh thủy đậu ở Nam California” Mục tiêu: để mô tả các đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A (GAS) xâm lấn ở trẻ em mắc bệnh thủy đậu ở Nam California vào đầu năm 1994 [60]. Theo nghiên cứu của Lisa M.Dunkle, A M Arvin, R J Whitley, H A. Rotbart, H M Feder Jr, S Feldman, A A Gershon, M L Levy, G F Hayden,
P V McGuirt “Một thử nghiệm có kiểm soát về acyclovir đối với bệnh thủy đậu ở trẻ em bình thường” Mục tiêu: để đánh giá hiệu quả của acyclovir trong điều trị bệnh thủy đậu Đối tượng: 815 trẻ em khỏe mạnh từ 2 đến 12 tuổi mắc bệnh thủy đậu [42].
Theo nghiên cứu của Ermias D Belay, J S Bresee, R C Holman, A S.Khan, A Shahriari, L B Schonberger “Hội chứng Reye ở Hoa Kỳ từ năm 1981 đến năm 1997” Mục tiêu: mô tả các đặc điểm và ảnh hưởng của hội chứng Reye lên người bệnh [37].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu đã được công bố về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị thủy đậu ở trẻ em Giá trị của các nghiên cứu nhằm cung cấp thêm thông tin, bằng chứng về tỉ lệ, đặc điểm cũng như đánh giá sự đổi mới trong lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị thủy đậu và những thay đổi trong chiến lược điều trị thủy đậu có tính ứng dụng cao trong thực hành lâm sàng
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn vào tài liệu nghiên cứu:
Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến bệnh thủy đậu ở trẻ em trong và ngoài nước.
Các nghiên cứu trên các tạp chí uy tín Các luận văn, luận án thuộc các bệnh viện, trường đại học đã được thông qua bình duyệt
Các tài liệu đề cập đến đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và điều trị của bệnh thủy đậu ở trẻ em
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ tài liệu nghiên cứu:
Tài liệu chưa qua bình duyệt.
Thông tin bị thiếu, dữ liệu không phù hợp.
Các nghiên cứu vi phạm đạo đức.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan tường thuật: dựa vào các nghiên cứu đã công bố, bài báo hoặc bài luận án có liên quan đến các nghiên cứu đọc và chắt lọc thông tin, tường thuật tóm tắt lại nghiên cứu để đưa ra kết quả và kết luận cuối cùng
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:
Hồi cứu y văn các nghiên cứu cập nhật nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị và các yếu tố liên quan đến bệnh thủy đậu ở trẻ em tại Việt Nam và trên thế giới.
Tra cứu tài liệu từ các từ các nguồn thông tin y khoa lớn và đáng tin cậy: Uptodate, Pubmed, Google Scholar, WHO.
Tiêu chuẩn chọn tài liệu:
- Các nghiên cứu không bị trùng lặp số liệu với nhau, mang tính độc lập đặc tr ng của từng nghiên cứu ƣ
- Nghiên cứu trong nước: các nghiên cứu trên tạp chí uy tín, các báo cáo, luận án của các trường đại học trong nước.
- Nghiên cứu nước ngoài: các nghiên cứu thuộc cơ sở dữ liệu đáng tin cậy như Pubmed, Google Scholar.
Tiêu chuẩn loại trừ tài liệu:
- Tài liệu chưa qua bình duyệt và các nguồn không đáng tin cậy Các nghiên cứu trùng lặp hoàn toàn về nội dung và số liệu của các nghiên cứu trước
- Đọc tài liệu: đọc kỹ tài liệu để hiểu rõ phương pháp, kết quả và giới hạn của từng nghiên cứu
- Nghiên cứu không có tác giả hoặc nguồn không đáng tin cậy
- Sau khi tìm kiếm được tài liệu đáp ứng với tiêu chí và mục tiêu của chuyên đề, tiến hành đọc tài liệu để hiểu rõ về nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm mục đích gì, kết quả của nghiên cứu thế nào có phù hợp với mục tiêu hay không, và phân tích những giới hạn của từng nghiên cứu
- Tiến hành thu thập dữ kiện từ các tài liệu theo các tiêu chí như: cỡ mẫu có đáp ứng với đặc trưng của từng thể loại nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu về các mục tiêu vai trò của các biện pháp tầm soát và giá trị của một số biện pháp thường gặp trên lâm sàng.
- Dựa vào các dữ kiện đó tiến hành phân tích nghiên cứu về cỡ mẫu, thể loại nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng, phân tích mặt giới hạn của từng nghiên cứu
2.2.3 Phân tích các biến số:
So sánh các số liệu của các nghiên cứu khoa học liên quan đến cập nhật nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị và các yếu tố liên quan đến bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Phân tích, mô tả những tiến bộ, cập nhật mới của các phương pháp chẩn đoán, điều trị thủy đậu ở trẻ em.
Các tài liệu hướng dẫn điều trị và nghiên cứu nghiên cứu khoa học s• dụng:
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị [23]:
Phác đồ điều trị nhi khoa 1
Tác giả: TS BS Hà Văn Thiệu
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Y học
Bảng 2.1: Liệt kê các biến số cần thu thập
Tên biến Loại biến Giá trị Thống kê Định nghĩa
Tuổi Định lượng Tháng Tỷ lệ %
Thời gian tính từ lúc sinh đến thời điểm hiện tại
Nam, nữ Tỷ lệ % Giới tính
Tử vong Định lượng Tỷ lệ % Sự ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống của cơ thể Đặc điểm lâm sàng
Phản ứng viêm quá mẫn thường do nhiễm trùng
Là tình trạng da xuất hiện các cấu trúc có kích thước nhỏ nổi trên bề mặt da.
Nhị giá Có, không Tỷ lệ %
Những tổn thương trên da, nhô khỏi bề mặt da và chứa đầy dịch
Là một loại mụn viêm khác có dịch mủ bên trong
Do dịch, máu, mủ ở mụn nước, mụn mủ, vết loét khô đọng lại mà thành vẩy tiết
Nhị giá Có, không Tỷ lệ %
Là một mô sợi được hình thành nhằm thay thế cho một vùng da bị tổn khuyết
Bạch cầu Định lượng Tăng, giảm Tỷ lệ % Bạch cầu Hemoglobin Định lượng Tăng, giảm Tỷ lệ % Hemoglobin Tiểu cầu Định lượng Tăng, giảm Tỷ lệ % Tiểu cầu
CRP Định lượng Tăng, giảm Tỷ lệ % CRP Điều trị
Có, không Tỷ lệ % Kháng virus
Nhị giá Có, không Tỷ lệ % Kháng sinh
Thời gian thuyên giảm Định lượng Ngày Trung bình
Thời gian thuyên giảm của sang thương
Có, không Tỷ lệ % Dạ dày
Nhị giá Có, không Tỷ lệ % Thần kinh
Có, không Tỷ lệ % Não
Phế quản phổi Định tính
Có, không Tỷ lệ % Phế quản phổi Da Định tính
Nhị giá Có, không Tỷ lệ % Da
Có, không Tỷ lệ % Không nhập viện Nội trú Định tính
Nhị giá Có, không Tỷ lệ % Nhập viện
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Chuyên đề nghiên cứu của chúng em được tiến hành đảm bảo các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu khoa học Trong quá trình nghiên cứu mọi đối tượng trong chuyên đề đều là trung thực, tự nguyện và khách quan Các trẻ em tham gia nghiên cứu đều đã qua sự cho phép của người thân hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ, đồng thời cũng được cung cấp thông tin về nghiên cứu này một cách chi tiết và rõ ràng không có sự mập mờ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu không liên quan đến tôn giáo, sắc tộc, tín ngưỡng, văn hóa, thuần phong mĩ tục Việt Nam, … cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hay thể chất của người tham gia nghiên cứu Thông tin trong nghiên cứu cũng được mã hóa, đảm bảo thông tin thu thập được có sự bảo mật tối ưu và an toàn nhất, những thông tin thu thập để phục vụ nghiên cứu và chỉ để nghiên cứu không phục vụ bất kỳ mục đích nào khác ngoài nghiên cứu
Chúng em thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu cung cấp thêm dữ liệu, cập nhật thêm thông tin về lâm sàng cũng như cận lâm sàng trong và ngoài nước về bệnh thủy đậu ở trẻ em Với mục tiêu trên, chúng em mong muốn kết quả sau cùng của nghiên cứu này sẽ giúp cho quá trình tiếp cận hoặc điều trị bệnh nhi bị bệnh thủy đậu được cải thiện hơn, nhằm ngày một cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe ở lứa tuổi trẻ em. Đề cương chuyên đề nghiên cứu của tôi đã được Hội đồng khoa Y trường Đại học Võ Trường Toản thông qua và cho phép tiến hành thực hiện.
Cuối cùng, kết quả từ chuyên đề chỉ phục vụ vào mục đích nghiên cứu để đưa ra các kết luận cũng như các vấn đề mang tính thực tiễn khác về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan và phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu