1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài luận án kế toán môi trường trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía bắc

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Cơ Khí Khu Vực Phía Bắc
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thu Hương, PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền
Trường học HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 827,72 KB

Nội dung

Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm môi trường đang nóng lên bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn đất, nước, không khí dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn tài

Trang 1

Bộ Giáo dục và đào tạo Bộ Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ KHU VỰC PHÍA BẮC

Ngành: Kế toán

Mã số: 9.34.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Thu Hương PGS.TS Nguyễn Thu Hiền Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại .Vào hồi giờ ngày tháng năm

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, BVMT là một xu hướng đã và đang được các quốc gia hướng tới cả về

nhận thức và hành động, trong những năm gần đây vấn đề này đang phát triển mạnh mẽ nhằm đóng góp vào sự PTBV toàn cầu Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm môi trường đang nóng lên bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn đất, nước, không khí dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây hại cho sức khỏe con người… Do đó, các doanh nghiệp (DN) nói chung và các doanh nghiệp cơ khí (DNCK) nói riêng không chỉ chịu áp lực từ các quy định pháp luật mà còn từ phía cổ đông và khách hàng trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường Đặc biệt việc ban hành IFRS S1 – Công bố thông tin tài chính liên quan đến tính bền vững và IFRS S2 – Công bố thông tin về khí hậu được vào tháng 6.2023 và có hiệu lực sau ngày 01.01.2024 hoặc có thể áp dụng sớm hơn Theo đó, các DN cần công bố thông tin về các rủi ro và cơ hội liên quan đến tính bền vững cũng như các vấn đề liên quan đến khí hậu Do đó, việc áp dụng kế toán môi trường (KTMT) là cơ sở giúp DN nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về thông tin tài chính và thông tin phi tài chính môi trường

Tại Việt Nam, với đặc điểm là một quốc gia đang phát triển cũng chịu ảnh hưởng bởi

xu hướng BVMT, PTBV dưới những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, tình trạng

ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng như tới đời sống của người dân Do đó, Đảng và Chính phủ yêu cầu cần chú trọng đến việc thực hiện hoạt động BVMT một cách thường xuyên, công khai và minh bạch trong quá trình

phát triển Điều này được thể hiện trên quan điểm: “BVMT là điều kiện, nền tảng, yếu

tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững” (Luật BVMT số

72/2020/QH14) Mặt khác, với quan điểm “Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ”, tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ban hành ngày 15/3/2018 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, Thủ tướng Chính

phủ chỉ rõ mục tiêu: “Đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số

các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh

Trang 4

tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế” Trong đó, nhấn mạnh đến việc “Tập trung phát

triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện” Ngoài ra, các cơ quan Bộ, Ban ngành liên tục ban hành một số các quy định và chính sách nghiêm ngặt trong vấn đề BVTM (Luật BVMT số 72/2020/QH14; Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT; Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác BVMT; Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ) Sự ban hành nhiều quy định liên quan đến sản xuất phải gắn với BVMT cũng như yêu cầu cung cấp thông tin về PTBV đã tạo ra áp lực lớn đối với các DNCK trong việc áp dụng KTMT nhằm minh bạch hóa và báo cáo chính xác các thông tin tác động môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)

Không chỉ ở cấp độ quốc gia, mà trong các DNCK nói chung và DNCK khu vực phía Bắc nói riêng với đặc thù quy trình gia công, sản xuất sản phẩm diễn ra với nhiều công

đoạn khác nhau và mỗi công đoạn đều tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường như: Phát sinh các chất thải nguy hại; Phát sinh nguy cơ cháy nổ từ bình chứa khí nén ô

xi, gas, khí propan, methanol, toluen, điện ; Phát sinh khí thải hay tiếng ồn rung, động

từ máy móc thiết bị Trong khi áp lực ngày càng gia tăng từ phía cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT trong hoạt động SXKD, cũng như áp lực

từ phía cổ đông và nhà đầu tư yêu cầu tính minh bạch về thông tin môi trường và trách nhiệm xã hội từ việc tác động lên môi trường tự nhiên và áp lực từ phía khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường Trong khi các DNCK khu vực phía Bắc đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan Hơn nữa, vấn đề khó khăn đối với các DNCK phía Bắc hiện nay là phần lớn các DNCK khu vực phía Bắc có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, phát triển kinh tế gắn với BVMT gặp nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như nhận thức và trình độ chuyên môn Mặt khác, thực tế tại Việt Nam chưa ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác KTMT cũng như cách thức nhận diện; đo lường, ghi nhận; trình bày và công bố thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về tài sản môi trường (TSMT), chi phí môi trường (CPMT), thu nhập môi trường (TNMT) Vì vậy, việc áp dụng KTMT mới chỉ dừng ở bước sơ khai, chưa thực sự được đầu tư và coi trọng Do đó, việc xác định đúng, đủ các nguồn lực đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí chưa đạt hiệu quả gây ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết

Trang 5

định điều hành hoạt động của các DNCK phía Bắc trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như gây ra những khó khăn khi tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi và đặc biệt

là không có đủ cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin KTMT một cách công khai, minh bạch và chính xác Mặt khác, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc áp dụng KTMT trong DNCK khu vực phía Bắc chưa được tiến hành nên đây là vấn đề cần phải thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng KTMT cho các DNCK khu vực phía Bắc

Như vậy, xuất phát từ xu hướng PTBV trên thế giới, yêu cầu cấp thiết từ vấn đề BVMT tại Việt Nam và tính tất yếu cần áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía

Bắc, tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ “Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc” để nghiên cứu thực trạng áp dụng KTMT cũng

như nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc

áp dụng KTMT trong các DNCK phía Bắc Qua đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng KTMT và tăng cường khả năng áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc hướng tới PTBV toàn cầu

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu về nhận thức KTMT

2.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung KTMT

2.3 Các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán môi trường

2.4 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán môi trường

2.5 Nhận xét về các công trình nghiên cứu trước

Các công trình nghiên cứu về KTMT và các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT là cơ sở để NCS thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận án của mình Thông qua

sự kế thừa và phát triển của KTMT, luận án sẽ nhìn nhận và đánh giá việc áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc được khách quan và toàn diện hơn

2.6 Xác định khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài

2.6.1 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu về KTMT và các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT ở

Việt Nam còn hạn chế

Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào về KTMT trong lĩnh vực cơ khí tại các DN trên địa bàn khu vực phía Bắc

Trang 6

Thứ ba, Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT là

khác nhau tại các quốc gia, ngành nghề trong các khoảng thời gian nhất định nên cần nghiên cứu tại DNCK khu vực phía Bắc

2.6.2 Định hướng nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận KTMT, thực trạng KTMT, các nhân tố ảnh hưởng tới việc

áp dụng KTMT và các giải pháp, khuyến nghị hoàn thiện và tăng cường áp dụng KTMT tại các DNCK khu vực phía Bắc

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

- Nghiên cứu: cơ sở lý luận về KTMT; Thực trạng áp dụng KTMT; Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT và các giải pháp hoàn thiện, tăng cường áp dụng KTMT tại các DNCK khu vực phía Bắc

Các câu hỏi nghiên cứu:

(1) Nội dung KTMT là gì?

(2) Thực trạng áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc như thế nào? (3) Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc như thế nào?

(4) Giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện và tăng cường việc áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc và các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Cơ sở lý luận về KTMT; Thực trạng KTMT

và các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTMT; Giải pháp và khuyến nghị

Trang 7

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Xác định phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính và định lượng

5.2 Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế hỗn hợp khám phá tuần tự

5.3 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ i.1 Quy trình nghiên cứu đề tài

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Làm rõ cơ sở lý luận về KTMT

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTMT trong các

DNCK khu vực phía Bắc từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý lý luận về kế toán môi trường trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường thực hiện kế toán môi trường

trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán môi trường

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán môi trường

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về kế toán môi trường

KTMT là một thuật ngữ rộng, nhưng tác giả nhận thấy: “KTMT là một phần quan

trọng trong hệ thống kế toán nói chung bao gồm KTQTMT và KTTCMT nhằm nhận

diện, đo lường, ghi nhận và cung cấp thông tin tài chính môi trường và thông tin phi

tài chính môi trường cho các đối tượng trong và ngoài DN hướng tới mục tiêu PTBV” 1.1.3 Vai trò của kế toán môi trường

1.2 Nội dung của kế toán môi trường

1.2.1 Nhận diện thông tin kế toán môi trường

Nhận diện thông tin phi tài chính và thông tin tài chính môi trường

1.2.2 Đo lường và ghi nhận thông tin kế toán môi trường

Việc đo lường và ghi nhận thông tin tài chính môi trường và thông tin phi tài chính

môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán

1.2.3 Trình bày và công bố thông tin kế toán môi trường

Dựa trên khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam và thông lệ quốc tế thông qua các báo cáo môi trường trong DN

1.2.4 Các công cụ, kỹ thuật của kế toán môi trường

1.3 Các lý thuyết nền xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

Các lý thuyết: Lý thuyết bất định, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết ngẫu nhiên là cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTMT: chiến lược môi trường; ALCC, ALQC, ALMP; Lợi ích của việc

áp dụng KTMT; Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của nhân viên kế toán

1.4 Kế toán môi trường tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

1.4.1 Kế toán môi trường của một số quốc gia trên thế giới

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 9

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả trình bày tổng quan về KTMT trong các DNSX thông qua năm nội dung chính: (i) Cơ sở lý luận về KTMT trong đó hệ thống hóa các khái niệm về KTMT theo các quan điểm khác nhau cũng như quá trình hình thành và phát triển của KTMT

và vai trò của KTMT để cung cấp một nền tảng chung về KTMT cho việc nghiên cứu; (ii) Nội dung KTMT: tác giả trình bày 04 nội dung chính từ việc nhận diện thông tin KTMT đến việc đo lường, ghi nhận thông tin KTMT, đây chính là cơ sở để trình bày, công bố thông tin KTMT cũng như những công cụ kỹ thuật chính của KTMT trong việc phân tích chi phí nhằm hỗ trợ quyết định đầu tư, phục vụ mục tiêu thẩm định dự án và phục vụ quản lý hiệu suất môi trường; (iii) Lý thuyết nền sử dụng trong nghiên cứu: tác giả tập trung trình bày 05 lý thuyết chính (lý thuyết bất định, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết ngẫu nhiên) làm cơ sở xác định 08 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTMT trong các DN đó là: Lợi ích áp dụng KTMT,

áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực quy chuẩn, chiến lược kinh doanh, nhận thức của nhà quản trị, chi phí áp dụng KTMT, trình độ nhân viên kế toán; (iv) KTMT tại một một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ KHU VỰC PHÍA BẮC

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

2.1.1 Khái quát về các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Các DNCK khu vực phía Bắc tập trung phần lớn và DN vừa và nhỏ với quy trình

SXKD được chia thành nhiều giai đoạn, quá trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải gây

những ảnh hưởng nhất định đến môi trường cần được tiến hành theo dõi, ghi nhận và

đưa ra các chiến lược, giải pháp môi trường hướng tới PTBV

2.2 Thực trạng áp dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp cơ khí khu

vực phía Bắc

2.2.1 Thực trạng số lượng và mức độ áp dụng kế toán môi trường trong các doanh

nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Kết quả khảo sát từ 251 DN cho thấy tỷ lệ DN chưa có kế hoạch áp dụng KTMT là

13,55% tương ứng với 34 DN và 15,14% DN đã lập kế hoạch áp dụng KTMT trong

2-3 năm tới tương ứng với 2-38 DN, tập trung chủ yếu là DN vừa và nhỏ Còn số lượng DN

đã áp dụng KTMT là 179 DN tương ứng với 71,31%

Nhưng phần lớn việc áp dụng KTMT trong các DNCK khu vực phía Bắc mới chỉ

dừng lại ở việc ghi nhận các thông tin về KTMT nhưng không theo dõi chi tiết chiếm

88,27%; Các DN ghi nhận thông tin về KTMT và theo dõi chi tiết vì mục đích quản lý

chung và quản lý môi trường có tỷ lệ lần lượt là 6,70% và 3,35% Và DN tổ chức áp

dụng KTMT cho các vấn đề liên quan đến môi trường chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,68%

2.2.2 Thực trạng nhận diện thông tin kế toán môi trường

Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với thông tin TSMT, NPTMT, CPMT, TNTM

được phát sinh trong các DN với số lượng và tỷ lệ như trong bảng 2.9:

Bảng 2.9: Thực trạng số lượng doanh nghiệp phát sinh các thông tin KTMT

trong doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Trang 11

4 DN phát sinh các khoản doanh thu,

thu nhập, lợi ích liên quan đến MT 74 177 29,48 70,52

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Trong đó, thông tin KTMT được các DNCK phía Bắc nhận diện dưới hai khía cạnh: thông tin tài chính môi trường và thông tin tiền tệ môi trường Cụ thể:

* Thông tin tài chính môi trường

Thông tin tài chính môi trường được nhận diện theo các khoản mục TSMT, NPTMT, CPMT, TNMT trong các DNSX cơ khí phía Bắc được tác giả tổng hợp qua bảng 2.10:

Bảng 2.10 Tóm tắt thực trạng nhận diện thông tin tài chính môi trường trong

các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

Thông tin tài chính

môi trường Nội dung nhận diện chi tiết thông tin tài chính môi trường

TSMT

Hệ thống năng lượng mặt trời; Hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom,

xử lý nước thải; Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải; Thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Hệ thống xử lý nước thải và tuần hoàn nước; Hệ thống quạt công nghiệp; Máy ép rác; container thu gom rác,

NPTMT

Các khoản nợ phải trả NSNN về khoản phí BVMT hay khoản tiền phạt hoặc bồi thường thiệt hại môi trường; Nợ phải trả các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn xử lý môi trường, khắc phục sự cố môi trường; Các đơn vị thực hiện cấp chứng nhận liên quan đến tiêu chuẩn môi trường…

CPMT

- Chi phi mua hóa chất phục vụ cho làm sạch, vệ sinh môi trường; Chi phí xử lý chất thải (phế liệu kim loại, bao bì hộp carton đóng gói sản phẩm, giẻ lau dầu mỡ, pin điện, ắc quy hỏng, thiết bị điện tử…); Lương nhân viên phục vụ hoạt động BVMT; Chi phí nghiên cứu và phát triển; Chi phí khấu hao TSMT; Chi phí bảo dưỡng TSCĐ; Chi phí nhiên liệu vận hành thiết bị môi trường; Các loại thuế và phí (phí chôn lấp chất thải, phí gom, phân loại, tiêu hủy chất thải, thuế tài nguyên, thuế môi trường; Chi phí trồng cây xanh; Chi phí khoan trắc; Khoản phạt do gây ô nhiễm môi trường

cơ khí, các khoản trợ câp từ Nhà nước

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

* Thông tin phi tài chính môi trường

- Năng lượng: lượng điện năng, xăng dầu, gas, LPG

Trang 12

- Phát thải nhà kính: Lượng CO2, khí nhà kính

- Nguyên vật liệu: chủ yếu là sắt thép các loại, đồng, nhôm, phôi thép, tôn silic, dây điện từ, hóa chất, bột sơn tĩnh điện…

- Nước: tổng lượng nước tiêu thụ, tái chế, tái sử dụng

- Chất thải: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp, chất thải hữu cơ bay hơi

- Hoạt động BVMT

2.2.3 Thực trạng đo lường và ghi nhận thông tin kế toán môi trường

* Thực trạng đo lường và ghi nhận thông tin tài chính

Qua quá trình khảo sát tình hình thực hiện việc đo lường và ghi nhận thông tin tài chính môi trường chưa có đơn vị nào thực hiện phản ánh riêng biệt các thông tin kế toán trong lĩnh vực môi trường tách biệt với các thông tin kế toán của hoạt động SXKD trên

cơ sở phân loại thành hai đối tượng theo dõi: hoạt động SXKD và hoạt động môi trường

vì vậy không thể đánh giá được quy mô và tính chất của thông tin KTMT nói chung và từng khoản mục chi tiết về KTMT nói riêng

* Thực trạng đo lường và ghi nhận thông tin phi tài chính

Qua quá trình khảo sát tác giả thấy phần lớn các DN vừa và nhỏ không tiến hành

đo lường và ghi nhận thông tin phi tài chính môi trường Còn những DN có tiến hành

đo lường và ghi nhận thông tin phi tài chính được phân thành hai nhóm: Đo lường và

ghi nhận thông tin phi tài chính dưới dạng định tính và định lượng

2.2.4 Thực trạng trình bày và công bố thông tin kế toán môi trường

Theo kết quả khảo sát số lượng các DN không thực hiện công bố thông tin liên quan đến môi trường chiếm tỷ lệ 65,34% chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ, còn 34,66% thực hiện trình bày và công bố thông tin KTMT tập trung vào các công ty có quy mô lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tham gia chuỗi cung ứng theo cam kết quốc tế

2.2.5 Thực trạng áp dụng các công cụ, kỹ thuật kế toán môi trường

Việc áp dụng các các công cụ kỹ thuật KTMT tại các DNCK diễn ra rất ít, chỉ tập trung tại một số ít công ty có quy mô lớn như: Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, CTCP sản xuất và kinh doanh Vinfast… Hơn nữa, các công ty mới chủ yếu sử dụng công cụ LCA – Đánh giá vòng đời sản phẩm để định lượng và đánh giá

Trang 13

CPMT phát sinh từ đầu vào đến đầu ra trong suốt vòng đời sản phẩm nhằm hỗ trợ cho quyết định đầu tư

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

2.3.1 Nghiên cứu định tính

Quy trình nghiên cứu định tính của đề tài được thực hiện qua qua sơ đồ 2.20 sau:

Sơ đồ 2.20 Quy trình nghiên cứu định tính

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Sơ đồ 2.21 Mô hình nghiên cứu dự kiến các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng

KTMT trong các doanh nghiệp cơ khí khu vực phía Bắc

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Bảng 2.23: Các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung giả thuyết Cơ sở lý thuyết Dấu kỳ vọng H1 Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng KTMT Lý thuyết các

bên liên quan +

Ngày đăng: 20/10/2024, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w