Một số khái niệm
Kháng insulin 3 1.2.2 Tăng insulin máu 4 1.2.3 Nồng độ glucose máu khi đói thấp5 1.3 Một số đặc điểm sinh lý thai nghén
Từ những năm 1956, Burt nhận thấy những phụ nữ ĐTĐ mang thai Ýt xảy ra hạ glucose máu hơn những phụ nữ không mang thai khi họ dùng insulin Nhiều nghiên cứu về sau chứng minh sù thay đổi hormon trong thai kỳ là những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự kháng insulin, gồm các đặc điểm sau:
- Kháng insulin có xu hướng tăng dần trong suốt thời gian mang thai cùng với các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol.
- Các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol xảy ra hiện tượng giảm độ nhạy làm suy giảm hoạt động của insulin.
- Các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol đều tăng ở mô mỡ, mô cơ vân trong thời gian mang thai, đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khả năng thu nhận glucose ở các mô này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ mang thai có hiện tượng tăng insulin máu, tăng nhu cầu insulin để kiểm soát glucose máu nhưng lại đồng thời giảm dung nạp glucose Các hiện tượng này nhanh chóng mất đi ngay sau đẻ.
Thai nhi phát triển trong tử cung phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng chuyển hóa từ cơ thể mẹ khuếch tán và vận chuyển thông qua hệ tuần hoàn rau thai Sự vận chuyển liên tục chất dinh dưỡng qua rau thai làm tăng các “khoảng trống năng lượng”[2] của cơ thể người mẹ do không được cung cấp thức ăn liên tục Khi hiện tượng này xảy ra, cơ thể mẹ xuất hiện các phản ứng thích nghi nhằm đảm bảo hai quá trình: cung cấp liên tục chất dinh dưỡng cho thai và đảm bảo năng lượng hoạt động của chính cơ thể mẹ Các hiệu ứng này được đặc trưng bởi sự kháng insulin gây ra “tình trạng đói tăng dần lên”[2] Biểu hiện bằng sự tăng dao động glucose từ trạng thái đói sang trạng thái no, tăng dự trữ dinh dưỡng ở mô mỡ, tăng phân giải mô mỡ và tăng tạo ceton nh một nguồn năng lượng của cơ thể mẹ.
Thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhờ sự vận chuyển thuận lợi glucose và các acid amin qua rau thai còng nh triglycerid thủy phân và các acid béo tự do Nhưng hậu quả cho mẹ là giảm glucose máu (đặc biệt trong trạng thái đói), giảm các chất tân tạo đường và tăng các thể ceton.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai có sự khác biệt giữa trạng thái đói và trạng thái no của mẹ Những thay đổi quan trọng nhất khi đói là sự dịch chuyển từ chuyển hóa carbonhydrat sang chuyển hóa chất béo, làm tăng nhanh các thể ceton hơn khi không mang thai, đồng thời mức glucose máu lúc đói giảm xuống, glucose trong máu lúc đói giảm trung bình 10 mg/dl ở kỳ thai ba tháng cuối, chủ yếu do giảm sản xuất glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở thai nhi và tăng dự trữ glycogen.
Freinkel[2] gọi sự thay đổi trong trạng thái no là “sự đồng hóa thuận lợi” Trong trạng thái không no, cơ thể mẹ phát triển kháng insulin ở ngoại vi. Tổng hợp glucose được sử dụng sẽ giảm 50-70% do hiện tượng kháng insulin xảy ra trong thời gian này, tạo thuận lợi cho đồng hóa chất béo ở thời kỳ mang thai sớm để chuẩn bị cho “những lúc cơ thể mẹ bị đói”[2] và có thể cân bằng quá trình giáng hóa chất béo xảy ra ở giai đoạn muộn của thai kỳ Khả năng insulin thúc đẩy sử dụng glucose ở cơ thể mẹ bị giảm do thu nhận glucose vào các mô của mẹ sau khi ăn bị chậm lại, tạo cơ hội thuận lợi để chuyển carbonhydrat tiêu hóa được cho thai nhi Nh vậy, hiện tượng kháng insulin ở mẹ tạo thuận lợi cho những nhu cầu cấp thiết của cả cơ thể mẹ, đặc biệt là cơ thể con Đây là một đáp ứng sinh lý.
1.2.3 Nồng độ glucose máu khi đói thấp[2] Đây cũng là một đặc điểm của người bình thường khi manng thai Vào ba tháng cuối của thai kỳ, nồng độ glucose máu lúc đói của cơ thể mẹ thấp hơn so với người bình thường từ 10-20 mg/dl (0,55-1,1 mmol/l) Hiện tượng này có thể kéo dài Ýt nhất 4 giờ, ở người không mang thai không có hiện tượng này.
1.3 một số đặc điểm sinh lý thai nghén
1.3.1 Một số thay đổi sinh lý của người phụ nữ khi mang thai
1.3.1.1 Thay đổi về nội tiết[13]
- hCG (human chorionic gonadotropin): là hormon hướng sinh dục rau thai, do rau thai tiết ra từ rất sớm, gồm hai nhóm là αhCG và βhCG.hCG và βhCG.hCG.
- Các hormon steroid: khi mang thai, các hormon steroid tăng tiết rất nhiều, quan trọng nhất là estrogen và progesteron Nồng độ estrogen và progesteron tăng cao nhất vào tháng cuối của thai kỳ Trong ba tháng đầu, estrogen và progesteron chủ yếu do hoàng thể thai nghén tiết ra Từ tháng thứ tư tới cuối thai kỳ, estrogen và progesteron do rau thai tiết ra.
- Các hormon vỏ thượng thận thay đổi Ýt, các corticoid chuyển hóa đường và muối khoáng tăng trong thai kỳ làm tăng hiện tượng giữ nước trong cơ thể.
- Hormon tuyến cận giáp giảm trong ba tháng đầu sau đó tăng dần. Nồng độ hormon tuyến cận giáp tăng do tăng khối lượng máu, tăng độ lọc máu ở cầu thận và tăng vận chuyển Ca ++ cho thai nhi làm nồng độ Ca ++ trong máu mẹ giảm trường diễn trong khi mang thai.
- Trọng lượng cơ thể tăng trung bình 10kg (9-12kg) trong thai kỳ. Trọng lượng tăng chủ yếu ở 3 tháng giữa (3 tháng giữa tăng khoảng 6kg, 3 tháng cuối tăng 4-5kg).
+ Chuyển hóa muối nước: tăng giữ nước ngoài tế bào và huyết tương do tăng hút nước và muối trở lại của các ống thận, tăng tiết aldosteron và sự thay đổi kiểm soát của hậu yên đối với quá trình chế tiết nước tiểu.
+ Muối khoáng: nhu cầu sắt tăng, nồng độ Ca ++ và Mg ++ máu giảm.
+ Chuyển hóa lipid: nồng độ lipid, lipoprotein và apoliprotein trong huyết thanh tăng.
+ Chuyển hóa protein: giảm đa số các acid amin.
+ Chuyển hóa carbonhydrat tăng với các đặc điểm: hạ đường huyết khi nhịn ăn vừa phải, tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin máu.
1.3.1.3 Thay đổi sinh lý ở một số cơ quan khác[13]
- Thay đổi về tuần hoàn:
+ Thay đổi về máu: trong thai kỳ, khối lượng máu tăng khoảng 50%, bắt đầu tăng trong ba tháng đầu, tăng nhanh trong ba tháng giữa, cao nhất vào tháng thứ 7 của thai kỳ Do khối lượng huyết tương tăng nhiều hơn huyết cầu nên số lượng hồng cầu trong máu giảm nhẹ, máu có xu hướng pha loãng làm cho thiếu máu nhược sắc và giảm áp lực thẩm thấu.
+ Nhịp tim tăng, cung lượng tim tăng 50%.
+ Thay đổi về huyết áp: huyết áp hơi giảm trong ba tháng giữa và giai đoạn đầu của ba tháng cuối sau đó tăng dần Do đó huyết áp tâm thu tăng 30 mmHg, huyết áp tâm trương tăng 15mmHg trong điều kiện chuẩn là bất thường.
- Thay đổi về tiết niệu: bắt đầu từ ba tháng giữa của thai kỳ, tốc độ lọc máu ở cầu thận tăng 50%.
Mét thay đổi bất thường chức năng bài tiết của thận trong thai kỳ là hiện tượng mất các chất dinh dưỡng trong nước tiểu.
Trong thai kỳ, nước tiểu có đường (glucosuria) có thể là bình thường do tốc độ lọc máu ở cầu thận tăng và khả năng tái hấp thu đường ở ống thận không tốt, tuy nhiên cần thận trọng với ĐTĐTN Protein niệu thường không có.
1.3.2 Chức phận của bánh rau[13]
Máu mẹ không lưu thông trực tiếp với máu con mà trao đổi các chất qua lớp hội bào của gai rau thông qua các cơ chế sau:
- Khuếch tán đơn giản nhờ chênh lệch nồng độ các chất có trọng lượng phân tử dưới 600.
- Khuếch tán gia tăng nhờ các yếu tố chuyên chở (Ca ++ , Cl - ).
Dịch tễ học 8 1.4.2 Sinh lý bệnh của ĐTĐTN 10 1.4.3 Các yếu tố nguy cơ 11 1.4.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và ĐTĐTN 13 1.4.5 ảnh hởng của tăng đờng huyết trong thai kỳ 16 1.4.6 Điều trị ĐTĐTN 20 Chương 2: Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 22 2.1 Đối tợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Theo WHO, năm 1985, trên thế giới có 30 triệu người bị ĐTĐ, năm
1994 có 98,9 triệu, năm 2000 là 157,3 triệu, dự báo năm 2010 là 215,6 triệu[22] và đến năm 2025 sẽ có 300-330 triệu người bị ĐTĐ[2] Ở Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ là 2,7%, thành thị và khu công nghiệp mắc 4,4%, vùng núi cao2,1%, trung du 2,2%, đồng bằng ven biển là 2,7%[2],[6],[18]. Đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTN) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose với nhiều mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ[2],[21],[23] Cùng với sự gia tăng của ĐTĐ, ĐTĐTN cũng không ngừng gia tăng, tỷ lệ mắc bệnh là 1-14% các thai kỳ[21],[36]
Dưới đây là tỷ lệ ĐTĐTN của một số tác giả (các nghiên cứu này áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau)[78].
Bảng 1.1 Tỷ lệ ĐTĐTN của một số tác giả trên thế giới[78]
Tác giả Thành phè Quốc gia, vùng lãnh thổ
Hadden và cs (1988) NC đa trung tâm 2,5-10
Mac Farlanc và cs (1985) Birmingham Anh 1,2 ĐTĐ và
Boorman và cs (1988) Woodville Australia 2,4
Mestman (1980) Cleveland United State American 12,3 Merkatz và cs (1980) Los Angeles United State American 3,1-11,5
Bảng 1.2 Tỷ lệ ĐTĐTN của một số tác giả Việt Nam[25],[5],[9],[21]
Tác giả Năm Địa điểm Tỷ lệ
Tạ Văn Bình và cộng sù
Bệnh viện nhân dân Gia Định,
TP Hồ Chí Minh Quận 4, TP Hồ Chí Minh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
BVPSTƯ và bệnh viện Phụ sản
1.4.2 Sinh lý bệnh của ĐTĐTN[10],[23],[70],[79]
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐTN được đề cập nhiều nhất là sự kết hợp của hai yếu tố: tăng kịch phát tình trạng kháng insulin và thiếu insulin tương đối.
Mang thai tạo thuận lợi thúc đẩy các rối loạn điều hòa đường máu do tăng tình trạng kháng insulin ĐTĐTN xảy ra khi kháng insulin tăng kịch phát xuất hiện song song với thiếu hụt insulin.
Nửa đầu thai kỳ (trước 20 tuần tuổi thai), chuyển hóa glucose mẹ bị ảnh hưởng bởi estrogen và progesteron tăng cao làm tăng sinh tế bào βhCG tụy và tăng tiết insulin kéo theo tăng dự trữ glycogen ở mô, giảm tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ngoại vi và giảm glucose máu lúc đói.
Thai nhi là nguyên nhân của tình trạng nhanh đói Nhu cầu sử dụng glucose của thai nhi liên tục, không bị hạn chế bởi ngưỡng glucose máu của cơ thể mẹ Insulin và glucagon không thể qua rau thai trong khi glucose qua dễ dàng nhờ cơ chế khuếch tán tích cực, nhu cầu glucose trung bình của thai nhi là 6mg/kg/phút, gấp 2-3 lần nhu cầu glucose ở người lớn Do insulin của mẹ không qua được rau thai nên các tế bào đảo tụy của thai bắt đầu tiết insulin từ tuần thứ 12.
Các acid amin qua rau thai bằng cơ chế vận chuyển chủ động, là nguyên liệu tổng hợp protein, một phần được oxy hóa tạo năng lượng Thai nhi sử dụng acid amin trong cơ thể mẹ làm cho nồng độ acid amin trong máu mẹ giảm (đặc biệt là alanin), ảnh hưởng đến quá trình tân tạo đường dẫn đến glucose máu mẹ giảm làm giảm insulin máu mẹ, giảm phân giải mỡ và tăng ceton máu Ceton qua rau thai dễ dàng nên ceton máu mẹ tăng thì ceton máu con cũng tăng, thai sử dụng ceton để tạo năng lượng, tuy nhiên việc sử dụng ceton có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này.
Nửa sau thai kỳ, các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol tăng làm tăng hiện tượng kháng insulin, giảm dự trữ glycogen và tăng tạo glucose ở gan Do hiện tượng kháng insulin tăng nên đường máu của thai phô sau ăn tăng cao hơn bình thường, đây là nguyên nhân của ĐTĐTN Đồng thời, nhu cầu insulin của thai phụ cũng tăng dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối Sự kết hợp hai yếu tố trên dẫn tới thai phụ có xu hướng bị ĐTĐTN.
1.4.3 Các yếu tố nguy cơ[25],[23],[54],[61],[64],[65],[72] ĐTĐTN hay gặp ở các đối tượng:
- Quá cân hoặc béo phì (BMI≥25).
- Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ thứ nhất.
- Đường niệu (+) trước 24 tuần tuổi thai.
- Chủng tộc: hay gặp ĐTĐTN ở phụ nữ châu Á.
Dưới đây là bảng phân loại nguy cơ ĐTĐTN:
Bảng 1.3 Phân loại nguy cơ ĐTĐTN[37],[57],[60]
Nhóm Tiêu chuẩn Khuyến cáo sàng lọc đường máu
Có một hoặc các yếu tố:
- Tiền sử gia đình bị ĐTĐ thế hệ 1
- Tiền sử đẻ con to
Lần đầu hoặc sớm nhất ngay sau đó, nếu không có chẩn đoán ĐTĐTN thì khám lại vào tuần 24-28 của thai kỳ.
Không có đặc điểm của nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp
Trong khoảng 24-28 tuần của thai kỳ
Có tất cả các đặc điểm:
- Nhóm chủng tộc có nguy cơ thấp*
- Cân nặng trước mang thai và tăng cân trong mang thai bình thường
- Không có tiền sử RLDNG
- Không có tiền sử gia đình bị ĐTĐ thế hệ 1
- Không có tiền sử sản khoa bất thường
* Nhóm chủng tộc có nguy cơ thấp: người Hispanic, người da đen, tây hoặc nam Á, các đảo Thái bình dương.
1.4.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và ĐTĐTN
1.4.4.1 Các xét nghiệm đánh giá nồng độ glucose
HbA1C và vai trò kiểm soát đường máu ở bệnh nhân ĐTĐ
HbA1C (glycosilated hemoglobin) là sự kết hợp giữa hemoglobin với glucose máu, tỷ lệ thuận với glucose máu, không bị ảnh hưởng nhất thời của giao động glucose máu, cho biết được mức glucose máu trên dưới 8 tuần trước khi đo và tình trạng kiểm soát glucose máu trong một thời gian dài.
Bảng 1.4 Mức glucose máu và nồng độ HbA1C trong máu[6]
Mức glucose máu Nồng độ HbA1C
Người bình thường: HbA1C từ 4%-6%, tăng trong trường hợp tăng glucose máu mạn tính So với nồng độ glucose máu lúc đói và nồng độ glucose máu sau ăn thì HbA1C phản ánh trung thành hơn nhiều tình trạng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ[6],[30],[53].
Nghiệm pháp tăng đường huyết
- Trước khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết, bệnh nhân phải nhịn đói, được nghỉ ngơi Ýt nhất 30 phút, áp dụng cho các trường hợp có đường huyết cao nghi ngờ ĐTĐ Khi làm nghiệm pháp cần chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của nghiệm pháp: tình trạng dinh dưỡng, bệnh phối hợp, các loại thuốc đang được điều trị.
- Tiến hành nghiệm pháp (theo WHO 1985)[22]:
+ Lấy máu lúc đói định lượng glucose.
+ Cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 250ml nước sôi nguội, uống trong thời gian 5 phót
+ 2 giê sau khi uống, lấy máu định lượng glucose.
1.4.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
- Đường huyết tương bất kỳ bằng hoặc trên 200mg/dl (bằng hoặc trên 11,1mmol/l) kèm theo các triệu chứng của tăng đường huyết.
- Đường huyết tương lúc đói bằng hoặc trên 126mg/dl (bằng hoặc trên 7,0mmol/l), xét nghiệm lúc bệnh nhân nhịn đói trên 8 giê.
- Đường huyết tương 2 giê sau khi bệnh nhân uống 75g glucose bằng hoặc trên 200mg/dl (bằng hoặc trên 11,1mmol/l)
Chẩn đoán ĐTĐ khi có từ một tiêu chí trên trở lên.
1.4.4.3 Tình trạng tăng đường huyết mới được phát hiện
Theo các tác giả Baird T.A[42] và Allport L.E[35], tăng đường huyết mới được phát hiện gồm các tiêu chuẩn sau:
+ Không được chẩn đoán bị ĐTĐ trước đó.
+ Có kết quả định lượng đường huyết ngẫu nhiên làm trong ngày nhập viện đầu tiên với giá trị ≥ 8mmol/l.
1.4.4.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTN
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTN khác nhau, dưới đây chúng tôi xin trình bày một số tiêu chuẩn chẩn đoán hay được áp dụng:
Tiêu chuẩn chẩn đoán của NDDG 1979 và tiêu chuẩn chẩn đoán của Coustan- Carpenter 1982[45]
- Nghiệm pháp tăng đường huyết uống trong 3 giờ với 100g glucose.
- ĐTĐTN khi bệnh nhân có Ýt nhất hai giá trị đường máu như trong bảng 1.5.
- RLDNG nếu bệnh nhân chỉ có một giá trị đường máu duy nhất như trong bảng 1.5.
Bảng 1.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTN của NDDG và Coustan- Carpenter
Thời điểm lấy mẫu NDDG Coustan-Carpenter Đói ≥105mg% (≥5,8mmol/l ) ≥95mg% (≥5,3mmol/l)
60’ ≥190mg% (≥ 10,6mmol/l) ≥180mg% (≥10mmol/l) 120’ ≥165mg% (≥9,2mmol/l) ≥155mg% (≥8,6mmol/l) 180’ ≥145mg% (≥8,1mmol/l) ≥140mg% (≥7,8mmol/l)
Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO 1980[5]
- Nghiệm pháp tăng đường huyết sau 2 giờ uống 75g glucose.
- ĐTĐTN khi đường máu lúc đói ≥ 140mg% (≥ 7,8mmol/l) và/hoặc đường máu sau làm nghiệm pháp 2 giê ≥ 200mg% (≥ 11,1mmol/l).
- RLDNG nếu đường máu lúc đói 80mm.
- Trẻ sơ sinh ngay sau đẻ được khám đánh giá các thông số và các đặc điểm: nhịp tim, tình trạng hô hấp, trương lực cơ, phản xạ, màu sắc da.
- Dựa vào các thông số và các đặc điểm trên để đánh giá chỉ số Apgar tại các thời điểm phút thứ nhất, phút thứ 5 sau đẻ (phụ lục 2):
+ Điểm số Apgar 1-3 điểm: trẻ ngạt nguy kịch, cần được hồi sức tích cực. + Điểm số Apgar 4-7 điểm: Trẻ ngạt, cần được hồi sức tốt.
+ Điểm số Apgar 8-10 điểm: tốt, chỉ cần theo dõi
Sơ sinh chậm phát triển trong tử cung[8],[14],[17],[39],[59]
Mỗi sơ sinh được xác định tuổi thai và đối chiếu cân nặng với đường bách phân vị 10 của đơn thai Việt Nam để xác định sơ sinh đó có chậm phát triển trong tử cung hay không (phụ lục 1)
Thai to đơn thuần khi cân nặng quá giới hạn theo biểu đồ cân nặng và tuổi thai chuẩn Cụ thể: thai đủ tháng có cân nặng trên 4000g hoặc thai 38 tuần có cân nặng trên 3800g, hoặc thai 34 tuần có cân nặng trên 3000g[14],[17],[50],[68],[69],[74]
Tỷ lệ thai to khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ: Canada 10%[62], Đan mạch 15%[46], Bengal 3,67%[73] Ở Việt Nam, theo các tác giả Nguyễn Hữu Cần là 1%[4], Đào Quang Trung là 1,74%[29] và Lê Thị Yến là 2,6%[33]
Trẻ dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh là một phần quan trọng trong bệnh lý học sơ sinh Tỷ lệ từ 1,5-2%, tuỳ quốc gia và vùng lãnh thổ[14] Gồm:
- Dị tật đường tiêu hoá: hẹp thực quản, tắc ruột, thoát vị hoành, thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, không có hậu môn.
- Dị tật đường hô hấp: hẹp xoang mũi, sứt môi và chẻ vòm hầu.
- Dị tật ống thần kinh: thoát vị tuỷ-màng não, thai vô sọ.
- Các dị tật khác: tim, hệ thần kinh, tứ chi.
- Bệnh nhân được đo huyết áp ngay khi vào viện theo đúng quy cách.
- Phân loại huyết áp theo JNC II (joint national committee, phụ lục 3)[43].
BMI (body mass index) là chỉ số khối cơ thể, đánh giá tình trạng trọng lượng cơ thể BMI không đánh giá trực tiếp lớp mỡ cơ thể nhưng liên quan chặt chẽ với lớp mỡ cơ thể Cách tính chỉ số BMI[22]:
BMI = Trọng lượng cơ thể x 100 (Chiều cao) 2
Dựa vào chỉ số BMI, trọng lượng cơ thể được phân loại trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân loại trọng lượng cơ thể theo chỉ số BMI
Chỉ sè BMI Tình trạng cơ thể
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và ĐTĐTN
Chẩn đoán ĐTĐ và ĐTĐTN theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO 1999[2],[21],[22],[35],[38],[42],[48],[55],[64].
Hạ đường huyết sơ sinh
Chẩn đoán xác định hạ đường huyết sơ sinh nếu giá trị đường huyết làm trong hai lần bất kỳ < 40mg/dl[74] Đường huyết được làm Ýt nhất 3 lần: giờ đầu tiên sau sinh, sau nửa giờ và sau 4 giờ trước khi cho ăn hoặc cho uống glucose.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình thống kê y học SPSS 15.0.
- Sử dụng các thuật toán:
+ Test khi bình phương để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ + Test T- student để so sánh sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình.+ Khác biệt khi p