1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tham khảo chương 2 phát triển tiềm năng trí tuệ

51 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển tiềm năng trí tuệ
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh Châu, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Thị Thuý Hạ, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Trương Thị Mỹ Chi, Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Lê Thị Mỹ Đức, Phạm Thị Thanh Thuỳ
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Thu, Giảng viên
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Phát triển nghề nghiệp
Thể loại Giáo trình tham khảo
Năm xuất bản 202
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. NÂNG CAO KĨ NĂNG TƯ DUY (8)
    • 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ NÃO (8)
      • 1.1. Khái niệm (8)
      • 1.2. Vị trí (8)
      • 1.3. Cấu tạo (8)
      • 1.4. Chức năng của não (9)
      • 1.5. Một số điều thú vị về bộ não (10)
    • 2. KĨ NĂNG NHỚ (10)
      • 2.1. Khái niệm (10)
      • 2.2. Vai trò việc ghi nhớ (10)
      • 2.3. Các phương pháp cải thiện kĩ năng nhớ (10)
        • 2.3.1. Phương pháp (11)
        • 2.3.2. Rèn luyện kĩ năng nhớ (13)
    • 3. TƯ DUY PHẢN BIỆN (14)
      • 3.1. Khái niệm (14)
      • 3.3. Vai trò tư duy phản biện (15)
      • 3.4. Các kĩ năng rèn luyện tư duy phản biện (16)
      • 3.5. Dấu hiệu cho thấy cần phải rèn luyện tư duy phản biện (17)
      • 3.6. Các bước rèn luyện tư duy phản biện (17)
    • 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (18)
      • 4.1. Vấn đề là gì? (18)
      • 4.2. Quy trình giải quyết vấn đề (18)
      • 4.3. Các phương pháp xử lí vấn đề (20)
      • 4.4. Các yếu tố cần có khi giải quyết vấn đề (21)
    • 5. TƯ DUY SÁNG TẠO (21)
      • 5.1. Khái niệm (21)
      • 5.2. Vai trò (21)
      • 5.3. Các kĩ năng quan trọng trong tư duy sáng tạo (22)
      • 5.4. Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo (22)
        • 5.4.1. Brainstorming (22)
        • 5.4.2. Tư duy đa chiều (23)
        • 5.4.3. Sử dụng sơ đồ tư duy (23)
      • 5.5. Mẹo phát triển tư duy sáng tạo với phương pháp “6 Chiếc mũ tư duy” (24)
        • 5.5.1. Mũ trắng (Objective - Dữ liệu khách quan) (24)
        • 5.5.2. Mũ đỏ (Intuitive - Trực giác) (24)
        • 5.5.3. Mũ vàng (Tích cực) (25)
        • 5.5.4. Mũ đen (Negative - Tiêu cực, điểm tối) (25)
        • 5.5.5. Mũ xanh lá cây (Creative - Sáng tạo) (25)
        • 5.5.6. Mũ xanh dương (Process - Tiến trình, tổng kết) (25)
  • PHẦN 2. NÂNG CAO KĨ NĂNG HỌC TẬP (27)
    • 1. PHONG CÁCH HỌC TẬP (27)
      • 1.2. Phân loại (27)
        • 1.2.1. Phong cách học bằng trực quan (27)
        • 1.2.2. Phong cách học thính giác (28)
        • 1.2.3. Phong cách học vận động (29)
        • 1.2.4. Phong cách học đọc và viết (30)
        • 1.2.5. Một số phong cách khác (31)
    • 2. CHUẨN BỊ CHO VIỆC HỌC TẬP (32)
      • 2.1. Xác định mục tiêu học tập (0)
      • 2.2. Các bước xác định mục tiêu học tập (32)
      • 2.3. Lập kế hoạch học tập (33)
        • 2.3.1. Xác định mục ưu tiên (33)
        • 2.3.2. Lên lịch trình học tập (34)
      • 2.4. Môi trường học tập (35)
      • 2.5. Học trong bao lâu là tối ưu (36)
    • 3. KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU (38)
      • 3.1. Đọc hiểu là gì và tại sao chúng ta cần nó? (38)
        • 3.1.1. Đọc hiểu là gì? (38)
        • 3.1.2. Tại sao kỹ năng đọc hiểu lại quan trọng? (38)
      • 3.2. Những sai lầm thường gặp trong việc đọc hiểu (39)
        • 3.2.1. Nguyên nhân chủ quan (39)
        • 3.2.2. Nguyên nhân khách quan (40)
      • 3.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu (40)
        • 3.3.1. Các bước rèn luyện (40)
        • 3.3.2. Các Phương Pháp Đọc Hiểu Phổ Biến (41)
    • 4. TẠO GHI CHÚ (45)
      • 4.1. Vai trò (45)
      • 4.2. Phương pháp ghi chú truyền thống (45)
      • 4.3. Phương pháp ghi chú thông minh (48)
        • 4.3.1. Phương pháp dàn ý (The Outline Method) (48)
        • 4.3.2. Phương pháp Sketchnote ( Ghi nhớ phác thảo/Ghi chú trực quan) (48)
        • 4.3.3. Phương pháp ghi chú Cornell (48)
        • 4.3.4. Phương pháp biểu đồ (The charting method) (49)
    • 5. LÀM BÀI KIỂM TRA (49)
      • 5.2. Các loại bài kiểm tra (49)
      • 5.3. Mục đích (50)
      • 5.4. Cách làm bài kiểm tra (50)
      • 5.5. Mẹo làm bài kiểm tra (51)

Nội dung

- Đại não có khả năng thực hiện các chuyển động, điều chỉnh nhiệt độ, điều khiển các giác quan nhìn, nghe, ngửi, nếm, cảm giác và khả năng cao cấp của cơ thể con người giao tiếp, phán đo

NÂNG CAO KĨ NĂNG TƯ DUY

TỔNG QUAN VỀ BỘ NÃO

- Bộ não là cơ quan trung ương của hệ thần kinh, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người Nó là một khối mô mềm, được bảo vệ bởi hộp sọ và bao bọc bởi các màng não

- "Hãy tưởng tượng bộ não của chúng ta như một ngôi nhà lớn Ngôi nhà này được bảo vệ bởi một lớp vỏ cứng cáp đó chính là hộp sọ."Hộp sọ có vai trò như một chiếc mũ bảo hiểm, bảo vệ bộ não khỏi những va chạm và tổn thương Đồng thời, giúp cố định bộ não tại một vị trí nhất định, giúp não hoạt động ổn định và hiệu quả

- Vị trí ở đầu giúp bộ não tiếp cận trực tiếp với các giác quan quan trọng như mắt, tai, mũi Nhờ đó, bộ não có thể nhanh chóng thu thập thông tin từ môi trường xung quanh và đưa ra các phản ứng phù hợp Qua quá trình tiến hóa, các loài động vật có xương sống đã phát triển bộ não ngày càng phức tạp và lớn hơn Để bảo vệ bộ não, hộp sọ cũng dần trở nên cứng cáp và dày hơn

Não gồm 3 phần như sau:

- Trong cấu tạo của não thì đại não là phần lớn nhất Đại não tạo nên bởi chất xám và chất trắng nằm xen kẽ nhau Về mặt đại thể, khối đại não được chia thành hai nửa hay còn gọi là hai bán cầu và được bao phủ bởi các nếp gấp cũng như các đường gờ của vỏ não

- Đại não có khả năng thực hiện các chuyển động, điều chỉnh nhiệt độ, điều khiển các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, nếm, cảm giác) và khả năng cao cấp của cơ thể con người (giao tiếp, phán đoán, suy nghĩ và lý luận, giải quyết vấn đề, học tập,…) Đại não còn là bộ phận não bộ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của con người

- Khác với đại não, tiểu não là một phần não có kích thước bằng nắm tay nằm ở phía sau đầu, bên dưới thùy thái dương và thùy chẩm Tiểu não nằm phía sau thân não về mặt giải phẫu Tiểu não cũng có hai bán cầu giống như đại não

• Thân não: bao gồm 3 phần là cầu não, trung não và hành não Nhiệm vụ của thân não giống như một trạm chuyển tiếp, giúp các tín hiệu được truyền đi nhanh chóng giữa vỏ não và các bộ phận trong cơ thể

Não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, từ những hành động đơn giản như thở, nhịp tim đến những suy nghĩ phức tạp như giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Đại não: Trung tâm điều khiển, giúp chúng ta suy nghĩ, học tập, nhớ và tạo ra những ý tưởng sáng tạo

- Vỏ não: Là lớp ngoài cùng của đại não, chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ và ý thức

