1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp fdi tại việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam, Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp
Tác giả Trần Ngọc Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Chí Lộc
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 272,52 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

-o0o -LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ

GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN NGỌC MAI

Hà Nội – 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ

GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế

Mã ngành: 9.31.01.06

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Vũ Chí Lộc

Hà Nội – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của các

doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà nội, ngày tháng năm 2020

NCS Luận án

Trần Ngọc Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, bộ môn Kinh tế và Quản lý - Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh doanh Quốc tế - Học viện Ngân hàng Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Vũ Chí Lộc,

đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà nội, ngày tháng năm 2020

NCS Luận án

Trần Ngọc Mai

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1.1 Mục tiêu chung 3

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 3

2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Nguồn dữ liệu 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Những đóng góp mới của Luận án 7

6 Kết cấu của luận án 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 9

1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 9

1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR 9

1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan 11

1.1.3 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp 13

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 15

1.2.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR 15

1.2.2 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan 16

Trang 6

1.2.3 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp 21

1.3 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài 22

1.3.1 Về nội dung nghiên cứu 22

1.3.2 Về phương pháp nghiên cứu 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI 29

2.1 Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 29

2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 29

2.1.2 Sự cần thiết thực hiện CSR 31

2.1.3 Các lý thuyết tiếp cận CSR 33

2.2 Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI 44

2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI 44

2.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và các bên liên quan 44

2.2.3 Nội dung CSR gắn với các bên liên quan của doanh nghiệp FDI 49

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI53 2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI 59

2.3.1 Cơ sở lý thuyết 59

2.3.2 Khung lý thuyết và xây dựng mô hình 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 69

3.1 Khái quát về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 69

3.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 69

3.1.2 Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 74

3.1.3 Chính sách và thành tựu thu hút vốn FDI tại Việt Nam 79

3.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 80

3.2.1 Thực trạng thực hiện CSR đối với Chính phủ 81

3.2.2 Thực trạng thực hiện CSR đối với người lao động 85

Trang 7

3.2.3 Thực trạng thực hiện CSR đối với khách hàng 89

3.2.4 Thực trạng thực hiện CSR đối với cộng đồng 90

3.3 Kết quả mô hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 92

3.3.1 Mô tả khảo sát, mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra 92

3.3.2 Kết quả phân tích thông kê các biến độc lập 97

3.3.3 Kết quả mô hình DEA 104

3.3.4 Kết quả phân tích kiểm định và hồi quy 107

3.4 Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 115

3.4.1 Kết quả đạt được 115

3.4.2 Những vấn đề đặt ra 116

3.4.3 Nguyên nhân 118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 125

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM 126

4.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và thế giới đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 126

4.2 Mục tiêu và định hướng nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 131

4.2.1 Mục tiêu nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 131

4.2.2 Định hướng 2030 132

4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 137

4.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 137

4.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 142

4.4 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu 151

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 153

KẾT LUẬN 154

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐƯỢC

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA NCS 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 176

Phụ lục 1 Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp 176

Phụ lục 2 Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CSR quốc tế 177

Phụ lục 3 Các quy định pháp lý liên quan đến các nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 181

Phụ lục 4: Các điều khoản thuộc trách nhiệm xã hội trong các thoả thuận tự do thương mại 187

Phụ lục 5: Doanh nghiệp FDI và các chương trình đóng góp cho cộng đồng tiêu biểu 190

Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT 192

Phụ lục 7: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát 193

Phụ lục 8: Kết quả chạy SPSS phiếu khảo sát 200

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết

tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

Responsibility

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Analysis

Mô hình bao dữ liệu

Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sự dịch chuyển trong nội dung nghiên cứu CSR qua các thời kỳ 9

Bảng 1.2 Các hướng nghiên cứu nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp 13

Bảng 1.3 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR tại Việt Nam 16

Bảng 2.1 Các lý thuyết nghiên cứu về CSR và danh tiếng được sử dụng trong Luận án 41

Bảng 2.2 Các bên liên quan của doanh nghiệp FDI 46

Bảng 2.3 Các yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình 62

Bảng 3.1 Quy mô lao động của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 72

Bảng 3.2 Quy mô vốn của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 73

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu so sánh tốc độ tăng trưởng của 3 nhóm doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2017 75

Bảng 3.4 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI từ 2012-2018 82

Bảng 3.5 Mã hóa các biến 94

Bảng 3.6 Thống kê mô tả 96

Bảng 3.7 CSR đối với Chính phủ 97

Bảng 3.8 CSR đối với người lao động 98

Bảng 3.9 CSR đối với khách hàng 100

Bảng 3.10: So sánh kết quả khảo sát và kết quả thanh tra của Nhà nước 103

Bảng 3.11 Chỉ số hiệu quả theo ngành 105

Bảng 3.12 Kiểm định Cronbach’s Alpha 107

Bảng 3.13 Hệ số tương quan biến tổng 107

Bảng 3.14 Sự thay đổi của các biến sau các lần xoay 108

Bảng 3.15 Phân tích hệ số KMO và Kiểm định Bartlett 109

Bảng 3.16 Phân tích Tổng phương sai trích 109

Bảng 3.17 Ma trận xoay các biến độc lập 110

Bảng 3.18 Phân tích tương quan Pearson 112

Bảng 3.19 Phân tích ANOVA 113

Bảng 3.20 Thống kê tóm tắt mô hình 113

Bảng 3.21 Mô hình hồi quy 114

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Xu hướng dịch chuyển trong các nghiên cứu về CSR 23

Hình 1.2 Khoảng trống nghiên cứu của Luận án 25

Hình 1.3 Khung phân tích tổng thể của Luận án 27

Hình 2.1 Mô hình kim tự tháp (Carroll, 1991) 33

Hình 2.2 Khả năng tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp thông qua thực hiện CSR với các bên liên quan 39

Hình 2.3 Các khía cạnh của CSR tương ứng với nội dung và các bên liên quan 42

Hình 2.4 Mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng của doanh nghiệp 43

Hình 2.5 Nội dung CSR gắn với các bên liên quan của doanh nghiệp FDI 49

Hình 2.6 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI 53

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu 67

Hình 3.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 69

Hình 3.2 Chỉ số hiệu quả của từng DN 104

Hình 3.3 Chỉ số hiệu quả theo quy mô lao động 106

Hình 3.4 Chỉ số hiệu quả theo số năm hoạt động 106

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khởi nguồn từ các nước phát triển, sau đó thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) phát triển rộng ra ở các nước đang phát triển và Việt Nam không phải là ngoại lệ, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay Khái niệm CSR tại Việt Nam thường được xem xét từ khía cạnh của Chính phủ Có nghĩa là, CSR thường là những yêu cầu, đòi hỏi từ phía Chính phủ trong quá trình hoạt động tại địa phương, các doanh nghiệp (DN) cần phải có trách nhiệm với địa phương nơi mình hoạt động Ở góc tiếp cận này, các DN thực hiện CSR một cách bị động, và dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp lý

Mặc dù vậy, trên thực tế, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực hiện CSR một cách chủ động có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho DN như nâng cao năng suất của người lao động, tăng mức độ trung thành, tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện danh tiếng, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan của DN do đó

DN nên tiếp cận CSR một cách chủ động Việc thực hiện CSR một cách chủ động không những giúp DN thỏa mãn các yêu cầu từ Chính phủ nước sở tại mà còn giúp

DN đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược khác Việc thực hiện CSR, nếu được các DN nhìn nhận một cách nghiêm túc sẽ tạo niềm tin cho người lao động và sự tin tưởng từ các nhà đầu tư Do đó, bên cạnh hướng tiếp cận từ Chính phủ coi thực hiện CSR như một nghĩa vụ và sự tuân thủ pháp luật, Luận án cũng đồng thời tiếp cận khái niệm CSR từ góc độ của chính DN, nhìn nhận CSR như một công cụ mà DN có thể sử dụng để quản trị mối quan hệ với các bên liên quan của DN qua đó đạt được các mục tiêu chiến lược

Trong các mục tiêu chiến lược của DN, mục tiêu duy trì và cải thiện danh tiếng dường như có vai trò quan trọng hơn cả Danh tiếng không chỉ là mục tiêu mà còn là một bước trung gian giúp DN đạt được tất cả các mục tiêu còn lại Một DN

có danh tiếng tốt sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, các đối tác, Chính phủ qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh, phát triển của DN thuận lợi hơn,

dễ dàng đạt được các mục tiêu về doanh số, thị trường, tài chính

Trang 13

CSR không phải là một khái niệm mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các DN trên toàn cầu (KPMG, 2015; Porter, 2006; Reid & Toffel, 2009) Sự phát triển của CSR luôn đồng hành với sự phát triển của các dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển những năm 1990s (Goyal, 2005) Sự tham gia của các DN FDI

có những tác động tích cực đến quốc gia nhận đầu tư thể hiện qua việc bổ sung vốn vào tổng vốn đầu tư quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế; góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung thông qua việc tăng thẳng dư của cán cân vốn; tạo điều kiện cho các nước tiếp cận công nghệ mới, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý, sản xuất, trình độ NLĐ (Cao Thị Hồng Vinh, 2016) Tuy nhiên, trên thực thế, mặc dù nhận được nhiều ưu đãi, các DN FDI đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề bức xúc về môi trường và xã hội liên quan đến ô nhiễm môi trường, vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư Chính những vấn đề

đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là DN FDI, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả đắt về môi trường cũng như những vấn đề xã hội Do đó, DN FDI cần ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia mà

DN đó đầu tư vào Nói cách khác, hoạt động của DN FDI ngoài mục tiêu lợi nhuận còn cần phải gắn liền với thực hiện CSR thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bảo

vệ môi trường, đối xử có đạo đức với NLĐ, người tiêu dùng và các trách nhiệm khác với cộng đồng

Hiện nay, Việt Nam đang tham gia ký kết nhiều hiệp định thế hệ mới Các hiệp định thế hệ mới đều đề cập tới những khía cạnh khác nhau của CSR Do đó CSR của DN FDI đối với nước sở tại là yếu tố mang tính bắt buộc trong bối cảnh hội nhập DN FDI có vai trò vô cùng to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt

là các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Mặc dù vậy, những nghiên cứu về đề tài CSR chủ yếu được thực hiện ở các nước đã phát triển, còn ở các nước đang phát triển vẫn còn khá hạn chế, các lý thuyết CSR, khái niệm CSR trên thế giới không thể được áp dụng một cách máy móc vào trường hợp các nước đang phát triển hay trường hợp của Việt Nam do sự khác biệt về văn hoá,

cơ chế quản trị và đặc thù nền kinh tế Do vậy, các tác động, các mối quan hệ hay

Trang 14

những kết quả của chủ đề này chưa được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ mang lại những khó khăn cho nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và thế giới Vì vậy, việc nghiên cứu về CSR đối với DN FDI tại các quốc gia đang phát triển lại càng quan trọng hơn bao giờ hết

Trong bối cảnh phát triển bền vững, các DN trên toàn thế giới đều quan tâm đến mục tiêu và triển khai thực hiện CSR Là nhóm DN có những ưu thế nhất định, khi tiến hành phát triển kinh doanh quốc tế, các DN FDI luôn tập trung thực hiện CSR và coi đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Do đó,

nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam,

những vấn đề đặt ra và giải pháp” là cần thiết nhằm phân tích cụ thể việc thực

hiện các nội dung CSR của DN FDI và đề xuất một số giải pháp để nâng cao thực hiện CSR của nhóm DN này trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu việc thực hiện CSR của

DN FDI tại Việt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện

và thúc đẩy việc thực hiện CSR của DN FDI trong thời gian tới đến năm 2030

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Cụ thể hoá cho việc đạt được mục tiêu chung ở trên, luận án:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết về CSR của DN và nội dung CSR của DN FDI Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và kết quả thực hiện CSR của DN FDI tại

Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng

Thứ ba, xây dựng mô hình phân tích việc thực hiện CSR của DN FDI tại

Việt Nam tập trung vào mối liên quan giữa việc thực hiện CSR với việc nâng cao danh tiếng của DN

Thứ tư, đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp, có tính khả thi và ứng dụng cao

nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

1 CSR là gì? Hướng tiếp cận CSR của Luận án là gì?

2 DN FDI tại Việt Nam thực hiện CSR ở những nội dung nào?

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w