1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khát vọng tự do trong thơ nữ việt nam Đương Đại qua các tác giả dư thị hoàn, phan huyền thư, ly hoàng ly, vi thùy linh

176 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khát vọng tự do trong thơ nữ Việt Nam đương đại qua các tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh
Tác giả Trịnh Phương Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận án Tiến sĩ Văn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Khát vọng tự do trong thơ nữ việt nam Đương Đại qua các tác giả dư thị hoàn, phan huyền thư, ly hoàng ly, vi thùy linh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH PHƯƠNG DUNG

KHÁT VỌNG TỰ DO TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI QUA CÁC TÁC GIẢ: DƯ THỊ HOÀN, PHAN HUYỀN THƯ,

LY HOÀNG LY, VI THÙY LINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH PHƯƠNG DUNG

KHÁT VỌNG TỰ DO TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI QUA CÁC TÁC GIẢ: DƯ THỊ HOÀN, PHAN HUYỀN THƯ,

LY HOÀNG LY, VI THÙY LINH

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài 3

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

2.1.Đối tượng nghiên cứu 6

2.2.Phạm vi nghiên cứu 6

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1.Mục đích nghiên cứu 7

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4.Đóng góp của luận án 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục của luận án 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1.Tổng quan thơ nữ Việt Nam đương đại 10

1.1.1.Khái lược thơ Việt Nam từ 1986 đến nay 10

1.1.2.Thơ nữ Việt Nam đương đại 14

1.2.Nghiên cứu tự do trong thơ nữ gắn với tư tưởng bình đẳng giới 16

1.2.1.Lý thuyết về giới, nữ quyền và văn học nữ quyền 16

1.2.2.Tình hình nghiên cứu về giới, nữ quyền và khát vọng tự do 21

1.3.Nghiên cứu khát vọng tự do trong thơ nữ gắn với tinh thần dân chủ, đổi mới ………38

1.3.1.Tự do cá nhân như một khát vọng tự do tình cảm 38

1.3.2.Tự do cá nhân gắn với tinh thần dân chủ, tự do tư tưởng 40

1.3.3.Những nghiên cứu về các tác giả cụ thể: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh 43

Chương 2 TỰ DO CÁ NHÂN LÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO LỚN NHẤT

TRONG THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI 47

2.1 Tự do tinh thần, tư tưởng và tự do thân thể 47

2.1.1 Từ quan niệm phong kiến đến ý thức tự do tinh thần, tư tưởng 47

2.1.2 Ý thức về thân thể và khát vọng tự do thân thể 52

2.2 Khát vọng tự do yêu đương 59

Trang 4

2.2.1 Cảm hứng về tình yêu 59

2.2.2 Tự do yêu đương và khát khao tình dục 64

2.3 Tự do cá nhân và khát vọng hạnh phúc 69

2.3.1 Khát vọng hạnh phúc với bản năng làm mẹ 69

2.3.2 Khát vọng tự do kiếm tìm hạnh phúc 73

Chương 3 KHÁT VỌNG TỰ DO THỂ HIỆN QUA CÁI TÔI TRỮ TÌNH

TRONG THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI 81

3.1 Giới thuyết về cái tôi trữ tình 81

3.1.1 Quan niệm về cái tôi trữ tình 81

3.1.2 Cái tôi như là nhân vật số một trong tác phẩm thơ trữ tình 83

3.2 Khát vọng tự do biểu hiện qua các dạng thức cái tôi trữ tình 85

3.2.1 Cái tôi như là hình bóng của tác giả 85

3.2.2 Cái tôi khát vọng nhận thức lại và phản kháng thực tại 90

3.3 Khát vọng tự do gắn với cái tôi độc lập 99

3.3.1 Cô đơn, hoài nghi như một mặt của khát vọng tự do 99

3.3.2 Từ cái tôi độc lập đến khát vọng tự do 111

Chương 4 KHÁT VỌNG TỰ DO QUA PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 121

4.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 121

4.1.1 Sự sáng tạo những từ ngữ mới 121

4.1.2 Ngôn ngữ có tính tiềm thức, vô thức 127

4.1.3 Ngôn ngữ thân thể 130

4.2 Biểu tượng nghệ thuật 136

4.2.1 Biểu tượng tính dục và biểu tượng đêm 136

4.2.2 Biểu tượng giấc mơ và yếu tố siêu thực 142

4.3 Thể thơ 146

4.3.1 Sự giảm dần các thể thơ truyền thống 146

4.3.2 Sự gia tăng các thể thơ tự do 148

KẾT LUẬN 162

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165

TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thơ là thể loại văn học ra đời từ rất sớm Trong văn học Việt Nam, từ trung đại, cận đại đến hiện đại, thơ là thể loại có nhiều thành tựu nhất Văn học Việt Nam ngày càng có những thay đổi rõ rệt cả về quan niệm nghệ thuật và phương pháp sáng tác Trong lịch sử văn học, thơ hình thành và phát triển gắn với những chuyển biến lớn về ý thức, tâm lý con người Cùng với sự phát triển của văn hóa xã hội, thơ dần có những đổi mới, đáp ứng nhu cầu biểu đạt tâm lý ngày càng phong phú, phức tạp của thế giới nội tâm con nguời Với cốt lõi trữ tình, thơ có thể biểu đạt tâm lý, cảm xúc một cách dễ dàng nhờ tính chất đặc trưng của nó, từ giọng điệu đến thể thơ và ngôn ngữ Từ sau 1986, thơ ca Việt Nam có sự thay đổi đáng kể và có nhiều thành tựu, có nhiều tác giả để lại dấu ấn với những sáng tạo mang đặc trưng cá nhân

Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, lớp nhà thơ nữ đương đại mang đến sự mới mẻ, nhiệt huyết với những khát vọng đổi mới Hàng loạt các cây bút nữ như Dư Thị Hoàn, Đinh Thị Như Thuý, Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Ly Hoàng Ly, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Thuý Hằng, Vi Thuỳ Linh, Lynh Bacardi, Nguyệt Phạm đang nỗ lực khẳng định mình trên con đường thi ca, đồng thời cũng là sự khẳng định quá trình cách tân mạnh mẽ của thơ Việt đương đại Đáng lưu ý là sự xuất hiện đầy ấn tượng của bốn tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh với xu hướng tự do sáng tạo, tự do bộc lộ mọi trạng thái cảm xúc trong thơ

Tự do là vấn đề có ý nghĩa nhân loại, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội Nói cách khác, tự do là vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, như một đặc điểm của trạng thái tinh thần trong xã hội hiện đại Xã hội truyền thống với những khuôn mẫu, thước đo, chuẩn mực phong kiến làm cho con người, đặc biệt

là người phụ nữ, không thể có được tự do Thời kì hội nhập, xã hội ngày càng đổi mới, vấn đề tự do trong đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm… ngày càng

Trang 6

được đề cao Đặc điểm chung có thể thấy khá rõ trong thơ của bốn tác giả: Dư Thị Hoàn, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly là sự thể hiện khát vọng tự do

Là một nhà thơ nữ có cá tính, Dư Thị Hoàn viết nhiều về nỗi đau, sự cô đơn, của thân phận đàn bà và cả khát vọng tự do trong tình cảm, tư tưởng của một người phụ nữ 41 tuổi mới bước vào làng thơ, những tác phẩm của Dư Thị Hoàn chính là những “lối nhỏ” để nhà thơ vào đời Dư Thị Hoàn đi tìm mình, cố gắng kiếm tìm sự thật với trái tim và ngôn ngữ của một người nghệ sĩ nhiều trăn trở Dù không phải là nhà thơ trẻ, lượng sáng tác không nhiều, nhưng với hai tập

thơ: Lối nhỏ (1988), Bài mẫu giáo sáng thế (1993), Dư Thị Hoàn đã tạo nên dấu

ấn cá nhân khá rõ nét trong thơ Việt đương đại

Chỉ trong vài năm, Vi Thùy Linh ra mắt công chúng hai tập thơ: Khát (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1999) và Linh (NXB Thanh Niên, 2000) Muốn vẽ

lên diện mạo mới của người phụ nữ hiện đại với khát khao được tự do bộc lộ chính mình cả về tư tưởng và thể xác, Vi Thùy Linh được coi là một “hiện tượng”, tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi với những ý kiến trái chiều Một là nhóm những người coi thơ Vi Thùy Linh là “hiện tượng thơ mới”, là “thơ trẻ thứ thiệt” như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Hưng, Nguyễn Thụy Kha…; hai là nhóm những người đối lập, không coi thơ Vi Thùy Linh là thơ Có thể nói, Vi Thùy Linh đã ghi tên mình một cách đầy ấn tượng trong làng thơ trẻ

Đầu những năm 2000, Phan Huyền Thư là cái tên gây xôn xao thi đàn

Việt Nam với tập thơ Nằm nghiêng (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002), và sau

đó là Rỗng ngực (NXB Văn học, 2005) Phan Huyền Thư được công chúng và

các nhà phê bình chú ý Bên cạnh sự ghi nhận về những cố gắng cách tân thơ, các tác phẩm của Phan Huyền Thư cũng nhận được những phê bình về sự hạn

chế của tính thẩm mỹ Đến Sẹo độc lập (NXB Lao động, 2014), có thể thấy sự

táo bạo, cá tính trong cách thể hiện tư tưởng, khát vọng tự do được bộc lộ khá rõ nét và nhất quán trong thơ Phan Huyền Thư

Trang 7

Ly Hoàng Ly với Cỏ trắng (NXB Hội Nhà văn, 1999) và Lôlô (NXB Hội

Nhà văn, 2005) là một cơn gió lạ thổi vào thơ trẻ, cho thấy tư tưởng mới, mong muốn được phơi bày cái tôi cũng như khát vọng tự do, khẳng định chính mình

Cả hai tập thơ đều nhận được sự ghi nhận chính thức, giải Mai Vàng cho Cỏ trắng và tặng thưởng Hội nhà văn cho Lôlô Nhận được sự quan tâm và nhiều ý

kiến khen chê của giới chuyên môn nói chung cũng như của bạn đọc, Ly Hoàng

Ly đã khẳng định được tiếng nói của mình trong thơ trẻ đương đại

Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại đã khẳng định vai trò của những nhà thơ

nữ trong mỗi chặng đường phát triển Bằng những nỗ lực cách tân đổi mới, các nhà thơ nữ đã và đang khẳng định mình trên con đường văn chương, không ngừng tạo nên diện mạo mới cho thơ ca Việt, đồng thời tạo nên những dòng thơ chính hiện nay: thơ nữ quyền, thơ “cổ truyền”, thơ tân hình thức, thơ trình diễn, thơ hậu hiện đại… Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh

là bốn trong số các tác giả được coi là “hiện tượng” tiêu biểu, để lại nhiều dấu ấn đặc sắc trong nền thơ đương đại cả về nội dung tư tưởng và những sáng tạo nghệ thuật Có thể nói, tự do là khát vọng mạnh mẽ nhất trong thơ của các tác giả này

Nghiên cứu khát vọng tự do trong thơ nữ đương đại cũng nhằm khẳng định sức sáng tạo, phong cách thơ và vị trí của các tác giả, qua đó khái quát diện

mạo của thơ nữ hôm nay Chúng tôi chọn đề tài “Khát vọng tự do trong thơ nữ Việt Nam đương đại qua các tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng

Ly, Vi Thùy Linh” để tìm hiểu, nghiên cứu những hiện tượng thơ nữ đã tạo nên

dấu ấn độc đáo cho thơ Việt Đề tài cũng là cơ sở để mở ra những nghiên cứu khái quát cho thơ trữ tình đương đại Việt Nam và nhiều đề tài liên quan khác Đồng thời đó là cách để người viết có thể đánh giá đúng mức khả năng sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, cũng là cơ hội để bày tỏ sự trân trọng đối với những hiện tượng thơ nữ đương đại

Trang 8

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thơ nữ đương đại là một đối tượng phong phú và có nhiều diễn biến Theo thời gian, những gương mặt thơ vẫn đã và đang thay đổi Khát vọng của thơ nữ và cái tôi thời đại sẽ được nhận diện trên những yếu tố mang tính loại hình, qua các khuynh hướng thơ

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khát vọng tự do thể hiện qua các tác phẩm của những nhà thơ nữ tiêu biểu Trong đó chúng tôi tập trung vào một số tác giả: Dư Thị Hoàn , Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, và một số nhà thơ nữ khác Những tác giả này có nhiều đóng góp có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật Khát vọng tự do là một trong những cảm hứng lớn chi phối toàn bộ sáng tác của họ

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài luận án, trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển

và đặc điểm chung của thơ ca Việt Nam đương đại (từ 1986 đến nay), cũng như đặc điểm riêng của các nhà thơ nữ, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của

luận án là thơ của bốn tác giả nữ tiêu biểu: Dư Thị Hoàn (1946) với tập thơ Lối nhỏ (NXB Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng, 1988), Bài mẫu giáo sáng thế (NXB Hội Nhà văn, 1993); Phan Huyền Thư (1972) với các tập thơ: Nằm nghiêng (NXB Văn học, 2002), Rỗng ngực (NXB Văn học, 2005), Sẹo độc lập (NXB Lao động, 2014); Vi Thùy Linh (1980) với các tập thơ Khát (NXB Hội nhà văn, 1999), Linh (NXB Thanh niên, 2000), Đồng tử (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005), Vili in love (NXB Văn nghệ, 2008), Phim đôi - Tình tự chậm (NXB Thanh niên, 2011); Ly Hoàng ly (1975) với các tập thơ: Cỏ trắng (NXB Hội Nhà văn, 1999), Lô lô (NXB Hội Nhà văn, 2005)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng khảo sát các tác phẩm thơ của

các tác giả khác để làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu khát vọng tự do trong thơ nữ Việt Nam đương đại, chúng tôi

sẽ góp phần làm sáng tỏ diện mạo và những cách tân của thơ nữ đương đại trong

xu thế chung của nền văn học đang có nhiều biến chuyển, hội nhập với thế giới

Từ đó, khẳng định những đóng góp cơ bản, đánh giá phong cách, tài năng của một số nhà thơ tiêu biểu, chỉ ra những hạn chế, đồng thời xác định lại vị trí của

họ trong nền thơ Việt Nam hiện đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án đặt ra nhiệm vụ cụ thể đối với từng phần và từng chương Chương tổng quan tình hình nghiên cứu cung cấp một bức tranh khái quát về thơ

nữ Việt Nam đương đại, những nghiên cứu về giới, nữ quyền và khát vọng tự

do Nhiệm vụ đặt ra với chương 2 là phác họa những hình dung về ý thức tự do thân thể, khát vọng tình yêu, tự do, hạnh phúc trong thơ nữ đương đại thể hiện qua cảm hứng chủ đạo lớn nhất là khát vọng tự do Chương 3 của luận án làm rõ khát vọng tự do thể hiện qua các dạng thức của cái tôi trữ tình, khát vọng tự do gắn với cái tôi độc lập Chương 4 khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật của thơ

nữ đương đại về ngôn ngữ, cách lựa chọn biểu tượng, xu hướng lựa chọn thể thơ

và hình thức biểu hiện; chỉ ra những tìm tòi, đổi mới mang tính sáng tạo cũng

như những hạn chế của các nhà thơ nữ

4 Đóng góp của luận án

Từ trước đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và

có hệ thống về khát vọng tự do trong thơ nữ đương đại Chúng tôi chọn đề tài

này nhằm:

- Tìm hiểu khát vọng tự do trong thơ nữ đương đại, chủ yếu nghiên cứu

qua bốn tác giả nữ tiêu biểu, góp phần làm rõ một đặc điểm quan trọng là khát vọng tự do như là động lực, là nguyên nhân thúc đẩy quá trình vận động và phát

Trang 10

triển của đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại Tuy nhiên, khát vọng tự

do thái quá đôi khi cũng để lại những điểm hạn chế

- Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về khát

vọng tự do trong thơ nữ đương đại qua một số tác giả tiêu biểu Từ đó đóng góp vào việc tìm hiểu thơ Việt Nam hiện đại nói chung, thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, trong luận án này chúng tôi

sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp loại hình: Nghiên cứu thơ từ góc độ loại hình, thể loại, nhân

vật trữ tình, nhằm chỉ ra những đặc điểm chung của thơ nữ đương đại, gồm các cấp

độ nội dung và phương thức nghệ thuật thể hiện khát vọng tự do Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp luận án phân tích cá tính sáng tạo riêng của từng cá nhân tác giả trên đặc điểm chung của các nhà thơ nữ thời kì này

- Phương pháp so sánh: Tập trung so sánh, đối chiếu những đặc điểm cơ

bản về nội dung và nghệ thuật của thơ nữ Việt Nam đương đại với thơ ca giai đoạn trước, so sánh thơ của các tác giả cùng thời kì với nhau để thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong tư duy, cảm xúc và phương thức biểu đạt, hình thức thể hiện của mỗi tác giả Qua đó tìm ra đặc trưng phong cách, khả năng sáng tạo và vai trò của mỗi tác giả trong quá trình vận động và phát triển

của thể loại

- Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặt thơ nữ trong tiến trình phát triển của

thơ Việt Nam đương đại, từ đó khái quát bức tranh cơ bản của thơ ca Việt Nam nói chung và thơ nữ nói riêng

Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng một số phương pháp và thao tác khác như: phương pháp hệ thống, phương pháp tiểu sử; các thao tác phân tích, tổng

hợp, thống kê

Trang 11

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

án được triển khai qua 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tự do cá nhân là cảm hứng chủ đạo lớn nhất trong thơ nữ đương đại Chương 3: Khát vọng tự do thể hiện qua cái tôi trữ tình trong thơ nữ đương đại

Chương 4: Khát vọng tự do qua phương thức biểu hiện

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan thơ nữ Việt Nam đương đại

1.1.1 Khái lược thơ Việt Nam từ 1986 đến nay

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 vận động và phát triển theo sát tiến trình lịch sử nhiều biến động của đất nước Các khuynh hướng chính trị và

tư tưởng khác nhau tạo nên những khuynh hướng nghệ thuật, quan điểm sáng tác khác nhau Tuy nhiên, tác phẩm văn học đều ít nhiều phản ánh những khía cạnh đời sống, văn hóa xã hội và tinh thần của con người Việt Nam trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 có nhiều thành tựu, bao gồm thơ cách mạng và thơ đô thị miền Nam, cả ở phương diện chủ thể sáng tạo và chủ thể trữ tình Từ 1975, sau thời kì hòa bình lập lại, lịch sử dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới Từ thời điểm ấy, nền văn học Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường với những dấu ấn khá rõ nét

Sau năm 1986, xã hội Việt Nam có những chuyển biến trên hầu hết các mặt, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa, đời sống Thời kì này, văn hoá Việt Nam

có sự tiếp xúc rộng rãi với các nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới Nền kinh tế xã hội dần chuyển sang kinh tế thị trường.Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ Văn học nửa cuối những năm

1980 và trong những năm đầu thập kỉ 90 đã phát triển mạnh theo khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, cảm hứng nổi bật là phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản Văn học giai đoạn từ 1986 trở đi vận hành theo hướng tự do hơn, dân chủ hơn, đề cao năng lực sáng tạo và những tìm tòi thể nghiệm mang dấu ấn cá nhân Nền văn học dần đổi mới toàn diện, từ quan niệm đến cảm hứng sáng tác, thi pháp, thể loại Thời kì này cũng xuất hiện cảm hứng nhân văn mới với những khám phá mới Đó là đề cao con người với những phương diện cá nhân

Số lượng các nhà văn, nhà thơ đông đảo hơn bao giờ hết Cũng chưa bao giờ các

Trang 13

khuynh hướng tìm tòi, cách tân về kỹ thuật, về hình thức lại nở rộ nhiều đến thế Tất cả những chuyển biến đó tạo nên diện mạo đặc trưng của văn học thời kỳ đổi mới

Văn học có sự thay đổi phong phú ở tất cả các thể loại, nhất là văn xuôi với việc thể hiện mọi khía cạnh đa dạng của đời sống cá nhân, tạo nên bức tranh muôn mặt của cuộc sống đời thường Các nhà văn hứng thú trong việc khám phá góc tối bản năng của con người, cũng như thế giới tâm linh, vô thức Những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi thời kì này phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp,

Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài Bên cạnh đó, thơ lại gặp nhiều khó khăn tuy

có những thành tựu đáng chú ý và một số nỗ lực cách tân đáng ghi nhận Thơ chuyển dần sang khai thác cảm hứng đời tư, thế sự với những cảm xúc, biến đổi tinh vi trong tâm hồn con người Trong bối cảnh xã hội những năm đầu Đổi mới còn nhiều phức tạp, thơ phản ánh tâm trạng con người với những nỗi buồn thời cuộc, những day dứt trước thực tại Đến đầu những năm 90, thơ bắt đầu có bước chuyển mình mạnh mẽ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo của cả thế hệ nhà thơ cũ và mới Thời kì này hình thành những xu hướng hiện đại với cảm quan về thế giới siêu hình, siêu thực, xuất hiện những khái niệm “lạ” như “thơ vụt hiện”, “thơ bóng chữ”, “thơ âm bồi” Một số tên tuổi tiêu biểu cho xu hướng

này là Hoàng Cầm với Mưa Thuận Thành (NXB Văn hoá, Hà Nội, 1991), Lê Đạt với Bóng chữ (NXB Hội nhà văn, 1994) , Hoàng Hưng với Ngựa biển (NXB Trẻ, 1988), Người đi tìm mặt (NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1994), Nguyễn Quang Thiều với các tập thơ Sự mất ngủ của lửa (NXB Lao động, 1992), Những người đàn bà gánh nước sông (NXB Văn học, 1995)

Xuất phát từ quan niệm thơ chủ yếu là sự biểu hiện của cái tôi ở phần tiềm thức, vô thức, tâm linh, nhiều nhà thơ Việt Nam giai đoạn sau 1986 có khuynh hướng đi sâu khám phá cái tôi bản thể, đi theo hướng tượng trưng, siêu thực, tiêu biểu như Hoàng Hưng, Lê Đạt, Trần Dần Cái tôi dần đa dạng hóa, tập trung vào đời sống riêng tư, đi sâu đến tận cùng bản thể Nhà thơ tự đi tìm gương mặt bên trong của chính mình với phương diện cá nhân riêng tư Cảm

Trang 14

hứng chủ đạo trong nhiều tập thơ thời kì sau 1986 là hướng vào đời sống thế sự

và trở về với cái tôi cá nhân Ở thế hệ các nhà thơ trẻ xuất hiện cuối những năm

90, ý thức cá nhân lúc này được đề cao Họ muốn chống lại mọi khuôn phép, lề thói có sẵn, đi ngược lại những quan niệm mang tính truyền thống về thi ca, về

đạo đức “Tôi là tôi/ Một bản thể đầy mâu thuẫn/ Tôi đã nhìn mình trong gương

cả khi khóc khi cười/ Bất cứ lúc nào, trên sân khấu cuộc đời/ Tôi vẫn là diễn viên tồi/ Bởi tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” (Tôi – Vi

Thùy Linh)

Thơ thời kì này đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhà thơ cũng tự

do thể hiện cá tính sáng tạo Trước bối cảnh mới của lịch sử, văn hóa, xã hội, các nhà thơ buộc phải thích ứng với những thay đổi Từ đó dẫn tới sự biến chuyển sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ Khát vọng đổi mới của các nhà thơ thời

kì này được tiếp sức bởi công cuộc Đổi mới của đất nước Người nghệ sĩ nhìn cuộc đời bằng cái nhìn thực tế hơn Có thể thấy, ở nhiều tác giả, ý thức tạo dựng nhãn quan nghệ thuật mới thể hiện qua chất duy lí khá đậm trong thơ Thơ ngày càng đa dạng về hình thức biểu hiện, giọng điệu gần hơn với đời sống, mang tính đối thoại với lối ngắt nhịp, gieo vần không theo quy luật thơ truyền thống Đồng thời, thơ ca giai đoạn này cũng bộc lộ những suy tư trăn trở của người nghệ sĩ về đời sống cũng như thể hiện những đam mê sáng tạo, khát khao kiếm tìm một lối đi riêng Bên cạnh đó, thơ Việt Nam sau 1986 cũng thể hiện nỗ lực khám phá sự phong phú của cái tôi, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh Nhà thơ cố gắng thể hiện những quan niệm riêng về đời sống qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng

Sự đổi mới của ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học,

nó là kết quả mà cũng là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác Đến giữa những năm 1990, một số tác giả trẻ đã tạo nên dấu ấn với những cách tân thơ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Đó là những nhà thơ trẻ có những phát kiến, tìm tòi mới, cách nhìn táo bạo đi sâu vào cái tôi bản thể và sẵn sàng phơi trải tất cả trên trang viết Thế hệ nhà thơ xuất hiện sau thời kì Đổi mới đã

Trang 15

đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc cảm mới trong thơ Họ ít chịu ràng buộc bởi truyền thống, mạnh dạn và tự do hơn trong cách tìm tòi, không ngại thể nghiệm, khát khao bộc lộ hết mình Một số cây bút tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân trong thơ giai đoạn này là Văn Cầm Hải(1972), Phan Huyền Thư (1972), Nguyễn Hữu Hồng Minh (1972), Vi Thùy Linh (1980)…

Thơ thời kì Đổi mới ngày càng mở rộng biên độ, gia tăng chất văn xuôi, chất trí tuệ và thâm nhập vào vùng tâm linh, vô thức Các cây bút tiêu biểu cho đặc trưng này là Dương Tường (1932), Hoàng Hưng (1942) Bên cạnh đó, xu hướng tự do hóa về hình thức thơ được đẩy mạnh và trở thành một đặc điểm chủ đạo Tự do hóa thể hiện trên nhiều phương diện, từ thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ đến cách trình bày bài thơ Các nhà thơ lúc này muốn giải phóng chính mình

khỏi những khuôn mẫu thể loại mang tính quy phạm “Tôi chuộng thơ tự do, vì tôi thấy mình ở đó, và khi viết nó, nó là tôi ” (Một thế giới không thể ngừng -

Vi Thùy Linh) Tự do hóa cũng thể hiện qua cách kết cấu các câu thơ, hình thành lối thơ văn xuôi với nhịp điệu linh hoạt, có vần hoặc không vần Số lượng chữ trong câu thơ, dòng thơ cũng tùy thuộc vào cảm xúc của nhà thơ, phá bỏ trật

tự logic thông thường Đi cùng với nó là tự do trong cách sử dụng ngôn từ Tư duy nghệ thuật đa dạng tạo nên sự phân hóa ngôn ngữ thơ Bên cạnh ngôn ngữ gần với đời thường là loại ngôn ngữ mờ nhoè, mang tính tượng trưng, siêu thực Bên cạnh ngôn ngữ bình dị là ngôn ngữ chắp vá nhằm tạo ấn tượng, ngôn ngữ gợi đến những vấn đề tính dục Những từ ngữ thông thường, thậm chí khẩu ngữ, biệt ngữ cũng xuất hiện trong thơ, thể hiện nhu cầu tạo sinh nghĩa mới cho chữ của người sáng tác Có thể thấy rõ xu hướng này qua sáng tác của một số tác giả như Nguyễn Quang Thiều (1957), Nguyễn Bình Phương (1965), Phan Huyền Thư (1972), Vi Thùy Linh (1980)…

Nhìn một cách tổng quát, thơ ca thời kì Đổi mới đã có sự chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa Với sự thay đổi rõ rệt cả về tư duy nghệ thuật và cấu trúc thể loại, thơ ca Việt Nam từ sau thời kì Đổi mới 1986 đã đi được một đoạn đường dài trên con đường hiện đại hóa

Trang 16

1.1.2 Thơ nữ Việt Nam đương đại

Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ Thơ ca thời kì này cũng đánh dấu sự xuất hiện và khẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ Công cuộc đổi mới diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa, cùng với những điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế đã giúp cho các nhà thơ

nữ được thể hiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo

Trước đây, thế hệ các nhà thơ nữ thời kì chống Mỹ đã ghi dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Sau hòa bình lập lại 1975, thơ của họ mang hơi thở của nhịp sống hòa bình, thể hiện những niềm vui nỗi buồn trong đời sống con người Đó

là thế hệ những nhà thơ nữ vẫn giữ được ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả, tiêu biểu phải kể đến Xuân Quỳnh (1942), Phan Thị Thanh Nhàn (1943), Lê Thị Mây (1949), Lâm Thị Mỹ Dạ (1949) Thế hệ tiếp theo là những tác giả trưởng thành ở giai đoạn sau của cuộc chiến tranh, thơ họ thể hiện những cảm nhận về tình yêu, thân phận người phụ nữ và ước mơ hạnh phúc đời thường Đại diện cho những nhà thơ thế hệ này là Giáng Vân (1959), Thu Nguyệt (1963), Trần Thị Huyền Trang (1964), Đặng Thị Thanh Hương (1966), Phan Thị Vàng Anh (1968), Đoàn Ngọc Thu (1970)…

Đời sống xã hội thay đổi đã tạo nên một thế hệ nhà thơ mới với luồng tư tưởng mới mẻ Nhiều người trong số họ có trình độ học vấn, hoạt động trong các ngành văn hóa văn nghệ và trong các lĩnh vực xã hội khác Với nguồn sống dào dạt tươi mới và khát khao sáng tạo, những nhà thơ nữ đương đại như một làn gió mang đến sự sinh động tươi mới cho đời sống văn hóa văn nghệ Nhiều gương mặt mới đã tạo được ấn tượng trong lòng độc giả như Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Bình Nguyên Trang, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Chu Thị Minh Huệ, Trương Quế Chi Những tác giả này ít nhiều đã tự tạo cho mình một lối đi riêng, thể hiện cái tôi nghệ sĩ mang dấu ấn riêng đặc sắc

Trang 17

Tiếp nối mạch nguồn cảm xúc từ từ thế hệ các tác giả nữ trưởng thành trong và sau chiến tranh, thơ nữ đương đại khai thác hướng đề tài cũ nói về thân phận người phụ nữ, về tình yêu, lòng thủy chung son sắt, tình cảm mẹ con Bên cạnh đó, nó cũng tìm tòi khai phá những đề tài mới với những thay đổi của đời sống, thể hiện niềm khát khao mãnh liệt hướng tới những chân trời mới và tiếng nói nữ quyền Các nhà thơ nữ thời kì này sẵn sàng đi tiên phong trong sự cách tân đổi mới của văn học nghệ thuật, đi sâu khai thác cái tôi với những chuyển động của bản thể tràn đầy sự sống Họ tìm tòi, khám phá những góc khuất của tâm hồn, muôn mặt tình yêu, góc tối nhục cảm, khám phá cái tôi cá nhân bí ẩn

và đầy bất trắc Cùng với những khát khao yêu thương, sẻ chia, ước mơ hạnh phúc, một điểm rất mới mẻ so với thơ ca thời kì trước là sự xuất hiện của tính nhục cảm Đây là một trong những cảm hứng mới mẻ, hiện đại, đầy tính bản năng thể hiện qua ngôn từ, cảm xúc Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng này trong sáng tác của các nhà thơ trẻ như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng

Ly, Vi Thùy Linh, Lynh Bacardi

Thơ nữ Việt Nam đương đại ghi dấu sự trưởng thành của những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X Đa phần họ trưởng thành sau mốc Đổi mới năm 1986, có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa, văn minh phương Đông và phương Tây Dưới ảnh hưởng của các luồng văn học trong và ngoài nước, tác phẩm của những cây bút này có nhiều nét phá cách mới mẻ Bên cạnh cái tôi cá nhân mang nét chung như tình yêu dành cho đất nước, lòng yêu đời, yêu cuộc sống, còn có một cái tôi bản thể, tự định hình mình giữa cuộc đời, đồng thời khẳng định vai trò của cá nhân trong đời sống xã hội và nghệ thuật Đó là cái tôi sinh động, luôn cựa quậy trong mọi mối ràng buộc, cái tôi trách nhiệm với toàn bộ biến động của đời sống tâm hồn, tình yêu, cái tôi trăn trở với những ham muốn dục vọng

và những nỗi niềm khổ đau, hạnh phúc, cái tôi nữ quyền với khao khát được bộc

lộ bản thể

Thơ nữ luôn có những bước tiến song hành cùng sự phát triển của nền văn học dân tộc Sự đóng góp của các nhà thơ nữ trên các phương diện nội dung,

Trang 18

cảm hứng sáng tạo, hình thức biểu đạt đã tạo nên những dấu ấn mới mẻ cho nền thơ hiện đại của dân tộc Trên hành trình kiếm tìm và định hình những phong cách, thơ nữ đã và đang có những bước tiến amới Các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại đã thể hiện được nét cá tính riêng, quyết đoán trong việc đi tìm cái mới, thể hiện sự đòi hỏi được giải tỏa những cảm xúc mạnh mẽ trong tâm hồn, bày tỏ khát khao được dấn thân, được nói, được tung hoành cùng với lối viết tự do phóng khoáng

1.2 Nghiên cứu tự do trong thơ nữ gắn với tư tưởng bình đẳng giới

1.2.1 Lý thuyết về giới, nữ quyền và văn học nữ quyền

1.2.1.1 Quan niệm về giới và nữ quyền

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giới tính là những đặc điểm chung phân

biệt nam với nữ, giống đực với giống cái” [83;505] Giới tính được nghiên cứu

từ các mặt sinh học và xã hội Về mặt sinh học, giới tính là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, phân định thành các

giới: giống đực và giống cái Về mặt xã hội, giới tính (giới, phái tính) là các đặc

điểm liên quan đến sự khác biệt giữa tính nam và tính nữ Kinh Thánh lý giải rằng Thượng đế đã dùng một chiếc xương sườn của Adam để tạo nên con người thứ hai là Eva Từ thời cổ đại, vấn đề giới đã được nhà triết học, mỹ học Aristotle đề cập đến Ở phương Đông, đạo Khổng và quan niệm phong kiến không coi trọng phụ nữ, thậm chí đặt người phụ nữ ở vị trí thấp kém, cho rằng phụ nữ là kiểu người thiếu năng lực, xếp ngang hàng với “tiểu nhân” Đến thời hiện đại, các nhà nữ quyền theo đuổi lý tưởng cấp tiến, cùng với ý thức về giới/giới tính ngày càng mạnh mẽ, họ ngợi ca những thuộc tính sinh học của phụ

nữ Họ cho rằng chỉ có đàn bà mới có thể nói về mọi điều trong cuộc sống của một người đàn bà, bởi chính đàn bà mới có những hiểu biết và kinh nghiệm như rụng trứng, kinh nguyệt, sinh đẻ…

Năm 1830, thuật ngữ “nữ quyền” (Feminisme) được Charles Fourier (1772-1837) - nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng người Pháp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX đưa ra lần đầu tiên Đến 1837, khái niệm “nữ quyền” hay còn

Trang 19

gọi là “chủ nghĩa nữ quyền” chính thức xuất hiện trong từ điển tiếng Pháp, là một thuật ngữ chỉ học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới Từ quan điểm của các nhà xã hội học, tiêu biểu là Jonh J.Macionis, chủ nghĩa nữ quyền là “suy nghĩ về sự bình đẳng của hai phái trong xã hội và sự phản đối có tổ chức đối với chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giống phái Chủ nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu văn hoá chia khả năng của con người thành đặc điểm nam tính và nữ tính và tìm cách xoá bỏ bất lợi trong xã hội mà phái nữ thường gặp” [73;416] Theo đó, lý thuyết nữ quyền là hệ tư tưởng giải phóng phụ nữ, là chủ nghĩa nam nữ bình quyền Các nhà nghiên cứu phong trào

nữ quyền đã xác định thời gian ra đời và những giai đoạn phát triển của phong

trào nữ quyền Trong cuốn Một lịch sử của phê bình văn học nữ quyền, Gill

Plain và Susan Sellers đã dựa theo ba làn sóng nữ quyền để xác lập ba giai đoạn phát triển lý thuyết phê bình văn học nữ quyền

Trong khoảng thời gian từ năm 1848 đến 1918, xuất hiện làn sóng nữ quyền thứ nhất (the first wave feminism) Làn sóng này khơi dậy ý thức nhân

quyền trong giới nữ và đấu tranh giành lại những lợi ích căn bản cho phụ nữ Thời kỳ đấu tranh đầu tiên bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp, sau đó là ở Anh Các hiệp hội đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ ở Anh tập trung chủ yếu vào một số vấn đề cụ thể như bình đẳng trong trả lương cho người lao động, trong các vấn đề được bảo vệ, chống cưỡng hiếp trẻ em Bên cạnh đó, vào những năm 1840, chủ nghĩa nữ quyền ở Mỹ trở thành làn sóng chính trị quan trọng, tập trung vào sự đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt là quyền bầu cử Đây được gọi là giai đoạn chủ nghĩa nữ quyền tự do trong lịch sử đấu tranh nữ quyền, lý luận nữ quyền đòi hỏi quyền tự do cá nhân, giải phóng phụ nữ, mở rộng nguyên tắc bình đẳng

Khoảng những năm 1960 – 1970, làn sóng nữ quyền thứ hai (The second

wave feminism) diễn ra trên diện rộng Làn sóng này mở rộng phạm vi đấu tranh sang nhiều nước Châu Âu, Châu Á và Châu Phi Không chỉ dừng lại ở vấn đề chính trị, làn sóng nữ quyền thứ hai còn mở rộng phạm sang tình trạng lệ thuộc

Trang 20

của phụ nữ trong nhiều mặt của đời sống xã hội: thực trạng nữ giới bị đàn áp trong gia đình và xã hội, sự bất bình đẳng về văn hóa so với nam giới, bị phân biệt đối xử trong lao động và kì thị tôn giáo

Bắt đầu vào khoảng những năm 1980, phát triển mạnh vào khoảng 1990,

làn sóng nữ quyền thứ ba (The third wave feminism) là giai đoạn mới trong lịch

sử lý thuyết nữ quyền Từ thực tế kinh nghiệm thực của bản thân và của những người cùng giai cấp, những nhà nữ quyền trẻ khái quát thành lý luận nữ quyền mang tính toàn cầu Các nhà lý luận đi sâu phân tích vấn đề về giới, tập trung

mở rộng các vấn đề mà làn sóng nữ quyền thứ hai đã đưa ra, đồng thời xem xét lại khái niệm cơ bản của lý thuyết nữ quyền đang thịnh hành trên cơ sở sự phát triển của xã hội Bên cạnh đó, các nhà lý luận nữ quyền ở làn sóng này cũng phân tích các hiện tượng xã hội, chủ yếu là các hiện tượng thuộc về quan hệ giới, sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới Từ đó hình thành nên hệ thống lý thuyết nữ quyền tiến bộ như: lý thuyết nữ quyền và phát triển, lý thuyết giới và phát triển, lý thuyết nữ quyền các nước phát triển, lý thuyết nữ quyền phụ nữ da đen

Ba làn sóng này làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến lý thuyết nữ quyền Các nhà hoạt động nữ quyền và giới học thuật cho rằng khó có thể phân định một cách rạch ròi đâu là phong trào nữ quyền, đâu là lý thuyết nữ quyền Vì vậy, các tác giả vẫn duy trì ba cách gọi để chỉ chung một khái niệm: chủ nghĩa

nữ quyền, phong trào nữ quyền và lý thuyết nữ quyền Có thể nói, đây là hai mặt của một vấn đề: lý luận và thực tiễn Lý luận hình thành từ thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn Lý thuyết nữ quyền ra đời từ thực tiễn đấu tranh giành quyền bình đẳng cho nữ giới Ngược lại, nó là kim chỉ nam phục vụ cho những phong trào đấu tranh này Do đó, ba làn sóng đấu tranh nữ quyền đã tạo nên nhiều trường phái lý luận nghiên cứu các vấn đề về nữ quyền Bên cạnh đó, các phong trào giải phóng phụ nữ đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về quyền bình đẳng nam

nữ trong xã hội Phụ nữ bắt đầu xác lập một cách cụ thể sự độc lập của mình

Trang 21

Lý thuyết về giới của Virginia Woolf trong Căn phòng riêng (1929) được

xem là đặt nền móng cho phê bình nữ quyền [112] Những tư tưởng có tính chất khai sáng của Virginia Woolf về giới ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của các nhà

nữ quyền sau này

Có thể nói, hình thành và phát triển từ lý thuyết giới của các nhà lập thuyết thời kì đầu, lý thuyết nữ quyền tạo ra những tiền đề khoa học cho phong trào nữ quyền và các khuynh hướng, trường phái nghiên cứu nữ quyền về sau, từ

đó đòi quyền bình đẳng cho nữ giới

1.2.1.2 Từ lý thuyết nữ quyền đến phê bình văn học nữ quyền

Chủ nghĩa nữ quyền (feminism) là sản phẩm của phong trào đấu tranh nữ quyền ở các nước phương Tây Phong trào này tác động đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có văn học Vì vậy có thể nói, phê bình văn học nữ quyền chính là sản phẩm của phong trào nữ quyền Lối phê bình này không bị hạn định chỉ ở một quan điểm hay khuynh hướng mà là sự kết hợp đa chiều của nhiều lĩnh vực khoa học Phê bình văn học nữ quyền nhấn mạnh sự đa dạng, vượt thoát ra khỏi khuôn mẫu để khám phá tác phẩm trong tính đa diện của nó, đặc biệt là khai thác những vấn đề mang tính lịch sử Khuynh hướng phê bình này cũng đã cho ra đời nhiều phương pháp luận trong nghiên cứu văn học

Nhiều nhà nữ quyền Anh – Mỹ cho rằng, một trong những nhiệm vụ trung tâm của phê bình văn học nữ quyền là xem xét sự hiện thân của phụ nữ trong văn học Việc xem xét đánh giá này diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu: một là các nhà văn phụ nữ chỉ trích các tác giả nam vì không thể hiện đầy đủ hình ảnh người phụ nữ; hai là tạo ra những mẫu nhân vật nữ thay thế Dựa vào quá trình hình thành, phát triển của lý thuyết nữ quyền, tác giả Phương Lựu đã trình bày quá trình phát triển của phê bình văn học nữ quyền theo ba dạng thái khác nhau

trong Lý thuyết văn học hậu hiện đại Các dạng thái phê bình này xuất hiện khá phổ biến ở các nước phương Tây và cả ở Việt Nam Đó là Phê bình về hình tượng phụ nữ, Phê bình lấy phụ nữ làm trung tâm, Phê bình nhận diện

Trang 22

Trong những năm 1960, hướng phê bình xuất hiện đầu tiên ở các nước

phương Tây là Phê bình về hình tượng phụ nữ (Women's image criticism)

Hướng phê bình này lấy việc đọc lại những sáng tác và phê bình văn học liên quan đến hình ảnh người phụ nữ, vạch rõ vị trí thứ yếu của phụ nữ trong văn học làm trọng tâm Phê bình về hình tượng phụ nữ tái hiện lại hình ảnh của các tác giả nữ, đồng thời phân tích những khía cạnh đời sống của các nhân vật nữ được miêu tả trong tác phẩm Tiêu biểu cho hướng phê bình này là E Showalter, K Let, Dale Spender

Trong tác phẩm Sexual Politics (Chính trị và giới tính), Kate Millett cho

rằng phụ nữ vẫn chưa có tiếng nói trong đời sống chính trị và văn học Sự khác biệt giới tính đã định hình từ lâu trong xã hội phụ quyền nên phụ nữ luôn bị đặt

ở vai trò thứ yếu [116;23] Tác phẩm Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết

của Susan Cornillon (1972) lập luận rằng, hầu hết những tiểu thuyết thế kỷ XIX,

XX chỉ là những hình tượng giả không tương hợp với tính cách và hoàn cảnh của phụ nữ trong thực tế Vì vậy có thể nói, dù nỗ lực nâng cao vị thế người phụ

nữ, văn học vẫn chưa phản ánh hết thực trạng đời sống của nữ giới, cũng như chưa thấy hết thế giới nội tâm vốn có của người phụ nữ Rõ ràng, văn học khó

có thể giải quyết hết mọi vấn đề về phụ nữ khi từ lâu xã hội vốn có truyền thống cho rằng quyền thống trị thuộc về nam giới Tuy nhiên, đây cũng có thể được coi là những nỗ lực đáng kể trong việc triển khai và làm sâu sắc thêm chủ nghĩa

nữ quyền trong văn học

Phát triển vào những năm 1970, Phê bình lấy phụ nữ làm trung tâm

(Women – centered criticism) đặt phụ nữ ở vị trí trung tâm tác phẩm, chủ trương phủ nhận triệt để chế độ nam quyền Từ quan điểm của lối viết nữ, các nhà phê bình nữ quyền đặt phụ nữ ở vị trí trung tâm, phê phán tất cả những lý thuyết liên quan đến ưu thế của nam tính, trong đó có quan điểm lấy ngôn từ dương vật trung tâm của các nhà phân tâm học Từ đó tạo nên các bộ môn nghệ thuật nữ tính đối lập với tinh thần của thi học nam tính như Thi học nữ tính, Mỹ học nữ tính, Văn học nữ tính

Trang 23

Tiến xa hơn trong việc khái quát một cách đầy đủ và toàn diện về thân

phận của người phụ nữ, Phê bình nhận diện (Identity criticism) mở rộng phạm

vi nghiên cứu không chỉ ở vấn đề giới tính mà còn ở các vấn đề giai cấp, sắc tộc, tôn giáo Hướng phê bình này cho rằng nỗi khổ đau của phụ nữ không chỉ giới hạn ở vấn đề cá nhân, tầng lớp, giai cấp, sắc tộc mà là của tất cả những người thuộc giới nữ Nhìn chung, quá trình phát triển của phê bình nữ quyền trong văn học diễn biến phức tạp, nhưng đã ngày càng khái quát một cách rõ nét hơn những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu văn học nữ Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp để khái quát nên một vấn đề lớn của thời đại Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lý thuyết phê bình nữ quyền vẫn còn là vấn đề mới mẻ

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về giới, nữ quyền và khát vọng tự do

1.2.2.1 Ý thức về giới và nữ quyền trong văn học

Giữa thế kỷ XX, nhà đấu tranh nữ quyền Mỹ Virginia Woolf bắt đầu cổ

vũ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ Woolf “khuyến khích tất cả phụ nữ nên nói bằng chính tiếng nói của họ, không vay mượn từ ai cả” [112;145] Là tác giả nổi tiếng của nhiều tác phẩm mang tính

nữ quyền, các bài viết của Woolf đã tạo ra những âm vang đặc biệt trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hoài nghi về triết lý quyền uy Virginia Woolf sử dụng phong phú các trích dẫn, phê bình văn học, lịch sử trong lập luận để lưu ý độc giả khi đề cập đến một vấn đề mang tính tranh cãi cao hay

bất cứ vấn đề nào về giới tính Căn phòng riêng có những phân tích mang tính

xã hội với khuynh hướng bảo vệ nữ quyền mạnh mẽ Nội dung nổi bật của Căn phòng riêng là nỗi khát khao của phụ nữ được vượt ra khỏi vị trí của mình từ

khuôn khổ đã được xác lập để trở thành chính mình để họ có thể tham gia với đàn ông trong bất cứ công việc gì trên thế giới, kể cả trong lĩnh vực sáng tác Virgina Woolf tập trung phân tích nguồn gốc những đặc điểm khác nhau của hai giới, lý giải vị trí của phụ nữ trong xã hội và những cản trở mà phụ nữ gặp phải trên con đường trở thành con người tự do, sáng tạo và chân thật Virginia Woolf

Trang 24

cho rằng, hầu hết phụ nữ đều phụ thuộc đàn ông trong vấn đề tài chính Điều này làm cản trở sự sáng tạo và năng lực của phụ nữ Phụ nữ đã trải qua tất cả những thế kỷ này như những chiếc gương soi với quyền lực huyền bí và ngọt ngào, phản chiếu bóng dáng người đàn ông to gấp đôi kích thước tự nhiên của họ Khi phụ nữ thiếu các biện pháp để nâng cao sự tự tin vào bản thân thì sẽ rất khó tiến thân trong xã hội Vì vậy, Woolf khẳng định rằng “Phụ nữ phải có tiền và phải

có căn phòng riêng, nếu cô ta muốn viết tiểu thuyết” [112;15]

Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những vấn đề bản năng, giới tính xuất hiện phổ biến trong văn học với nhiều dạng đề tài khác nhau Những tác phẩm nổi tiếng của thế giới khai thác mảng tối trong đời sống tâm hồn con người phải kể đến những sáng tác của Jorge Amado, Faulkner, Coetzee Đại diện cho văn học Mỹ La Tinh, Amado cho thấy bên cạnh xã hội nóng bỏng là

đời sống tình dục hoang dại, mãnh liệt Từ những năm 1960, tác phẩm La Giociara của Alberto Moravia nổi tiếng về vấn đề khai thác đề tài tình dục Kỉ nguyên ngờ vực của Nathalie, Kẻ sát nhân đang ở trong buồng của Tony Laine

và Daniel Karlin đi vào tìm hiểu thế giới vô thức Bên cạnh đó, một đề tài khá mới liên quan đến những vấn đề xung quanh người phụ nữ trong xã hội hiện đại

và nạn bạo hành trong gia đình cũng được đi sâu khai thác Một trong những tác

phẩm khai thác đề tài này và tạo được tiếng vang là Những người đàn bà câm nín của nữ nhà văn Pháp Nadine Trintignant Mặc dù tác phẩm sử dụng nhiều

yếu tố mang tính hư cấu, kể về cuộc đời của những người phụ nữ giàu tình yêu

và sự hi sinh nhưng lại rơi vào hoàn cảnh éo le vì nạn bạo hành: Milena, Lily Rose và Pauline, nhưng nó cho thấy nhiều cuộc đời thực của phụ nữ Một vấn đề của đời sống thực tế được Nadine Trintignant thể hiện qua tác phẩm là, phụ nữ

ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo hành ngược đãi, ai cũng có thể vùi dập nếu không tự bảo vệ được mình trước kẻ xấu, ở đây là kiểu nhân vật đàn ông phản diện Tác phẩm cũng cho thấy những trăn trở, day dứt của tác giả vì sự bất bình đẳng còn tồn tại trong các tầng lớp xã hội

Trang 25

Nói chung, dòng văn học nữ quyền phương Tây có thể được xem như bước khởi đầu cho những hoạt động liên quan đến đấu tranh vì bình đẳng giới trên toàn thế giới mà ở đó, cuộc cách mạng tình dục là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống xã hội Tuy các nhà văn đã phản ánh nhiều góc cạnh của đời sống tình dục, nhưng sự thành công của họ không nằm ở chỗ đã viết trần trụi, cụ thể những hành vi tính giao - điều mới mẻ so với văn học truyền thống,

mà điều quan trọng nhất là các nhân vật nữ trong tác phẩm của họ đã vượt ra ngoài số phận, bi kịch cá nhân để cất lên tiếng nói của phụ nữ thời đại

Ở phương Đông, từ thời văn học Nara (thế kỉ VIII) đến văn học Heian (794 -1185), văn học viết Nhật Bản đã có một bước phát triển mạnh mẽ Văn học nữ hình thành và tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của nền văn học nước nhà với nhiều cây bút nữ tài năng mang lối sáng tác đậm dấu ấn nữ tính như Ono no Komach, Murasaki Shikibu, Sei Shonagon, Izumi Shikibu Trong

văn học Heian, cùng với thơ ca, thể loại truyện kể monogatari (vật ngữ) cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiêu biểu là Truyện Genji (Genji monogatari) hay còn gọi là Nguyên thị vật ngữ của nữ văn sĩ Murasaki Shikibu và tập tùy bút Chẩm thảo tử (Makura no sosi) của Sei Shonagon Genji monogatari được đánh

giá là một kiệt tác của văn xuôi cổ điển Nhật Bản cũng như văn xuôi nhân loại, đồng thời Murasaki Shikibu cũng được vinh danh như người khai sinh ra cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của nhân loại “Phụ nữ chính là mẹ của tiểu thuyết Thế mà các nhà phê bình nam giới từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu thuyết

là Defoe và Richardson Nhưng trước họ rất lâu, chính phụ nữ đã bắt đầu phát

triển thể loại tiểu thuyết Tác phẩm đầu tiên mà chúng ta được biết là Truyện Genghi do bà Murasaki viết vào thế kỉ XI ở Nhật Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu

tiên của thế giới, có cảm hứng phi thường và độc đáo vô song" [12;111]

Đầu thế kỉ XVI, văn học Hàn Quốc với nữ tác giả Hoàng Chân Y (Hwang Jin - I) và thể thơ Sie truyền thống - thể loại thơ gồm 3 dòng, mỗi dòng từ 14 đến 16 âm tiết - cho thấy bước đột phá mới trong văn học Hàn Quốc Thơ của Hoàng Chân Y không chịu sự ràng buộc bởi những tư tưởng đạo đức Nho giáo

Trang 26

Mặc dù trong xã hội Hàn Quốc khi đó, người phụ nữ có địa vị thấp kém, tình dục bị xem thường, nhưng Hoàng Chân Y vẫn tự do ca hát, ca ngợi ái tình, thể hiện thế giới nội tâm của những người đàn bà khao khát yêu đương nhưng phải làm vợ của những người đàn ông quý tộc Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Chân Y với những hình ảnh ẩn dụ lấy từ thiên nhiên, gợi những tương đồng với thân phận người phụ nữ, tạo nên những biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa

Văn học nữ ở Trung Quốc ra đời muộn hơn so với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc Thời cổ đại, nhiều tác phẩm tuy có đề cập đến nhân vật nữ mang tinh thần phản kháng đối với tư tướng Nho giáo, nhưng hầu hết những giá trị, phẩm chất, đời sống thể xác và tinh thần của người phụ nữ được nhìn nhận dưới quan điểm của nam giới Ngay cả trong sáng tác nữ, ý thức về chủ thể nữ tính vẫn chưa thật sự xuất hiện Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XI, văn học Trung Quốc xuất hiện một số tác giả nữ hiếm hoi như Ban Tiệp Dư, Thái Diễm, Tiết Đào… Ở giai đoạn những năm 1970-1980, văn học Trung Quốc mới thật sự bước vào thời kỳ mới, đánh dấu sự phát triển vượt trội của khuynh hướng sáng tác nữ quyền Các tác giả nữ hầu như dần tách khỏi đời sống chính trị, xã hội để đi theo khuynh hướng sáng tác mới thiên về ý thức giải phóng tư tưởng, khát vọng tự do và kêu gọi ý thức nữ quyền Bên cạnh đó, có những tác phẩm bày tỏ cảm xúc về đề tài tình dục - một khía cạnh không thể thiếu của khuynh hướng nữ quyền Một số tác phẩm để lại tiếng vang trong văn học Trung Quốc

giai đoạn này phải kể đến Yêu là không thể quên của Trương Khiết, Nữ nhân truyền của Hải Nam, Quyền được yêu của Trương Kháng Kháng…

Ở văn học Việt Nam, hình ảnh tam Mỵ (Mỵ Nương – Sơn Tinh, Thủy Tinh; Mỵ Châu - Mỵ Châu, Trọng Thủy; Mỵ Nương – Trương Chi) được coi là

những hình ảnh đầu tiên về người phụ nữ trong văn học Trong ca dao dân gian, người phụ nữ mang vẻ đẹp và hoàn cảnh khác nhau Trong văn học trung đại, từ góc nhìn liệt nữ tạo nên hình ảnh người phụ nữ và thiên tính nữ Đầu thế kỉ XIV,

có Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái (tương truyền của Trần

Thế Pháp) Đến đầu thế kỷ XV, có hình tượng nhân vật Lê thái hậu, Nguyễn thị

Trang 27

(Nam Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng), một số nhân vật nữ khác xuất hiện qua Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện Lệ Nương trong Truyền kỳ mạn lục (1527) của Nguyễn Dữ Qua hình

tượng nhân vật liệt nữ, nhà văn bước đầu nói lên những quan điểm về thân phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền Hình tượng người phụ nữ và mối tương quan với hiện thực đời sống ngày càng được thể hiện một cách phong phú, đa

dạng (Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm)

Thơ ca trung đại có đóng góp đáng kể về hình tượng người phụ nữ từ góc nhìn giới, ở cả thơ trữ tình và thơ tự sự, từ chữ Hán đến chữ Nôm, từ hát nói đến ngâm khúc… Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến kiệt tác truyện thơ Nôm

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) Hình tượng người phụ nữ với bản năng giới và những

khát khao tình yêu, ước mơ hạnh phúc hiện lên qua các tác phẩm này rất rõ nét

Ở thế kỉ XVIII, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền được tự do, quyền được sống, quyền được yêu, phô bày bản thể nữ với đời sống tình dục hết sức mãnh liệt Vào đầu thế kỷ XX, nhờ sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây và những luồng tư tưởng mới, văn học Việt Nam xuất hiện những quan niệm mới về người phụ nữ Hình tượng hân vật người phụ nữ tân thời xuất hiện trong cả thơ và văn xuôi, từ Thơ mới, tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn, đến văn học hiện thực cho thấy ý thức của các tác giả về giới nữ và quyền bình

đẳng giới ngày càng rõ nét Văn chương Tự lực văn đoàn ca ngợi những người

phụ nữ tân thời như kiểu nhân vật Tiểu Lan, Loan, Mai, Tuyết… khao khát tự

do, muốn chống lại sự ràng buộc, áp bức nhưng vẫn bị kìm hãm bởi lễ giáo, những quan điểm cổ hủ, lạc hậu

Trong văn học hiện thực, kiểu nhân vật nữ được miêu tả đa dạng và mang

tính hiện thực hơn Kiểu nhân vật nữ như Tám Bính, Tuyết… trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Một tấm gương sáng của Nguyễn

Công Hoan… được đưa vào những hoàn cảnh cụ thể liên quan đến những thử thách cả về vật chất lẫn tinh thần, đối mặt với những quan niệm xã hội về trinh

Trang 28

tiết, đức hạnh…, đòi hỏi nhân vật bộc lộ bản chất, tính cách, qua đó nói lên sự tự

ý thức về giá trị cá nhân của người phụ nữ

Trong văn học giai đoạn 1945-1975, hình tượng những người phụ nữ được xây dựng gắn liền với hoàn cảnh lịch sử của đất nước Những người phụ

nữ ấy gắn bó với Cách mạng, tràn đầy sức sống và niềm tin vào tương lai chiến

thắng, tiêu biểu như chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng, Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn Đất, Anh Đức), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu)… Đó là kiểu nhân vật phụ

nữ mang tính cách và phẩm chất điển hình cho những người phụ nữ thời kì kháng chiến

Bên cạnh đó, mảng văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1955 – 1975 mang đến một cái nhìn hoàn toàn khác về giá trị và hình tượng của người phụ nữ Trong bối cảnh xã hội theo mô hình “xã hội tự do” kiểu Mỹ, có những người phụ nữ trở thành phương tiện giải khuây cho quân đồng minh và cả những người

lính Việt Nam Cộng hòa: “Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một ngày vui” (Nguyễn Bắc Sơn) Theo Nguyễn Bá Thành, do tâm lí người lính

trước và sau trận đánh, cần có người đàn bà để chia sẻ tâm hồn và thể xác, cùng với “quan niệm sống gấp trong thời chiến, quan niệm con người bản thể, con người bản năng sinh lí của triết học hiện sinh và triết học Freud đã làm cho miền Nam những năm 1965 – 1975 trở thành một mảnh đất phù hoa cho khách làng chơi” [97;372] Và như vậy, hình tượng người phụ nữ - gái điếm xuất hiện một

cách rất tự nhiên trong văn học miền Nam 1955 – 1975: “Trước cổng trung đoàn dăm quán lẻ/ dăm cô gái điếm mặt buồn xo/ hôm nay cuối tháng tiền không có/ lính bận hành quân dọc biển xa” (Lâm Hảo Dũng)

Trong cuộc sống hiện đại, các tác giả nữ ngày càng ý thức rõ về vai trò, vị trí của mình Theo đó, văn học nữ, đặc biệt là thơ nữ đương đại đã tạo nên bước phát triển mới trong cách nhìn về vai trò, vị trí của người phụ nữ cũng như việc thể hiện tình cảm, tư tưởng của người nữ trong tác phẩm Thơ nữ đương đại để

Trang 29

lại ấn tượng đậm nét với các gương mặt như Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh Hình tượng nhân vật trữ tình là nữ trong văn học Việt Nam nói chung, trong thơ nữ đương đại nói riêng ngày càng thể hiện rõ quan điểm về giới, qua đó bộc lộ những khao khát về tình yêu, tự do, hạnh phúc

1.2.2.2 Nghiên cứu về giới, nữ quyền và khát vọng tự do

Trên thế giới, các nghiên cứu và quan niệm về giới rất đa dạng và phong phú Kinh Thánh thể hiện quan niệm về giới gắn với câu chuyện về Adam và Eva Theo đó, người đàn bà sinh ra từ chiếc xương sườn của người đàn ông Văn hóa phương Đông coi đàn ông thuộc “dương”, đàn bà thuộc “âm” Đồng thời, trong quan niệm của Nho giáo phương Đông, Khổng Tử cho rằng “nữ nhân nan hóa”, chỉ tiểu nhân với đàn bà là khó dạy, phụ nữ gắn với “tam tòng, tứ đức”, luôn phụ thuộc vào đàn ông

Ở thế kỷ XIX, các hoạt động nữ quyền chú ý đến quyền sở hữu thân thể của đàn bà Họ cũng chú ý đến quyền của phụ nữ về vấn đề thai nghén Sau thế

chiến thứ II, hình thành làn sóng nữ quyền thứ hai Năm 1949, The Second Sex

của Simone de Beauvoir - nhà văn, nhà triết học và là nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp - được coi như khởi đầu cho làn sóng mới này Phong trào nữ quyền lúc này đề cao phái tính, khẳng định rằng bên cạnh các yếu tố sinh học, phụ nữ còn được hình thành từ các điều kiện văn hóa – xã hội

Nghiên cứu về lý thuyết giới thời hiện đại, Căn phòng riêng (A Room of

One's Own - 1929) của Virginia Woolf được coi là một trong những công trình đầu tiên đề cập đến quyền của người phụ nữ trong xã hội phương Tây [112]

Trong cuốn Bí ẩn nữ tính, Betty Friedan chống lại những quan niệm, phép tắc

mà xã hội áp đặt cho phụ nữ, “bắt đầu săn lùng nguồn gốc bí ẩn nữ tính, và ảnh hưởng của nó đối với những phụ nữ sống vì nó, hoặc lớn lên dưới cái bóng của nó” [29;22]

Năm 1996, The second Sex của Simone de Beauvoir được dịch sang tiếng Việt - Giới nữ Trong đó, Beauvoir nói đến các hướng tiếp cận hiện đại về phụ

Trang 30

nữ Đến 2007, trong Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học, Nguyễn Hưng

Quốc đề cập đến phê bình nữ quyền, đề cao các nhà nữ quyền như V.Woolf và Simone de Beauvoir vì đã phê phán gay gắt nền văn hóa phụ hệ đẩy phụ nữ ra

ngoài lề xã hội [88] Trong tiểu luận Từ quan niệm về lối viết nữ (L'écriture féminine) đến việc xác lập phương pháp nghiên cứu trong phê bình nữ quyền,

Hồ Khánh Vân dựa trên lý thuyết nữ quyền của Hélène Cixous để xác định

những quan niệm về lối viết nữ; từ góc nhìn nữ quyền, Nguyễn Việt Phương bàn

về mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ trong Giới và ngôn ngữ trong tư tưởng của Hélène Cixous Qua việc Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp thế kỷ XX qua một số đại diện tiêu biểu của nó, Nguyễn Việt Phương bàn về làn sóng nữ quyền

Pháp, khẳng định đóng góp quan trọng của một số đại diện tiêu biểu như S.de

Beauvoir, J.Kristeva, L.Inigaray, H.Cixous Bên cạnh đó, qua bài Simone de Beauvoir - nữ quyền không chỉ là phong trào mà là một khoa học, Lê Thị Quý lý

giải hành trình tư tưởng và lý thuyết nữ quyền của S.de Beauvoir trong công

trình Giới nữ Năm 2016, công trình Văn học và giới nữ (Một số vấn đề lí luận

và lịch sử) do Phùng Gia Thế và Trần Thiện Khanh biên soạn [101], đã cung cấp

một cái nhìn tương đối toàn diện về giới và văn học giới

Trong lý luận phê bình văn học Việt Nam, có 3 giai đoạn nghiên cứu giới

tính và nữ quyền Từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1998 được coi là Giai đoạn thứ nhất, khẳng định sự ý thức của các nhà thơ, nhà văn, nhà báo như Đạm

Phương, Trần Thị Như Mân, Hằng Phương, Phan Thị Bạch Vân… Từ năm 1999

đến 2005 là Giai đoạn thứ hai với nhiều chuyên đề về văn học liên quan đến phái tính và lý thuyết văn học nữ quyền, trong đó phải kể đến Đặng Phùng Quân với Lí luận phụ nữ: Từ Simone de Beauvoir đến Judith Butler, Nguyễn Hưng Quốc với Nữ quyền luận, Nữ quyền luận và đồng tính luận Từ năm 2006 đến nay được tính là Giai đoạn thứ ba với các khuynh hướng nghiên cứu chính về

văn học nữ: thiên về dục tính; thiên về nữ tính, thiên tính nữ; văn học nữ quyền

Một số công trình tiêu biểu của giai đoạn này là Lý thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu, Phê bình phân tâm học ở Việt Nam nhìn từ phương diện thực

Trang 31

hành của Nguyễn Thành Nhìn chung, ngày càng có nhiều tác giả và công trình

nghiên cứu về phái tính, giới tính, nữ quyền như Đỗ Lai Thúy, Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Việt Phương

Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 là giai đoạn có tính chất tiên phong

trong việc nghiên cứu văn học nữ cũng như ý thức nữ quyền, khát vọng được thể

hiện mình của phụ nữ trong văn học Việt Nam Bài viết Về văn học của phụ nữ Việt Nam, trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 1, đăng ngày 2/5/1939 của Phan

Khôi đề cập đến mối quan hệ giữa phụ nữ và văn học Phan Khôi cho rằng:

“Văn học ngày xưa là đồ để cho đờn ông nhờ nó mà mưu lấy công danh phú quý, thì chị em mình không thèm dự vào làm chi cũng phải; còn văn học đời giờ

là một sự cần dùng cho xã hội, huống chi lại hiệp với tánh chất đờn bà, thì đờn

bà chúng ta há nên từ chối cái thiên chức ấy đi hay sao?” Tác giả khẳng định

phụ nữ rất có khả năng sáng tác văn chương: “Tôi nghĩ rằng đương thời buổi nầy mà đám nữ lưu mình còn chưa chịu ra nhận lấy gánh văn học làm gánh riêng của mình, ấy là một sự bất lợi cho loài người, cho xã hội Huống chi đờn

bà chúng ta, có nhiều cái tư cách rất là thích hiệp với văn học Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng ta theo nghề văn học còn dễ dàng

hơn đờn ông nữa” Manh Manh nữ sĩ (Nguyễn Thị Kiêm) viết Nữ lưu và văn học, đăng trên Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932, khẳng định địa vị của

phụ nữ trong văn học, “cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề thâm thiết”, “những của cải tích trữ ở trong cái kho tàng đó, nếu có thể phân phát ra bằng ngọn bút đường văn, thì cái văn ấy là cái hình ảnh của nỗi lòng”

Đi cùng với các vấn đề về giới, nữ quyền là khát vọng tự do Thời kì Khai sáng đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, nó cũng làm thay đổi nhận thức của con người Từ xưa, các học giả phương Tây đã sớm có ý niệm và đưa ra những định nghĩa ban đầu về tự do Một trong những định nghĩa nguyên

Trang 32

thủy nhất về tự do là câu nói nổi tiếng của nhà triết học Locke (John Locke 1632-1704): “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kì cản trở nào” Tuy nhiên, cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề để đưa ra định nghĩa của Locke vẫn có mặt hạn chế Bởi nếu con người

có thể tự ý làm bất cứ điều gì mình muốn mà không gặp cản trở, không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay trước bất kì ai, thì chắc chắn sẽ nảy sinh tình trạng con người nhân danh tự do mà thực hiện những hành vi thỏa mãn mong muốn của cá nhân Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự và tiến bộ xã hội Đến Hegel, định nghĩa về tự do đã phát triển hơn một bậc Nhà triết học cận đại Hegel (G.W Friedrich Hegel 1770-1831) đã đưa tự do từ trạng thái bản năng đến tự do trong mối tương quan với cái tất yếu: “Tự do là cái tất yếu được nhận thức” Theo đó, khi con người nhận thức được rõ ràng, chính xác về cái tất yếu thì sẽ có tự do Nghĩa là nếu nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ có những hành động đúng đắn, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Đồng thời chính nhờ nhận thức ấy, con người nói riêng và xã hội nói chung sẽ tiến gần hơn đến với sự phát triển toàn diện Con người nói chung luôn khao khát tự do một cách bản năng Khi con người thực sự đi tìm kiếm tự do thì tự do mới trở thành lý tưởng, thành động lực Sandor Petofi, nhà thơ cách mạng và là nhà thơ lớn nhất của Hungary, đã viết lên những câu thơ chứa đựng sự rung cảm sâu sắc:

“Tự do và ái tình/ Vì các ngươi ta sống/ Vì tình yêu lồng lộng/ Tôi hiến cả đời tôi/ Vì tự do muôn đời/ Tôi hy sinh tình ái” (Thơ Petofi, NXB Văn hoá, Viện

Văn học, 1962) Điều đó chứng tỏ, khi tự do được đặt lên cao hơn cả tình yêu, tự

do trở thành lý tưởng, thành khát vọng sống của con người Lịch sử cá nhân luận của Alain Laurent đề cập đến biểu hiện cá nhân ở thời cổ đại Hy La, trong

xã hội Trung cổ, và trong thời kì Phục hưng Theo tác giả, “biểu hiện của sự giải phóng cá nhân có ý nghĩa hơn bởi những quyền tự do được sống cụ thể cho toàn

bộ các cá nhân sống ở thời đại ấy” [56;39] Đáng chú ý là quan niệm tự do của

cá nhân nửa đầu thế kỉ XIX: “Thời đại tự do cá nhân trị vì đối với họ là điều duy

nhất có thể đem tiến bộ và hạnh phúc đến cho mọi người” [56;73] Trong Bàn về

Trang 33

tự do, John Stuart Mill đề cập đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ý kiến, và

“Con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến” [75;11] Tác giả cũng nói đến quyền tự do cá nhân trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, “tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của

người khác” [75;9] Văn học và cái ác của Georges Bataille khẳng định “Văn

học đích thực giống như Promete Nhà văn đích thực dám làm những cái ngược với các quy luật cơ bản của xã hội” [4;14]

Văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945 xuất hiện các cuộc “bút chiến”, tranh luận về thơ cũ và thơ mới Trong các bài viết đó, vấn đề cá nhân, cái tôi được đề cập khá sâu sắc Ý thức cá nhân, cái tôi trữ tình và sự vận động của nó

được nhắc đến qua các bài viết của một số tác giả tiêu biểu Ở Tiểu thuyết thứ bảy có Tản Đà, Hoài Thanh; ở Phụ nữ tân văn có Trịnh Đình Rư; Ngày nay có Thế Lữ, Xuân Diệu; Tạp chí Tri Tân có Lê Thanh, Thiếu Sơn, Lam Giang, Kiều Thanh Quế Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân đã tái hiện

quá trình vận động và diện mạo Thơ Mới Công trình nhắc đến sự xuất hiện của cái tôi trữ tình với quan niệm cá nhân, ý thức tự do cá nhân của con người Tác giả khẳng định: “Ngày thứ nhất – ai biết đích ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang

theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân” [93;55] Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm đề cập đến sự hình thành ý

thức tự do của Thơ Mới qua việc phá bỏ luật lệ của thơ cũ, để tự do diễn tả cảm xúc của cá nhân con người Bên cạnh đó, có một số bài viết đề cập đến cái tôi trữ tình của các tác giả như Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân Tuy nhiên, do bối cảnh văn học nửa đầu thế kỉ còn nhiều phức tạp, số tác giả nữ không nhiều, nên các bài viết hầu hết mới chỉ dừng ở việc đề cập đến cái tôi trữ tình, ý thức cá nhân Giai đoạn này chưa có công trình nào nghiên cứu về ý thức

và khát vọng tự do trong thơ ca

Trang 34

Từ 1945 đến 1986, do hoàn cảnh xã hội của đất nước, vấn đề nghiên cứu

văn học nữ, ý thức phái tính, tiếng nói nữ quyền, hay khát vọng tự do những năm sau 1945 không thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Văn học miền Bắc thời kì này chủ yếu tập trung phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu Ở miền Nam, tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng hết sức mờ nhạt Tuy nhiên càng về sau, vấn đề nghiên cứu ý thức phái tính, nữ quyền trong thơ ngày càng khởi sắc hơn Các nhà nghiên cứu, dịch giả ngày càng quan tâm, chọn lọc

và cho ra mắt một số công trình dịch thuật về lý thuyết giới và lý thuyết nữ quyển Bên cạnh đó cũng có nhiều bản dịch các đề tài nghiên cứu về tự do và ý thức tự do Trong lịch sử phát triển của nhân loại, phương Tây là mảnh đất đầu tiên có tự do, mà theo Nguyễn Trần Bạt thì “ở đó khát vọng tự do của con người được đáp ứng và chính sự gặp gỡ của con người với tự do đã tạo ra trạng thái phát triển rực rỡ Kết quả quá trình phát triển lâu dài của văn minh phương Tây là: tự do, với tư cách như một đối tượng thơ ca, được mô tả như những thiên thần bay bên trên đời sống tinh thần con người; và, tự do, với tư cách như một đối tượng triết học, được cụ thể hóa thành những nguyên tắc cấu tạo ra xã hội” [8;10] Và theo những luận giải về quan điểm tự do của phương Tây thì “tự do được coi là quyền tự nhiên của con người, là không gian vốn có của mỗi con người” [8;11] Các phân tích của các nhà nghiên cứu phương Đông và phương Tây đã chỉ ra rằng tự do tinh thần là trạng thái phát triển cao nhất của tự do “Tự

do tinh thần là trạng thái con người không bị lệ thuộc về mặt nhận thức vào bất

kì ai, cho dù người đó có vĩ đại đến đâu chăng nữa” [7;104], và giá trị của tự do chính là ở chỗ “tự do sinh ra con người, tự do khiến con người sáng tạo ra mình” [7;105]

Tự do là một khái niệm nhiều chiều Con người có thể nhận thức, chiêm nghiệm những khía cạnh của tự do như một khái niệm ở tầng cao triết học, chính trị học nhưng không chỉ có thế, theo Nguyễn Trần Bạt thì “con người còn có thể cảm nhận được tự do một cách sinh động, thông qua các cảm giác của mình Tự

do gắn liền với đời sống tinh thần của con người từ quá khứ, đến hiện tại và

Trang 35

tương lai” [8;17] Những nghiên cứu về tự do càng cho thấy sự cần thiết của tự

do trong đời sống Và điều quan trọng là con người phải thấy được giá trị của tự

do trong đời sống và ứng dụng nó để tạo ra hạnh phúc của mình Khát vọng tự

do từ xưa đến nay luôn thường trực ở mỗi con người Nhưng “con người thường chỉ nhận ra tự do khi vướng phải ranh giới của sự thiếu tự do Tự do có thể không hiện hữu ở tất cả mọi nơi nhưng tình yêu đối với tự do bao giờ cũng tồn tại trong con người như một bản năng” [8;19] “Chất xúc tác cho quá trình hình thành của văn hóa không gì khác chính là tự do, vì nếu không có tự do thì đời sống tinh thần của con người không phát triển” [7;107] Tự do đem lại cho con người sự phong phú về nhận thức, và “hết thảy những gì đẹp đẽ đều được sáng tạo khi con người tự do và chính những đóng góp đẹp đẽ đó của con người tạo ra nền văn hóa lành mạnh, với tư cách là sản phẩm của tự do” [7;108] Con người sinh ra cần tự do như cơm ăn, áo mặc, khí trời, người nghệ sĩ cần tự do, vì “lao động nghệ thuật là một loại hoạt động vô tư và tự nguyện” [56;10] Lịch sử văn học nhân loại đã từng diễn ra biết bao cuộc đấu tranh cho tự do trong sáng tạo, khi tự do cho con người không những không được bảo đảm mà còn bị vi phạm Nhưng “do bản chất nghệ thuật đòi hỏi một lao động tự do, tự nguyện, nên ngay

cả khi quyền sống bị vi phạm, ngay cả khi sinh mệnh con người bị đe dọa, sản phẩm nghệ thuật vẫn cứ ra đời, bất chấp ngoại cảnh khắc nghiệt” [56;10], có thể

kể đến Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, Viết dưới giá treo cổ của nhà văn Tiệp Khắc Phuxích, hay Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh…

Trong cuốn Lịch sử cá nhân luận, Alain Laurent cho rằng “Nhà văn viết

trên cái vốn của chính mình, mà vốn này thì bao giờ cũng có hạn Nói như Êrenbua: Bất cứ người viết tài năng nào cũng đều chạm phải những bức tường

Họ không thể viết về tất cả những gì họ muốn, hoặc người đọc muốn” [56;11] Mỗi người đều phải sống trong những ràng buộc của hoàn cảnh Không chấp nhận hoặc không thích ứng được với những ràng buộc đó, con người khó tránh khỏi tình thế mất tự do, thậm chí đánh mất chính mình Bản chất của sáng tạo nghệ thuật cần tự do, nhưng trong xã hội có tước đoạt và bóc lột, “không ai có

Trang 36

thể có tự do tuyệt đối, không thể có thứ tự do người viết muốn viết gì thì viết, ai muốn làm gì thì làm” [56;11] Mỗi sản phẩm nghệ thuật muốn ra đời phải chịu nhiều sức ép, sức ép ấy có thể đến từ tầng lớp thống trị trong xã hội cũ, từ chính người đọc trong xã hội hiện đại khi các thể loại văn học mở rộng biên độ Và cuối cùng là sức ép từ chính bản thân tác giả Như vậy, rõ ràng “ở đâu nền văn hóa có tính đa dạng, ở đâu mà sự tồn tại của các khuynh hướng của cuộc sống được tôn trọng, thì ở đó có tự do và khi đó, văn hóa là hệ quả của tự do Văn hóa

ấy hỗ trợ cuộc sống và chính là môi trường tinh thần của tất cả những gì còn lại của cuộc sống’’ [7;108]

Một số công trình bàn về ý thức tự do của con người trong lĩnh vực triết học, văn hóa xã hội đã gây được tiếng vang trong giới nghiên cứu Đề cập đến vai trò của tự do trong sáng tạo, coi tự do tinh thần là trạng thái phát triển cao

nhất của tự do, Nguyễn Hoàng Đức khẳng định trong Ý hướng tính văn chương:

“Tự do là nền tảng khởi đầu của sáng tạo, bởi lẽ nó quy định rằng con người có

ý thức và ý thức đã sáng tạo” [27;33] Vấn đề tự do được đề cập trên phương diện triết học, Nguyễn Hoàng Đức cho rằng tự do là điều kiện cần để các nhà thơ sáng tác, “Hạnh phúc hay đau khổ tất cả là do ý thức Duy nhất và tất cả, tiềm năng và động năng, ý thức đã vận hành cỗ xe máu thịt cuộc đời như một dự

phóng hướng về siêu việt, và cũng tại đây ý thức nhận biết mình” [27;22] Trong Suy tưởng, Nguyễn Trần Bạt cho rằng “Tự do tinh thần là trạng thái con người

không bị lệ thuộc về mặt nhận thức vào bất kì ai, cho dù người đó có vĩ đại đến đâu chăng nữa” [7;104], và giá trị của tự do chính là ở chỗ “tự do sinh ra con người, tự do khiến con người sáng tạo ra mình” [7;105] Lý giải về tự do, cho

rằng con người có tự do là có ý thức về chính mình Tư duy tự do của Phan Huy

Đường khẳng định tự do là yếu tố quan trọng và cần thiết của con người trong mọi mối quan hệ, tự do là một giá trị trong quan hệ giữa người với người [28] Bên cạnh những công trình nghiên cứu về tự do và ý thức tự do, một số

công trình nghiên cứu khác đề cập đến quyền tự do của con người Cội nguồn cảm hứng của Nguyễn Trần Bạt cho rằng tự do được coi là quyền tự nhiên của

Trang 37

con người, là không gian vốn có của mỗi con người, ở đó khát vọng tự do của con người được đáp ứng và chính sự gặp gỡ của con người với tự do đã tạo ra trạng thái phát triển rực rỡ Tác giả phân tích kết quả quá trình phát triển lâu dài của văn minh phương Tây là: “tự do, với tư cách như một đối tượng thơ ca, được mô tả như những thiên thần bay bên trên đời sống tinh thần con người; và,

tự do, với tư cách như một đối tượng triết học, được cụ thể hóa thành những nguyên tắc cấu tạo ra xã hội” [8;10]

Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, bởi những ràng buộc khắt khe về giáo lý, về đạo đức, cái tôi cá nhân không có điều kiện và không thể bộc lộ trực tiếp Thơ văn hiện đại xem cái tôi cá nhân như một giá trị, một cách để nhìn đời Các nhà văn nửa đầu thế kỉ XX sẵn sàng bộc lộ khao khát giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã và tự do cá nhân Điều mà các nhà văn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo đề cao là quyền tự do lựa chọn của con người, để con người trở thành một cá nhân đích thực Đến phong trào Thơ mới (1932 – 1945), con người đã dám nói lên những cảm xúc yêu ghét, những niềm vui nỗi buồn mang tính cá nhân Cái tôi cá nhân với đặc trưng cá thể hóa rõ rệt đem đến một tư duy mới, góc nhìn mới: quan niệm cá nhân Ý thức tự do chính là sự thức tỉnh của từng cá nhân về quyền sống, thể hiện đời sống riêng tư phong phú của con người

cá thể đang khát khao giải phóng bản ngã

Cùng với nền văn minh công nghiệp, tiếp nối một phần của thơ ca truyền thống, thời kì hiện đại nảy sinh một đối tượng thẩm mĩ mới đa dạng và phức tạp,

là sản phẩm của văn hóa hiện đại – cái tôi cá nhân Khi vấn đề tự do cá nhân ngày càng trở nên thúc bách trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng, cái tôi thi sĩ trong Thơ mới dần trở thành trung tâm của toàn bộ nền thơ Thế hệ các nhà Thơ mới sẵn sàng thoát khỏi những quan niệm đạo đức luân lí vốn đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm trong tâm thức người Việt, thoát khỏi khuôn khổ ước

lệ có tính hệ thống để sống cuộc đời tự do đích thực Lực lượng sáng tác trong phong trào Thơ mới lúc này chủ yếu là tầng lớp trí thức Tây học, tuổi đời rất trẻ, sống ở thành thị Hàn Mặc Tử làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh Minh

Trang 38

Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, các cây bút khác cũng nổi danh khi tuổi đời còn rất trẻ: Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Chế Lan Viên Khi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Lê Lưu Oanh nhận định rằng “các nhà thơ hiện đại này đã bày tỏ một cách công khai mọi ước muốn của đời sống cá nhân, coi cái tôi cá nhân như một đối tượng thẩm mĩ cần phải được khai thác một cách triệt để” [82;47] Ở giai đoạn này, cá tính con người được giải phóng, và chính sự giải phóng này đem đến tự do cho nhà thơ Trong

Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh khẳng định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng

Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu" [93;34]

Ý thức về tự do được thể hiện khá rõ trong Thơ mới, bộc lộ qua mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc của tư tưởng và lễ giáo phong kiến, đồng thời khẳng định vị trí của cái tôi cá nhân, góp thêm tiếng nói cho cuộc tìm kiếm bản chất con người Thơ mới là tiếng nói của cá nhân con người hiện đại, chủ yếu là trí thức sống ở thành thị Cuộc sống nơi thành thị ngày càng hiện đại đã kích thích cá nhân phát huy vai trò của chính mình, khiến cho mỗi con người tự thấy mình là “những cá nhân cô đơn bị hất ra ngoài các quan hệ cố định, nhưng cũng chưa tìm thấy vị trí của mình trong cuộc đời” [82;35], và con người thời kì này

“tự khám phá cá nhân mình, thổ lộ mình để mong tìm sự đồng cảm ở người khác, cá nhân khác” [82;36] Ý thức về “cái tôi” đem đến sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện Như một tất yếu văn học, cái tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước ra “trình làng” (chữ dùng của Phan Khôi) Xuân Diệu - “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh) lên tiếng trước:

“Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hót chơi” Trong phong trào Thơ mới,

Trang 39

cái tôi ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao bản ngã Đó là sự lựa chọn khuynh hướng thẩm

mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà Thơ mới

Thơ mới vừa như một bậc thang phát triển của thi ca, đồng thời vừa như một bậc thang phát triển của ý thức cá nhân Có thể nói, khát vọng tự do như là một tiền đề để sản sinh ra Thơ mới Ngược lại, Thơ mới đã nói lên được một nhu cầu lớn của con người về tự do Với ý nghĩa nhân văn tiến bộ, cái tôi trong Thơ mới đã thúc đẩy thơ ca Việt Nam phát triển theo chiều hướng hiện đại Nói cách khác, ý thức tự do chính là cội nguồn sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa Đây chính là một trong những đóng góp quan trọng của Thơ mới trong tiến trình văn học dân tộc

Đề cập đến những chuyển biến về tư tưởng, nhận thức, dẫn đến quan niệm

sống tự do, không ràng buộc, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của

Nguyễn Tấn Long, Phan Canh khẳng định vai trò của tâm lý mới, lối sống mới đối với sự ra đời của ý thức tự do trong thơ Tác giả cho rằng tâm hồn, tình cảm người Việt Nam phải phát xuất từ tâm hồn, từ bản thể của mỗi người dân Việt, mọi ràng buộc sẽ đưa đến giả tạo, khách sáo, thiếu thành thực

Phân tích các vấn đề liên quan đến tự do trong văn học trên cả hai phương

diện nội dung và hình thức, Từ Thơ Mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang

khảo sát những hình thức Thơ mới, khẳng định ý thức đổi mới của các nhà Thơ

mới qua thể thơ tự do Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) của Thanh Lãng nêu

lên những đặc trưng của nền văn học mới, khẳng định giá trị của Thơ mới, tác giả cho rằng cái tôi cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành ý thức tự

do Qua việc phân tích thể thơ, vần thơ, nhịp và thanh điệu của Thơ Mới, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971), tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức

đã khẳng định “hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của các nhà Thơ mới phong phú và đa dạng hơn”, đồng thời các tác giả cũng khẳng

Trang 40

định “mỗi trạng thái đều mang tính chất cá thể riêng biệt” [78;81], cho thấy ý thức tự do trong sáng tạo của nhà thơ

Văn học thế kỷ XX dần chuyển mình sang giai đoạn mà người nghệ sĩ định hình cái tôi cá nhân ngày càng rõ nét hơn Điều đó được thể hiện khá rõ qua những tác phẩm của các nhà thơ nữ Trong văn học Việt Nam hiện đại, thế hệ các nhà thơ nữ thời kháng chiến chống Mỹ khá hùng hậu Những sáng tác của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ… tái hiện chân dung các nhà thơ nữ bình dị, giàu nữ tính, nhân hậu và thuần khiết Những trang thơ của các chị góp phần làm sống lại những năm tháng gian khổ, hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tình yêu quê hương, đất nước, con người, triết lý nhân sinh, ý thức mạnh mẽ về cái tôi riêng khát khao tự do, khát khao tình yêu cuộc sống được các chắt lọc từ cuộc sống dung dị đời thường Theo Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long, cái tôi của thơ chống Mỹ còn là “cái tôi thế hệ” - một thế hệ tôi luyện trong chiến tranh, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân, tình yêu, chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc Hiện thực chính được miêu tả trong thơ kháng chiến chống Mỹ theo đó chính là hình ảnh của Tổ quốc trong những năm kháng chiến hào hùng và vĩ đại Nguyễn Bá Thành nhận xét cách phản ánh hiện thực, sự hình thành của cái tôi hướng nhiều đến và hòa lẫn với cái

ta là biểu hiện của “tư duy hướng ngoại trực tiếp” và cho rằng: “Hình tượng thơ nảy sinh từ sự tác động trực tiếp của những màu sắc và âm thanh của cuộc sống

Ngày đăng: 19/10/2024, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê tần suất sử dụng từ ngữ chỉ thân thể  (qua một số tập thơ tiêu biểu của Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh) - Khát vọng tự do trong thơ nữ việt nam Đương Đại qua các tác giả  dư thị hoàn, phan huyền thư, ly hoàng ly, vi thùy linh
Bảng th ống kê tần suất sử dụng từ ngữ chỉ thân thể (qua một số tập thơ tiêu biểu của Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh) (Trang 138)
Bảng thống kê các thể thơ được thể hiện trong một số tập thơ tiêu biểu           (Tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) - Khát vọng tự do trong thơ nữ việt nam Đương Đại qua các tác giả  dư thị hoàn, phan huyền thư, ly hoàng ly, vi thùy linh
Bảng th ống kê các thể thơ được thể hiện trong một số tập thơ tiêu biểu (Tác giả: Dư Thị Hoàn, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) (Trang 162)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w