- Thùy trán: Liên quan đến các chức năng điều hành như lập kế hoạch, ra quyết định và kiểm soát hành vi

- Thùy đỉnh: Liên quan đến cảm giác xúc giác, nhận thức về không gian và sự định hướng

- Thùy thái dương: Liên quan đến thính giác, ngôn ngữ và trí nhớ

- Thùy chẩm: Liên quan đến thị giác

- Tiểu não: Điều khiển sự cân bằng và phối hợp các chuyển động của cơ thể

- Thân não: Kiểm soát các chức năng sống cơ bản như nhịp tim, hô hấp và tiêu hóa

1.5 Một số điều thú vị về bộ não

- Giấc mơ kỳ lạ: Những giấc mơ kỳ quái và hài hước là bằng chứng cho thấy bộ não của chúng ta rất sáng tạo, thậm chí khi chúng ta đang ngủ Khi chúng ta ngủ, não bộ không hề nghỉ ngơi mà vẫn hoạt động rất tích cực

- "Mất trí nhớ" tạm thời: Ai cũng từng trải qua cảm giác "đặt cái gì đó ở đâu đó mà không nhớ ra" Đó là lúc bộ não của chúng ta đang "đùa giỡn" với chúng ta

- "Mất tập trung" khi đói: Khi đói, bộ não của chúng ta sẽ chỉ tập trung vào việc tìm kiếm thức ăn và mọi thứ khác đều trở nên kém quan trọng

- "Nhớ" những điều không có thật: Bộ não của chúng ta có thể tạo ra những ký ức giả, khiến chúng ta tin rằng những điều chưa bao giờ xảy ra là thật

- "Cười" mà không biết lý do: Đôi khi, chúng ta cười mà không biết tại sao, đó là lúc bộ não của chúng ta đang giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc.

KĨ NĂNG NHỚ

Về lý thuyết, kỹ năng ghi nhớ tức là quá trình đưa kiến thức và thông tin vào trong tiềm thức một cách lâu dài Kỹ năng này thuộc nhóm kỹ năng sống quan trọng nhất, không chỉ hỗ trợ quá trình học tập mà còn rất cần thiết trong công việc

2.2 Vai trò việc ghi nhớ

- Hỗ trợ học hỏi, phát triển bản thân: Trí nhớ cho phép chúng ta tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm qua thời gian Nhờ có trí nhớ, chúng ta mới có thể học hỏi từ quá khứ, ứng dụng vào hiện tại và hoạch định tương lai

- Tăng cường khả năng sáng tạo: Một trí nhớ tốt giúp chúng ta kết nối các thông tin đã học được, tạo ra những ý tưởng mới và độc đáo

- Tăng cường sự tự tin: Khi nhớ tốt, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, thuyết trình và các tình huống xã hội khác

2.3 Các phương pháp cải thiện kĩ năng nhớ

- Điều đầu tiên mà bạn phải hiểu là không hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ không được rèn luyện Theo chuyên gia trí nhớ Harry Lorayne trong cuốn “Phương pháp tư duy siêu tốc” đã khẳng định, “những người có khả năng nhớ thông tin phi thường không hề

4 có bộ não khác biệt với chúng ta Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng được trí nhớ của họ”

- Bởi thế, xin nhớ rằng trí nhớ không phải là một năng khiếu Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu 1 trí nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó

- Không nên chỉ học vẹt, bạn cần nắm vững nội dung cốt lõi của vấn đề

- Sử dụng hình ảnh và âm thanh: Kết hợp các yếu tố trực quan và thính giác để tăng cường khả năng ghi nhớ

- Bên cạnh đó, muốn ghi nhớ tốt bạn cần phải tập trung chú ý, có hứng thú và ý thức được tầm quan trọng của tài liệu Chọn phương pháp ghi nhớ phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn a) Chunking

- Chia nhỏ thông tin thành các phần dễ nhớ hơn.Chunking là quá trình chia thông tin lớn thành các nhóm nhỏ (chunks) để dễ dàng quản lý và ghi nhớ trong bộ nhớ ngắn hạn Kỹ thuật Chunking thường được ứng dụng rộng rãi khi học tiếng Anh, thay vì học từng từ vựng riêng lẻ, bạn có thể nhóm các từ cùng chủ đề lại với nhau b) Lặp lại cách quãng (Spaced Repetition)

- Cách ôn tập thông tin theo thời gian để ghi nhớ lâu hơn

Theo nghiên cứu của ông Hermann Ebbinghaus

- Thông tin có thể bị bộ não lãng quên nhanh chóng

- Nếu được xem lại thường xuyên, thông tin sẽ được đưa vào bộ nhớ dài hạn

 Các cách để học lặp lại: flashcash, ôn tập theo ngày/tuần/tháng(anki, quizlet, memrise, pomodoro technique…).Đối với tiếng anh, nên theo dõi các trang tiếng anh về từ vựng… Để hình ảnh được xuất hiện nhiều

• Bước 1: Chọn một nội dung cần học, ví dụ như từ vựng, công thức, khái niệm,… Bạn nên chọn nội dung phù hợp với mục tiêu và năng lực của mình

• Bước 2: Học nội dung đó trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng

15-30 phút Bạn nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như sách, giáo trình, ứng dụng,… để học hiệu quả hơn

• Bước 3: Nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng 5-10 phút

Bạn nên làm những việc nhẹ nhàng, thư giãn như uống nước, đi dạo, nghe nhạc để tái tạo năng lượng cho não bộ

• Bước 4: Ôn tập lại nội dung đã học sau khi nghỉ ngơi Chúng ta có thể dành thời gian đó để đọc lại, viết lại, trắc nghiệm, tự kiểm tra các nội dung đã học

• Bước 5: Lặp lại quá trình này với các nội dung khác mà bạn muốn học

Bạn nên sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi theo một lịch trình cố định c) Ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy-Tony Buzan

(Gợi ý trong cuốn sách “ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập”)

- Lợi ích sử dụng: o Sơ Đồ Tư Duy giúp bạn tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa: bạn có thể ôn lại toàn bộ chương sách dài 20 trang chỉ bằng việc ôn lại 2-

3 trang Sơ Đồ Tư Duy mà không sợ bỏ sót thông tin o Tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài của bạn vì nó sử dụng hình ảnh, sự liên kết các ý trong bài và còn kích thích nao sử dụng 2 bán cầu cùng một lúc

Bước 1: Xác định từ khóa chính, đề tài

Trước khi bắt tay vào phác thảo sơ đồ tư duy, nếu không muốn rơi vào tình trạng bí ý tưởng trước tiên bạn phải có được chủ đề chính làm trung tâm mới có thể tiến hành thiết lập các tiêu đề phụ khác

Chủ đề chính ở đây có thể là tên một bài học bạn mới học xong, tên một dự án, tên một sự kiện

Bước 2: Đặt chủ đề ở trung tâm

Khi mỗi chủ đề phụ phát triển thông qua từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo được đặt ở trung tâm, bạn sẽ đảm bảo được những các ý nhỏ trong sơ đồ được thêm vào như thế nào để bám sát với chủ đề phụ giúp nhằm tạo được sự liên lạc đồng bộ cho chủ đề ở trung tâm

Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ

Từ khu vực chủ đề trung tâm, bạn sẽ vẽ ra những nhánh chính (được gọi là nhánh cấp 1), từ đó bạn có thể khám phá thêm những nội dung, các ý có thể bám khớp với nhánh chính, các tiêu đề phụ nên phân biệt lẫn nhau bằng việc làm khác màu sắc hoặc chèn hình ảnh minh họa

Bước 4: Vẽ các nhánh con

Nhờ vào việc khám phá thêm nội dung, bạn sẽ biết cách phát triển từ nhánh chính để tạo thêm các nhánh cấp 2, cấp 3

Bước 5: Thêm các hình minh họa

Việc thêm các hình minh họa hợp lý sẽ giúp cho sơ đồ tư duy của bạn được đẹp và sinh động hơn Highlight màu sắc để kích thích não và dễ phân biệt các nội dung với nhau hơn

2.3.2 Rèn luyện kĩ năng nhớ

TƯ DUY PHẢN BIỆN

- Tư duy phản biện (Critical Thinking): là quá trình tư duy phân tích đưa ra những đánh giá hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng đặt những câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế nào, về những gì được đọc, nghe, nói hoặc viết Tư duy phản biện được xây dựng dựa trên những lý tưởng trí tuệ phổ quát, bao gồm: sự rõ ràng, đúng đắn, chính xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lập luận xuất sắc, sâu sắc và công bằng Điều này đòi hỏi phải xem xét lại những yếu tố tư duy tiềm ẩn trong mọi lập luận: vấn đề, mục đích, giả định, hậu quả và ý nghĩa, hệ quy chiếu,

- Tư duy phản biện về bản chất là khả năng tự nghĩ

- Tư duy phản biện là một kỹ năng sinh tồn thiết thực

3.2 6 cấp độ tư duy phản biển

Cấp độ 1: The Unreflective Thinker (Remember)

- Chưa có tư duy phản biện, nhớ những thứ mình được nghe Người có tư duy phản biện cấp độ 1 không phản ánh được suy nghĩ của chính mình mà thực hiện hành động dựa vào ý kiến của người khác Những người này thường thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá suy nghĩ của mình, bản thân họ không nhận ra có nhiều vấn đề mà bản thân còn chưa biết, chưa hiểu mà chỉ áp dụng kiến thức một cách rập khuôn, máy móc

Cấp độ 2: The Challenged Thinker (Understand)

- Đã có nhận thức, sự hiểu biết về một vấn đề và nhận thức được thiếu sót của chính mình và họ có ý thức khắc phục điểm yếu bằng cách đưa ra những góc nhìn khách quan, suy nghĩ, quan điểm của bản thân

- Cũng vì những điều này mà họ có thể ngộ nhận rằng mình thông minh, sâu sắc hơn người khác, khiến việc nỗ lực rèn luyện để tiến lên những cấp độ tiếp theo khá khó khăn

Cấp độ 3: The Beginning Thinker (Apply)

- Đã bắt đầu có những kỹ năng cơ bản của tư duy phản biện như phân tích thông tin, đánh giá lập luận Tuy nhiên, vẫn còn gặp khó khăn trong việc tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận Họ có thể phân tích một bài báo nhưng chưa đưa ra được ý kiến cá nhân dựa trên sự phân tích đó

Cấp độ 4: The Practical Thinker (Analyze)

- Một người đạt cấp độ tư duy ở mức này sẽ dễ dàng nhận ra thiếu sót của bản thân và tự phát triển một số kỹ năng cần thiết để giải quyết chúng Họ có thể áp dụng tư duy phản biện vào các tình huống thực tế trong cuộc sống và công việc

Họ có khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định dựa trên những thông tin có được

- Ví dụ: Có thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề tại nơi làm việc dựa trên việc phân tích tình hình

Cấp độ 5: The Advanced Thinker (Evaluate)

- Những người ở cấp độ này có tư duy phản biện gần như trở thành một thói quen khi nhìn vào các vấn đề trong cuộc sống Họ thường có thể phát hiện ra những định kiến trong suy nghĩ, hiểu biết của chính họ và từ quan điểm của người khác Những người này luôn nghiêm khắc trong việc tự phê bình (đánh giá), đồng thời có những kế hoạch bài bản trong quá trình cải thiện bản thân

Có thể đưa ra những ý tưởng mới để giải quyết một vấn đề phức tạp

Cấp độ 6: The Master Thinker (Create)

- Khả năng phản biện của nhóm người này gần như đã trở thành phản xạ Họ sở hữu tư duy bậc thầy trong việc kiểm soát hoàn toàn để xử lý thông tin và đưa ra các quyết định phù hợp Họ thường xuyên thực hành, nâng tầm suy nghĩ để nâng cao kỹ năng tư duy phản biện lên mức nhận thức có ý thức Kỹ năng phản biện đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự chính trực, công bằng và bền bỉ khiến bạn hoàn toàn tự tin về mình Họ có thể tạo ra cho bản thân mình những phương án mới, đề xuất mới, tốt hơn và hoàn thiện hơn

3.3 Vai trò tư duy phản biện

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến sự tham gia của tư duy phản biện Là vì khả năng này liên quan đến sự lập luận mang tính logic cao nên sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xảy ra theo hướng đúng đắn

- Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Giúp chúng ta tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề

- Mở rộng tư duy: Giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau

- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống

- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức: Critical thinking giúp con người vận dụng trí óc một cách linh hoạt, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo để tìm kiếm các giải pháp mới, đặc biệt là trong ngành Công nghệ thông tin Điều này góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế nói chung

- Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và thuyết trình: Tư duy phản biện cũng giúp phân tích và tổ chức thông tin một cách logic và có cấu trúc Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đang được “mổ xẻ”, tạo cảm hứng thuyết trình và trình bày lưu loát hơn

- Thúc đẩy khả năng sáng tạo: Bằng cách đặt câu hỏi, phản biện và suy ngẫm về các vấn đề đang đề cập, bạn sẽ tìm ra nhiều góc nhìn khác nhau Từ đó, bạn cũng sẽ tạo ra các ý tưởng sáng tạo từ các nguồn thông tin và nguồn cảm hứng mới mẻ

3.4 Các kĩ năng rèn luyện tư duy phản biện

- Kỹ năng quan sát rất cần thiết để phát triển tư duy phản biện, khi quan sát một vấn đề, tình huống, chúng ta có thể thu thập nhiều thông tin, dữ kiện quan trọng để có cái nhìn toàn diện hơn Điều này giúp phân tích, đánh giá, đưa ra lập luận logic và hợp lý Kỹ năng quan sát đồng thời cũng giúp phát hiện những điểm không rõ ràng, những mâu thuẫn trong vấn đề, để từ đó đưa ra nhận định đáng tin cậy hơn

- Kỹ năng giao tiếp giúp mỗi cá nhân truyền đạt những ý kiến, quan điểm, lập luận một cách rõ ràng, logic và thuyết phục Đồng thời biết cách lắng nghe, phân tích và hiểu được quan điểm của người khác, kỹ năng giao tiếp còn giúp xử lý các xung đột, thảo luận theo hướng xây dựng, tìm kiếm giải pháp

- Kỹ năng phân tích giúp phân rã một vấn đề thành các phần nhỏ, nhằm hiểu sâu hơn về bản chất bên trong Kỹ năng này cũng giúp đánh giá tính logic, độ chính xác của các nguồn thông tin, tài liệu, đồng thời cung cấp khả năng suy luận một cách chính xác, điều này hỗ trợ rất nhiều cho tư duy phản biện

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

- Vấn đề là một tình huống khó khăn hoặc bất ổn trong công việc và đời sống, đòi hỏi sự giải quyết hoặc xử lý để có thể đạt được mục tiêu hoặc trạng thái ổn định Vấn đề có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ cá nhân cho đến cộng đồng và toàn xã hội

4.2 Quy trình giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề là quá trình khám phá, xác định, và thực hiện giải pháp cho một tình huống phức tạp, khó khăn hoặc thách thức mà chúng ta đang đối mặt Điều này đòi hỏi tư duy sáng tạo và sự nhạy bén trong việc phân tích, cùng với sự kiên nhẫn

- Các bước giải quyết vấn đề:

Bước 1: Xác định rõ vấn đề Đây là bước nhận ra vấn đề và xem xét mức độ quan trọng của vấn đề để đưa ra thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề đó Bước phát hiện vấn đề giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức Để nhận ra vấn đề, bạn phải suy xét thật kỹ lại từ đầu quá trình hoặc nhờ sự trợ giúp từ cố vấn chuyên môn Bởi đôi khi, người ngoài cuộc nhạy bén hơn với vấn đề mà bạn mắc phải

Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề và người chịu trách nhiệm chính

Một người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ luôn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề bắt nguồn từ đâu, có từ khi nào và phân tích vấn đề một cách khách quan Nếu nắm rõ nguyên nhân xảy ra vấn đề, bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt nhất

Sau khi tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, bạn cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề đó

Bước này giúp bạn xác định hướng cần giải quyết và lựa chọn chính xác người cần điều chỉnh, chịu trách nhiệm chính Và nó sẽ giúp tránh trường hợp ai cũng tham gia giải quyết vấn đề, dẫn đến mâu thuẫn và khiến sự cố ngày càng trầm trọng

Bước 3: Phân tích nhiều khía cạnh để hiểu vấn đề Để hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn cần bắt đầu bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi Cụ thể như sau:

• Công việc có quan trọng hay không?

• Yêu cầu của công việc gồm những gì?

• Thực hiện công việc có những ai?

• Người phụ trách giải quyết công việc có thuộc về bản thân không?

• Mức độ của công việc: Khó, dễ hay trung bình?

Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

Một vấn đề thường có nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau Tuy nhiên, bạn cần đặt lên bàn cân so sánh nhằm lựa chọn phương án có lợi nhất cho bạn Một số tiêu chí đánh giá có thể kể đến như: Thời gian, số lượng công việc, hiệu quả công việc mang lại, v.v

Bước 5: Thực thi giải pháp

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo những kế hoạch và dự định đã đề ra trước đó Sau khi tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” và thư thái hơn

Bước 6: Theo dõi quá trình và đánh giá kết quả

Sau khi vấn đề được giải quyết, bạn nên xem xét và đánh giá kết quả của quá trình thực hiện Nếu vấn đề được giải quyết tốt, nghĩa là bạn đã giải quyết vấn đề thành công

Ngược lại, nếu kết quả không thay đổi mà ngày càng trầm trọng hơn, bạn cũng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình theo dõi và đánh giá

4.3 Các phương pháp xử lí vấn đề

- Sử dụng sơ đồ mindmap: Sơ đồ Mindmap, còn được gọi là Bản đồ Tư duy, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề Bản đồ này tập trung vào một vấn đề chính, và xung quanh nó là các nhánh liên quan, bao gồm cả lý do gốc của vấn đề Áp dụng Sơ đồ Mindmap giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng ghi nhớ thông tin, thúc đẩy tư duy sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề và hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn

- Kỹ thuật Brainstorming: Phương pháp Tạo Ý tưởng (Brainstorming) là việc thu thập một loạt ý tưởng không bị giới hạn, và càng nhiều ý tưởng càng tốt Trong quá trình Tạo Ý, không có ý tưởng nào bị loại trừ, chỉ trích hoặc phê phán, ngay cả khi đó là những ý tưởng mang tính kỳ dị hoặc khó hiểu nhất Phương pháp Brainstorming giúp mỗi cá nhân phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt Đôi khi, những ý tưởng khác thường lại trở thành giải pháp tối ưu cho một vấn đề cụ thể

- Nguyên tắc IDEAL:IDEAL là nguyên tắc do Bransford và Stein sáng tạo, được trình bày trong cuốn The Ideal Problem Solver xuất bản năm 1984 Nguyên tắc này giúp mỗi cá nhân tự thiết lập cho mình quy trình giải quyết vấn đề phù hợp với bản thân nhất IDEAL là viết tắt của một quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước sau:

– Identify – Xác định nhận thức vấn đề: Nhìn vào vấn đề với sự khách quan và kỹ lưỡng, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ

– Define – Định rõ nguyên nhân: Xác định nguyên nhân là cơ sở để xác lập mục tiêu và xây dựng bước kế hoạch hợp lý

– Explore – tìm kiếm giải pháp khả thi: Xác định phương pháp và chiến lược thực hiện có khả năng thành công

– Action – lập kế hoạch và thực hiện: Tiếp cận vấn đề nhanh chóng, bắt tay vào triển khai để ngăn ngừa sự phát triển của những vấn đề phụ

– Look & Learn – Quan sát & Học hỏi: Quan sát, đánh giá và học hỏi từ các vấn đề tương tự để cải thiện quy trình giải quyết vấn đề

4.4 Các yếu tố cần có khi giải quyết vấn đề

- Tính Linh Hoạt: Tính linh hoạt được định nghĩa là khả năng có thể liên tục thay đổi hoặc điều chỉnh chiến lược khi cần thiết (trong phạm vi pháp luật và đạo đức) để đạt được mục tiêu mong muốn Hay nói cách khác là chúng ta phải thiết lập và áp dụng các chiến lược khác nhau trong các tình huống khác nhau thay vì tuyên bố hùng hồn rằng “Tôi Đã Thử Hết Mọi Cách”

- Xác định Vấn Đề: Hiểu rõ vấn đề là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của nó Phân tích và làm rõ vấn đề sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát và chính xác hơn

TƯ DUY SÁNG TẠO

- Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực

- Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

- Phát triển kỹ năng lãnh đạo

- Xây dựng mối quan hệ lành mạnh

- Tăng cường khả năng tự nhận thức

5.3 Các kĩ năng quan trọng trong tư duy sáng tạo

- Tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng là khích lệ sáng tạo Hãy dám mơ ước và tưởng tượng các ý tưởng mới, thậm chí nếu chúng có vẻ không thực tế ban đầu

- Linh hoạt: Có khả năng thích nghi và linh hoạt trong việc thay đổi hướng tiếp cận khi cần thiết

- Tư duy bất định: Sẵn sàng đặt ra các câu hỏi và không ngừng tìm kiếm các phương án khác nhau Đừng giới hạn mình bằng giả định và suy nghĩ cố định

- Sự quan sát: Lắng nghe và quan sát thế giới xung quanh để thu thập thông tin và cảm hứng cho tư duy sáng tạo

- Kết hợp ý tưởng: Kỹ năng kết hợp các ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra giải pháp hoặc sản phẩm mới

- Tư duy tương tác: Hiểu rằng mọi vấn đề và ý tưởng có thể liên quan đến nhau và có thể tương tác để tạo ra giải pháp tốt hơn

- Khả năng phân tích: Có khả năng phân tích vấn đề thành các phần nhỏ để hiểu sâu về nó và tìm cách giải quyết từng phần một

- Tư duy khả thi: Đánh giá khả năng thực hiện và tài nguyên cần thiết cho ý tưởng, đảm bảo tính khả thi của nó

- Kiên nhẫn: Sáng tạo thường đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn Đừng bao giờ từ bỏ trước khó khăn

- Hợp tác: Có khả năng làm việc trong nhóm và tận dụng sự đa dạng trong ý tưởng và kiến thức của các thành viên khác để tạo ra sáng tạo mạnh mẽ hơn

5.4 Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

- Suy nghĩ càng nhiều ý tưởng càng tốt và không có sự can thiệp từ mọi người trong quá trình động não)

- Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorming

• Chỉ trích ý tưởng của nhau

• Chỉ có một vài người trong nhóm đưa ra ý kiến

• Không ghi chép lại các ý tưởng (mỗi ý tưởng đều có giá trị của riêng nó)

• Chọn thời điểm và không gian brainstorm không thích hợp

*Quy trình brainstorming tìm kiếm ý tưởng:

2 Đưa ra quy định trong khi brainstorming

3 Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến

5 Đánh giá, đưa ra kết luận

- Tư duy đa chiều được hiểu đơn giản là cách suy nghĩ / đánh giá một sự vật / hiện tượng một cách bình tĩnh từ nhiều góc độ, nhiều luồng tư duy để thấy được hết những tác động của nó trong lý luận và thực tiễn / sai, tốt / xấu, như thế nào Từ đó, chúng ta có thể sử dụng khả năng của mình để nhận định và đánh giá các vấn đề một cách khách quan và thấu đáo nhất có thể

5.4.3 Sử dụng sơ đồ tư duy

- Bản đồ tư duy là một biểu đồ nơi mà chúng ta nhập các ý tưởng và kết nối chúng Nó có thể có nhiều giải pháp khả thi cho một vấn đề, đồng thời cho phép nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn về những gì mà bản thân đang cố gắng thực hiện Quá trình lập bản đồ tư duy giúp liên kết với những ý tưởng mà bản thân chưa bao giờ nghĩ rằng có thể kết hợp với nhau Do đó, nó có thể giúp đạt được các giải pháp phù hợp trong khi sử dụng tư duy sáng tạo

5.5 Mẹo phát triển tư duy sáng tạo với phương pháp “6 Chiếc mũ tư duy”

- 6 chiếc mũ là phương pháp tư duy sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ đại diện cho một khía cạnh để tiếp cận vấn đề, giúp đánh giá các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, đưa ra quyết định một cách thông minh và hợp lý Phương pháp này được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển vào năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats” được xuất bản vào năm 1985

5.5.1 Mũ trắng (Objective - Dữ liệu khách quan)

- Mũ trắng đại diện cho lối suy nghĩ khách quan Theo khía cạnh này, những lập luận được đưa ra một cách cụ thể, tập trung vào số liệu, sự kiện, nhu cầu, các yếu tố khách quan của vấn đề,

5.5.2 Mũ đỏ (Intuitive - Trực giác)

- Mũ đỏ đại diện cho trực giác, cảm tính, cảm xúc Người đội mũ đỏ sẽ đưa ra ý kiến dựa vào cảm xúc mà không cần phải dựa trên logic, luận điểm chặt chẽ để giải quyết vấn đề hiện tại

- Mũ vàng đại diện cho các khía cạnh tích cực và những lợi thế trong giải quyết vấn đề Với khía cạnh này, người đội mũ vàng sẽ đưa ra những ý kiến, suy nghĩ lạc quan, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng một giải pháp để giải quyết vấn đề cũng như tính khả thi của dự án Phương pháp này cung cấp nhiều động lực nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp độc đáo cho mọi vấn đề trong cuộc sống, thúc đẩy động lực làm việc của bản thân và đồng đội

5.5.4 Mũ đen (Negative - Tiêu cực, điểm tối)

- Mũ đen đại diện cho một tư duy sâu sắc, cẩn trọng, nhận ra được những điểm tiêu cực cần giải quyết Với khía cạnh này, người đội mũ đen sẽ thường đưa ra những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế, những thiếu sót, sự cố hoặc rủi ro có thể xảy đến Từ đó chuẩn bị những phương án dự phòng nhằm ngăn chặn hoặc có sự điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh

5.5.5 Mũ xanh lá cây (Creative - Sáng tạo)

- Mũ xanh lá cây đại diện cho tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau Màu xanh thể hiện một sức sống bền vững, mãnh liệt, những người đội chiếc mũ này luôn có những đề xuất thú vị, những ý tưởng kích thích, mang lại những thay đổi lớn Những người này dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống

5.5.6 Mũ xanh dương (Process - Tiến trình, tổng kết)

- Mũ xanh dương đại diện cho các nhìn tổng quan, tư duy tổ chức, theo đúng tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn đề một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất Những người đội mũ này có thể dễ dàng kiểm soát, điều phối, tổ chức và đưa ra quyết định đúng đắn Việc áp dụng các chiếc mũ tư duy này vào tư duy sáng tạo có thể giúp cá nhân, đội nhóm tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, đưa ra các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo Bằng cách sử dụng các mũ này, người sử dụng có thể khám phá và tận dụng đầy đủ tiềm năng của bản thân và đội nhóm của mình

NÂNG CAO KĨ NĂNG HỌC TẬP

PHONG CÁCH HỌC TẬP

- Giải thích một cách đơn giản rằng phong cách học tập là cách thức mỗi người tiếp thu và xử lý thông tin hiệu quả nhất, phổ biến trong tâm lý học và giáo dục học và nhằm xác định cách mọi người học tập tốt nhất

- Có nhiều cách phân loại phong cách học tập khác nhau, nhưng mô hình VARK của Neil Fleming là một trong những cách phổ biến nhất Theo mô hình VARK, người học được xác định bằng cách họ có sở thích:

- Visual learning – Học trực quan (hình ảnh, phim, sơ đồ)

- Auditory learning – Học thính giác (âm nhạc, thảo luận, bài giảng)

- Reading and writing – Đọc và viết (lập danh sách, đọc sách giáo khoa, ghi chép)

- Kinesthetic learning – Vận động (chuyển động, thí nghiệm, hoạt động thực hành)

1.2.1 Phong cách học bằng trực quan

- Là một trong những phong cách học tập phổ biến, đặc trưng bởi việc người học tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất thông qua hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, video và các vật thể trực quan khác

• Thích nhìn hơn nghe: Họ thường thích xem video, hình ảnh, biểu đồ hơn là nghe giảng hoặc đọc sách

• Thay đổi vị trí khi học: Họ thường di chuyển cơ thể khi học để tập trung hơn

• Sử dụng hình ảnh để ghi nhớ: Họ thường vẽ, tô màu hoặc tạo ra các sơ đồ để ghi nhớ thông tin

• Nhớ bằng hình ảnh: Họ nhớ khuôn mặt, địa điểm và các sự kiện bằng hình ảnh

• Thích học bằng các công cụ trực quan: Họ thích sử dụng các phần mềm đồ họa, bảng vẽ, bản đồ tư duy

• Hiểu bài nhanh: Hình ảnh giúp truyền tải thông tin một cách trực quan và dễ hiểu hơn

• Ghi nhớ lâu: Hình ảnh được lưu trữ trong bộ nhớ lâu dài dễ dàng hơn so với văn bản

• Tăng sự hứng thú: Hình ảnh sinh động giúp học tập trở nên thú vị hơn

• Tăng khả năng sáng tạo: Việc tạo ra các hình ảnh, sơ đồ giúp phát triển khả năng tư duy sáng tạo

• Khó tập trung vào văn bản: Nếu không có hình ảnh minh họa, người học trực quan có thể dễ dàng mất tập trung

• Cần nhiều thời gian để tạo ra các tài liệu trực quan: Việc tạo ra các sơ đồ, biểu đồ có thể tốn nhiều thời gian

• Có thể bỏ qua các chi tiết quan trọng: Nếu hình ảnh không đủ rõ ràng hoặc không đầy đủ thông tin, người học có thể bỏ qua các chi tiết quan trọng

1.2.2 Phong cách học thính giác

- Người học bằng thính giác (Aural Learners) là những cá nhân tiếp thu thông tin tốt nhất thông qua việc nghe

• Thích nghe giảng: Họ tập trung cao độ vào bài giảng của giáo viên, dễ dàng ghi nhớ những gì được nói

• Tham gia thảo luận: Họ thích tham gia vào các cuộc thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ ý kiến của mình

• Nghe nhạc: Họ thường thích nghe nhạc và có thể liên kết các bài hát với những khái niệm mà họ đang học

• Ghi âm bài giảng: Họ thường ghi âm bài giảng để nghe lại nhiều lần

• Đọc to: Đọc to bài học giúp họ ghi nhớ tốt hơn

• Khả năng ghi nhớ tốt: Họ thường có khả năng ghi nhớ thông tin nghe được một cách chi tiết

• Kỹ năng giao tiếp tốt: Họ thường có khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng diễn đạt ý tưởng của mình

• Sáng tạo: Họ thường có tư duy sáng tạo, có thể liên kết các ý tưởng một cách linh hoạt

• Dễ bị phân tâm: Tiếng ồn xung quanh có thể làm họ mất tập trung

• Khó tập trung vào văn bản: Họ có thể gặp khó khăn khi đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu dài

• Cần môi trường học tập yên tĩnh: Họ cần một môi trường học tập yên tĩnh để có thể tập trung tốt nhất

1.2.3 Phong cách học vận động

- Là kiểu học tập mà người học tiếp thu thông tin tốt nhất thông qua các hoạt động thực tế, trải nghiệm và tương tác vật lý Họ thích làm việc bằng tay, khám phá và tìm hiểu thông qua các giác quan

• Thích hoạt động: Họ thường thích tham gia vào các hoạt động thực tế, như thí nghiệm, làm đồ thủ công, hoặc các bài tập vận động

• Học bằng cách làm: Họ hiểu bài tốt hơn khi tự mình làm và trải nghiệm

• Khó ngồi yên: Họ thường có xu hướng di chuyển, chạm vào đồ vật khi đang học

• Nhớ thông tin qua trải nghiệm: Họ nhớ thông tin tốt hơn khi liên kết nó với một trải nghiệm thực tế nào đó

• Thích làm việc nhóm: Họ thường làm việc tốt trong nhóm, khi được tương tác và chia sẻ ý tưởng với người khác

• Kết nối đa giác quan: Khi tham gia vào các hoạt động thực tế, người học sử dụng nhiều giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác ), giúp tạo ra các kết nối thần kinh mạnh mẽ và lâu bền

• Trải nghiệm thực tế: Việc tự mình làm và trải nghiệm giúp củng cố kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng ghi nhớ hơn so với việc chỉ đọc sách hoặc nghe giảng

• Phát triển tư duy giải quyết vấn đề: Qua việc thực hành, người học rèn luyện khả năng tư duy logic, tìm ra giải pháp cho các vấn đề

• Thành công qua trải nghiệm: Khi tự mình hoàn thành một nhiệm vụ, người học sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân, đồng thời rèn luyện được tính kiên trì

• Tham gia tích cực: Người học vận động thường chủ động tham gia vào quá trình học tập, không chỉ thụ động tiếp nhận thông tin

• Học tập trở nên thú vị: Việc kết hợp học tập với các hoạt động vui chơi giúp giảm căng thẳng và tăng hứng thú học tập

• Ứng dụng thực tế: Phong cách học này rất phù hợp với các ngành học đòi hỏi kỹ năng thực hành như khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật

• Dễ bị phân tâm: Người học xúc giác thường dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, bởi các hoạt động khác Điều này có thể làm giảm hiệu quả học tập nếu không có một môi trường học tập phù hợp

• Khó tập trung vào lý thuyết: Việc quá chú trọng vào thực hành có thể khiến người học bỏ qua phần lý thuyết quan trọng

• Cần nhiều tài nguyên: Các hoạt động thực hành thường đòi hỏi nhiều tài nguyên, thiết bị và không gian hơn so với các phương pháp học tập khác

• Có thể gặp khó khăn khi học các môn học trừu tượng: Với những môn học trừu tượng như toán học, triết học, người học xúc giác có thể gặp khó khăn trong việc hình dung và hiểu các khái niệm

• Cần có sự hướng dẫn phù hợp: Nếu không có sự hướng dẫn đúng cách, các hoạt động thực hành có thể trở nên mất tập trung và không đạt hiệu quả

1.2.4 Phong cách học đọc và viết

- Là một phương pháp học tập dựa trên việc sử dụng văn bản và viết lách để tiếp thu và xử lý thông tin thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, giọng văn và cách trình bày nội dung

• Ưa thích văn bản: Những người học theo phong cách đọc và viết thường thích làm việc với sách, tài liệu, và văn bản Họ cảm thấy thoải mái hơn khi có thể đọc và viết để hiểu và ghi nhớ thông tin

• Kỹ năng đọc và viết tốt: Họ thường có kỹ năng đọc và viết tốt, và thường sử dụng việc đọc và viết để tổng hợp, tổ chức, và phân tích thông tin

• Thích ghi chép: Họ thường ghi chép nhiều thông tin trong khi học và sử dụng các ghi chép này để ôn tập và củng cố kiến thức

• Tăng cường khả năng sáng tạo: Việc tìm tòi và phát triển một phong cách riêng giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và tìm ra những cách diễn đạt mới lạ

• Mở rộng vốn từ vựng: Việc tìm tòi các cách diễn đạt mới giúp bạn làm giàu vốn từ vựng và nâng cao trình độ ngôn ngữ

• Tăng cường khả năng ghi nhớ: Việc đọc và viết giúp củng cố trí nhớ và hiểu sâu về các khái niệm

• Phát triển kỹ năng viết và phân tích: Học sinh có thể phát triển kỹ năng viết và phân tích thông qua việc thực hành viết và đọc

• Tạo sự tổ chức: Ghi chép và viết tóm tắt giúp tổ chức thông tin một cách có hệ thống

CHUẨN BỊ CHO VIỆC HỌC TẬP

2.1 Xác định mục tifrêu học tập

- Mục tiêu là động lực thúc đẩy chúng ta tiến đến thành công Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và quyết định kết quả học tập của bạn

- Việc xác định rõ ràng mục tiêu học tập sẽ giúp bạn có động lực, định hướng và tập trung hơn trong quá trình học tập Nó giống như một tấm bản đồ chỉ đường giúp bạn luôn đi đúng hướng và đạt được đích đến

2.2 Các bước xác định mục tiêu học tập

- Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn:

+Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu lớn, cần nhiều thời gian để đạt được, thường liên quan đến tương lai nghề nghiệp hoặc học vấn

• Cách xác định: o Khám phá sở thích, năng khiếu: Bạn yêu thích môn học nào? Bạn giỏi về lĩnh vực gì? o Tìm hiểu về các ngành nghề: Tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến sở thích và năng khiếu của bạn o Đặt câu hỏi: Bạn muốn đóng góp gì cho xã hội? Bạn muốn cuộc sống của bạn như thế nào trong tương lai?

+Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu nhỏ hơn, có thể đạt được trong thời gian ngắn, thường là những bước đệm để đạt được mục tiêu dài hạn

• Cách xác định: o Phân tích mục tiêu dài hạn: Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể hơn

26 o Lập kế hoạch chi tiết: Xác định các hành động cụ thể cần thực hiện để đạt được mỗi mục tiêu ngắn hạn

- Sử dụng phương pháp SMART:

• S (Specific - Cụ thể): Mục tiêu cần phải rõ ràng và dễ hiểu

• M (Measurable - Đo lường được): Bạn cần có cách để đo lường tiến độ đạt được mục tiêu

• A (Achievable - Có thể đạt được): Mục tiêu phải thực tế và có khả năng đạt được dựa trên năng lực của bạn

• R (Relevant - Phù hợp): Mục tiêu nên liên quan đến những gì bạn thực sự muốn hoặc cần

• T (Time-bound - Có thời hạn): Xác định rõ thời gian hoàn thành mục tiêu

- Lập kế hoạch hành động:

• Xác định các bước cụ thể để đạt được mục tiêu: Đặt ra những nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể mà bạn cần thực hiện để tiến gần hơn đến mục tiêu

• Xác định các nguồn lực cần thiết: Xác định những tài nguyên bạn cần, chẳng hạn như sách vở, tài liệu tham khảo, hoặc sự hỗ trợ từ giảng viên và bạn bè

- Theo kết quả khám phá của 1 cuộc nghiên cứu được thực hiện ở Đại học Yale ( Mỹ ) vào năm 1953 Người ta đã khảo sát những cử nhân vừa tốt nghiệp đại học, trong số đó có 3% cử nhân viết ra mục tiêu của mình, 97% cử nhân còn lại không viết ra được những mục tiêu cần thiết của mình 20 năm sau, một cuộc nghiên cứu tiếp theo cho thấy 3% cử nhân viết ra mục tiêu của mình có tổng thu nhập cao gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% cử nhân không viết mục tiêu cụ thể nào trước đó

⇒ Điều này chứng tỏ cho ta thấy sức mạnh kì diệu của việc xác lập mục tiêu

2.3 Lập kế hoạch học tập

2.3.1 Xác định mục ưu tiên

- Trong cuốn sách Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế, Adam Khoo đã khẳng định rằng “Không nên học nhồi nhét vì đây là cách học tự sát” vì việc ôn bài vào phút cuối, “nước đến chân mới nhảy” thường cần 1 khoảng thời gian học dài liên tục không được nghỉ ngơi nên khả năng ghi nhớ cũng như hiệu quả học tập bị giảm sút trầm trọng Hơn nữa, kiến thức mà học sinh thu thập được vào lúc này thường rất lộn xộn Do đó, chúng ta cần xác định các mục cần ưu tiên trong học tập để có thể tránh khỏi việc học “nhồi nhét” thay vào đó là ưu tiên những việc giúp ta tiến đến gần mục tiêu Những việc này không

27 chỉ giúp ta đạt được mục tiêu mà còn tạo động lực để chinh phục những mục tiêu học tập cao cả

- Các bước xác định ưu tiên trong học tập:

1 Liệt kê tất cả các nhiệm vụ: Viết ra một danh sách đầy đủ mọi thứ bạn cần làm, từ bài tập lớn đến các bài kiểm tra nhỏ

2 Sắp xếp theo mức độ quan trọng: Đánh giá từng nhiệm vụ và xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất Bạn có thể sử dụng các tiêu chí như hạn chót, mức độ khó, và ảnh hưởng đến kết quả học tập

3 Phân loại nhiệm vụ: Chia các nhiệm vụ thành các nhóm nhỏ, ví dụ như: nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ quan trọng nhưng không cấp bách, nhiệm vụ có thể giao cho người khác

4 Lập kế hoạch thực hiện: Dựa trên danh sách ưu tiên, bạn hãy lập một kế hoạch chi tiết với thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ

5 Linh hoạt điều chỉnh: Kế hoạch chỉ là một bản nháp, bạn cần sẵn sàng điều chỉnh nó khi có những thay đổi phát sinh

• Luôn luôn lên kế hoạch bằng bút chì để bạn có thể điều chỉnh lại khi cần thiết

• Tuyệt đối chỉ đẩy lùi kế hoạch trong trường hợp bất khả kháng Hãy xem đó như một bước lùi khỏi thành công và một bước tiến đến sự thất bại

• Gạch bỏ những việc đã hoàn tất

• Khi bạn làm xong 1 việc nào đó, hãy gạch bỏ chúng ra khỏi danh sách Việc này sẽ mang lại cảm giác thỏa mãn cho bạn khi hoàn tất công việc dự định

2.3.2 Lên lịch trình học tập

- Việc xây dựng một lịch trình học tập khoa học là chìa khóa để đạt được thành công trong học tập Bằng cách phân chia thời gian hợp lý và linh hoạt điều chỉnh, chúng ta không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn rèn luyện được tính tự giác, kỷ luật và khả năng quản lý bản thân Hãy biến việc lập kế hoạch trở thành một thói quen hàng ngày và bạn sẽ ngạc nhiên trước những kết quả mà mình đạt được

• Bước 1: Xác định mục tiêu trước mắt Bạn muốn đạt được gì sau khi học xong

• Bước 2: Phân tích công việc o Phân chia theo chủ đề hoặc môn học: Chia nhỏ nội dung học tập theo các chủ đề cụ thể hoặc theo từng môn học để dễ dàng quản lý

28 o Ước lượng thời gian cần thiết cho mỗi phần: Xá c định khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành từng phần nội dung dựa trên mức độ khó khăn và độ phức tạp của nó

KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

“Việc đọc rất quan trọng Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn” (Barack Obama) 3.1 Đọc hiểu là gì và tại sao chúng ta cần nó?

- Là khả năng tiếp thu, phân tích và hiểu rõ thông tin từ các văn bản viết

Khi đọc hiểu, chúng ta không chỉ đơn thuần nhận biết các từ và câu, mà còn khám phá ý nghĩa sâu xa, suy luận ra các thông tin ngầm và liên kết chúng với những gì mình đã biết

3.1.2 Tại sao kỹ năng đọc hiểu lại quan trọng?

- Kỹ năng đọc hiểu cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta từ học tập đến công việc với những lý do sau:

• Mở rộng kiến thức: Đọc là cánh cửa dẫn đến kho tàng tri thức vô tận

Qua việc đọc, chúng ta tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học, lịch sử đến văn học, nghệ thuật

• Phát triển tư duy: Đọc hiểu giúp rèn luyện khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp thông tin Chúng ta học cách đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra đánh giá

• Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Một vốn từ vựng phong phú và khả năng diễn đạt tốt là kết quả của việc đọc nhiều Đọc hiểu giúp chúng ta nâng cao khả năng giao tiếp cả bằng văn bản và lời nói

• Tăng cường khả năng sáng tạo: Đọc các tác phẩm văn học, tiểu thuyết giúp chúng ta hình dung, tưởng tượng và sáng tạo ra những câu chuyện riêng

• Thúc đẩy sự tự học: Đọc hiểu là nền tảng cho việc tự học Khi có khả năng đọc hiểu tốt, chúng ta có thể tự mình tìm tòi, khám phá và học hỏi những điều mới mẻ

3.2 Những sai lầm thường gặp trong việc đọc hiểu:

- Việc đọc hiểu không hiệu quả có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả về mặt chủ quan và khách quan Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:

- Tập trung kém: o Nguyên nhân: Dễ bị phân tâm bởi các thiết bị điện tử, tiếng ồn xung quanh, hoặc những suy nghĩ khác o Cách khắc phục: Tạo một không gian yên tĩnh để đọc, tắt thông báo, tập trung vào nội dung văn bản

- Không xác định mục tiêu đọc: o Nguyên nhân: Đọc một cách thụ động, không đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin cụ thể o Cách khắc phục: Trước khi đọc, hãy xác định mục tiêu mình muốn đạt được (tìm hiểu thông tin, giải trí, ) để tập trung vào những phần quan trọng

- Thiếu kỹ năng phân tích và tổng hợp: o Nguyên nhân: Không thể tóm tắt ý chính, phân biệt thông tin quan trọng và không quan trọng o Cách khắc phục: Luyện tập tóm tắt nội dung sau khi đọc, đặt câu hỏi về văn bản, liên kết các ý tưởng với nhau

- Thiếu kiên nhẫn và động lực: o Nguyên nhân: Dễ nản chí khi gặp phải văn bản khó, không có hứng thú với nội dung đọc

33 o Cách khắc phục: Chọn những cuốn sách phù hợp với sở thích, đặt ra mục tiêu nhỏ để đạt được từng giai đoạn, thưởng cho bản thân khi hoàn thành

- Chất lượng văn bản: o Nguyên nhân: Văn bản viết không rõ ràng, thiếu logic, hoặc quá chuyên sâu o Cách khắc phục: Chọn những nguồn thông tin uy tín, tìm đọc những bài viết được đánh giá cao

- Môi trường đọc: o Nguyên nhân: Ánh sáng không đủ, tư thế ngồi không thoải mái, ảnh hưởng đến sự tập trung o Cách khắc phục: Tạo một không gian đọc thoải mái, ánh sáng vừa đủ, tư thế ngồi thẳng lưng

3.3 Phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

- Tìm ý chính: Xác định được thông tin quan trọng nhất trong một đoạn văn, bài viết

- Hiểu chi tiết: Nắm bắt được những thông tin cụ thể, bổ sung cho ý chính

- Suy luận: Đưa ra kết luận dựa trên những thông tin đã đọc

- Phân tích: Phân tích cấu trúc của văn bản, mối quan hệ giữa các ý

- Đánh giá: Đánh giá tính đúng đắn, hợp lý của thông tin

**Để cải thiện khả năng đọc hiểu, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

- Tạo thói quen đọc đều đặn: Dành thời gian mỗi ngày để đọc sách, báo, tạp chí

- Luyện tập các kỹ năng đọc hiểu: Tóm tắt, đặt câu hỏi, so sánh, phân tích, đánh giá

- Tìm một môi trường đọc phù hợp: Yên tĩnh, ánh sáng tốt, tư thế thoải mái

- Xác định mục tiêu đọc rõ ràng: Trước khi đọc, hãy xác định mình muốn tìm hiểu điều gì

- Tập trung vào nội dung: Tránh bị phân tán bởi các yếu tố bên ngoài

- Kiên trì và đừng nản lòng: Cải thiện khả năng đọc hiểu là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự kiên trì

3.3.2 Các Phương Pháp Đọc Hiểu Phổ Biến a) Đọc theo phương pháp SQ3R:

- Gồm 5 bước: Survey (khảo sát), Question (đặt câu hỏi), Read (đọc),

Recite (trình bày lại), Review (ôn lại)

- Qua mỗi cấp bậc học, lượng tài liệu đọc của bạn lại trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn Đặc biệt, Đại học là lúc bạn sẽ phải đọc rất nhiều để tự nghiên cứu nâng cao kiến thức chuyên ngành và hoàn thành các bài luận văn Vậy nên trên thế giới, có phương pháp đọc sách cực kì hiệu quả mang tên SQ3R SQ3R là một phương pháp để đọc và hiểu toàn diện, bao gồm

5 bước: Survey (Khảo sát), Question (Đặt câu hỏi), Read (Đọc), Recite (Nhớ lại), Review (Ôn tập)

- Trước khi bạn bắt đầu đọc một chương mới, hãy đọc lướt qua toàn bộ tài liệu và tìm hiểu các ý chính trong văn bản Quá trình đề xuất dưới đây sẽ mất 5-10 phút

• Nhìn vào các tiêu đề và tiêu đề phụ

• Nhìn vào hình ảnh, biểu đồ và đồ thị (bất cứ thứ gì trực quan)

• Đọc phần tóm tắt chương

• Xem các câu hỏi nghiên cứu ở cuối chương

- Ở bước này, bạn sử dụng những câu hỏi như một công cụ dẫn dắt quá trình đọc của mình.Sử dụng tiêu đề đầu tiên của chương và chuyển nó thành một câu hỏi trước khi bắt đầu đọc chương đó Ví dụ: nếu tiêu đề là “Quan hệ đối tác hữu hạn”, hãy chuyển nó thành một câu hỏi: “Quan hệ đối tác hữu hạn là gì?” Bây giờ bạn đã tìm thấy mục đích để đọc chương này: tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên

- Khi bạn đọc, hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi bạn đã đặt ra Sử dụng các mẹo sau khi đọc:

• Thông thường câu đầu tiên của mỗi đoạn văn nêu ý chính

• Ngoài ra, hãy tìm các từ chuyển tiếp, như “tiếp theo”, “chẳng hạn”, để giúp bạn theo dõi quan điểm của tác giả

TẠO GHI CHÚ

- Việc tạo ghi chú không chỉ là một công cụ hỗ trợ ghi nhớ thông tin mà còn là một quá trình tư duy tích cực Bằng cách tự mình diễn đạt lại kiến thức, không chỉ củng cố hiểu biết mà còn phát hiện ra những mối liên kết mới, những góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề

- Ghi chú giúp bạn sắp xếp kiến thức theo 1 cách riêng dễ hiểu, dễ nhớ hơn Ghi chú cũng giúp bạn giảm thời gian ôn bài vì trong đó chỉ chứa đựng những thông tin quan trọng bạn cần phải nhớ

- Ghi chú thông minh khác với hành động ghi chép đơn thuần bởi việc ghi chép nguyên văn chỉ là một cách ghi chép thụ động

- Điều khác biệt giữa những người ghi chép giỏi và những người ghi chép thông thường là cách họ suy nghĩ trước khi tạo ra ghi chú của mình

- Những người ghi chú giỏi cô đọng và tổng hợp thông tin trong não trước khi viết, do vậy họ học trong khi ghi chép

- Những người ghi chép thông thường chỉ nhắc lại thông tin từ bài giảng/sách giáo khoa tức là họ chỉ ghi lại thông tin

- Những yêu cầu cần thiết của mỗi chúng ta khi tạo ghi chú

- Chúng ta phải tích cực lọc ra những thông tin quan trọng và chăm chú lắng nghe bài giảng hơn

- Chúng ta cần chọn lọc hơn những gì mình sẽ viết

- Chúng ta phải biết cách tóm tắt các nội dung bài giảng để kịp tốc độ ghi chép

4.2 Phương pháp ghi chú truyền thống

- Ghi chú theo kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, thường từ trái sang phải Có 2 dạng ghi chú kiểu truyền thống cơ bản

• Dạng 1: Dạng đầu tiên của ghi chú kiểu truyền thống được tạo ra từ các đoạn văn trong sách Dạng ghi chú này giống như một quyển sách thứ 2 nhưng khác 1 chỗ là nó chỉ tổng hợp các khái niệm quan trọng Ví dụ:

• Dạng 2: Cách thức ghi chú kiểu truyền thống thứ 2 thường được gọi là viết dưới dạng nhiều phần mục ở dạng này, các đoạn văn hoặc các câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp theo trình tự Mỗi câu văn chứa đựng 1 ý chính liên quan cần được học Ví dụ:

- PHƯƠNG PHÁP GHI CHÚ TRUYỀN THỐNG CÓ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM

THỜI GIAN HAY TỐI ƯU HÓA SỨC MẠNH CỦA NÃO BỘ KHÔNG?

 Câu trả lời là KHÔNG!! o Mặc dù kiểu ghi chú truyền thống giúp bạn chắt lọc thông tin trong sách, kiểu ghi chú này vẫn chứa đựng những từ thứ yếu giúp tạo thành câu văn hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết cho việc học của bạn (chiếm 60-80% tổng số từ) Vậy thì 60-80% thời gian học và cả trí nhớ của bạn vẫn bị lãng phí khi ghi chú kiểu truyền thống o Ở chương mục nói về não bộ, chúng ta đã đề cập tới việc các thiên tài có khả năng đạt những thành tích xuất chúng là vì họ tận dụng được cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc Đáng tiếc, phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là 1 cách thức học tập dành cho não trái Nó không tận dụng được các chức năng của não phải và do đó không tối ưu hóa sức mạnh não bộ của bạn

4.3 Phương pháp ghi chú thông minh

4.3.1 Phương pháp dàn ý (The Outline Method):

(Phương pháp ghi chép tốt nhất để ghi chép có tổ chức)

“Tôi thấy rằng phương pháp này là hoàn hảo để ghi lại một bức tranh ngắn gọn về toàn bộ cuốn sách mà không làm mất bất kỳ chi tiết quan trọng nào ”

(Thomas Frank từ College Info Geek, 10 bước để đạt điểm cao)

- Phương pháp dàn ý cho đến nay là kỹ thuật ghi chú được sử dụng phổ biến nhất mọi thời đại vì nó đơn giản, khoa học và trực quan

- Như tên gọi, đây là cách ghi chú dưới dạng dàn ý, được thực hiện theo tuyến tính Bạn có thể ghi chú những nội dung quan trọng nhất (ý chính) cùng với những nội dung bổ trợ (ý phụ) và một vài lưu ý khác

- Điểm hạn chế của phương pháp này là sẽ không thích hợp với những bài giảng có cấu trúc rối rắm, phức tạp và rất khó để chèn thêm nội dung vào các ý đã được ghi chú trước đó

4.3.2 Phương pháp Sketchnote ( Ghi nhớ phác thảo/Ghi chú trực quan)- Phương pháp ghi chú tốt nhất trong các thuật ghi nhớ

- Sketchnote là hình thức tác động thực sự hiệu quả tới các vùng ký ức trong bộ não

- Đây là hình thức kết hợp ghi chú viết tay truyền thống với hình vẽ, biểu tượng và các yếu tố sáng tạo khác để tạo ra một bản ghi chú hấp dẫn với những hình ảnh trực quan, rõ ràng

- Sketchnote sẽ không đi sâu vào việc thể hiện nội dung chi tiết mà tập trung vào ý tưởng, nội dung chính thông qua hình vẽ, bố cục và chữ viết

- Sketchnote giúp bạn nén một số từ thành một hình ảnh, tăng hiệu quả ghi nhớ và có thể truy xuất dễ dàng

4.3.3 Phương pháp ghi chú Cornell

- Đây là phương pháp ghi chú rất nổi tiếng bởi tính hiệu quả của nó Nếu thực hiện đúng, nó có thể giảm thời gian học của bạn và cho phép bạn ôn tập hiệu quả

- Phương pháp Cornell thường chia một trang giấy làm 3 hoặc 4 phần:

• Hàng ở đầu trang: Tiêu đề

• Hàng ở dưới cùng: Bản tóm tắt nội dung (thực hiện sau khi bài giảng kết thúc)

• Bảng trung tâm gồm 2 cột ở giữa:

• Cột bên trái chiếm 30%: gồm các keywords và câu hỏi (thực hiện sau khi bài giảng kết thúc)

• Cột bên phải chiếm 70%: Ghi lại các ý chính trong suốt thời gian bài giảng diễn ra

- Phương pháp ghi chép của Cornell rất xuất sắc vì nó sử dụng cách tiếp cận “ba lượt” để học – nghĩa là bạn tiếp cận tài liệu theo ba cách khác nhau Điều này là tối ưu để lưu giữ thông tin lâu dài trong bộ nhớ của bạn

4.3.4 Phương pháp biểu đồ (The charting method)

(Phương pháp ghi chú tốt nhất để tổng hợp các mối quan hệ)

- Đây là kiểu ghi chú phi tuyến tính, các thông tin được sắp xếp thành các cột và hàng cô đọng những điểm tương đồng, khác biệt hoặc đặc điểm chung của hai khái niệm/đối tượng/sự kiện Nhìn vào biểu đồ chúng ta dễ dàng so sánh đối tượng với nhau

- Phương pháp này sẽ giúp bạn nhớ được nhiều thông tin một cách rõ ràng, rất hữu ích khi cần để tóm tắt toàn bộ bài giảng để chuẩn bị trước kỳ thi

- Tuy nhiên, nhược điểm của Phương pháp biểu đồ là khá khó sử dụng khi ghi bài giảng Ngược lại, sau giờ lên lớp, nếu bạn cần được tổng hợp thông tin, đó là lúc tất cả sức mạnh của nó được mở khóa

- Các công cụ tạo ghi chú phổ biến: Notion, Evernote, Google keep,

LÀM BÀI KIỂM TRA

- Là hoạt động mà chúng ta thực hiện để đánh giá kiến thức, kỹ năng hoặc khả năng của bản thân về một lĩnh vực nào đó Khi làm bài kiểm tra, chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu được đặt ra

5.2 Các loại bài kiểm tra

• Đọc kỹ từng đáp án trước khi chọn

• Loại trừ những đáp án sai trước

• Sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án đúng

• Trình bày bài làm theo cấu trúc rõ ràng

• Sử dụng các từ khóa, ví dụ để minh họa cho ý kiến của mình

• Áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài tập cụ thể

• Kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác

- Đánh giá kiến thức: Kiểm tra giúp chúng ta biết mình đã hiểu và nắm vững kiến thức đến đâu

- Đánh giá kỹ năng: Qua bài kiểm tra, chúng ta có thể đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề

- Đánh giá năng lực: Bài kiểm tra giúp xác định năng khiếu, sở trường của mỗi người

- Củng cố kiến thức: Việc ôn tập và làm bài kiểm tra giúp chúng ta nhớ lâu hơn những kiến thức đã học

5.4 Cách làm bài kiểm tra

- Chuẩn bị trước khi làm bài:

• Hiểu rõ yêu cầu của bài kiểm tra: Đọc kỹ đề bài, nắm rõ những gì cần làm, định dạng câu trả lời, và thời gian làm bài

• Ôn tập kiến thức: Xem lại toàn bộ nội dung đã học, tập trung vào những phần trọng tâm

• Lập kế hoạch ôn tập: Chia nhỏ kiến thức thành các phần nhỏ để dễ dàng tiếp thu, sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý

• Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn trong khi làm bài

• Đọc sơ lược toàn bộ đề thi: đọc lướt qua nội dung để hình thành ý tưởng làm bài, biết trước được sơ lược nội dung

• Phân bổ thời gian hợp lý: biết cách đánh giá câu hỏi và phân chia thời gian phù hợp với quỹ thời gian làm bài kiểm tra Nên trả lời câu hỏi dễ trước

- khó sau, đừng quá dành nhiều thời gian cho câu dễ, bỏ quên những câu khó mà bản thân có thể làm được Đánh dấu bên cạnh những câu hỏi bạn cho là khó và quay lại trả lời sau Theo cách đó, các bạn sẽ có thể tiết kiệm được thời gian Thường xuyên kiểm tra và theo dõi đồng hồ vài phút một lần để đảm bảo rằng bạn không bỏ phí thời gian

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w