1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)

213 5 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp Bến Không Chồng của Dương Hướng)
Tác giả Đặng Thị Lành
Người hướng dẫn GS.TS. Đinh Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Văn Chính
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng) Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

====================

ĐẶNG THỊ LÀNH

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN TÁC PHẨM VĂN HỌC

(TRƯỜNG HỢP BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG HƯỚNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

====================

ĐẶNG THỊ LÀNH

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN TÁC PHẨM VĂN HỌC

(TRƯỜNG HỢP BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG HƯỚNG)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 62220240

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

GS.TS Đinh Văn Đức PGS.TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận án

Tác giả luận án

Đặng Thị Lành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Chính, người hướng dẫn khoa học Luận án của tôi sẽ không thể hoàn thành được nếu không có sự động viên, hướng dẫn của thầy

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận án

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận án bằng mọi sự nỗ lực và khả năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn

Tác giả luận án

Đặng Thị Lành

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Đóng góp của luận án 10

6 Cấu trúc của luận án 11

Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 12

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan tới luận án 12

1.1.1 Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngôn 12

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về “Bến Không Chồng” 20

1.2 Cơ sở lí luận liên quan đến luận án 25

1.2.1 Lý thuyết về diễn ngôn 25

1.2.2 Lý thuyết về phân tích diễn ngôn 32

1.3 Một số yếu tố của diễn ngôn văn học 43

1.3.1 Diễn ngôn văn học và đặc điểm của diễn ngôn văn học 43

1.3.2 Ngữ vực của diễn ngôn văn học 44

1.3.3 Liên kết trong diễn ngôn văn học 46

1.3.4 Mạch lạc trong diễn ngôn văn học 49

Tiểu kết chương 1 57

Chương 2 TIẾP CẬN DIỄN NGÔN “BẾN KHÔNG CHỒNG” TỪ GÓC ĐỘ LIÊN KẾT 58

2.1 Phép nối trong “Bến Không Chồng” 58

Trang 6

2.1.1 Quan hệ bổ trợ 59

2.1.2 Quan hệ không gian – thời gian 60

2.1.3 Quan hệ nguyên nhân – hệ quả 63

2.2 Phép lặp từ ngữ trong “Bến Không Chồng” 64

2.2.1 Lặp từ ngữ chỉ tên người 65

2.2.2 Lặp từ ngữ chỉ sự vật 69

2.3 Phối hợp từ ngữ trong “Bến Không Chồng” 74

2.3.1 Phối hợp từ ngữ chỉ sự vật, sự việc 74

2.3.2 Phối hợp từ ngữ trong miêu tả bi kịch cá nhân 78

2.4 Phép thế trong “Bến Không Chồng” 79

2.4.1 Thế cho sự vật, sự việc 79

2.4.2 Thế cho danh từ chỉ người 84

2.5 Phép tỉnh lược trong “Bến Không Chồng” 86

2.5.1 Yếu tố tỉnh lược là danh từ / đại từ 86

2.5.2 Yếu tố tỉnh lược là mệnh đề 89

2.5.3 Yếu tố tỉnh lược là động từ/cụm động từ 90

Tiểu kết chương 2 93

Chương 3 TIẾP CẬN DIỄN NGÔN “BẾN KHÔNG CHỒNG” TỪ GÓC ĐỘ MẠCH LẠC 95

3.1 Cấu trúc nội dung của “Bến Không Chồng” 95

3.1.1 Những thành tố nội dung của “Bến Không Chồng” 95

3.1.2 Cấu trúc chung của “Bến Không Chồng” 100

3.1.3 Cấu trúc nội dung phần IV của “Bến Không Chồng” 102

3.2 Mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân - hệ quả trong “Bến Không Chồng” 109

3.2.1 Quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các phần trong “Bến Không Chồng” 110

3.2.2 Quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các chương trong “Bến Không Chồng” 111

Trang 7

3.2.3 Quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các khối sự kiện và các sự kiện

trong các chương của phần IV “Bến Không Chồng” 114

3.3 Mạch lạc thể hiện qua quan hệ thời gian 119

3.3.1 Quan hệ thời hạn trong “Bến Không Chồng” 120

3.3.2 Quan hệ thời gian trong “Bến Không Chồng” 125

3.3.3 Quan hệ tần số trong “Bến Không Chồng” 128

3.4 Mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ 137

3.4.1 Mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ trần thuật 137 3.4.2 Mạch lạc trong sự tương hợp hành động ngôn ngữ hỏi 140

3.4.3 Mạch lạc trong sự tương hợp hành động ngôn ngữ cầu khiến 143

3.4.4 Mạch lạc trong sự tương hợp hành động ngôn ngữ cảm thán 145

Tiểu kết chương 3 148

Chương 4 TIẾP CẬN DIỄN NGÔN “BẾN KHÔNG CHỒNG” TỪ GÓC ĐỘ NGỮ VỰC 150

4.1 Giới thuyết chung 150

4.2 Trường diễn ngôn trong “Bến Không Chồng” 151

4.2.1 Trường diễn ngôn của phần I: Lời nguyền gia tộc 152

4.2.2 Trường diễn ngôn của phần II: Bước qua lời nguyền 156

4.2.3 Trường diễn ngôn của phần III: Hậu quả của chiến tranh và hậu quả khi dám bước qua lời nguyền 159

4.2.4 Trường diễn ngôn của phần IV: Xóa bỏ lời nguyền 163

4.3 Phương thức diễn ngôn trong “Bến Không Chồng” 168

4.3.1 Phương thức diễn ngôn chung của “Bến Không Chồng” 168

4.3.2 Phương thức diễn ngôn giữa các nhân vật 169

4.4 Không khí diễn ngôn trong “Bến Không Chồng” 175

4.4.1 Không khí diễn ngôn trong quan hệ giữa Vạn và các nhân vật 176

4.4.2 Không khí diễn ngôn trong quan hệ giữa Nghĩa và các nhân vật 180

4.4.3 Không khí diễn ngôn trong quan hệ giữa Hạnh và các nhân vật 182

Tiểu kết chương 4 186

Trang 8

KẾT LUẬN 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép

nối trong “Bến Không Chồng” 58

Bảng 2.2: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại lặp từ ngữ trong

“Bến Không Chồng” 64

Bảng 2.3: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức thế

cho sự vật, sự việc trong “Bến Không Chồng” 79

Bảng 2.4: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại tỉnh lược trong

“Bến Không Chồng” 86

Bảng 3.1: Bảng thống kê cấu trúc nội dung các khối sự kiện và sự kiện trong

phần IV của “Bến Không Chồng” 105

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung bậc 1 trong cấu

trúc nội dung của “Bến Không Chồng” 110

Hình 3.2: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 trong cấu trúc nội dung của “Bến Không Chồng” (Phần II) 112

Hình 3.3: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 trong cấu trúc nội dung của “Bến Không Chồng” (Phần IV) 113

Hình 3.4: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 4 trong cấu trúc nội dung chương 19 của “Bến Không Chồng” 115

Hình 3.5: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung sự kiện trong cấu trúc nội dung chương 23 của “Bến Không Chồng” 116

Hình 3.6: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các sự kiện trong cấu trúc nội dung chương 24 của “Bến Không Chồng” 117

Hình 3.7: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các sự kiện trong cấu trúc nội dung chương 25 của “Bến Không Chồng” 118

Hình 3.8: Sơ đồ quan hệ thời hạn giữa các phần trong cấu trúc nội dung

“Bến Không Chồng” 120

Hình 3.9: Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong cấu trúc của

“Bến Không Chồng” 125

Hình 3.10: Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương trong “Bến Không Chồng” 126

Hình 3.11: Quan hệ trật tự thời gian giữa các Khối sự kiện trong

“Bến Không Chồng” 127

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Phân tích diễn ngôn (PTDN) – một chuyên ngành mới so với các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học trong những năm gần đây đã và đang trở thành một địa hạt thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước Dưới quan điểm của PTDN, ngôn ngữ không đơn giản là công cụ giao tiếp

mà còn là quá trình tương tác, một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và còn là một bộ phận của nền văn hóa Nói khác đi, PTDN nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội, miêu tả cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau

Có thể nói, đây chính là sự mở rộng của ngôn ngữ học trên nhiều phương diện như đối tượng nghiên cứu, hệ thống khái niệm và phương pháp luận, đáp ứng kịp thời

những yêu cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó cần được tìm hiểu, nghiên cứu

1.2 Trong những năm gần đây, đã có một số công trình ứng dụng lý thuyết này vào phân tích những tác phẩm văn học, đặt tác phẩm ra ngoài các mối quan hệ nội tại, hướng lăng kính đến các phương diện ngoài văn giúp người đọc hiểu thêm tầng nghĩa khác, những giá trị khác của tác phẩm Hướng nghiên cứu này đang ngày một thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

1.3 “Bến Không Chồng” là một trong ba tác phẩm được nhận giải thưởng

Hội nhà văn Việt Nam năm 1991, đưa tên tuổi của Dương Hướng đến với bạn đọc và trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi

mới Với “Bến Không Chồng”, Dương Hướng đã cho thấy một góc nhìn khác về

làng quê, đặc biệt là những gì mà người nông dân phải gánh chịu qua nhiều bước ngoặt của lịch sử Đồng thời, nhà văn cũng góp một cái nhìn mới về bức tranh đất nước kéo dài mấy chục năm trong thời chiến và hậu chiến thông qua việc gắn nối thử thách của chiến tranh và thử thách của thời bình, gắn số phận cá nhân, gia đình, dòng họ với đất nước Tác phẩm là bức tranh thê lương thời hậu chiến với những gam màu buồn của biết bao số phận đau thương đến tận cùng (qua hình

Trang 12

đời cho đến nay, “Bến Không Chồng” đã được dịch ra ba thứ tiếng, được tái bản

nhiều lần và chuyển thể thành kịch bản phim, là thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, từ trước đến nay văn bản này thường được các nhà nghiên cứu khai thác theo hướng lí luận văn học, phê bình văn học, phê bình điện ảnh chứ chưa có một công trình nào sử dụng lí thuyết PTDN để khai thác tác phẩm này

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn

học (trường hợp “Bến Không Chồng” của Dương Hướng) để nghiên cứu Hi vọng

hướng tiếp cận mới này sẽ giúp phát hiện và khai thác sâu hơn giá trị của tác phẩm

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết, mạch lạc và ngữ vực trong

“Bến Không Chồng” của nhà văn Dương Hướng (từ cách tiếp cận của lý thuyết

phân tích diễn ngôn)

Nguồn tư liệu chúng tôi tiến hành khảo sát là tác phẩm “Bến Không Chồng” của Dương Hướng, xuất bản năm 2015 của Nhà xuất bản Trẻ

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Lý thuyết phân tích diễn ngôn mở ra nhiều chiều hướng phân tích như: ngữ vực, mạch lạc, liên kết, lập luận, hội thoại, tính quan yếu, ngữ cảnh giao tiếp… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án, chúng tôi sẽ chỉ lựa chọn một số khía cạnh của phân tích diễn ngôn để tìm hiểu tác phẩm, đó là mạch lạc, liên kết và ngữ vực Trước hết, diễn ngôn, với tư cách là quá trình giao tiếp hoàn chỉnh có tính mục đích, thống nhất và có mạch lạc được ghi nhận lại bằng toàn

bộ văn bản, nó cũng bao gồm cả những yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học Hơn nữa, do là một quá trình giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngôn phải có tính mạch lạc nhưng để tạo được mạch lạc, diễn ngôn không những phải có sự liên kết trên nhiều phương diện mà còn có sự sắp xếp của những yếu

tố quan yếu cũng như sự tác động của các các yếu tố tình huống ngoài ngôn ngữ

Trang 13

đối với sự hoạt động của ngôn ngữ và sự tác động của chúng đối với chiến lược giao tiếp của người sử dụng ngôn ngữ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu và giải mã diễn

ngôn văn học từ góc độ phân tích diễn ngôn qua nghiên cứu trường hợp “Bến Không Chồng” của Dương Hướng trên các phương diện liên kết, mạch lạc và

ngữ vực, trên cơ sở đó giúp người đọc hiểu rõ hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản này, nhất là thấy được vai trò của mạch lạc, liên kết, ngữ vực trong nghệ thuật tổ chức truyện của nhà văn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho luận án là:

- Nghiên cứu lý thuyết

Luận án tiến hành xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm xác định các bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung trọng tâm mà luận án hướng tới, đồng thời cũng hệ thống hóa những vấn đề

lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu

- Khảo sát, thu thập kết quả nghiên cứu

- Vận dụng khung lí thuyết vào những vấn đề lí luận đã được xác định, tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu trên các phương diện: liên kết, mạch lạc, ngữ vực:

+ Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ liên kết để thấy được mối liên

hệ giữa các câu, các đoạn văn, các chương, các phần và toàn văn bản cũng như vai trò của các phương tiện liên kết trong việc thể hiện nội dung tác phẩm

+ Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ mạch lạc để thấy được mạch

lạc trong cấu trúc của truyện, mạch lạc trong quan hệ nguyên nhân hệ quả, mạch lạc trong quan hệ thời gian và mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ của tác phẩm

Trang 14

+ Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ ngữ vực qua ba yếu tố trường,

thức, không khí để thấy được vai trò của ngôn ngữ trong các mối quan hệ giữa các nhân vật cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật, bối cảnh câu chuyện với hoàn cảnh nảy sinh tác phẩm (mối quan hệ hướng ngoại trong PTDN)

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp sau:

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình tiếp cận tác phẩm, là khung triển khai các chương, mục trong luận án cũng như là khung lý thuyết cơ bản của luận án

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Phương pháp này được sử dụng để

mô tả cũng như phân tích, lý giải, minh họa những hiện tượng ngôn ngữ nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, qua đó chỉ ra giá trị độc đáo của diễn ngôn trong chương 2, chương 3 và chương 4

- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các phép liên kết (chương 2) và phân loại một số biểu hiện của mạch lạc (chương 3), tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

5 Đóng góp của luận án

5.1 Về mặt lý luận

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Dương Hướng

nói chung và “Bến Không Chồng” nói riêng nhưng nghiên cứu tác phẩm này từ

bình diện ngôn ngữ học thì còn rất ít, nhất là theo hướng phân tích diễn ngôn thì

gần như chưa có Chọn nghiên cứu tác phẩm “Bến Không Chồng” theo hướng

phân tích diễn ngôn, chúng tôi hi vọng có thể góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của diễn ngôn văn học cũng như cung cấp thêm những bằng chứng nhằm khẳng định tính hữu dụng của lí thuyết PTDN, cho thấy xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở bình diện cấu trúc mà cần mở rộng trên bình diện nghĩa và chức năng của đơn vị ngôn ngữ (ngữ dụng học) trong các tình huống giao tiếp cụ thể

Trang 15

Kết quả nghiên cứu luận án cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới, tiếp cận dưới góc nhìn của PTDN cho văn bản này

5.2 Về mặt thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc phân tích một văn bản tự sự từ phương diện ngôn ngữ Trong một chừng mực nào đó, luận án có thể xem là tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục đi kèm, nội dung chính của luận

án sẽ triển khai trong 4 chương:

Chương 1 Tổng quan và Cơ sở lí thuyết

Trong chương này, luận án trình bày hai nội dung lớn:

Phần một là trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu về phân tích diễn

ngôn và tác phẩm “Bến Không Chồng”

Phần hai là các vấn đề lý thuyết làm tiền đề cho việc phân tích, nghiên cứu của đề tài luận án, với lý thuyết về phân tích diễn ngôn và các yếu tố cơ bản của

của diễn ngôn văn học

Chương 2: Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ liên kết

Chương này tập trung nghiên cứu về một số phép liên kết trong “Bến Không Chồng” như phép nối, phép lặp từ, phép thế, phép tỉnh lược… để cho thấy

sự liên kết về mặt hình thức của tác phẩm

Chương 3: Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ mạch lạc

Nội dung của chương này sẽ đi vào khảo sát về cấu trúc nội dung của tác phẩm với tư cách là cơ sở của việc khảo sát mạch lạc, từ đó đi vào nghiên cứu

về biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân, mạch lạc quan hệ thời gian

và mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ

Chương 4: Tiếp cận “Bến Không Chồng” từ góc độ ngữ vực

Ở chương này, luận án đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố của ngữ vực được

thể hiện trong diễn ngôn “Bến Không Chồng” bao gồm: trường, thức và không

khí để thấy được vai trò của ngữ cảnh trong diễn ngôn

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan tới luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngôn

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Trên thế giới, nghiên cứu phân tích diễn ngôn (PTDN) đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX, ở Việt Nam PTDN được đề cập muộn hơn vào những năm 80 Để có được những thành tựu như ngày nay, PTDN đã trải qua quá trình định hướng, phát triển lâu dài trên con đường tìm hướng đi Phân tích diễn ngôn được xem là giai đoạn 2 của ngữ pháp văn bản, là quá trình chuyển từ nghiên cứu câu lên các đơn vị trên câu Bởi vậy, lí thuyết của PTDN cũng kế thừa thành quả của ngữ pháp văn bản

Diễn ngôn cho đến nay được đa số học giả thống nhất cho rằng do nhà ngôn ngữ học Mỹ Zellig Harris đưa ra vào năm 1952 trong bài báo “Discourse Analysis” [112] Trong bài viết, ông đã phân tích một quảng cáo về dầu gội

dưỡng tóc, xem xét quy tắc có thể giải thích được của câu và cao hơn câu Phân tích này còn liên quan đến các vấn đề như ngôn ngữ và văn hóa, diễn ngôn và ngữ cảnh xã hội, Z Harris cho rằng có hai phương pháp PTDN, một là thông qua giới hạn câu để mô tả ngôn ngữ, hai là nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa và ngôn

ngữ Tuy nhiên, thuật ngữ diễn ngôn, một mặt còn khá mới mẻ đối với độc giả,

mặt khác do sức thuyết phục ở các luận điểm mà ông đưa ra chưa cao và chưa đưa ra một mô hình phân tích hoàn chỉnh Đánh giá về vấn đề này, M Couthard cho rằng dù tiêu đề bài báo của Harris mặc dù rất có sức hút với vấn đề mới mẻ là PTDN nhưng thực tế lại làm người ta thất vọng và vấn đề Z.Harris đưa ra cũng chưa được thực sự quan tâm, bài báo của ông cũng chưa có ảnh hưởng nhiều ở lĩnh vực PTDN vào thời điểm đó dù Z Harris đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản từ câu sang diễn ngôn, hướng nghiên cứu vào chức năng của ngôn ngữ

Trang 17

Sau này, Guy Cook (1989) chỉ ra những chi tiết trong phân tích của Harris là không cần thiết nhưng kết luận của ông thì lại rất đáng chú ý ở chỗ “làm cho văn hóa và ngôn ngữ liên thông với nhau” nhưng tất cả các kết quả “đều nằm trong câu” lại chính là cái làm người ta thất vọng

Phân tích diễn ngôn chỉ thực sự được quan tâm vào nửa cuối những năm

60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của PTDN đã giúp nó trở thành một khoa học độc lập

Nửa cuối những năm 60 đã có một sự “rùm beng” chung quanh ngôn ngữ học văn bản với hàng loạt nghiên cứu, những ấn phẩm định kì … về cái đối

tượng là văn bản Theo Kassai (xem Diệp Quang Ban [7; tr.151]), nơi các cuộc

nghiên nghiên cứu về văn bản diễn ra sôi nổi nhất là ở nước Đức và việc nghiên cứu văn bản nói chung tập trung chú ý ở cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu, với những tên gọi cú pháp văn bản” (Dressler 1973), “ngữ pháp văn bản” (Van Dijk

1973, Weinrich, 1978)… Đặc điểm của giai đoạn này là chưa phân biệt bậc ngôn ngữ với bậc diễn ngôn mà cố gắng áp dụng phương pháp và các công cụ lí thuyết của việc nghiên cứu câu vào nghiên cứu văn bản

Người đầu tiên đưa ra cái tên PTDN là Z Harris, tiếp nối là Mitchell (1957), Sinclair và Coulthard (1975) đã dần đưa các thuật ngữ này đến gần với

độc giả hơn qua một số công trình Towards an Analysis of Discourse (Về một phân tích diễn ngôn) của Sinclair và Coulthard (1975) hay An Introduction to Discourse Anoalysis (Một dẫn luận về phân tích diễn ngôn) của Coulthard công bố

năm 1977 nhưng người có công truyền bá PTDN cùng với tên gọi của nó ra thế giới lại thuộc về Van Dijk Van Dijk được coi là người có nhiều cống hiến to lớn về

PTDN, với nghiên cứu ban đầu được gọi là text grammar (ngữ pháp văn bản) với Some aspects of text grammar (1972) và Model of text grammar (1973)

Ngôn ngữ học chức năng của M.A.K Halliday lại đặc biệt nhấn mạnh vào chức năng xã hội và chức năng thuần lý của ngôn ngữ Halliday và Hasan (1976) cho rằng mục đích của tiến hành phân tích diễn ngôn không phải là chứng minh (interpretation) tức là làm rõ nội dung của nó, xem nó biểu thị ý nghĩa gì mà là

Trang 18

giải thích (explanation) tức là làm rõ diễn ngôn biểu đạt ý nghĩa như thế nào chứ không phải ý nghĩa nào khác

Từ những năm 80 trở đi, PTDN càng nhận được nhiều sự quan tâm từ giới nghiên cứu Đã có không ít công trình của các tác giả được xuất bản như: Stubbs (1983), Cook (1989), Schiffrin (1994)… Trong đó, có nhiều cuốn sách nghiên

cứu về lĩnh vực này đã được dịch ra tiếng Việt như: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule; Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan; Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown và George Yule; Dẫn luận ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday và nhiều bài báo, công trình nghiên cứu

khác cũng được giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc

Cuốn Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền –

Trúc Thanh dịch) có thể xem là dẫn luận cơ bản về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn Tác giả đã giới thiệu những khái niệm về phân tích diễn ngôn như: diễn ngôn, văn bản, phân tích diễn ngôn, liên kết, mạch lạc thông qua những ví dụ và hoạt động thực tiễn cụ thể

Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown và George Yule (Trần Thuần dịch)

là công trình bao quát về phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài cụ thể Tác giả

đã đưa ra các vấn đề về cơ sở lí thuyết, phương pháp, công cụ, thuật ngữ của nghiên cứu phân tích diễn ngôn Đặc biệt hai ông nhấn mạnh vào vai trò của ngữ cảnh trong việc giải thuyết diễn ngôn và chuyển từ việc nghiên cứu ở bậc câu sang nghiên cứu mặt nghĩa của diễn ngôn Hướng nghiên cứu này đã đạt được những thành tựu mới khi kết quả cho thấy đã trái ngược hoàn toàn với hướng nghiên cứu các vấn đề mà trong đó câu được tách ra khỏi ngữ cảnh giao tiếp

Gắn liền với hướng nghiên cứu về diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học là quan niệm của các nhà lí luận theo trường phái cấu trúc – kí hiệu học như R Barthes, Iu Lotman… các nhà cấu trúc xem diễn ngôn chính là cách thức cấu trúc văn bản, họ đi vào nghiên cứu đặc trưng văn học, nghiên cứu “tính văn học” của một văn bản mà lại không đặt văn bản đó vào trong ngữ cảnh văn hóa, lịch

sử, xã hội Trong Độ không của lối viết (1998), Roland Barthes quan niệm diễn

Trang 19

ngôn có phần tương đồng với khái niệm lối viết khi cho rằng nghệ thuật là sự

ràng buộc, thỏa ước của nhà văn với xã hội và chính xã hội ràng buộc nhà văn thông qua hình thức, cụ thể là qua lối viết

Ngoài những tác giả kể trên, các nhà nghiên cứu phân tích diễn ngôn được biết đến nhiều ở Việt Nam còn có Levinson (1983), Widdowson (1973), Martin (1992)… Những công trình của họ cũng góp phần tạo nên nền tảng lý thuyết quan trọng, định hướng cho sự tiếp cận phân tích diễn ngôn sau này

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, thuật ngữ diễn ngôn (discourse)/ văn bản (text) được các nhà

nghiên cứu quan tâm từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, kể từ đó đến nay, ở Việt Nam

đã hình thành một số khuynh hướng nghiên cứu về văn bản/ diễn ngôn:

(i) Khuynh hướng nghiên cứu về liên kết: có thể kể đến một số tác giả

như Trần Ngọc Thêm với Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nguyễn Thị Việt Thanh với Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Phạm Văn Tình với Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt…

(ii) Khuynh hướng nghiên cứu văn bản phục vụ giảng dạy với việc nghiên cứu, ứng dụng ngôn ngữ học văn bản vào thực tế với nhiều cuốn sách chuyên khảo, giáo trình phục vụ cho giảng dạy và học tập, là tài liệu hữu ích cho người dạy và người học gắn với một số vấn đề về mạch lạc, liên kết … của các tác giả như Cù Đình Tú, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc…

(iii) Khuynh hướng tiếp cận theo hướng PTDN lấy đối tượng là từng kiểu loại văn bản cụ thể, xem xét nó trong hoạt động ngôn ngữ với một số tác giả như

Nguyễn Thiện Giáp (Dụng học Việt ngữ), Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học – tập 2), Diệp Quang Ban (Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản), Nguyễn Hòa (Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp) …

Một số công trình nghiên cứu về PTDN và diễn ngôn ở Việt Nam:

Dụng học Việt ngữ (2007) của Nguyễn Thiện Giáp đề cập đến một số vấn

đề của PTDN như: các quan niệm về văn bản, về diễn ngôn, diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn hóa, liên kết và mạch lạc, ngữ cảnh và ý

Trang 20

nghĩa… Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh đến yếu tố ngữ vực bao gồm ba yếu tố là trường diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và phương thức diễn ngôn Đây là những khái niệm quan yếu của lý thuyết phân tích diễn ngôn

Nguyễn Hòa được xem là người có nhiều nghiên cứu góp phần xây dựng

bộ môn khoa học này, với các công trình: “Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị -

xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại” (1990) Sau đó là cuốn: Phân tích diễn ngôn: một số vấn đề lí luận và phương pháp (2003), đây

được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề PTDN bởi tác giả đã cung cấp một khối lượng tri thức khá lớn về cả lí luận và thực tiễn của PTDN, từ khái niệm diễn ngôn đến các đường hướng nghiên cứu chính trong PTDN, vai trò của ngữ cảnh trong PTDN, ngoài ra cũng nhấn mạnh đến nội dung mạch lạc trong diễn ngôn và coi đây là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của diễn ngôn Trong công trình này, tác giả đã chọn phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp làm khung lý luận để tìm hiểu, phân tích một số thể loại diễn ngôn tin trong tiếng Anh và tiếng Việt Trên cơ sở công trình nêu trên, Nguyễn Hòa tiếp tục nghiên

cứu về vấn đề PTDN phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA) với Phân tích diễn ngôn phê phán: lí luận và phương pháp (2006) Trong chuyên luận này

ông đã giới thiệu một cách khá chi tiết về các vấn đề cơ bản của PTDN phê phán,

từ những vấn đề lý luận đến phương pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ Dựa trên lý thuyết diễn ngôn phê phán theo quan điểm Fairclough và

lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday, Nguyễn Hòa đã xây dựng mô hình phân tích CDA với các yếu tố cơ bản như: căn cứ tiếp cận, hoàn cảnh văn hóa –

xã hội, ngữ cảnh tình huống, phương tiện ngôn ngữ sử dụng, giao diện và cuối cùng là miêu tả, giải thích và tường giải Qua đó, giúp người đọc một cái nhìn tổng thể về diễn ngôn và diễn ngôn phê phán

Diệp Quang Ban được xem là một trong số những người đặt nền móng

cho nghiên cứu PTDN ở Việt Nam với các công trình: Giao tiếp – văn bản – mạch lạc – liên kết – đoạn văn (2002), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (2009) Hai công trình nghiên cứu này là sự kế thừa một cách nhuần nhuyễn

Trang 21

các lý thuyết đã có của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đồng thời

là thành quả tiếp nối trong nhiều năm nghiên cứu của chính ông Diệp Quang Ban đã chú trọng vào các vấn đề như: khái niệm diễn ngôn, PTDN, ngôn vực, mạch lạc, liên kết và đưa ra một hướng ứng dụng PTDN vào việc phân tích ngôn

ngữ nghệ thuật Trong Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, ông đã dành

chương 4 và một phần của chương 5 để bàn về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn,

từ quá trình hình thành PTDN, những vấn đề về PTDN phê bình và ngôn ngữ học sinh thái, tác giả còn xác định một số hướng ứng dụng PTDN vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật với các yếu tố như âm thanh ngôn ngữ suy diễn được, nhịp điệu suy diễn được, từ suy diễn được… Có thể xem đây là một trong những công trình

có nhiều đóng góp, là tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết PTDN

Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân

Hạo… đã nghiên cứu PTDN từ góc độ dụng học Trong Dụng học Việt Ngữ

(2007), Nguyễn Thiện Giáp đã dành sự quan tâm của mình trong hai chương

để nói về “diễn ngôn và phân tích diễn ngôn” với nhiều vấn đề như: diễn ngôn

và văn bản, mạch lạc và liên kết, ngữ vực, diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, ngữ dụng học diễn ngôn, dụng học giao thoa văn hóa…

Đinh Văn Đức trong Ngôn ngữ học đại cương – Những nội dung quan yếu

(2012) cũng đã dành một mục riêng bàn về PTDN Ông đã đề cập đến những nội dung tổng thể của PTDN, các đường hướng PTDN và nhấn mạnh đến phạm một trù tiêu biểu mà nhiều khuynh hướng đều quan tâm có liên quan đến PTDN là phân tích ngữ cảnh - cái nền của giao tiếp

Trần Đình Sử - người dành sự quan tâm nhiều nhất đến diễn ngôn văn học

với các bài viết: Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay [130], Khái niệm diễn ngôn [131], Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ hình nghiên cứu văn học [132], Bản chất xã hội – thẩm mĩ của ngôn từ văn học [133]… để có

cái nhìn tương đối toàn diện về bản chất của ngôn từ văn học và chỉ ra sự chi phối của cơ chế văn hóa, xã hội đối với việc sử dụng ngôn từ của con người và sự

Trang 22

vận động của văn học suy cho cùng là sự vận động của ngôn từ, hình thái ngôn từ này chống lại hình thái ngôn từ có trước

Ngoài những công trình kể trên, còn có rất nhiều bài viết của các tác giả

khác cũng quan tâm đến lĩnh vực này, như: Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/2005) của Nguyễn Hòa, Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/2009) của Diệp Quang Ban, Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ (Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2009) của Nguyễn Văn Thành Hoặc trong Phân tích diễn ngôn, ứng dụng vào phân tích một truyện cười (Tạp chí Từ điển và Bách Khoa thư

3/2013), tác giả Trần Kim Phượng đã nêu rõ cách thức tiếp cận một tác phẩm cụ

thể từ góc độ PTDN, bài Ngữ pháp chức năng hệ thống và đánh giá ngôn ngữ phi chuẩn của giới trẻ hiện nay theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống

của Nguyễn Văn Hiệp (2015) đã cho thấy mối quan hệ giữa ba siêu chức năng ngôn ngữ của Ngữ pháp chức năng với vấn đề ngữ vực – một nội dung trong

PTDN, Dương Hữu Biên với Vài ghi nhận về phân tích diễn ngôn qua một số đường hướng nghiên cứu (2016) và Đường hướng tri nhận trong tiếp nhận và lĩnh hội diễn ngôn văn học (2018) đã góp phần giúp người đọc hiểu hơn về lí

thuyết, phương pháp và đối tượng của một số đường hướng nghiên cứu diễn ngôn (đường hướng nghiên cứu văn học, nghiên cứu triết học, nghiên cứu ngôn

ngữ học và nghiên cứu hội thoại), Nguyễn Trọng Du với Phân tích diễn ngôn một số quảng cáo của Nivea (2019) để cho thấy đặc điểm từ vựng trong quảng

cáo Nivea: sử dụng cả từ vựng tích cực và tiêu cực, thuật ngữ khoa học, từ mượn hoặc thuật ngữ, đại từ ngôi thứ hai

Lý thuyết về PTDN du nhập vào Việt Nam khá muộn nhưng số lượng công trình nghiên cứu bậc thạc sĩ và tiến sĩ ứng dụng lý thuyết này cho đến nay

có số lượng khá nhiều, bao gồm những công trình ứng dụng lý thuyết PTDN sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội và những công trình ứng dụng lý thuyết PTDN sử dụng ngữ liệu là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

Trang 23

Những công trình ứng dụng lý thuyết PTDN sử dụng cứ liệu ngôn ngữ

trong các văn bản chính trị - xã hội có thể kể đến: Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt (2015) của Đỗ Thị Xuân Dung đã sử dụng

đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo khung lý thuyết chức năng hệ thống để mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị

- xã hội và tiếng Việt, hoặc Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện Phân tích diễn ngôn (2016), tác giả Trần Thị Thùy Linh đã dựa vào các

mô hình lý thuyết ngữ vực và phương pháp phân tích thể loại để nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt thông qua những đặc trưng về trường, ý chỉ và

phương thức hay Phân tích diễn ngôn xã luận (trên cứ liệu báo Nhân dân giai đoạn 1965 -1975) (2018), Nguyễn Thị Hồng Nga chỉ ra các loại quan hệ, mạng

quan hệ lập luận trong diễn ngôn xã luận thông qua những phương thức ngôn ngữ điển hình mang tính thể loại để phản ánh, chuyển tải và tác động đến người nhận nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất

Những công trình ứng dụng lý thuyết PTDN sử dụng ngữ liệu là ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học như: Vũ Văn Lăng (2013), Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học đã đi vào giải mã tác phẩm Nam Cao qua bố cục, thời gian, nhân vật, lập luận của hai tác phẩm Sống Mòn và Chí Phèo, qua đó làm rõ nội dung chứa đựng trong tác phẩm trên cơ sở

các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm như nội dung sự việc được trình bày, tính cách và cách nhìn của nhân vật, tình huống vật lý và tình huống xã hội – văn hóa;

Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn phân tích diễn ngôn nghiên cứu về hội thoại và độc thoại nội tâm cũng như mạch lạc

diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao Dương Thị Bích Hạnh (2016),

Hồ Chí Minh – về vấn đề giáo dục” từ cách tiếp cận của phân tích diễn ngôn nghiên cứu tuyển tập Hồ Chí Minh- về vấn đề giáo dục trên ba bình diện ngôn vực, liên kết

và lập luận; Phạm Nguyên Nhung (2017), Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Hồ Chủ Tịch (giai đoạn 1941 – 1969) tập trung nghiên cứu diễn ngôn có nội

dung kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh từ bình diện thông điệp và từ bình diện liên

Trang 24

nhân qua các sản phẩm cụ thể; Trần Bình Tuyên (2017) với Văn chính luận Nguyễn

Ái Quốc- Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn đã dựa trên quan điểm của Halliday về lý thuyết ngữ vực và các siêu chức năng ngôn ngữ, luận án tiến hành khảo sát và nghiên cứu đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức,…

Cùng đó là nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu ứng dụng lý thuyết này theo những đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau hoặc chỉ áp dụng một vài

vấn đề nhỏ trong một đường hướng nào đó, như: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng Việt

(2012) của Phan Thị Bích Hường nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ theo đường

hướng PTDN phê phán; Phân tích diễn ngôn “thông cáo báo chí tiếng Việt” trên tư liệu báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Người lao động năm 2013”

(2014) của Trần Thanh Tùng lại tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ bình diện

ngữ nghĩa và bình diện chức năng; Hoặc Tiếp cận Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu từ lí thuyết phân tích diễn ngôn (2014) của Quách Thanh

Nhàn hay Tiếp cận tác phẩm “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp từ góc

độ phân tích diễn ngôn (2021) của Nguyễn Phương Diệp và Tiếp cận tác phẩm “Cánh đống bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư từ góc độ phân tích diễn ngôn (2021) của Lê Diệp Tú đều tiếp cận các tác phẩm từ hai góc độ ngữ vực

(với trường, thức, không khí ) và mạch lạc

Các bài viết, luận án, luận văn kể trên đã đưa ra nhiều cách nhìn đối với PTDN, trình bày những quan điểm riêng của tác giả về diễn ngôn, xu hướng tiếp cận diễn ngôn theo quan điểm của ngôn ngữ học, phong cách học hay xã hội học Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về ứng dụng PTDN tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể mới dần được bắt đầu, chưa được tìm hiểu trên phạm vi rộng

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về “Bến Không Chồng”

Dương Hướng đến với nghề văn khá muộn, chỉ với hai tập truyện ngắn và

ba tiểu thuyết: “Bến Không Chồng” (1990), “Bóng đêm và mặt trời” (1991) và

“Dưới chín tầng trời” (2007) Trong số đó, “Bến Không Chồng” được coi là

Trang 25

tác phẩm thành công hơn cả bởi năm 1990 tác phẩm mới xuất bản thì ngay năm sau được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam Cho đến nay, tiểu thuyết đã được tái bản nhiều lần (15 lần), được dịch ra ba thứ tiếng (Italya,

Pháp, Đức), được chuyển thể thành kịch bản phim

Lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam (mà cụ thể là cái làng Đông) vừa kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp và đang tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, với nhân vật trung tâm là người phụ nữ làng quê, Dương Hướng đã soi vào đời sống hậu phương một cái nhìn mới về chiến tranh, về con người Những người phụ nữ như Hạnh, Thắm, Dâu, Cúc với ước mơ giản dị là được làm vợ, làm

mẹ, được sống yên ổn dưới mái nhà của mình mà sao khó thay Họ trở thành những người phụ nữ “không chồng” theo đúng như cái tên của tác phẩm Dù

“Bến Không Chồng” không có cái sắc sảo, riết róng của “Mảnh đất lắm người nhiều ma”; không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh của “Nỗi buồn chiến tranh” [55; tr.74] nhưng với sức nặng trong đề tài cùng phương thức thể hiện

truyền thống, cốt truyện mộc mạc và chân phương, cách dẫn dắt và ngôn từ giản

dị, tự nhiên đã khẳng định được giá trị của nó trong lòng độc giả

Sau “Bến Không Chồng”, Dương Hướng là cái tên được nhắc tới khá

nhiều trong giới nghiên cứu văn học Từ góc độ lí luận văn học, có thể kể đến các công trình nghiên cứu, như:

Trần Thị Phương Thảo với bài viết Dương Hướng sau Bến Không Chồng… (2008) đều ghi nhận nhà văn là người có một cái nhìn mới về đề tài

nông thôn và chiến tranh, từ đó chỉ ra sự vận động về tư tưởng và bút pháp trong các sáng tác của nhà văn

Trong bài Dương Hướng - Từ Bến Không Chồng đến Dưới chín tầng trời (2009), Phong Lê cho rằng “Bến Không Chồng”, ở thời điểm mở đầu 90 đã góp

được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến Căn nguyên đổ vỡ, khổ đau của những phận người trong tác phẩm là “do lịch sử để lại” Cơn bão lịch sử đã tác động vô cùng dữ dội tới số phận con người biến con người

“vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân”

Trang 26

Trong bài Dương Hướng luôn viết theo lối phản biện [137], tác giả Nguyễn Duy Liễm cho rằng với “Bến Không Chồng” Dương Hướng đã nghiễm

nhiên rẽ ngoặt, người đọc như lặng đi để suy ngẫm về sự “xé rào” của Dương Hướng- người đã mở đường cho văn học mới bứt phá, chấm dứt một giai đoạn văn học người cầm bút chỉ biết thuyết trình và minh họa

Đinh Thị Huyền với Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến (2008) cũng chỉ ra bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh, trong đó có Nguyễn Vạn của “Bến Không Chồng”; Nguyễn Văn Long (2003) với Bức tranh làng quê và số phận người nông dân qua những biến thiên lịch sử cho rằng cảm hứng chủ đạo trong “Bến Không Chồng” là hướng vào số phận những con người của một làng quê bình thường, qua

những bi kịch cá nhân

Tôn Nữ Dạ Nguyên (2019) trong Dấu ấn Gothic trong tiểu thuyết “Bến Không Chồng” của Dương Hướng nhìn nhận: ở một khía cạnh nào đó của vô thức, tiểu thuyết “Bến Không Chồng” có những nét rất gần với các yếu tố cơ bản

của văn học Gothic, nói một cách khác Gothic đã để lại dấu ấn khó phai trong tác phẩm bằng những phông nền đen/ mảng tối tăm của xã hội bằng sự ám ảnh của những cơn mộng mị, sự rối loạn cảm xúc hay nỗi sợ hãi cấm kị của con người

Bên cạnh đó cũng có khá nhiều luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết Dương

Hướng, như luận văn thạc sĩ: Trần Thị Phương Thảo (2008), Tiểu thuyết Dương Hướng (Từ ‘Bến Không Chồng’ đến ‘Dưới chín tầng trời’) đi vào nghiên cứu về

cốt truyện, nhân vật và biên độ phản ảnh của hai cuốn tiểu thuyết để chỉ ra một bước phá ngoạn mục trên con đường đổi mới tiểu thuyết của nhà văn Dương

Hướng; Đặng Thị Tuyết (2010), Đặc điểm tiểu thuyết Dương Hướng tìm hiểu về

bình diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Dương Hướng nhằm chỉ ra những thành công và đóng góp của Dương Hướng với nền văn học Việt Nam giai

đoạn sau 1975; Phan Văn Chương (2012) với Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Dương Hướng qua “Bến Không Chồng” và “Dưới chín tầng trời” đã khái quát

lên những biểu hiện cùng ý nghĩa nhân văn của cảm hứng bi kịch và nghệ thuật thể hiện cảm hứng bi kịch (thông qua nghệ thuật tạo tình huống bi kịch, không

Trang 27

gian và thời gian, giọng điệu bi kịch) trong tiểu thuyết của Dương Hướng để phát hiện ra một mạch ngầm giàu giá trị cảm xúc và thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Dương Hướng, đồng thời cũng thấy được đóng góp của nhà văn trong việc mạnh dạn mở ra nhiều hướng tiếp cận hiện thực đời sống với cái nhìn

về thân phận con người mà trước đó văn xuôi Việt Nam chưa có dịp hoặc ít được

đề cập đến; Nguyễn Thị Phương Nhung (2013), Nghệ thuật tiểu thuyết Dương Hướng (qua “Bến Không Chồng” và “Dưới chín tầng trời”) giải mã về nghệ

thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết của Dương

Hướng để chỉ ra “Dưới chín tầng trời” là một bước đột phá so với thành công ở

“Bến Không Chồng”, qua đó khẳng định được sự phát triển tài năng và phong cách của nhà văn Dương Hướng; Nguyễn Thị Trang (2016), Đề tài thế sự nông thôn trong tiểu thuyết sau 1975 (Qua hai tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Bến Không Chồng” của Dương Hướng) đã

phân tích về hiện thực đời sống nông thôn Việt Nam gắn với những bi kịch cá nhân qua hai tiểu thuyết

Từ góc độ ngôn ngữ học có thể kể đến: Lương Thị Thơm (2013), Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong tiểu thuyết “Bến Không Chồng” của Dương Hướng đã tập trung nghiên cứu sâu về đặc điểm phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ

và vai trò của phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm để khẳng định chính phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ đã tạo cho trang văn mang không khí đời thường rõ rệt, bóc tách thành công những mảng miếng hiện thực xã hội miền Bắc sau cuộc chiến, đồng thời cho thấy khả năng vận dụng linh hoạt phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ của Dương Hướng trong các sáng tác của mình cũng như sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt; Phạm Thị

Nguyên Nhung (2014), Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyêt

“Bến Không Chồng” và “Dưới chín tầng trời” của nhà văn Dương Hướng thông

qua việc khảo sát các cuộc thoại và đặc điểm lời thoại trong hai tác phẩm để chỉ

ra những nét đặc trưng trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật ở hai tiểu thuyết

Trang 28

tính cách nhân vật ở “Bến Không Chồng” và ‘Dưới chín tầng trời”, qua đó bước

đầu định hình phong cách ngôn ngữ nhà văn Dương Hướng

Năm 1999, “Bến Không Chồng” được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thành phim điện ảnh cùng tên và sau đó là phim dài tập “Thương nhớ ở ai”

(2017) Có một số luận văn, bài viết nghiên cứu về tác phẩm từ góc nhìn liên văn

bản, như: Lê Thị Tuân (2008) trong Tiểu thuyết “Bến Không Chồng” của nhà văn Dương Hướng và bộ phim cùng tên của đạo diễn Lưu Trọng Ninh từ góc nhìn liên văn bản chỉ ra vấn đề liên văn bản thể hiện qua hệ thống cốt truyện (ở

nhan đề của cuốn tiểu thuyết và bộ phim chuyển thể), qua hệ thống nhân vật (nhân vật điện ảnh được lấy lại hầu hết từ nhân vật tiểu thuyết), qua hệ thống không – thời gian, qua đó cho thấy vai trò của ngôn ngữ điện ảnh trong quá trình

chuyển thể; Phan Bích Thủy (2011) với Bến Không Chồng – những ám ảnh khó quên từ trang sách đến màn ảnh cho rằng khi đưa “Bến Không Chồng” lên phim,

tác giả điện ảnh đã trung thành với chủ đề và bám sát cốt truyện của tác phẩm văn học nhưng do mỗi loại hình nghệ thuật lại có những phương cách thể hiện riêng nên giữa tiểu thuyết và phim vẫn có sự khác biệt nhất định (thể hiện ở cốt truyện, hệ thống nhân vật, chủ đề về nỗi cô đơn, lòng vị kỷ); Phạm Thị Hồng

Ngọc (2019) với khóa luận tốt nghiệp đại học Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học (“Bến Không Chồng” của Dương Hướng) thành tác phẩm điện ảnh (“Thương nhớ ở ai” của Lưu Trọng Ninh, Bùi Thọ Thịnh) đã so sánh và chỉ ra sự

tương đồng (về đề tài, chủ đề, tư tưởng, cách xây dựng nhân vật chính), sự khác biệt (về cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ ) giữa tác phẩm văn

học (Bến Không Chồng) và tác phẩm điện ảnh (Thương nhớ ở ai); Đinh Thị Kim Dung (2019) trong luận văn Từ tiểu thuyết “Bến Không Chồng”_ Dương Hướng đến phim truyền hình “Thương nhớ ở ai” _Lưu Trọng Ninh, Bùi Thọ Thịnh cũng

đi vào nghiên cứu về cốt truyện, thế giới nhân vật và ngôn ngữ văn học trong

“Bến Không Chồng” và ngôn ngữ điện ảnh trong “Thương nhớ ở ai”)

Nhìn chung, có khá nhiều công trình nghiên cứu về “Bến Không Chồng” (cũng

như tiểu thuyết của Dương Hướng nói chung), trong đó phần nhiều là những công bài viết, luận văn nghiên cứu tác phẩm từ góc độ lí luận văn học Theo quan sát của chúng

Trang 29

tôi, số lượng công trình nghiên cứu “Bến Không Chồng” từ góc độ ngôn ngữ học còn

khá ít, do vậy, chúng tôi hi vọng việc vận dụng một phần lí thuyết PTDN vào

nghiên cứu tiểu thuyết “Bến Không Chồng” sẽ cho thấy một cách tiếp cận mới

của tác phẩm, góp phần bổ sung vào hướng nghiên cứu văn bản này từ góc độ ngôn ngữ học nói trên

1.2 Cơ sở lí luận liên quan đến luận án

1.2.1 Lý thuyết về diễn ngôn

1.2.1.1 Khái niệm diễn ngôn

Để định nghĩa diễn ngôn, các nhà nghiên cứu có thể xuất phát từ góc độ cấu trúc hoặc hình thức, cũng có thể từ góc độ chức năng Từ phương diện cấu trúc, diễn ngôn là một đơn vị lớn hơn câu; từ phương diện chức năng, diễn ngôn là ngôn ngữ trong sử dụng; từ góc độ sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, ý nghĩa của ngôn ngữ dựa trên ngữ cảnh để xác định, cùng một đơn vị ngôn ngữ ở ngữ cảnh khác nhau

sẽ có ý nghĩa khác nhau

Trong Discourse Analysis (1952), Z Harris đã nêu rõ diễn ngôn là cấp độ

tiếp theo trong một hệ tôn ty của hình vị, cú và câu Ông cũng cho rằng, cái đối lập diễn ngôn với một chuỗi ngẫu nhiên các câu chính xác ở thực tế là nó có cấu trúc: một mô hình theo đó các phân đoạn của diễn ngôn xảy ra (và tái diễn) có liên quan đến nhau

Van Dijk xem “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…) trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh khác nào đó Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ phận hợp thành của nó có thể bằng lời và không lời” [142]

David Nunan trong Dẫn nhập phân tích diễn ngôn bước đầu đã giới thiệu

về các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn: liên kết, cấu trúc tin, đề và thuyết, thể loại…Về mặt nghĩa, diễn ngôn có các bình diện mạch lạc, hành động ngôn ngữ, phân

tích hội thoại… ông cho rằng “diễn ngôn như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một

số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan với nhau theo một cách

Trang 30

nào đó” [20; tr.19] Tác giả cũng chỉ ra rằng các câu có thể liên quan nhau

không chỉ theo ý tưởng mà chúng cùng có, mà còn theo các công việc mà chúng thực hiện trong diễn ngôn (theo các chức năng)

G Cook xem diễn ngôn trái ngược với văn bản, diễn ngôn là chuỗi ngôn ngữ được sử dụng, mang ý nghĩa trong ngữ cảnh đối với người dùng và được họ xem là có mục đích, có ý nghĩa và có tính kết nối Tính mục đích, ý nghĩa và sự kết nối được gọi là “sự mạch lạc” Diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ mạch lạc [101; tr.25]

Brown và Yule khi xử lí diễn ngôn như là “sản phẩm” hay tiến trình” lại khẳng định “diễn ngôn như là một tiến trình”

Theo Đinh Văn Đức, diễn ngôn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngôn bản để chỉ loại giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và văn bản chỉ sản phẩm bằng văn tự

và diễn ngôn là sản phẩm có cấu trúc hơn một câu: “những câu ấy tạo thành một tổng thể có ý nghĩa chung Liên kết đó có thể liên kết bằng hình thức và bằng mạch lạc Nghĩa tổng thể là rất quan trọng, nó phải làm sao chuyển tải được thông điệp hoàn chỉnh, và phải có nghĩa đó là nghĩa diễn ngôn” [28; tr.492]

Theo ông, diễn ngôn là ngôn ngữ trong sử dụng nên diễn ngôn luôn có hai loại thông tin trong hoạt động giao tiếp, thứ nhất là các thông tin miêu tả (gắn với chuỗi mệnh đề biểu đạt bằng phương tiện ngôn ngữ, thứ hai là lại thông tin tình huống (ngữ cảnh) nằm ở ngoài cấu trúc ngôn ngữ Diễn ngôn chỉ có giá trị khi có

đủ cả hai loại thông tin thì người nói, người nghe mới hiểu được nhau

Đỗ Hữu Châu xác định: “diễn ngôn là chuỗi những đơn vị ngôn ngữ vừa

là sản phẩm vừa là phương tiện của giao tiếp, cũng tức là thông điệp bằng ngôn ngữ của giao tiếp” [16; tr.134] Ông xem diễn ngôn là phương tiện và là cái hình

thành trong giao tiếp, tương đương với thông điệp của các cuộc giao tiếp không dùng ngôn ngữ làm phương tiện Theo tác giả, diễn ngôn có hai phương diện: hình thức và nội dung, xuất hiện giữa tiền ngôn cảnh và (ở ngôn ngữ viết) hậu cảnh Hình thức của diễn ngôn được tạo nên bởi các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị

từ vựng, các quy tắc cú pháp, các hành vi ngôn ngữ chuyển các câu thành các

Trang 31

phát ngôn và những yếu tố kèm lời và phi lời (động tác, cử chỉ, vẻ mặt ) được dùng khi người nói phát ngôn, nói diễn ngôn Về nội dung, diễn ngôn có hai thành phần, thông tin hay còn gọi là thành phần sự vật thực hiện chức năng thông tin của giao tiếp và nội dung liên cá nhân

Từ những quan điểm về diễn ngôn trên, với phạm vi của luận án án này chúng tôi chọn cách hiểu về diễn ngôn như quan niệm của Đinh Văn Đức nói trên

1.2.1.2 Diễn ngôn và văn bản

Ngoài thuật ngữ diễn ngôn còn có thuật ngữ liên quan đến nó là văn bản

mà trong các định nghĩa, có trường hợp không đặt ra sự phân biệt giữa chúng, cũng có trường hợp phân biệt giữa chúng

Barthes gọi đơn vị lớn hơn câu là diễn ngôn (discours) tương tự văn bản

(texte) và định nghĩa “diễn ngôn như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (dẫn theo Diệp Quang Ban [7;

tr.195 – 196]) Như vậy đối tượng khảo sát của diễn ngôn cũng là văn bản nhưng văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu còn diễn ngôn là ngôn ngữ học diễn ngôn nghiên cứu với những nội dung riêng

D Nunan coi văn bản “là để chỉ bất kì cái nào ghi bằng chữ viết của một

sự kiện giao tiếp Sự kiện đó tự nó liên quan đến ngôn ngữ nói”; Còn diễn ngôn

là để chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh” [20; tr.21] Theo tác

giả, “văn bản” chỉ các ghi chép hoặc ghi âm một sản phẩm giao tiếp, trong khi diễn ngôn chỉ một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh

Brown và Yule coi văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành động giao

tiếp và “văn bản là sự thể hiện của diễn ngôn” Hai tác giả phân biệt: “văn bản là sản phẩm Diễn ngôn như là một tiến trình” [32; tr 48]

Widdowson (1984) là tác giả có cách phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản giống với June và Brown: diễn ngôn là quá trình giao tiếp Kết quả về mặt tình huống

Trang 32

của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được chuyển tải, các ý định

được làm rõ và sản phẩm của quá trình này là văn bản” [124; tr.100]

Theo Nguyễn Hòa, văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá

trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã

hội cụ thể, còn diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống

nhất, có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp

xã hội cụ thể” [44; tr.32-33]

Như vậy, các học giả đều xem diễn ngôn hay văn bản là hai mặt của sự vật, tuy ngoại diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn bản, bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nó còn bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học và tác động của các chiến lược văn hóa ở người sử dụng ngôn ngữ

Nguyễn Thiện Giáp lại coi diễn ngôn và văn bản là đồng nghĩa với nhau,

dùng “để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn tạo nên một tổng thể hợp nhất” [29; tr.169] trong đó, diễn ngôn thường bao hàm văn bản còn

văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn Ông cũng nhận thấy cái quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ hay giao tiếp trở thành một một diễn ngôn hay một văn bản chính là mạch lạc

Trong sự cố gắng phân biệt văn bản với diễn ngôn G.Cook định nghĩa

“văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức bên ngoài ngữ cảnh” và “diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” (dẫn theo Nunan [20; tr.20]) Như vậy, văn

bản là bề mặt từ ngữ chưa tính đến ngữ cảnh và mục đích của người sử dụng như

ở diễn ngôn Cùng một sự kiện lời nói (bằng chữ hoặc bằng âm) nếu chỉ xét ở mặt từ ngữ trong nó là phân tích văn bản còn xét nó trong quan hệ với ngữ cảnh

và chức năng (ý định hay mục đích của người phát) có quan hệ đến tài liệu đó thì gọi là diễn ngôn Diễn ngôn thể hiện tính chức năng của ngôn ngữ trong khi văn bản thể hiện mặt hình thức của ngôn ngữ hành chức

Trang 33

Diệp Quang Ban đồng tình với định nghĩa về diễn ngôn trên của G.Cook Tác giả chỉ rõ, trong cùng một tài liệu ngôn ngữ, các từ ngữ dù bằng âm thanh hay bằng chữ viết, được coi là bề mặt từ ngữ của tài liệu đó thì là văn bản Còn những hiện tượng thuộc về nghĩa logic và chức năng có quan hệ đến tài liệu đó thì gọi là diễn ngôn

Hai tác giả Đinh Văn Đức và Nguyễn Hòa đều nhận định rằng trên thực tế rất khó có thể phân biệt rạch ròi giữa diễn ngôn và văn bản nên mọi sự phân biệt, mọi ranh giới ở đây đều mang tính chất tương đối Hiện nay, các nhà PTDN dùng thuật ngữ diễn ngôn, chỉ dùng thuật ngữ văn bản khi cần thiết phải phân biệt bởi chúng cùng là ngôn ngữ bậc trên câu nên rất khó vạch ra ranh giới Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi theo cách dùng không phân biệt văn bản với diễn ngôn

1.2.1.3 Đặc điểm của diễn ngôn

Trước hết, diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, hay nói khác đi là đơn vị lớn hơn

một phát ngôn, nó có thể là một phát ngôn mà cũng có thể là nhiều phát ngôn hợp lại

Thứ hai, diễn ngôn phải có tính mạch lạc Một diễn ngôn thường sẽ có một đề tài chung, có chủ đề chung, giữa các phát ngôn trong diễn ngôn phải có quan hệ hình thức và nội dung Mạch lạc được xét trên hai khía cạnh: mạch lạc hình thức (tính liên kết) và mạch lạc nội dung (quan hệ nghĩa) Trong một cuộc

giao tiếp có bao nhiêu đề tài, bao nhiêu chủ đề thì có bấy nhiêu diễn ngôn

Thứ ba, mỗi loại hình diễn ngôn sẽ có cấu trúc mô hình riêng Mô hình

đó được quy định bởi hành động giao tiếp chủ đạo, như: hành động tự sự, thỉnh cầu, lập luận

Thứ tư là, các kiểu loại khác nhau của các sự kiện giao tiếp đưa đến các kiểu loại diễn ngôn khác nhau, và mỗi kiểu loại này sẽ có những đặc trưng khu biệt riêng của nó Chẳng hạn, một số sự kiện giao tiếp đưa đến kết quả là những bài thuyết giáo, một số khác là những bài diễn văn chính trị, số khác là những cuộc trò chuyện tình cờ Mỗi kiểu loại diễn ngôn sẽ có chung những đặc điểm nhất định giúp nó tách riêng với các kiểu loại diễn ngôn khác

Trang 34

1.2.1.4 Phân loại diễn ngôn

Vấn đề phân loại diễn ngôn là một vấn đề rất phức tạp và trong thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau, song cũng giao nhau trên nhiều phương diện Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số cách phân loại quen thuộc hay được nhiều người sử dụng:

a Dựa theo chức năng

Nếu dựa trên chức năng thuần túy sẽ có diễn ngôn văn học, thơ ca… Nhưng

một điều dễ nhận thấy là các nhà phân tích diễn ngôn ít khi bàn đến diễn ngôn văn

chương bởi loại diễn ngôn này có đặc tính nghệ thuật, mang nhiều dấu ấn tác giả nên

việc định hình văn chương ở một dạng nào đấy gặp nhiều khó khăn

Theo Nguyễn Hòa, việc phân loại diễn ngôn thường được tiến hành theo một

số căn cứ như sự phân biệt giữa phương thức biểu đạt (ngôn ngữ nói hay viết) và chức năng Brown và Yule (1983) phân chia hai chức năng cơ bản của diễn ngôn là: chức năng giao dịch (transactional) để chuyển tải nội dung mệnh đề và chức năng tương tác (interactional) để diễn đạt quan hệ xã hội; Halliday gọi là chức năng biểu hiện và chức năng liên nhân; D Nunan lại chia thành: diễn ngôn giao dịch và diễn ngôn liên nhân Diễn ngôn giao dịch được hình thành khi người phát và người nhận quan tâm đến sự trao đổi thông tin và dịch vụ (biển chỉ đường, hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ…), diễn ngôn liên nhân được hình thành khi những người nói quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ để thiết lập hoặc duy trì các quan hệ xã hội (thư cảm

ơn, thư tình)

b Dựa theo cấu trúc nội tại của diễn ngôn

Khi tiến hành phân loại chung các diễn ngôn những tiêu chuẩn sau được tính đến:

- Tính giản đơn/ tính phức tạp trong cấu trúc;

- Tính độc lập/ phụ thuộc của diễn ngôn;

- Tính liên tục/ gián đoạn của diễn ngôn

Từ đó có thể có:

Trang 35

- Diễn ngôn với các mức độ phức tạp khác nhau (diễn ngôn đơn ý và diễn ngôn không đơn ý, diễn ngôn được làm thành từ “một văn bản có chứa một phần lấy từ diễn ngôn khác hay diễn ngôn chứa hai văn bản” …)

- Diễn ngôn tự do và diễn ngôn lệ thuộc (diễn ngôn tương đối độc lập “tự thân toàn vẹn”, diễn ngôn tương đối độc lập với tình huống và những diễn ngôn gắn chặt với tình huống)

- Diễn ngôn liên tục (diễn ngôn dùng vào bảng điều tra, phiếu in sẵn có chứa phần điền thành dòng, thành cột) và diễn ngôn gián đoạn (diễn đạt miệng, diễn đạt bằng văn tự; các bảng liệt kê…)

c Dựa theo khuôn hình văn bản

Diệp Quang Ban lại đưa ra cách phân loại dựa theo khuôn hình văn bản để chia diễn ngôn thành hai nhóm lớn:

* Nhóm các diễn ngôn được xây dựng theo các khuôn hình cứng nhắc, đã được định sẵn (các văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ và các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ)

* Nhóm các diễn ngôn theo khuôn hình mềm dẻo, gồm: nhóm có khuôn hình thông dụng (các văn bản khoa học, một số văn bản báo chí, các bài tập làm văn, bài luận…) và nhóm các diễn ngôn có khuôn hình tự do (tác phẩm văn học, ghi chép công luận)

d Phân loại diễn ngôn theo ngữ vực

Ngữ vực (register) là khái niệm mà Halliday và Hassan đưa ra Hai tác giả cho rằng ngữ vực là một cấu hình nghĩa có tính chất tiềm năng của văn bản, gắn

liền với đặc điểm tình huống, được đặc trưng bởi trường (field), thức (mode) và

không khí (tenor) Trong đó: Trường diễn ngôn là những gì đang thực sự xảy ra

trong diễn ngôn Thức diễn ngôn chỉ ra phương tiện ngôn ngữ sử dụng (ngôn ngữ nói hay viết, giao tiếp qua điện thoại, email, chat…) Không khí diễn ngôn thể

hiện mối quan hệ giữa các các cá nhân tham gia

Khi nghiên cứu PTDN và ứng dụng vào PTDN tiếng Anh, Nguyễn Hòa cho rằng có thể phân loại diễn ngôn dựa vào ngữ vực (register) và tiểu ngữ vực (sub – register), có thể kể đến các thể loại diễn ngôn cụ thể (trong tiếng Anh): Ngữ vực báo

Trang 36

chí; ngữ vực văn chương; ngữ vực chính luận; ngữ vực khoa học; ngữ vực hội thoại thường ngày Trong mỗi ngữ vực lại bao gồm các tiểu ngữ vực cụ thể

e Phân loại theo phong cách học

Morohovski phân định phong cách học thành ba bậc lớn từ trừu tượng đến cụ thể theo hướng tam phân: ngôn ngữ, hoạt động của lời nói, lời nói

Ở bậc phong cách học ngôn ngữ, tác giả định ra hai kiểu loại chức năng của ngôn ngữ: ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật

Ở bậc phong cách học hoạt động lời nói, có các phong cách chức năng được xác lập: phong cách chính thức – công vụ; phong cách khoa học; phong cách công luận; phong cách hội thoại văn chương, phong cách hội thoại đời thường…

Bậc phong cách học lời nói hiện thực hóa từng phong cách chức năng: phong cách chính thức công vụ có các kiểu: chỉ đạo, pháp lí, ngoại giao, thương mại, kinh tế; phong cách khoa học có các kiểu văn bản: khoa học xã hội, khoa học công nghệ; phong cách công luận có các kiểu: chính trị kinh tế, luật, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo

Các tiêu chí mà Morohovski đưa ra làm căn cứ phân loại là trước hết xét trên cơ sở phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật (sinh hoạt đời thường) là những kiểu loại ngôn ngữ khác nhau Hai là, dựa vào các chức năng của các sản phẩm lời nói như chức năng nhận thức - phản ảnh và chức năng giao tiếp

Hữu Đạt trong Phong cách học tiếng Việt đã phân chia phong cách

chức năng ngôn ngữ dựa trên chức năng giao tiếp, dựa trên hình thức thể hiện, dựa vào phạm vi giao tiếp… để chia phong cách chức năng tiếng Việt thành sáu loại: Phong cách hành chính - công vụ, phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách chính luận, phong cách văn học - nghệ thuật, phong cách khẩu ngữ tự nhiên

1.2.2 Lý thuyết về phân tích diễn ngôn

1.2.2.1 Khái niệm về phân tích diễn ngôn

Tên gọi PTDN được ghi nhận vào năm 1952 với tên tuổi của Z Harris Từ

Z Hariss 1952 đến Brown & Yule, PTDN được phát triển qua hai giai đoạn Giai

Trang 37

đoạn đầu mất gần ba mươi năm người ta tìm kiếm con đường có tên “ngữ pháp văn bản”, phân tích diễn ngôn chủ yếu thao tác với “liên kết” Ở chặng này, văn bản cũng được hiểu như câu theo quan điểm của cấu trúc hình thức Đến giai đoạn thứ hai, văn bản được hiểu là đơn vị nghĩa, không còn là đơn vị cấu trúc bậc ngôn ngữ nên tên gọi “ngữ pháp văn bản” không còn phù hợp nữa, các nhà ngôn ngữ đề nghị gọi địa hạt mới này là “phân tích diễn ngôn” (discourse analysis)

Cách hiểu về PTDN được xem là sớm nhất ở M.Stubbs: “ thuật ngữ phân tích diễn ngôn rất mơ hồ Tôi sẽ sử dụng nó trong sách này chủ yếu để chỉ sự phân tích ngôn ngữ học đối với diễn ngôn nói hoặc viết có nối kết, xuất hiện tự nhiên…” [121; tr.160] Theo tác giả, PTDN sẽ là việc nghiên cứu cách tổ chức

ngôn ngữ bên trên câu hoặc trên mệnh đề (cú) và những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn Do vậy, PTDN cũng liên quan đến ngôn ngữ được sử dụng trong các ngữ cảnh xã hội, đến sự tương tác hay đối thoại giữa những người nói Ông cũng cho rằng PTDN “bao quát được những vấn đề chung cho cả ngôn ngữ nghi thức lẫn ngôn ngữ không nghi thức, cả ngôn ngữ viết lẫn ngôn ngữ nói

Tuy nhiên, Brown và Yule đưa ra một quan niệm khá đơn giản về PTDN: phân tích diễn ngôn nhất thiết phải là phân tích ngôn ngữ hành chức và ngành phân tích diễn ngôn bao gồm hình thức ngôn ngữ, tần suất xuất hiện của chúng đồng thời cũng tính đến các nguyên lí nhận thức nói chung mà nhờ đó người ta hiểu được điều người ta đọc và nghe Vì nghiên cứu PTDN “dính líu” đến

“nghiên cứu cú pháp” và “ngữ nghĩa” nhưng chủ yếu vẫn là nghiên cứu ngữ dụng học nên trong PTDN cũng như trong ngữ dụng học, cái chúng ta cần quan tâm là điều người sử dụng ngôn ngữ đang làm và giải thích những đặc điểm ngôn ngữ trong diễn ngôn như là phương tiện được dùng để thực hiện điều học đang làm

Hai ông khẳng định “nhà phân tích diễn ngôn xử lí dữ liệu như là sự kiện (văn bản) của một quá trình động, trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ giao tiếp trong ngữ cảnh mà qua đó người viết/ người nói thể hiện nghĩa và đạt được ý định (diễn ngôn)” [32; tr.51] Khi khảo sát các vấn đề chính yếu

Trang 38

của PTDN, hai tác giả đã cho rằng nên tập trung vào những vấn đề liên quan đến quy chiếu, tính mạch lạc và tính quan yếu

D.Nunan quan niệm, nếu phân tích văn bản (PTVB) là sự nghiên cứu các phương thức hình thức của ngôn ngữ để làm rõ đặc điểm hình thức của văn bản trong nội tại tại văn bản thì PTDN dù cũng nghiên cứu các phương thức tạo thành văn bản nhưng mục đích cuối cùng của công việc này là vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích được diễn đạt qua diễn ngôn

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng PTDN là một phạm vi rất rộng, từ việc nghiên cứu cách dùng từ như thế nào trong các cuộc thoại đến việc nghiên cứu tư

tưởng nổi bật của một nền văn hóa Trong phạm vi ngôn ngữ học, thì “phân tích diễn ngôn tập trung vào quá trình sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý định trong ngữ cảnh nào đó” [29; tr.184]

Hiểu một cách cụ thể hơn thì Diệp Quang Ban xác định: “Phân tích diễn ngôn

là đường hướng tiếp cận ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú

và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách

cá nhân, cho đến các hiện tượng văn hóa, xã hội, dân tộc” [7; tr.158]

Đây được xem là định nghĩa có nội hàm rõ rệt, tiện dụng với ba yếu tố quan trọng:

- Đối tượng khảo sát: là tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn hay văn bản)

Yếu tố này liên quan đến các dạng tồn tại của ngôn ngữ được dùng làm đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ đó Yếu tố này bao gồm:

Trang 39

(i) Nghĩa là xét ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản/ diễn ngôn trong quan hệ giữa chúng với nhau (ngữ cảnh trong văn bản hay diễn ngôn), và trong quan hệ với ngữ cảnh bên ngoài văn bản

(ii) Các hiện tượng thuộc liên kết (giữa các từ ngữ trong văn bản) và mạch lạc (giữa các từ ngữ trong văn bản và quan hệ với cái hữu quan bên ngoài văn bản)

(iii) Các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm “ngôn vực” Nó thể hiện trong tất cả các “dấu vết” có khả năng mang nghĩa hoặc mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được (dù không được hiển ngôn) nên chúng được

gọi là “dấu nghĩa tiềm ẩn” và thuộc về ba mặt: Trường: tính chủ động xã hội được thực hiện; Thức: vai trò của ngôn ngữ trong tình huống; Không khí

chung: các vai xã hội được thể hiện

Phương pháp tiếp cận là phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng) Phân tích chủ yếu là để hiểu (lí giải) cách sử dụng ngôn ngữ trong thực tế

Dù cách hiểu trên mới chỉ đề cập đến PTDN như là một phương pháp nghiên cứu bởi như Paul Gee đã nói, có nhiều cách tiếp cận diễn ngôn khác nhau và không cách nào trong số đó là đúng một cách “độc nhất vô nhị” nhưng đây được xem là định nghĩa đầy đủ và cặn kẽ nhất, có giá trị định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam, có thể dùng làm cơ sở trong việc tiếp cận và thực hành PTDN

1.2.2.2 Một số khái niệm cơ bản của PTDN

a Ngữ vực (register)

Register vốn là một thuật ngữ trong nhạc lí để chỉ biên độ khác nhau của âm thanh nhạc tính, rồi sau đi vào ngữ âm học cũng để chỉ biên độ các âm tố trong ngôn ngữ, cuối cùng nó được xã hội ngôn ngữ học dùng để chỉ một kiểu biến thể của ngôn ngữ đối lập với biến thể phương ngữ, biến thể phong cách [17; tr.258]

Ngữ vực (ngôn vực) là dấu vết ngôn ngữ có khả năng mang nghĩa hay mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được Sự liên hội giữa các đặc điểm ngôn ngữ trong một diễn ngôn với các đặc điểm thuộc tình huống tạo nên ngữ

Trang 40

vực của kiểu diễn ngôn đó M Halliday gọi đây là bình diện vĩ mô của diễn ngôn Như vậy, ngữ vực là nơi thể hiện rõ nhất quan hệ ngoại tại của diễn ngôn Theo M.K.A Halliday, ngữ vực là một cấu hình nghĩa có tính chất tiềm năng của văn bản, gắn liền với đặc điểm tình huống, được đặc trưng bởi trường (field), thức (mode) và không khí (tenor)

* Trường diễn ngôn (field of discourse)

Trường diễn ngôn là hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn, là sự kiện tổng quát trong đó văn bản hành chức, cùng với tính chủ động và có mục đích của người nói, người viết; bởi vậy nó bao gồm đề tài - chủ đề (subject - matter) với tư cách một yếu tố trong đó Nói vắn tắt, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện Như vậy, trường là nơi gây ra kích thích (hoặc cảm hứng) để con người chủ động tạo văn bản và là nơi cung cấp đề tài - chủ đề cho văn bản

* Phương thức diễn ngôn (mode of discourse)

Thức là chức năng của văn bản trong các sự kiện hữu quan, bao gồm cả hai kênh của ngôn ngữ - nói và viết, ứng khẩu và có chuẩn bị - và các thể loại của diễn ngôn/ văn bản, các phép tu từ loại như kể, giáo huấn, thuyết phục, giao thiệp, đưa đẩy… Nói vắn tắt, thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống

* Không khí chung của diễn ngôn (tenor of discourse)

Không khí thể hiện mối quan hệ giữa người nói và người nghe qua đó diễn ngôn được hiểu là thông tục, lịch sự, hình thức hay thân mật Nói một cách khái quát, không khí chung trả lời cho các câu hỏi; những người tham gia giao tiếp có quan hệ với nhau như thế nào? (thân mật, suồng sã?) và vai giao tiếp giữa họ? (ngang vai/ không ngang vai?)

b Liên kết

* Khái niệm liên kết

Ở Việt Nam, Trần Ngọc Thêm được coi là người nghiên cứu về vấn đề này đầu tiên Tác giả xem liên kết chính là yếu tố biến chuỗi câu trở thành một văn bản Liên kết có vai trò vô cùng lớn, nó có thể làm cho một chuỗi câu không liên quan gì đến nhau trở thành một bộ phận của văn bản bằng cách

Ngày đăng: 19/10/2024, 20:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng  các kiểu quan hệ trong phép nối trong “Bến Không Chồng” - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Bảng 2.1 Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép nối trong “Bến Không Chồng” (Trang 62)
Bảng 2.2: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng   các kiểu loại  lặp từ ngữ trong “Bến Không Chồng” - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Bảng 2.2 Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại lặp từ ngữ trong “Bến Không Chồng” (Trang 68)
Hình 3.1: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung bậc 1 - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.1 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung bậc 1 (Trang 114)
Hình 3.2: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.2 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 (Trang 116)
Hình 3.3: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.3 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 2 (Trang 117)
Hình 3.4: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 4 - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.4 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các nội dung bậc 4 (Trang 119)
Hình 3.5: Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung sự kiện  trong cấu trúc nội dung chương 23 của “Bến Không Chồng” - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.5 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân- hệ quả giữa các nội dung sự kiện trong cấu trúc nội dung chương 23 của “Bến Không Chồng” (Trang 120)
Hình 3.7:  Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các sự kiện - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.7 Sơ đồ quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa nội dung các sự kiện (Trang 122)
Hình 3.8: Sơ đồ quan hệ thời hạn giữa các phần trong - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.8 Sơ đồ quan hệ thời hạn giữa các phần trong (Trang 124)
Hình 3.9: Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần  trong cấu trúc của “Bến Không Chồng” - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.9 Quan hệ trật tự thời gian giữa các phần trong cấu trúc của “Bến Không Chồng” (Trang 129)
Hình 3.10: Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương trong “Bến Không Chồng” - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.10 Quan hệ trật tự thời gian giữa các chương trong “Bến Không Chồng” (Trang 130)
Hình 3.11: Quan hệ trật tự thời gian giữa các Khối sự kiện - Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (trường hợp bến không chồng của dương hướng)
Hình 3.11 Quan hệ trật tự thời gian giữa các Khối sự kiện (Trang 131)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN