1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm lạng sơn

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
Tác giả La Việt Ái
Trường học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 764,33 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Áp

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN

Lĩnh vực sáng kiến: Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

Tác giả: LA VIỆT ÁI Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giảng viên

Nơi công tác: Phòng KH- TC

Lạng Sơn, năm 2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng khoa học trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Tôi ghi tên dưới đây:

Số TT

Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường

trú)

Chức danh

Trình độ chuyên

môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào

việc tạo ra sáng kiến 1 La Việt Ái 30/05/1981 Trường Cao đẳng

sư phạm Lạng Sơn

Giảng viên

Thạc sĩ QTKD

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2022 – 2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến: Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn”

- Tên sáng kiến: "Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn”

- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

- Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số nội dung của kế toán quản trị có thể vận dụng vào quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn như: hoàn thiện công tác lập dự toán; kiểm tra đánh giá thực hiện so với dự toán; kiểm tra, kiểm soát

Trang 3

chi phí; phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhà trường trong việc đưa ra những quyết định quản trị và để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện kế toán quản trị tại Trường

Mô tả sáng kiến tính mới, tính sáng tạo: Công tác kế toán quản trị đã được áp dụng một phần tại trường nhưng chưa được rõ nét, chưa thể hiện qua hệ thống bảng biểu kế toán vì thế sáng kiến đề xuất một số giải pháp để có thể áp dụng tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Dành cho phòng Kế hoạch - Tài chính của trường Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Về cơ sở vật chất: Phòng kế hoạch - tài chính đảm bảo được trang bị mỗi kế toán một máy ví tính, có kết nối phần mềm kế toán giữa kế toán trưởng với các kế toán viên

+ Về nhân sự: Đảm bảo đủ số nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành kế toán riêng biệt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

- Hiệu quả trong công việc: Sáng kiến để xuất những giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Truờng Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn - Hiệu quả về mặt xã hội: Từ việc vận dụng nhưng giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị vào quản lý tài chính không chỉ nâng cao vai trò của kế toán tài chính mà kế toán quản trị cũng được chú trọng hơn, nhận thấy được tầm quan trọng của những thông tin tài chính cung cấp cho người quản lý, lãnh đạo để ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, chính xác

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Người nộp đơn

La Việt Ái

Trang 4

1.1 Khái niệm về kế toán quản trị ……… 3

1.2 Vị trí của kế toán quản lý ……… 4

1.3 Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý, điều hành đơn vị kinh tế ………

5 2 Cơ sở thực tiến ……… 7

2.1 Chế độ kế toán áp dụng ở Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn 7 2.2 Thực trạng vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn ………

9 II Nội dung của sáng kiến ……… 10

1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến ……… 10

1.1 Quan điểm của việc vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn ………

10 1.2 Một số giải pháp, đề xuất để vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn ……

11 2 Thảo luận và đánh giá kết quả thu được ……… 13

Trang 5

2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Ở Việt Nam, Kế toán quản trị là một lĩnh vực không còn mới mẻ đối với các Doanh nghiệp, nhất là khi có luật kế toán Việt Nam đuợc ban hành, thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ tài Chính về hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong Doanh Nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị về kế toán cho các Doanh nghiệp Tuy nhiên, việc vận dụng Kế toán quản trị vào các đơn vị hành chính sự nghiệp thì vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa có quy định cụ thể, chưa có thông tư hướng dẫn, ban hành áp dụng

Tuy Kế toán quản trị chưa bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng hiện nay Nhà nước đã dần trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, do vậy sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục Để tồn tại và phát triển các nhà quản trị rất cần tiếp cận với phương pháp quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hiện có Nhận thấy được tầm quan trọng của thông tin mà Kế toán quản trị mang lại, sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra đề xuất, giải pháp có thể áp dụng tại trường bao gồm các nội dung sau:

- Nêu được vị trí, vai trò của kế toán quản trị trong quản lý, điều hành đơn vị kinh tế

- Thực trạng và việc áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng sơn

- Đưa ra một số giải pháp, đề xuất vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng sơn

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn sáng kiến

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp Một trong những biện pháp được quan tâm đó là phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị Trong đó, đề cao vai trò của kế toán quản trị mới có thể phát huy đầy đủ chức năng thông tin và chức năng kiểm tra của bộ phận kế toán trong mỗi đơn vị

Truờng Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã không ngừng đổi mới, vươn lên phát triển Để có thể hoàn thành nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà Nước giao phó, trong quá trình hoạt động, Nhà trường phải luôn chủ động đáp ứng các yêu cầu về quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát các khoản chi tiêu từ quỹ Ngân sách nhà nước cấp hay các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, quản lý tài sản công, kịp thời đưa ra những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý của Nhà nước và đơn vị

Truờng Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, công tác kế toán có những nét đặc thù riêng, các mảng thu – chi tách biệt theo từng nguồn khác nhau, lập dự toán thu – chi cho các nguồn khác nhau Vì vậy, việc “Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn” là một nghiên cứu cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn

3 Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính

Trang 7

4 tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn

- Khách thể nghiên cứu: Vận dụng các nội dung của kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Truờng Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn

- Thời gian: Các giải pháp được thực hiện trong năm học 2022 – 2023 và các năm tiếp theo

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về kế toán quản trị Kế toán là một quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho những người ra quyết định Hệ thống kế toán là một phần không thể thiếu của bất kỳ một Doanh nghiệp nào Nó cung cấp thông tin về hoat động tài chính cho cả người quản lý ở bên trong doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp Chính vì phạm vi cung cấp và phục vụ các thông tin khác nhau, nên kế toán của doanh nghiệp được chia thành kế toán quản trị và kế toán tài chính

Do kế toán quản trị bao hàm nhiều nội dung cần giải quyết để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nên đã xuất hiện những quan điểm về kế toán quản trị đứng trên những lập trường khác nhau

Theo Học viện kế toán quản trị (The Institute of Management Accountants) thì KTQT là việc thiết lập các hoạt động kinh doanh trong nội bộ của đơn vị mà trong đó những nhà quản lý sẽ là người thiết kế, thực hiện để điều hành hệ thống quản lý nội bộ Việc quản trị này thông qua việc lập kế hoạch, dự toán cũng như kiểm soát để đảm bảo việc ra quyết định được hiệu quả

Theo luật kế toán Việt Nam ngày 17/06/2003 tại khoản 3 điều 4 quy định: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán

Như vậy, Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và các cá nhân khác trong một tổ chức Các tổ chức trong xã hội dù thuộc nhóm nào cũng đều cần thông tin kế toán để hoạt

Trang 8

động và phát triển Tổ chức kinh doanh cần thông tin kế toán để theo dõi tình hình va kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán; tổ chức phi kinh doanh cần thông tin kế toán để xác định mức độ phục vụ của mình; tổ chức Nhà nước cần thông tin kế toán để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ xã hội

1.2 Vị trí của kế toán quản trị

Tuỳ thuộc vào nguyên tắc, nội dung, yêu cầu quản lý và phạm vi sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp mà công việc kế toán của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán nói chung, không thể thiếu được đối với hệ thống quản trị của đơn vị và nó có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có một số điểm chung cơ bản sau:

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn

- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc

- Đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý và đều là công cụ quản lý giúp quản lý, giám đốc và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị

Tuy nhiên, do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khác nhau, nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có nhiều điểm khác biệt:

Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ sách, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng đơn vị

Trang 9

6 Bảng 1: Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị TT Tiêu chí phân biệt Kế toán tài chính Kế toán quản trị

1 Mục đích sử dụng thông tin Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động Thông tin sử dụng để ra quyết định 2 Đối tượng sử dụng thông tin Chủ yếu là bên ngoài tổ chức Các nhà quản trị bên trong tổ chức 3 Hình thức báo cáo thông tin

(Biểu mẫu) Được yêu cầu bởi chế độ, chuẩn mực Được yêu cầu bởi Lãnh đạo tổ chức 4 Tính pháp lý của thông tin Có tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh 5 Nội dung của báo cáo Tổng hợp Chi tiết

6 Đặc điểm của thông tin Thông tin của quá khứ khách quan có thể

kiểm tra

Thông tin mang tính linh hoạt, thích hợp (số dự toán), hướng về tương lai

7 Kỳ báo cáo Báo cáo định kỳ Báo cáo bất kỳ (theo nhu cầu của Lãnh

đạo tổ chức)

1.3 Vai trò của kế toán quản trị trong quản trị, điều hành đơn vị kinh tế Chức năng của nhà quản trị là ra quyết định , muốn ra quyết định thì rất cần phải có thông tin (căn cứ) Kế toán quản trị chính là nguồn cung cấp thông tin quan trọng và kịp thời nhất

Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho nhà quản trị có thể nhận được các thông tin hữu ích để phục vụ ra quyết định Ra quyết định, đây là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá Nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức đều phải ra quyết định

Đối với quyết định có tính chiến lược của nhà quản trị cấp cao: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin để hỗ trợ họ xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá xem các mục tiêu trên thực tế có thể đạt được hay không Những thông tin này gồm khả năng sinh lời của tổ chức, khả năng sinh lời của từng bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, nhu cầu thiết bị, vốn, v.v…

Trang 10

- Đối với quyết định có tính chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin để trợ giúp họ ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức, và giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào Những thông tin này bao gồm các thước đo năng suất (kết quả tính cho một giờ/người hay tính cho một giờ máy), các báo cáo phân tích biến động, dự báo dòng tiền v.v…

- Đối với các quyết định tác nghiệp: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin hoạt động cho cấp quản lý cơ sở để giúp họ điều hành thực thi nhiệm vụ được giao ở phân xưởng hay phòng ban, v.v… Ví dụ, ở phòng tiền lương, thông tin ở các đơn vị này sẽ gồm mức lương ngày, số giờ làm việc hàng tuần của từng công nhân, mức lương/giờ trả cho mỗi người, các chi tiết về thời gian mà từng người bỏ ra cho từng công việc trong tuần, v.v…

Mục tiêu hoạt động của các tổ chức rất đa dạng và khác nhau Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện Trước hết, kế toán quản trị phải thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, mở tài khoản, sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống các hoạt động của đơn vị Việc xây dựng hệ thống chi tiêu, mở tài khoản phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm của từng hoạt động khi đó các thông tin mới có tính hiệu quả về mọi mặt

Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định Do vậy tương ứng với các khâu công việc quản trị thì kế toán phải cung cấp thông tin phù hợp cho từng khâu công việc đó:

- Lập kế hoạch: Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn Khi các kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong

Ngày đăng: 13/09/2024, 21:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN