1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài luận án “quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân Đội

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
Tác giả Nguyễn Ngọc Ân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Nga, PGS.TS. Hà Minh Sơn
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 464,73 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Luận án Nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại NHTM, là một phần rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Thị Việt Nga

2 PGS.TS Hà Minh Sơn

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Phản biện 3: ………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính

Vào hồi giờ , ngày tháng năm 20…

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Tài chính

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), là một phần rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và của nền kinh tế nói chung Do vậy, Chính phủ các nước luôn coi việc theo dõi, giám sát tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình giám sát, giữ ổn định

hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính của mỗi quốc gia

Trên thực tế, nhiều khách hàng vay có tình hình tài chính kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ, sử dụng vốn vay sai mục đích khiến nợ xấu có xu hướng tăng Về phía ngân hàng, công tác xử lý nợ xấu còn khó khăn, việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, còn thiếu

sự kết nối, tương tác, chia sẻ, hợp tác của khách hàng và ngân hàng trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của MBB đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, ngoài những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn một số hạn chế cần khắc phục, trong đó, có thể kể đến là sự gia tăng nợ xấu trong giai đoạn 2019-2023, đặc biệt năm 2023 tốc độ tăng nợ xấu là 124,04% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ vay là 32,78% Vấn đề này đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho Ban lãnh đạo Ngân hàng phải kiểm soát

tỷ lệ nợ xấu, tốc độ gia tăng nợ xấu phù hợp Vì lý do đó, NCS lựa chọn

đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”

để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng hợp

Luận giải làm rõ nội hàm của nợ xấu, quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại và đánh giá khách quan thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội, từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị hoàn thiện quản lý nợ xấu

Mục tiêu cụ thể (nhiệm vụ nghiên cứu)

- Nghiên cứu khung lý thuyết về quản lý nợ xấu tại NHTM, đặc biệt phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại NHTM,

từ đó tìm ra bằng chứng thực nghiệm

- Phân tích và đánh giá khách quan thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn nghiên cứu; làm rõ những kết quả,

Trang 4

phát hiện những hạn chế và nguyên nhân, những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới

- Đưa ra khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của

Ngân hàng TMCP Quân Đội tới năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nợ xấu tại NHTM

b Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quân Đội

Về thời gian nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ

xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2019-2023; đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2030

Về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ những

vấn đề lý luận sau: khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu; định nghĩa, nội dung và phương pháp quản lý nợ xấu cũng như các tiêu chí đánh giá quản

lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại NHTM

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu kinh tế gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng kết thực tiễn

để xác định các vấn đề liên quan đến quản lý nợ xấu của NHTM

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn sâu: Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn sâu được sử

dụng để thu thập các ý kiến của các cán bộ Ngân hàng có liên quan như: lãnh đạo, quản lý, chuyên viên tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Điều tra qua phiếu khảo sát: Thông qua việc phát phiếu điều tra cho

các cán bộ Ngân hàng, luận án sẽ có nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản lý nợ xấu Đồng thời đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Dữ liệu phân tích được thu thập theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2024 Theo Zikmund và ctg (2013), phương pháp lấy mẫu này phù hợp đối với các nghiên cứu thăm dò có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố Số liệu được thu thập của nghiên cứu sẽ đảm bảo thực hiện tốt mô hình nghiên cứu Để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình, thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng mức

độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý) Nghiên cứu

Trang 5

sử dụng phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA)

5 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận

về cấu trúc tài chính bao gồm khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá

và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của NHTM Bên cạnh đó, luận án cũng xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại NHTM

Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu vào xem xét thực trạng quản lý nợ xấu tại MBB; qua đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý nợ xấu của Ngân hàng; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý nợ xấu Ngoài ra, luận án đã đưa ra kết quả thực nghiệm

về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại MBB, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của MBB trong giai đoạn tiếp theo

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP

Quân Đội

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Khi xem xét định nghĩa về hoạt động cho vay, có nhiều quan điểm

khác nhau, nhưng nói tóm lại, có thể định nghĩa: “Cho vay là hình thức

cấp tín dụng thông qua việc bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho bên cho vay”

1.1.2 Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế

Cho vay tạo ra khối lượng tiền tệ lớn trong nền kinh tế Hoạt động cho vay góp phần điều hoà cung- cầu dịch vụ hàng hoá

Trang 6

Cho vay với lãi suất ưu đãi cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của chính phủ để phát triển đất nước

Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao cho Ngân hàng

1.2 NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng thương mại

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS đưa ra khái niệm như

sau: “Nợ xấu là các khoản nợ có rủi ro cao, có thể bị quá hạn hoặc bị

đánh giá tiêu cực về khả năng thanh toán của người vay cũng như khả năng thu hồi vốn của người cho vay Đây là khoản nợ mà người đi vay không thể trả một phần hoặc toàn bộ cho người cho vay khi đến hạn thanh toán đã cam kết”

1.2.2 Phân loại nợ xấu

Phân loại nợ xấu theo đảm bảo tiền vay

Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn

Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn

1.3 QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm quản lý nợ xấu

Quản lý nợ xấu là việc xây dựng, thực thi các giải pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, cùng với việc xử lý nợ xấu đã phát sinh nhằm đáp ứng các mục tiêu về lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng

1.3.2 Nội dung quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại

Quản lý nợ xấu bao gồm 4 nội dung cơ bản: Nhận diện nợ xấu; phòng ngừa nợ xấu; đo lường, đánh giá nợ xấu và xử lý nợ xấu

1.3.2.1 Nhận diện nợ xấu

Nhận diện nợ xấu là việc phát hiện, xác định nợ xấu dựa trên bộ các tiêu chí đã được đưa ra

1.3.2.2 Đo lường nợ xấu

Căn cứ vào kết quả nhận diện nợ xấu, các NHTM sẽ tiến hành đo lường nợ xấu Đo lường nợ xấu là để xác định mức độ rủi ro, khả năng tổn thất có thể gây ra của nợ xấu và đánh giá từng tác động của nợ xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh của Ngân hàng Từ đó Ngân hàng sẽ

có những biện pháp thích hợp để hạn chế và xử lý

1.3.2.3 Kiểm soát nợ xấu

Kiểm soát và xử lý nợ xấu là quá trình mà các Ngân hàng Thương mại thực hiện bằng cách áp dụng một hệ thống nguyên tắc, biện pháp và công cụ cần thiết nhằm giới hạn sự phát sinh nợ xấu

1.3.2.4 Xử lý nợ xấu

Trang 7

Khi một khoản nợ được xác định là nợ xấu, NHTM cần có biện pháp

xử lý kịp thời, phù hợp với đặc điểm, tính chất của khoản nợ đó nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho NHTM Các biện pháp xử lý nợ xấu có thể chia làm hai nhóm: các biện pháp hỗ trợ khách hàng và các biện pháp xử

a Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

NIM = Thu nhập lãi thuần

x 100% Tổng tài sản có sinh lời

Trong đó:

- Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi - Chi phí lãi

- Tài sản có sinh lời bao gồm chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng, các khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác,

b Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt động

c Số dư nợ xấu (NPL)

Số dư nợ xấu = Dư nợ

nhóm 3 +

Dư nợ nhóm 4 +

Dư nợ Nhóm 5

d Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ tín dụng các nhóm 3, 4, 5 x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

e Hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu

Trang 8

(2) Môi trường kinh tế

(3) Điều kiện tự nhiên và xã hội

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số Ngân hàng

1.4.1.1 Ngân hàng Bangkok Bank của Thái Lan

Bangkok Bank sử dụng các mô hình định tính với sự tham gia của các chuyên gia phân tích để đưa ra những đánh giá về các khoản vay Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc phân tích “dòng tiền” và “tài sản thế chấp” của người vay vốn Ngoài ra, Bangkok Bank còn áp dụng các phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, phương pháp chuyên gia, cho điểm tín dụng để đo lường RRTD Cũng như các NHTM khác tại Thái Lan, Bangkok Bank đang nỗ lực nghiên cứu, triển khai các mô hình đo lường rủi ro định lượng phù hợp để áp dụng trong công tác quản lý nợ xấu

1.4.1.2 Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB)

Hệ thống quản lý nợ xấu của KDB được thể hiện qua năm nội dung

cơ bản: (i) Chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Phương thức quản lý nợ xấu; (iii) Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Hệ thống kiểm soát nợ xấu

Trang 9

1.4.1.3 Ngân hàng ANZ của Úc

Ngân hàng ANZ đã xây dựng một hệ thống kiểm soát hạn mức cho vay nội bộ toàn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản cho vay được nghiên cứu và đi vào hoạt động để

có thể khấc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời

kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiể m toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong

hệ thống

1.4.1.4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV đã xây dựng và ban hành một loạt các quy trình, quy định chi tiết về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng Các quy định này không chỉ bao gồm những hướng dẫn cụ thể về thẩm định khách hàng,

mà còn hỗ trợ tích cực cho các cán bộ tín dụng trong việc tiếp cận, thẩm định khách hàng, đồng thời nhận diện và quản lý nợ xấu Các quy trình này được thiết kế dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội

Qua nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu ở một số Ngân hàng trong

và ngoài nước, bài học kinh nghiệm rút ra cho MBB là:

- Cần thực hiện quản lý nợ xấu theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD

- Việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu cần dựa trên điều kiện cụ thể của Ngân hàng

- Hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản lý nợ xấu

- Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các quy định của Hiệp ước Basel

- Cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý nợ xấu

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung của quản lý nợ xấu bao gồm: nhận biết nợ xấu, đo lường nợ xấu, kiểm soát và xử lý nợ xấu Bên cạnh đó, luận án đi sâu vào nghiên cứu các tiêu chí đo lường nợ xấu bao gồm, chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng Thêm vào đó, luận

án nghiên cứu các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu Để có cách nhìn nhận toàn diện về quản lý nợ xấu,

Trang 10

tác giả nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý nợ xấu của một số ngân hàng trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý

nợ xấu tại Ngân hàng Quân đội, Từ đó, chương 1 chỉ ra 05 bài học kinh nghiệm về quản lý nợ xấu, đó là tầm quan trọng của quản lý nợ xấu, yêu cầu ứng dụng các mô hình đo lường RRTD, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý nợ xấu Đây là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho MBB trong việc hoàn thiện quản lý nợ xấu 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quân đội

MBB được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội với số Vốn điều

lệ đăng ký ban đầu 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm Ngày 4 tháng 11 năm 1994, MBB chính thức đi vào hoạt động với 25 cán bộ nhân viên đầu tiên, đặt trụ sở tại số 28 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội Theo định hướng của Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, MBB đóng vai trò là TCTD chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, qua đó góp phần phát triển kinh tế Quân đội và xây dựng đất nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Trong cơ cấu cổ đông tính đến ngày 31/12/2023, cấu trúc sở hữu của MBB đã có sự thay đổi đáng kể, với sự đa dạng về sở hữu Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC nắm giữ 9,48% cổ phần, doanh nghiệp quân đội chiếm 35,19% cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài chiếm 23,23% cổ phần và nhà đầu tư khác chiếm 32,10% cổ phần Bên cạnh đó, MBB còn có các công ty con và công ty liên doanh khác

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2019, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 275.000 tỷ đồng Sang năm 2020, số dư tiền gửi khách hàng của toàn Ngân hàng tăng trưởng 14,37% so với cuối năm 2019 và đạt mức 314.521 tỷ đồng Năm

2021, số dư tiền gửi tiếp tục tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt 23,68%, đạt mức 388.999 tỷ đồng Năm 2022, tốc độ tăng số dư tiền gửi đạt

Trang 11

15,03% Đến năm 2023, tốc độ tăng số dư tiền gửi tăng đột biến lên 27,30% Như vậy, giai đoạn 2019-2023, tổng huy động vốn của MBB đã tăng từ 275.000 tỷ đồng lên đến 569.670 tỷ đồng, tức là quy mô huy động vốn của Ngân hàng đã tăng gấp hơn 2 lần trong giai đoạn 5 năm

nợ tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn ở mức xấp xỉ 50% Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trung hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm khoảng chưa đến 15% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Dư nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, luôn trong khoảng từ 35-40% tổng dư nợ của Ngân hàng ở giai đoạn nghiên cứu

Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng của MBB giai đoạn 2019-2023

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023

Cho vay tổ chức, cá nhân

trong nước 234.470 279.507 337.008 431.236 575.244 Cho vay chiết khấu công cụ

chuyển nhượng và các GTCG 640,82 819,56 1.245,41 1.353,30 1.717,31 Các khoản trả thay khách

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy

Cho vay đối với các tổ chức,

cá nhân nước ngoài 3.530,26 3.345,34 2.764,70 2.404,65 795,00

Tổng cộng 239.083 284.000 341.285 435.191 577.863

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của MBB (2019-2023)

Trang 12

2.1.4 Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ

a Hoạt động dịch vụ

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của MBB trong giai đoạn 2019 –

2023 có xu hướng tăng mạnh Các hoạt động dịch vụ chính của MBB bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại lý nhận ủy thác và các dịch vụ khác Tổng thu từ dịch vụ năm 2019 là 2.040.707 triệu đồng, đến năm 2023 tăng lên 4.980.716 triệu đồng (tương ứng tăng gấp 2,4 lần)

b Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MBB bao gồm hai nội dung chính: kinh doanh ngoại tệ và vàng; kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ Giai đoạn 2019-2023, kinh doanh ngoại tệ của MBB có sự phát triển vượt bậc Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MBB tăng từ 1.547.027 triệu đồng năm 2019 lên đến 6.150.571 triệu đồng năm 2023, tăng gần 4 lần trong 5 năm

2.1.5 Kết quả kinh doanh

Trong 5 năm từ 2019 đến 2023, tổng tài sản của MBB chứng kiến mức tăng trung bình trên 19% một năm Cụ thể, mức tăng tổng tài sản của MBB các năm 2020, 2021, 2022, 2023 lần lượt là 19,89%; 20,75%; 19,70% và 30,61% Đến năm 2023, tổng tài sản của MBB đã tăng hơn 2 lần so với năm 2019

Lợi nhuận sau thuế của MBB tăng trưởng khá trong suốt giai đoạn

2019 - 2023, với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 32,53%; 4,58%; 47,37%; 41,16% và 21,58% Lợi nhuận sau thuế tăng từ 7.496.781 triệu đồng năm 2019 lên 19.830.543 triệu đồng năm 2023, mức tăng tương ứng 164,52%

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của MBB giai đoạn 2019 – 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của MBB (2019-2023)

Trang 13

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.2.1 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội qua các tiêu chí định lượng

2.2.1.1 Tiêu chí về kiểm soát nợ xấu

a Về biến động số dư nợ xấu

Số dư nợ xấu của MBB có diễn biến tăng nhanh về cuối giai đoạn 2019-2023 Theo đó, từ năm 2019 – 2021, số dư nợ xấu của MBB giữ ổn định từ 2,3 – 2,5 nghìn tỷ VND Kết quả này có thể được coi là tốt vì tổng

dư nợ cho vay giai đoạn này tăng ổn định từ 15 – 20%/năm và nền kinh

tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi hậu COVID 19 Tuy nhiên, số dư

nợ xấu tăng nhanh từ năm 2022 (tăng 55,71% lên 3.625.182 triệu VND), sang năm 2023 đã tăng 3,49 lần so với năm 2021, tốc độ tăng số dư nợ xấu năm 2023/2022 là 124% (từ 3.625.182 tăng lên 8.121.854 triệu VND)

b Về tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của MBB có diễn biến trái chiều trong 2 giai đoạn thuộc phạm vi nghiên cứu: diễn biến giảm từ năm 2019 đến năm 2021, từ 0,98% xuống còn 0,68%, sau đó tăng mạnh ở giai đoạn sau (2022: 0,83% và 2023: 1,41%) Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ (năm

2020 – 2021), tác động nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam, Ngân hàng vẫn duy trì được mức nợ xấu khá thấp, luôn dưới 1% Sự gia tăng mạnh

mẽ của quy mô nợ xấu cuối năm 2023 là một vấn đề đáng lo ngại đối với các NHTM Việt Nam, khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng năm

2023 đã tăng đến 3,6%, so với 1,6% vào cuối năm 2022 Tuy nhiên, bức tranh nợ xấu của các NHTM Việt Nam vẫn có sự phân hóa mạnh: trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh cuối năm 2023 thì MBB vẫn thuộc nhóm các ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp dưới 2%, cùng với các NHTM như: Vietcombank, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank

c Về tốc độ gia tăng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng cho vay

Bảng 2.7: Đánh giá về nợ xấu của MBB (2019 – 2023)

Đơn vị tính: %

Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu <1,5 <1,5 <1,5 <1,5 <1.5

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay 15,52 18,79 20,17 27,52 32,78

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của MBB (2019-2023)

Ngày đăng: 20/10/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN