KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời, giúp các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá KQHĐ theo từng trung tâm trách n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- -
HOÀNG THỊ KIM ƯNG
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Lê Văn Liên
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án
cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính
Vào hồi ……giờ… ngày ….tháng….năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện
Học viện Tài chính
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các tổ chức nói chung và tổ chức kinh doanh nói riêng đều có cơ cấu tổ chức, tổ chức đó được hình thành từ nhiều bộ phận có sự độc lập tương đối trong việc thực hiện công việc của mình và phải hoàn thành nhiệm vụ từ cấp quản lý cao hơn đề ra Ban quản lý cấp cao muốn phối hợp hoạt động của các
bộ phận khác nhau trong tổ chức một cách tốt nhất cần phải xây dựng, thiết
kế một hệ thống các công cụ, phương pháp để đo lường, đánh giá kết quả hoạt động (KQHĐ) của từng thành viên, bộ phận một cách hữu hiệu Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việc phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bộ phận giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đảm bảo mỗi bộ phận đều có mục tiêu
rõ ràng và được đo lường bằng các chỉ tiêu cụ thể, đồng thời tạo động lực cho nhân viên thông qua đánh giá công bằng và minh bạch KQHĐ của doanh nghiệp là tổng hợp KQHĐ của các bộ phận, trung tâm trách nhiệm của doanh nghiệp Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm là vô cùng cần thiết Hơn nữa, một trong những công cụ quản lý được sử dụng để cung cấp thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu này là kế toán quản trị (KTQT) KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời, giúp các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá KQHĐ theo từng trung tâm trách nhiệm và đưa ra các quyết định phù hợp.Với mục đích hệ thống hóa, bổ sung và luận giải rõ hơn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT để tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm; nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT để tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt
Nam, NCS đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động
theo trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống đánh giá KQHĐ, hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ
và hệ thống thông tin KTQT Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT cung cấp thông tin để tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp nói
Trang 4hiện nay đang chuyển đổi mạnh mẽ về nhiều mặt nhằm thích ứng nhanh với
xu hướng quản trị hiện đại, trong đó có hệ thống đánh giá KQHĐ, đặc biệt là
hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT cung cấp nhằm tính toán các chỉ tiêu này Do vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể, toàn diện để hoàn thiện cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT
để tính toán các chỉ tiêu trong doanh nghiệp, nghiên cứu thực tiễn tại các DNSX xi măng Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học
để vận dụng có hiệu quả trong thực tế
3 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu tổng thể:
Luận án nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm cho những doanh nghiệp này
* Mục tiêu nghiên cứu chi tiết:
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá
KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm
- Hai là, nghiên cứu và đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX
xi măng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022
- Ba là, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX
xi măng Việt Nam
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi dưới đây:
(i) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm là gì?
Hệ thống đó có vai trò và bao gồm những chỉ tiêu nào? KTQT thu nhận, xử lý
và cung cấp thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu đó như thế nào?
(ii) Thực trạng trong giai đoạn 2019 – 2022 các DNSX xi măng Việt Nam đã áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm như thế nào và thực trạng hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ đã đáp ứng ra sao?
