1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng, chống tham nhũng trong Đầu tư công Ở lĩnh vực giao thông Đường bộ tại việt nam

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đình Nhâm
Người hướng dẫn TS. Trần Nho Thìn
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học THIÊN Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC ĐỀ CẬP CỤ THỂ RÕ RÀNG

Trang 1

ĐẠI HỌC THIÊN HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG

Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THIÊN HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG

Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Nho Thìn

Hà Nội – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dân trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường đại học Luật -

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật – Đại học THIÊN Hà

Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 8

1.1 Tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 8

1.1.1 Khái niệm đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 8

1.1.2 Phân loại đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 10

1.1.3 Khái niệm tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 11

1.1.4 Phân loại tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 12

1.1.5 Đặc điểm của đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng 13

1.1.6 Những hệ quả tiêu cực của tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 15

1.2 Lý luận về pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 19

1.2.1 Chủ thể pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 19

1.2.2 Hình thức pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 22

1.2.3 Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 23

1.2.4 Phương pháp phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 28

Trang 5

1.2.5 Phương pháp phát hiện và xử lý tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt nam 30 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 34 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế từ các vụ việc tham nhũng điển hình trong lĩnh vực giao thông đường bộ 34 1.3.2 Khuyến nghị của Tổ chức Minh bạch Quốc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực giao thông đường bộ 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM 39

2.1 Thực trang tham nhũng trong đầu tư công các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam 39 2.1.1 Thực trạng tham nhũng chính sách trong dự án đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 39 2.1.2 Tham nhũng lớn trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 40 2.1.3 Tham nhũng vặt trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 42 2.1.4 Thực trạng tiêu cực trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 44 2.2 Thực trạng của các quy định pháp luật về đầu tư công và phòng chống tham nhũng trong đầu tư công ở các dự án về giao thông đường bộ tại Việt Nam 46 2.2.1 Thực trang của các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 46 2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật về phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 53 2.2.3 Thực trạng các quy định pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 57 2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong đầu tư

Trang 6

công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 60 2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 60 2.3.2 Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM 79

3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 79 3.1.1 Tăng cường công khai, minh bạch về thông tin dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ 79 3.1.2 Nâng cao vao trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong dự

án đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ 80 3.1.3 Tăng cường trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệm thu công trình 81 3.1.4 Phòng chống xung đột lợi ích trong hoạt động lập quy hoạch, quyết định đầu tư, đấu thầu dự án đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ 82 3.1.5 Bổ sung các quy định về phòng chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài 82 3.2 Khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực thi công tác phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 83 3.2.1 Xây dựng cơ chế điều tiết lợi ích, cơ chế thưởng phạt cho các bên liên quan trong dự án xây dựng công trình giao thông 833.2.2 Nâng cao năng lực của cơ quan lập pháp để phòng ngừa tham nhũng chính sách 84

Trang 7

3.2.3 Tích cực đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhận thức về tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ 86 3.2.4 Áp dụng Hợp đồng liêm chính theo Khuyến nghị của Tổ chức Minh bạch quốc tế 87 3.3 Khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực thi công tác phát hiện và xử lí tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam 88 3.3.1 Hoàn thiện quy trình khiếu nại và tố cáo tham nhũng để tăng cường sự tham gia của người dân trong dự án đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ 88 3.3.2 Nâng cao năng lực thi hành pháp luật của cơ quan thanh tra xây dựng, kiểm toán nhà nước 90 3.3.3 Khuyến khích sự tham gia của báo chí, tổ chức xã hội trong việc điều tra hành vi tham nhũng 92

KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trong luận văn này nhƣng từ viết tắt đƣợc hiểu nhƣ sau:

Minh bạch quốc tế)

thống phòng chống tham nhũng Dự án)

Centre (Trung tâm phòng chống tham nhũng cơ sở hạ tầng toàn cầu)

đặc nhiệm tài chính toàn cầu)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Tham nhũng là mối đe dọa nguy hiểm đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của các quốc gia Tham nhũng ngày nay đã vượt qua ranh giới địa lý của một quốc gia để trở thành một thách thức toàn cầu đòi hỏi sự tham gia tích cực từ toàn thể xã hội và chính quyền của các quốc gia trên thế giới

Thực tế cho thấy tham nhũng không chỉ là một vấn nạn đạo đức của cá nhân

kẻ tham nhũng mà còn ảnh hưởng đáng kể đến toàn thể xã hội Tham nhũng là con đường ngắn nhất dẫn đến sự lãng phí tài nguyên, gây thất thoát nguồn lực quý báu

mà trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn, thách thức trước sự biến đổi của khí hậu, nguồn lực ngày càng khan hiếm

Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội, nhu cầu về cơ sở hạ tầng của các quốc gia sẽ ngày càng tăng lên do sự phát triển dân số, mở rộng quy mô thương mại, sự khắc nghiệt của môi trường sống Với sự gia tăng của quy mô và phạm vi của các

dự án đầu tư công, rủi ro về tham nhũng cũng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát Đầu tư công giao cho hạ tầng giao thông đường bộ đứng trước áp lực cực

kỳ lớn từ vấn nạn tham nhũng do có quy mô lớn, tính chất phức tạp, sự tham gia của nhiều chủ thể trong quá trình triển khai dự án

Tham nhũng không chỉ ảnh hưởng đến sự công bằng và tài nguyên của xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và chất lượng của các dự án đầu tư công Các hành vi tham nhũng có thể dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí tài nguyên quý báu mà có thể được sử dụng cho những mục tiêu phát triển khác

Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả

và không thể thiếu của các dự án đầu tư công là vô cùng cấp thiết Mỗi tài nguyên bị lãng phí do tham nhũng là mỗi cơ hội bị lãng phí trong việc xây dựng

cơ sở hạ tầng cần thiết cho một tương lai phát triển bền vững Những hậu quả của tham nhũng lan rộng từ việc kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng chi phí

Trang 10

đột ngột, cho đến việc giảm đi chất lượng công trình, ảnh hưởng đến sự an toàn

và bền vững của cơ sở hạ tầng

Với những thách thức mà tham nhũng đặt ra và tầm quan trọng ngày càng tăng lên của việc đối phó với vấn đề này, việc nghiên cứu cách thức phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Do

vậy tôi chọn đề tài “ Phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam” để viết luận văn cao học, góp phần vào việc thúc

đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra môi trường đầu tư công trong lĩnh vực giao

thông đường bộ trong sạch, minh bạch và hiệu quả hơn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đầu tư công là một lĩnh vực quan trọng của đất nước là một đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành kinh tế - pháp luật – quản trị công – chính sách công Các công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư công trong nước cũng hết sức đa dạng như:

Công trình: “Hiệu quả vốn đầu tư công ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”

của Nguyễn Xuân Thu, công bố tại Tạp chí Quản lý nhà nước Số 9/2018 Công trình này chứng minh tầm quan trọng của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, chỉ ra những bất cập trong đầu tư công như hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu bất hợp lý, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

Công trình: “Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư công” của Trần Kiều Nhi công bố tại tạp chí Dân chủ và Pháp luật.Bộ Tư pháp - Số

2/2020 Công trình này đã trình bày nội dung khung pháp lí về hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng trong đầu tư công Phân tích những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này Từ đó đưa ra kiến nghị tăng cường hiệu quả giám sát của cộng đồng trong đầu tư công

Công trình: “Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lương Văn Khôi, Nguyễn Thanh Tuấn công bố tại Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp Số 11/2014 Công trình này tập trung vào khảo cứu các khung pháp luật về đầu tư công từ các quốc gia trên thế giới, khuyến nghị của một số tổ chức

Trang 11

quốc tế về đầu tư công và gợi mở một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư công

Công trình: “Bàn về chống tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam” của

Lương Thị Thùy Linh tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 03/2015 Công trình này đã Phân tích khái niệm đầu tư công từ hai quan điểm khác nhau; vấn đề tham nhũng trong đầu tư công và những nguyên nhân; biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công

Công trình: “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” của Phạm Xuân Việt

công bố tại Tạp chí Nghề Luật số 07/2022 Công trình này đã tổng hợp về thực trạng vi phạm pháp luật về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng Công trình phân tích thực tiễn và chỉ ra những bất cập nảy sinh trong quá trình xét xử từ đó đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật trong Bộ Luật Hình sự 2015

Đi sâu hơn vào hoạt động đầu tư công trong lĩnh vực giao thông có các công trình nghiên cứu như:

Luận văn thạc sĩ: “Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư và thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam” của Lương Thị Linh Chi bảo vệ tại Trường đại học Luật Hà Nội Công trình

này đã trình bày một số vấn đề lý luận về hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư và thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này

Công trình: “Một số vấn đề rút ra qua thanh tra việc chấp hành các quy định

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình" của Trịnh Văn Toàn công bố tại Tạp

chí Thanh tra số 08/2016 Công trình này đã tổng kết các vụ việc thanh tra, kết luận thanh tra trong giai đoạn 2010 – 2015 từ đó công trình nêu ra một số hành vi vi phạm điển hình phát sinh từ thực tiễn triển khai dự án đầu tư công xây dựng công trình giao thông và công trình khác Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện các

Trang 12

quy định pháp luật liên quan đến việc chấp hành các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Các học giả quốc tế cũng rất quan tâm nghiên cứu vấn đề này Năm 2005, Tổ

chức Minh bạch quốc tế đã thực hiện “Báo cáo tham nhũng toàn cầu: Tham nhũng trong xây dựng và tái thiết công trình xây dựng hậu xung đột (Global anti- corruption report: Corruption in construction and post-conflict reconstruction”

Công trình này tập hợp hệ thống lí luận và thực tiễn về tham nhũng trong đầu tư cơ

sở hạ tầng tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tái thiết hậu xung đột, chiến tranh Các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức hợp tác các quốc gia phát triển cũng tích cực đóng góp các công trình về nguyên tắc, phương pháp phòng chống tham nhũng trong đầu tư công

Ngoài các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học nước ngoài cũng đã có những

công trình tiêu biểu như: “Tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng: Một cách tiếp cận tổng quan (Corruption in the Public Construction Sector: A Holistic View)” của tác

giả Ming Shan , Yun Le , Albert P.C Chan , Yi Hu được xuất bản tại nhà xuất bản Oxford Trong công trình này các tác giả đã tổng hợp các hình thức tham nhũng cụ thể trong đầu tư công lĩnh vực xây dựng Rà soát các nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng, dánh giá hiệu quả của các chiến lược phòng chống tham nhũng phổ biến trong ngành xây dựng Đóng góp lớn nhất của các tác giả là đã phát triển một thước đo có thể đánh giá khả năng tham nhũng trong một dự án nhất định Từ đó tác giả áp dụng để đo lường hành vi hối lộ thông thầu, một hình thức tham nhũng điển hình trong lĩnh vực xây dựng

Trong công trình: “Tham nhũng và chất lượng công trình hạ tầng giao thông: Minh chứng từ các tiểu bang tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Corruption and the quality of transportation infrastructure: evidence from the US states)” của tác giả

Can Chen, Cheol Liu, Jekyung Lee Sử dụng dữ liệu mảng của tiểu bang trong giai đoạn từ 2002 đến 2008, các tác giả chứng minh rằng tham nhũng công có tác động tiêu cực đến chất lượng đường của tiểu bang, thể hiện qua Chỉ số Độ gồ ghề Quốc

tế Nghiên cứu kết luận rằng phòng ngừa tham nhũng là rất quan trọng để cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và đề xuất các công cụ chính sách phòng ngừa

Trang 13

Tác giả nhận thấy vấn đề tham nhũng đầu tư công đã được nghiên cứu nhưng tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ chưa được quan tâm nghiên cứu Vì vậy, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa nghiên cứu tổng quan trước đây về pháp luật đầu tư công, pháp luật về phòng chống tham nhũng trong đầu tư công để

thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam”

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của luận văn này là tìm hiểu sâu hơn về thực trạng pháp luật, nguyên nhân của tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhằm thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của các dự án đầu tư công

Để đạt được mục tiêu này, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

-Nghiên cứu lí luận, cách tiếp cận về phòng chống tham nhũng: Luận văn sẽ

tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp, cách tiếp cận đã và đang được áp dụng để phòng ngừa và kiểm soát, phát hiện và xử lý tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ Những biện pháp này có thể bao gồm các chính sách quản lý, cơ chế kiểm tra, công cụ theo dõi và phản ánh, cũng như các khung pháp lý liên quan

- Đánh giá thực trạng trong nước: Bằng cách phân tích những vụ việc thực tế,

luận văn sẽ đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật trong nước Sau đó tác giả lí giải nguyên nhân của tình trạng tham nhũng để giải thích hiện tượng tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam

- Học hỏi kinh nghiểm quốc tế và đề xuất giải pháp hoàn thiện: Dựa trên việc

phân tích hiện trạng và các nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, thảm khảo kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển khác, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp cải thiện tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công Những giải pháp này có thể bao gồm các khuyến nghị về cách tối ưu hóa quản lý dự án, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm, cũng như cải thiện khung pháp lý để đảm bảo sự tuân thủ và trừng phạt tham nhũng một cách hiệu quả hơn

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác: Luật Giao thông đường bộ, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư theo phương thúc đối tác công tư … có liên quan tới lĩnh vực đầu tư công lĩnh vực giao thông đường

bộ

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn phòng, chống tham nhũng

trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ, các lĩnh vực đầu tư công khác có thể tham khảo, đối chiếu để làm sâu sắc nội dung nghiên cứu của luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân chia các vấn đề lớn của tham nhũng

thành các khái niệm tham nhũng, đặc điểm, tính chất của tham nhũng từ đó đưa ra những kết luận phân tích về tình hình tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực

giao thông đường bộ;

Phương pháp tư duy quy nạp và diễn dịch: Từ thực trang các quy định pháp

luật và thực tiễn thi hành pháp luật, tác giả phân tích về thành tự, hạn chế, thuận lợi, khó khăn của Việt Nam để từ giải thích được nguyên nhân của tình trạng tham nhũng

Phương pháp so sánh: Đây là một trong những phương pháp quan trọng mà

luuanj văn sử dụng nhằm tìm kiếm những những mô hình, giải pháp, thực hành tốt

về chống tham nhũng trên bình diện quốc tế có sự tương tích và khả năng áp dụng thực tiễn tại Việt Nam nhằm tiếp thu những kinh nghiệm phù hợp nhất

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn này có ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc hiểu sâu hơn về tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ và nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát Các kết quả và nhận định từ luận văn có thể đóng góp vào việc làm rõ hơn về sự nghiêm trọng của vấn đề tham nhũng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy sự nhận thức của xã hội về việc cần phòng chống tham nhũng một cách nghiêm túc

Trang 15

Luận văn sẽ cung cấp một cơ sở lý thuyết vững chắc về tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về các khía cạnh nguyên nhân, hậu quả và biện pháp kiểm soát tham nhũng

Luận văn này đem lại ý nghĩa thực tiễn quan trọng bằng cách cung cấp các gởi mở, khuyến nghị chính sách cũng như cả những giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công Những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được nêu ra trong luận văn có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong việc tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của các dự án đầu tư công Thông qua việc áp dụng các kiến thức từ luận văn, các nhà quản lý có thể dựa vào cơ sở khoa học để thiết lập và áp dụng các chính sách cụ thể để đấu tranh với tham nhũng

Từ đó, luận văn có thể đóng cho sự cải thiện toàn diện trong việc sử dụng nguồn lực, tăng cường hiệu quả quản lý, và thúc đẩy sự phát triển bền vững hoạt động đầu

tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Ngoài ra, luận văn cũng đóng vai trò kiến tạo ra những hướng nghiên cứu và thảo luận về vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công Những người quan tâm

và những nhà nghiên cứu có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm các biện pháp kiểm soát khác nhau cho các lĩnh vực khác

Chương 3 Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về

phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam

Trang 16

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG Ở LĨNH VỰC GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ

1.1 Tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

1.1.1 Khái niệm đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Đầu tư là quá trình chi tiêu tài chính hoặc sử dụng các nguồn lực khác như thời gian, lao động và kiến thức để tạo ra một tài sản hoặc một thứ có khả năng sinh lời trong tương lai Mục tiêu của đầu tư thường là tăng giá trị, sinh lời từ nguồn đầu

tư ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị phục vụ cho cuộc sống

Các quyết định đầu tư được thực hiện mọi lúc, mọi nơi bởi các chủ thể trong

xã hội Hàng ngày, mỗi người lựa chọn dành thời gian, công sức của mình cho việc học tập, nâng cao giá trị bản thân thì được gọi là đầu tư học tập Một người dùng tài sản của mình để mua các loại chứng khoán, giấy tờ có giá nhằm mục đích sinh lợi thì gọi là đầu tư tài chính Một doanh nghiệp thực hiện một dự án nhà ở, dự án công nghiệp thì gọi là đầu từ sản xuất kinh doanh

