Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải...13 1.4.. Điều này đòi hỏi phải cónghiên cứu cụ thể về thực trạng vai trò
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
HOÀNG NGỌC QUANG
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
HOÀNG NGỌC QUANG
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Anh Tài
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các tàiliệu, số liệu, kết quả nêu trong luận án được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc để đảmbảo tính chính xác và minh bạch Tôi cam kết tuân thủ nguyên tắc về trung thực vàkhông gian lận trong bất kỳ hình thức nào liên quan đến nội dung của tài liệu này
Tác giả luận án
Hoàng Ngọc Quang
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận án này, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội,đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh tế Chính trị đã luôn tạo điều kiện cho Nghiêncứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua
Đặc biệt, Nghiên cứu sinh xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS.Trần Anh Tài – giảng viên hướng dẫn khoa học đã luôn nhiệt tình chỉ bảo và hỗ trợNghiên cứu sinh trong suốt quá trình hoàn thành luận án này
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh xin cảm ơn sự hợp tác của những người đã hỗtrợ và tham gia khảo sát, giúp luận án được hoàn thành hiệu quả nhất Luận án chắcchắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Nghiên cứu sinh rất mong sẽ nhậnđược những góp ý, hướng dẫn từ Quý thầy cô và các nhà khoa học
Tác giả luận án
Hoàng Ngọc Quang
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ 6
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế chia sẻ 9
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 13
1.4 Những vấn đề đã được nghiên cứu và khoảng trống trong nghiên cứu 23
1.4.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu 23
1.4.2 Những khoảng trống trong nghiên cứu 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI 26
2.1 Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 26
2.1.1 Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ 26
2.1.2 Đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ 27
2.1.3 Khái niệm của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 28
2.1.4 Đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 28
2.2 Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 30
2.2.1 Khái niệm về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 30
Trang 62.2.2 Nội dung về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh
vực vận tải 34
2.2.3 Tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 42
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 45
2.3.1 Trình độ phát triển kinh tế-xã hội 45
2.3.2 Quan điểm của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 46
2.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý 47
2.3.4 Nhận thức và thái độ của các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 48
2.4 Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 49
2.4.1 Vương quốc Anh 49
2.4.2 Thái Lan 53
2.4.3 Singapore 55
2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 66
3.1 Quy trình nghiên cứu 66
3.2 Khung phân tích 67
3.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 69
3.4 Phương pháp nghiên cứu 69
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 69
3.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 75
Trang 7CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI 76
4.1 Khái quát về thực trạng mô hình chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam 764.2 Thực trạng nội dung về vai trò Nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻtrong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam 824.2.1 Tạo lập môi trường hoạt động cho mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnhvực vận tải 824.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ tronglĩnh vực vận tải 984.2.3 Đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ tronglĩnh vực vận tải 1024.2.4 Thanh tra, xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong mô hình kinh tế chia
sẻ trong lĩnh vực vận tải 1064.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tếchia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam 1084.3.1 Trình độ phát triển kinh tế-xã hội 1094.3.2 Quan điểm của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vậntải 1114.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quanquản lý 1134.3.4 Nhận thức và thái độ của các chủ thể đối với các chính sách trong môhình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải 1154.4 Đánh giá về thực trạng vai trò Nhà nước đối với việc quản lý mô hìnhkinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam 1244.4.1 Các kết quả đạt được 1254.4.2 Những hạn chế của vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻtrong lĩnh vực vận tải 1304.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 133
Trang 8TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 136
CHƯƠNG 5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 137
5.1 Bối cảnh, xu hướng và chủ trương phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tronglĩnh vực vận tải tại Việt Nam 137
5.1.1 Bối cảnh phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tạiViệt Nam 137
5.1.2 Xu hướng phát triển mô hình chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Namtrong thời gian tới 1385.1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý mô hình kinh
tế chia sẻ lĩnh vực vận tải tại Việt Nam 1405.2 Phương hướng hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tếchia sẻ trong lĩnh vực vận tải 1425.3 Giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻtrong lĩnh vực vận tải 1445.3.1 Giải pháp về việc tạo lập môi trường hoạt động cho mô hình kinh tế chia
sẻ trong lĩnh vực vận tải 1445.3.2 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia
sẻ lĩnh vực vận tải 1475.3.3 Giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể trong mô hình kinh tếchia sẻ lĩnh vực vận tải 1495.3.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, xử lý vi phạm đối với các chủthể trong mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải 151TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 154KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
Trang 9PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢN
Bảng 2.1: Chi phí các dịch vụ đi xe tại Singapore 57Y Bảng 3.1 Đối tượng khảo sát của đề tài 7
Bảng 4.1 Sự hài lòng của tài xế công nghệ về việc xử lý thủ tục hành chính 89
Bảng 4.2 Các văn bản quy định liên quan tới điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp quản lý ứng dụng chia sẻ xe 91
Bảng 4.3 So sánh điều kiện kinh doanh của taxi truyền thống và xe công nghệ 94
Bảng 4.4 Các văn bản quy định liên quan tới chính sách Thuế 95
Bảng 4.5 Sự thay đổi cách thu thuế đối với các chủ thể trong mô hình chia sẻ xe 96
Bảng 4.6 Đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước về cách tổ chức bộ máy hành chính ngành giao thông hiện nay 101
Bảng 4.7 Tần suất xung đột hàng tháng giữa nhóm taxi/xe ôm truyền thống và taxi/ xe ôm công nghệ 104
Bảng 4.8 Mức độ hài lòng của tài xế công nghệ với doanh nghiệp chia sẻ xe 104
Bảng 4.9 Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với dịch vụ và giá cả của mô hình kinh tế chia sẻ vận tải 105
Bảng 4.10 Đánh giá của tài xế công nghệ về mức độ hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng đối với hoạt động của tài xế 108
Bảng 4.11 Kết quả thực hiện các tiêu chí năm 2020 110
Bảng 4.12: Kết quả thực hiện các tiêu chí năm 2021 111
Bảng 4.13 Trình độ học vấn của một số cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải 113
Bảng 4.14 Thời gian công tác của cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải 113
Bảng 4.15 Đánh giá chung về số lượng cán bộ tại cơ quan 114
Bảng 4.16 Đánh giá chung về cơ sở vật chất phục vụ công việc 115
Bảng 4.17 Hiểu biết và thái độ về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 117
Bảng 4.18 Mức độ hiểu biết đối với các luật điều chỉnh hành vi tài xế 118 Bảng 4.19 Đánh giá mức độ cảm thấy hợp lý đối với các luật điều chỉnh hành vi
Trang 12tài xế 118Bảng 4.20 Ước lượng hợp lý tối đa mô phỏng của mô hình probit đa biến đối vớinhóm tài xế ô tô 121Bảng 4.21 Ước lượng hợp lý tối đa mô phỏng của mô hình probit đa biến đối vớinhóm tài xế xe máy 121
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thị phần của các hãng chia sẻ xe tại Anh năm 2020 50
Biều đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 66
Biều đồ 3.2 Khung phân tích của đề tài 68
Biểu đồ 4.1: Dự định sử dụng các dịch vụ trực tuyến 76
Biểu đồ 4.2: Doanh thu thực tế và tiềm năng của thị trường xe công nghệ tại Việt Nam 78
Biểu đồ 4.3: Tổng chiều dài đường bộ tại Việt Nam từ 2014-2019 (không tính đường thôn xóm và nội đồng) 83
Biểu đồ 4.4: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam từ 2013 đến 2022 84
Biểu đồ 4.5: GDP của Việt Nam trong vòng 10 năm từ năm 2011-2021 85
Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng năng suất lao động (theo giá so sánh) 86
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm 86
Biểu đồ 4.8: Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải 99
Biểu đồ 4.9 Một số quy định các tài xế vi phạm phổ biến trong quá trình hoạt động nghề nghiệp 120
Biểu đồ 4.10 Khả năng tài xế công nghệ phản hồi các chính sách Nhà nước 124
Biểu đồ 4.11 Số lượng tài xế công nghệ của các hãng xe lớn từ 2014 đến 2022 .125 Biểu đồ 4.12 Tỷ lệ người sử dụng taxi/xe ôm truyền thống và công nghệ 127
Biểu đồ 4.13 Doanh thu một số doanh nghiệp quản lý ứng dụng chia sẻ (2014-2021) 127
Biểu đồ 4.14 Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ và giá cả giữa mô hình xe truyền thống và xe công nghệ 129
Biểu đồ 5.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế Internet Việt Nam qua các năm 138
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) là mô hình kinh tế được thúc đẩy bởi số hóa, baogồm trao đổi ngang hàng các tài nguyên hữu hình và vô hình (hoặc tiềm ẩn), bao gồm
cả thông tin, trong cả bối cảnh toàn cầu và địa phương Mô hình KTCS là chủ đề thuhút sự quan tâm đáng kể các nhà hoạch định chính sách, nhà thực thi chính sách, cáchọc giả cũng như các cá nhân trên toàn cầu do những cơ hội và thách thức của nó tới sựphát triển của nền kinh tế toàn cầu (Felländer & cộng sự, 2015) Đây là một trongnhững mô hình kinh tế có quy mô phát triển nhanh nhất thế giới, với ước tính tăngtrưởng từ 15 tỷ đô la trong năm 2014 sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 (Standing,C., Standing, S., & Biermann, S., 2019)
Mô hình KTCS đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng chia sẻtrong lĩnh vực vận tải là một loại hình KTCS đặc biệt phổ biến và đã xuất hiện trênkhắp thế giới (Hossain & Mozahem, 2022) Các nhà nghiên cứu tạiPricewaterhouseCoopers đã phân tích mười lĩnh vực công nghiệp khác nhau và ướctính rằng năm lĩnh vực chính của nền kinh tế chia sẻ, bao gồm cho vay ngang hàng,nhân sự trực tuyến, chỗ ở, giải trí và vận tải sẽ tạo ra hơn 50% tổng doanh thu toàn cầu,tăng chỉ từ năm phần trăm của họ cổ phần hiện tại (Hawksworth & Vaughan, 2014) Thị trường kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải là thị trường phát triển rấtmạnh tại Việt Nam và là thị trường có tính cạnh tranh cao Số lượng các công tytrong nền kinh tế chia sẻ không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng ViệtNam cũng là một trong những nước đầu tiên của ASEAN cho phép thí điểm môhình kinh doanh ứng dụng dịch công nghệ kết nối vận tải (như Uber, Grab) từ năm
2014 Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô thị trường ứng dụng gọi
xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm
Mô hình kinh tế này giúp giải quyết nhiều vấn đề lớn của quốc gia như việc tănghiệu suất sử dụng các nguồn lực, giúp giảm lãng phí các nguồn lực trong thời kỳ
Trang 15kinh tế khó khăn cũng như giúp giảm phần nào vấn đề thất nghiệp tại các quốc gia(Tabita Diela, 2016) Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho rằng mô hình kinh tế chia
sẻ lĩnh vực vận tải có khả năng giúp giảm ô nhiễm môi trường bằng cách tận dụngcác tài sản ít được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, tránh lãng phí, tăng cường sựgắn kết xã hội bằng cách kết nối các cá nhân thông qua công nghệ kỹ thuật số phổbiến và phát triển tinh thần kinh doanh (Botsman & Rogers, 2011) Những ngườiủng hộ mô hình kinh tế chia sẻ cho rằng nó có thể giúp giảm thiểu suy thoái kinh tếcũng như giảm hậu quả từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ (Agyeman,2013; Botsman & Rogers, 2011; Gansky, 2012)
Tuy có nhiều đóng góp vào sự phát triển quốc gia, mô hình kinh tế này cũngmang lại nhiều thách thức cho các chính phủ Một số nghiên cứu nhận định rằng môhình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích củangười lao động cũng như người tiêu dùng thông qua vấn đề như quyền riêng tư, sứckhỏe, thuế, v.v… (Vith & cộng sự, 2019) Tại Việt Nam, mô hình này cũng manglại nhiều vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích xã hội như mâu thuẫn giữa tài xế truyền thống
và tài xế công nghệ, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động hay các vấn đề quyềnlợi người tiêu dùng (Thành, M.L., 2018) Sự phát triển nhanh chóng của mô hìnhchia sẻ lĩnh vực vận tải được cung cấp bởi những nền tảng đa quốc gia lớn như Grab
và Uber đã khiến các chính phủ không bắt kịp trong việc tổ chức quản lý, và làmcác nhà hoạch định chính sách không chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức cóthể phát sinh Việt Nam cũng gặp những khó khăn tương tự và cần có phương án đểgiải quyết những vấn đề này
Như vậy, để có thể góp phần khai thác tiềm năng của các mô hình kinh tế chia
sẻ lĩnh vực vận tải, cũng như làm giảm các tác động bất ổn từ mô hình kinh tế này,nhà nước cần phát huy hiệu quả vai trò điều tiết của mình Điều này đòi hỏi phải cónghiên cứu cụ thể về thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình này, qua đó kiếnnghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúcđẩy phát triển kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam đúng hướng và hiệu quả
Trang 16cao nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước Nghiên cứu sinh đã quyết định
lựa chọn vấn đề "Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh
vực vận tải ở Việt Nam" làm đề tài Luận án Tiến sĩ của mình, từ đó phần nào đánh
giá được thực trạng vai trò nhà nước của Việt Nam hiện nay đối với mô hình kinh tếchia sẻ lĩnh vực vận tải, từ đó đưa ra một số giải pháp từ phía vai trò nhà nước đểphát triển mô hình kinh doanh đầy tiềm năng này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác lập khung phân tích về vai trò nhà nước đốivới mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng vaitrò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải từ 2014 đến 2023 và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện vai trò này trong giai đoạn 2023-2030, tầm nhìnđến năm 2040
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò nhànước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải
Hai là, đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻtrong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2014-2023
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò nhà nước đối với môhình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đếnnăm 2040
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng vai trò của nhà nước ở Việt Nam đối với mô hình kinh tế chia sẻlĩnh vực vận tải hiện nay thế nào và giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đốivới mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải trong thời gian tới?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 17Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vựcvận tải ở Việt Nam Trong các lĩnh vực vận tải, dịch vụ taxi công nghệ và xe ômcông nghệ là mô hình kinh tế chia sẻ điển hình Do đó, luận án sẽ tập trung nghiêncứu và làm rõ những thực trạng của vai trò Nhà nước đối với hai lĩnh vực này
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
Luận án đánh giá vai trò nhà nước tại Việt Nam đối với mô hình kinh tế chia
sẻ lĩnh vực vận tải Vai trò của Nhà nước được tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá dựatrên góc độ của Kinh tế chính trị bao gồm 04 vai trò là: Tạo lập môi trường hoạtđộng cho các chủ thể; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tếchia sẻ; Đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể; Thanh tra, xử lý vi phạm đối với cácchủ thể
- Về không gian: phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Về thời gian: phân tích, đánh giá vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tếchia sẻ lĩnh vực vận tải từ năm 2014 đến năm 2023 Các giải pháp phát triển môhình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải được nghiên cứu trong giai đoạn 2023 – 2030
4 Đóng góp mới của luận án
4.1 Đóng góp về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung một số lý luận về vai trò nhà nước đối với
mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải trên phương diện của khoa học Kinh tế chínhtrị như bổ sung các khái niệm kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vựcvận tải, vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải Luận áncũng hệ thống hóa được các lý luận về các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnhhưởng tới vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải Thôngqua hệ thống hóa các lý luận liên quan, luận án đã đưa ra được khung phân tích về vaitrò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải về các nội dungquản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước
Trang 184.2 Đóng góp về thực tiễn
Trên cơ sở khung phân tích được xác lập, Luận án tiến hành nghiên cứu,khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vậntải theo các nội dung chính về vai trò của nhà nước từ năm 2014 đến năm 2023 Từ
đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm hạn chế, cũng như những nguyên nhân gây rahạn chế của vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải Ngoài ra, Luận
án cũng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước và đưa
ra giải pháp tận dụng các nhân tố này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích và hiệu quả chocác nhà quản lý, hoạch định chính sách, từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện vaitrò nhà nước Qua đó, các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực chia sẻ vận tải sẽ đảm bảođược quyền lợi của bản thân và tránh các rủi ro do các thất bại thị trường tạo ra
5 Bố cục và kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài luận án, ngoài phần mởđầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước đốivới mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đốivới mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻtrong lĩnh vực vận tải
Chương 5: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đốivới mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG
LĨNH VỰC VẬN TẢI 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ
Sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ tạo động lực nghiên cứu đối với rấtnhiều học giả và các nhà làm chính sách trên thế giới Vì đây là mô hình kinh tếmới, nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm và xác định các đặc điểm của mô hìnhkinh tế này theo các nghiên cứu cụ thể của mình
Skjelvik & cộng sự (2017) đã có những nghiên cứu rất cụ thể về nền kinh tếchia sẻ tại các quốc gia Bắc Âu Nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm cơbản về nền kinh tế chia sẻ và các lợi ích của loại hình kinh tế này Cụ thể, các tácgiả coi rằng “kinh tế chia sẻ” đã trở thành một mô hình kết nối giữa những các cánhân và / hoặc pháp nhân khác nhau trao đổi dịch vụ và / hoặc chia sẻ hàng hóa, tàisản, tài nguyên, năng lực hoặc vốn thông qua các nền tảng kỹ thuật số Nghiên cứuchỉ ra một số đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế chia sẻ như đây là một mô hìnhkinh doanh mới thông qua kỹ thuật số, người tham gia có thể giảm chi phí giaodịch, giảm quyền sở hữu tư nhân và tăng việc thuê mượn các hàng hóa, dịch vụ.Nghiên cứu tập trung vào 4 lĩnh vực chính của nền kinh tế chia sẻ, bao gồm: vận tải,nơi lưu trú, hàng hóa nhỏ lẻ và dịch vụ Nghiên cứu cũng nói đến thực trạng hoạtđộng của các hình thức kinh tế này Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào việcđánh giá ảnh hưởng tới môi trường của nền kinh tế chia sẻ cũng như đưa ra các giảipháp phát triển kinh tế chia sẻ để cải thiện môi trường Trong đó kinh tế chia sẻ lĩnhvực vận tải được đánh giá có tác động tốt nhất tới môi trường khi giảm được lượngkhí thải từ xe cộ
Tomasz Kasprowicz (2016) cũng đưa ra những góc nhìn riêng về khái niệm vàđặc điểm của nền kinh tế chia sẻ Ông cho rằng kinh tế chia sẻ là một thị trường chothuê tài sản vật chất hoặc nguồn vốn với các dịch vụ kèm theo thông qua Internet
Trang 20bằng các kênh ngang hàng Thị trường này có thể bao gồm một số lĩnh vực nhưkinh doanh bán lẻ (ví dụ: qua eBay); chia sẻ phần mềm (ví dụ: thông qua mạngtorrent hoặc nền tảng cụ thể như Windows Store); tiền ảo (Bitcoin); chia sẻ kiếnthức (ví dụ: Các khóa học trực tuyến hoặc Wikipedia); cho thuê lao động (ví dụ:TaskRabbit hoặc Handy); thị trường tài chính ngang hàng (huy động vốn từ cộngđồng, ví dụ như Kickstarter); cho thuê tài sản (ví dụ: Airbnb) … Nghiên cứu đưa racác góc nhìn về nền kinh tế chia sẻ trên các mặt về lợi nhuận, vốn, cách đánh giá,triển vọng phát triển và sự quản lý của nhà nước về mặt luật pháp và thuế Theo tácgiả, việc quản lý kinh tế chia sẻ thông qua thuế là rất khó khăn do khó phân biệtđược giữa kinh doanh và hoạt động chia sẻ đơn thuần, cũng như khó xác định quy
mô hoạt động của một nhà cung cấp trong nền kinh tế chia sẻ
Buda Gabriella & Lehota József (2016) đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về cácđặc điểm và các nguồn lực kinh tế - xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ Nghiên cứunhận thấy sự thành công của mô hình này được hỗ trợ bởi hệ thống đánh giá chất lượngcủa các nhà cung cấp dịch vụ Dựa trên việc nghiên cứu thị trường, bài viết đưa ra cácảnh hưởng của thái độ và động lực của khách hàng liên quan đến việc quyết định thamgia vào nền kinh tế chia sẻ Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng khách hàng sửdụng dịch vụ chia sẻ nhiều hơn nếu họ có tính hướng ngoại và năng động, ngoài ra, một
số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như thời gian phản hồi của doanh nghiệp, uy tíndoanh nghiệp, kinh nghiệm cá nhân khách hàng…
Hoàng Văn Cương (2020) cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ là một hình thứckinh doanh ngang hàng, phát triển nhờ vào công nghệ số, giúp người tham gia tiếtkiệm chi phí giao dịch và tiếp cận số lượng lớn khách hàng thông qua một nền tảng
Mô hình này tại Việt Nam đã đạt một số thành công như quy mô thị trường tăngtrưởng một cách nhanh chóng với 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt Nam năm
2017, mô hình chia sẻ xe đã vận chuyển được hàng chục triệu lượt hành khách,trong khi Nhà nước không hề mất tiền để tài trợ phát triển loại hình này, mà hoàntoàn do xã hội hoá… Tuy nhiên, mô hình này cũng kéo theo nhiều vấn đề lớn nhưnhiều văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan đến kinh
Trang 21tế chia sẻ, một vài trường hợp cụ thể như việc cấp giấy phép kinh doanh còn gặpkhó khăn do nhiều hoạt động vẫn chưa có trong danh mục kinh doanh hiện tại.Trần Minh Phương (2020) đưa ra khái niệm riêng về kinh tế chia sẻ Tác giảcoi kinh tế chia sẻ là một sự tái thiết kinh tế trong đó các cá nhân giấu danh tính cóthể sử dụng tài sản và dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả những thứ vô hình - chẳng hạnnhư kỹ năng và thời gian cá nhân) của người khác thông qua các ứng dụng hoặc cácnền tảng trên internet Mô hình này có ba đặc điểm giúp nó phát triển nhanh tại ViệtNam như: khách hàng chỉ cần được chia sẻ thay vì sở hữu tài sản để được sử dụngtài sản, mạng lưới người tiêu dùng được liên kết dễ dàng và các ứng dụng điện tửphát triển mạnh.
Nghiên cứu này tập trung vào kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch Tác giả đãchỉ ra các tác động của mô hình kinh tế chia sẻ tới ngành du lịch của Việt Nam, như
sự ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh lưu trú truyền thống và các ảnh hưởng tớinhóm khách hàng khi họ có thêm nhiều phương án lựa chọn trong du lịch Tác giảcũng đưa ra một số kiến nghị nhỏ cho nhà nước trong việc quản lý ngành du lịch khiđứng trước sự phát triển của kinh tế chia sẻ, như việc hoàn thiện bộ máy quản lý,xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, chú trọng công tác an ninh mạng…
Hà Quang Thanh (2020) lại đưa ra một góc nhìn đa chiều về kinh tế chia sẻ.Bài nghiên cứu đã đưa ra quá trình phát triển của mô hình kinh doanh này trên thếgiới, cũng như một khái niệm khác về kinh tế chia sẻ Theo tác giả, kinh tế chia sẻ
là một hệ thốngkinh tế đề cao chia sẻ và hợp tác hơn tư hữu và con người thay vì sởhữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm những nguồn lực trong cộng đồng.Tác giả chỉ ra rằng nhờ mô hình kinh tế chia sẻ, nguồn lực xã hội đã được sử dụnghiệu quả hơn bằng cách khai thác tối đa thời gian sử dụng một vật phẩm Bài nghiêncứu cũng đã liệt kê ra một số mô hình kinh tế chia sẻ phổ biến trên thế giới như chia
sẻ xe, kỹ năng, vốn, tư liệu sản xuất… và chỉ ra các khó khăn khi vận hành mô hìnhnày Những khó khăn này có thể tác động đến các doanh nghiệp truyền thống, chínhquyền, người tiêu dùng trong nhiều khía cạnh như cung cầu, niềm tin, thanh toán,
Trang 22công nghệ hoặc công bằng xã hội.
Đối với lĩnh vực vận tải, đã có một số các nghiên cứu được tiến hành nhằmđánh giá mô hình này dưới nhiều góc độ Standing, C., Standing, S., & Biermann, S.(2019) đã tập trung phân tích về ý nghĩa của nền kinh tế chia sẻ đối với giao thôngvận tải thông qua phân tích các tài liệu về chia sẻ vận tải bao gồm các báo cáo củachính phủ và nhà tư vấn, các trang web và tạp chí học thuật Nghiên cứu này thảoluận về tác động của việc chia sẻ trong giao thông, cho thấy nó có thể là một phầncủa giải pháp cho các vấn đề giao thông và tắc nghẽn giao thông, có lẽ kết hợp vớinhững phát triển khác như phương tiện không người lái Nó cũng cảnh báo về sựnguy hiểm của việc quản lý quá mức và dưới mức quy định
Hossain & Mozahem (2022) đã đánh giá nhận thức của người lái xe về kinh tếchia sẻ trong lĩnh vực vận tải thông qua phỏng vấn trực tiếp người lái xe chia sẻ.Nghiên cứu này đã cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về những khó khăn của tài xế
và những rắc rối của khách hàng gặp phải khi tham gia vào mô hình chia sẻ xe
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế chia sẻ
Cũng có nhiều học giả tập trung vào tìm hiểu thực trạng phát triển, các cơ hội,thách thức khi phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, cũng như các nhân tố ảnh hưởngtới mô hình kinh doanh này
Virginija Grybaitė & cộng sự (2018) đã nghiên cứu nhằm xác định các yếu tốchính liên quan đến sự tăng trưởng của mô hình kinh tế chia sẻ và xác định tầmquan trọng của các yếu tố đó tại một số nước châu Âu Qua đó, các tác giả đã biênsoạn một bộ chỉ số và sử dụng chúng cho mục đích nghiên cứu Các tác giả đãnghiên cứu các chỉ số về công nghệ, kinh tế, chính trị, luật pháp và văn hóa xã hộitại Litva, Latvia, Estonia và Vương quốc Anh và xác định rằng yếu tố công nghệ vàmôi trường văn hóa xã hội là 2 yếu tố có tác động lớn nhất đến nền kinh tế chia sẻ.Dervojeda & cộng sự (2013) đưa ra một số nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển
Trang 23kinh tế chia sẻ, bao gồm khủng hoảng kinh tế, sự phát triển của công nghệ và niềmtin của người tiêu dùng Một số đặc điểm của nền kinh tế chia sẻ được các tác giảđưa ra như sự thành công của doanh nghiệp trong lĩnh vực này phụ thuộc vào vănhóa và đặc điểm của thị trường từng địa phương, thiếu chế tài pháp luật liên quan vàthiếu liên kết với các đối tác cùng ngành Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giảipháp về chính sách như cần tạo ra hệ tiêu chuẩn tối thiểu đối với mô hình kinhdoanh này, nâng cao rào cản gia nhập ngành để tránh việc bùng nổ doanh nghiệpthiếu kiểm soát, cũng như tăng cường liên kết giữa các trường đại học và doanhnghiệp trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ để đảm bảo việc cập nhật các chương trìnhgiảng dạy cũng như đảm bảo nguồn nhân lực cho tương lai.
Jennifer Baljko (2020) đã phân tích về mô hình kinh tế chia sẻ xuất hiện trongcác dịch vụ logistics Tác giả đã có phân tích về dịch vụ nhà kho theo yêu cầu trên
mô hình kinh tế chia sẻ, giúp các doanh nghiệp không phải thuê kho dài hạn, linhhoạt trong nhu cầu, tăng hiệu quả và giảm chi phí Một số nơi đã phát triển hệ thốngchia sẻ văn phòng giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tác giả cũng đưa ra phân tích
về kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm tươi Nhờ mô hình này, cáccông ty cũng dễ dàng tìm các nguồn thực phẩm tươi tại địa phương để cung ứng chocác chợ thực phẩm, tránh phải tìm các nguồn thực phẩm từ xa Điều này ngoài giúpdoanh nghiệp lợi về kinh tế, cũng giúp môi trường được cải thiện khi giảm được khíthải từ các xe vận tải thực phẩm di chuyển trên đường
Basselier (2018) cũng đưa ra những đặc điểm riêng về kinh tế chia sẻ Theotác giả, các yếu tố có tác động lớn tới sự phát triển của kinh tế chia sẻ có thể kể đến
sự phát triển của khoa học, sự đô thị hóa tại các quốc gia, nhận thức về môi trường
và các vấn đề tài chính của người tiêu dùng Trong đó, yếu tố khoa học kỹ thuật làquan trọng nhất, đặc biệt là yếu tố liên quan tới sự phát triển của internet Tác giảnhận định rằng các mô hình chia sẻ này càng hiệu quả hơn khi càng có nhiều người
sử dụng Việc đó giúp cung và cầu dễ dàng gặp nhau hơn, giúp giảm chi phí giaodịch Tác giả cũng đưa ra những số liệu về quy mô của kinh tế chia sẻ Theo đó, mô
Trang 24hình kinh tế này tuy chưa chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế, nhưng đang có tốc
độ tăng trưởng đáng kể (doanh thu năm 2015 gấp đôi năm 2013) Doanh thu của môhình này vẫn tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là vận tải và cho thuê nhà ở (với 79%tổng doanh thu năm 2015) Tính trên toàn thế giới, giá trị thị trường của mô hìnhnày lớn nhất ở Bắc Mỹ (với 73% giá trị thị trường), tiếp theo là ở châu Á (21%),trong khi châu Âu chỉ đứng thứ 3 với hơn 4%
Niam Yaraghi (2017) trong nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh sự tăng trưởngnhanh của mô hình kinh tế chia sẻ khi tác giả dự đoán doanh thu kinh tế chia sẻ tănghơn 20 lần từ năm 2014 đến 2025 căn cứ vào tốc độ phát triển hiện tại Tác giả chorằng kinh tế chia sẻ đã có đóng góp nhiều vào việc tận dụng các tài sản hiện tại Cụthể, các phương tiện cá nhân trung bình mỗi người chỉ sử dụng 5% thời gian mỗingày, vì thế kinh tế chia sẻ giúp tận dụng các sản phẩm này hiệu quả hơn, cũng nhưgiúp tăng được nhiều chuyến xe cho người tiêu dùng lựa chọn hơn Về phía lĩnh vựcnhà ở, Airbnb cũng giúp giá thuê trọ giảm 30-60% so với giá các khách sạn trên thếgiới Tác giả cũng nhấn mạnh một số vấn đề trong kinh tế chia sẻ, trong đó có phânbiệt chủng tộc và giới tính Qua đó, tác giả đề xuất các công ty cung cấp dịch vụ cầngiảm sự phân biệt này trên nền tảng của họ bằng cách giảm các thông tin nhận dạngkhỏi hồ sơ của người tham gia Cuối cùng, tác giả quan điểm rằng trong mô hìnhkinh tế chia sẻ, sẽ khó có công ty nào độc quyền được sản phẩm vì chi phí để kháchhàng chuyển đổi giữa các dịch vụ là rất thấp
Desirée van Welsum (2016) nghiên cứu về thực trạng hiện tại của kinh tế chia
sẻ Tác giả nhận thấy, tại Hoa Kỳ, kinh tế chia sẻ giúp rất nhiều người có thêm thunhập Thu nhập trung bình của các tài xế là 19,19 USD mỗi giờ Trong đó, tỷ lệtham gia lái xe uber nhiều nhất trong khoảng tuổi 30-39 tuổi, phần lớn là Nam vớitrên 85% trong nhóm khảo sát Phần nhiều tài xế tham gia Uber đang trong độ tuổisinh viên, chiếm 40% Nhưng phần lớn tài xế (51%) chỉ làm 1-15 giờ/ tuần Tác giả
đã chia ra các nhóm hưởng lợi và bị ảnh hưởng trong khi vận hành mô hình kinh tếchia sẻ Trong đó, tác giả thấy rằng nhóm hưởng lợi là nhóm sở hữu ứng dụng chia
Trang 25sẻ (từ người sáng lập tới nhân viên), những người cung cấp sản phẩm cũng nhưnhững người tiêu dùng Đây là nhóm tận dụng được sự nhàn rỗi của các nguồn lực
để tìm hiệu suất cao hơn trong kinh tế Ngược lại, nhóm bị ảnh hưởng là nhóm cungcấp dịch vụ truyền thống, như các công ty taxi và các khách sạn, nhà nghỉ Đây lànhóm sẽ bị giảm thị phần bởi sự cạnh tranh từ mô hình kinh tế chia sẻ Mặc dù vậy,đây cũng chính là động lực để các công ty truyền thống này đẩy mạnh sáng tạotrong kinh doanh Tác giả cũng nhận thấy rằng người lao động trong mô hình kinh
tế chia sẻ không có các lợi ích chính thống như trợ cấp, bảo hiểm y tế, nghỉ ốm, bảohiểm thất nghiệp hay hưu trí Điều này cũng có thể kéo theo các công ty truyềnthống cắt giảm lợi ích người lao động hiện tại để tăng sức cạnh tranh
Đối với kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải, Standing & cộng sự (2019) đãnghiên cứu đã chỉ những ra một số các rào càn tiềm ẩn trong lĩnh vực này như quyđịnh quá mức, chất lượng dịch vụ không nhất quán Nghiên cứu của chỉ ra nhữngyếu tố tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của nó như niềm tin, nền tảng công nghệ và
xu hướng trốn tránh quyền sở hữu tài sản
Lê Thanh Thủy (2018) đã đưa ra những tiềm năng phát triển kinh tế chia sẻ tạiViệt Nam Theo tác giả, văn hóa Việt Nam là nền nông nghiệp lúa nước, đoàn kếtnên người dân có thể đón nhận mô hình kinh tế chia sẻ khá dễ dàng Tác giả cũngchỉ ra các lợi ích của kinh tế chia sẻ đối với Việt Nam như giúp Việt Nam thích ứngnhanh chóng với kinh tế thế giới, thúc đẩy khoa học công nghệ, tăng cường sángtạo, tăng trưởng kinh tế… Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra các khó khăn với mô hìnhnày tại Việt Nam Đầu tiên phải kể đến việc các mô hình này còn mang tính tự phátcao, trong khi các cơ quan quản lý còn khá lúng túng trong việc xác định bản chất
và cách thức quản lý mô hình này Theo tác giả, Việt Nam hiện nay chưa có đượcnhững khung khổ pháp luật chặt chẽ để quản lý các mô hình hoạt động của kinh tếchia sẻ Ngoài ra, các hạn chế cần được tính đến đối với mô hình này bao gồm nguy
cơ cạnh tranh không lành mạng với doanh nghiệp truyền thống, minh bạch thôngtin, quản lý chất lượng dịch vụ, v.v…
Trang 26Nguyễn Thị Loan (2018) cũng có quan điểm rằng tiềm năng phát triển kinh tếchia sẻ tại Việt Nam rất lớn Tác giả nhận định nền móng cho sự phát triển kinh tếchia sẻ là từ sự phát triển của internet vì đây là yếu tố chính kết nối nhà cung cấp vàngười tiêu dùng với nhau Tác giả cũng có nhấn mạnh vào các vấn đề của mô hìnhkinh doanh này tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh không bình đẳng Điềunày thể hiện rõ giữa các điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và nhóm xe côngnghệ tại Việt Nam (nhóm taxi cần 13 loại giấy phép để được hoạt động, trong khinhóm xe công nghệ hoạt động không giấy phép) Đặc biệt là sự bất bình đẳng về thuếsuất giữa 2 đối tượng này khi taxi phải chịu thuế cao hơn bên xe công nghệ Ngoài ra,nghiên cứu cũng đưa ra một số vấn đề khác nữa như tiềm ẩn rủi ro lợi ích đối với cảngười cho thuê và người đi thuê, các nghĩa vụ tài chính đối với quốc gia…
Trần Thị Hằng (2019) đã khái quát thực trạng kinh tế chia sẻ cũng như đưa ranhững điểm nhấn trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hiện nay trên thế giới.Theo tác giả, kinh tế chia sẻ là một phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng
số, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, giúp người lao động dễ dàng tìmkiếm việc làm hơn Mô hình này góp phần giảm các chi phí giao dịch trong kinhdoanh, cải cách bộ máy hành chính theo hướng chính phủ số Tác giả cũng đưa racác hạn chế của mô hình kinh tế chia sẻ như tạo ra xung đột với doanh nghiệptruyền thống, các cơ quan quản lý chưa kiểm soát được các vấn đề an toàn lao động,bảo hiểm, quyền lợi người tiêu dùng Vấn đề thuế và khung pháp lý vẫn chưa cậpnhật kịp với mô hình kinh doanh này mà vẫn chỉ phù hợp với kinh doanh truyềnthống Tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị cho nhà nước như hoàn thiện hệ thốngpháp luật, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường cạnh tranh bìnhđẳng và nâng cao nhận thức các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải
Nhà nước là một chủ thể quan trọng trong việc quản lý và phát triển nền kinh
tế Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua các nhiệm vụ như tạo lập môi
Trang 27trường kinh doanh, định hướng, xây dựng chiến lược hay xây dựng và thực thichính sách… Mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới và cũng đượcchi phối bởi các hoạt động của nhà nước Đã có nhiều học giả trong và ngoài nướcthực hiện các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
1.3.1 Về vấn đề tạo lập, hoàn thiện môi trường hoạt động, môi trường luật pháp và thể chế chính sách đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải
Hannah A Posen (2015) đã nhắc lại quá trình phát triển trong lịch sử của cácquy định đối với các doanh nghiệp xe taxi, cũng như quá trình phát triển và đặcđiểm của mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải Lấy ví dụ với mô hình của Uber,tác giả cho rằng doanh nghiệp này gặp nhiều vấn đề về pháp lý tại nhiều vùng quốcgia, từ những công ty truyền thống cho đến chính các tài xế công nghệ của hãng,đặc biệt trong các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh và không đảm bảo quyền lợicủa các tài xế Nhiều Bang tại Mỹ cũng có những cáo buộc đối với Uber trong việckhông tuân thủ quy định của từng Bang cũng như của liên bang Mỹ Tác giả nêuquan điểm cần có những quy định riêng phù hợp với mô hình kinh tế chia sẻ nhưUber để giúp nền kinh tế này phát triển và sáng tạo hiệu quả hơn Tác giả đưa ra ví
dụ như đạo luật VIAA năm 2014 của thành phố Washington D.C đã không yêu cầuUber hoạt động như một hãng taxi, mà chỉ yêu cầu Uber đảm bảo các vấn đề bảohiểm tối thiểu, kiểm tra lý lịch lái xe và chất lượng xe… Theo tác giả, các cơ quannhà nước cần ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng, trải nghiệm cũng như sự an toàncủa khách hàng khi đưa ra các quy định Tác giả đề xuất các Bang có thể đưa ranhững thử nghiệm cụ thể về pháp lý để tìm mô hình hiệu quả nhất, từ đó đưa ra cácgiải pháp chính sách hợp lý để đảm bảo quyền lợi của nhiều bên
Molly Cohen & Arun Sundararaja (2017) có quan điểm giải quyết các thất bạithị trường bằng các tổ chức tự điều chỉnh (SRO) Các thất bại thị trường để phântích việc này có thể kể đến thông tin bất cân xứng, tác động ngoại ứng, sự thiếuchuyên nghiệp của bên cung cấp dịch vụ… Để các tổ chức tự điều chỉnh hoạt độnghiệu quả, các tổ chức này cần đảm bảo các yếu tố như: có uy tín trong ngành; có
Trang 28quyền lực thực thi quy định mạnh mẽ; hợp pháp và độc lập; … Các tổ chức này khiđược thay mặt chính phủ điều phối thị trường kinh tế chia sẻ có thể giúp giải quyếtcác thất bại thị trường mà nhà nước khó xử lý bằng luật Tuy nhiên, chính phủ nên
có sự giám sát và đảm bảo tính minh bạch của các tổ chức này
Daniel e Rauch (2015) cũng đưa ra ý kiến về một số khuyết tật của thị trườngvới mô hình kinh tế chia sẻ Tác giả cũng nhận thấy thị trường thuê nhà ở dài hạn bịảnh hưởng bởi thị trường kinh tế chia sẻ nhà cho thuê của Airbnb, hoặc các hệthống chia sẻ xe đạp tại New York chiếm dụng các vị trí gửi xe tại các khu trungtâm, hoặc các công ty quản lý ứng dụng chia sẻ có thể ăn cắp dữ liệu của kháchhàng và sử dụng chúng cho mục đích sai trái Hơn nữa, vấn đề lớn nhất đối với môhình kinh tế chia sẻ là tạo ra sự xung đột với nhóm kinh tế truyền thống Điều nàycàng trầm trọng khi có sự thiếu công bằng trong công việc giữa các tài xế xe côngnghệ và taxi cũ Hoặc có một số xung đột khác liên quan đến quyền lợi giữa tài xế
và công ty sở hữu ứng dụng, khi mà các tài xế nhận định họ giống như người laođộng của công ty, còn các công ty thì chỉ coi những tài xế này là đối tác độc lập nênkhông chịu trách nhiệm liên quan Để giải quyết các mâu thuẫn này, một số chínhphủ đã cấm vận hành hệ thống chia sẻ xe, hoặc đánh thuế cao lên các công ty sởhữu các ứng dụng chia sẻ xe Tác giả cho rằng có ba chiến lược có thể áp dụng vớiviệc quản lý mô hình kinh tế chia sẻ Một là chính phủ có thể trợ cấp cho các công
ty với mô hình chia sẻ để khuyến khích mở rộng các dịch vụ sản xuất hàng hóacông cộng Hai là tận dụng các công ty chia sẻ như một phương pháp tái phân phốinền kinh tế Ba là kết hợp với các công ty kinh tế chia sẻ để cung cấp các dịch vụcông truyền thống
Arvind Malhotra & Marshall Van Alstyne (2014) đã đưa ra một số khuyết tậtthị trường trong mô hình kinh tế chia sẻ, đặc biệt là các vấn đề cạnh tranh khônglành mạnh Cụ thể, các tác giả nhận thấy vấn đề đánh giá ngang hàng khiến các đốithủ cạnh tranh có thể bôi nhọ đối thủ của mình bằng cách đưa các bình luận xấu lênphần đánh giá tại các ứng dụng (có tới 16% bình luận trên Yelp là từ tài khoản ảo,
Trang 29đưa ra các lời phàn nàn vô căn cứ để hạ thấp các doanh nghiệp) Mô hình kinh tếnày cũng đưa ra những vấn đề khác như sự thiếu hụt nguồn cung dài hạn Ví dụ nhưvới lĩnh vực nhà ở, nhiều nhà trọ truyền thống đã chuyển đổi sang cho thuê ngắnhạn với Airbnb để có thu nhập cao hơn, dẫn tới việc thiếu hụt nhà thuê trọ dài hạncho người dân Hoặc với lĩnh vực vận tải, việc các tài xế trong lĩnh vực này không
có giấy phép, không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc nên chi phí vận hành của họthấp, làm tăng sức cạnh tranh của họ với các tài xế truyền thống Các tác giả cũngđưa ra một số giải pháp để cải thiện các vấn đề này Đặc biệt đối với chính phủ, cáctác giả đề xuất cần cải cách luật phù hợp hơn với thực trạng, cũng như điều chỉnh lạiviệc đánh thuế để công bằng hơn với nhóm ngành nghề truyền thống Ngoài ra, nhànước nên tổ chức một cơ quan đánh giá độc lập để xác thực các bình luật, đánh giángang hàng của các tài khoản là thực chất, tránh việc để các đối thủ lạm dụng bìnhluận xấu về nhau trên nền tảng kinh tế chia sẻ
Vanessa Katz (2015) chỉ ra một số ảnh hưởng từ các quy định hiện hành tới
mô hình kinh tế chia sẻ ở Mỹ Theo tác giả, các luật pháp hiện nay vẫn chưa có sựcập nhật với sự phát triển của mô hình mới này, dẫn đến sự thiếu đồng bộ, gây hạnchế cho mô hình kinh tế chia sẻ Ngoài ra, luật tại các Bang hiện nay khá chồngchéo, phức tạp gây ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ.Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể tuân thủ luật của địa phương nêncác doanh nghiệp này rất mong muốn được thiết kế riêng cho mình những quy địnhđặc thù riêng Tác giả nhận định rằng xu thế phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ
là không thể cản trở, dù nó có mang lại nhiều mặt lợi hay mặt hại với nền kinh tế.Chính vì vậy, các nhà quản lý không nên để mô hình này phát triển theo kiểu tựphát Việc tự điều chỉnh của mô hình này không bảo vệ đầy đủ người tiêu dùng, do
đó bắt buộc phải có các quy định đối với mô hình kinh doanh này Theo tác giả,hiện nay các cơ quan nhà nước cũng đã có thử nghiệm những quy định mới đối với
mô hình kinh tế chia sẻ để áp dụng cho tương lai
Tamer Cetin & Elizabeth Deakin (2017) nhấn mạnh vào sự phát triển mạnh mẽ
Trang 30của mô hình kinh tế chia sẻ trong vận tải đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với taxitruyền thống Các tác giả nhận thấy taxi truyền thống phải chịu quá nhiều quy định,
từ giấy phép hoạt động, kiểm tra lý lịch, sức khỏe cho đến chịu chi phí thuế, bảohiểm, giá trần… Hoặc tại một số thành phố như London, tài xế taxi truyền thống cònphải chịu các quy định liên quan đến kiến thức đường phố, trang phục và hành vingười lái xe… Trong khi đó, các công ty chia sẻ xe chỉ coi mình là các công ty côngnghệ, không chịu trách nhiệm về xe cộ, cũng như các tài xế (mặc dù ở một số quốcgia, họ cung cấp bảo hiểm cho hành khách và tài xế trong chuyến đi) Các công tynày coi người lái xe như những nhà thầu độc lập chứ không phải nhân viên và do đókhông trả lợi ích tương ứng cho những tài xế này Nhiều cuộc đấu tranh pháp lý khiếncác quy định đối với các công ty chia sẻ xe chưa hoạt động hiệu quả Điều này dẫnđến cạnh tranh thiếu công bằng giữa mô hình truyền thống và mô hình kinh doanhchia sẻ xe Nhóm tác giả đề xuất một cơ chế điều tiết hỗn hợp mới cho cả taxi truyềnthống và mô hình kinh tế chia sẻ xe để làm giảm sự khác biệt giữa hai bên
Hoàng Văn Cương (2020) đã phân loại kinh tế chia sẻ theo 3 loại: mô hình nềntảng tập trung, mô hình nền tảng phi tập trung, mô hình nền tảng hỗn hợp Qua đó,tác giả đã tổng hợp thực trạng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trên các lĩnh vực vận tải,nhà ở,… Nghiên cứu cũng chỉ ra các hạn chế trong sách của Việt Nam về mặt xácđịnh bản chất, cách thức vận hành, quản lý Cụ thể, theo tác giả, nhiều văn bản phápluật như Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, luật về thuế, về thươngmại điện tử (Luật Giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành), …đều không có quy định rõ ràng với các trường hợp doanh nghiệp kinh tế chia sẻ Kể
cả việc cấp giấy phép kinh doanh cũng bị gặp nhiều vướng mắc vì hoạt động nàychưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh Căn cứ vào các khó khăn trên, tácgiả cũng chia sẻ những giải pháp nhằm phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trênlĩnh vực quản lý nhà nước như hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng môi trườngcạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước…
Võ Đình Trí (2020) cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ này có rất nhiều vấn đề
về thị trường Cụ thể, quyền lợi khách hàng không được đảm bảo và hệ thống đánh
Trang 31giá uy tín của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dễ bị làm giả, bóp méo sai sựthật là các nguyên nhân chính dẫn đến việc vận hành các mô hình này không bềnvững Việc giải quyết các khiếu nại tranh chấp cũng nằm ngoài khả năng của cácdoanh nghiệp này Các vấn đề tiêu cực như cạnh tranh không bình đẳng, độc quyền,xâm hại quyền của người lao động, sự mất cắp thông tin người tiêu dùng hoặc thấtthoát thuế lại đang ngày càng phổ biến hơn Hơn nữa, các tổ chức này cũng có xuthế cạnh tranh, sáp nhập mạnh, dễ dẫn đến độc quyền thị trường Với các vấn đềtrên, tác giả nhận định rằng sẽ cần nhiều sự can thiệp từ phía Nhà nước để giảiquyết các vấn đề trên Cụ thể là không cắt giảm, giãn lỏng các điều kiện kinh doanhđối với doanh nghiệp kinh tế chia sẻ so với các mô hình kinh doanh truyền thống,song song với việc tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu rõ các rủi ro liên quan đến
mô hình kinh doanh này
Nguyễn Thị Hải Hà (2023) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhànước đối với mô hình KTCS chịu tác động từ cả các yếu tố khách quan và chủ quan
Có thể kể đến khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế, cơ sở hạ tầng, năng lực độingũ quản lý… Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất như xây dựng và duy trì hệ thống dữliệu quốc gia, củng cố hệ thống bảo mật thông tin, đặt ra các quy định rõ ràng vềchức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý mô hình KTCS, phát triển chínhsách và hành động nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số ở cấp địa phương.Chu Thị Hoa (2020) nhận định hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện naychưa có nhiều quy định liên quan đến hoạt động mô hình kinh tế chia sẻ, từ luật đầu
tư, luật doanh nghiệp, luật thương mại điện tử, luật thuế… Tác giả cho rằng, nhànước còn thiếu các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa kinh tế truyềnthống và kinh tế chia sẻ Điều này dẫn đến xung đột lợi ích giữa hai mô hình kinh tếnày vô cùng gay gắt, dẫn đến nhiều vụ kiện tụng đã xảy ra Tác giả cũng cho rằngnhà nước còn thiếu các quy định về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bảo vệngười tiêu dùng Vấn đề thiếu minh bạch thông tin dễ dẫn đến các rủi ro lớn trongquá trình vận hành dịch vụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả người cung cấp và ngườitiêu dùng dịch vụ Ngoài ra, vấn đề bảo hiểm đối với các bên cũng cần có quy định
Trang 32chặt chẽ hơn Tác giả cũng đánh giá còn thiếu các cơ chế để xác định trách nhiệm
cụ thể trong sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ vì hiện nay, hợp đồng diễn ratrong môi trường kinh tế chia sẻ là ba bên thay vì hai bên như truyền thống Lĩnhvực thuế cũng cần có sự cải thiện, vì các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ thường đặt trụ
sở ở nước ngoài, khiến Việt Nam khó quản lý được đầu vào để thu thuế Điều nàycũng dẫn tới sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa doanh nghiệp truyền thống vàdoanh nghiệp kinh tế chia sẻ Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản để cảithiện các vấn đề này như nhà nước cần cho phép thử nghiệm các mô hình tiênphong, dỡ bỏ rào cản pháp lý, rà soát sửa đổi các điều Luật hiện hành để phù hợphơn với mô hình kinh doanh mới Nhà nước cũng cần bổ sung các quy định bảo vệngười tiêu dùng trong các bộ Luật Đặc biệt, nhà nước nên cho áp dụng cơ chếkhung pháp lý thử nghiệm Regulatory Sandbox để phân tích từng tình huống chínhsách cụ thể Điều này giúp các chính sách sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn và hiệuquả hơn
Hồ Thị Thanh Trúc (2023) đã trình bày các vấn đề pháp lý về mô hình KTCStại Việt Nam Tác giả đã nhận diện một số vấn đề pháp lý hiện nay đối với mô hìnhKTCS như vẫn có sự bất bình đẳng về điều kiện thuế phí, chưa có an sinh xã hộicho người lao động, thiếu cơ sở pháp lý cho xe ôm công nghệ, … Qua đó, tác giả đềxuất một số giải pháp như cần xác minh quan hệ giữa doanh nghiệp và tài xế, xâydựng quy định riêng cho lĩnh vực này, …
1.3.2 Về vấn đề tổ chức bộ máy, triển khai các chính sách
Sara Hofmann (2019) tập trung nghiên cứu về việc nhà nước có thể khuyếnkhích mô hình kinh tế chia sẻ đối với dịch vụ công Tác giả nhìn nhận nhà nướcdưới vai trò của các chủ thể tham gia kinh tế, từ khách hàng, bên cung cấp dịch vụ,bên tạo nền tảng cũng như bên cơ quan quản lý
Đầu tiên, với tư cách khách hàng, tác giả có quan điểm nhà nước có thể tậndụng các dịch vụ do người dân cung cấp trong nhóm dịch vụ công Điều này giúp
Trang 33các dịch vụ công làm việc chuyên nghiệp hơn khi các giao dịch được thực hiện nhờvào cơ chế thị trường, cũng hiệu quả hơn vì giúp giảm chi phí, sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên cũng như tăng được tương tác với người dân Tuy nhiên, tác giảcũng nêu ra mặt trái của vấn đề này như nhóm dịch vụ công sẽ bị phụ thuộc vàongười dân cung cấp dịch vụ, có biến động giá trong ngắn hạn, tạo ra sự chia rẽ sâusắc giữa người dân được tiếp cận kỹ thuật số và người không có điều kiện đó, cũngnhư làm nhà nước mất kiểm soát dịch vụ công.
Đối với vai trò nhà cung cấp dịch vụ, nếu tham gia với tư cách nhà cung cấpngang hàng trong kinh tế chia sẻ, nhà nước sẽ phải gia tăng trách nhiệm giải trìnhkhi cung cấp dịch vụ công Điều này giúp minh bạch hóa các nguồn tài nguyêntrong khi cung cấp dịch vụ công, giúp tăng niềm tin của người dân với nhà nước, từ
đó người dân sẽ có trách nhiệm hơn và củng cố việc sử dụng dịch vụ công Tuynhiên, việc này cũng có mặt trái là việc cung cấp dịch vụ bị phụ thuộc vào bên nềntảng thứ ba, và làm giảm tính ổn định cũng như bền vững của dịch vụ công vì nhàcung cấp nền tảng có thể làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ Hơn nữa, việc nàycũng có thể khiến các dịch vụ công gặp khó khăn trong trường hợp khẩn cấp vì cácnền tảng này không có sẵn nguồn lực để giải quyết vấn đề
Với tư cách là nhà cung cấp nền tảng, nhà nước có thể điều phối tốt hơn việccung cấp dịch vụ công Nhà nước cũng tiết kiệm được nguồn lực vì không còn cầntìm cách cung cấp dịch vụ công mà thay vào đó, chỉ cần điều phối khách hàng vànhà cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, nó cũng gây ra các mặt tiêu cực Việc cung cấpmột nền tảng có nghĩa là nhà nước sẽ phải bỏ ra trước một lượng lớn chi phí và chịutrách nhiệm xây dựng nền tảng, và những chi phí này có thể bị lãng phí nếu ứngdụng này thất bại Hơn nữa, không giống như các dịch vụ công chính phủ điện tửtruyền thống, nhà nước sẽ phải đảm bảo đủ nhân lực thường xuyên túc trực hoạtđộng toàn thời gian để đảm bảo ổn định sự vận hành của nền tảng, điều này cũngdẫn tới chi phí hoạt động rất lớn
Cuối cùng, với tư cách là cơ quan quản lý, nhà nước sẽ làm vai trò vốn có là
Trang 34đặt ra luật chơi, khuôn khổ pháp lý và định hình cách vận hành mô hình kinh tế chia
sẻ Các cơ quan này sẽ phải tìm được cách đưa ra các chính sách vừa ngăn ngừađược các vi phạm của mô hình kinh tế chia sẻ, vừa không kìm hãm tính sáng tạo của
mô hình này Đây được coi là thách thức lớn nhất đối với các cơ quan quản lý.Simmavanh Vayouphack (2020) đã chỉ ra các vấn đề của quản lý nhà nướctrong kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải tại Thái Lan và Ấn Độ Tác giả đầu tiên đãkhái quát tình hình phát triển mô hình nền tảng vận tải tại các đất nước này, qua đó
có thể nhận thấy người dân tại các quốc gia trên đều rất yêu thích mô hình chia sẻ
xe Điều này kéo theo sự xung đột với mô hình taxi truyền thống Nhóm các taxitruyền thống đã cáo buộc mô hình chia sẻ xe hoạt động cạnh tranh không lànhmạnh Cụ thể, các xe công nghệ không phải chịu các yêu cầu về chi phí, về điềukiện hoạt động cũng như về thuế, bảo hiểm như các hãng taxi, dẫn tới sự cạnh tranhkhông công bằng về giá Điển hình như Thái Lan, taxi truyền thống phải chịu nhiềuchi phí theo yêu cầu của chính phủ, bao gồm gia hạn giấy phép cho cả người lái xe
và phương tiện, bảo dưỡng phương tiện, bảo hiểm và thuế Về cơ bản, chi phí chomột tài xế công nghệ khoảng 8.000 THB/năm (khoảng 6 triệu VNĐ), nhưng là mộttài xế taxi trên 25.000 THB (khoảng 18 triệu VNĐ) mỗi năm Đứng trước các vấn
đề xã hội này, các quốc gia trên đã phải thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết Cólúc chính phủ coi mô hình kinh tế chia sẻ là bất hợp pháp để ngăn chặn hoạt độngnày Tuy nhiên, việc ngăn chặn các hoạt động mô hình chia sẻ xe ảnh hưởng tiêucực đến công việc và mức tiêu dùng của người dân, vì thế các nhà quản lý đã phảitìm các phương án khác nhau để quy định lại mô hình kinh doanh Trong đó, cácnhà quản lý đã đưa ra các điều luật về quy chuẩn hoạt động của tài xế, quy định vềthuế, về bảo hiểm đối với nhóm các doanh nghiệp chia sẻ xe, v.v…
Pajaree Ackaradejruangsri (2015) cũng đã nhận thấy sự phát triển nhanhchóng của mô hình kinh tế chia sẻ tại các quốc gia như Thái Lan Tác giả đã làmcác khảo sát để tìm hiểu lý do vì sao người dân thích sử dụng công nghệ chia sẻ xe,cũng như tại sao nhiều tài xế thích làm việc cho các ứng dụng này Qua đó, tác giả
Trang 35kết luận người dân lựa chọn dịch vụ này vì các chuyến đi đều được thực hiện nhanhchóng, an toàn và thoải mái Còn các tài xế lại đánh giá cao ứng dụng mang lại sự
tự do trong lựa chọn công việc của họ, giúp họ kết nối với khách hàng dễ hơn, thunhập cao hơn Vì thế, tác giả nhận thấy tiềm năng phát triển của mô hình này là rấtlớn Tuy nhiên, cũng có những vấn đề kìm hãm sự phát triển của mô hình chia sẻ
xe, trong đó vấn đề về quy định pháp luật được coi là vấn đề khó giải quyết nhất đốivới mô hình kinh doanh này
Christopher Koopman (2015) đầu tiên khẳng định vai trò quan trọng của nhànước trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi các khuyết tật thị trường như các yếu
tố ngoại vi, cạnh tranh không lành mạnh, nâng giá cơ hội, thông tin bất cân xứng,bất bình đẳng trong mặc cả… Tuy nhiên, tác giả nhận thấy trong thực tế các quyđịnh này chưa phát huy được hiệu quả, chưa bảo vệ được người tiêu dùng trướcnhững vấn đề thị trường Ví dụ như khi chính phủ ra các chính sách công bằngthông tin để hỗ trợ người tiêu dùng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ không thể gia nhậpđược thị trường Hậu quả dẫn đến là các nhà cung cấp sẵn có lại bớt đối thủ cạnhtranh và tăng tính độc quyền của mình lên, điều này càng làm tổn hại đến người tiêudùng Chính cạnh tranh, uy tín và sự sáng tạo lại giải quyết vấn đề này hiệu quảhơn Cụ thể là với việc đánh giá tự do trên internet, người tiêu dùng có quyền đánhgiá chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ, khiến các nhà cung cấp này phải đảm bảochất lượng dịch vụ nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác, cũng như phải cải tiếnsáng tạo để giảm chi phí cho doanh nghiệp của mình
1.3.3 Về vấn đề thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Yanwei Li & cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng tại Singapore, việc thanh tra các tài
xế lái xe công nghệ không nghiêm ngặt như lái xe taxi Họ không phải quét vân tay,không bị kiểm tra phương tiện thường xuyên như các xe taxi truyền thống Ngoài
ra, các cơ quan chính phủ cũng lo ngại việc Uber có thể sử dụng thông tin cá nhâncủa người tiêu dùng để trục lợi Chính vì vậy, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân củaSingapore cũng thường tổ chức thanh tra hoạt động của Uber, qua đó, các công ty tư
Trang 36nhân sẽ bị phạt nếu họ sử dụng thông tin cá nhân khách hàng bất hợp pháp dưới mọihình thức.
Phạm Huyền (2017) đã tóm tắt các hoạt động thanh tra, kiểm tra về vấn đềchấp hành pháp luật thuế của các công ty chia sẻ xe như Grab, Uber Các hoạt độngthanh tra đã được triển khai tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp chia sẻ xe tậptrung đặc biệt vào lĩnh vực Thuế Tổng cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chứcnhiều lần thanh tra, tìm hiểu và xác định được các vi phạm về quy định thuế của cácdoanh nghiệp như Grab, Uber Các đợt thanh tra này đã giúp Nhà nước thu về đượcnhiều nguồn thuế bị bỏ sót và chấn chỉnh lại hoạt động của các doanh nghiệp chia sẻ
xe, đặc biệt trong hoàn cảnh các doanh nghiệp chia sẻ xe có ưu đãi thuế khác biệt sovới các công ty vận tải truyền thống
Trần Duy (2020) cung cấp các thông tin về các hoạt động thanh tra doanhnghiệp chia sẻ xe lớn ở Việt Nam là Grab Cụ thể, tác giả nhận định Grab đang cóvướng mắc về giấy phép hoạt động khi Grab đang hoạt động như một công ty vậntải, nhưng mới chỉ được cấp phép hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh Như vậy,đây là căn cứ để các Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành có thể triển khai kiểm trahoạt động của Grab Trong đó, các Sở sẽ tập trung kiểm tra các điều kiện để đượccấp giấy phép kinh doanh vận tải, kiểm tra chức năng văn phòng được hoạt độngcác lĩnh vực nào Tác giả cũng đưa ra nhiều vấn đề sai phạm của các doanh nghiệpchia sẻ xe trong quá trình thanh tra, mà đặc thù là Grab như Grab là doanh nghiệpvận tải nhưng không quản lý thời gian làm việc của lái xe (theo quy định tài xếkhông được lái xe liên tục quá 4 giờ và 10 giờ trong ngày) hoặc là được xếp vàoloại hình xe hợp đồng, Grab phải có danh sách hành khách cho chuyến xe có từ 2hành khách trở lên Tuy nhiên, hiện Grab chưa đáp ứng quy định này Grab cũngkhông đảm bảo phúc lợi xã hội đối với tài xế, không quản lý an toàn của phươngtiện cũng như không có người quản lý điều hành vận tải…
Tóm lại, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về việc thanh tra, kiểm tra đối vớihoạt động của các doanh nghiệp chia sẻ lĩnh vực vận tải trên thế giới và tại Việt
Trang 37Nam Các nghiên cứu này cung cấp thông tin về các nhiệm vụ thanh tra của các tổchức hoặc cá nhân thực hiện để đánh giá, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệpchia sẻ xe Tuy nhiên, những thông tin này chưa đưa ra được căn cứ đánh giá hiệuquả lâu dài của các cuộc thanh tra
1.4 Những vấn đề đã được nghiên cứu và khoảng trống trong nghiên cứu
1.4.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu
Các nghiên cứu trên đã đưa ra được nhiều góc nhìn, hướng nghiên cứu về môhình kinh tế chia sẻ cũng như vai trò nhà nước đối với mô hình này Đây là nhữngnghiên cứu quan trọng, nhiều kết quả được Luận án tham khảo và kế thừa Cácnghiên cứu này có thể tóm tắt thành một số nội dung sau:
- Các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm của mô hình kinh tế chia
sẻ, từ đó rút ra được sự ảnh hưởng của mô hình kinh tế chia sẻ tới sự phát triển kinh
tế các quốc gia Các nghiên cứu này đã đề cập đến rất nhiều mô hình kinh tế trongmọi lĩnh vực, từ vận tải, nơi lưu trú, tài chính… Các nghiên cứu cũng đưa ra đượcmột số nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế chia sẻ như khủng hoảng kinh tế,
sự phát triển của công nghệ và niềm tin của người tiêu dùng
- Các nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻtại Việt Nam cũng như trên thế giới, trong đó có các tác động giữa mô hình kinh tếchia sẻ với nền kinh tế hiện nay như xung đột giữa kinh doanh truyền thống và kinhdoanh theo mô hình chia sẻ, các vấn đề ngoại ứng, các vấn đề thiếu minh bạchthông tin
- Các nghiên cứu đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của môhình kinh tế chia sẻ, từ đó đưa ra các giải pháp giúp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.Các tác nhân này có thể kể đến như sự phát triển của khoa học, sự đô thị hóa tại cácquốc gia, nhận thức về môi trường và các vấn đề tài chính của người tiêu dùng
- Các nghiên cứu cũng đưa ra được những thực trạng về quản lý nhà nước đanggặp phải đối với vấn đề kinh tế chia sẻ như các vấn đề liên quan đến thuế, thủ tục hành
Trang 38chính, bảo hiểm v.v… Đặc biệt là sự bất công bằng giữa chính sách dành cho mô hìnhkinh tế chia sẻ và mô hình kinh doanh truyền thống Ngoài ra, các nghiên cứu cũng nóiđược một số mặt đặc thù trong quản lý nhà nước như các vấn đề tổ chức bộ máy, triểnkhai chính sách KTCS.
1.4.2 Những khoảng trống trong nghiên cứu
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế chia sẻ cũng như các vấn đềđến quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ, nghiên cứu sinh nhận thấy còn một số vấn
đề chưa thống nhất, cần được làm rõ như sau:
- Các nghiên cứu chưa thể hiện đầy đủ, có hệ thống vai trò của nhà nước trongphát triển mô hình kinh tế chia sẻ, đặc biệt trong lĩnh vực chủ chốt như vận tải Tuy
đã có một số nghiên cứu nói đến các vấn đề của quản lý nhà nước, nhưng việc đềcập còn độc lập, thiếu tính liên kết, dẫn đến thiếu cái nhìn toàn diện đối với vai trònhà nước Khung phân tích về vai trò của nhà nước mặc dù đã được thiết lập, tuynhiên việc xây dựng khung phân tích cụ thể về vai trò của nhà nước trong lĩnh vựckinh tế chia sẻ vận tải là chưa đầy đủ, thống nhất
- Các nghiên cứu ít quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới vai trò nhà nướcđối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải mà tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sựphát triển của mô hình kinh tế chia sẻ Vì vậy, các nghiên cứu thường tập trung vàogiải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, còn khá sơ sài trong việc đề xuất hướng
đi, chính sách cho nhà nước trong việc quản lý mô hình kinh tế chia sẻ, đặc biệttrong lĩnh vực chủ chốt như vận tải
Như vậy, việc nghiên cứu vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnhvực vận tải còn nhiều mặt cần tìm hiểu, làm rõ Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá
và tư vấn hướng hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện cho chính phủ đối vớilĩnh vực mới như mô hình kinh tế chia sẻ
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận án tập trung trình bày những vấn đề sau:
1) Các nghiên cứu trong và ngoài nước về đặc điểm của mô hình kinh tế chiasẻ; về tác động của mô hình kinh tế chia sẻ tới tình hình kinh tế - xã hội của cácquốc gia
2) Các nghiên cứu trong và ngoài nước về vai trò của nhà nước đối với môhình kinh tế chia sẻ Vai trò này thể hiện thông qua việc tạo lập, hoàn thiện môitrường hoạt động, môi trường luật pháp và thể chế chính sách đối với mô hình kinh
tế chia sẻ lĩnh vực vận tải; tổ chức, triển khai các chính sách cũng như thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm
3) Trong chương này, Luận án cũng đã tóm tắt những vấn đề đã được nghiêncứu từ trước tới nay và đánh giá được các khoảng trống nghiên cứu, từ đó Luận án
có thể tập trung hơn vào các vấn đề còn chưa được tìm hiểu sâu sắc
Trang 40CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH
VỰC VẬN TẢI
2.1 Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải
2.1.1 Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ
Có thể nói, mô hình kinh tế chia sẻ là khái niệm không còn mới và gắn với
sự phát triển của nền khoa học công nghệ thế giới Đến nay, có nhiều định nghĩa vàcách hiểu khác nhau về mô hình kinh tế này Có những nghiên cứu coi mô hình chia
sẻ là một mô hình thông dụng thể hiện sự kết nối giữa những cá nhân/ hoặc phápnhân chia sẻ dịch vụ, hàng hóa, tài sản, tài nguyên, năng lực hoặc vốn thông quanền tảng kỹ thuật số (Skjelvik & cộng sự, 2017)
Theo Felländer, A., Ingram, C., & Teigland, R (2015), mô hình kinh tế chia
sẻ là mô hình được thúc đẩy bởi số hóa bao gồm trao đổi ngang hàng các tài nguyênhữu hình và vô hình (hoặc tiềm ẩn), bao gồm cả thông tin, trong cả bối cảnh toàncầu và địa phương Trao đổi qua trung gian này có xu hướng giảm chi phí giao dịchcho người dùng bằng cách thay thế các bên trung gian bên thứ ba bằng nền tảng kỹthuật số Tuy nhiên, việc loại bỏ các bên trung gian thứ ba có nghĩa là rủi ro thường
do các nhà cung cấp và người tiêu dùng tài nguyên gánh chịu chứ không phải do tácnhân trung tâm Hoặc có học giả coi mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinhdoanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số,giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông quacác nền tảng số (Hoàng Văn Cương, 2020)
Như vậy, có thể nhận thấy tại mỗi quốc gia và mỗi tổ chức khác nhau, môhình kinh tế chia sẻ được định nghĩa có phần khác biết Tuy nhiên chúng ta có thểdựa vào một số đặc trưng để dễ dàng nhận diện mô hình này Như vậy có thể định
nghĩa mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh được hỗ trợ bởi nền tảng trực tuyến dựa vào cộng đồng, qua đó kết nối giữa các cá nhân hoặc pháp nhân