(iii) Để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm
Trang 5trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam cần có những giải pháp nào? Điều kiện thực hiện những giải pháp đó là gì?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm bao gồm: TTCP, TTDT, TTLN, TTĐT
+ Hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm bao gồm: báo cáo KTQT, các quy trình thu nhận và xử lý để lập các báo cáo KTQT này
Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu
đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp có quy mô lớn; nhỏ và vừa; luận án không nghiên cứu các DNSX xi măng có 100% vốn nước ngoài và các DNSX xi măng liên doanh với nước ngoài
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát,
đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022
6 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp các công trình đã được công bố, xác định khoảng trống nghiên cứu
Bước 2: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu
Bước 3: Thu thập thông tin, tài liệu
Bước 4: Nghiên cứu lý luận và thực trạng
Bước 5: Đề xuất giải pháp
6.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học logic dựa trên cơ sở nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
Về kỹ thuật: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
định tính như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê số học để
Trang 6cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề liên quan đến thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập số liệu, thông tin bằng các bài phỏng vấn hoặc thông qua các phiếu điều tra, phương pháp chọn mẫu kết hợp với phương pháp đối chiếu, hệ thống, chọn lọc để đưa ra những nhận xét, đánh giá, kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam
7 Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận:
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về trung tâm trách nhiệm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ này
Về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá được thực trạng áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm và thực trạng hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm tại các DNSX xi măng Việt Nam và hệ thống thông tin KTQT phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ này
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
Chương 3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1.1.1 Sự phân quyền quản lý trong doanh nghiệp
Sự phân quyền quản lý trong doanh nghiệp là cơ sở hình thành các trung tâm trách nhiệm, qua phân quyền quản lý sẽ xác định được quyền hạn
và trách nhiệm ở mỗi cấp một cách rõ ràng, tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục
Trang 7Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị theo sự phân cấp từ cao đến thấp
Sự phân quyền trong doanh nghiệp có thể hiểu là phân chia mức độ độc lập trong việc ra quyết định của mỗi nhà quản trị Sự phân quyền trong doanh nghiệp được hình thành từ cơ chế phân cấp quản lý tài chính Một doanh nghiệp thực hiện phân quyền là một doanh nghiệp trong đó việc ra quyết định được phân chia rộng rãi cho các cấp quản trị theo cơ chế tài chính quyết định Mỗi nhà quản trị được ra các quyết định kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của họ Mức độ phân quyền trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào cơ chế tài chính, tính hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, quy mô doanh nghiệp, triết lý quản trị của lãnh đạo, lịch sử phát triển của doanh nghiệp, trình độ của các nhà quản trị
1.1.2 Khái niệm trung tâm trách nhiệm trong kế toán quản trị
Trong lý luận và cả thực tế tồn tại nhiều khái niệm về trung tâm trách nhiệm và mỗi khái niệm đều có góc độ, cơ sở tiếp cận nhất định Các khái niệm trung tâm trách nhiệm có thể khác nhau về hình thức song đều chứa đựng những đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, tập trung quyền lực: Trung tâm trách nhiệm là nơi tập trung
quyền lực và quyết định trong một tổ chức hoặc hệ thống Nó là nơi mà các quyết định được đưa ra và các hành động được thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức
Thứ hai, tập trung trách nhiệm: Trung tâm trách nhiệm có trách nhiệm
đảm bảo rằng nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả Nó đảm bảo rằng mọi thành viên trong tổ chức hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoạt động trong khung thời gian và phạm vi quy định
Thứ ba, định rõ vai trò: Trung tâm trách nhiệm định rõ vai trò và chức
năng của mình trong tổ chức Nó xác định rõ ràng ai có quyền ra quyết định
và chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Điều này giúp giảm thiểu sự mơ hồ và xung đột trong tổ chức
Thứ tư, điều chỉnh trách nhiệm: Trung tâm trách nhiệm có khả năng
điều chỉnh trách nhiệm dựa trên tình huống cụ thể Nó có thể thay đổi và phân phối trách nhiệm để đáp ứng các yêu cầu và thay đổi trong môi trường hoạt động của tổ chức
Thứ năm, quản lý quyền lực và trách nhiệm: Trung tâm trách nhiệm
đảm bảo rằng quyền lực và trách nhiệm được quản lý một cách công bằng và hiệu quả Nó có thể thiết lập cơ chế kiểm soát và cân nhắc để đảm bảo sự cân bằng và tránh lạm dụng quyền lực
Thứ sáu, liên kết với mục tiêu tổ chức: Trung tâm trách nhiệm phải liên
kết chặt chẽ với mục tiêu tổ chức và các chiến lược tổ chức Nó đóng vai trò
Trang 8quan trọng trong việc đảm bảo rằng các quyết định và hành động được thực hiện hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
1.1.3 Phân loại trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh Để xác định rõ trách nhiệm của các trung tâm trong việc tạo ra KQHĐ của toàn doanh nghiệp đồng thời để thuận tiện cho công tác quản lý, trung tâm trách nhiệm cần phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp
(1) Căn cứ vào phân cấp quản lý trong từng doanh nghiệp cụ thể, các
trung tâm trách nhiệm thường được chia thành: Trung tâm trách nhiệm cơ sở, Trung tâm trách nhiệm trung gian, Trung tâm trách nhiệm cấp cao
(2) Căn cứ vào nội dung kinh tế của các trung tâm trong các doanh nghiệp, trung tâm trách nhiệm thường được chia thành: Trung tâm chi phí,
Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tư
1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của trung tâm trách nhiệm
Trong KTQT, trung tâm trách nhiệm đóng vai trò và có ý nghĩa giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kiểm soát những đóng góp của nhà quản trị vào công tác quản lý và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Đồng thời, giúp doanh nghiệp quản lý và phát triển một số hoạt động cụ thể, giúp tăng hiệu quả và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp
ở các cấp quản trị khác nhau thông qua các báo cáo trách nhiệm
- Tạo điều kiện cho các bộ phận, đơn vị cũng như người lao động hiểu
rõ hơn về bản chất của chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với nơi phát sinh và sử dụng
- Cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự toán một cách chi tiết, đồng thời nắm được chi phí thực tế phát sinh ở các trung tâm trách nhiệm
- Giúp các nhà quản trị các cấp xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhà quản trị cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1.2.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm
Đánh giá KQHĐ là một trong các nội dung trọng tâm trong quản lý của các doanh nghiệp Để đánh giá KQHĐ sau một hoặc một số kỳ hoạt động nhất định doanh nghiệp cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đo lường cả về số
Trang 9lượng và chất lượng để từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm khai thác tốt các nguồn lực hiện có
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ là tập hợp các chỉ tiêu có quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau, có thể phản ánh các đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ cơ bản của KQHĐ hoặc có thể hiểu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ là một bộ tiêu chí và số liệu được sử dụng để đo lường, đánh giá và theo dõi KQHĐ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Hệ thống chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá sự thay đổi KQHĐ một cách sâu sắc và toàn diện hơn [8] Đối với các doanh nghiệp có hoạt động phức tạp thì cần phải xây dựng và áp dụng một hệ thống chỉ tiêu đảm bảo phản ánh rõ nét bản chất các hoạt động bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm là tập hợp các tiêu chí định tính hoặc định lượng nhằm đo lường sự thay đổi của các hoạt động trong doanh nghiệp gắn với chức năng lập dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm soát và đánh giá theo từng đối tượng thuộc từng trung tâm trách nhiệm
1.2.2 Vai trò của hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ đạt được những mục
tiêu, thành tựu và KQHĐ trong kỳ
Thứ hai, giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng của tổ chức trong việc
thực hiện chiến lược và kiểm tra xem các hoạt động trong doanh nghiệp có phản ánh đúng chiến lược hay không
Thứ ba, giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ được cung cấp, xem xét phản hồi từ khách hàng và thị trường để đánh giá
độ hài lòng
Thứ tư, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính: kiểm tra tình hình của tổ
chức bao gồm doanh thu, lợi nhuận, các chỉ số tài chính khác và giúp đánh giá cách tổ chức quản lý và sự dụng nguồn lực tài chính có phù hợp và hiệu quả không
Thứ năm, giúp doanh nghiệp đánh giá nhân sự và năng lực của của
doanh nghiệp trong việc quản lý nhân sự, xây dựng các chính sách và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân sự
Thứ sáu, giúp doanh nghiệp xác định những thách thức mà tổ chức
đang đối mặt và cơ hội có thể tận dụng, đánh giá khả năng ứng phó và tận dụng cơ hội này để đưa ra các biện pháp cải thiện và ra các quyết định phù
Trang 10hợp cho từng hoạt động, từng trung tâm trách nhiệm của đơn vị góp phần nâng cao KQHĐ của doanh nghiệp
1.2.3 Phân loại hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm
Các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm bao gồm nhiều loại khác nhau, để thuận tiện cho công tác quản lý, đánh giá KQHĐ cũng như phục vụ ra việc ra quyết định của từng trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ cần phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp
* Căn cứ theo hình thức biểu hiện: Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối, nhóm chỉ
tiêu tương đối
* Căn cứ theo thời gian đánh giá: Nhóm chỉ tiêu dự toán, nhóm chỉ
tiêu thực hiện
* Căn cứ theo tính chất đo lường: Nhóm chỉ tiêu tài chính, nhóm chỉ
tiêu phi tài chính
1.2.4 Nội dung các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo trung tâm trách nhiệm được trình bày lần lượt theo từng trung tâm: TTCP, TTDT, TTLN và TTĐT Mỗi chỉ tiêu đánh giá KQHĐ tác giả trình bày: Tên chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu, công thức xác định và ý nghĩa của từng chỉ tiêu
1.2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm chi phí
Trên phương diện tính chất đo lường KQHĐ thì các chỉ tiêu kỳ dự toán, thực hiện được chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính Trong đó nhóm chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu phản ánh chi phí NVLTT, chi phí NCTT, …; nhóm chỉ tiêu phi tài chính là
các chỉ tiêu phản ánh KQHĐ ngoài các chỉ tiêu tài chính
* Nhóm chỉ tiêu tài chính: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản
xuất chung (SXC), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí môi trường
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Tỷ lệ nguyên vật liệu hỏng, tỷ lệ sản phẩm
hỏng, hiệu suất giờ máy, hệ số sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động, chỉ tiêu thời gian cần thiết để tạo ra đơn vị sản phẩm đầu tiên (MCT – Manufacturing Critical Path Time), kỳ hạn tồn kho bình quân, tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng thực hành sản xuất,
hệ số thời gian làm việc của người lao động trực tiếp
1.2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm doanh thu
Trên phương diện tính chất đo lường KQHĐ thì các chỉ tiêu kỳ dự toán, thực hiện được chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Trang 11* Nhóm chỉ tiêu tài chính: Doanh thu bán hàng, doanh thu giảm giá
hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần, doanh thu tài chính, Thu nhập khác
* Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: Tốc độ phát triển khách hàng, tỷ lệ
khách hàng quay lại mua sản phẩm (hay còn gọi là tỷ lệ tái mua), mức độ hài lòng của khách hàng, tốc độ phát triển thị phần, tỷ lệ sản phẩm bán bị trả lại,
tỷ lệ sản phẩm bị giảm giá, cơ cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ
1.2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm lợi nhuận
Trên phương diện tính chất đo lường KQHĐ thì các chỉ tiêu kỳ dự toán, thực hiện được chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính
* Nhóm chỉ tiêu tài chính: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lãi trên biến phí, lợi nhuận ròng
* Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: Nhóm chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTLN
có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTCP và TTDT Nếu các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo TTDT làm doanh thu tăng thì cũng ảnh hưởng lợi nhuận tăng, các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo TTCP làm chi phí giảm thì lợi nhuận giảm
1.2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm đầu tư
Trên phương diện tính chất đo lường KQHĐ thì các chỉ tiêu kỳ dự toán, thực hiện được chia thành 2 nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Trong đó nhóm chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), khả năng sinh lợi của doanh thu (ROA), tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), giá trị kinh tế tăng thêm (EVA), giá trị hiện tại (NPV)
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính là: Thời gian hoàn vốn đầu tư, tỷ lệ các dự
án đầu tư được phê duyệt
1.3 THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1.3.1 Đặc điểm và vai trò của báo cáo kế toán quản trị phục vụ tính toán hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động theo trung tâm trách nhiệm
* Đặc điểm của báo cáo kế toán quản trị theo các trung tâm trách nhiệm:
+ Mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau tùy theo từng cấp độ quản lý khác nhau
+ Báo cáo bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi
Trang 12một cấp quản lý cụ thể, điều này căn cứ vào tính có thể kiểm soát được hay không đối với từng chỉ tiêu cụ thể
+ Các báo cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau mặc dù lượng thông tin
của các báo cáo có sự biến đổi
* Vai trò của báo cáo kế toán quản trị phục vụ tính toán hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ theo các trung tâm trách nhiệm:
Báo cáo KTQT nhằm cung cấp thông tin về đối tượng KTQT cho các nhà quản trị các cấp trong đơn vị Mỗi nhà quản trị từng cấp sẽ đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với thông tin KTQT cần cung cấp nhằm giúp họ thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản trị mà tổ chức
đã giao cho họ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, phân tích và đánh giá các hoạt động của đơn vị cũng như thông qua đó để các nhà quản trị cũng tự nâng cao hiệu quả hoạt động của chính họ Để đáp ứng nhu cầu tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ của nhà quản trị theo từng trung tâm trách nhiệm thì một trong số các nguồn cung cấp thông tin không thể thiếu đó là báo cáo KTQT Cụ thể:
+ Báo cáo KTQT cung cấp các thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTCP chi tiết, đầy đủ, kịp thời
+ Báo cáo KTQT cung cấp các thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTDT chi tiết, đầy đủ, kịp thời
+ Báo cáo KTQT cung cấp các thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTLN chi tiết, đầy đủ, kịp thời
+ Báo cáo KTQT cung cấp các thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu đánh giá KQHĐ TTĐT chi tiết, đầy đủ, kịp thời
1.3.2 Phân loại báo cáo kế toán quản trị
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà báo cáo KTQT có thể được phân loại theo các cách khác nhau
(1) Căn cứ theo chức năng của nhà quản lý, báo cáo KTQT được chia thành ba loại: Báo cáo kế toán dự toán, báo cáo kế toán thực hiện và báo cáo
1.3.3 Nội dung báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo KTQT được lập dựa trên cơ sở báo cáo của bộ phận được phân công nhiệm vụ thực hiện kết hợp với báo cáo của bộ phận giám sát về các khoản doanh thu, chi phí mà theo đó các khoản doanh thu, chi phí này phải do
Trang 13các bộ phận đó chịu trách nhiệm hoặc ít nhất là có trách nhiệm Tuỳ theo mỗi loại trung tâm trách nhiệm mà nội dung báo cáo sẽ khác nhau và mang đặc trưng riêng song đều đảm bảo nguyên tắc chung: nội dung báo cáo phải gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo từng trung tâm trách nhiệm
1.3.4 Thu nhận và xử lý thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị
1.3.4.1 Thu nhận thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị
a Thu nhận thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị trung tâm chi phí
Trong quá trình thu nhận thông tin của trung tâm chi phí phục vụ cho lập báo cáo KTQT để xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ, cần quan
tâm đến những vấn đề trọng tâm sau: (1) Đối tượng thu nhận thông tin; (2) về
chủ thể thu nhận thông tin; (3) về nguồn thu nhận thông tin
b Thu nhận thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị trung tâm doanh thu
Trong quá trình thu nhận thông tin của TTDT phục vụ cho lập báo cáo KTQT để xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ, cần quan tâm đến
những vấn đề trọng tâm sau: (1) đối tượng thu nhận thông tin doanh thu; (2)
chủ thể thu nhận thông tin doanh thu, (3) nguồn thu nhận thông tin doanh thu:
c/ Thu nhận thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị trung tâm lợi nhuận
Trong quá trình thu nhận thông tin của TTLN phục vụ cho lập báo cáo KTQT để xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ, cần quan tâm đến
những vấn đề trọng tâm sau: (1) đối tượng thu nhận thông tin lợi nhuận; (2)
chủ thể thu nhận thông tin lợi nhuận; (3) nguồn thu nhận thông tin lợi nhuận
d/ Thu nhận thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán quản trị trung tâm đầu tư:
Trong quá trình thu nhận thông tin của TTĐT phục vụ cho lập báo cáo KTQT để xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá KQHĐ, cần quan tâm đến
những vấn đề trọng tâm sau: (1) đối tượng thu nhận thông tin; (2) chủ thể thu