Nhân cách văn hóa lý quang diệu Nhân cách văn hóa lý quang diệu Nhân cách văn hóa lý quang diệu Nhân cách văn hóa lý quang diệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC
Hà Nội – 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Mai Ngọc Chừ Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Thanh Huyền
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
6 Bố cục của luận án 9
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1 Những công trình nghiên cứu đã được công bố 11
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về nhân cách nói chung 11
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về Lý Quang Diệu 27
1.2 Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 40
1.3 Những vấn đề luận án cần giải quyết 41
Tiểu kết chương 1: 43
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU 44
2.1 Lý luận về nhân cách và nhân cách văn hóa 44
2.1.1 Nhân cách 44
2.1.2 Nhân cách văn hóa 53
2.2 Một số nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu 58
2.2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội 58
2.2.2 Bối cảnh gia đình 66
2.2.3 Nền tảng giáo dục 68
Tiểu kết chương 2: 74
Chương 3: NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU XÉT TỪ GÓC
Trang 53.1 Nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu xét từ phương diện gia đình 77
3.1.1 Một người coi trọng gia đình, quê hương và giá trị truyền thống 77
3.1.2 Một người chồng thủy chung, coi trọng bạn đời 84
3.1.3 Một người cha nghiêm khắc, có trách nhiệm với con cái 91
3.2 Nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu xét từ khía cạnh xã hội 98
3.2.1 Một người có nghị lực, quyết tâm 98
3.2.2 Một người có mục tiêu, lý tưởng 104
3.2.3 Một người nhạy bén với thời cuộc 106
Tiểu kết chương 3: 112
Chương 4: NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO 114
4.1 Nhà lãnh đạo có tư duy, chiến lược 114
4.1.1 Nhà lãnh đạo có tư duy, chiến lược về phát triển kinh tế 114
4.1.2 Nhà lãnh đạo có chiến lược về phát triển giáo dục hiện đại 121
4.1.3 Nhà lãnh đạo có chiến lược trọng dụng nhân tài 127
4.2 Nhà lãnh đạo coi trọng tính minh bạch 133
4.3 Nhà lãnh đạo có trách nhiệm với nhân dân 135
4.4 Nhà lãnh đạo coi trọng dân chủ 144
4.5 Nhà lãnh đạo có uy tín quốc tế cao 148
Tiểu kết chương 4: 152
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
Trang 6Ủy ban tham vấn công dân
Bureau
Cục Điều tra tham nhũng
cao tốc
Technology
Bộ Khoa học và công nghệ
Trang 7PSC Singapore Public Service
Trang 8Lý Quang Diệu là một trong những câu chuyện đó
Singapore là một đảo quốc diện tích nhỏ, dân số ít, nghèo nàn về tài nguyên nhưng ngày nay được coi là một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như một Tiểu cường quốc trên thế giới Sự phát triển nhanh chóng và bền vững của Singapore đã tạo cho đảo quốc này một vị thế cao, có tầm ảnh hưởng lớn trong các vấn đề toàn cầu Thành công đó không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của người lập quốc Lý Quang Diệu
Từ một sinh viên tốt nghiệp ngành Luật, Lý Quang Diệu đã trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore Ông đã kiên trì xây dựng và biến những khó khăn của Singapore thành động lực phát triển Không chỉ có vậy, ông còn thực hiện thành công nhiều cải cách và khẳng định được vị thế của Singapore trong khu vực và trên thế giới
Trong hơn ba thập kỷ trên cương vị lãnh đạo, Lý Quang Diệu đã thể hiện mình là nhà lãnh đạo xuất chúng, tâm huyết với những quyết sách đầy tính chiến lược nhằm tạo nên một đảo quốc Singapore có sức mạnh về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ lớn nhất khu vực, một xã hội hiện đại, văn minh, một địa điểm an toàn và hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời cũng là
nơi được coi là“đáng sống”
Trang 9Ở Singapore, Lý Quang Diệu nhận được sự kính trọng của nhân dân, đặc biệt là những người lớn tuổi, bởi ông đã để lại cho người dân Singapore một
di sản vĩ đại là một quốc gia độc lập, an toàn, hòa hợp các sắc tộc và phát triển thịnh vượng Lịch sử Singapore và thế giới đã ghi nhận những tư tưởng, cống hiến của Lý Quang Diệu cho đảo quốc Bên cạnh đó, ông còn nhiều lần được vinh dự nhận những giải thưởng quốc tế như: Huân chương Mặt trời mọc (1967), Chủ tịch Hội Khổng học thế giới (1985)…
Nhân cách văn hóa của Lý Quang Diệu không những có ảnh hưởng lớn đến Singapore mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới Cho đến nay đã có khá nhiều công trình viết về Lý Quang Diệu, nhưng hầu như chưa
có tác phẩm hay cuốn sách, luận văn, luận án, công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện về nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu một cách hệ thống Hơn nữa các nguồn tài liệu viết về nhân cách văn hóa của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử cũng là vấn đề ít được đề cập đến Việc nghiên cứu về nhân cách Lý Quang Diệu dưới góc nhìn văn hóa là thực sự cần thiết Vì vậy, chúng tôi lựa
chọn “Nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu” làm đề tài nghiên cứu của luận
án Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp thêm những góc nhìn mới về cuộc đời và con người của Lý Quang Diệu Bên cạnh đó, cũng làm sáng tỏ những tư tưởng, đường lối, chính sách trong quá trình xây dựng Singapore của ông Đồng thời, kết quả của luận án cũng góp phần bổ sung cho hệ thống tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Đông Nam Á, về nhân cách văn hóa và về đất nước, con người Singapore…
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, tác giả mong đạt được hai mục đích chính:
Một là, làm sáng tỏ những đặc trưng của nhân cách văn hóa Lý Quang
Diệu, từ đó có thể hiểu thêm về những đóng góp to lớn của ông cho sự phát triển phồn thịnh của Singapore
Trang 10Hai là, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch sử, văn hoá
và con người Singapore
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về nhân cách, nhân cách văn hóa và những yếu
tố ảnh hưởng đến nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
- Làm rõ những nhân tố góp phần tạo nên nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
- Phân tích nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu xét từ phương diện quan
hệ gia đình, xã hội; về vai trò của một nhà lãnh đạo quốc gia có tầm ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian: Trong đề tài, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về
Singapore - quê hương của Lý Quang Diệu Bên cạnh đó, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu ra những nơi liên quan đến quá trình hoạt động của Lý Quang Diệu
- Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung chủ yếu vào giai đoạn nửa sau
thế kỉ XX đầu thế kỷ XXI Đó là giai đoạn hoạt động của Lý Quang Diệu Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu về những năm tháng thiếu thời của Lý Quang Diệu, để có cái nhìn tổng thể về quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách văn hóa của ông
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận án chọn cách tiếp cận liên ngành là cách tiếp cận của Đông Nam Á
Trang 11Cách tiếp cận liên ngành nhằm mục đích làm rõ nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu như là một hiện tượng văn hóa đặt trong mối liên hệ biện chứng với lịch sử, tư tưởng, xã hội… Từ hướng tiếp cận liên ngành, luận án được triển khai dựa vào một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:
Phương pháp tổng hợp: Dùng để tập hợp những nét văn hóa ứng xử của
Lý Quang Diệu diễn ra trong những không gian và thời gian khác nhau
Phương pháp phân tích: Dùng để phân tích các biểu hiện của nhân cách
văn hóa Lý Quang Diệu trong từng hoàn cảnh và từng trường hợp cụ thể
Phương pháp diễn dịch: Với từng vấn đề trong quá trình nghiên cứu tác
giả sử dụng phương pháp diễn dịch, đi từ tổng thể đến bộ phận Việc vận dụng phương pháp này giúp luận án liên kết các vấn đề độc lập, riêng biệt để tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu Đồng thời giải thích các vấn đề lý luận liên quan đến luận án
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Những biểu hiện của nhân cách văn hoá
rất đa dạng, phong phú, thậm chí có phần phức tạp Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tác giả luận án có thể làm rõ được mối quan hệ giữa các yếu tố
và cấu trúc nội tại của chúng, từ đó làm sáng tỏ được một cách biện chứng những đặc điểm của nhân cách văn hoá Lý Quang Diệu
Phương pháp lịch sử: Thông qua những nguồn tư liệu, những giai đoạn,
diễn biến lịch sử… luận án phục dựng lại bức tranh chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình hình thành và phát triển nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu cũng như quá trình trưởng thành trong nhận thức, tư duy của ông Quá trình vận động của lịch sử đã tác động đến nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu, trong đó có cả những đặc trưng về tầm nhìn, chiến lược của ông trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án nghiên cứu về nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu có đóng góp
về mặt khoa học và thực tiễn
Trang 125.1 Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến nhân cách văn hoá Nhân cách văn hóa nói chung và nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu là một vấn đề khoa học đáng được quan tâm
- Luận án giới thiệu một cái nhìn mới về nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu theo chiều hướng tổng thể và biện chứng
- Luận án làm sáng tỏ những tư tưởng, đường lối, chính sách trong quá trình xây dựng Singapore của Lý Quang Diệu
- Luận án góp phần cung cấp thêm nguồn tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp
Lý Quang Diệu Thông qua đó làm rõ những đặc điểm của nhân cách văn hoá
Lý Quang Diệu – một nhân cách văn hóa tiêu biểu
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và những đặc trưng nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu, từ đó thấy rõ hơn những đóng góp của Lý Quang Diệu cho sự phát triển phồn thịnh của Singapore
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập
và giảng dạy về Đông Nam Á nói chung và Singapore nói riêng
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được thiết kế theo cấu trúc 4 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở chương 1, luận án tập trung phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong nước, cũng như nước ngoài viết về nhân cách, nhân cách văn hóa và những công trình nghiên cứu liên quan đến Lý Quang Diệu Điều này làm nổi bật những đóng góp mới của luận án về nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU
Trang 13Một là, lý luận cơ bản về nhân cách và nhân cách văn hóa Đây chính là
cơ sở lý luận cần thiết để tạo tiền đề nghiên cứu cho nội dung chính của luận
án là nhân cách văn hóa Từ cơ sở lý luận, luận án rút ra những nhận định khái quát về nhân cách và nhân cách văn hóa Đó cũng chính là cơ sở để luận
án nghiên cứu về nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
Hai là, bối cảnh hình thành nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu, bao gồm
bối lịch sử, xã hội, bối cảnh gia đình, nền tảng giáo dục tạo nên một nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu
Chương 3: NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU XÉT TỪ GÓC ĐỘ QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Nội dung nghiên cứu ở chương 3 là những đặc trưng nhân cách xét từ góc độ quan hệ gia đình và xã hội Môi trường gia đình (gia đình truyền thống gốc Hoa) và xã hội (những năm tháng Singapore dưới sự cai trị của người Anh, đến khi người Nhật chiếm đóng, những năm tháng học tập tại Anh…) là những yếu tố không thế thiếu, đã góp phần hình thành nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu như: coi trọng gia đình, trân trọng, thủy chung với bạn đời, có
trách nhiệm với con cái,…
Chương 4: NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÝ QUANG DIỆU XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO
Nội dung nghiên cứu chính ở chương 4 là những đặc trưng nhân cách văn hóa xét từ phương diện một nhà lãnh đạo, góp phần tạo nên nhân cách văn hóa Lý Quang Diệu Những đặc trưng nhân cách này được thể hiện là một nhà lãnh đạo có tư duy, tầm nhìn, chiến lược; một nhà lãnh đạo có trách
nhiệm với nhân dân; một nhà lãnh đạo có chiến lược về giáo dục hiện đại,
Trang 14Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề con người và nhân cách là những đề tài không còn mới với các
nhà nghiên cứu, tuy nhiên “ngay cả khi tất cả các vấn đề khoa học đã được giải đáp thì bí ẩn con người vẫn chưa được đụng đến” [Hồ Sĩ Quý, 2007,
tr.155] Nhân cách là vấn đề được nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học ở phương Đông và phương Tây quan tâm và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: triết học, tâm lý học, Trong nghiên cứu lý luận, nhân cách vốn là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, bởi nhân cách không chỉ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau mà còn có nhiều biến số tác động vào việc hình thành nhân cách Việc lý giải quá trình hình thành nhân cách bắt nguồn từ những yếu tố nào? Từ cơ chế sinh học, tâm lý hay từ xã hội đang biến đổi không ngừng, mà ở đó cá nhân vừa là chủ thể vừa là khách thể, đã hình thành nhiều khuynh hướng lý luận khác nhau trong việc giải quyết vấn
đề nhân cách Nghiên cứu về nhân cách một cá nhân cụ thể, cho đến nay đã
có nhiều công trình đề cập đến Luận án tổng hợp và hệ thống hóa một số công trình liên quan đến đề tài như sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu đã được công bố
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về nhân cách nói chung
Việc nghiên cứu về nhân cách theo xu hướng thực nghiệm hay lý luận từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thảo luận rất sôi nổi trên các diễn đàn học thuật Từ những năm 1970 – 1980 của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia đã phát triển các trào lưu nghiên cứu về nhân cách khá mạnh mẽ Họ cho rằng nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội, tâm sinh
lý tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình một cách tích cực Còn các nhà triết học duy vật biện chứng quan niệm nhân cách là tổng thể của ba thành tố
cơ bản: tư chất di truyền, sinh học, tâm lý và sự tác động của những thành tố
Trang 15sự phân loại của chúng tôi, các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn
Trong Psychology: Exploring Behavior (năm 1985) (Dịch: Tâm lý học: khám phá hành vi), Richard A Kasschau đã khái quát quan điểm của các nhà
khoa học về nhân cách thành các lý thuyết: lý thuyết về các nét nhân cách; lý thuyết phân tâm học về nhân cách; lý thuyết học tập xã hội; lý thuyết nhân văn và thuyết Big Five - một lý thuyết hiện đại về nhân cách Trong công trình này, tác giả cho rằng mỗi loại lý thuyết khác nhau lại nhấn mạnh những yếu tố khác nhau quyết định đến quá trình hoạt động của nhân cách Tác giả còn cho rằng, những mô tả lý luận về nhân cách đã tiến triển từ những lý thuyết ban đầu về nét nhân cách cho đến phân tâm học và thuyết hành vi rồi
đến những lý thuyết “tự phát triển” về nhân cách Sự phát triển này của các
lý thuyết phân tâm học và lý thuyết về nét nhân cách thể hiện sự biến đổi từ việc quan tâm đến yếu tố di truyền như là yếu tố tác động vào nhân cách, đến việc nhấn mạnh lý thuyết hành vi, lý thuyết nhân văn, lý thuyết học tập xã hội… như là những ảnh hưởng của môi trường và sự nuôi dưỡng nhân cách
Còn George Boeree trong cuốn Theories of personality (năm 2006) (Dịch: Các học thuyết về nhân cách) đã khái quát các quan điểm nhân cách
trong các học thuyết gắn liền với các tác giả có tên tuổi trong tâm lý học như:
S Freud, Anna Freud, Alfred Adler, Karen Horney, Albert Ellis, B.F
Trang 16Skinner, Hans Eysenck, Albert Bandura, Gordon Allport, George Kelly, Abraham Maslow, Carl Rogers,… Trong đó George Boeree đã phân nhóm
các nhà tâm lý học thành ba xu hướng chính: thứ nhất, tâm lý học phân tích (gồm S Freud, A Freud, Erickson, C Jung, Adler, Horney, Fromm); thứ hai, tâm lý học hành vi (gồm Eysenck, Skinner, Bandura); thứ ba, tâm lý học nhân
văn, bao gồm cả tâm lý học hiện sinh (Maslow, Rogers, Kelly, Frankl)
Trong khi đó, hai tác giả Barry D Smith và Harold J Vetter giới thiệu
các quan điểm về nhân cách trong Theories of personality (tác phẩm đã được Nguyễn Kim Dân dịch ra tiếng Việt năm 2005 là: Các học thuyết về nhân cách) Trong đó hai tác giả đề cập đến các thuyết: Thuyết phân tâm học (S
Freud); Tâm lý học bản ngã (Erik H Erikson và Heinz Hartmann); Tâm lý học phân tích (C Jung); Học thuyết phân tích xã hội (Alfred Adler, Karen Horney, Erich Fromm và Harry Stack Sullivan); Học thuyết hiện tượng học - chủ nghĩa nhân văn (Carl Rogers và Abraham Maslow); Học thuyết học hỏi phản ứng - kích thích, Phương thức nghiên cứu hành vi (B.F Skinner); Nhận thức, nhân cách và hành vi (George Kelly); Học tập và nhận thức xã hội; Học thuyết xử lý thông tin (Albert Bandura, Walter Mischel, Julian Rotter); Học thuyết hệ thống dựa trên cấu trúc (Raymond Cattell); Học thuyết hoạt trường (Hans Jurgen Eysenck, Kurt Lewin) Theo hai tác giả, bất cứ học thuyết nào
cũng phải trả lời hai câu hỏi chính là: nhân cách đến từ đâu? và cơ chế hoặc quá trình nào giúp nó tồn tại và phát triển? Các tác giả còn cho rằng, các học
thuyết đều mặc nhiên công nhận nhân cách có tính kế thừa và học hỏi tương đối, cả hai yếu tố đều có liên quan nhưng có sự khác nhau khi nhấn mạnh một trong hai yếu tố này Theo các tác giả, trong suốt chiều dài lịch sử, người ta luôn xem nhân cách như một cấu trúc nội tại và như là một ý niệm hoặc hệ thống ý niệm Nhân cách cũng có thể được xem như lĩnh vực tìm hiểu, trong
đó có hai dạng tìm hiểu có thể đồng nhất hóa là: thứ nhất, nghiên cứu dựa trên
Trang 17một học thuyết hình thức; thứ hai, những cuộc tìm kiếm dựa trên kinh
nghiệm, có khuynh hướng làm những cuộc thăm dò trong thiên nhiên
Cũng đồng quan điểm với nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nhân cách,
các tác giả Calvin S Hall, Gardner Lindzey trong cuốn Theories of personality (năm 1978) (Dịch: Các học thuyết về nhân cách), đã giới thiệu
những quan điểm về nhân cách trong tâm lý học cổ điển của Freud, trong tâm
lý học đương đại, trong thuyết phân tích của Jung, trong tâm lý học xã hội của Adler, Fromm, Horney, Sullivan, học thuyết của Murray, học thuyết con người là trung tâm của Roger, các học thuyết tâm lý học hiện sinh, tâm lý học
cá nhân của Allport, học thuyết yếu tố của Cattell…
Hay Jeffrey Magnavita là một trong những học giả hàng đầu trong lĩnh
vực nghiên cứu nhân cách, với tác phẩm Theories of personality, contemporary approaches to the Science of Personality (năm 2002) (Dịch: Học thuyết về nhân cách, các cách tiếp cận đương đại đối với khoa học về nhân cách), đã mang đến một cái nhìn toàn diện về lịch sử phát triển các quan
điểm về nhân cách, bắt đầu từ nền móng lịch sử với các mô hình học thuyết
Hy Lạp cổ đại, sau đó đến những nỗ lực xây dựng khoa học tâm lý nửa sau thế kỷ XIX Tác giả công trình cho rằng, sự hình thành các quan điểm khoa học nhân cách hiện đại bắt đầu từ Freud, sau đó là qua các công trình của học trò Freud và các cuộc tranh luận mà họ khơi ra Ông đã phân tích 7 mô thức (model) nhân cách đương đại chủ yếu là: - Mô thức sinh tâm thần học về nhân cách; - Mô thức phân tâm học đương đại về nhân cách; - Mô thức hành vi về nhân cách; - Mô thức nhận thức và nhận thức - hành vi về nhân cách; - Mô thức liên nhân cách và nhân tố về nhân cách; - Mô thức quan hệ về nhân cách;
- Mô thức thống nhất về nhân cách
Đồng quan điểm với Magnavita, tác giả Funder David trong tác phẩm
The personality puzzle (năm 1997) (Dịch: Các vấn đề về nhân cách) cũng đã
đưa ra các quan điểm về nhân cách dựa trên các cách tiếp cận như: tiếp cận
Trang 18nhân văn, cách tiếp cận của trường phái Freud mới, cách tiếp cận hành vi, cách tiếp cận về nét nhân cách, với các đại diện tiêu biểu cho từng cách tiếp cận Với mỗi cách tiếp cận, tác giả sắp xếp thành một chương riêng để phân tích và làm rõ
Có thể nhận thấy, các công trình được kể trên có đặc điểm chung là khi
hệ thống hoá các quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhân cách thì đều xác định Freud là người đầu đặt nền móng đầu tiên cho lý luận về nhân cách Tuy nhiên, các tác giả Valerian J Derlega, Barbara A Winstead, Warren H Jones
trong tác phẩm Personality: Contemporary Theory and Research (năm 2005) (Dịch: Nhân cách: các lý thuyết và nghiên cứu đương đại) lại có cách tiếp cận
không giống như nhiều nhà nghiên cứu về nhân cách khác Các tác giả này lại tiếp cận, phân tích, triển khai vấn đề nhân cách từ phương diện các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách như: văn hóa, cảm xúc, động lực, cấu trúc, gen, môi trường, stress, các mối quan hệ Cùng cách tiếp cận như các tác giả trên,
Lazarus Richard S trong tác phẩm Personality (năm 1967) (Dịch: Nhân cách), hay Allport Gordon trong tác phẩm Pattern and growth in personality (năm 1961) (Dịch: Các thành tố và sự phát triển trong nhân cách), cũng đã
mô tả những đặc điểm của nhân cách, chỉ ra một cách tiếp cận đối với nhân cách, nêu lên sự phát triển, cấu trúc, những hiểu biết về nhân cách cùng với việc tìm ra các động lực của nhân cách cũng như các yếu tố văn hóa và xã hội
có ảnh hưởng quyết định đến nhân cách
Bên cạnh đó, khi đề cập đến nhân cách, không thể không nhắc đến các nghiên cứu theo chủ nghĩa Mác-xít Trong số các nhà nghiên cứu nhân cách
phương Tây, Lucien Seve đã có tác phẩm Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhân cách, (năm 1989) với 4 chương Cuốn sách là kết quả nhiều năm dày công
nghiên cứu của Lucien Seve Tác phẩm triển khai khá chi tiết, cụ thể về lý luận nhân cách trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – xít và đã thu hút được
Trang 19Xuất phát từ chủ trương đề cao và bảo vệ học thuyết Mác-xít về nhân
cách các nhà khoa học khối xã hội chủ nghĩa có cuốn Chủ nghĩa xã hội và nhân cách (năm 1983, 1984) Đây là công trình chuyên khảo về nhân cách
gồm 2 tập Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày những vấn đề liên quan tới sự phát triển nhân cách trong xã hội xã hội chủ nghĩa Cuốn sách không chỉ nhấn mạnh đến mối liên hệ lẫn nhau giữa các mối quan
hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, tinh thần, kể cả đạo đức, mỹ học như là cơ
sở xã hội của sự phát triển những đặc trưng của con người mới, tạo thành một tổng hòa các mặt phát triển toàn diện của nhân cách, mà còn là cơ sở của sự tác động lẫn nhau giữa nhân cách với các nhân tố quyết định bộ mặt hiện tại của xã hội xã hội chủ nghĩa như cách mạng khoa học - kỹ thuật, nền văn hóa tinh thần, chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa, thời gian nhàn rỗi Mặt khác, cuốn sách đã tập trung chú ý đến những vấn đề có tính chất xuất phát điểm của học thuyết Mác-xít về nhân cách như: bản chất của nhân cách, cơ chế quyết định thế giới tinh thần và hoạt động của nhân cách
Ở Việt Nam, nhân cách cũng là vấn đề được các nhà khoa học đề cập đến
và nghiên cứu Tác giả Nguyễn Ngọc Bích cũng đề cập đến vấn đề lý luận
nhân cách trong cuốn Tâm lý học nhân cách: một số vấn đề lý luận (năm
1998) Ngoài việc khái quát các tư tưởng trong lịch sử phương Đông và tâm
lý học phương Tây về nhân cách, cuốn sách mang tính giáo trình này cũng đã
đề cập đến xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ) Trong đó, tác giả trình bày các nguyên tắc nghiên cứu, các trường phái lớn, các trung tâm nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát chín xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô với từng đại diện tiêu biểu cho từng
xu hướng Đặc biệt, tác giả đã dành một chương riêng để phân tích những tư tưởng của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách như là cơ sở phương pháp luận xây dựng tâm lý học nhân cách Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích khá chi tiết những tư tưởng của Mác về con người và nhân cách
Trang 20gồm có: tư tưởng của Mác về con người với tư cách một nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể, nhân cách được hình thành qua mối quan
hệ giữa người này với người khác trong xã hội, nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện, điều kiện để nhân cách phát triển hài hòa toàn diện, nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu phạm trù hoạt động của nhân cách
Hay trong cuốn sách Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay do tác
giả Đào Thị Oanh chủ biên (năm 2007), các tác giả đã tổng hợp khá cơ bản và đầy đủ những vấn đề lý luận nhân cách, trong đó có phân tích lý luận về nhân cách trong tâm lý học Xô Viết với một số quan điểm và khuynh hướng chủ yếu như: khuynh hướng sinh - tâm lý, khuynh hướng tiếp cận triết học từ cái chung đến cái riêng, khuynh hướng nghiên cứu nhân cách định hướng giáo dục con người mới Các tác giả hệ thống hóa cách hiểu về nhân cách, quan niệm về cấu trúc nhân cách cũng như phân tích những tư tưởng chủ yếu trong Tâm lý học Xô Viết với các đại diện tiêu biểu như Vugotxki, V.X Merlin, B.G Ananhiep, A N Leonchiev
Vận dụng lý thuyết của các nhà tâm lý học, các nhà nhân học đã có những tác giả nghiên cứu về con người như: Wallace, Anthony, LeVine, Robert A
Năm 1945, Linton R xuất bản cuốn The cultural background of personality (Dịch: Nền tảng văn hóa của nhân cách) Sự tương tác của cá
nhân với xã hội và văn hóa có ảnh hưởng đến việc hình thành hầu hết các hành vi của cá nhân đó Những động lực tạo nên nhân cách tích cực của mỗi
cá nhân dựa trên việc khen thưởng những hành vi gần đúng với văn hóa chuẩn mực và ngược lại đối với những hành vi lệch lạc sẽ bị trừng phạt Những thay đổi để ứng phó với một tình huống xác định trong cuộc sống thường nằm trong một loạt các hành vi giới hạn tạo thành một khuôn mẫu văn hóa thực sự Các nhà nhân học xác định phương thức trong chuỗi các giá trị văn hóa và gọi
Trang 21được quy định trên cơ sở địa vị của người đó trong các hệ thống phân loại và
tổ chức khác nhau, đặc biệt là hệ thống giới tính và gia đình Nhân cách được xem như một vấn đề cốt lõi có tổ chức của các thói quen được bao quanh bởi một sự linh hoạt của các phản ứng mới có được Phản ứng ban đầu trong một tình huống mới phát triển chủ yếu thông qua việc bắt chước một khuôn mẫu hành vi đã được phát triển bởi các thành viên khác trong xã hội Những ảnh hưởng mà văn hóa tác động lên nhân cách đang phát triển gồm có hai loại:
một là, những ảnh hưởng bắt nguồn từ hành vi có khuôn mẫu văn hóa đối với đứa trẻ; hai là, sự phát triển trong suốt cuộc đời của cá nhân và bắt nguồn từ
quan sát, hoặc hướng dẫn, các mẫu hành vi đặc trưng của xã hội
Năm 1961, Wallace, Anthony và Fogelson, Raymond có công trình
Culture and Personality (Dịch: Văn hóa và nhân cách) Các tác giả đã tổng
hợp, phân loại các tài liệu từ năm 1958 đến nửa đầu năm 1960 phản ánh những xu hướng quan trọng nhất của thời kỳ này Sự chặt chẽ của bài viết được thể hiện ở phương pháp luận trong các cuộc điều tra về sự phát triển của trẻ em; sự tập trung của các mối quan tâm vào sự thay đổi văn hóa, từ các quá trình tiếp biến văn hóa chậm chạp đến các quá trình thay đổi văn hóa nhanh chóng; những dấu hiệu đầu tiên của mối quan hệ giữa quá trình phát triển sinh
lý và sinh hóa khác nhau với nhân cách và văn hóa… Các xu hướng được đặt
ra như: phân tách các nghiên cứu tính cách nhóm, từ các nghiên cứu về nhân cách tổng thể đến các cuộc điều tra về các thành phần hoặc khía cạnh hạn chế hơn của nhân cách
Năm 1963, Wallace, Anthony xuất bản cuốn Culture and personality (Dịch: Văn hóa và nhân cách) Cuốn sách viết về vai trò của văn hóa trong việc hình thành nhân cách trong một khuôn khổ “văn hóa sinh thái” và xem
xét các vấn đề về sự điều chỉnh của cá nhân đối với nhu cầu của văn hóa Lý thuyết này bị ảnh hưởng bởi học thuyết tâm lý học Freud Điều này nhấn mạnh tính ưu việt của trẻ sơ sinh và trải nghiệm thời thơ ấu trong việc hình
Trang 22thành nhân cách Các nhà nhân học đã sử dụng các khái niệm tâm lý học như
là công cụ để thực hiện những nghiên cứu của mình Sau sự phát triển của trường phái nghiên cứu này, nhiều nhà nhân học đã cố gắng nghiên cứu rộng hơn về nhân cách dân tộc (kiểu nhân cách đại diện) giữa các nền văn hóa Như vậy, những nhà nghiên cứu kể trên, nhìn chung đã giới thiệu khá đầy đủ về các học thuyết về nhân cách, các đại diện tiêu biểu cho từng khuynh hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách Đặc điểm chung của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nhân cách là đều tập trung phân tích các quan điểm về nhân cách điển hình Qua các công trình kể trên có thể nhận thấy, các nhà khoa học chủ yếu đề cập đến 3 loại quan điểm chính về nhân cách: 1 Quan điểm sinh vật hóa nhân cách nhấn mạnh khía cạnh sinh học trong nguồn gốc và biểu hiện của nhân cách con người 2 Quan điểm xã hội hóa nhân cách, coi nhân cách thuần túy là sản phẩm của các yếu tố xã hội, văn hóa, 3 Quan điểm tâm lý hóa nhân cách chỉ nhấn mạnh tính chất đơn giản nhất, có một không hai bản chất tâm lý của nhân cách
Thứ hai, Nhân cách một số nhân vật lịch sử trên thế giới
Trong tiến trình phát triển mỗi quốc gia, dân tộc, vai trò của những nhân vật xuất chúng có sự đóng góp, tầm ảnh hưởng rất lớn Lịch sử thế giới đã ghi nhận không ít những vĩ nhân đã làm xoay chuyển vận mệnh của đất nước hay thay đổi tư tưởng của thời đại, nhiều tên tuổi được kể đến như: đức Phật, Gandhi, Churchill, Lincoln,…
Gandhi (1869 – 1948), là vị lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ Ông đã cống hiến
cả cuộc đời mình cho tự do dân tộc và hòa bình thế giới Bằng tấm lòng cao
cả, yêu thương nhân loại và ý chí kiên định, lòng dũng cảm phi thường, Gandhi đã dẫn dắt dân tộc Ấn Độ đấu tranh cho nền độc lập dân tộc và sự tự
do, bình đẳng Vì sự nổi bật về nhân cách và phương pháp đấu tranh phi bạo lực nổi tiếng, cho nên đã có nhiều tác giả trên thế giới viết về Gandhi như:
Trang 23Gandhi (năm 2001) (Dịch: Niềm đam mê của Gandhi: cuộc đời và di sản của người) Cuốn sách đã khắc họa hình ảnh một Gandhi với tinh thần bất khuất,
ý chí kiên cường và sự hy sinh quên mình cho cuộc đấu tranh dân tộc Ấn Độ
Bên cạnh đó, cuốn sách còn mô tả về tinh thần “bất tổn sanh” một tinh thần
mà Gandhi đã chịu hưởng từ Bà La Môn giáo, Jaina giáo, Phật giáo và Kitô giáo Hay nghiên cứu về những phẩm chất của Gandhi, tác giả Anup Taneja
có cuốn: Gandhi, Women, and the Nation movement, 1920 - 1947 (năm 2005) (Dịch: Gandhi, phụ nữ và phong trào quốc gia giai đoạn 1920 - 1947) Tác
giả Anup Taneja đã nêu lên những nhận định của Gandhi về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong cuộc sống Khi nhận thấy những người phụ nữ trong xã hội
Ấn Độ chịu nhiều bất công, Gandhi đã chủ trương tổ chức những cuộc tuần hành vì sự bình đẳng cho phụ nữ và đã có được những thành công nhất định Đáp lại những hành động và lời kêu gọi của Gandhi, những người phụ nữ Ấn
Độ đã tích cực tham gia hoạt động xã hội hơn trước và thông qua những hoạt động này, họ cũng có cái nhìn rõ ràng về vai trò và giá trị của mình trong cuộc sống gia đình và xã hội
Tác giả Nguyễn Thiên Thuận, khi nghiên cứu về Gandhi cũng có công
trình nghiên cứu: Nhân cách văn hóa Mahatma Gandhi (năm 2014) Trong
công trình của mình, tác giả Nguyễn Thiên Thuận đã giới thiệu về nhân cách văn hóa Gandhi qua việc phân tích những đặc điểm nhân cách và bối cảnh hình thành nhân cách văn hóa Mahatma Gandhi, bao gồm bối cảnh không gian, bối cảnh thời gian, nơi ông sinh ra, học tập, hoạt động, tạo dựng sự nghiệp để từ đó tạo nên một nhân cách văn hóa lỗi lạc Đồng thời, tác giả còn phác họa những đặc trưng tính cách thiên về khuynh hướng tôn giáo tạo nên nhân cách văn hóa Gandhi Điển hình cho những đặc trưng nhân cách thiên về khuynh hướng tôn giáo của Gandhi là bất tổn sanh (Ahimsa), thực hiện bổn phận với dân tộc và nhân loại (Dharma), giải phóng dân tộc và nhân loại (Moksha)
Trang 24Cùng với những đặc trưng nhân cách thiên về khuynh hướng tôn giáo, những đặc trưng nhân cách thiên về khuynh hướng thế tục cũng góp phần quan trọng tạo nên nhân cách văn hóa Gandhi Đặc trưng nhân cách thiên về khuynh hướng thế tục của Gandhi bao gồm: kiên trì chân lý (Satyagraha) là một trong những trụ cột cơ bản trong nhân cách của ông Đặc trưng nhân cách thiên về khuynh hướng thế tục, tôn trọng quyền con người, thể hiện rõ nhất là Gandhi đã đấu tranh không mệt mỏi xóa bỏ sự bất bình đẳng về tập cấp và sau hết là quan điểm và hành động chung sống hòa bình trên tinh thần bao dung
và tôn trọng sự khác biệt của ông
Tác giả Nguyễn Thiên Thuận khi nghiên cứu về nhân cách văn hóa cũng
có tác phẩm: Nhân cách văn hóa đức Phật (năm 2007) Trong lịch sử phát
triển của Ấn Độ đã nảy sinh một nhân cách vĩ đại – đức Phật Sự xuất hiện của Ngài đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn lao trong tiến trình lịch sử văn hóa
của người Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung Trong cuốn sách Nhân cách văn hóa đức Phật, tác giả đã dày công nghiên cứu hàng trăm tư liệu của
các tác giả trong và ngoài nước Trong đó, tác giả đã đề cập đến sự hình thành nhân cách đức Phật trong bối cảnh xã hội Ấn Độ được phân chia thành bốn tập cấp Brahmin, Kshatriya, Vaisya, Sudra Hơn nữa Ấn Độ và thế kỷ VI TCN có sự phân chia thành nhiều tiểu quốc, trong đó có bốn tiểu quốc có quyền lực và được xem như là bốn vương quốc thực sự là: Kosala, Savatthi, Vamsa, Avanti Ngoài những vương quốc ấy, còn lại là những xứ cộng hòa nhỏ Một trong số những nước cộng hòa ấy là Sakya, nước chư hầu của Kosala Chính vương quốc nhỏ bé ấy đã sản sinh ra một con người xuất chúng mang tên Siddhattha Bên cạnh đó tác giả phác họa nhân cách văn hóa đức Phật từ những ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đến nhận thức và ứng xử của Ngài đối với những vấn đề nhân sinh Từ khi sinh ra đức Phật đã được sinh ra ở dưới gốc cây Vô ưu và thành đạo ở gốc cây Bồ đề
Trang 25Sala… Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều gắn với môi trường tự nhiên Cuộc sống của Ngài gắn liền với thiên nhiên và Ngài luôn có thái độ yên mến và trân trọng thiên nhiên Với môi trường xã hội đức Phật nhấn mạnh vào việc dứt khoát không được phân biệt đối xử tập cấp, sang hèn Trong cuộc đời của đức Phật, Ngài sợ nhất là làm cho người khác bị tổn thương, cho nên đức Phật cũng muốn các đệ tử của mình tránh làm những điều như vậy Trong lịch sử nhân loại, hiếm có cá nhân nào có được một nhân sinh quan rõ ràng như đức Phật Từ nhận thức và ứng xử của đức Phật về cuộc sống con người, đến văn hóa nhận thức và ứng xử của Ngài đối với vấn
đề tội ác và trừng phạt hay văn hóa nhận thức và ứng xử của đức Phật đối với vấn đề khổ đau, hạnh phúc, chiến tranh, hòa bình đều vượt lên những cách ứng xử thông thường của con người mọi thời đại Điểm nổi bật trong cuốn sách này là tác giả đã có sự so sánh nhân cách đức Phật với những vĩ nhân của
Ấn Độ và thế giới như Socrate, Khổng Tử… để làm nổi bật nhân cách văn hóa của đức Phật
Khi nhắc đến những nhân vật nổi tiếng ở các nước phương Tây, không thể không nhắc đến các nhân vật danh tiếng trong lịch sử như: Churchill, Lincoln,…
Winston Leonard Spencer Churchill (1874-1965), là một trong những chính khách nổi tiếng thế giới và cũng là một bậc vĩ nhân của nước Anh Ông
là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo với cương vị Thủ tướng Anh trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai Một trong những cuốn sách viết về cuộc
đời, nhân cách và niềm tin của Churchill phải kể đến là: Never Give In: The Extraordinary Character of Winston Churchill (năm 1997) của tác giả Stephen Mansfield (Dịch: Không bao giờ nhượng bộ: Tính cách phi thường của Winston Churchill) Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Anh phải
đối mặt với cuộc chiến chống lại phát xít Đức Thủ Tướng Churchill khi đó đã dùng lời nói, niềm tin và lòng can đảm cá nhân để thúc đẩy mọi người dân
Trang 26nước Anh phải kiên nhẫn, chiến đấu đến toàn thắng Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà còn khám phá thêm về sự quyết tâm, trí tuệ trong con người Churchill Ông không chỉ là một Thủ tướng nước Anh mà Churchill còn được biết đến với vai trò của một người chỉ huy
quân sự trong Churchill, Master and Commander: Winston Churchill at War 1895–1945 (năm 2021) của tác giả Anthony Tucker-Jones (Dịch: Churchill, bậc thầy và chỉ huy: Winston Churchill trong Chiến tranh 1895–1945) Đây
là một cuốn sách miêu tả chi tiết về thời gian trong quân ngũ của Winston Churchill từ những năm 1895 cho đến những khoảng thời gian sau Thế chiến
II kết thúc Với những lập luận chặt chẽ, tác giả cuốn sách đã đánh giá về khả năng, kinh nghiệm của Churchill trong vai trò một chỉ huy quân sự Những kinh nghiệm này đã giúp cho Churchill có những quyết định quyết đoán trong
sự nghiệp của mình Không giống như nhiều tác giả chỉ ca ngợi về trí tuệ và thành công của Churchill, bên cạnh những quyết định đúng đắn của ông, Anthony Tucker-Jones còn đánh giá cả những thất bại của Churchill trong vai trò một nhà chỉ huy quân sự
Có thể nói, Churchill thường được nhắc đến như một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhưng ông cũng là một con người có nhược
điểm Churchill's Shadow: The Life and Afterlife of Winston Churchill (năm 2021) của tác giả Geoffrey Wheatcroft (Dịch: Bóng của Churchill: Cuộc đời
và thế giới bên kia của Winston Churchill) là một cuốn sách không phải chỉ
ca ngợi về những thành công hay tài năng của Churchill như nhiều cuốn sách khác Qua cách viết dí dỏm của Geoffrey Wheatcroft, cuốn sách đã làm sáng
tỏ nhiều vấn đề trong sự nghiệp của Churchill, về những quan điểm cá nhân
và không ít lần mắc sai lầm của ông, từ thảm kịch Gallipoli, đến thái độ chủ nghĩa đế quốc…
Còn khi nhắc đến lịch sử nước Mỹ, không thể không nhắc đến Abraham
Trang 27nhưng nhờ ý chí kiên định và tấm lòng nhân ái, cùng với những nỗ lực của bản thân không ngừng nghỉ, ông đã trở thành một trong những Tổng thống có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử nước Mỹ Lincoln đã lãnh đạo đất nước vượt qua Nội chiến, cuộc khủng hoảng văn hóa, chính trị lớn nhất của nước Mỹ
Cuốn sách Lincoln (năm 1996) của David Herbert Donald đã miêu tả một
cách xuất sắc về cuộc đời của Lincoln, từ một con người có sự khởi đầu khiêm tốn ở vùng nông thôn Kentucky đến khi bước vào con đường chính trị của ông Không chỉ dừng lại ở việc viết về tiểu sử của Lincoln, cuốn sách còn ghi lại quá trình phát triển sự nghiệp, của một nhà lãnh đạo vĩ đại Ông đã thành công trong việc bảo vệ Liên bang, củng cố chính phủ liên bang, xóa
bỏ chế độ nô lệ và hiện đại hóa nền kinh tế nước Mỹ Trong lịch sử nước Mỹ, Lincoln được nhớ đến như là một vị anh hùng dân tộc và luôn được coi là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước này Bên cạnh những cuốn sách viết về tiểu sử, cuộc đời của Abraham Lincoln, David S Reynolds
đã có cách tiếp cận từ góc độ văn hóa qua cuốn: Abe: Abraham Lincoln in His Times (năm 2020) (Dịch: Abe: Abraham Lincoln trong Thời đại của chính mình) Trong cuốn sách này, thông qua việc kể về cuộc đời của Lincoln, tác
giả đã tập trung nhấn mạnh về văn hóa đại chúng trong thời đại của Lincoln như về báo chí, văn học, giải trí,… Từ đó, tác giả đánh giá những ảnh hưởng
đó đến cuộc đời Lincoln và ngược lại Có thể thấy, cách tiếp cận này đã làm cho cuốn sách khác biệt với những cuốn tiểu sử viết về Lincoln trước đó Điều đặc biệt, cuốn sách còn miêu tả về những ảnh hưởng trong việc hình thành tư tưởng và tính cách của Lincoln là gia đình, không gian sống thuở thiếu thời và những năm tháng làm chính trị của ông
Phong cách và triết lý lãnh đạo của Abraham Lincoln được nhiều người
biết đến như một “phép lạ” Ông đã vượt lên hẳn những khuôn mẫu của hiện
đại như Iacocca, Reagan hoặc Bush Khi nhắc đến khả năng lãnh đạo của
Lincoln, Doris Kearns Goodwin có cuốn Team of Rivals: The Political
Trang 28Genius of Abraham Lincoln (năm 2005) (Dịch: Thiên tài chính trị Abraham Lincoln) Trong những năm 1850 đầy biến động của nước Mỹ, mỗi chính trị
gia đều cố gắng nỗ lực giải quyết các vấn đề xung đột và cố gắng chạy đua giành lấy chức vị Tổng thống… Tuy nhiên, Lincoln đã giành chiến thắng các
đối thủ trong cuộc “chạy đua” ấy Năm 1860, Lincoln, giành chiến thắng
toàn diện tại miền Bắc trong cuộc tranh cử Tổng thống Trước sự tấn công của Liên minh miền Nam, Lincoln đã kêu gọi các lực lượng để trấn áp cuộc nổi dậy và thiết lập lại Liên bang Để đạt được kết quả đó, ông đã khéo léo lợi dụng sự thù địch lẫn nhau giữa các phe phái bằng cách sắp xếp các chức vụ chính trị, kêu gọi sự ủng hộ của người dân Ông còn chính thức chấm dứt
chế độ nô lệ bằng Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, khuyến khích các tiểu bang biên giới cấm chế độ nô lệ và thúc đẩy Tu chính án thứ mười ba, cấm chế độ
nô lệ trên toàn quốc… Có thể nói, thành công của Lincoln là kết quả của ý chí, sự rèn luyện, kinh nghiệm sống của mình
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những giá trị văn hóa rực rỡ nhất của dân tộc Khi nhắc đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, cũng
đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân cách văn hóa của Người Nhân cách văn hóa của Người được biểu hiện nhất quán trong tư tưởng và hành động, lý trí và tình cảm, trong suy nghĩ nội tâm và những hành vi ứng xử với cộng
đồng… trong nhân cách ấy khoan dung là một giá trị Công trình Khoan dung – một giá trị đạo đức trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh (năm 2005) của tác
giả Hồ Trọng Hoài đã coi giá trị khoan dung của Người không chỉ tồn tại như một yếu tố cấu trúc đạo đức cá nhân, mà còn thẩm thấu trong mọi phương diện của nhân cách, trong đó chính trị là một lĩnh vực biểu hiện Tiếp nhận những giá trị truyền thống và tinh hoa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã đưa giá trị khoan dung truyền thống lên một tầm cao mới Người Việt Nam tự hào có Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhân cách lớn, một con người vĩ đại, một biểu tượng
cao đẹp của dân tộc Năm 2005, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa có công trình: Tầm
Trang 29cao nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh Nhân cách, tư tưởng Hồ Chí Minh có vai
trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần bồi đắp giá trị cho văn hóa dân tộc Nói đến nhân cách của Người là nói đến đức và tài Sự hoàn thiện về mặt nhân cách cũng là quá trình hoàn thiện về tư tưởng đạo đức lối sống Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam điển hình của sự hoàn thiện nhân cách nhất trong tất cả những người Việt Nam
Nghiên cứu về tư tưởng và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả
Phạm Xuân Hoàng có công trình: Tinh thần “học để phụng sự tổ quốc và nhân dân” trong tư tưởng và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh (năm 2010)
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần bàn đến vấn đề giáo dục, học tập… Trong những hoàn cảnh khác nhau, Người đã có những đề cập thiết thực, cụ thể về sự học Song bao trùm lên tất cả là tinh thần mới mẻ, nhân văn, học để phụng sự tổ quốc và nhân dân Tinh thần đó được thể hiện qua việc Người coi trọng việc học tập, giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân Bên cạnh đó, Người còn coi mục đích của sự học là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng ngời về tự học, học để đạt được tri thức đúng đắn, phụng sự công cuộc đấu tranh cách mạng, vì sự vẻ vang của
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân
Sau khi tìm kiếm, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy, những công trình nghiên cứu về nhân cách văn hóa chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự phát triển của lịch sử và sự phát triển của khoa học Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về những nhân vật xuất chúng, những cá nhân cụ thể có ảnh hưởng đến lịch sử một dân tộc, quốc gia… Mặc dù, những năm trở lại đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về nhân cách văn hóa cá nhân kiệt xuất, có tầm ảnh hưởng lớn đến lịch sử quốc gia, nhưng các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhân cách văn hóa của một cá nhân trong lịch sử có hệ thống, vẫn là một mảng vấn
đề ít được đề cập đến và nghiên cứu
Trang 301.1.2 Những công trình nghiên cứu về Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm việc lãnh đạo đất nước từ năm 1959 đến năm 1990
Lý Quang Diệu, sinh ra và lớn lên tại Singapore, dưới sự cai trị của Anh
và sau đó là Nhật Bản Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật ở Cambridge với bằng danh dự, ông đã nhận thức được vấn đề tại Singapore là những
người “da trắng” tuy không nhiều nhưng họ lại được nhìn nhận ở một vị trí
cao hơn những người dân trên đảo Vì vậy, ông đã quyết tâm khi trở về nước
sẽ đặt dấu chấm hết cho việc cai trị của người Anh tại đây Điều này đã ẩn chứa nhận thức và sự tự tin mạnh mẽ với một mục tiêu rõ ràng của một nhà lãnh đạo tương lai Tư duy của Lý Quang Diệu đã sớm hình thành dẫn dắt ông trở thành một nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng chiến lược tài ba được cộng đồng quốc tế coi trọng, một người đã có công trong việc tạo dựng cho Singapore vị trí quan trọng trên trường quốc tế Thông qua hàng loạt chính sách, chủ trương đột phá, Lý Quang Diệu đã biến đổi Singapore như một kỳ tích ở Đông Nam Á Từ một đảo quốc nhỏ bé, phức tạp về tôn giáo, đa dân tộc, nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn nguồn tài nguyên… Singapore đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành một trong những quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới Vì những thành công và tầm ảnh hưởng ấy, cho đến nay đã có không
ít công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước viết về ông Theo sự phân loại của chúng tôi, các công trình nghiên cứu về Lý Quang Diệu tập trung vào các nội dung sau:
1 Một số công trình nghiên cứu về tiểu sử Lý Quang Diệu
2 Nghiên cứu về những tư tưởng, chính sách của Lý Quang Diệu trong quá trình phát triển Singapore
3 Nghiên cứu về quan điểm của Lý Quang Diệu đối với tình hình chính trị các quốc gia trên thế giới
Trang 31Lý Quang Diệu được biết đến như một nhà lãnh đạo kiệt xuất, có sức ảnh hưởng trong khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới Cựu Tổng thống
Hoa Kỳ, Obama đã nhận định Lý Quang Diệu: “là một nhân vật huyền thoại của châu Á trong các thế kỷ XX và XXI Ông là người giúp khởi động phép màu châu Á” [G Allison và cộng sự, 2013] Chính vì vậy, cuộc đời và sự
nghiệp của ông được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu Cho đến nay, có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Quang Diệu, trong đó có những công trình tiêu biểu cần phải
kể đến như:
No man is an island: A portrait of Singapore's Lee Kuan Yew (năm 1990) (Dịch: Không có ai là đơn độc: Chân dung Lý Quang Diệu của Singapore) của, James Minchin Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào
năm 1986, dựa trên luận án của James Minchin đã trình bày tại Đại học Melbourne Tác giả đã cung cấp cho người đọc toàn bộ tiểu sử của Lý Quang Diệu, người lãnh đạo quốc đảo Singapore Đồng thời, trong đó còn viết về sự thay đổi ngoạn mục của Singapore như một phép màu kinh tế
Viết về tiểu sử Lý Quang Diệu, năm 2012, Alex Josey có cuốn: Lee Kuan Yew: The crucial years, 1959-1970 (Dịch: Lý Quang Diệu, những năm 1959-1970) và Lee Kuan Yew: The crucial years, 1971-1978 (Dịch: Lý Quang Diệu, Những năm 1971-1978) Trong Lee Kuan Yew: The crucial years, 1959-1970, Alex Josey đã tổng hợp những quan điểm của Lý Quang
Diệu về chính trị từ những ngày còn là sinh viên luật tại Cambridge đến bài phát biểu của ông tại Hội nghị Thủ tướng Liên bang năm 1971 tổ chức tại Singapore Đây không chỉ là cuốn sách viết về tiểu sử chính trị của một chính khách châu Á, mà còn là tác phẩm khắc họa sự thành công của một nhà lãnh đạo tài ba Alex Josey tiếp tục kể về câu chuyện của Singapore với sự phát triển vượt bậc dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu giai đoạn 1971 – 1980
trong Lee Kuan Yew: The crucial years, 1971-1978 (Cuốn sách này ban đầu
Trang 32có tựa đề: Lee Kuan Yew Vol.2) Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công
cuộc xây dựng đất nước như: năm 1971, Singapore phải đối mặt với viễn cảnh
ảm đạm khi quân đội Anh rút quân về nước Chỉ sau một đêm, Singapore phải tập trung một một lực lượng phòng thủ để bảo vệ đất nước… Lý Quang Diệu cùng những cộng sự của mình đã lo lắng, đã làm việc và cống hiến, cuối cùng những nỗ lực ấy đã được đền đáp Sợ hãi có, hy vọng có, chiến thắng có, và thất bại cũng có nhưng những người dân Singapore vẫn lạc quan nhìn về tương lai và có một niềm tin lớn lao vào người đứng đầu của họ Và niềm tin
ấy đã được chứng minh bằng sự thành công của một Singapore độc lập, có chủ quyền và phát triển
này đã được Thái Nguyễn Bạch Liên biên dịch sang tiếng Việt: Lý Quang Diệu ông là ai? (năm 1997) Cuốn sách kể về cuộc đời, sự nghiệp, gia thế của
Lý Quang Diệu, từ hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh gia đình, đến khi ông trưởng thành và con đường sự nghiệp của ông Những hoạt động của ông gắn liền với
sự phát triển, những thay đổi của đảo quốc và nhân dân Singapore Ngoài tư chất thông minh và điều kiện khách quan của lịch sử, ông còn có tinh thần phấn đấu rèn luyện không ngừng nghỉ, ý chí kiên định theo mục tiêu lý tưởng
đã lựa chọn Vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại Lý Quang Diệu đã đưa Singapore phát triển trở thành một kỳ tích
Lý Quang Diệu sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, tại Singapore Ngay
/Guāngyào/ - Quang Diệu, được coi là ánh sáng rực rỡ) Từ nhỏ Lý Quang Diệu đã thể hiện khả năng học hỏi và thông minh của mình Ông từng học trường Raffles là trường học hàng đầu ở Singapore Trải qua cuộc bạo loạn
Trang 33khi quân Nhật xâm chiếm Singapore, Lý Quang Diệu vào học ngành Luật tại Cambridge, Anh Sau khi tốt nghiệp, ông về nước và kết hôn với người bạn đồng học, mở công ty Luật và cùng với những bằng hữu của mình thành lập Đảng Hành động Nhân dân Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng Singapore khi mới 36 tuổi và ông cũng chính là người giúp cho Singapore độc lập Tuy công cuộc xây dựng đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng với ý chí, niềm tin của mình, Lý Quang Diệu đã biến Singapore thành một quốc gia phát triển vào bậc nhất thế giới Người ta từng ví nếu Thomas Stamford Raffles đã có công khai phá làng chài ở eo biển Malacca trở thành thuộc địa của Anh quốc, thì Lý Quang Diệu một luật sư tốt nghiệp đại học Cambridge đã đưa đảo quốc
Sư tử cất cánh bay lên như một con rồng châu Á
和一个时代/Lǐ Guāng Yào chuán: Yīgè rén hé yīgè shídài/ (năm 2015)
(Dịch: Lý Quang Diệu truyện: một nhân cách một thời đại), kể về cuộc đời
của Lý Quang Diệu theo thời gian và các sự kiện Câu chuyện về Lý Quang Diệu không chỉ là người sáng lập nước Cộng hòa Singapore, còn là một chiến lược gia, chính trị gia được cộng đồng quốc tế kính trọng Trong suốt thời
gian điều hành đất nước, với những “kỷ luật thép” ông đã làm thay đổi hoàn
toàn một đảo quốc nhỏ bé, nghèo nàn - Singapore trở thành một trong những quốc gia đứng đầu châu Á và là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất bậc thế giới
Thứ hai, nghiên cứu về những tư tưởng, chính sách của Lý Quang Diệu
trong quá trình phát triển Singapore
Trong hơn 3 thập kỷ trên cương vị Thủ tướng của Singapore, Lý Quang Diệu đã thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo xuất chúng với những quyết sách mang tính chiến lược, đột phá nhằm tạo nên một Singapore hùng mạnh
về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ cao nhất trong khu vực, một
Trang 34xã hội hiện đại, văn minh, một địa điểm an toàn và hấp dẫn các nhà đầu tư…
Vì vậy, ngoài những nghiên cứu về cuộc đời của Lý Quang Diệu, những tư tưởng, chính sách của ông trong việc điều hành, phát triển đất nước cũng
/Lǐ Guāng Yào 40 nián zhènglùnxuǎn/ (năm 1993) là những bài phát biểu tập trung đề cập đến những vấn đề xây dựng và quản lý kinh tế, dân chủ, nhân quyền xuất phát từ điều kiện cụ thể Singapore Cuốn sách này đã được Lê
Tư Vinh, Nguyễn Huy Quý dịch ra tiếng Việt: Tuyển 40 năm chính luận của
zhīdào de Lǐ Guāng Yào/: LKY Whom I Knew (năm 2015) của tác giả 陈加
昌 (Trần Gia Xương) là những trải nghiệm, kinh nghiệm của Lý Quang Diệu trong sự nghiệp chính trị của ông, từ những năm tháng đầu xây dựng Singapore với muôn vàn khó khăn Bên cạnh đó tác giả còn cung cấp những tài liệu quý, cái nhìn khách quan và hiểu biết sâu sắc về Lý Quang Diệu cũng như những chính sách của ông Cuốn sách này cũng được Bích Phương dịch
ra tiếng Việt: Lý Quang Diệu, những điều tôi biết (năm 2019) Đặc biệt, trong cuốn Lee Kuan Yew: Hard truths to keep Singapore going (năm 2011) của
Han Fook Kwang và cộng sự cũng cho thấy khả năng lãnh đạo, tầm nhìn xa
và sự cống hiến hết mình của Lý Quang Diệu cho sự nghiệp xây dựng đảo quốc Để làm được điều đó Lý Quang Diệu thậm chí còn áp đặt cả ý chí của mình lên những chính sách phát triển đất nước Nhưng, những gì ông làm cho
dù có bị coi là độc đoán đi chăng nữa, cũng bởi vì một mục đích là hướng đến lợi ích nhân dân và sự tồn vong của đất nước Kết quả ông đã thành công Những gì Lý Quang Diệu làm được cho Singapore đã khiến cho cả thế giới ngạc nhiên
Trang 35Lý Quang Diệu, với tư cách là người lập quốc, ông đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Singapore nói riêng và của Đông Nam Á nói chung Ngay cả khi ở tuổi 80, ông vẫn là một nhân vật chủ chốt tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể với vai trò cố vấn cho Chính phủ Singapore Cho đến nay những đóng góp của Lý Quang Diệu cho Singapore là điều nhiều người dân ở đảo quốc này đều ghi nhận Tác giả Shashi Jayakumar and Rahul Sagar ghi lại
những tư tưởng của ông trong cuốn: The big ideas of Lee Kuan Yew (năm 2014) (Dịch: Những ý tưởng lớn của Lý Quang Diệu) Hay trong Lee Kuan Yew: The man and his ideas (năm 2015) (Dịch: Lý Quang Diệu: Người đàn ông và những ý tưởng), tác giả Han Fook Kwang đã đi sâu vào những lựa
chọn, những bước ngoặt chính trị, những hiểu biết thu được và những bài học kinh nghiệm của Lý Quang Diệu, cũng như con đường ông đặt ra cho sự chuyển đổi của Singapore
Bản thân Lý Quang Diệu cũng có hai cuốn hồi ký: The Singapore story: Memoirs of Lee Kuan Yew và From third world to first: The Singapore story: 1965-2000: Memoirs of Lee Kuan Yew Hai cuốn hồi ký của ông một mặt tái
hiện những năm tháng tuổi trẻ và con đường xây dựng Singapore từ những ngày đầu đầy chông gai, thách thức, một mặt đề cập đến các vấn đề chính trị, các chính sách quản lý, phát triển đất nước
Năm 1998, Lý Quang Diệu viết cuốn hồi ký: The Singapore story: Memoirs of Lee Kuan Yew Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt: Câu chuyện Singapore Cuốn hồi ký kể lại những ký ức đáng tự hào của một chàng sinh
viên giỏi trong những ngày tháng du học ở Anh; từ câu chuyện tình yêu cảm động của ông với người bạn đồng học, đến những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi: những kết giao, những mối quan hệ, từng bước thâm nhập chính trường, học cách đối nhân xử thế, xây dựng đảng, chèo lái đất nước vượt qua những khó khăn Những bước đi trên con đường chính trị của một nhà lãnh đạo năng động được miêu tả lại trong cuốn sách giúp người đọc có thêm một
Trang 36góc nhìn về tình hình thế giới thời Chiến tranh Lạnh, Phong trào không liên kết, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác; về Liên minh châu
Âu thời kỳ hình thành, về khối Thịnh vượng chung, và nhiều liên minh, hiệp
ước khác The Singapore story: Memoirs of Lee Kuan Yew kết thúc ở thời
điểm Singapore tuyên bố độc lập năm 1965, sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tư tưởng chính trị của Lý Quang Diệu
Cuốn hồi ký thứ hai của Lý Quang Diệu là: From third world to first: The Singapore story: 1965-2000: Memoirs of Lee Kuan Yew (năm 2000) Cuốn sách này cũng đã được dịch ra tiếng Việt: Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore: 1965-2000, hay Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Singapore 1965-2000 Cuốn hồi ký đã miêu tả về Lý Quang Diệu, với
những chính sách mà ông đã làm nên một sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của Singapore từ một nước thuộc địa thành cường quốc kinh tế Đó là một câu chuyện khi nhắc đến ai cũng phải ngạc nhiên và trầm trồ Ông giải thích cách ông cùng các thành viên chính phủ dập tắt mối đe dọa từ bên ngoài tới an ninh của nhà nước non trẻ này, và bắt đầu quá trình gian khổ xây dựng đất nước: xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng từ vùng đất chủ yếu là đầm lầy, xây dựng lực lượng quân đội từ nguồn dân số nhỏ bé, giải quyết nạn phân biệt chủng tộc phổ biến và sự chia rẽ ý thức hệ loại bỏ vấn đề tham nhũng còn tồn tại từ thời thuộc địa, cung cấp hệ thống nhà ở xã hội, thành lập hãng hàng không và sân bay quốc gia… Ông cũng viết một cách khá thẳng thắn về cách tiếp cận sắc bén của mình để loại bỏ đối thủ chính trị và những người có quan điểm không chính thống về nhân quyền, dân chủ Ngoài ra, ông còn bình luận
về vấn đề chính trị quốc tế Ông thận trọng trong việc thân thiện với Hoa Kỳ
và khắc họa chân dung người đàn bà thép Margaret Thatcher và Ronald Reagan, Giang Trạch Dân, George Bush và Đặng Tiểu Bình
Thành công của những chính sách trong quá trình lãnh đạo Singapore
Trang 37Cheng Guan tác giả cuốn: Lee Kuan Yew‟s strategic thought (năm 2013) (Dịch: Tư tưởng chiến lược của Lee Kuan Yew) Cuốn sách đã trình bày tổng
quan toàn diện, sự phát triển của Singapore trong nhiều thập kỷ Tác phẩm còn cho thấy sự nỗ lực của Lý Quang Diệu trong việc thúc đẩy Singapore phát triển thịnh vượng, thành công như thế nào Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích các yếu tố tiềm ẩn trong suy nghĩ của Lý Quang Diệu, thảo luận về các bài viết, bài phát biểu của chính ông, cũng như cách suy nghĩ về chính
sách đối ngoại, an ninh và quan hệ quốc tế Hay trong Lee Kuan Yew's Singapore (năm 1973) (Dịch: Singapore của Lý Quang Diệu) tác giả George,
T J S đã nghiên cứu về Lý Quang Diệu và chính quyền theo quan điểm người Châu Á George đã ghi chép lại cách lãnh đạo của thủ tướng Lý Quang Diệu, phân tích các biện pháp quản lý của ông ở Singapore trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, như về các chế độ đối với người dân, về nguyện vọng của quần chúng nhân dân và cả nguyện vọng của Lý Quang Diệu đối với Singapore
Vai trò then chốt của Lý Quang Diệu đối với sự phát triển đô thị của Singapore trong những năm làm thủ tướng từ năm 1959 đến 1990, được các
tác giả Peter Ho, Liu Thai Ker, Tan Wee Kiat tập trung phân tích trong: A chance of lifetime: Lee Kuan Yew and the physical transformation of Singapore (năm 2016) (Dịch: Cơ hội trọn đời: Lee Kuan Yew và sự biến đổi
về thể chất của Singapore) Cuốn sách được chia thành bốn phần chính trong
phát triển đô thị của Singapore: quy hoạch, nhà ở, phủ xanh thành phố và quản lý nước Mỗi yếu tố này là chìa khóa trong việc giúp tạo ra Singapore hiện đại Ngoài ra, cuốn sách còn thảo luận về những thách thức chuyển đổi cho Singapore và thế giới Lý Quang Diệu từng mô tả cơ hội xây dựng
Singapore là cơ hội của cả cuộc đời Singapore với quy mô đất đai nhỏ hẹp và
thiếu tài nguyên đồng nghĩa với việc Chính phủ phải lên chiến lược để giải quyết các vấn đề khó khăn đó ngay từ khi mới thành lập Những nỗ lực của
Trang 38Chính phủ dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của Lý Quang Diệu khiến Singapore trở thành nước dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực
Bàn về những quan điểm trong quản lý, lãnh đạo và cuộc đời của Lý
Quang Diệu, Janice Tay & Ronald Kow có tập sách: Lee Kuan Yew on governance, management, life (năm 2015) Tập sách đã được dịch ra tiếng Việt: Lý Quang Diệu bàn về cầm quyền; Lý Quang Diệu bàn về quản lý; Lý Quang Diệu bàn về cuộc đời Tập sách là những phát biểu của Lý Quang
Diệu về những vấn đề dân chủ, chính quyền, chính trị,… Singapore nổi tiếng
về tính hiệu quả trong quản lý của cả các cơ quan chính phủ lẫn các doanh
nghiệp Lý Quang Diệu bàn về quản lý: thể hiện quan điểm của Lý Quang
Diệu về quản lý, tựu trung gồm hai lĩnh vực chính: chính sách và con người Tuy nhiên ẩn dưới rất nhiều chiến lược, chính sách quản lý là nỗi ám ảnh về
sự tồn vong của đảo quốc Singapore Chính vì ý thức được những khó khăn
về nguồn lực quốc gia mà Singapore phải trở có những chính sách đặc biệt
mới có thể tồn tại và phát triển Lý Quang Diệu bàn về cầm quyền là những quan điểm của Lý Quang Diệu về những thử thách trên cương vị lãnh đạo Lý Quang Diệu bàn về cuộc đời tuyển chọn và giới thiệu những quan điểm của
Lý Quang Diệu về sức khỏe, lối sống, học tập, gia đình thể hiện ở những chính sách của Singapore trong các vấn đề xã hội Đó là một xã hội hiện đại, tận hưởng chất lượng cao về vật chất và tinh thần, nhưng cũng tôn trọng và bảo tồn những giá trị Á Đông
Conversations with Lee Kuan Yew: Citizen Singapore: How to build a nation là cuốn sách với những cuộc phỏng vấn giữa Lý Quang Diệu và Tom Plate Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt: Đối thoại với Lý Quang Diệu - Nhà nước công dân Singapore: Cách thức xây dựng một quốc gia Đây là một
cuốn sách mà chỉ riêng cái tên đã tóm gọn toàn bộ nội dung trong đó Qua cách kể mang đậm phong cách báo chí phương Tây của Tom Plate cho thấy
Trang 39máu của đất nước Trung Hoa đã tồn tại ngàn năm – Lý Quang Diệu Dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu, người dân Singapore được chăm sóc chu đáo đến từng bữa ăn, giấc ngủ Người lãnh đạo ấy luôn tin mình biết cái gì tốt nhất cho đất nước của mình Nhưng qua những vấn đề đối nội, đối ngoại, những chính sách nghiêm ngặt của Lý Quang Diệu cũng có lúc ông đã từng bị coi là một Hitler… Bên cạnh đó, cuốn sách còn bổ sung một góc nhìn rõ hơn
về một vị lãnh đạo đầy tham vọng, rất thông minh, nhưng lại là con người khá nóng tính luôn đòi hỏi sự hoàn hảo trong công việc Ở Lý Quang Diệu, nét đặc biệt chính là dù đã Tây hóa qua thời gian học tập ở Anh đến mức nào đi nữa thì trong ông, sự dung hòa giữa Tư tưởng Khổng giáo và Giá trị Á Đông vẫn không hề thay đổi Chính điều đó đã làm nên một đất nước Singapore hướng về những giá trị dựa trên gia đình truyền thống và hướng về cộng đồng hơn là những giá trị kỹ trị, hướng về cá nhân
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về chính sách phát triển Singapore của Lý Quang Diệu, có một số công trình như:
Tác giả Trần Thị Vinh với công trình: Lý Quang Diệu (1923-2015) và bài học thành công của Singapore: Nhìn lại lịch sử và luận giải (năm 2015)
Singapore từ một làng chài nhỏ bé, dân cư thưa thớt đã bứt phá đi lên trở thành một quốc gia tầm cỡ thế giới và đứng đầu trong khu vực Bài học về thành công của Singapore là sự kết hợp đặc biệt giữa những giá trị, chính sách, thể chế và khả năng chèo lái của nhà lãnh đạo tài ba Lý Quang Diệu Để
có kết quả đó là sự kết hợp giữa giá trị dân tộc với tầm nhìn thế giới của Lý Quang Diệu Ông đã xây dựng một thể chế trong sạch, một chính phủ không
có tham nhũng… Bên cạnh đó ông chủ trương đào tạo và trọng dụng nhân tài Ông rất coi trọng giáo dục và cho rằng nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong phát triển kinh tế
Trong thời suốt gian lãnh đạo quốc gia của mình, Lý Quang Diệu đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của việc phát triển kinh tế, phát
Trang 40triển xã hội Trước những hoàn cảnh khó khăn của đất nước sau khi độc lập,
Lý Quang Diệu đã đưa ra nhiều chính sách xây dựng và phát triển xã hội cho
đảo quốc Singpore Trong Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển
xã hội của Singapore (1959 - 1990) (năm 2016), tác giả Trần Thị Hợi đã phân
tích những chính sách của Lý Quang Diệu: chính sách đảm bảo công bằng xã hội; chính sách dân tộc; chính sách chống tham nhũng; chính sách giáo dục; chính sách thu hút nhân tài… Những chính sách xây dựng, phát triển ấy của
Lý Quang Diệu được thực hiện với quyết tâm rất cao Chính vì lẽ đó, bộ mặt
xã hội của Singapore đã nhanh chóng thay đổi và phát triển đến mức làm thế giới phải ngạc nhiên
Thứ ba, những công trình nghiên cứu về quan điểm của Lý Quang Diệu
đối với tình hình chính trị các quốc gia trên thế giới
Lý Quang Diệu được biết đến là một chiến lược gia lớn và là người sáng lập ra Singapore hiện đại Dựa trên kinh nghiệm lãnh đạo, sự hiểu biết sâu rộng của mình, Lý Quang Diệu đã có góc nhìn và nhận định về những vấn đề chính trị các quốc gia trên thế giới Một số công trình phải kể đến như:
One man's view of the world (năm 2013) của Lý Quang Diệu Cuốn sách này được Lê Thùy Giang dịch ra tiếng Việt năm 2017: Ông già nhìn ra thế giới Trong cuốn sách này, ông đã dựa trên kinh nghiệm phong phú và hiểu
biết sâu rộng của mình để đưa ra quan điểm về thế giới đương đại và tầm nhìn hai mươi năm sau Nhưng đây không phải một quyển sách bàn chuyện địa chính trị khô khan cũng như không nhằm tiết lộ những thâm cung bí sử trong những sự kiện thế giới Thay vào đó, cuốn sách này phản ánh những quan điểm của ông về thế giới hiện tại trên phạm vi rộng lớn từ Mỹ, Trung Quốc tới châu Á và châu Âu Trong bối cảnh ấy, ông phân tích sâu sắc các vấn đề xã hội cũng như tâm lý người dân, từ đó rút ra kết luận về cơ hội tồn tại của dân tộc đó và vị thế của họ trên thang bậc quyền lực tương lai Với