1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn Đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp Đầu tư liên quan tới thương mại

204 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại
Tác giả Chu Quang Duy
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Những vấn Đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp Đầu tư liên quan tới thương mại được giới thiệu cụ thể nêu rõ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

CHU QUANG DUY

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

CHU QUANG DUY

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ

Mã số: 9380101.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thao

PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận án Trong luận án này: Các số liệu, thông tin được trích dẫn theo đúng quy định, các số liệu là trung thực và có căn cứ, lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả luận

án Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất

cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Chu Quang Duy

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

i

ii

v vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 14

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 23

1.2.1 Đánh giá tổng quát kết quả nghiên cứu về đề tài 23

1.2.2 Những kết quả nghiên cứu về đề tài mà luận án sẽ kế thừa và những vấn đề đặt ra cho luận án nghiên cứu 24

1.2.3 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 25

1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 25

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 25

1.3.2 Giả thuyết khoa học 26

Kết luận chương 1 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI 29

2.1 Cơ sở lý luận của các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 29

2.1.1 Khái niệm 29

Trang 5

2.1.2 Đặc điểm 34

2.1.3 Phân loại 41

2.2 Cơ sở pháp lý của các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 45

2.2.1 Pháp luật quốc tế 45

2.2.2 Pháp luật quốc gia 54

2.2.3 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia 58

Kết luận chương 2 61

Chương 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI 63

3.1 Thực trạng quy định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 63

3.1.1 Quy định về nội dung các biện pháp 63

3.1.2 Quy định về quy trình, thủ tục sử dụng các biện pháp 86

3.2 Thực tiễn sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 95

3.2.1 Mục đích, ý nghĩa và các quan điểm của việc sử dụng 95

3.2.2 Thực tiễn sử dụng tại một số quốc gia 97

3.2.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp 111

3.3 Thực trạng quy định và sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam 122

3.3.1 Tham gia vào các điều ước quốc tế 122

3.3.2 Quy định của pháp luật trong nước 124

3.3.3 Thực tiễn sử dụng các biện pháp 127

Kết luận chương 3 132

Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 134

4.1 Tham gia xây dựng và hoàn thiện điều ước quốc tế về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 134

4.1.1 Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế 134

4.1.2 Đề xuất kiến nghị trong xây dựng và hoàn thiện điều ước quốc tế 138

Trang 6

4.2 Hoàn thiện quy định pháp luật trong nước về các biện pháp đầu tư liên quan tới

thương mại 147

4.2.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật 147

4.2.2 Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 148

4.3 Tăng cường sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 155

4.3.1 Xác định rõ mục tiêu cụ thể trong sử dụng 155

4.3.2 Xây dựng nguồn nhân lực, vật lực cần thiết 161

4.3.3 Làm tốt công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp 162

Kết luận chương 4 165

KẾT LUẬN 167

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 170

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171

PHỤ LỤC 185

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN The Assosiation of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á BITs Bilateral Investment Treaties Các hiệp định đầu tư song

phương CPTPP

The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ca-na-đa

EPR Export performance requirements Yêu cầu xuất khẩu

Agreement

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu

năng lượng thứ cấp

GATT 1994 General Agreement on Tariffs

and Trade 1994

Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại 1994 GATT 1947 General Agreement on Tariffs

and Trade 1947

Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại 1947 ICSID

International Centre for Settlement of Investment Disputes

Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

IIAs International investment

liệu tại địa phương

Trang 8

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

điện và tài nguyên của Ontario

R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển

Countervailing Measures

Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng

TRIMs Trade-Related Investment

Measures

Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

UNCITRAL United Nations Commission on

International Trade Law

Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc

Trade and Development

Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng phân loại các biện pháp đầu tƣ liên quan tới

Biểu đồ 2.2 Số lƣợng IIAs đƣợc ký kết từ năm 1980 đến năm

Bảng 3.1 Mức ƣu đãi thuế nhập khẩu áp dụng theo tỷ lệ nội

Bảng 3.2 Tỷ lệ nội địa hóa theo giai đoạn đối với các dự án

năng lƣợng tái tạo tại bang Ontario của Ca-na-đa 103

Biểu đồ 3.3 Số lƣợng các vụ tranh chấp theo một số Hiệp định

Biểu đồ 3.4 Số lƣợng tranh chấp liên quan tới TRIMs tại WTO

Biểu đồ 3.5

Thống kê số lƣợng tranh chấp theo lĩnh vực và thứ

tự thời gian liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO từ năm 1995 đến năm 2020

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế chung, tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu Việt Nam là nước đang phát triển cũng không nằm ngoài xu thế đó Nhiều chính sách liên quan tới phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập đã và đang được Việt Nam triển khai Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã đề ra phương hướng nhiệm vụ về tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước Các giải pháp cần phải thực hiện được nêu như: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong

và ngoài nước; Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng tỷ lệ nội địa hóa; Khai thác lợi thế từ các cam kết quốc tế, xây dựng các cơ chế, chính sách phòng vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế [4] Trong đó Việt Nam cần thực hiện đa dạng các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu trong từng giai đoạn

Khi cơ chế đa phương của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) rơi vào khủng hoảng, bế tắc [54] thì một trong những hệ quả

là sự nở rộ các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTAs), là giải pháp tăng cường sự liên kết về kinh tế cho các quốc gia, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tự do hóa thương mại Ngoài việc là thành viên chính thức của WTO – Tổ chức quản lý hệ thống thương mại đa phương, Việt Nam đồng thời đã và đang ký kết 67 Hiệp định đầu tư song phương (BITs) và

27 Hiệp định khu vực hoặc song phương có các điều khoản về đầu tư (TIPs) (tính đến hết năm 2020) [132] Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EU-Vietnam Free Trade Agreement – EVFTA) đã có hiệu lực

Trang 11

Trong mỗi hiệp định, các thành viên đều có những lợi ích cốt lõi của mình, muốn hướng tới việc cắt giảm nhiều nhất các loại thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, nguồn vốn qua biên giới giữa các quốc gia Khi các rào cản thương mại như thuế quan, biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng hóa dần được loại bỏ, thì việc điều tiết vấn đề thương mại thông qua các biện pháp đầu tư càng được các bên quan tâm Vì vậy, vấn đề đầu tư có liên quan tới thương mại là một phần không thể thiếu tại FTAs thế hệ mới hiện nay

Do một số biện pháp đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại hàng hóa,

vi phạm các nguyên tắc phân biệt đối xử và tạo ra những hạn chế về định lượng nên Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Agreement on Trade Related Investment Measures - Hiệp định TRIMs) tại WTO, quy định cấm các thành viên áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu Trong thực tiễn, một số nước đã sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa (biện pháp TRIMs) và phát sinh tranh chấp Việc

áp dụng các biện pháp này nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nội địa, tuy nhiên đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước Trong khi đó, một số quốc gia đã sử dụng hiệu quả biện pháp TRIMs, tác động tích cực tới nền kinh tế và phát triển sản xuất nội địa, chẳng hạn trường hợp của ngành công nghiệp ô tô tại In-đô-nê-xi-a, Bra-xin, Trung Quốc hay trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo tại Ấn Độ, Ca-na-đa, Hoa Kỳ…[12]

Hiện nay tình hình kinh tế, thương mại quốc tế có nhiều biến động như: Sự bế tắc kéo dài của Vòng đàm phán đa phương Đô-ha, chiến tranh thương mại giữa Hoa

Kỳ - Trung Quốc, đại dịch bệnh Covid-19 kéo dài dẫn đến đổ vỡ các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, kích thích sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trong bối cảnh này, Việt Nam

đã và đang định hướng áp dụng một số biện pháp đầu tư một mặt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh [9], thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ bằng các biện pháp như: Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp

Trang 12

trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước; Sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước [11]

Như vậy, việc sử dụng một số biện pháp TRIMs tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay Vấn đề đặt ra ở đây là biện pháp TRIMs là gì, tại sao một số biện pháp TRIMs cụ thể lại bị cấm tại WTO, tại các FTAs vấn đề sử dụng các biện pháp TRIMs được quy định như thế nào và các tranh chấp phát sinh trong quy định, sử dụng các biện pháp TRIMs được giải quyết ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về

lý luận và tổng kết từ thực tiễn sử dụng các biện pháp TRIMs tại WTO, FTAs và các quốc gia Luận án mong muốn sẽ đưa ra kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện quy định liên quan tới các biện pháp TRIMs nói chung và những giải pháp áp dụng tại Việt Nam nói riêng Với mục đích tăng cường sử dụng hiệu quả các biện pháp TRIMs, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nước, nâng cao giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải quyết hiệu quả tranh chấp khi phát sinh Để giải quyết các

vấn đề nêu trên nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nh ng v n đ l luận và th c ti n

v s d ng các biện pháp đ u t liên qu n t i th ng m i‖ làm đề tài nghiên cứu

cho luận án của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn quy định về sử dụng các biện pháp TRIMs qua đó luận án sẽ đưa ra kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện quy định biện pháp TRIMs nói chung và tăng cường

sử dụng hiệu quả tại Việt Nam nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:

- Thứ nhất, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận án

Trang 13

- Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp TRIMs như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, xu hướng điều chỉnh các biện pháp theo pháp luật quốc tế

- Thứ ba, phân tích và bình luận quy định biện pháp TRIMs tại các điều ước quốc tế đa phương, khu vực, song phương mà Việt Nam tham gia và pháp luật một

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

- Các quy định của GATT/WTO về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa để làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs

- Các điều khoản liên quan tới biện pháp TRIMs tại các hiệp định thương mại

có các điều khoản về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, bao gồm: BITs, FTAs và TIPs

- Các tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs, phân tích một số vụ việc, làm rõ nội dung tranh chấp và biện pháp TRIMs mà các nước đã sử dụng Thông qua các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp luận án sẽ diễn giải, làm rõ các khái niệm, đặc điểm liên quan tới biện pháp TRIMs

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do vấn đề đầu tư liên quan tới thương mại quốc tế có phạm vi rộng và ngày càng phát triển bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề về lao động, môi trường… nên trong phạm vi giới hạn số trang của luận án, tác giả sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa, cụ thể: Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO; Quy định về biện pháp

Trang 14

TRIMs tại BITs, FTAs có liên quan tới thương mại và đầu tư mà Việt Nam tham gia…; Thực tiễn sử dụng biện pháp TRIMs của một số nước, những vấn đề tranh cãi và quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh tại WTO; Quy định và việc sử dụng các biện pháp TRIMs từ thực tiễn của Việt Nam

Phạm vi thời gian, luận án tập trung nghiên cứu việc sử dụng biện pháp TRIMs từ khi thành lập WTO Phạm vi không gian, tại Việt Nam và một số quốc gia đã sử dụng biện pháp TRIMs và phát sinh tranh chấp

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước trong thời

kỳ hội nhập

4.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp phân tích: Là một trong những phương pháp chủ yếu xuyên suốt toàn bộ luận án Thứ nhất, luận án sẽ phân tích quy định của biện pháp TRIMs tại điều ước quốc tế để thấy được những đặc điểm, đặc trưng riêng của biện pháp TRIMs Từ đó đưa ra định nghĩa và làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp TRIMs tại Chương 2 Thứ hai, luận án sẽ phân tích quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại một số nước, quan điểm của các bên và của cơ quan giải quyết tranh chấp để làm rõ thực tiễn sử dụng biện pháp TRIMs tại Chương 3 của luận án Kết hợp với phương pháp so sánh, tác giả sẽ rút ra được kinh nghiệm, hiệu quả trong quá trình áp dụng biện pháp TRIMs của các nước từ đó đề ra hướng hoàn thiện quy định biện pháp TRIMs nói chung và việc sử dụng hiệu quả biện pháp TRIMs đối với Việt Nam nói riêng, tại Chương 4 của luận án

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh quy định biện pháp TRIMs tại WTO, FTAs, BITs; So sánh thực tiễn áp dụng

và quan điểm của các nước, quan điểm của Ban hội thẩm trong quá trình giải quyết

Trang 15

tranh chấp tại WTO Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ thực tiễn quy định và sử dụng biện pháp TRIMs tại Chương 3 của luận án

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để quy nạp toàn bộ các dữ kiện thu thập được gồm: Những định nghĩa về biện pháp TRIMs của các công trình nghiên cứu trước đó; Những biện pháp mà các nước đã sử dụng; Những quan điểm của bên khởi kiện, bên bị kiện, bên thứ ba và quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp; Quan điểm của các nước về biện pháp TRIMs trong quá trình đàm phán và sử dụng; Tác động tích cực, tiêu cực của biện pháp TRIMs đối với thương mại quốc tế và đối với các quốc gia Phương pháp tổng hợp góp phần đúc kết các vấn đề lý luận của Chương 2, thực tiễn tại Chương 3 và đưa ra được phương hướng kiến nghị tại Chương 4 của luận án

- Phương pháp lịch sử - logic: Dựa trên lịch sử hình thành Hiệp định TRIMs,

sự xung đột quan điểm trong đàm phán, quy định tại FTAs, BITs và quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại chương 3, từ đó dự đoán hướng phát triển và hoàn thiện biện pháp TRIMs tại chương 4 của luận án

5 Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài

Luận án có ý nghĩa khoa học và tính mới như sau:

Thứ nhất, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đồng thời bổ

sung, làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại các biện pháp, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp TRIMs Qua đó, luận án sẽ làm sáng tỏ bản chất của các biện pháp TRIMs là những biện pháp định hướng đầu tư nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và các sản phẩm nội địa; Phương pháp, mức độ xác định “hàng hóa tương tự” bị phân biệt đối xử thông qua các yếu tố làm thay đổi mối quan hệ cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu

Thứ hai, bằng việc so sánh quy định giữa các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs)

luận án sẽ làm rõ sự phát triển về nội dung quy định biện pháp TRIMs tại IIAs thông qua từng “yêu cầu thực hiện” và được phân loại theo tính chất các biện pháp:

Trang 16

Một là, các biện pháp cấm sử dụng, bao gồm cả những biện pháp khuyến khích (không mang tính chất bắt buộc) nhưng là điều kiện để nhận được ưu đãi Hai là, các biện pháp được sử dụng và đi kèm với những ưu đãi

Thứ ba, luận án đề xuất những đề xuất, kiến nghị trong việc sử dụng các biện

pháp TRIMs hợp lý, phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế để đáp ứng mục tiêu bảo vệ, thúc đẩy và phát triển năng lực cạnh, quy mô của doanh nghiệp, thị trường trong nước Thông qua việc phân tích, đánh giá thực tiễn quá trình sử dụng và giải quyết tranh chấp tại WTO cho thấy nhu cầu sử dụng biện pháp TRIMs là tất yếu, tùy thuộc vào mối quan tâm của từng quốc gia, từng thời điểm trong lịch sử và trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển ngành, lĩnh vực Tuy nhiên, trong trường hợp phát sinh tranh chấp, căn cứ vào mức độ phân biệt đối

xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu thì các biện pháp TRIMs không dẫn đến hậu quả buộc một bên phải có nghĩa vụ bồi thường một khoản thiệt hại cho bên kia Trong trường hợp này, bên vi phạm chỉ cần sửa đổi các biện pháp TRIMs phù hợp với nguyên tắc được quy định tại các điều ước quốc tế Như vậy, sử dụng biện pháp TRIMs trong một khoảng thời gian hợp lý (tương ứng với thời gian giải quyết tranh chấp) sẽ tạo ra lợi thế cho các sản phẩm nội địa

Thứ tư, luận án đề xuất những kiến nghị thực hiện cho Việt Nam trong đàm

phán ký kết các điều ước quốc tế nhằm hoàn thiện quy định biện pháp TRIMs: Một

là, hoàn thiện quy định tại WTO nhằm xác định rõ bản chất của các biện pháp đầu

tư và ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa Hai là, Giải pháp xây dựng hiệp định chung về đầu tư quốc tế Ba là, giải pháp xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế Bốn là, giải pháp hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển Năm là, giải pháp nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với thương mại quốc tế

Cuối cùng, căn cứ vào thực tiễn mối quan hệ giữa IIAs mà Việt Nam tham

gia, thực tiễn quy định, sử dụng TRIMs và định hướng phát triển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, luận án sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng, giải quyết có hiệu quả các tranh

Trang 17

chấp phát sinh Trong đó giải pháp cấp thiết cần thực hiện là: Ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn sử dụng biện pháp TRIMs; Phải có cơ chế bảo vệ đầu tư toàn diện thông qua việc hoàn thiện thể chế pháp lý, xây dựng cơ chế riêng biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân tối cao đối với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ Việt Nam

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về các biện pháp TRIMs, cũng như thực trạng quy định và thực tiễn sử dụng biện pháp TRIMs tại các điều ước quốc tế và một số nước Luận án sẽ đưa ra những nội dung cơ bản, quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền hoạch định các chính sách, pháp luật về đầu tư liên quan tới thương mại để phát triển đất nước trong thời

kỳ hội nhập quốc tế tại Việt Nam Luận án còn là công trình tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục của luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý của các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Chương 3: Thực trạng quy định và sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và tăng cường sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam

Trang 18

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không sử dụng các biện pháp đầu

tư liên quan tới thương mại theo Hiệp định TRIMs nên các vấn đề liên quan tới biện pháp TRIMs thường ít được quan tâm tại Việt Nam Các nghiên cứu trong nước thường được các tác giả thực hiện trong giai đoạn Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, thường chỉ tập trung làm rõ những nội dung của biện pháp TRIMs:

Tác giả Ngô Duy Ngọ (1997), qua bài viết ―Nh ng biện pháp đ u tư liên quan

đến thư ng m i trong khuôn kh TO‖ [15], đã nghiên cứu những biện pháp đầu

tư liên quan tới thương mại trong bối cảnh Việt Nam chưa là Thành viên của WTO Tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình đàm phán Hiệp định TRIMs,

trong đó có hai xu hướng trái ngược nhau: Các nước phát triển, cho rằng biện pháp

TRIMs có những ảnh hưởng không tốt đến thương mại quốc tế vì vậy cần phải có một bộ luật, hoặc một Hiệp định nhằm quy định rõ những nguyên tắc để kiểm soát

và hạn chế phạm vi tác động của biện pháp TRIMs Tuy nhiên, các nước đang phát triển cho rằng, một số biện pháp TRIMs tuy có ảnh hưởng hoặc không phù hợp với các điều khoản của GATT 1994 Và họ chỉ muốn thảo luận những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đối với thương mại, vì một số biện pháp TRIMs là cần thiết

để định hướng đầu tư nước ngoài phù hợp với mục đích phát triển kinh tế và chống lại sự bành trướng, độc quyền, cạnh tranh của các tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs)

Các nước công nghiệp phát triển đã đưa ra một đề nghị mới về Hiệp định đầu

tư Đa phương (The Multilateral Agreement on Investment - MAI), và cho rằng quá trình toàn cầu hoá sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nếu như MAI được thông qua trong khuôn khổ WTO Nhưng các nước đang phát triển đã phản đối việc thảo luận MAI

Trang 19

trong khuôn khổ của WTO với lý do là đã có Hiệp định TRIMs, nên không cần thiết phải có MAI

Như vậy, nghiên cứu của tác giả mới chỉ làm rõ quá trình đàm phán Hiệp định TRIMs Trong đó thể hiện quan điểm bất đồng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển về tác động của biện pháp TRIMs đối với thương mại hàng hóa Tuy nhiên, nghiên cứu không làm rõ được nội dung biện pháp cũng như thực trạng

sử dụng và giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiệp định TRIMs

Khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Hội đồng

thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2002) đã đưa ra nghiên cứu ―An Analysis:

Trade-Related Investment Measures and Vietnamese Law - Phân tích: Các biện pháp đ u

tư liên quan tới thư ng m i và pháp luật Việt Nam‖ [82] và có một số giải pháp,

khuyến nghị liên quan tới biện pháp TRIMs cho Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên tắc cơ bản về biện pháp TRIMs, giải thích các biện pháp được liệt kê trong Danh sách minh họa, đưa ra những ví dụ liên quan theo GATT trong quá khứ

và các vụ tranh chấp tại WTO Nhóm nghiên cứu đã xem xét quy định liên quan đến đầu tư tại Việt Nam tập trung vào quy định áp dụng cho đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước tại thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO Nghiên cứu đối chiếu các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIMs nhằm nêu ra những biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam, mức độ có thể vi phạm GATT theo Điều III và XI

Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra các kết luận gợi ý chính sách liên quan đến các cam kết của Việt Nam theo Hiệp định Thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement - BTA) với Hoa Kỳ và việc gia nhập WTO của Việt Nam Trong BTA, Việt Nam đã cam kết loại bỏ một số biện pháp TRIMs ngay lập tức và loại bỏ tất cả biện pháp TRIMs khi BTA có hiệu lực (ngày 10 tháng 12 năm 2006) Có thể thấy, nghiên cứu đưa ra những gợi ý chính sách liên quan tới biện pháp TRIMs dựa trên quan điểm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Việc loại bỏ các biện pháp sẽ làm thay đổi mục tiêu, chính sách của Việt Nam Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam

Trang 20

đang đàm phán gia nhập WTO thì việc loại bỏ biện pháp TRIMs sẽ là điều kiện để gia nhập WTO

Bài viết ―Hiệp định TRIMs: Nh ng vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát

triển‖ của Nguyễn Lê Phương Anh (2004) [3] đã phân tích, đánh giá tác động của

biện pháp TRIMs và kinh nghiệm của các quốc gia thông qua việc trình bày nội dung chính của Hiệp định; Tình hình thực hiện Hiệp định TRIMs ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam Tác giả cũng làm rõ những lợi ích và những tác động xấu đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tốc độ cải tiến công nghệ khi áp dụng biện pháp TRIMs; Giới thiệu định hướng và giải pháp đối với các nước đang phát triển

và Việt Nam liên quan đến quá trình hoạch định chính sách đầu tư và thương mại như: Cần phải có một chiến lược phát triển tổng thể, từng bước về tự do hóa thương mại đầu tư Phải có cam kết tổng thể nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ…

Nghiên cứu của tác giả mới chỉ trình bày khái lược những nội dung chính của Hiệp định TRIMs, chưa đi vào phân tích làm rõ đặc điểm, đặc trưng của biện pháp

Vì vậy, nghiên cứu vẫn ở mức độ sơ khai, chưa mang tính lý luận và chuyên sâu về biện pháp TRIMs Mặc dù tác giả có đưa ra một số giải pháp liên quan tới quá trình hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, nhưng những giải pháp này chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa thực sự phân tích làm rõ những vấn đề thực tiễn sử dụng các biện pháp TRIMs và các tranh chấp có liên quan

Tác giả Trần Quang Thắng (2007) với bài viết ―Hiệp định TRIMs và sự thích

nghi của Việt Nam trong TO‖ [33] đã nêu ra một số biện pháp liên quan tới biện

pháp TRIMs đã được thực hiện tại Việt Nam, như: Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước Điển hình là các dự án chế biến nông sản (gỗ, dầu thực vật, đường, mía) phải thực hiện chương trình nội địa hóa nhằm phát triển nguồn nguyên liệu trong nước Do tính đặc thù nên nhà đầu tư sẽ tự nguyện thực hiện chính sách nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu vì có nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, sẵn có trong nước;

Trang 21

Việt Nam cũng áp dụng quy định yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản xuất, lắp ráp phụ tùng ô tô và xe máy, các sản phẩm điện tử và cơ khí Tuy những biện pháp này không thành công như mong đợi nhưng chúng đã tạo ra sự bảo hộ ngành công nghiệp trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những ngành công nghiệp then chốt Để thích nghi với Hiệp định TRIMs trong bối cảnh gia nhập WTO, tác giả đã đưa ra lộ trình giảm các biện pháp bảo hộ và tăng cường những biện pháp tạo dựng môi trường phát triển đầu tư kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ… Cùng quan điểm trên là bài viết của tác giả Nguyễn

Thanh Tâm (2006) ―Tác động của Hiệp định TRIMs sau khi Việt Nam gia nhập

TO‖ [31]

Nghiên cứu của tác giả tuy đã đưa ra nội dung biện pháp TRIMs được Việt Nam áp dụng từ trước khi là thành viên chính thức của WTO, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để thích nghi với hiệp định Tuy nhiên, việc đưa ra những giải pháp đối với Việt Nam của tác giả chủ yếu chỉ dựa trên sự so sánh quy định của Việt Nam so với quy định của Hiệp định TRIMs mà chưa có sự phân tích, đánh giá và làm rõ bản chất của các biện pháp TRIMs

Tác giả luận án Chu Quang Duy (2017) [12] cũng đã có những nghiên cứu về

giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs, trong bài viết “Giải quyết

tranh chấp trong khuôn kh Hiệp định các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng

m i TRIMs ‖ đã cung cấp số liệu tổng quan về các tranh chấp, nội dung, quá trình

giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO

Thông qua đó, tác giả đã đưa ra khái niệm cơ bản về “các biện pháp đầu tư

liên quan tới thương mại” là: Những yêu cầu, những biện pháp lý, biện pháp hành

chính (các cách thức) có tác động và làm ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư nước ngoài, tới thương mại hàng hóa, tới sự luân chuyển hàng hóa qua biên giới Các biện pháp này làm phương hại tới lợi ích của các quốc gia thành viên theo các hiệp định có liên quan

Ngoài ra, đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs

cũng được tác giả làm rõ:

Trang 22

Thứ nhất, biện pháp TRIMs ban hành với mục đích giải thích việc áp dụng các

biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa theo quy định của Điều III và Điều XI GATT 1994 Nên trong quá trình xem xét, theo yêu cầu của bên nguyên đơn hoặc tùy thuộc vào tình tiết cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dựa trên nguyên tắc “không xem xét nhiều yêu cầu đối với cùng một hành vi” (judicial economy) và bỏ qua không xem xét việc vi phạm theo Điều 2 của Hiệp định TRIMs

nếu các biện pháp đó vi phạm GATT 1994;

Thứ hai, phạm vi áp dụng của biện pháp TRIMs: “Chỉ áp dụng đối các biện

pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa” Do vậy, biện pháp TRIMs không

áp dụng đối với dịch vụ trong khuôn khổ WTO Nên thời gian giải quyết tranh chấp

có thể được rút ngắn theo quy định đối với các loại hàng hóa dễ hư hỏng (như các mặt hàng nông sản, thủy sản );

Thứ ba, Hiệp định TRIMs không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là “biện

pháp đầu tư liên quan tới thương mại” Vì vậy, trong mỗi vụ tranh chấp Ban hội thẩm sẽ căn cứ vào những tình tiết cụ thể để đưa ra nhận xét, đánh giá và được giải thích theo một trình tự pháp lý nhất định có liên quan tới GATT nhằm đưa ra kết luận liệu các biện pháp đó có phải là biện pháp TRIMs hay không Đầu tiên, sẽ xem xét các biện pháp đó theo quy định GATT Tiếp đó, sẽ đối chiếu với danh mục minh họa tại phụ lục của biện pháp TRIMs Nếu các biện pháp được nêu ra vi phạm GATT, đồng thời có những đặc điểm mô tả giống với danh mục minh họa, thì mới kết luận vi phạm biện pháp TRIMs;

Thứ tư, vì bản chất của biện pháp TRIMs nhằm hạn chế các biện pháp ảnh

hưởng xấu tới tự do hóa thương mại, sự luân chuyển vốn, hàng hóa qua biên giới

Do vậy, nội dung của biện pháp TRIMs không liên quan tới các khoản thuế, phí đối với hàng hóa trong nước, cũng như các khoản trợ cấp và mua sắm của Chính phủ

Vì thế các quốc gia là bị đơn có thể sẽ viện dẫn các quy định này nhằm biện hộ cho những “hành vi” của mình

Từ những quan điểm của các bên trong các vụ tranh chấp, tác giả cho thấy

mục đích khi sử dụng biện pháp TRIMs của các nước thành viên là: Thứ nhất, bảo

Trang 23

vệ, tạo thuận lợi, ưu đãi cho các sản phẩm có sẵn trong nước (các sản phẩm thế mạnh do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đặc biệt trong ngành nông nghiệp)

Thứ hai, với mục đích tạo động lực phát triển nhanh một số ngành sản xuất trong

nước (những ngành được ưu tiên phát triển như công nghiệp ô tô, sản xuất năng lượng tái tạo) hướng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên, gắn với mục đích này

là những yêu cầu về áp dụng tỷ lệ nội địa hóa để đạt được một khoản ưu đãi về thuế,

thường được sử dụng bởi các nước đang phát triển Cuối cùng, tác giả đưa ra đề

xuất cho việc sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam nhằm bảo vệ, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế [12]

Qua khảo sát các nghiên cứu trong nước, có thể thấy từ khi gia nhập WTO cho đến nay, các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hiện chưa được đặt ra nghiên cứu một cách chuyên sâu tại Việt Nam Vì vậy số lượng các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài rất hạn chế, thường được thực hiện trong quá trình Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết loại bỏ các biện pháp bị cấm theo Hiệp định TRIMs và theo BTA Việt Nam Hoa

Kỳ, điều này có thể giải thích cho việc biện pháp TRIMs ít được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam Trong khi, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những biện pháp TRIMs, ảnh hưởng, tác động đối với Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO Một số nghiên mới đây đã đưa ra đề xuất cho việc sử dụng một số biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam sau khi nghiên cứu các tranh chấp liên quan tới TRIMs tại WTO

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu chung liên quan trực tiếp tới

đề tài, điển hình như:

1.1.2.1 Các nghiên cứu về biện pháp TRIMs nói chung

Tài liệu “Trade related investment measures an other performance

requirements - Các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng m i yêu c u thực hiện khác‖ của WTO và Ban thư ký UNCTAD [109] [111] đã tổng hợp các định nghĩa

Trang 24

về biện pháp TRIMs trong các nghiên cứu chính sách thương mại, những quy định liên quan tới biện pháp TRIMs trong các hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế Một cách tiếp cận trái ngược với biện pháp TRIMs là nghiên cứu của

UNCTAD về ―Investment related trade measures IRTMs - Các biện pháp Thư ng

m i liên quan tới Đ u tư‖ [86] IRTMs không liên quan tới các giao dịch cụ thể mà

nó tác động tới luồng giao dịch thương mại và làm ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư Chính phủ các nước thành viên sử dụng biện pháp TRIMs để thu hút

và điều tiết đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua yêu cầu thực hiện: Yêu cầu về nội địa hóa, sản xuất tại địa phương, yêu cầu xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cùng với đó là những khoản ưu đãi có được như các khoản vay hoặc giảm thuế

Những yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng đầu tư nước ngoài sẽ đóng góp cho sự phát triển của nước chủ nhà Khi thực hiện những yêu cầu này doanh nghiệp sẽ được nhận những ưu đãi liên quan đến tài chính Tuy nhiên, những ưu đãi này liên quan đến thương mại hàng hóa, nên được gọi là “các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại” Những biện pháp TRIMs rất quan trọng trong giai đoạn đầu đối với các nước đang phát triển và một số nước công nghiệp, đây là một phần của chiến lược phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và tăng cường chuyển giao công nghệ

Các nghiên cứu của của UNCTAD, đã phân tích sự ảnh hưởng của các biện pháp thương mại như: Quy định tự do hóa chính sách thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, việc tiếp cận thị trường (đối với hàng nhập khẩu) hoặc khả năng cạnh tranh thương mại (đối với hàng xuất khẩu) của quốc gia có thể ảnh hưởng đến các quyết định đầu

tư của doanh nghiệp FDI và hiệu quả của nó đối với nền kinh tế Hầu hết các nước đang phát triển và phát triển đã sử dụng các biện pháp TRIMs trong các chính sách phát triển kinh tế Qua phân tích tác động của các biện pháp thương mại tới dòng chảy đầu tư, cho thấy: Những yêu cầu nội địa hóa, yêu cầu thực hiện xuất khẩu, yêu cầu cân bằng thương mại đã tác động đáng kể tới thương mại và đầu tư quốc tế Đối với nền kinh tế, biện pháp TRIMs có tác động tới tăng trưởng phân bổ tài nguyên,

Trang 25

tác động tới quá trình chuyển giao công nghệ, tới việc làm, tiền lương và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp [109]

Theodore H Moran với bài viết ―The impact of TRIMs on trade and

development - Tác động của biện pháp TRIMs đối với thư ng m i và phát triển‖

[83], dựa trên quan điểm của các nước phát triển và cho rằng biện pháp TRIMs có tác động xấu và ảnh hưởng tới thương mại quốc tế Trong khi các nước đang phát triển cho rằng biện pháp TRIMs có thể sẽ là một công cụ chính sách hữu ích cho phát triển và tạo ra sự cân bằng trong cán cân thương mại Tiếp đó, tác giả lại phân tích tác động tiêu cực và tích cực trong mỗi chính sách liên quan tới biện pháp TRIMs và kết luận rằng những nỗ lực kiểm soát, giảm thiểu, cấm biện pháp TRIMs tại vòng đàm phán Uruguay là không phù hợp với cách tiếp cận công bằng giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển Tác giả cho rằng biện pháp TRIMs có thể sẽ loại bỏ những chính sách đầu tư phù hợp của các nước đang phát triển

Nghiên cứu ―Investment and Competition Policy in Developing Countries:

Implications of and for the WTO - Chính sách đ u tư và c nh tranh ở các nước đang phát triển: Ý nghĩa đối với TO‖ của Oliver Morrissey [70] đã đánh giá tác

động đối với nền kinh tế khi biện pháp TRIMs được áp dụng, cho thấy sự gia tăng hiệu quả của FDI đối với nước chủ nhà Vì vậy, tác giả đưa ra nhận định quá trình loại bỏ biện pháp TRIMs có thể sẽ tạo ra sự bất lợi đối với các nước đang phát triển, các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn

đa quốc gia Trong khi, tại các cuộc đàm phán đa phương, rất khó để thỏa thuận thực hiện các chiến lược thay thế biện pháp TRIMs mà các nước đang phát triển có thể áp dụng Tác giả đề xuất rằng, chính phủ nước chủ nhà nên áp dụng các biện pháp thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa công ty địa phương với TNCs khi đầu tư vào nền kinh tế

Ngoài ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước chủ nhà biện pháp TRIMs còn ảnh hưởng tới dòng vốn FDI và quyết định của nhà đầu tư Dòng vốn đầu tư FDI cũng

đã được đề cập trong các thỏa thuận khu vực liên quan tới biện pháp TRIMs, điển

hình như bài viết: ―From Protectionism to Regionalism: Multinational Firms and

Trang 26

Trade-Related Investment Measures - Từ chủ nghĩa bảo hộ tới chủ nghĩa khu vực: Các công ty đa quốc gia và các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng m i‖ của

Kerry A Chase [60], tác giả đã nghiên cứu quá trình vận động hành lang đối với công ty có vốn FDI của Hoa Kỳ tại Ca-na-đa trong cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Ca-na-đa Hoa Kỳ (CUSFTAS) năm 1987

Tác giả đã xem xét chính sách và chiến lược hành động của TNCs khi thực hiện biện pháp TRIMs Thay vì tối đa hóa lợi nhuận, TNCs có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cam kết thực hiện chiến lược sản xuất để phù hợp với quy định của Ca-na-đa Trong quá trình tự do hóa, TNCs sẽ ngăn cản việc loại bỏ biện pháp TRIMs cho đến khi họ nhận được sự bảo hộ Các thỏa thuận khu vực yêu cầu Chính phủ thực hiện các cam kết ràng buộc hơn và tạo cơ hội phân biệt đối xử với nhà đầu

tư nước ngoài Bài viết kết luận rằng thỏa thuận khu vực có thể hoạt động tích cực

và thành công hơn các cuộc thảo luận đa phương trong việc quản lý các cam kết trong việc tự do hoá biện pháp TRIMs

Có thể thấy, lợi ích của việc sử dụng biện pháp TRIMs là không thể phủ nhận đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển Thông qua đó, các nước đang phát triển đã sử dụng biện pháp TRIMs như một chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu của mình

Isabelle Ramdoo với bài viết ―Local content, trade and investment: Is there

policy space left for linkages development in resource-rich countries - Nội địa hóa, thư ng m i và đ u tư: Có còn không gian chính sách cho phát triển nh ng mối liên kết t i các nước giàu tài nguyên không‖ đã thảo luận về mối quan hệ giữa yêu cầu

tỷ lệ nội địa hóa với đầu tư thương mại quốc tế [58] Tác giả cho rằng yêu cầu nội địa hóa là một công cụ quan trọng trong việc phát triển các mối liên kết trong

thương mại và đầu tư quốc tế Là một chiến lược định hướng xuất khẩu, các chính

sách nhằm phát triển khả năng sản xuất tại địa phương, tăng thêm giá trị cho các loại khoáng sản chưa qua chế biến, nhằm xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn

Ví dụ: Phải xây dựng các nhà máy lọc dầu và nhà máy luyện kim để xuất khẩu các

sản phẩm đã được sơ chế Là một chiến lược thay thế nhập khẩu, các chính sách

Trang 27

nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm tại địa phương, đặc biệt khi sản xuất các sản phẩm chưa qua sơ chế Ví dụ, sơ chế các loại khoáng sản trong ngành công nghiệp xi măng, thủy tinh, gốm sứ… Vì vậy, biện pháp TRIMs là một chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia giàu tài nguyên

Nghiên cứu ―Local content policy and the WTO Rules of Traderelated

Investment Measures (TRIMs): The Pros and Cons - Chính sách nội địa hóa và quy định của TO về các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng m i: Ưu và nhược điểm‖ của Rabiu Ado [78] đã nêu ra được ưu, nhược điểm và lợi ích của chính sách

liên quan tới yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa của các nước đang phát triển Tác giả kết luận rằng, các biện pháp này nhằm bảo vệ và phát triển ngành công nghiệp còn “non trẻ” tại nước chủ nhà trước TNCs trong tiến trình hội nhập

Nagesh Kumar, với bà viết ― TO’s Emerging Investment Regime and

Developing Countries - Quy định đ u tư mới n i của TO và các nước đang phát triển‖ [67] cho rằng yêu cầu nội dung địa phương (TRIMs) đã được sử dụng rộng

rãi như một công cụ chính sách quan trọng để phát triển ngành công nghiệp Vận dụng quy định về ngoại lệ đối với khu vực thương mại tự do theo Điều XXIV của GATT, hầu hết các nước công nghiệp vẫn đang áp dụng cho các nhà sản xuất và nhà cung ứng nước ngoài Quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO là không bình đẳng giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển Vì các quốc gia ở các mức độ phát triển khác nhau nên chính sách đầu tư “một khuôn khổ áp dụng cho tất cả” là không phù hợp Tác giả đưa ra nhận định rằng, các nước đang phát triển cần phải hạn chế sự mở rộng phạm vi áp dụng và những quy định đối với các biện pháp được nêu trong Hiệp định TRIMs

1.1.2.2 Các nghiên cứu về tác động của biện pháp TRIMs và kinh nghiệm của một số nước

Chen Xuebin, trong bài viết ―Criteria to Identify Trade-Related Investment

Measures in Chinese Foreign Investment Law - Tiêu chí xác định các biện pháp đ u

tư liên quan tới thư ng m i trong luật đ u tư nước ngoài của Trung Quốc‖, tác giả

đã nghiên cứu đưa ra những đánh giá quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tồn

Trang 28

tại trong Luật FDI của Trung Quốc Cuối cùng tác giả kết luận rằng Trung Quốc phải bãi bỏ và dừng lại việc áp dụng quy định liên quan tới cân bằng cán cân thương mại, ngoại hối và yêu cầu nội dung địa phương [45]

Quá trình sử dụng các biện pháp TRIMs đã làm phát sinh tranh chấp tại WTO

Tác giả Jasper Wauters and Hylke Vandenbussche trong bài viết “China Measures

Affecting Imports of Automobile Parts - Trung Quốc các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu phụ tùng ô tô‖ [59] đã phân tích Điều III của GATT 1994 liên quan tới

nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) về thuế và quy tắc trong nước trong báo cáo của

Cơ quan phúc thẩm tại WTO và đưa ra nhận định rằng: Việc Trung Quốc áp dụng một số biện pháp liên quan tới thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong ngành công nghiệp phụ tùng xe hơi khi thu hút được nguồn vốn đầu tư sản xuất và tiêu thụ trong nước Chính sách này được Trung Quốc học tập các quốc gia khác và dần chuyển từ chính sách thay thế nhập khẩu (khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng các sản phẩm nội địa) ban đầu sang chính sách “bảo hộ nhập khẩu - xúc tiến xuất khẩu” (import protection as export promotion) Đồng quan điểm trên là nghiên cứu của Wendy E Takacs về yêu cầu nội địa hóa và xuất khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất linh kiện tại Phi-líp-pin [90] Seung-Youn Oh có

bài viết ―Fragmented liberalisation in the Chinese Automotive industry: The

Political logic behind Beijing Hyundai’s success in the Chinese market - Tự do hóa từng ph n trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc: Logic chính trị đằng sau sự thành công của Beijing Hyundai t i thị trường Trung Quốc‖ Tác giả đã phân tích

sự tăng trưởng bất thường của Beijing Hyundai Motor Company một công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Trung Quốc với HYUNDAI, trong đó nổi bật lên là vai trò của chính quyền trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp này trong thời gian đầu (2002-2005) tạo ra sự phân biệt đối xử, thúc đẩy và hỗ trợ liên kết với đối tác chiến lược [80] [81]

Nhóm tác giả Rajah Rasiah, Rafat Beigpoor Shahrivar, Abdusy Syakur Amin

qua bài viết ―Host site support, foreign ownership, regional linkages and

technological capabilities: Evidence from automotive firms in Indonesia - Hỗ trợ từ

Trang 29

nước chủ nhà, quyền sở h u nước ngoài, liên kết khu vực và năng lực công nghệ: Bằng chứng từ các công ty ô tô ở In-đô-nê-xi-a‖ cho rằng năng lực về công nghệ

của các doanh nghiệp ở In-đô-nê-xi-a phụ thuộc nhiều bởi các mối liên kết trong khu vực với nhà đầu tư nước ngoài hơn là sự hỗ trợ từ nhà nước Vì vậy, In-đô-nê-xi-a cần phải tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ của nhà nước về mặt công nghệ như cung cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để phát triển công nghệ cho các nhà khoa học, các trường đại học sẽ làm tăng khả năng đáp ứng yêu cầu về công nghệ cao cho ngành công nghiệp ô tô tại In-đô-nê-xi-a [79]

Patarapong Intarakumnerd và Kriengkrai Techakanont trong bài viết

―Intraindustry trade, product fragmentation and technological capability development in Thai automotive industry - Thư ng m i nội khối, phân mảnh sản phẩm và phát triển năng lực công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô Thái Lan‖ chỉ

ra rằng Thái Lan từ một nước nhập khẩu đã trở thành một quốc gia xuất khẩu trong ngành công nghiệp ô tô (trong khu vực Đông Nam Á) Từ việc sản xuất các chi tiết đơn giản họ đã dần nâng cao công nghệ, phát triển và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và động lực quan trọng nhất trong việc phát triển công nghệ

đó là sự hỗ trợ về thể chế chính sách của nhà nước: Đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ

về điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu ứng dụng; Cùng với sự chủ động hợp tác, học hỏi kinh nghiệm giữa doanh nghiệp cung cấp phụ tùng trong nước với các đối tác chiến lược (tập đoàn, công ty đa quốc gia), điều này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu [73]

Một nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề ―Multilateral restrictions on industrial

policy: The impact of eliminating local content requirements in the automotive sector - H n chế đa phư ng về chính sách công nghiệp: Tác động của việc lo i bỏ các yêu c u nội địa hóa trong lĩnh vực ô tô‖ của Luke Antony Martinelli [61] Tác

giả nghiên cứu tác động của việc loại bỏ yêu cầu nội địa hóa (local content requirements - LCR) sử dụng trong lĩnh vực ô tô để khuyến khích việc thiết lập mối liên kết giữa các nhà sản xuất, lắp ráp xe đa quốc gia và các nhà cung cấp phụ tùng

và linh kiện địa phương) Bằng phương pháp so sánh quá trình sử dụng, loại bỏ của

Trang 30

Ma-lai-xi-a và Thái Lan, Ác-hen-ti-na và Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả đã nêu ra những điểm tương đồng và sự khác biệt trong mỗi quốc gia

Đối với Ma-lai-xi-a và Thái Lan, LCR đã tác động tích cực trong sự phát triển của ngành công nghiệp, thiết lập mạng lưới liên kết giữa nhà sản xuất trong nước với các công ty nước ngoài đang tìm kiếm các khoản ưu đã và bảo hộ Tại Thái Lan, LCR sau đó bị bãi bỏ theo các quy định của WTO Quá trình này đã thúc đẩy sự phát triển các nhà sản xuất tại địa phương nhưng không cản trở các nhà đầu tư nước ngoài Việc xóa bỏ những hạn chế này đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô thành lập thêm các chi nhánh mới hoặc đưa công nghệ tiên tiến tới các chi nhánh tại Thái Lan Trong khi ở Malaysia, các chính sách được thực hiện đã không tạo ra thuận lợi

và áp đặt những hạn chế cho nhà đầu tư nước ngoài Sau khi LCR bị loại bỏ, các nhà sản xuất trong nước đã không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài

từ đó kìm hãm sự liên kết và sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng ô tô tại Malaysia

Tương tự đối với Ác-hen-ti-na và Bra-xin, LCR đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong ngành công nghiệp ô tô tại hai quốc gia này Cả hai chính phủ đã tìm cách cân bằng giữa tự do hóa thương mại với bảo vệ ngành sản xuất trong nước ở cấp độ khu vực Ác-hen-ti-na ủng hộ các công ty hướng tới xuất khẩu, do đó có lợi cho các doanh nghiệp liên kết với công ty Châu Âu và Hoa Kỳ từ đó đã hợp nhất vào mạng lưới sản xuất toàn cầu Quá trình loại bỏ LCR cũng đã ảnh hưởng tới cả hai quốc gia trong bối cảnh tự do hóa thương mại Tỷ lệ nhập khẩu các linh kiện có xu hướng tăng, thêm vào đó chính sách ưu đãi và cơ chế bảo hộ không đồng đều đã làm phát sinh các tranh chấp Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động tiêu cực cả Ác-hen-ti-na và Bra-xin đã tham gia vào hiệp định thương mại tự do Mercosur Thỏa thuận khu vực

đã tạo ra thị trường lớn hơn giúp đầu tư trở nên hấp dẫn, trong khi vẫn giữ được LCR trong khu vực, bảo vệ và chống lại việc nhập khẩu xe và phụ tùng vào khu vực Mercosur

Tại Ấn Độ và Trung Quốc, quá trình áp dụng LCR trong ngành công nghiệp phụ tùng ô tô đã cho thấy sự phát triển của các nhà sản xuất nội địa, mở cửa thị

Trang 31

trường đã thu hút các nhà sản xuất ô tô trên thế giới Các nhà sản xuất ô tô đáp ứng

được nhu cầu thị trường trong nước và dần mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu

Tại Ấn Độ từ năm 1990-2000, tất cả nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã đầu tư tại đây: Daewoo, Mercedes, Fiat, GM, Ford, Honda, Mitsubishi, Peugeot-Citroen và Toyota Hầu hết các công ty này thành lập liên doanh với các công ty địa phương, mặc dù đây không phải là một yêu cầu rõ ràng Ban đầu, vốn chủ sở hữu nước ngoài

bị giới hạn ở mức 51% nhưng sớm được nâng lên 100% cho các dự án mới được phê duyệt Tuy nhiên ở Trung Quốc, chỉ cho phép một doanh nghiệp lắp ráp liên doanh là Shanghai-GM được đầu tư bổ sung vào năm 1998 Từ năm 2000 trở đi, Trung Quốc đã cho phép các dự án FDI được bổ sung mới nhưng phải theo quy định về tỷ lệ cổ phần bắt buộc (số cổ phần này không được chiếm ưu thế) Chính sách công nghiệp ô tô quy định rằng các nhà lắp ráp phải tuân thủ yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, tham gia vào các liên doanh bắt buộc với các công ty Trung Quốc và chuyển giao công nghệ cho công ty con và đối tác Ấn Độ là một trong những thành viên đầu tiên gia nhập WTO, nhưng không thông báo chính sách nội địa hóa theo các điều khoản của Hiệp định TRIMs Vì vậy Ấn Độ đã bị EU và Hoa Kỳ và Nhật Bản khởi kiện với lý do các biện pháp trái với Hiệp định TRIMs và các điều khoản khác của WTO Đối với Trung Quốc, ngay cả khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn duy trì một số chính sách trong ngành công nghiệp ô tô mặc dù vi phạm biện pháp TRIMs và phát sinh tranh chấp

Ngoài ra UNCTAD còn nghiên cứu thực tiễn về chính sách thương mại, đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm trong quá trình loại bỏ biện pháp TRIMs đối với 06 nước đang phát triển gồm: Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin, Ê-thi-ô-pi-a, Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra chính sách phát triển ngành công nghiệp và các hoạt động khác tại các nước đã bị ảnh hưởng bởi biện pháp TRIMs Các nước

đã sử dụng biện pháp TRIMs nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển kinh tế ở các mức độ khác nhau Và việc loại bỏ biện pháp TRIMs đã có tác động, ảnh hưởng tới thu hút FDI trong ngành liên quan [88]

Trang 32

Tổng kết lại, những nghiên cứu về biện pháp TRIMs ở nước ngoài thường đưa

ra những biện pháp cụ thể như: Yêu cầu về nội địa hóa, sản xuất tại địa phương, yêu cầu xuất khẩu và chuyển giao công nghệ… tùy thuộc vào mối quan tâm của tác giả Trong khi các nghiên cứu để làm sáng tỏ lý luận về biện pháp TRIMs vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó tác giả thường quan tâm tới ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp đầu tư tới thương mại hàng hóa, tới dòng chảy của nguồn vốn đầu tư nước ngoài Một số nghiên cứu đã nêu ra các biện pháp TRIMs được sử dụng tại các nước đang phát triển và tác động của biện pháp này đối với nền kinh tế Một số quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bra-xin sử dụng biện pháp chủ yếu là yêu cầu nội địa hóa, sử dụng nguồn cung ứng trong nước nhưng đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở những nước này Việc sử dụng biện pháp TRIMs có thể sẽ dẫn đến tranh chấp phải giải quyết thông qua cơ quan tài phán Tuy nhiên, những tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs chưa được nghiên cứu tổng hợp để làm rõ thực trạng sử dụng các biện pháp, cũng như sự phù hợp trong nội dung quy định

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá tổng quát kết quả nghiên cứu về đề tài

Các công trình nghiên cứu trong nước: Từ khi gia nhập WTO cho đến nay,

biện pháp TRIMs hiện chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu tại Việt Nam Vì vậy số lượng các nghiên cứu trong nước liên quan tới biện pháp TRIMs rất hạn chế, thường được thực hiện trong quá trình Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết loại bỏ các biện pháp bị cấm theo Hiệp định TRIMs, điều này có thể giải thích cho việc biện pháp TRIMs ít được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những khái niệm cơ bản về biện pháp TRIMs, ảnh hưởng, tác động của biện pháp TRIMs đối với Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO Một số nghiên mới đây đã đưa ra

đề xuất cho việc sử dụng một số biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tại Việt Nam sau khi nghiên cứu các tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO

Trang 33

Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu về biện pháp TRIMs

ở nước ngoài đã nêu ra những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs như: Định nghĩa, phân tích, đánh giá tác động của việc sử dụng và loại bỏ biện pháp TRIMs đối với nền kinh tế của một số quốc gia Một số nghiên cứu cũng chỉ ra kinh nghiệm của các quốc gia trong việc loại bỏ biện pháp TRIMs Một số biện pháp TRIMs có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nước chủ nhà nhưng một số biện pháp TRIMs lại có tác động tiêu cực đối thương mại khi hạn chế sự luân chuyển nguồn vốn, hàng hóa qua biên giới quốc gia Vì vậy, biện pháp TRIMs kết hợp với chính sách thương mại được các nước phát triển và đang phát triển sử dụng như một chiến lược phát triển kinh tế: Chiến lược thay thế nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước Chiến lược thay thế nhập khẩu giúp nâng cao khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, giúp sản phẩm trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hướng tới chiến lược xuất khẩu

Tóm lại, trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận, thực trạng quy định và sử dụng biện pháp TRIMs Việc lấp khoảng trống này trong nghiên cứu là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào FTAs thế hệ mới với nhiều cam kết về tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại

và đầu tư Đặc biệt khi Việt Nam sử dụng một số biện pháp TRIMs sẽ tạo ra lợi thế cho ngành sản xuất trong nước, tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

1.2.2 Những kết quả nghiên cứu về đề tài mà luận án sẽ kế thừa và những vấn đề đặt ra cho luận án nghiên cứu

Luận án sẽ kế thừa những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, như: Định nghĩa về biện pháp TRIMs, tác động tích cực và tiêu cực của biện pháp TRIMs đối với nền kinh tế và đối với thương mại quốc tế, các phân tích diễn giải liên quan tới các biện pháp mà các nước đã sử dụng; Kinh nghiệm trong quy định biện pháp TRIMs của các quốc gia; Kinh nghiệm trong

Trang 34

quá trình giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs nói riêng và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nói chung

Từ đó luận án cần phải đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu sẽ được trình bày

ở mục sau như: Quá trình xây dựng hình thành các quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại IIAs, việc sử dụng biện pháp TRIMs của các quốc gia có lợi ích như thế nào, kinh nghiệm sử dụng để tạo ra sự phát triển, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế; Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp khi phát sinh; Hướng hoàn thiện quy định liên quan tới biện pháp TRIMs trong đàm phán ký kết các điều ước quốc tế và tăng cường sử dụng hiệu quả tại Việt Nam

1.2.3 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia không ngừng tạo ra những mối liên kết về thương mại và đầu tư xuyên biên giới Để có hướng đi đúng trong quá trình phát triển tại Việt Nam, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề như:

- Thứ nhất, làm rõ hơn những vấn đề lý luận liên quan tới biện pháp TRIMs để

làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung của biện pháp TRIMs

- Thứ hai, vấn đề xây dựng quy định và cơ sở pháp lý của biện pháp TRIMs tại

WTO, FTAs, BITs đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia để cho thấy sự phát triển trong nội dung biện pháp TRIMs

- Thứ ba, thực tiễn sử dụng và giải quyết tranh chấp giữa các bên khi sử dụng

biện pháp TRIMs

- Thứ tư, đề xuất kiến nghị cho Việt Nam trong đàm phán ký kết các điều ước

quốc tế nhằm hoàn thiện quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO, FTAs

và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam nhằm tăng cường sử dụng có hiệu quả biện pháp TRIMs

1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại tạo ra sự phân biệt đối xử hoặc những hạn chế định lượng đối với hàng hóa đã ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại

Trang 35

quốc tế Do đó, Hiệp định TRIMs tại WTO và FTAs thế hệ mới hiện nay quy định các thành viên không được sử dụng những biện pháp làm ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế Tuy nhiên, một số nước đã sử dụng biện pháp TRIMs để phát triển kinh tế nhưng tác động xấu tới thương mại quốc tế và phát sinh các tranh chấp Trong quá trình phát triển và hội nhập tại Việt Nam hiện nay, để tăng cường sử dụng biện pháp TRIMs cần phải trả lời những câu hỏi lớn như:

- Biện pháp TRIMs là gì? Khái niệm, đặc điểm, phân loại và cơ sở pháp lý của các biện pháp như thế nào? Nội dung quy định biện pháp TRIMs được quy định tại các hiệp định đầu tư đa phương, khu vực, song phương, pháp luật quốc gia như thế nào?

- Quy định liên quan tới biện pháp TRIMs có tồn tại bất cập gì không?

- Các nước đã sử dụng và giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs như thế nào?

- Việt Nam đã sử dụng biện pháp TRIMs như thế nào? Cần có các đề xuất kiến nghị gì để quản lý và sử dụng hiệu quả biện pháp TRIMs đối với Việt Nam?

1.3.2 Giả thuyết khoa học

Bằng việc trả lời được những câu hỏi nghiên cứu trên luận án sẽ đặt ra những giả thuyết khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, như: Thứ nhất, trong bối cảnh quốc tế đang nở rộ các FTAs thế hệ mới, trong đó có quy định về các điều khoản liên quan tới thương mại và đầu tư Việt Nam cần chủ động hội nhập, nghiên cứu và nắm rõ bản chất, ý nghĩa của biện pháp TRIMs tại các điều ước quốc tế

Thứ hai, biện pháp TRIMs được quy định tại các điều ước quốc tế nên có sự khác nhau về nội dung, phạm vi và đối tượng áp dụng tùy thuộc vào mối quan tâm của các quốc gia trong quá trình đàm phán

Thứ ba, các quốc gia với mục tiêu riêng đã sử dụng có hiệu quả biện pháp TRIMs để phát triển doanh nghiệp trong nước Các biện pháp này đã tạo ra sự phát triển trong thời gian đầu đối với ngành sản xuất ô tô, năng lượng tái tạo tại một số quốc gia đang phát triển Mặc dù có thể phát sinh tranh chấp nhưng biện pháp

Trang 36

TRIMs đã và sẽ giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển của mình trong từng giai đoạn

Thứ tư, biện pháp TRIMs tại Việt Nam đã được quy định phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã sử dụng một số biện pháp TRIMs trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử… nhưng không đạt được hiệu quả như mục tiêu đã đề

ra Nguyên nhân là do Việt Nam chưa đặt ra nghiên cứu một cách chuyên sâu về biện pháp TRIMs, chưa lựa chọn đúng thời điểm cũng như việc đưa ra các kịch bản khi áp dụng, chưa tạo ra sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Trang 37

Tại WTO, một số biện pháp đầu tư ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại bị cấm

sử dụng theo Hiệp định TRIMs Tuy nhiên, một số thành viên đã sử dụng biện pháp TRIMs và đạt được kết quả trong việc phát triển kinh tế Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải sử dụng một số biện pháp TRIMs để định hướng đầu tư theo mục tiêu phát triển của mình Để sử dụng có hiệu quả các biện pháp TRIMs, luận án

sẽ cần phải làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng của các quốc gia thông qua quá trình giải quyết tranh chấp Hiểu được rõ bản chất pháp lý, mục đích

sử dụng và tác động của biện pháp TRIMs đối với thương mại quốc tế, Việt Nam sẽ

có thêm công cụ, cơ hội để phát triển và hội nhập quốc tế thành công

Tại Việt Nam, biện pháp TRIMs thường không được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu từ sau khi gia nhập WTO Vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận để làm sáng tỏ bản chất pháp lý của biện pháp TRIMs theo pháp luật quốc tế, thực trạng quy định và sử dụng tại một số quốc gia Từ đó luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu để đề xuất kiến nghị hướng hoàn thiện nhằm tăng cường sử dụng có hiệu quả biện pháp TRIMs tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Trang 38

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP

ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI 2.1 Cơ sở lý luận của các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại 2.1.1 Khái niệm

Để hiểu rõ được bản chất của TRIMs, cần phải làm rõ được nội dung, định nghĩa về thuật ngữ “các biện pháp đầu tư” và tác động đối với thương mại hàng hóa

2.1.1.1 Thuật ngữ các biện pháp đầu tư

Trên phương diện lý luận, có thể coi biện pháp là cách thức, là con đường tác động đến đối tượng để đạt được mục đích cụ thể Trong mối quan hệ giữa “đầu tư” với chính sách pháp luật thì mỗi một quốc gia đều có quyền quyết định, ban hành chính sách nhằm quản lý xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói riêng trong phạm vi lãnh thổ mình Điều này xuất phát từ chủ quyền của mỗi quốc gia, được biểu hiện

cụ thể là quyền tối cao trong các hoạt động đối nội, đối ngoại, là sự độc lập ý chí trong quan hệ quốc tế của quốc gia [34] Như vậy các biện pháp đầu tư trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia có thể được hiểu là: Cách thức, phương thức mà nhà nước ban hành nhằm tác động đến đầu tư thông qua việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và nó tương ứng với giai đoạn thứ hai của đầu

tư (thực hiện đầu tư) Biện pháp này có thể dựa trên mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia để khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực cụ thể Dựa trên những quyền về tài sản (vốn đầu tư) thì nhà đầu tư có quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khoản đầu tư của mình theo quy định của pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế liên quan Trong đó quyền tự do sử dụng nguồn vốn theo cách thức, phương thức do nhà đầu tư tự quyết định Nói cách khác

là việc nhà đầu tư bỏ vốn như thế nào (hình thức đầu tư), cách thức thực hiện đầu tư

ra sao, đầu tư vào lĩnh vực gì, sản xuất hàng hóa gì, khối lượng chất lượng như thế nào đều thuộc về quyền tự quyết của nhà đầu tư Theo góc độ kinh tế học thì đầu tư

có thể được hiểu là: ―Bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự

nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài h n để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đ i hoá,

Trang 39

mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng…‖ [133]

Theo cách tiếp cận của Luật Đầu tư thì “đầu tư” luôn gắn với kinh doanh, trong đó

theo Luật Doanh nghiệp 2020 [29, Điều 5] “kinh doanh” được hiểu là: ―việc thực

hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đo n của quá trình từ đ u tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận‖ Có thể thấy, cả đầu tư và kinh doanh đều có những đặc điểm

giống nhau, luôn gắn liền và không thể tách rời trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Như vậy, đầu tư có thể được hiểu là một hoạt động gồm 3 giai đoạn được thực hiện bởi nhà đầu tư: Thứ nhất, mục đích và mong muốn nhà đầu tư thể hiện thông qua việc nghiên cứu, tính toán khả năng sinh lời của khoản đầu tư; Thứ hai, thực hiện đầu tư thông qua các cách thức, phương thức sử dụng nguồn vốn của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thứ ba, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện sự kỳ vọng đối với đầu tư: Có thể tạo ra lợi nhuận, hoặc không tạo ra lợi nhuận, hoặc mất đi nguồn vốn đầu tư, hoặc đạt được kết quả về phúc lợi xã hội Tại IIAs, đầu tư (investment) thường được hiểu là tất cả tài sản được sở hữu bởi nhà đầu tư, có thể là sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp [35, trang 47], ví dụ: Tiền, lợi nhuận, cổ phần, cổ phiếu, bất động sản, các quyền về tài sản như cầm cố, cho thuê… Nội dung này chủ yếu làm rõ giới hạn về đầu tư trong các cam kết bảo hộ, khuyến khích đầu tư Để được bảo hộ theo IIAs thì tài sản của nhà đầu tư phải được thể hiện thông qua những đặc điểm khách quan của một khoản đầu tư, các đặc điểm

về tài sản và luôn gắn với hoạt động đầu tư trong trong các trường hợp cụ thể, như: Cam kết về vốn, nguồn nhân lực, sự kỳ vọng về lợi nhuận và nguy cơ rủi ro trong khoản đầu tư [13] Để nhận biết đầu tư theo IIAs thì Hội đồng trọng tài của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes - ICSID) thường dựa trên những yếu tố cần có, gồm: Tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định; Có lợi nhuận thường xuyên; Có khả năng gặp rủi ro; Có cam kết đáng kể về vốn; Có đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư [35, trang 49]

Trang 40

Như vậy, đầu tư được công nhận, bảo hộ và khuyến khích tại IIAs phải phát sinh trên thực tế (nhà đầu tư phải bỏ nguồn lực của mình) với mục đích tạo ra sự phát triển, đóng góp vào kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư Cách tiếp cận về của IIAs, về đầu tư là tài sản của nhà đầu tư, có thể là hàng hóa, tài sản cố định, tài sản khác… được thể hiện thông qua việc mua hàng hóa để hình thành tài sản, mua hàng hóa để thực hiện hoạt động thương mại, sử dụng tiền, tài sản hữu hình (tài sản cố định) nhà xưởng máy móc để thành lập tổ chức kinh tế Trong đó đầu tư phải gắn với sử dụng các nguồn lực tại địa phương trong hoạt động kinh doanh như: Sử dụng lao động tại địa phương, mua hàng hóa, nguyên liệu trong nước hoặc đơn giản chỉ là việc nhập khẩu hàng hóa để bán tại địa phương

Từ những nội dung trên cho thấy, “Đầu tư” là việc bỏ các nguồn lực, vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các phương thức, cách thức đã được tính toán, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư hoặc tiềm ẩn nguy cơ rủi

ro về vốn Về bản chất, việc ban hành quy định liên quan tới “biện pháp đầu tư” sẽ trực tiếp can thiệp vào cách thức, phương thức thực hiện đầu tư Theo đó nhà đầu tư không được tự do thực hiện theo ý định của mình mà phải tuân thủ quy định mà cơ quan có thẩm quyền đề ra Các biện pháp được nhà nước ban hành sẽ tác động đến

ý định (giai đoạn đầu) hoặc làm thay đổi kế hoạch của nhà đầu tư (giai đoạn đang thực hiện) Vì vậy, khi một biện pháp đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế thì nhà đầu tư

sẽ tự nguyện thực hiện, ngược lại nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn đầu tư hoặc không thực hiện khi các biện pháp này không đem lại hiệu quả Xét trên mối quan hệ giữa nhà nước (chủ thể điều tiết các mối quan hệ trong phạm vi quốc gia) và hoạt động

“đầu tư” có thể hiểu, “biện pháp đầu tư” là: ―Nh ng quy định, biện pháp hoặc hành

vi của nhà nước nhằm định hướng đ u tư theo cách thức, phư ng thức nhất định để

đ t được mục tiêu cụ thể‖

2.1.1.2 Thuật ngữ các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005: ―Ho t động thư ng m i là ho t

động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đ u

tư, xúc tiến thư ng m i và các ho t động nhằm mục đích sinh lợi khác‖ [20] Cả

Ngày đăng: 23/07/2024, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ASEAN, Úc và Niu Dilân (2009), Hiệp định thành lập khu vực thư ng m i tự do ASEAN – Úc – Niu-di-lân, Băng-cốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thành lập khu vực thư ng m i tự do ASEAN – Úc – Niu-di-lân
Tác giả: ASEAN, Úc và Niu Dilân
Năm: 2009
3. Nguyễn Lê Phương Anh (2004), “Hiệp định TRIMs: Những vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển”, T p chí Tài chính, số 02/2004, tr.48-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định TRIMs: Những vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển”, "T p chí Tài chính
Tác giả: Nguyễn Lê Phương Anh
Năm: 2004
4. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII (2021), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ư ng Đảng khoá XII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ư ng Đảng khoá XII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII
Năm: 2021
5. Bộ Tài chính (1998), Quyết định ban hành quy định thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành c khí - điện - điện tử, số 1944/1998/QĐ-BTC, ngày 25 tháng 12 năm 1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định ban hành quy định thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành c khí - điện - điện tử
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 1998
6. Bộ Tài chính (2006), Quyết định Về việc bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành c khí - điện - điện tử, số 43/2006/QĐ-BTC, ngày 29 tháng 8 năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định Về việc bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành c khí - điện - điện tử
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2006
7. Bộ Tài chính, Bộ Công Nghiệp, Tổng cục Hải quan (1998), Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đới với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành C khí-Điện-Điện tử, số 176/1998/TTLT/BTC- BCN-TCHQ, ngày 25 tháng 12 năm 1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đới với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành C khí-Điện-Điện tử
Tác giả: Bộ Tài chính, Bộ Công Nghiệp, Tổng cục Hải quan
Năm: 1998
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định quy định chi tiết về Luật Nghị định quy định chi tiết về Luật đ u tư nước ngoài t i Việt Nam, số 12-CP, ngày 18 tháng 02 năm 1997, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định chi tiết về Luật Nghị định quy định chi tiết về Luật đ u tư nước ngoài t i Việt Nam
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đ u tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đ i dịch Covid-19, số 84/NQ-CP, ngày 29 tháng 5 năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đ u tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đ i dịch Covid-19
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2020
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Nghị định quy định mức thu lệ phí trước b đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, số 70/2020/NĐ-CP, ngày 28 tháng 6 năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định mức thu lệ phí trước b đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2020
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, số 115/NQ-CP, ngày 06 tháng 8 năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2020
12. Chu Quang Duy (2017), “Giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiệp định TRIMs trong khuôn khổ WTO”, T p chí Kinh tế đối ngo i – Đ i học Ngo i thư ng, số 90/2017, tr.86-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiệp định TRIMs trong khuôn khổ WTO”, "T p chí Kinh tế đối ngo i – Đ i học Ngo i thư ng
Tác giả: Chu Quang Duy
Năm: 2017
13. Chu Quang Duy (2019), “Vấn đề đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs)”, T p chí Tòa án nhân dân, số 02(2), tháng 01/2019, tr.14- 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs)”, "T p chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Chu Quang Duy
Năm: 2019
14. Chu Quang Duy (2020), “Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo tại EVFTA”, T p chí Công Thư ng, số 06, tháng 4/2020, tr.40-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo tại EVFTA”, "T p chí Công Thư ng
Tác giả: Chu Quang Duy
Năm: 2020
15. Ngô Duy Ngọ (1997), “Những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong khuôn khổ WTO”, T p chí Nghiên cứu quốc tế - Học viện Ngo i giao, số 20/1997, tr.07-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong khuôn khổ WTO”, "T p chí Nghiên cứu quốc tế - Học viện Ngo i giao
Tác giả: Ngô Duy Ngọ
Năm: 1997
16. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học
Năm: 2003
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật Đ u tư nước ngoài t i Việt Nam, Luật số: 4-HĐNN8, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đ u tư nước ngoài t i Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1987
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Đ u tư nước ngoài t i Việt Nam, Luật số: 52-L/CTN, ngày 12 tháng 11 năm 1996, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đ u tư nước ngoài t i Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1996
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đ u tư, Luật số: 59/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đ u tư
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thư ng m i, Luật số: 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thư ng m i
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Bảng phân loại các biện pháp đầu tƣ liên quan tới - Những vấn Đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp Đầu tư liên quan tới thương mại
Bảng 2.1 Bảng phân loại các biện pháp đầu tƣ liên quan tới (Trang 9)
Bảng 2.1. Bảng phân lo i các biện pháp đ u t  liên qu n t i th  ng m i - Những vấn Đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp Đầu tư liên quan tới thương mại
Bảng 2.1. Bảng phân lo i các biện pháp đ u t liên qu n t i th ng m i (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN