Trước tầm quan trọng về hiểu biết liên quan đến nhận thức của sinh viên đối với văn hóa Nhật Bản khi học tiếng Nhật, việc tiến hành nghiên cứu về nhận thức của sinh viên Trường Đại học H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nhận thức của sinh viên Đại học Hải
Phòng về văn hoá Nhật Bản: Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Sư phạm
Nhật” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS Phạm Lê Dạ Hương Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận văn là hoàn
toàn trung thực Việc tham khảo các nguồn tài liệu đều đã được thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ
Tác giả luận văn
Phạm Thị Khánh Hội
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu, soạn thảo nội dung luận văn lần này tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ các thầy, cô trong Khoa cũng như sự động viên, giúp đỡ từ các bạn bè, đồng nghiệp trong khóa học
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn đã tạo nhiều cơ hội và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Bên cạnh đó, tôi xin đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến giáo viên phụ trách chỉ đạo và hướng dẫn tôi TS Phạm Lê Dạ Hương, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Sau cùng tôi xin trân trọng cám ơn các thầy, cô, bạn học, đồng nghiệp
và gia đình đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình tìm hiểu, học tập để tôi có thể hoàn thiện tốt khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2024
Trang 5
MỤC LỤC MỞ ĐẦU i
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhận thức về văn hóa 2
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Nguồn tư liệu 12
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Cấu trúc luận văn 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG NGHÀNH SƯ PHẠM NHẬT 16
1.1 Một số khái niệm có liên quan 16
1.1.1 Khái niệm về nhận thức 16
1.1.2 Khái niệm “văn hóa” 21
1.1.3 Khái niệm nhận thức về văn hóa 24
1.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa 25
1.2.1 Đặc điểm của sinh viên đại học 25
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa 27
1.3 Tổng quan về văn hóa Nhật Bản 31
1.3.1 Tổng quan văn hóa Nhật Bản qua từng thời kỳ 31
1.3.2 Một số loại hình văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản 33
Tiểu kết 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NGÀNH
SƯ PHẠM NHẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN 40
2.1 Văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Hải Phòng 40
Trang 6
2.1.1 Chương trình giảng dạy văn hóa Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng 40
2.1.2 Các hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật Bản đã được tổ chức tại Trường Đại học Hải Phòng 43
2.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên Trường Đại học Hải Phòng 44
2.2.1 Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng 44
2.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên Trường Đại học Hải Phòng 45
2.3 Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản 47
2.3.1 Khảo sát mức độ nhận thức “biết” và “hiểu” văn hóa Nhật Bản 48
2.3.2 Khảo sát mức độ “vận dụng” văn hóa Nhật Bản 54
2.3.3 Mức độ chênh lệch về nhận thức giữa sinh viên các năm 57
2.3.4 Mức độ chênh lệch nhận thức giữa sinh viên ngành Sư phạm Nhật và sinh viên học ngôn ngữ hai tiếng Nhật 51
2.3.5 Khác biệt về phương thức tiếp cận văn hóa giữa sinh viên nam-nữ 63
2.3.6 Khả năng tự học về văn hóa Nhật Bản của sinh viên 65
2.4 Đánh giá thực trạng 67
2.4.1 Kết quả đạt được 67
2.4.2 Hạn chế 70
Tiểu kết 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NHẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN 75
3.1 Nâng cao nhận thức qua việc tích hợp nội dung văn hóa vào chương trình 75
3.1.1 Biện pháp tích hợp nội dung văn hóa 75
3.1.2 Sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt 76
3.2 Nâng cao nhận thức qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa 77
Trang 7
3.2.1 Tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật 77
3.2.2 Tạo trải nghiệm văn hóa đa chiều 78
3.3 Nâng cao nhận thức qua giáo cụ và phương pháp giảng dạy 79
3.3.1 Kết hợp sử dụng giáo cụ và các phương pháp giảng dạy 79
3.3.2 Tạo môi trường học tập sôi động 79
3.4 Nâng cao nhận thức qua các hoạt động khuyến học 80
3.4.1 Tổ chức các khóa học tiếng Nhật 80
3.4.2 Khuyến khích giao lưu các hoạt động văn hóa, hội thảo 81
Tiểu kết 83
KẾT LUẬN 84
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 87
Tài liệu tham khảo tiếng Anh 89
Tài liệu tham khảo tiếng Nhật 86
PHỤ LỤC 91
Trang 8i
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng "vận dụng" kiến thức văn hoá 55
Bảng 2.2: Chênh lệch nhận thức giữa sinh viên các năm 58
Bảng 2.3: Câu hỏi phỏng vấn về những khó khăn khi học văn hóa Nhật Bản 62
Bảng 2.4: Cách thức tiếp cận văn hóa Nhật Bản của sinh viên nam – nữ 64
Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát 48
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ chọn đáp án cho lễ Shichi-Go-San 49
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chọn đáp án cho lễ Setsubun 50
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ chọn đáp án cho văn hóa công sở Nhật Bản 51
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ về mức độ “biết” và “hiểu” của 200 sinh viên sau khi thực hiện 53
Biểu đồ 2.6: Phương thức tiếp cận văn hóa Nhật Bản giữa sinh viên nam – nữ 64
Biểu đồ 2.7: Khả năng tự học văn hóa Nhật Bản của sinh viên 65
Trang 9Sự ứng dụng linh hoạt của văn hóa không chỉ giúp cho quá trình học tiếng Nhật trở nên hiệu quả hơn mà còn mở ra những cánh cửa mới cho giáo dục đa văn hóa
Hiện nay, tác giả luận văn nhận thấy việc giảng dạy tiếng Nhật tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếng Nhật đều cải thiện và đưa vào các hoạt động giảng dạy xen kẽ giữa việc dạy tiếng Nhật và nâng cao kiến thức liên quan đến văn hóa Nhật Bản Điều này được thể hiện rõ ngay trong bộ sách dạy thí điểm tiếng Nhật của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho học sinh tiểu học và trung học1 Trong giáo trình này, văn hóa Nhật Bản được lồng ghép vào mỗi bài học tiếng Nhật với các hoạt động như gấp giấy Origami, tìm hiểu về văn hóa trà đạo, trang phục cùng các lễ hội truyền thống
Ngoài ra, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) – một tổ chức quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục và giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình và hoạt động kết hợp dạy tiếng Nhật với trải nghiệm văn hóa Nhật Chương trình lớp học tiếng Nhật kết hợp hoạt động văn hóa (Nihongo Partners) do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức đã tạo cơ hội cho các tình nguyện viên Nhật Bản đễn trường học tại Việt Nam để hỗ trợ học sinh học tập và
tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật Trong năm học 2022-2023, Nihongo Partners đã hoạt động tại các trường THPT ở Hà Nội và Đà Nẵng, tổ chức các
1
Ngô Minh Thủy (2023), Sách giáo khoa Tiếng Nhật lớp 3-4-5, NXB Giáo dục Việt Nam
Trang 102
buổi học viết thư pháp Học sinh không chỉ học về các chữ Hán mà còn được tìm hiểu
về lịch sử, ý nghĩa của văn hóa thư pháp.2
Tại Hải Phòng, phong trào học tiếng Nhật đã và đang được lan rộng khắp thành phố, tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy không chỉ tại các trường đại học, cao đẳng mà
cả ở các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 Trường Đại học Hải Phòng, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hải Phòng, việc gắn liền đào tạo ngôn ngữ Nhật với phổ biến văn hóa Nhật Bản tới người học là vô cùng cần thiết
Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Nhật, Trường Đại học Hải Phòng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về văn hóa Nhật Bản thông qua các giáo trình, hệ thống học liệu và các chương trình trải nghiệm văn hóa Tuy nhiên, thực tế chưa từng
có một cuộc thăm dò để đo lường nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật về văn hóa Nhật Bản
Trước tầm quan trọng về hiểu biết liên quan đến nhận thức của sinh viên đối với văn hóa Nhật Bản khi học tiếng Nhật, việc tiến hành nghiên cứu về nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng về văn hoá của Nhật Bản, nhằm đưa ra đề xuất nâng cao nhận thức cho các sinh viên, đồng thời xây dựng một khung chương trình đào tạo hợp lý hơn giúp sinh viên nâng cao được nhận thức về văn hóa Nhật Bản là vô cùng cấp thiết
Căn cứ vào hiện trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên
Đại học Hải Phòng về văn hoá Nhật Bản: Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành
Sư phạm Nhật” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Châu Á học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về nhận thức văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa
Trang 113
“Nhận thức văn hóa” hay “Nhận thức về văn hóa” là mảng đề tài nhận được sự quan tâm từ rất nhiều học giả và chuyên gia nghiên cứu quốc tế Hầu như quốc gia nào cũng có những đề tài nghiên cứu liên quan đến nhận thức văn hóa Mỗi đề tài khai thác một nội dung, khía cạnh khác nhau của vấn đề, và cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu khác nhau, giúp làm nên một bức tranh tổng thể về nghiên cứu nhận thức văn hóa với nhiều cách nhìn đa chiều, đa góc cạnh
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả không thể thống kê, lược khảo toàn bộ tất cả các công trình nghiên cứu, chỉ có thể thực hiện tổng lược một số công trình nghiên cứu trong phạm vi nhận thức văn hóa của sinh viên, nhằm kế thừa các phương pháp, mô hình cũng như kết quả nghiên cứu, phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài này Cụ thể như sau:
Ličen, S., Karnjuš, I., & Prosen, M thực hiện nghiên cứu “ Measuring cultural awareness among Slovene nursing student: A cross - sectional study” (Tạm dịch: Đo lường khả năng nhận thức văn hóa của sinh viên điều dưỡng Slovenia)3
đưa ra những đánh giá liên quan đến mức độ nhận thức về văn hóa của sinh viên điều dưỡng đại học Một thiết kế cắt ngang, phi thực nghiệm đã được áp dụng cho một mẫu có mục đích gồm 149 sinh viên điều dưỡng đại học
Dữ liệu được thu thập dựa trên Thang đo Nhận thức Văn hóa (CAS)4 Kết quả cho thấy các sinh viên điều dưỡng có mức độ nhận thức về văn hóa ở mức trung bình cao đối với tất cả các thang đo CAS Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào được thấy giữa nhân khẩu học của học sinh (giới tính và tuổi tác) và dữ liệu khác (năm học và tôn giáo) liên quan đến điểm CAS tổng thể (p > 0,05)
Dựa trên những kết quả khả quan thu được từ nghiên cứu này, trong tương lai,
cả nội dung điều dưỡng xuyên văn hóa cũng như các chiến lược khác nhau để giảng dạy các năng lực văn hóa cần được đánh giá cẩn thận
3Ličen, S., Karnjuš, I., & Prosen, M (2021), Measuring cultural awareness among Slovene nursing student: A
cross-sectional study, Journal of Transcultural Nursing, 32(1), 77–85
4
CAS (Cultural Awareness Scale): một công cụ được phát triển để đánh giá mức độ nhận thức và sự nhạy bén văn hóa của cá nhân, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, và nghiên cứu giao thoa văn hóa Thang đo này thường được sử dụng để đánh giá khả năng hiểu biết và tương tác của một người với các nền văn hóa khác nhau
Trang 124
文化に対する意識」5 trong đó tập trung khảo sát sinh viên học tiếng Nhật chuyên và không chuyên tại các trường đại học trong phạm vi Hàn Quốc Theo đó, đây cũng là đề tài bằng tiếng Nhật có những nghiên cứu cụ thể về nhận thức văn hóa Nhật Bản của
sinh viên tại các trường đại học tại Nhật Bản
調査」6 đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức hiểu biết liên văn hóa hay nhận thức về liên văn hóa của sinh viên
Đề tài đề xuất mô hình đo lường bao gồm 48 mục liên quan đến sự hiểu biết về
cá nhân và các vấn đề xã hội của người khác Những người được hỏi được yêu cầu trả lời từng mục bằng thang đo Likert 67 điểm Dữ liệu được lấy từ 168 sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Đại học Nhật Bản, và tập trung phân tích năm yếu tố:
(1) Giá trị đa dạng
( 2) Sự thờ ơ với người dân tộc thiểu số
(3) Tư tưởng bảo thủ
月 20 日掲載決定
7 Likert 6: một loại thang đo thường được sử dụng trong các khảo sát hoặc nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến hoặc mức
độ đồng ý của người tham gia đối với một tuyên bố cụ thể Thang này bao gồm 6 mức lựa chọn mà người trả lời có thể chọn, thường trải dài từ mức độ không đồng ý đến đồng ý cao Thay vì có số lẻ như thang 5 điểm hoặc 7 điểm, thang 6 điểm có số điểm chẵn, khiến người trả lời buộc phải chọn một bên (đồng ý hoặc không đồng ý), mà không có lựa chọn trung tính
Trang 13「多文化」に対する意識変化 ―国際福祉開発学部の取り組みからの一考察―」8 với tiêu mục tiêu tìm hiểu về những thay đổi trong nhận thức của sinh viên Nhật Bản về “đa văn hóa” qua tiếp xúc với sinh viên quốc tế
Tuy nhiên, trao đổi giữa sinh viên Nhật Bản và sinh viên quốc tế không được thúc đẩy tích cực tại nhiều trường đại học và các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trao đổi còn yếu Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã xem xét các yếu tố cơ bản của mối quan hệ giữa các sinh viên thuộc Khoa Phát triển Phúc lợi Quốc tế, Đại học Nihon Fukushi Tác giả tin rằng kết quả phân tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin có giá trị để tăng cường trao đổi với nhiều trường đại học có sinh viên quốc tế
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và việc học ngoại ngữ
Sercu, L với nghiên cứu “The foreign language and intercultural competence teacher: The acquisition of a new professional identity”9 đã có những nghiên cứu liên quan và chỉ ra tình trạng ngày nay, họ thường nói rằng việc học ngoại ngữ nên được nhìn nhận dưới góc độ liên văn hóa Mục tiêu chính của giáo dục ngoại ngữ không còn được xác định chặt chẽ về mặt đạt được năng lực giao tiếp Giáo viên hiện nay được
部の取り組みからの一考察―, · 日本福祉大学研究紀要『現代と文化』 第 141 号 (2020)
9
Sercu, L (2006), The foreign language and intercultural competence teacher: The acquisition of a new professional
identity, Intercultural education, 17(1), 55-72
Trang 14Do đó, nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích điều tra ý kiến và thái độ của giáo viên tiếng Anh Thổ Nhĩ Kỳ về việc giảng dạy năng lực liên văn hóa và để xem cách thức và mức độ những ý kiến và thái độ này được phản ánh trong các ứng dụng trong lớp học của họ Dữ liệu được thu thập từ 503 giáo viên EFL bằng bảng câu hỏi Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên dạy ngoại ngữ dường như nhận thức được vai trò của văn hóa đối với ngoại ngữ, mặc dù họ không thường xuyên tích hợp văn hóa vào giảng dạy để phát triển năng lực liên văn hóa ở người học
Trong nghiên cứu “Developing Cultural Awareness in Foreign Language Teaching”11 Shemsshadsara đã chỉ ra rằng nhận thức về văn hóa đã trở thành một trọng tâm quan trọng của giáo dục ngôn ngữ hiện đại, nhận thức về văn hóa đã trở thành một trọng tâm quan trọng của giáo dục ngôn ngữ hiện đại, một sự thay đổi lớn cho thấy ngôn ngữ và văn hóa không thể tách rời và sự cần thiết trong việc chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng giao tiếp liên văn hóa
Bài nghiên cứu này đã báo cáo về một nghiên cứu đang diễn ra về sự hiện diện
và tình trạng hiểu biết văn hóa trong giảng dạy EFL Trong bài nghiên cứu này, các giả
10
Derin, A T A Y., Gökçe, K U R T., Çamlibel, Z., & Ersin, P (2009), The role of intercultural competence in foreign language teaching, İnönü üniversitesi eğitim fakültesi dergisi, 10(3)
11
Zahra Ghorbani Shemshadsara (2012),Developing Cultural Awareness in Foreign Language Teaching, English Language
Teaching Vol 5, No 3; March 2012
Trang 15vụ văn hóa nhằm thúc đẩy năng lực giao tiếp liên văn hóa và đại diện cho các phương pháp hay nhất trong việc dạy và học ngôn ngữ được trình bày và minh họa để tích hợp trong lớp học
Trong nghiên cứu “The Impact of Project-Based Learning on Students’ Cultural Awareness”13, tác giả Akharraz đã tiến hành đo lường tác động của PjBL đối với nhận
thức của sinh viên về các nền văn hóa Anh PjBL (Project-Based Learning) là một phương pháp học tập dựa trên dự án khuyến khích sinnh viên tự tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tế, giúp sinh viên phát triển kỹ năng và tư duy phản biện PjBL thường liên quan đến các vấn đề toàn cầu và hoạt động giao thoa văn hóa, giúp sinh viên hiểu sâu và có cái nhìn đa dạng về văn hóa đối với mỗi nền văn hóa và vùng văn hóa khác nhau
Nghiên cứu của Akharraz đã được thực hiện với hai nhóm tại một trường công lập Ma-rốc được phân ngẫu nhiên vào nhóm kiểm soát và điều trị Một bài kiểm tra nhận thức về văn hóa đã được sử dụng để đánh giá mức độ nhận thức về văn hóa của học sinh trước và sau 24 tuần điều trị
Các thử nghiệm mẫu độc lập chỉ ra rằng nhóm PjBL vượt trội đáng kể so với nhóm kiểm soát về nhận thức văn hóa Mặc dù nghiên cứu kết luận rằng PjBL là một
12
Aleidine Kramer Moeller - Kristen Nugent(2014),Building intercultural competence in the language classroom, Faculty Publications: Department of Teaching, Learning and Teacher Education 161
13
AKHARRAZ, M (2021) The Impact of Project-Based Learning on Students’ Cultural Awareness International Journal of
Language and Literary Studies, 3(2), 54–80
Trang 168
công cụ hữu ích để kết hợp các nền văn hóa trong các lớp học EFL, nhưng việc triển khai đúng cách nó đòi hỏi phải phân phối lại quyền lực trong lớp học ngôn ngữ và thay đổi căn bản văn hóa đánh giá
Tại Việt Nam, Trần Thị Phương Thảo đã thực hiện nghiên cứu về “Năng lực liên văn hóa trong giảng dạy và học ngoại ngữ nhìn từ lớp học” 14
và chỉ ra nhận thức cũng như cách thể hiện năng lực giao tiếp liên văn hóa thông qua sử dụng tiếng Anh toàn cầu của sinh viên chất lượng cao năm thứ hai tại khoa sư phạm tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQG Hà Nội Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức về giao tiếp liên văn hóa, bài nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra nhận thức về năng lực giao tiếp liên văn hóa cũng như việc thể hiện tiếng Anh như một ngôn ngữ toàn cầu của sinh viên năm thứ hai trong lớp học
Để đạt được mục đích này, phương pháp định tính với hai công cụ nghiên cứu bao gồm bảng câu hỏi và quan sát đã được áp dụng trong nghiên cứu và ưu tiên người bản ngữ khi giao tiếp bằng tiếng Anh Nghiên cứu cho thấy sinh viên năm thứ hai đã có nhận thức tích cực về năng lực giao tiếp liên văn hóa và thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ toàn cầu, điều này phù hợp với giáo viên dạy ngữ văn và sinh viên chuyên ngữ, những người mong muốn tìm hiểu thêm về đề tài này
Nguyễn Thị Minh Hằng về “Nhận thức của sinh viên về các yếu tố văn hóa cản trở việc tham gia hoạt động nói trên lớp của sinh viên năm nhất Việt nam và Hàn quốc trong khoa Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ” 15 đã chỉ ra rằng văn hóa đã được chứng minh là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia bằng lời nói của học sinh trong các hoạt động trong lớp Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa nhận thức của sinh viên năm thứ
14
Trần Thị Phương Thảo (2014), Năng lực liên văn hóa trong giảng dạy và học ngoại ngữ nhìn từ lớp học, ạp ch hoa học
r ng ại học C n h h n C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 30-35
15
Nguyễn Thị Minh Hằng (2018) First year students’perceptions on cultural factors that hinder Vietnamese and orean first-year students’participation in English speaking activities in felte, ULIS
Trang 179
nhất Việt Nam và Hàn Quốc về các yếu tố văn hóa cản trở họ tham gia hoạt động nói trên lớp tại FELTE, ULIS
Kết quả cho thấy, theo các sinh viên năm thứ nhất Việt Nam và Hàn Quốc, nỗi
sợ phải đưa ra những câu trả lời khác với cả lớp và quyền hạn của giáo viên góp phần rất lớn vào việc họ ngại phát biểu Tiếng Việt và tiếng Hàn đầu tiên sinh viên năm khác nhau về thói quen giữ thể diện, tính gắn kết nhóm thấp và văn hóa học tập trước đây, trong khi sinh viên Việt Nam cho rằng họ ngại tham gia các hoạt động nói trong lớp do thói quen giữ thể diện và thiếu các nhiệm vụ nói trong lớp học Ở trường trung học, học sinh Hàn Quốc cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự gắn kết nhóm thấp khi làm việc theo nhóm nhỏ
Đào Thị Diệu Linh, Đỗ Như Quỳnh đã nghiên cứu về “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa”16
Bài nghiên cứu cho thấy trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa nếu người học thực sự muốn trở thành một người giao tiếp thành công
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy việc giao tiếp liên văn hóa dần dần đã trở thành một nội dung quan trọng trong việc dạy và học ngoại ngữ Sử dụng mô hình năng lực giao tiếp đa văn hóa của Byram năm 1997, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa, cụ thể là định nghĩa, tầm quan trọng, cũng như đánh giá của
họ về thực tiễn giảng dạy và học tập tại trường hiện nay
Qua khảo sát bằng bảng hỏi 458 sinh viên, nhóm tác giả nghiên cứu đã đưa ra kết quả cho thấy sinh viên có sự quan tâm rất lớn đến năng lực này, tuy nhiên công tác
16 Đào Thị Diệu Linh, Đỗ Như Quỳnh (2019) Nhận thức của sinh viên tr ng ại học Ngoại ngữ - ại học Quốc gia
Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa
Trang 1810
đào tạo lại chưa đầy đủ trong lớp học ngoại ngữ cũng như thiếu vắng sự tự củng cố bên ngoài lớp học Tăng cường các hoạt động ngoại khóa đa văn hóa và áp dụng hoạt động liên hệ văn hoá trong lớp học ngoại ngữ là hai điểm mà nghiên cứu này đề xuất để phát
triển tốt hơn năng lực này
Khoảng trống của vấn đề nghiên cứu
Từ lược khảo và nghiên cứu tình hình nghiên cứu về đề tài nhận thức về văn hóa
ở nước ngoài và trong nước, có thể đưa ra các nhận định như sau:
Thứ nhất, các đề tài nghiên cứu về nhận thức văn hóa hay nhận thức về văn hóa
ở nước ngoài và trong nước đều rất đa dạng và phong phú Mỗi đề tài khai thác một nội dung, khía cạnh khác nhau của vấn đề, và cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu khác nhau, giúp làm nên một bức tranh tổng thể về nghiên cứu nhận thức văn hóa với nhiều cách nhìn đa chiều, đa góc cạnh Các phương pháp và mô hình nghiên cứu cũng khá đa dạng và phong phú
Thứ hai, xét về các đề tài nghiên cứu ở phạm vi nghiên cứu là nhận thức về văn
hóa Nhật Bản và nhận thức về văn hóa Nhật Bản của sinh viên thì các đề tài tiếng Anh không đáng kể Các đề tài về tiếng Nhật khá nhiều với nhiều góc nhìn đa chiều, các nội dung biểu hiện cũng khá phong phú với nhiều phương pháp và kết quả nghiên cứu Hầu hết các đề tài đều làm rõ vai trò của nhận thức văn hóa đối với quá trình học ngoại ngữ, vai trò của nhận thức liên văn hóa và năng lực giao tiếp liên văn hóa trong quá trình học ngôn ngữ, cụ thể hơn là đối với quá trình học tiếng Nhật
Thứ ba, xét về các đề tài nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu về nhận thức văn
hóa Nhật Bản và nhận thức về văn hóa Nhật Bản của sinh viên Việt Nam hiện nay hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ
Thứ t , trên tư cách là giáo viên đang hoạt động giảng dạy tại Trường Đai học
Hải Phòng, tác giả luận văn nhận thấy Trường Đại học Hải Phòng chưa có bất cứ nghiên cứu hay khảo sát nào để đánh giá khả năng nhận thức và vận dụng văn hóa Nhật
Trang 1911
Bản đã được học trên trường lớp vào thực tiễn trong đời sống sinh viên Qua luận văn này, tác giả cũng sẽ có cơ hội để khảo sát về tình trạng hiện tại của sinh viên đối với việc học văn hóa, hiểu thêm về cách tiếp nhận văn hóa, lắng nghe ý kiến từ các bạn sinh viên và có thể đưa ra những giải pháp cải thiện tình trạng giảng dạy văn hóa tại trường Đại học Hải Phòng
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm rõ các vấn đề về
lý luận về nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản, đề tài làm rõ nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật về văn hóa Nhật Bản, từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản
Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa Nhật Bản bao gồm làm rõ các khái niệm có liên quan, những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên đại học và tổng quan về văn hóa Nhật Bản
Thứ hai, phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản, trường hợp sinh viên ngành Sư phạm Nhật;
Thứ ba, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
ối t ợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng đặc biệt là sinh viên ngành Sư phạm Nhật về văn hoá Nhật Bản, thông qua chương trình đào tạo ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng
Trang 2012
Đối tượng khảo sát của luận văn là các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hải Phòng, trong đó tập trung vào các sinh viên ngành Sư phạm Nhật và sinh viên học ngôn ngữ 2 là tiếng Nhật
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn nghiên cứu về nhận thức liên quan đến văn hóa Nhật Bản của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng bao gồm những nhận thức về văn hóa Nhật, yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, sự phân biệt giữa nhận thức và hiểu biết thực tế cùng với khả năng áp dụng và ứng dụng kiến thức liên quan đến văn hóa Nhật Bản bao gồm văn hóa về lễ tết, ẩm thực, văn hóa công sở,
Về không gian, luận văn nghiên cứu trong phạm vi sinh viên ngành Sư phạm Nhật thuộc Trường Đại học Hải Phòng
Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu về nhận thức của các bạn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hải Phòng để có thể nhìn nhận được nhận thức của các bạn tân sinh viên, và các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật
Ngoài ra tác giả cũng tiến hành phỏng vấn những sinh viên đã tốt nghiệp ngành
Sư phạm Nhật của Trường Đại học Hải Phòng để có cái nhìn khách quan về những thiếu sót cần cải thiện trong hoạt động giảng dạy văn hóa tại Trường Đại học Hải Phòng và những mong muốn thay đổi cách thức tiếp cận, học tập văn hóa từ góc nhìn của sinh viên đã tốt nghiệp
Thời gian nghiên cứu từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 04 năm 2024
Trang 2113
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau:
h ng pháp tìm kiếm và tổng hợp tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập thông tin
từ các nguồn như giáo trình văn hóa Nhật, các công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản và nhận thức của sinh viên trước đó
h ng pháp phân t ch và đánh giá: Sau khi tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, tác giả sẽ tiến hành phân tích về thông tin đó, xem xét ý nghĩa và mối liên hệ của các thông tin đối với nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, tác giả thực hiện biểu
đồ hóa, tập trung phân tích bảng số liệu, biểu đồ, các con số nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản
h ng pháp quan sát: Phương pháp nghiên cứu trong xã hội học này được tác
giả sử dụng nhằm mục đích thu thập các thông tin về đối tượng như: Hoàn cảnh, điều kiện sống (quan sát môi trường xung quanh đối tượng), tâm lý, hành vi của đối tượng (quan sát thái độ, cử chỉ, nét mặt của đối tượng khi giao tiếp,…)
h ng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng
vấn bằng bảng hỏi đã được áp dụng với hai nhóm đối tượng để thực hiện nghiên cứu chính, với 200 đối tượng thuộc nhóm sinh viên đang học ngành Sư phạm Nhật, nhóm sinh viên đang học tiếng Nhật với tư cách là ngoại ngữ 02 và các sinh viên đã tốt nghiệp trong giai đoạn 2021-2024 Tất cả các sinh viên tham gia khảo sát đều là sinh viên có trình độ đại học từ năm 1 đến năm 4 trong độ tuổi từ 18-22 đang học tập tại Trường Đại học Hải Phòng và những sinh viên đã tốt nghiệp ngành Sư phạm Nhật đang thực hiện công tác giảng dạy tiếng Nhật tại các trường tiểu học và trung học trên địa bàn thành phố Hải Phòng
h ng pháp phân t ch tr ng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu trường hợp cụ
thể là sinh viên ngành Sư phạm Nhật thuộc Trường Đại học Hải Phòng với một chương trình đào tạo cụ thể và những đặc điểm về nhận thức về văn hóa Nhật Bản riêng biệt
Trang 2214
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, các danh mục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương chính, 11 tiết và 27 tiểu tiết Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên Đại học về văn hóa Nhật Bản trong ngành Sư phạm Nhật
Chương 1 của nghiên cứu này tập trung vào việc giải thích các khái niệm liên quan đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa Nhật Bản trong ngành Sư phạm Nhật Bên cạnh đó tác giả cung cấp một cơ sở lý luận cho việc hiểu rõ hơn về quá trình nhận thức và tác động của văn hóa đối với sinh viên đại học
Chương 2: Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản
Chương 2 sẽ phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản, với đối tượng là các sinh viên ngành Sư phạm Nhật, sinh viên học ngôn ngữ 2 là tiếng Nhật Cùng với đó, tác giả cũng sẽ tiến hành phỏng vấn những sinh viên đã tốt nghiệp để cho thấy cái nhìn khái quát về những điểm cần cải thiện trong chương trình giảng dạy văn hóa của nhà trường cũng như những mong muốn của sinh viên
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu , điều tra để xác định mức độ hiểu biết, ý thức về văn hóa Nhật Bản của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng Kết quả của nghiên cứu sẽ được trình bày thông qua các số liệu thống kê và phân tích chi tiết
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản
Sau khi phân tích và đánh giá về tình trạng hiểu biết văn hóa Nhật của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng, chương 3 tác giả sẽ đưa ra các
Trang 2315
biện pháp cụ thể Đưa ra các đề xuất dựa trên các phát hiện từ nghiên cứu, bao gồm việc tích hợp nội dung văn hóa vào chương trình học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật Bản, và sử dụng các công cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp
Mục tiêu của chương này là đề xuất những biện pháp cụ thể và thiết thực để cải thiện nhận thức văn hóa của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng, từ đó tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng về văn hóa cho sinh viên trong ngành Sư phạm
Nhật
Trang 2416
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG NGÀNH SƯ PHẠM NHẬT
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 hái niệm về nhận thức
Lý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người,
về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức, con đường và phương pháp nhận thức Hiện nay, vấn đề nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp con người càng hoàn thiện hơn khả năng nhận thức của mình trong việc hình thành bức tranh chung của thế giới hiện thực và tiến gần đến chân lý
Nhận thức (Awareness) là trạng thái có ý thức về một cái gì đó Cụ thể hơn, đó
là khả năng biết và nhận thức trực tiếp, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện Một định nghĩa khác mô tả nó như một trạng thái trong đó một chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó có sẵn trực tiếp để đưa ra định hướng cho một loạt các hành động hành vi.17
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động) Nó có quan hệ mật thiết với hai mặt kia nhưng có điểm khác biệt về đối tượng, tính chất, nội dung, phương thức phản ánh và sản phẩm
Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm nhận thức Cụ thể: Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ
óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn 18
Trang 2517
Theo “Từ điển Giáo dục học”: “Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào trong tư duy của con người” và “ sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính làm cho nhận thức của con người càng chính xác hơn về đối tượng, càng tiến gần hơn chân lý khách quan”.19
Theo Nicky Hayes, “Nền tảng tâm lý học”: “Nhận thức là tất cả cách hiểu thông tin tiếp nhận qua các giác quan của cơ thể”.20
Theo Robert S Feldman, “Những điều trọng yếu trong tâm lý học”: “Nhận thức
là quá trình tinh thần bậc cao qua đó chúng ta hiểu thế giới, xử lý thông tin, phán đoán, quyết định, và chia sẻ hiểu biết với người khác”.21
Xuất phát từ cách tiếp cận hoạt động liên quan đến các hiện tượng tâm lý của các nhà tâm lý Xô viết cũ, các nhà tâm lý học Việt Nam đã đưa ra các khái niệm nhận thức đa phần là tương đồng nhau Trong sách “Tâm lý học” đưa ra rằng “Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình”.22
Nhận thức khoa học không chỉ có cấu trúc phức tạp mà còn có những đặc trưng riêng so với nhận thức thông thường và được thể hiện ở các dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Mang tính khách quan, thông qua một quá trình được định hướng tự
giác, tích cực, sáng tạo nhằm tiếp cận chân lý
Thứ hai: Mang tính hệ thống, có luận cứu và sự sáng tạo tri thức khoa học Thứ ba: Luôn đòi hỏi yêu cầu cao về tính trừu tượng, khái quát và cụ thể hóa Thứ t : Yêu cầu cao trong sử dụng ngôn ngữ, phương pháp và phương tiện
Trang 2618
Thứ năm: Có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và thực nghiệm 2324
Với những cách tiếp cận về khái niệm nhận thức ở trên, theo theo tác giả có thể hiểu: Nhận thức là trạng thái hoặc khả năng nhận thức, cảm nhận hoặc ý thức về các sự kiện, đối tượng hoặc các mẫu cảm giác Ở cấp độ ý thức này, dữ liệu cảm giác có thể được xác nhận bởi một người quan sát mà không nhất thiết phải hiểu Nhận thức là phẩm chất hoặc trạng thái nhận thức, là kiến thức và sự hiểu biết rằng điều gì đó đang xảy ra hoặc tồn tại Nâng cao nhận thức là một quá trình tìm cách thông báo và giáo dục mọi người về một chủ đề hoặc vấn đề với mục đích tác động đến thái độ, hành vi
và niềm tin của họ đối với việc đạt được mục đích hoặc mục tiêu đã xác định
Chính vì vậy, hoạt động dạy học và giáo dục là nhằm cho đối tượng nhận thức thực tiễn khách quan, hiểu bản chất và quy luật phát triển của sự vật hiện tượng, và giúp họ nắm được phương pháp nhận thức để tiếp tục khám phá, tìm hiểu thực tiễn hướng đến việc làm phong phú nhận thức của con người trong việc cảo tạo hiện thực
và bản thân
Trong thực tế, về mặt lý luận người ta thường ít vận dụng các mức độ của quá trình nhận thức gồm giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ở trên trong nghiên cứu hay đánh giá kết quả học tập của người học Hiện nay, ở Việt Nam, người
ta vận dụng thang đo các mức độ nhận thức của Bloom để đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như trong nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu các đề tài đề cập đến mức độ nhận thức
Thang nhận thức của Bloom có sáu cấp độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá Có thể khái quát nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục – lĩnh vực nhận thức theo Bloom như sau:
Trang 27https://www.yourarticlelibrary.com/science/top-9-main-characteristics-19
Mức này được thể hiện ở chỗ người học nhớ các khái niệm cơ bản của môn học hay vấn đề nào đó, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu Mức này được thể hiện:
Biết các tri thức bộ phận
Biết các thuật ngữ
Biết các sự kiện riêng lẻ
Biết cách thức và phương tiện tiếp cận với các tri thức riêng lẻ:
Tri thức về các quy ước
Tri thức về các khuynh hướng và tính nhất quán
Tri thức về cách phân loại và các phạm trù
Tri thức về các tiêu chuẩn
Tri thức về phương pháp luận
Tri thức về cái tổng quát và trừu tượng trong một lĩnh vực
Tri thức về các nguyên tắc và khái quát hóa
Tri thức về các lý thuyết và cấu trúc
(2) Thông hiểu (mức Hiểu)
Mức này được đánh dấu bởi việc người học hiểu các khái niệm của môn học hay vấn đề nào đó và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng dạy hoặc theo các ví dụ tiêu biểu về các khái niệm đó Mức này được thể hiện ở khả năng:
Trang 2820
Các nguyên tắc
Các ý tưởng và lý thuyết kỹ thuật phải nhớ và vận dụng
(4) Phân tích: Là khả năng phân tách toàn thể các bộ phận cấu thành, xác định các mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết được nguyên lý, cấu trúc của các bộ phận Đây là mức độ cao hơn mức vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu về cả nội dung lẫn kết cấu của tài liệu Mức này được thể hiện ở các dạng:
Phân tích các yếu tố
Phân tích mối quan hệ
Phân tích các nguyên tắc cấu trúc
(5) Đánh giá: Là khả năng xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng
chúng để đánh giá tài liệu Đây là mức cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu
tố của mọi mức độ nhận thức nêu trên Mức này thể hiện ở các dạng:
Đánh giá bằng các dấu hiệu bên trong
Đánh giá bằng các tiêu chuẩn bên ngoài
(6) Sáng tạo: Là khả năng tạo ra sản phẩm hoặc ý tưởng mới bằng cách kết hợp các yếu
tố hoặc thông tin đã có sẵn Điều này không chỉ đơn thuần là việc tái tạo lại những gì
đã học, mà còn bao gồm việc phát triển và tổng hợp kiến thức theo cách mới mẻ, sáng tạo hơn Mức độ này được thể hiện ở các dạng:
Tổng hợp thông tin, kết hợp các khái niệm và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Khả năng giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học để tạo ra giải pháp
Sáng tạo trong các lĩnh vực nghệ thuật, như âm nhạc, hội họa, hoặc văn chương.25
Vận dụng ở mức độ thấp thể hiện ở việc người học có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ
25
Armstrong, P (2010), Bloom’s Taxonomy Vanderbilt University Center for Teaching, pages/blooms-taxonomy/, truy cập 28/09/2024
Trang 29https://cft.vanderbilt.edu/guides-sub-21
bản của môn học và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên và sách giáo khoa
Vận dụng ở mức độ cao thể hiện ở việc học sinh có thể sử dụng các khái niệm
về môn học chủ để để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoăc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kỹ thuật được giảng dạy ở mức độ nhận thức này Đây có thể là những vấn đề giống với những tình huống mà người học có thể gặp phải ở ngoài xã hội
Từ những phân tích bên trên, tác giả luận văn hiểu được “nhận thức” chính là quá trình nhận biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin Bao gồm các mức độ từ nhớ và nhận ra khái niệm cơ bản, hiểu và áp dụng vào tình huống cụ thể, đến khả năng phân tích, tổng hợp thông tin và đánh giá dựa trên tiêu chí xác định
Tác giả luận văn sẽ sử dụng khái niệm về nhận thức theo thang đo Bloom để đánh giá khả năng nhận thức của sinh viên theo từng chủ đề được đưa ra trong bảng hỏi cũng như phần phỏng vấn sâu để có cái nhìn tổng quan về khả năng hiểu-biết-vận dụng các bài học về văn hóa Nhật Bản của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng
1.1.2 Khái niệm “văn hóa”
“Văn hóa” là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu xã hội học, triết học và nhân chủng học Bao gồm toàn bộ các giá trị, niềm tin, nghệ thuật, hành vi và các yếu
tố khác mà một nhóm người cụ thể chấp nhận, phát triển và truyền đạt cho thế hệ kế tiếp Đây không chỉ là các quy tắc và quy ước mà cảm nhận sâu xa về sự tồn tại và tồn tại của một cộng đồng
Các định nghĩa và tiếp cận về văn hóa khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh và lĩnh vực nghiên cứu Theo Clifford Geertz, văn hóa là hệ thống các tín ngưỡng được thiết lập và duy trì bởi các hành vi được thể hiện và giải thích bởi cách nó diễn ra Điều
Trang 3022
này đề cập đến các phương thức chính thức và không chính thức mà một nhóm người
áp dụng để tạo ra ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của họ.26
Văn hóa cũng có thể được hiểu thông qua các phương pháp xã hội học, như của Pierre Bourdieu, người nghiên cứu về sự tương tác giữa cá nhân và xã hội và cách quyền lực và kiến thức hình thành và thay đổi văn hóa Ông nhấn mạnh vai trò của các cấu trúc xã hội về việc xác định và hướng dẫn hành vi và niềm tin.27
Văn hóa cũng thể hiện qua các biểu hiện nghệ thuật và thẩm mỹ, ví dụ như trong kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn chương Những di sản nghệ thuật này không chỉ phản ánh mà còn định hình và duy trì những giá trị văn hóa của một cộng đồng qua thời gian
Các tổ chức như UNESCO cố gắng bảo tồn văn hóa và di sản văn hóa Văn hóa được coi là một khái niệm trung tâm trong nhân học, bao gồm một loạt các hiện tượng được truyền tải thông qua học tập xã hội trong xã hội loài người Phổ quát văn hóa được tìm thấy trong tất cả các xã hội loài người Chúng bao gồm các hình thức thể hiện như nghệ thuật, âm nhạc, khiêu vũ, nghi lễ, tôn giáo và các công nghệ như sử dụng công cụ, nấu ăn, chỗ ở và quần áo
Khái niệm văn hóa vật chất bao gồm các biểu hiện vật chất của văn hóa, chẳng hạn như công nghệ, kiến trúc và nghệ thuật, trong khi các khía cạnh phi vật chất của văn hóa như các nguyên tắc tổ chức xã hội (bao gồm cả thực tiễn tổ chức chính trị và thể chế xã hội), thần thoại, triết học, văn học (cả viết và nói), và khoa học bao gồm di sản văn hóa phi vật thể của một xã hội.28
Trang 3123
Tại Việt Nam, theo tiến sỹ khoa học Lương Văn Kế “Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người”29
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam -
Bộ Giáo dục và đào tạo: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"30
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học“: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội; Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn
Hiện nay, sự toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, khi các giá trị và thực tiễn văn hóa được chia sẻ và tiếp nhận một cách toàn cầu Các yếu tố toàn cầu hóa như phương tiện truyền thông đa quốc gia và các mạng xã hội đã mở rộng phạm vi của văn hóa và dẫn đến sự thay đổi và tái thiết kế trong các quan hệ văn hóa truyền thống
Từ những phân tích bên trên, tác giả hiểu được “văn hóa” là tất cả lối sống bao gồm nghệ thuật, tín ngưỡng và thể chế của một dân số được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa từng được gọi là “lối sống của cả một xã hội”, nó bao gồm các
29
Lương Văn Kế (TSKH) (2001), Nguồn gốc văn hoá và tôn giáo Đại học Quốc gia Hà Nội
30
Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), ại từ điển tiếng Việt Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào
tạo, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
31
Viện Ngôn ngữ học (2004) Nhà xuất bản à Nẵng và Trung tâm Từ điển học
Trang 3224
quy tắc về cách ứng xử, trang phục, ngôn ngữ, tôn giáo, lễ nghi và nghệ thuật.Tóm lại, văn hóa là tập hợp các mô hình hoạt động của con người, không chỉ là các hành vi và niềm tin, mà là một mạng lưới phức tạp của các yếu tố tương tác, từ quan hệ xã hội đến sáng tạo nghệ thuật, và được định hình bởi các yếu tố văn hóa cũng như mối quan hệ toàn cầu hóa ngày nay Để hiểu sâu hơn về văn hóa, cần phải xem xét các góc độ này
và sự tương tác giữa chúng để đánh giá và giải thích sự phát triển và ảnh hưởng của nó trên xã hội
1.1.3 Khái niệm nhận thức về văn hóa
Nhận thức về văn hóa (Cultural sensitivity, cross-cultural sensitivity, cultural awareness) là kiến thức, nhận thức và chấp nhận các nền văn hóa khác và bản sắc văn
hóa của người khác Nó liên quan đến năng lực văn hóa (các kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả với những người thuộc các nền văn hóa khác, bao gồm cả năng lực giao thoa văn hóa), và đôi khi được coi là tiền thân của việc đạt được năng lực văn hóa, nhưng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn 32 33
