1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tên Đề tài luận án phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội ở việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Lê Anh Tuấn
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 702,93 KB

Nội dung

2000 về “Bền vững và PTBV” 2 De La Torre, A 2002 về “Bộ khung cho tái cấu trúc các ngân hàng phát triển”, Diamond, W và Raghavan, WS 1982 về “Những khía cạnh trong quản lý ngân hàng phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-

NGUYỄN DUY LINH

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH BỀN VỮNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 9.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2023

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Nguyễn Trọng Cơ

2 TS Lê Anh Tuấn

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại

……….Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc phát triển bền vững (PTBV) đang trở thành một thách thức đối với các nước phát triển, đòi hỏi họ phải xem xét đến yếu tố môi trường và thay đổi định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững cho tương lai Trong Văn kiện

“Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc phát triển bền vững đã được đặt lên hàng đầu Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tín dụng chính sách (TDCS) của NHCSXH có thể đóng vai trò quan trọng như một công cụ tài chính để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng bền vững Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và xu hướng chung nêu trên, luận án xác định đề tài “Phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam” làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm tìm kiếm các giải pháp để phát triển tín dụng chính sách tại NHCSXH gắn liền với PTBV đất nước

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài: Các nghiên cứu có liên quan ở nước

ngoài và trong nước chủ yếu nghiên cứu về PTBV1

, tín dụng chính sách2 và NHCSXH3 một cách riêng biệt, không đặt vào trong cùng một mệnh đề, chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa PTBV và tín dụng chính sách để từ đó đánh giá thực trạng về phát triển tín dụng chính sách tại NHCSXH theo hướng PTBV đất nước Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đều đặt trong bối cảnh và đưa ra giải pháp đối với giai đoạn trước năm 2020, do đó, đối với giai đoạn phát triển

1 Thomas, C F (2015) về “Bài giảng về tính bền vững tự nhiên: Mô hình, Thực hành và Sư phạm của

Thoreau, Leopold, Carson và Wilson”, Ben-Eli, M (2015) về “Tính bền vững: Định nghĩa và năm nguyên tắc cốt lõi”, Ukaga, U., Maser., C., & Reichenbach, M (2011) về “PTBV: các nguyên tắc, khuôn khổ và các nghiên cứu điển hình”, Dernbach, J C (1998) về “PTBV như một khuôn khổ cho quản trị quốc gia”,

Diesendorf, M (2000) về “Bền vững và PTBV”

2 De La Torre, A (2002) về “Bộ khung cho tái cấu trúc các ngân hàng phát triển”, Diamond, W và Raghavan, WS (1982) về “Những khía cạnh trong quản lý ngân hàng phát triển”, De Aghion, BA và Morduch, J (2005) về “Những vấn đề kinh tế của tài chính vi mô”

3 Trần Hữu Ý (2010) về “Xây dựng chiến lược PTBV của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam”, Dương Quyết Thắng (2016) về “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu

giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội”, Lê Hồng Phong (2007) về “Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam”, Hà Thị Hạnh (2004) về “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội”, Nguyễn Văn Đức (2016) về “Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Trần Lan Phương (2016) về “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội”, Đào Tấn Nguyên (2004)

về “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”

Trang 4

KT-XH sắp tới của Việt Nam, vẫn còn khoảng trống nghiên cứu để đề xuất các giải pháp phù hợp Vì vậy, Luận án kế thừa, nghiên cứu tiếp mối quan hệ giữa tín dụng chính sách và PTBV, phân tích nội dung phát triển tín dụng chính sách bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến nó để xây dựng bộ khung nghiên cứu về phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH và đưa ra giải pháp phát

triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH đến năm 2030

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Tổng kết và hoàn thiện

cơ sở lý luận về phát triển tín dụng chính sách bền vững, phân tích kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH giai đoạn 2018-2022, và đưa ra giải pháp và kiến nghị về phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH đến năm 2030 dựa trên cơ sở phân tích

và đánh giá tổng quan

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về

phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH, bao gồm cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2018-2022, nhằm tìm kiếm giải pháp và lộ trình đến năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Tổng hợp các phương pháp

nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh

6 Đóng góp mới của Luận án: Luận án tổng hợp lý luận về tín dụng chính

sách và PTBV, phân tích và đánh giá thực trạng, các kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH Ngoài

ra, Luận án đưa ra các giải pháp và lộ trình phát triển tín dụng chính sách bền vững tại NHCSXH thông qua việc cải thiện môi trường thực hiện, ban hành khung chủ trương, ban hành hệ thống cơ chế, chính sách và mở rộng quy mô và chất lượng của các chương trình tín dụng, nguồn nhân lực và nguồn tài lực

7 Kết cấu của Luận án: Ngoài lời nói đầu, kết luận và các phụ lục, kết

cấu của Luận án được chia thành 03 chương: (i) Chương 1 - Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng chính sách bền vững; (ii) Chương 2 - Thực trạng phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội ở Việt Nam; (iii) Chương 3 - Giải pháp phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội ở Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG

- Khái niệm PTBV được trích dẫn nhiều nhất là khái niệm đề xuất tại Báo cáo của Ủy ban Brundtland (Schaefer & Crane, 2005): PTBV là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Tại Việt Nam, TS Phạm Thị Thanh Bình (2016) cho rằng PTBV là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng

và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho PTBV bao gồm các nguyên tắc PTBV trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường

- Mối quan hệ giữa TDCS và PTBV: (i) PTBV là động lực để phát triển TDCS; (ii) TDCS là công cụ đòn bẩy hiệu quả cho PTBV; (iii) TDCS có các đặc điểm phù hợp để hỗ trợ việc PTBV

- Từ mối quan hệ giữa tín dụng chính sách và phát triển bền vững nêu trên,

tại Luận án này xác định khái niệm “tín dụng chính sách bền vững” là tín dụng

chính sách của Nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng chính sách bền vững: (i) Tín dụng chính

sách bền vững được Nhà nước quyết định; (ii) Tín dụng chính sách bền vững không đặt mục tiêu lợi nhuận; (iii) Tín dụng chính sách bền vững phục vụ đối tượng yếu thế trong xã hội; (iv) Tín dụng chính sách bền vững sử dụng nguồn

Trang 6

lực chủ yếu từ Nhà nước thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau; (v) Tín dụng chính sách bền vững hỗ trợ đồng đều 03 khía cạnh của phát triển bền vững; (vi) Tín dụng chính sách bền vững dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững

1.1.3 Vai trò của tín dụng chính sách bền vững: (i) Tín dụng chính sách

bền vững góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế

và giúp điều tiết nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; (ii) Tín dụng chính sách bền vững góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng; (iii) Tín dụng chính sách bền vững góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện giải pháp thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; (iv) Tín dụng chính sách bền vững góp phần bình đẳng giới, đảm bảo hiệu quả xã hội; (v) Tín dụng chính sách bền vững góp phần vào sự phát triển kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng trong cả nước; (vi) Tín dụng chính sách bền vững góp phần ổn định chính trị đất nước, tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị – xã hội và tăng cường vai trò quản lý của Chính quyền địa phương

1.2 Phát triển tín dụng chính sách bền vững

1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng chính sách bền vững

Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế, xã hội Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn

Như đã phân tích và tổng hợp tại mục 1.1 nêu trên, khái niệm “phát triển

tín dụng chính sách bền vững“ tại Luận án được hiểu là việc tăng cường, mở

rộng và hoàn thiện các khía cạnh của tín dụng chính sách bền vững để đảm bảo tính hiệu quả và tác động lớn đến việc thúc đẩy, hỗ trợ thực hiện các chính sách

và kế hoạch PTBV, cũng như đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai

Điều này bao gồm việc hoàn thiện mô hình hoạt động của tổ chức thực hiện tín dụng chính sách bền vững, cơ cấu lại và mở rộng phạm vi các chương trình tín dụng chính sách bền vững, cải thiện hệ thống triển khai và phương thức quản

Trang 7

lý tín dụng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn để thực hiện tín dụng chính sách, cùng với việc đảm bảo nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển bền vững

1.2.2 Nội dung phát triển tín dụng chính sách bền vững

- Phát triển mô hình hoạt động của tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, bao gồm các nội dung: (i) Mục tiêu hoạt động của mô hình, trong đó mục tiêu không phải là để tạo ra lợi nhuận, mà là để thúc đẩy sự PTBV của đất nước, đồng thời đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn và bền vững trong các hoạt động TDCS; (ii) Tính đặc thù của mô hình, trong đó cần có một mô hình tổ chức hoạt động đặc thù, có địa vị pháp lý, phương thức vận hành đặc thù để có thể triển khai hoạt động TDCSBV hiệu quả mà không bị vướng mắc, ràng buộc vào nhiều quy định pháp lý của hệ thống ngân hàng thương mại; (iii) Tính phù hợp của mô hình, trong đó cần phải có một mô hình tổ chức linh hoạt, có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu vay vốn của các đối tượng yếu thế trong xã hội, đồng thời cần phải được thiết kế để đảm bảo tính minh bạch, đơn giản và dễ dàng tiếp cận với người vay vốn

- Phát triển hệ thống triển khai của tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, bao gồm các nội dung: (i) Đảm bảo năng lực bao phủ, trong đó cần phải xây dựng một hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch với số lượng lớn và phân bổ đồng đều trên khắp đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến vùng cao để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng, đồng thời phải có khả năng phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng; (ii) Đảm bảo năng lực triển khai, trong đó cần có năng lực lập kế hoạch, năng lực xây dựng hệ thống các quy trình nghiệp vụ và năng lực thực hiện cho vay TDCS

- Phát triển các chương trình tín dụng của tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, bao gồm các nội dung: (i) Xây dựng một tổ hợp các chương trình tín dụng phục vụ tốt nhất và cân bằng nhất cho các mục tiêu PTBV của đất nước, trong đó cần chia các chương trình tín dụng thành 3 nhóm lớn với 3 mục tiêu chính sách là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường; (ii) Các chương trình TDCS PTBV phải đảm bảo sự cân đối, hài hòa để thực hiện ba mục tiêu chính: bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường, trong đó mỗi nhóm mục tiêu nên có số lượng chương trình tín dụng tương đương

Trang 8

để đảm bảo việc triển khai được đồng bộ, tránh tập trung quá nhiều vào mục tiêu kinh tế mà bỏ quên vấn đề xã hội và môi trường, hoặc ngược lại

- Phát triển nguồn nhân lực của tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, bao gồm các nội dung: (i) Đảm bảo đủ số lượng nhân lực để triển khai chương trình

đó đến tất cả các khu vực trên cả nước, bao gồm cả những khu vực xa xôi, hẻo lánh, trong đó cần đưa ra các chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực đủ số lượng để thực hiện TDCSBV; (ii) Đảm bảo đội ngũ nhân viên có chất lượng tốt, trong đó các nhân viên phải được huấn luyện và đào tạo bài bản về các kỹ năng cần thiết để thực hiện các chương trình TDCSBV, bao gồm: nghiệp vụ, chuyên môn ngân hàng, tài chính, tín dụng và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, tổ chức và lập kế hoạch

- Phát triển nguồn tài lực của tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, bao gồm các nội dung: (i) Nguồn lực tài chính cần đảm bảo đủ nhiều để triển khai hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc chương trình tín dụng, trong đó cần phải đưa ra kế hoạch huy động vốn chi tiết và chính xác, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng trong chương trình; (ii) Chất lượng của nguồn lực tài chính cũng cần được đảm bảo để thực hiện TDCSBV, trong đó nguồn lực tài chính cần phải đảm bảo tính ổn định, có kỳ hạn dài và chi phí huy động thấp

- Phát triển phương thức quản lý tín dụng phù hợp với các đặc điểm của khách hàng vay vốn của TDCSBV, trong đó: (i) Khách hàng mang nhiều yếu tố rủi ro hơn so với các đối tượng khách hàng của ngân hàng thương mại; (ii) Khách hàng có nhu cầu vay vốn rất đa dạng, yêu cầu nhiều chi phí để phục vụ đầy đủ và cần thiết phải có sự phối hợp, hỗ trợ từ nhiều mặt khác nhau mới có thể đạt được hiệu quả chính sách; (iii) Chi phí của việc cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng chính sách thường rất cao; (iv) Phải có sự phối hợp với các nguồn lực của xã hội nói chung và nguồn lực của nhà nước nói riêng để giúp các đối tượng khách hàng vay vốn TDCS phát triển toàn diện, qua đó thoát nghèo một cách bền vững

Trang 9

tượng được hưởng lợi từ các chính sách tín dụng bền vững và đóng góp của TDCSBV cho phát triển KT-XH đất nước; (ii) Đánh giá khả năng của mô hình

để xử lý các đặc thù đặc biệt của hoạt động TDCSBV, trong đó có thể dựa trên tính pháp lý, tính đặc thù, tính hiệu quả và tính bền vững của mô hình; (iii) Đánh giá tính phù hợp của mô hình tổ chức/cơ quan triển khai TDCSBV, nghĩa là mô hình này cần phù hợp cho hoạt động tín dụng vi mô, trong đó có thể dựa trên các tiêu chí như quy mô vốn vay, điều kiện vay, quản lý rủi ro, chi phí vay, hiệu quả hoạt động

- Tiêu chí phát triển hệ thống triển khai bao gồm: (i) Các tiêu chí về năng lực bao phủ của hệ thống triển khai gồm: số lượng chi nhánh, điểm giao dịch, phân bổ đồng đều của các chi nhánh, điểm giao dịch trên khắp đất nước, mức độ

đa dạng của khách hàng; (ii) Các tiêu chí về năng lực triển khai của hệ thống triển khai gồm: khả năng của tổ chức trong việc lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động triển khai TDCSBV, bao gồm lập kế hoạch chi tiết về phân bổ vốn và tài nguyên, lên kế hoạch cho các hoạt động tài trợ và giám sát tiến độ triển khai; khả năng của tổ chức trong việc thiết lập các quy trình nghiệp vụ chính xác và hiệu quả cho các hoạt động triển khai TDCSBV, bao gồm quy trình về xác định đối tượng khách hàng, quy trình đánh giá rủi ro, quy trình phê duyệt và phân bổ vốn và các quy trình giám sát đối với các hoạt động cho vay; khả năng của tổ chức trong việc thực hiện các hoạt động cho vay TDCSBV, bao gồm khả năng xác định đối tượng khách hàng phù hợp, khả năng thẩm định rủi ro và đưa ra quyết định cho vay, khả năng quản lý các khoản vay và giám sát trả nợ

- Tiêu chí phát triển các chương trình tín dụng bao gồm: (i) Có chương trình tín dụng ở 03 lĩnh vực phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo góp phần phục vụ mục tiêu PTBV; (ii) Số lượng chương trình tín dụng tại mỗi lĩnh vực phải đồng đều để duy trì sự cân bằng trong PTBV; (iii)

Số lượng chương trình tín dụng không nên quá nhiều mà chỉ tập trung vào một

số nội dung hỗ trợ nhất định để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tác động chính sách

- Tiêu chí phát triển nguồn nhân lực bao gồm: (i) Số lượng người lao động, đặc biệt là người lao động làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ tại mỗi phòng giao dịch cấp huyện phải đủ nhiều để đáp ứng nhu cầu quản lý dư nợ cho vay TDCS trên địa bàn; (ii) Phân bổ người lao động phải phù hợp theo vị trí

Trang 10

công việc và nơi làm việc; (iii) Chất lượng người lao động phải đồng đều, được đào tạo bài bản và có hiểu biết sâu sắc về tính đặc thù của địa bàn công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ

- Tiêu chí phát triển nguồn tài lực bao gồm: (i) Nguồn vốn thực hiện TDCSBV phải đảm bảo đủ nhiều để thực hiện các chương trình tín dụng đã thành lập và triển khai, tiêu chí đặt ra là không xảy ra trường hợp các đối tượng khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng lại không được vay; (ii) Nguồn vốn thực hiện TDCSBV phải đảm bảo tiêu chí được phân bổ đồng đều cho các chương trình tín dụng tại 03 nhóm lĩnh vực phát triển kinh tế,

an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, tránh tình trạng nguồn vốn chỉ tập trung vào một số chương trình nhất định, gây mất cân đối và không đạt được mục tiêu PTBV; (iii) Nguồn vốn thực hiện TDCSBV phải có chi phí huy động đủ thấp để

có thể đáp ứng nhu cầu cho vay ưu đãi hơn so với tín dụng thương mại, do khách hàng của TDCS chủ yếu là đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội và các lĩnh vực cho vay của TDCSBV vốn không có sự hấp dẫn về mặt lợi nhuận nhưng cần thiết thực hiện để đạt mục tiêu PTBV lâu dài; (iv) Nguồn vốn thực hiện TDCSBV phải có tính ổn định cao, phù hợp với loại hình cho vay để đảm bảo hiệu quả triển khai, tránh tình trạng tổ chức/cơ quan thực hiện gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản

- Tiêu chí phát triển phương thức quản lý tín dụng bao gồm: (i) Mô hình quản lý TDCS có hiệu quả và phù hợp để triển khai cho vay TDCS và đảm bảo bao phủ các đối tượng khách hàng và lĩnh vực cần thiết trong phạm vi tối ưu hóa nguồn lực hay không; (ii) Mô hình quản lý rủi ro TDCS có thể giúp giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh từ đối tượng khách hàng và lĩnh vực vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt trong bối cảnh phải hạn chế áp dụng các biện pháp cầm giữ tài sản thế chấp như các ngân hàng thương mại; (iii) Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu và lưu lượng sử dụng của việc triển khai TDCSBV hay không Chất lượng dư nợ tín dụng là tiêu chí quan trọng thể hiện sự hiệu quả của phương thức quản lý TDCS theo hướng PTBV

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng chính sách bền vững

- Nhân tố khách quan:

Trang 11

+ Môi trường kinh tế: (i) Sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của hệ thống tài chính, vì sự bất ổn sẽ làm tăng rủi ro liên quan đến tài chính, đặc biệt là tài chính dài hạn; (ii) Các mô hình TDCS cũng đã chứng minh không thể thành công nếu không có môi trường kinh tế vi mô hợp lý với sự điều tiết hợp lý

+ Môi trường chính trị, thể chế và chính sách: (i) Các mô hình TDCS cần một môi trường chính trị ổn định với đầy đủ năng lực; (ii) Các tổ chức pháp lý hoạt động tốt là điều kiện tiên quyết cho thành công của các mô hình TDCS cũng như đối với phần còn lại của khu vực tư nhân; (iii) Chủ trương của Nhà nước về PTBV và các Mục tiêu PTBV của đất nước và chủ trương của Nhà nước về việc lấy TDCS làm một trong các nòng cốt để PTBV; (iv) Phát triển TDCSBV cần những cơ chế, chính sách, hướng dẫn cụ thể được các cơ quan Nhà nước ban hành để tạo hành lang pháp lý triển khai hoạt động hiệu quả, phù hợp thực tế

- Nhân tố chủ quan: Tầm nhìn và cam kết của tổ chức thực hiện tín dụng chính sách có ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định phạm vi và quy mô của hoạt động tín dụng chính sách bền vững Đây là nhân tố chủ quan mà tổ chức phải xác định và thiết lập để định hướng và đảm bảo rằng hoạt động của họ phục

- Về chủ trương: Việc phát triển TDCSBV nên trước tiên lấy trọng tâm là xóa đói, giảm nghèo trước khi mở rộng sang các lĩnh vực cải thiện đời sống kinh

tế, xã hội và môi trường khác

- Về cơ chế, chính sách: Chính phủ cần phải có cơ chế, chính sách pháp luật

rõ ràng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức thực hiện TDCSBV, trong đó chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nên được mở rộng và nên duy trì quyền lực của Nhà nước đối với hoạt động của tổ chức thực hiện TDCS

- Về mô hình: Tổ chức thực hiện TDCSBV nên thực hiện theo mô hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để tránh việc xung đột về lợi ích Ngoài

Trang 12

ra, tổ chức thực hiện TDCSBV nên có mô hình cơ cấu thuộc sở hữu của Nhà nước để được Nhà nước hỗ trợ tối đa các biện pháp có thể về nguồn lực và quản

- Về hệ thống triển khai: Mô hình phân cấp theo vùng, khu vực, chi nhánh

và trung tâm, để phân phối tín dụng của Ngân hàng Grameen rất đáng học hỏi Việc lập các nhóm vay vốn 5 người là phù hợp để quản lý việc cho vay tín dụng

vi mô Việc các cấp cao hơn đều quản lý một số lượng đầu mối nhất định cũng giúp việc công việc được tập trung, bao quát toàn diện để kịp thời có những quyết định, chỉ đạo, điều hành hơn Hệ thống phân phối tín dụng như vậy sẽ giúp bao phủ hoạt động trên phạm vi cả nước một cách khoa học, rõ ràng, không bỏ sót; đồng thời cũng giúp việc mở rộng các chương trình TDCS mới dễ dàng và nhanh chóng hơn

- Về nguồn nhân lực: Nên tuyển dụng từ bên ngoài đối với những vị trí cấp thấp nhất Đối với những vị trí cấp cao hơn thì nên ưu tiên phát triển từ những cá nhân có kinh nghiệm và có thành tích tốt trong hệ thống ngân hàng Do đó, việc đào tạo thông qua luân chuyển cán bộ sẽ đóng vai trò rất quan trọng

- Về nguồn tài lực: Nguồn lực tài chính đối với các tổ chức thực hiện TDCS trong giai đoạn đầu cần được Nhà nước hỗ trợ nhưng dần dần khi tổ chức phát triển thì cần có những nguồn lực tự chủ

- Về quản lý tín dụng: Vì TDCS chủ yếu cho vay người nghèo và các đối tượng sống tại các vùng nông thôn, gắn liền với nông nghiệp nên các phương pháp quản lý tín dụng theo hình thức “nắm đằng chuôi” như bắt buộc tài sản thế chấp không thực sự phù hợp Thay vào đó các phương pháp quản lý theo mô hình để người vay tự nguyện trả nợ nên được áp dụng, thực tế cũng chứng minh các phương pháp này là có hiệu quả tại một số các tổ chức thực hiện

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH BỀN VỮNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội: Năm 1995, Chính phủ Việt Nam thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo

để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo Tuy nhiên, mô hình này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động Vì vậy, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP để tách Ngân hàng Phục vụ Người nghèo ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội để huy động các nguồn lực trong xã hội nhằm chăm lo cho người nghèo và các đối

tượng chính sách khác

2.1.2 Địa vị pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách

xã hội: NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, huy động vốn từ

nhiều nguồn khác nhau để cho vay hỗ trợ các đối tượng chính sách Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, NHCSXH tập trung vào việc cho vay các đối tượng khó khăn như hộ nghèo, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm và cung cấp nước sạch Giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, NHCSXH được giao thêm cho vay vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và hỗ trợ nhà ở Trong giai đoạn từ

2012 đến 2016, NHCSXH được giao thêm nhiệm vụ cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng khác Năm 2021, NHCSXH được giao thực hiện thêm nhiệm vụ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh đối với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

2.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội: (i) NHCSXH được

thành lập để giúp đối tượng khó khăn theo chương trình chính phủ và được bảo đảm thanh toán, miễn thuế và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; (ii) NHCSXH phục vụ các đối tượng hộ nghèo, đối tượng khó khăn, thuộc diện chính sách xã hội ngay cả khi các đối tượng này tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức vay vốn rất nhỏ, thời hạn ngắn và nhu cầu vay với lãi suất thấp; (iii) NHCSXH mặc

dù cũng được cho phép thực hiện các hoạt động thanh toán và ngân quỹ; tuy nhiên, quy mô triển khai chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cho 02 hoạt động chính sách

là huy động vốn và cho vay TDCS; (iv) Chiến lược phát triển của NHCSXH

Ngày đăng: 20/10/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w