Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu thì quy mô vốn các CTCK tại Việt Nam còn tương đối nhỏ, năng lực thanh khoản của nhiều CTCK còn hạn chế, chất lượng tài sản chưa đảm bảo, cùng với đó, công
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -o0o -
TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN
AN TOÀN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 09.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Tài chính
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Nguyễn Xuân Thạch
2 TS Cao Minh Tiến
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được đánh giá tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi giờ ngày tháng năm
2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Tài chính
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Phát triển thị TTCK một cách an toàn, bền vững, hội nhập và thống nhất trong tổng thể chiến lược phát triển thị trường tài chính luôn là mục tiêu hướng đến của mỗi quốc gia Các công ty chứng khoán (CTCK) là chủ thể đóng vai trò nòng cốt trên thị trường, vì vậy năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các CTCK ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường Trong đó, vốn và các chỉ tiêu
về vốn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực tài chính và năng lực quản trị rủi ro của tổ chức này Đảm bảo an toàn vốn của CTCK là điều kiện nền tảng và tiên quyết cho sự phát triển của các mỗi CTCK
đó nói riêng và TTCK nói chung
Ở Việt Nam, trải qua hơn 23 năm hình thành và phát triển, các CTCK đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Ra đời vào năm 2000, ban đầu TTCK chỉ có 7 công ty chứng khoán với quy mô vốn điều lệ thấp nhất là 6 tỷ đồng và cao nhất là 43 tỷ đồng, đến cuối năm 2023 thị trường đã có 81 công ty chứng khoán là thành viên của hai Sở giao dịch chứng khoán, với quy mô vốn tăng hơn 100 lần so với thời điểm mới thành lập thị trường Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu thì quy mô vốn các CTCK tại Việt Nam còn tương đối nhỏ, năng lực thanh khoản của nhiều CTCK còn hạn chế, chất lượng tài sản chưa đảm bảo, cùng với đó, công tác quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro chưa tốt, khiến cho một số CTCK hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài
Với mục tiêu hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ hơn những lý luận
về an toàn vốn của CTCK, nghiên cứu thực trạng an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo
an toàn vốn cho các CTCK tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài “An toàn vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 4Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về an toàn vốn của các công ty chứng khoán, luận án nghiên cứu thực trạng an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam, phân tích và kiểm định các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các CTCK này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về an toàn vốn và các nội dung liên quan đến an toàn vốn của các CTCK
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển ứng với các điều kiện và môi trường liên quan Trên cơ sở
đó, để có những phân tích, đánh giá, luận giải có căn cứ khoa học, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và phương pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu Đồng thời, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Đề tài sử dụng phần mềm SPSS xử lý thuật toán phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các CTCK Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố,
Trang 5chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác, đề tài dùng kết hợp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha và kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity)
5 Đóng góp mới của Luận án
* Về mặt lý luận:
Luận án đã hệ thống, bổ sung và luận giải một cách hệ thống
các vấn đề cơ bản về an toàn vốn của CTCK:
- Đưa ra khái niệm về an toàn vốn của CTCK; luận giải ý nghĩa
an toàn vốn của CTCK và trình bày yêu cầu quản lý an toàn vốn của
CTCK
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các chỉ tiêu đánh giá an toàn vốn của các CTCK theo thông lệ quốc tế từ đó so sánh tương quan các
chỉ tiêu quy định an toàn vốn của CTCK tại Việt Nam
- Hệ thống và làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của CTCK
- Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an toàn vốn của CTCK, Luận án đã rút ra các bài học tham khảo đối với các CTCK tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm quản lý từ phía cơ quan
quản lý Nhà nước
* Về mặt thực tiễn:
Luận án vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp so sánh, phương pháp định lượng phân tích đa nhân tố Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong Luận án, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam giai đoạn 2018-2023 theo các chỉ tiêu đã được trình bày chương cơ
sở lý thuyết Đồng thời, phân tích sự tác động của các nhân tố (tập trung vào nhóm nhân tố từ phía CTCK) ảnh hưởng đến an toàn vốn của CTCK tại Việt Nam
- Luận án đưa ra các quan điểm trong đề xuất đề pháp giải pháp đảm bảo an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an toàn vốn đối với các CTCK tại Việt Nam, tập trung vào nhóm giải pháp từ phía các
Trang 6CTCK, trong đó đề cập và luận giải các giải pháp tăng quy mô vốn, cấu trúc cơ cấu vốn chủ; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; tăng cường và nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc
tế Ngoài ra, luận án đưa ra những giải pháp kiến nghị tới các cơ quan quản lý Nhà nước
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 04 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về an toàn vốn của công ty chứng khoán và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về an toàn vốn của công ty chứng khoán
Chương 3 Thực trạng an toàn vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
Chương 4 Giải pháp đảm bảo an toàn vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN TOÀN VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu liên quan đến an toàn vốn của các định chế tài chính
1.1.1.2 Nghiên cứu về an toàn vốn của các công ty chứng khoán
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến an toàn vốn của các định chế tài chính
1.1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến an toàn vốn của các công ty chứng khoán
Trang 71.2 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Những kết quả đạt được và khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy rằng: các vấn đề liên quan đến an toàn tài chính nói chung, an toàn vốn nói riêng của các định chế tài chính luôn là nội dung được các nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên:
- Về mặt lý luận: Phần lớn các nghiên cứu này đa số tập trung
nghiên cứu về an toàn vốn và hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của hệ thống ngân hàng, chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lý luận an toàn vốn của CTCK
- Về mặt thực tiễn: Chưa có công trình nào nghiên cứu, phân
tích và đánh giá về an toàn vốn, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam giai đoạn 2018-2023 và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo an toàn vốn của các công
ty chứng khoán Việt Nam đến năm 2030
Vì vậy, việc tác giả chọn nghiên cứu về an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam có thể coi đề tài là một hướng nghiên cứu mới
và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn, an toàn vốn của công ty chứng khoán và luận giải rõ hơn sự cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn của CTCK; Tiêu chí đánh giá an toàn vốn của CTCK; Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của CTCK Bên cạnh đó, luận án
đã rút ra được một số bài học tham khảo cho các CTCK tại Việt Nam
từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Luận án sẽ phân tích một cách có hệ thống về thực trạng an toàn vốn của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2018-2023 theo các chỉ tiêu đánh giá, so sánh với chuẩn mực đánh giá của Việt Nam và thông lệ chuẩn mực quốc tế Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam trên các
Trang 8mặt: kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó Cuối cùng, luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo an toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam trong thời gian tới
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố ảnh hưởng tới an toàn vốn của CTCK và căn cứ vào thực tế của các CTCK tại Việt Nam và để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu của luận án Nhằm đo lường được khái quát trong nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các CTCK, luận
án sử dụng phương pháp nhân tố khám phá EFA Cụ thể, luận án xem xét tổng hợp tác động của 08 nhóm nhân tố được nhận diện, nghiên cứu sinh chia thành 02 nhóm lớn và đặt tên như sau:
- Nhóm 1: Các nhân tố vi mô gồm:
(1) Chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro (RR)
(2) Quy mô và hiệu quả sử dụng vốn (NV)
(3) Nhân sự (NS)
(4) Cơ sở vật chất (VC)
- Nhóm 2: Các nhân tố khách quan gồm:
(5) Thể chế và pháp luật (PL)
(6) Môi trường kinh doanh (TT)
(7) Môi trường thông tin (IN)
(8) Khách hàng/Đối tác (TK)
Luận án xem xét tổng hợp tác động của các nhân tố chủ quan
và khách quan bên ngoài tới an toàn vốn của CTCK tại Việt Nam theo mô hình như sau:
CARi,t = β0 + β1RR + β2NV + β3NS + β4VC + β5 PL + β6TT
+ β7IN + β8TK + ԑi,t Trong đó:
Trang 9CARi,t là biến phụ thuộc đo lường An toàn vốn của các CTCK tại Việt Nam Trong mô hình này, biến phụ thuộc được lựa chọn là tỷ lệ ATVKD
Xi,t là các biến độc lập (cụ thể các biến độc lập thể hiện trong bảng)
βi là hệ số góc
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.1.1 Công ty chứng khoán
2.1.1.1 Khái niệm
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp, được thành lập theo quy định pháp luật và tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nhằm mục tiêu lợi nhuận
2.1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán có một số đặc trưng cơ bản sau:
- CTCK là loại hình doanh nghiệp đặc thù, thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ về chứng khoán
- Đặc điểm về vốn
- Đặc điểm về nhân sự
- Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Về lợi ích giữa quyền lợi của khách hàng và công ty chứng khoán
2.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán
2.1.1.4 Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
2.1.1.4.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của công ty chứng khoán
Mặc dù khái niệm về CTCK ở các nước trên thế giới có thể khác nhau, tuy nhiên các CTCK đều thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sau:
Trang 10- Môi giới chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành
- Tự doanh chứng khoán
- Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Hoạt động kinh doanh khác như hoạt động lưu ký chứng khoán, hoạt động tín dụng chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư;
quản lý thu nhập chứng khoán
2.1.1.4.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Rủi ro là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán Rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của CTCK có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Căn cứ vào tính chất của rủi ro, một số rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh của CTCK bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động
2.1.2 Vốn của công ty chứng khoán
2.1.2.1 Khái niệm về vốn của công ty chứng khoán
Có thể hiểu, vốn của công ty chứng khoán là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất mà công ty chứng khoán huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết và sống còn đối với sự
ra đời của CTCK mà còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của CTCK
2.1.2.2 Nguồn hình thành vốn của công ty chứng khoán
Dựa vào từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung và của CTCK nói riêng được chia thành các loại khác nhau Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn của CTCK gồm: Vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả Cơ cấu giữa Nợ phả trả và vốn chủ sở hữu phản ánh chính sách tài trợ vốn của CTCK Theo VanHoose (2007), đòn bẩy tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với an toàn vốn của CTCK
Trang 112.2 AN TOÀN VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.2.1 Khái niệm và nội dung của an toàn vốn của công ty chứng khoán
2.2.1.1 Khái niệm an toàn và an toàn vốn của công ty chứng khoán
An toàn là trạng thái mà khả năng gây hại cho người hoặc hủy hoại tài sản được giảm thiểu và duy trì tại hoặc dưới mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro Trong phạm vị nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến
khía cạnh về an toàn vốn
Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý quốc tế
có thể đưa ra các yêu cầu về vốn đối với các CTCK như: yêu cầu về vốn tối thiểu, yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, yêu cầu về vốn ròng/mức độ tài sản có tính lỏng cao, yêu cầu vốn xác định theo phương pháp giá trị chịu rủi ro (Value at risk- VaR)
Đối với CTCK, đảm bảo an toàn vốn không phải chỉ là duy trì
đủ mức vốn pháp định để chấp hành các quy định của cơ quan quản
lý Nhà nước, mà còn xuất phát từ chính hoạt động và chiến lược của từng CTCK Các CTCK luôn phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro mà CTCK phải đối mặt càng lớn, theo
đó, mức vốn cần làm “lá chắn” để CTCK chống đỡ các rủi ro phát sinh càng lớn
Theo quan điểm của NCS thì: “An toàn vốn của công ty chứng khoán là trạng thái mà công ty chứng khoán duy trì đủ lượng vốn, có tính thanh khoản và chất lượng cao, để đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật, đồng thời phòng ngừa và chống đỡ được các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán”
2.2.1.2 Nội dung an toàn vốn của công ty chứng khoán
Xuất phát từ quan điểm về an toàn vốn của CTCK đã đề cập thì an toàn vốn được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, An toàn vốn thể hiện qua mức độ đủ vốn
Trang 12Thứ hai, An toàn vốn thể hiện qua an toàn tài sản
Thứ ba, An toàn vốn thể hiện qua an toàn thanh khoản
2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá an toàn vốn của công ty chứng khoán
2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh an toàn vốn qua mức đủ vốn
Các chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh an toàn vốn của CTCK bao gồm:
và rủi ro hoạt động)
2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh an toàn vốn qua chất lượng tài sản
+ Tốc độ tăng trưởng tài sản
+ Tỷ lệ Giá trị tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro/Tổng tài sản + Tỷ lệ DP giảm giá chứng khoán/Các khoản đầu tư và phải thu + Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản
+ Tỷ lệ dư nợ cho vay ký quỹ/VCSH
+ Tỷ lệ hoạt động đầu tư/VCSH
2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh an toàn vốn qua an toàn thanh khoản
Khả năng thanh khoản của CTCK được đo lường thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
+ Hệ số đòn bẩy tài chính
2.2.3 Sự cần thiết đảm bảo an toàn vốn của công ty chứng khoán
Việc đảm bảo và duy trì an toàn vốn cho các CTCK là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan không chỉ đối với bản thân các
Trang 13CTCK, đối với TTTC mà còn đối với cả khách hàng và đối tác của CTCK
2.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của công ty chứng khoán
2.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của CTCK
- Năng lực quản trị rủi ro
- Khả năng sinh lời
- Môi trường thông tin
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng/đối tác
2.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Kinh nghiệm về đảm bảo an toàn vốn đối với công ty chứng khoán ở một nước trên thế giới
(i) Kinh nghiệm của công ty ở Nhật Bản
(ii) Kinh nghiệm của công ty ở Hàn Quốc
(iii) Kinh nghiệm của công ty ở Trung Quốc