Ở cấp độ cá nhân, sự nhạy cảm về văn hóa là một trạng thái của tâm trí liên quan đến sự tương tác với những người khác với chính mình Sự nhạy cảm về văn hóa cho phép khách du lịch, người lao động và những người khác điều hướng thành công các tương tác với một nền văn hóa khác với nền văn hóa của họ Đa dạng văn hóa bao gồm các yếu tố nhân khẩu học (chẳng hạn như chủng tộc, giới tính và tuổi tác) cũng như các giá trị và chuẩn mực văn hóa
Trang 3325
Có nhiều định nghĩa xung quanh về khái niệm “Nhận thức văn hóa” Tất cả những định nghĩa này xoay quanh ý tưởng rằng đó là kiến thức, nhận thức và sự chấp nhận của các nền văn hóa khác34
Nhận thức văn hóa bao gồm “sự sẵn sàng, khả năng và sự nhạy cảm cần thiết để hiểu những người có xuất thân khác nhau và chấp nhận sự đa dạng”.35
Có nhiều loại nhận thức văn hóa khác nhau trong bất kỳ xã hội nào, bao gồm các yếu tố như các nhóm bị gạt ra ngoài lề hoặc bị xã hội loại trừ; dân tộc; khuynh hướng tình dục; khuyết tật; các giá trị và chuẩn mực văn hóa Sự nhạy cảm về văn hóa
có liên quan đến tất cả những điều này.36
Như vậy cóp thể hiểu rằng nhận thức về văn hóa là những hiểu biết, nhận biết, ý thức về một nền văn hóa hay giá trị văn hóa nào đó Nhận thức văn hóa là việc sử dụng kiến thức, sự cân nhắc, hiểu biết, sự tôn trọng, và sự điều chỉnh của một người sau khi nhận ra nhận thức về bản thân và người khác, đồng thời gặp gỡ một nhóm hoặc cá nhân
đa dạng, để tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa và không phân biệt mọi nền văn hóa hay mọi giá trị văn hóa quanh người đó
1.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa
1.2.1 ặc điểm của sinh viên đại học
Thuật ngữ sinh viên bắt nguồn từ tiếng Latinh “student” nghĩa là người học tập,
“người tìm kiếm, khai thác tri thức” Sinh viên là những người trong độ tuổi thanh niên
từ 18 đến 25 tuổi và đang theo học bậc Đại học (theo học từ trình độ cao đẳng trở lên)
và có một số đặc điểm đặc trưng sau:
Ferris, G.; Frink, D.; Galang, M.C (1993), Diversity in the Workplace: The Human Resources Management Challenges,
Human Resource Planning 16 (1): 42
Trang 34Có thể nói, sinh viên chính là th i kỳ hình thành rõ nét nhất về nhân cách của những trí thức trong t ng lai Họ có những quan điểm, nhu cầu, nguyện vọng riêng
trong quá trình tiếp nhận những thay đổi của thời đại, của nền giáo dục và đào tạo Trong quá trình mở cửa hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của ngành giáo dục đại học, đội ngũ sinh viên có nhiều thay đổi về định hướng giá trị, về lối sống,
minh các định đề khoa học”
Trí nhớ của sinh viên cũng có những phát triển mới so với lứa tuổi tr ớc Họ
phải nhớ rất nhiều tài liệu nên đã có khả năng lựa chọn khi ghi nhớ, có các phương pháp ghi nhớ tốt Chính vì vậy, họ có thể tích lũy được một khối lượng lớn tri thức vốn kinh nghiệm sống cho cá nhân
Lứa tuổi sinh viên cũng phát triển các thuộc tính của chú ý, là điều kiện c n thiết cho hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ Sức tập trung chú ý, khối lượng
chú ý tăng rõ rệt, họ có khả năng chú ý tương đối bền vững và lâu dài, phù hợp cho
hoạt động học tập mang tính chuyên sâu và các hoạt động nghiên cứu khoa học
Trang 3527
Sinh viên thực sự là những người lao động trí óc Hoạt động nhận thức của sinh
viên vừa để tiếp thu những tri thức khoa học mang tính nghề nghiệp, vừa tiếp thu những tri thức mang tính nhân văn nhằm hoàn thiện nhân cách, tích lũy kinh nghiệm sống để sau khi rời ghế nhà trường họ thực sự bước vào cuộc sống, đảm nhận những vai trò khác nhau trong xã hội
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của sinh viên chính là sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá Tự đánh giá cũng là một hoạt đông tự nhận thức,
nhận thức chính bản thân chủ thể Tự đánh giá của sinh viên đã mang tính toàn diện và khá sâu sắc Sinh viên không chỉ đánh giá mình ở các đặc điểm bên ngoài mà còn quan tâm đánh giá các phẩm chất bên trong, các giá trị nhân cách của chính họ Đó không chỉ là việc trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?” mà còn phải “tôi là người như thế nào?” và
“tại sao tôi là người như thế?”
Tự ý thức là một trình độ cao của ý thức Tự ý thức phát triển giúp sinh viên có khả năng hiểu biết về thái độ, hành vi của mình để có thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của tập thể, của xã hội Nói tóm lại tự đánh giá, tự ý thức đã phát triển mạnh
mẽ ở lứa tuổi sinh viên Đó là một điều kiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn, giúp họ có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực
1.2.2 Các yếu tố ảnh h ởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa
Tác giả luận văn nhận thấy nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa là một khía cạnh quan trọng trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức này rất đa dạng và phức tạp, bao gồm môi trường học tập, kinh nghiệm cá nhân, môi trường xã hội, truyền thông và công nghệ, bối cảnh kinh tế - xã hội, và khả năng tư duy phản biện cũng như tự học của sinh viên Dưới đây là bảy yếu
tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa Ngoài ra những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức học tập và động lực học tập của sinh viên (1) Môi trường học tập
Trang 3628
Môi trường học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhận thức văn hóa của sinh viên Các chương trình giảng dạy đa dạng về nhân văn, xã hội học, lịch sử và ngôn ngữ cung cấp nền tảng kiến thức phong phú về các nền văn hóa khác nhau Phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng đóng vai trò then chốt; những giảng viên có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng có thể mang đến cho sinh viên những góc nhìn mới mẻ và phong phú về văn hóa Hơn nữa, các phương pháp giảng dạy hiện đại như thảo luận nhóm, dự án, và trải nghiệm thực tế không chỉ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tư duy phản biện và hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề văn hóa.37
(2) Thói quen đọc sách
Các yếu tố từ sách có ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng Theo đó, Sách là một nguồn thông tin hiệu quả ở hầu hết các quốc gia, nó xuất hiện và tồn tại hàng ngàn năm, qua rất nhiều thế kỷ và vẫn luôn là kênh thu thập, học hỏi nhanh chóng, thuận tiện
và có giá trị cao về mặt kiến thức Như vậy, sách hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng
Thói quen đọc sách của sinh viên, các nội dung từ các cuốn sách sinh viên đọc,
và các chương trình của nhà trường khích lệ tinh thần đọc sách, tìm hiểu văn hóa Nhật qua sách,… chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng
(3) Kinh nghiệm cá nhân
Kinh nghiệm cá nhân của sinh viên, bao gồm việc tham gia các chương trình du học và trao đổi sinh viên, cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức văn hóa Khi sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các nền văn hóa khác, họ không chỉ học hỏi về những khác
37
Trang 37
29
biệt và tương đồng mà còn phát triển khả năng thích nghi và hiểu biết sâu sắc hơn Các hoạt động giao lưu văn hóa như tham gia các lễ hội, sự kiện quốc tế trong và ngoài trường học cung cấp cơ hội trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên mở rộng nhận thức và đánh giá cao sự đa dạng văn hóa
(4) Môi trường xã hội (gia đình, bạn học, giáo viên)
Gia đình và bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về văn hóa thông qua các giá trị, niềm tin và hành vi được truyền đạt Gia đình thường là nguồn gốc đầu tiên mà từ đó sinh viên nhận được các giá trị văn hóa, trong khi bạn bè
và các mối quan hệ xã hội trong trường học có thể cung cấp các góc nhìn và trải nghiệm mới Ngoài ra, sự đa dạng trong cộng đồng nơi sinh viên sống và học tập cũng góp phần định hình cách họ nhìn nhận và đánh giá các nền văn hóa khác nhau
Các yếu tố từ giáo viên có ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng Theo đó, “Năng lực văn hóa” của giáo viên sẽ tác động trực tiếp lên “Nhận thức văn hóa” của học viên Giáo viên chính là những người truyền tải các kiến thức về văn hóa, kiến thức, ngôn ngữ tới các sinh viên Theo đó, với các giáo viên có “Năng lực văn hóa” 38 hay “Nhận thức văn hóa” ở mức độ cao, đồng nghĩa với việc sẽ có thể có đủ năng lực, trình độ, sự truyền cảm hứng mạnh mẽ, để truyền tải lại cho các em sinh viên Theo cơ chế tác động này, các yếu tố từ giáo viên hoàn toàn tác động mạnh tới nhận thức của sinh viên
về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng.39(5) Truyền thông và công nghệ
Phương tiện truyền thông, bao gồm sách, báo, phim, và các chương trình truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức văn hóa của sinh viên
38
Năng lực văn hóa: là khả năng hiểu, đánh giá và tương tác hiệu quả với các yếu tố văn hóa khác nhau trong xã hội Bao gồm kiến thức về các giá trị, phong tục, tập quán của các nền văn hóa khác, kỹ năng giao tiếp phù hợp trong các bối cảnh văn hóa khác nhau
39
Lê Lan Chi, Những yếu tố khách quan ảnh h ởng đến ý thức tự học của sinh viên đại học hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo
dục Việt Nam, số 35, 2020
Trang 38về sự đa dạng văn hóa.40
(6) Bối cảnh kinh tế - xã hội
Bối cảnh kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức văn hóa của sinh viên Tình hình kinh tế của quốc gia và gia đình có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tham gia vào các hoạt động văn hóa Sinh viên từ các gia đình có điều kiện kinh tế tốt thường có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau Ngoài ra, chính sách giáo dục và văn hóa của nhà nước và các tổ chức giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và định hướng hiểu biết văn hóa Các chính sách này có thể tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên tiếp cận và học hỏi
về văn hóa.41
(7) Tư duy phản biện và khả năng tự học
Khả năng tư duy phản biện và tự học là yếu tố quyết định trong việc phát triển nhận thức văn hóa của sinh viên Tư duy phản biện giúp sinh viên phân tích, đánh giá
và thảo luận về các vấn đề văn hóa, từ đó phát triển nhận thức sâu sắc hơn Khả năng
tự học giúp sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu về các nền văn hóa khác nhau, mở rộng kiến thức và hiểu biết của họ
Trang 3931
Nhìn chung, nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa là kết quả của sự kết hợp giữa môi trường học tập, kinh nghiệm cá nhân, môi trường xã hội, truyền thông và công nghệ, bối cảnh kinh tế - xã hội, và khả năng tư duy phản biện cùng tự học Mỗi yếu tố này đóng góp vào việc hình thành và phát triển nhận thức văn hóa của sinh viên, giúp họ trở thành những công dân toàn cầu với hiểu biết sâu rộng và đa dạng
1.3 Tổng quan về văn hóa Nhật Bản
1.3.1 ổng quan văn hóa Nhật Bản qua từng th i kỳ
Văn hóa Nhật Bản có một lịch sử dài và phong phú, được hình thành qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau Dưới đây là tổng quan về văn hóa Nhật Bản qua các thời kỳ chính
(1) Thời kỳ Cổ đại (Khoảng thế kỷ 7 - 12)
Thời kỳ Asuka (538-710): Đây là thời kỳ bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc và Phật giáo đối với Nhật Bản Các yếu tố như chữ viết Kanji, hệ thống pháp luật, và tôn giáo Phật giáo được du nhập từ Trung Quốc và Triều Tiên Nền văn hóa lúc này cũng chứng kiến sự phát triển của các công trình kiến trúc tôn giáo như đền Todai-ji và chùa Horyu-ji
Thời kỳ Nara (710-794): Đây là thời kỳ đầu tiên Nhật Bản có một thủ đô cố định, Nara Thời kỳ này nổi bật với sự phát triển của văn hóa Phật giáo, và các tác phẩm văn học như "Nihon Shoki" (Nhật Bản Ký) được viết Các nghệ thuật như khắc
gỗ và hội họa Phật giáo cũng phát triển mạnh mẽ
Thời kỳ Heian (794-1185): Thủ đô được chuyển đến Kyoto (trước đây gọi là Heian-kyo) Thời kỳ này đặc trưng với sự phát triển của văn hóa cung đình, văn học, và nghệ thuật Đây là thời kỳ của các tác phẩm văn học nổi tiếng như "Genji Monogatari" (Chuyện Genji) của Murasaki Shikibu và "The Pillow Book" (Cẩm nang của gối) của Sei Shonagon
(2) Thời kỳ Trung đại (Thế kỷ 12 - 1600)
Thời kỳ Kamakura (1185-1333): Thời kỳ này chứng kiến sự chuyển giao quyền lực từ giới quý tộc sang các samurai với sự thành lập của chính phủ quân sự Kamakura Shogunate Phật giáo Thiền tông và các truyền thống của samurai trở nên phổ biến
Trang 4032
Văn hóa samurai, với các giá trị như danh dự và lòng trung thành, ảnh hưởng lớn đến
xã hội và văn hóa
Thời kỳ Muromachi (1336-1573): Đây là thời kỳ của sự phát triển văn hóa và nghệ thuật như Noh, một loại hình kịch truyền thống, và trà đạo (sado) Các tôn giáo và triết lý như Zen Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nghệ thuật và thói quen xã hội
Thời kỳ Sengoku (1467-1603): Thời kỳ chiến quốc, đặc trưng bởi các cuộc chiến tranh liên miên và sự phân chia quyền lực giữa các lãnh chúa địa phương Mặc
dù là thời kỳ chiến tranh, nhưng cũng là thời điểm văn hóa và nghệ thuật phát triển, bao gồm cả các loại hình nghệ thuật và kiến trúc mới
(3) Thời kỳ Cận đại (1600-1868)
Thời kỳ Edo (1603-1868): Thời kỳ này đánh dấu sự ổn định dưới sự cai trị của Tokugawa Shogunate Thời kỳ Edo chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nền văn hóa phổ biến như Kabuki (kịch), Ukiyo-e (tranh in gỗ), và các phong cách ẩm thực đặc trưng Đây là thời kỳ của sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và đô thị hóa, mặc dù đất nước vẫn duy trì chính sách cô lập (Sakoku) với thế giới bên ngoài
(4) Thế kỷ 19 và 20
Thời kỳ Minh Trị (1868-1912): Cuộc Duy tân Minh Trị đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Edo và khôi phục quyền lực hoàng đế Nhật Bản mở cửa với thế giới và bắt đầu hiện đại hóa nhanh chóng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực như giáo dục, quân đội, và công nghiệp Văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập và hòa quyện với các truyền thống văn hóa Nhật Bản
Thế kỷ 20, Nhật Bản trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và giai đoạn tái thiết sau chiến tranh Sau Thế chiến II, Nhật Bản tập trung vào việc xây dựng lại nền kinh tế
và văn hóa, dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa đại chúng như anime, manga, và âm nhạc J-pop Nhật Bản cũng trở thành một trung tâm toàn cầu về công nghệ và sáng tạo văn hóa
(5) Thế kỷ 21
Hiện tại, văn hóa Nhật Bản hiện đại tiếp tục phát triển với sự kết hợp của truyền thống và hiện đại Nhật Bản nổi bật với các sản phẩm văn hóa đại chúng toàn cầu như anime, manga, và video game Các sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống như Hanami