1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của sinh viên Đại học hải phòng về văn hóa nhật bản nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành sư phạm nhật (tt)

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản: Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Sư phạm Nhật
Tác giả Phạm Thị Khánh Hội
Người hướng dẫn TS. Phạm Lê Dạ Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Châu Á học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 426,91 KB

Nội dung

Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Nhật, Trường Đại học Hải Phòng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về văn hóa Nhật Bản thông qua các giáo trình, hệ thống học liệu và các chương

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Lê Dạ Hương

Phản biện 1: TS Thân Thị Mỹ Bình

Phản biện 2: TS Lê Hà Phương

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ, họp tại Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày 27 tháng 09 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, tiếng Nhật đã trở thành một phương tiện giao tiếp đa văn hóa, là cây cầu nối kết giữa các cá thể từ các bản sắc văn hóa đa dạng Văn hóa Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc làm giàu sự hiểu biết và tăng cường khả năng giao tiếp giữa các nền văn hóa, đặc biệt là với văn hóa Việt Nam

Việc giảng dạy tiếng Nhật tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếng Nhật cần phải gắn liền với quá trình gắn kết giữa giảng dạy tiếng Nhật và nâng cao các kiến thức liên quan đến văn hóa của Nhật Những học viên nắm rõ và hiểu sâu sắc về văn hóa Nhật thường sẽ có

xu hướng học tiếng Nhật hiệu quả hơn so với các học viên không nắm được, không hiểu được về văn hóa Nhật Bản

Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Nhật, Trường Đại học Hải Phòng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về văn hóa Nhật Bản thông qua các giáo trình, hệ thống học liệu và các chương trình trải nghiệm văn hóa Tuy nhiên, thực tế chưa từng có một cuộc thăm dò để đo lường nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật về văn hóa Nhật Bản

Đứng trước tầm quan trọng về hiểu biết liên quan đến nhận thức của sinh viên đối với văn hóa Nhật Bản khi học tiếng Nhật, việc tiến hành nghiên cứu về nhận thức của sinh viên Trường Đại Học Hải Phòng về văn hoá của Nhật Bản, nhằm đưa ra đề xuất nâng cao nhận thức cho các sinh viên, đồng thời xây dựng một khung chương trình

Trang 4

đào tạo hợp lý hơn gúp sinh viên nâng cao được nhận thức về văn

hóa Nhật Bản là vô cùng cấp thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhận thức về văn hóa

Sercu, L với nghiên cứu “The foreign language and intercultural competence teacher: The acquisition of a new professional identity”1

Mục đích của nghiên cứu được báo cáo ở đây

là điều tra xem hồ sơ chuyên môn hiện tại của giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn được xây dựng trong tài liệu lý thuyết về giáo viên có năng lực ngoại ngữ và liên văn hóa ở mức độ nào và theo cách nào

Kazuko Nagakawa thực hiện nghiên cứu「韓国における日本語

sinh viên học tiếng Nhật chuyên và không chuyên tại các trường đại học trong phạm vi nước Nhật Kết quả cho thấy sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Đại học Nhật Bản có xu hướng chấp nhận những suy nghĩ đa dạng và dễ dàng thấu hiểu các vấn đề đa văn hóa

Trần Thị Phương Thảo với nghiên cứu về “Năng lực liên văn hóa trong giảng dạy và học ngoại ngữ nhìn từ lớp học”3 đã chỉ ra nhận thức và cách thể hiện năng lực giao tiếp liên văn hóa thông qua

sử dụng tiếng Anh toàn cầu của sinh viên chất lượng cao năm thứ hai

Trang 5

tại khoa sư phạm tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQG Hà Nội Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức về giao tiếp liên văn hóa, bài nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra nhận thức về năng lực giao tiếp liên văn hóa

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận về nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản, đề tài làm rõ nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật

về văn hóa Nhật Bản, từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản

Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa Nhật Bản bao gồm làm rõ các khái niệm có liên quan, những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên đại học và tổng quan về văn hóa Nhật Bản

Thứ hai, phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản, trường hợp sinh viên ngành

Sư phạm Nhật;

Thứ ba, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng về văn hóa Nhật Bản

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhận thức của sinh viên Trường Đại Học Hải Phòng đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm Nhật về văn hoá Nhật Bản, thông qua chương trình đào tạo ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng

Trang 6

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu về nhận thức liên quan đến văn hóa Nhật Bản của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng bao gồm những nhận thức về văn hóa Nhật, yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, sự phân biệt giữa nhận thức và hiểu biết thực tế cùng với khả năng áp dụng và ứng dụng kiến thức liên quan đến văn hóa Nhật Bản bao gồm văn hóa về lễ tết, ẩm thực, văn hóa công sở,

Về không gian, luận văn nghiên cứu trong phạm vi sinh viên ngành Sư phạm Nhật thuộc Trường Đại học Hải Phòng

5 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu sơ cấp bao gồm các bộ giáo trình dạy tiếng Nhật, chương trình đào tạo, văn bản của nhà nước có liên quan tới giáo dục tiếng Nhật

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp là các bài báo, nghiên cứu, đề tài… có liên quan tới đề tài của luận văn

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tìm kiếm và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích và đánh giá

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, các danh mục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương chính, 11 tiết và

27 tiểu tiết

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN

TRONG NGÀNH SƯ PHẠM NHẬT 1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm về nhận thức

Lý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức, con đường và phương pháp nhận thức Nhận thức là trạng thái có ý thức

về một cái gì đó

1.1.2 Khái niệm “văn hóa”

“Văn hóa” là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu xã hội học, triết học và nhân chủng học Bao gồm toàn bộ các giá trị, niềm tin, nghệ thuật, hành vi và các yếu tố khác mà một nhóm người

cụ thể chấp nhận, phát triển và truyền đạt cho thế hệ kế tiếp Đây không chỉ là các quy tắc và quy ước mà cảm nhận sâu xa về sự tồn tại

và tồn tại của một cộng đồng

1.1.3 Khái niệm nhận thức về văn hóa

Nhận thức về văn hóa là những hiểu biết, nhận biết, ý thức về một nền văn hóa hay giá trị văn hóa nào đó Nhận thức văn hóa là việc sử dụng kiến thức, sự cân nhắc, hiểu biết, sự tôn trọng, và sự điều chỉnh của một người sau khi nhận ra nhận thức về bản thân và người khác

1.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa

1.2.1 Đặc điểm của sinh viên đại học

Trang 8

Sinh viên chính là thời kỳ hình thành rõ nét nhất về nhân cách của những trí thức trong tương lai Trí nhớ của sinh viên cũng

có những phát triển mới so với lứa tuổi trước Sức tập trung chú ý, khối lượng chú ý tăng rõ rệt, họ có khả năng chú ý tương đối bền vững và lâu dài, phù hợp cho hoạt động học tập mang tính chuyên sâu và các hoạt động nghiên cứu khoa học

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học

về văn hóa

(1) Môi trường học tập

Môi trường học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhận thức văn hóa của sinh viên Các chương trình giảng dạy đa dạng về nhân văn, xã hội học, lịch sử và ngôn ngữ cung cấp nền tảng kiến thức phong phú về các nền văn hóa khác nhau (2) Thói quen đọc sách

Thói quen đọc sách của sinh viên, các nội dung từ các cuốn sách sinh viên đọc, và các chương trình của nhà trường khích lệ tinh thần đọc sách, tìm hiểu văn hóa Nhật qua sách,… chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên về văn hóa nói chung và nhận thức của sinh viên về văn hóa Nhật Bản nói riêng (3) Kinh nghiệm cá nhân

Kinh nghiệm cá nhân của sinh viên, bao gồm việc tham gia các chương trình du học và trao đổi sinh viên, cũng ảnh hưởng mạnh

mẽ đến nhận thức văn hóa Khi sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các nền văn hóa khác, họ không chỉ học hỏi về những khác biệt và tương đồng mà còn phát triển khả năng thích nghi và hiểu biết sâu sắc hơn

Trang 9

(4) Môi trường xã hội (gia đình, bạn học, giáo viên)

Gia đình và bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về văn hóa thông qua các giá trị, niềm tin và hành vi được truyền đạt Gia đình thường là nguồn gốc đầu tiên mà từ đó sinh viên nhận được các giá trị văn hóa, trong khi bạn bè và các mối quan

hệ xã hội trong trường học có thể cung cấp các góc nhìn và trải nghiệm mới

(5) Truyền thông và công nghệ

Internet và mạng xã hội cung cấp cơ hội để sinh viên tiếp cận

và tương tác với các nền văn hóa khác nhau, cũng như nhận thức được những xu hướng và vấn đề văn hóa toàn cầu

(6) Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bối cảnh kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức văn hóa của sinh viên Tình hình kinh tế của quốc gia và gia đình có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tham gia vào các hoạt động văn hóa

(7) Tư duy phản biện và khả năng tự học

Khả năng tư duy phản biện và tự học là yếu tố quyết định trong việc phát triển nhận thức văn hóa của sinh viên Tư duy phản biện giúp sinh viên phân tích, đánh giá và thảo luận về các vấn đề văn hóa, từ đó phát triển nhận thức sâu sắc hơn Khả năng tự học giúp sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu về các nền văn hóa khác nhau, mở rộng kiến thức và hiểu biết của họ

1.3 Tổng quan về văn hóa Nhật Bản

1.3.1 Tổng quan văn hóa Nhật Bản qua từng thời kỳ

Trang 10

(1) Thời kỳ Cổ đại

Thời kỳ Asuka : Đây là thời kỳ bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc và Phật giáo đối với Nhật Bản Các yếu tố như chữ viết Kanji, hệ thống pháp luật, và tôn giáo Phật giáo được du nhập từ Trung Quốc và Triều Tiên

(2) Thời kỳ Trung đại

Thời kỳ Kamakura : Thời kỳ này chứng kiến sự chuyển giao quyền lực từ giới quý tộc sang các samurai với sự thành lập của chính phủ quân sự Kamakura Shogunate Phật giáo Thiền tông và các truyền thống của samurai trở nên phổ biến

Hiện tại, văn hóa Nhật Bản hiện đại tiếp tục phát triển với sự kết hợp của truyền thống và hiện đại Nhật Bản nổi bật với các sản phẩm văn hóa đại chúng toàn cầu như anime, manga, và video game

1.3.2 Một số loại hình văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản

(1) Văn hóa Anime

Trang 11

Anime là một bộ phim điện ảnh hoặc tập phim truyền hình sử dụng hoạt hình như một phong cách nghệ thuật mang tính biểu tượng của Nhật Bản để truyền tải một câu chuyện Thế giới phim hoạt hình trong văn hóa đại chúng Nhật Bản đã trở thành một xu hướng phát triển kể từ những năm 1920

(2) Văn hóa Manga

Manga thường không phải là “truyện tranh” như phương Tây hiểu về chúng; đúng hơn, chúng đại diện cho những mảnh ghép của văn hóa và lịch sử Nhật Bản Phong cách 'Manga' có một lịch sử lâu dài, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 10

(3) Văn hóa âm nhạc J-pop

J-pop , thường được gọi đơn giản là Pop , là tên gọi của một loại hình âm nhạc đại chúng đã bước vào dòng nhạc chính thống của Nhật Bản vào những năm 1990 J-pop hiện đại bắt nguồn từ âm nhạc truyền thống của Nhật Bản, và đặc biệt là từ nhạc pop và rock những năm 1960 J-pop đã thay thế Kayōkyoku trong nền âm nhạc Nhật Bản

(4) Kịch Noh và Kabuki

Noh là một loại hình kịch truyền thống của Nhật Bản, Noh

có nguồn gốc từ thế kỷ 14 và được biểu diễn với trang phục, mặt nạ

và nhạc cụ truyền thống

(5) Matsuri

“Matsuri” là các lễ hội truyền thống của Nhật Bản, diễn ra quanh năm và thường liên quan đến các sự kiện tôn giáo, mùa vụ hoặc các sự kiện cộng đồng

Trang 12

(6) Sumi-e

Sumi-e là nghệ thuật vẽ bằng mực trên giấy hoặc lụa, tập trung vào việc tạo ra các bức tranh đơn giản nhưng tinh tế, thể hiện

vẻ đẹp tự nhiên và tinh thần của chủ đề

(7) Văn hóa công sở

Văn hóa công sở của Nhật Bản là một hệ thống các giá trị, quy tắc và phong cách làm việc đặc trưng mà người Nhật thường áp dụng trong môi trường công sở Trong văn hóa công sở Nhật Bản, tinh thần làm việc nhóm được coi trọng hơn cá nhân “Làm việc trọn đời” là mô hình được sử dụng bởi các công ty lớn cũng như danh tiếng về thời gian làm việc dài và sự tận tâm mạnh mẽ đối với công

ty của một người

Tiểu kết

Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên đại học về văn hóa Nhật Bản Luận văn đã đưa ra cách hiểu sau khi khảo sát các khái niệm quan trọng như “nhận thức”, “văn hóa” và

“nhận thức về văn hóa”

Từ những thông tin tổng quan nền tảng trong chương 1, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng thông qua nhận thức ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng của sinh viên về văn hóa Nhật Bản ở những nội dung

cụ thể như việc nhận diện các yếu tố cơ bản của văn hóa Nhật Bản và vai trò của các yếu tố văn hóa trong đời sống của người Nhật, và áp dụng các kiến thức văn hóa vào trong các tình huống thực tiễn

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN

NGÀNH SƯ PHẠM NHẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN 2.1 Văn hóa Nhật Bản trong ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng

2.1.1 Chương trình giảng dạy văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Hải Phòng

Trường Đại học Hải Phòng đã đưa vào giảng dạy môn tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản sử dụng giáo trình『できる日本語』 , giáo trình nhấn mạnh các giá trị văn hóa quan trọng như sự tôn trọng, kỉ luật và chân thành, giúp sinh viên không chỉ học hỏi về văn hóa mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và sự hiểu biết sâu sắc về xã hội Nhật Bản Ngoài các môn học thực hành tiếng, nhà trường cũng cung cấp kiến thức về lịch sử, văn hóa Nhật Bản qua môn Đất nước học Nhật Bản và môn Văn hóa Nhật Bản

2.1.2 Các hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật Bản

đã được tổ chức tại Trường Đại học Hải Phòng

Tại Trường Đại học Hải Phòng, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa Nhật Bản được tổ chức thường xuyên nhằm mang đến cho sinh viên những trải nghiệm sâu sắc và đa chiều về văn hóa đất nước mặt trời mọc Dưới đây là một số hoạt động nổi bật đã diễn ra tại trường

Sinh viên được tham gia vào việc trang hoàng không gian bằng hoa anh đào, tham gia các hoạt động văn hóa như múa dân gian, trang phục kimono, và thưởng thức các món ăn truyền thống

Trang 14

2.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên ngành Sư phạm Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng

2.2.1 Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên có sức tập trung và trí nhớ đáng kể, điều này là điều kiện quan trọng cho việc hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ Đồng thời, sự tự đánh giá toàn diện còn giúp sinh viên nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển các phẩm chất nhân cách như sự trung thực, sự tự tin, trách nhiệm và sự kiên nhẫn Họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa những phẩm chất này và sự thành công trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống cá nhân

2.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên

Đối với sinh viên ngành Sư phạm Nhật không chỉ ở Trường Đại học Hải Phòng nói riêng mà tại tất cả các trường đại học ở Việt Nam nói chung, việc sinh viên tiếp cận và học tập về văn hóa Nhật Bản vẫn còn nhiều hạn chế Môi trường học tập cũng đóng vai trò quan trọng Việc tham gia các hoạt động như hội thảo, hội thảo trao đổi văn hóa, hay các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các phương diện đa dạng của văn hóa Nhật Bản

Gia đình đóng vai trò như một nền tảng vững chắc từ trước khi sinh viên bước vào hành trình học tập tại Nhật Bản Sự hỗ trợ từ gia đình không chỉ giúp sinh viên vượt qua những thử thách ban đầu

mà còn giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để tiếp thu và áp dụng những giá trị văn hóa Nhật Bản vào cuộc sống hàng ngày

Ngày đăng: 21/10/2024, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w