Ngoài các hành vi đầu tư của cá nhân thực hiện thì nhà nước cũng có vài trò thực hiện đầu tư công trong hoạt động của mình, theo Luật Đầu tư công 2019, dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

Đầu tư công là hoạt động có các đặc điểm sau: i) chủ thể đầu tư là cơ quan nhà nước; ii) nguồn vốn đầu tư xuất phát từ ngân sách nhà nướ; iii) mục đích đầu tư hướng tới phục vụ lợi ích công cộng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội; iv) phương pháp đầu tư có thể do nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc hợp tác với tư nhân để thực hiện nhưng nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định

Trang 17

[1]

Bản chất của hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ là tạo

ra và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông liên quan đến đường bộ nhằm cải thiện khả năng di chuyển và giao thông cho người dân và kinh tế Hoạt động này có mục tiêu tạo ra một mạng lưới đường bộ hiệu quả, an toàn và tiện lợi để hỗ trợ sự phát triển của một khu vực hoặc quốc gia

Theo Luật Xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe,

đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị

và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản

lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Như vậy, đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ là việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước tại Trung ương hoặc địa phương thực hiện việc xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông đường bộ nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình giao

Trang 18

thông đường bộ trong thời hạn và chi phí xác định theo các bước trong quy trình thực hiện dự án đầu theo Luật đầu tư công bao gồm: lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản

lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công

1.1.2 Phân loại đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Thứ nhất, theo mục tiêu xây dựng thì có thể phân loại thành, dự án nâng cấp

và mở rộng nhằm nâng cấp, mở rộng và cải thiện tuyến đường, cầu cống đã có để đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao Dự án xây dựng công trình giao thông mới nhằm tạo ra các tuyến đường, cầu cống mới để mở rộng mạng lưới giao thông hoặc

mở kết nối mới

Thứ hai, theo quy mô và mức độ tác động tới xã hội của dự án có thể phân loại thành dự án quan trọng quốc gia và dự án cấp độ địa phương Những dự án có tổng mức đầu tư, lớn được thực hiện trên phạm vi quốc gia, có ảnh hướng lớn đến kết nối

và phát triển kinh tế của quốc gia, ảnh hưởng tới đời sống người dân Các dự án nhỏ hơn, thường được thực hiện tại cấp địa phương hoặc khu vực nhỏ hơn, nhằm cải thiện giao thông và kết nối trong khu vực cụ thể

Thứ ba, theo vị trí địa lí của dự án có thể phân loại thành dự án trong thành phố/ dự án tại đô thị và dự án tại nông thông Các dự án tại đô thi tập trung vào việc cải thiện hạ tầng giao thông trong các khu vực đô thị, giảm ùn tắc và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân có mức độ phức tạp cao, đòi hỏi sự quy hoạch và tầm nhìn dài hạn để định hướng các mục tiêu phát triển Các dự án tại nông thôn tập trung vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng nông thôn, giúp kết nối các khu vực hẻo lánh và cải thiện điều kiện giao thông, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế địa phương

Thứ tư, theo loại hạ tầng giao thông có thể chia thành dự án xây dựng đường

bộ và dự án xây dựng công trình đường bộ khác Dự án xây dựng đường bộ bao gồm việc xây dựng các tuyến đường mới hoặc mở rộng các tuyến đường đã có để

Trang 19

tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển Dự án xây dựng công trình đường bộ khác bao gồm xây dựng cầu, hầm chui và các công trình chuyên biệt như: cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ nhằm cải thiện khả năng kết nối và thông qua giao thông

Thứ năm, theo tỉ lệ sử dụng vốn nhà nước có thể phân loại thành công trình giao thông đường bộ sử dụng toàn bộ vốn nhà nước và công trình giao thông đường

bộ thực hiện theo cơ chế đối tác công tư Đối với các công trình sử dụng hoàn toàn vốn nhà nước thì nhà nước được tự chủ trong toàn bộ quá trình đầu tư, xây dựng, khai thác, bảo trì công trình giao thông đường bộ Nếu được đầu tư theo quy trình hợp tác công tư thì các bên phải tuân thủ theo hợp đồng hợp tác về các quyền và nghĩa vụ trong đó có các vấn đề quan trọng như phân chia lợi ích – rủi ro, bảo vệ đầu tư của nhà đầu tư tư nhân, khai thác và chuyển giao tài sản v.v

1.1.3 Khái niệm tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Tham nhũng là một hành vi sai trái, gây nguy hiểm cho xã hội Tham nhũng là hành vi gắn với người có chức vụ quyền hạn khi thi thực thi quyền lực được giao phó cho họ để đạt được các khoản lợi cho cá nhân họ hoặc người khác Tham nhũng

có thể bắt nguồn từ lòng tham, tham vọng quá mức, mong muốn cá nhân của một người nắm quyền lực Sự tham lam và mong muốn nhanh chóng, dễ dàng thăng tiến trong cuộc sống có thể thúc đẩy một người tham gia vào hành vi tham nhũng để đạt được lợi ích cá nhân Chế độ kinh tế không bình đẳng, cơ hội kinh doanh hạn chế là một nguyên nhân hàng đầu nảy sinh tình trạng tham nhũng, khi một nhóm người có

cơ hội tiếp cận với các quan chức tìm cách "mua" đặc quyền, cơ hội kinh doanh Ngoài ra, tham nhũng còn đến từ các nguyên nhân thể chế, chế độ kiểm tra giám sát, phòng ngừa tham nhũng của quốc gia Nơi nào mà pháp luật càng lỏng lẻo và thực thi không nghiêm khắc thì tham nhũng càng dễ nảy sinh

Theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người

có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người có chức

vụ, quyền hạn trong hoạt động đầu tư công là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do

Trang 20

tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ như: cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Vụ lợi là việc người có chức

vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng

Khái niệm tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ được hiểu là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ của mình để tác động sai lệch đến các giai đoạn của dự án đầu tư công, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư công trong quá trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông đường bộ nhằm thu được các lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất cho cá nhân mình hoặc người khác

1.1.4 Phân loại tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, tham nhũng có thể được phân loại dưới nhiều tiêu chí khác nhau như: quy mô, chủ thể, lợi ích, thủ đoạn, mục đích, nguyên nhân, quốc tịch

Dựa vào quy mô của tham nhũng có thể phân loại tham nhũng thành tham nhũng vặt và tham nhũng lớn Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế: “Tham nhũng vặt (petty corruption) là hành vi “lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức cấp thấp và cấp trung trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân

có nhu cầu tiếp cận với hàng hóa hoặc dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác” Cũng theo Tổ chức Minh bạch quốc tế: “tham nhũng lớn (grand corruption) là hành vi của công chức hoặc người khác tước đoạt của một nhóm

xã hội hoặc một bộ phận đáng kể dân chúng những quyền lợi cơ bản của họ hoặc gây thiệt hại cho nhà nước hoặc bất kể người dân nào số tiền lớn hơn 100 lần mức thu nhập bình quân đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân”

Dựa vào nguyên nhân của tham nhũng có thể phân loại thành tham nhũng dựa trên lòng tham (greed-based corruption) và tham nhũng dựa trên nhu cầu (need-based corruption) [2] Tham nhũng dựa trên nhu cầu xảy ra khi mức thu nhập của

Trang 21

người có chức vụ quyền hạn không đủ chi trả cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, khi kết hợp với quyền lực không được kiểm soát sẽ nảy sinh tình trạng tham nhũng để tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung Tham nhũng dựa trên lòng tham là những hành nhũng với quy mô lớn, vượt quá mức thu nhập thông thường của công chức với mong muốn tích lũy tài sản vượt trôi, duy trì và củng cố quyền lực, cản trở quá trình phát hiện và xử lý tham nhũng

Dựa trên thủ đoạn tham nhũng có thể phân loại thành tham nhũng chính sách

và tham nhũng do cố ý vi phạm Theo tác giả Vũ Văn Huân, tham nhũng chính sách trong hầu hết các trường hợp không phải là hành vi trái pháp luật mà thường là pháp luật được xây dựng, sửa đổi, tạo khoảng trống pháp luật theo hướng có lợi cho một

“nhóm lợi ích” , tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tham nhũng thông thường [3] Tham nhũng chính sách vì vậy có thể xảy ra trong cả bốn giai đoạn của chính sách bắt đầu từ hoạch định chính sách cho đến xây dựng, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, đánh giá chính sách [3] Ngược lại, tham nhũng do hành vi cố

ý vi phạm là những hành vi tham nhũng lớn, tham nhũng vặt với đặc trưng là cố ý làm trái hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật nhằm trục lợi

Dựa trên lợi ích được tham nhũng có thể phân loại tham nhũng thành tham nhũng vì lợi ích vật chất và tham nhũng vì lợi ích phi vật chất Lợi ích vật chất là lợi ích bằng hiện vật, có giá trị quy đổi trực tiếp bằng tiền, có tính thanh khoản cao và

dễ dàng chuyển đổi thành tiền Lợi ích phi vật chất là những lợi ích tinh thần hoặc lợi ích khác không dễ quy đổi và đo lường bằng tiền như: danh hiệu, giải thưởng, chức vụ, nâng điểm thi; hứa hẹn cho tốt nghiệp, hối lộ tình dục

Dựa trên quốc tịch, hành vi, tài sản tham nhũng có thể phân loại thành tham nhũng có yếu tố nước ngoài và tham nhũng không có yếu tố nước ngoài [2] Tham nhũng có yếu tố nước ngoài xảy ra khi có một trong các yếu tố chủ thể tham nhũng

có quốc tịch nước ngoài, hình vi tham nhũng được thực hiện tại nước ngoài, tài sản tham nhũng nằm ở nước ngoài hoặc được giao dịch tại nước ngoài

1.1.5 Đặc điểm của đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng

Trang 22

Ngoài những đặc điểm chung thông thường của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ có một số đặc điểm đặc trưng gia tăng rủi ro tham nhũng cao hơn là:

Thứ nhất, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ có quy mô tổng mức đầu tư lớn, vì có quy mô đầu tư lớn nên dù thất thoát một vài phần trăm giá trị của toàn bộ dự án thì con số thực tế cũng rất lớn [4] Chẳng hạn dự án đầu tư trị giá 10.000 tỷ đồng thì chỉ cần thất thoát 5% giá trị dự án cũng đã là 50 tỷ đồng – một con số vô cùng lớn so với thu nhập hiện nay của người dân Việt Nam

Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ phức tạp, có

sự tham gia của nhiều bên vào nhiều giai đoạn dự án tạo ra mối quan hệ lợi ích đa dạng, chồng chéo [4] Từ các giai đoạn lập quy hoạch cho đến giai đoạn triển khai

kế hoạch, chương trình đầu tư, giai đoạn lập dự án, thi công dự án lại có các bên tham gia với các vai trò khác nhau Mỗi chủ thể tham gia từ nhà thầu chính đến thầu phụ, quan chức đến kỹ sư xây dựng đại diện cho một lợi ích khác nhau và mong muốn tìm kiếm lợi ích cho riêng mình và từ đó nảy sinh các hành vi cấu kết, thông đồng để trục lợi tài sản công

Thứ ba, do dự án thường kéo dài, có nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào các giai đoạn của dự án dẫn đến việc không có một đầu mối thống nhất giảm sát, kiểm soát, phát hiện tham nhũng [4] Quá trình phát hiện tham nhũng thường xảy ra muộn sau khi hành vi vi phạm đã được thực hiện, hậu quả đã xảy ra vì cơ quan nhà nước không đủ nguồn lực cho việc trực tiếp giám sát, trong khi bên được thuê tư vấn giám sát lại có thể là người cấu kết với các bên khác để trục lợi Ngoài ra, nhiều dự án xây dựng còn

có tính chất đặc trưng và duy nhất khiến cho các bên tiến hành quản lí giám sát dự án không dễ so sánh do không có kinh nghiệm đối với dự án tương tự đã thi công

Thứ tư, các cấu thành và nguyên vật liệu trong dự án trải qua quá trình thi công

đã hòa quyện, kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất, rất nhiều vật liệu bị ẩn dấu bên trong các vật liệu khác khiến cho quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công không dễ dàng [4] Trừ những trường hợp sai phạm nghiêm trọng khiến cho công trình vừa xây xong đã hỏng thì rất nhiều sai phạm tinh vi phải trải qua nhiều thời gian

Trang 23

mới có thể phát hiện được nhưng quá trình này lại được che lấp bởi hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng hoặc đổ lỗi cho thời tiết, thiên tai là nguyên nhân gây ra sự cố

Thứ năm, thói quen và văn hóa gian lận đã hình thành khiến cho chi phí của việc trung thực, liêm chính rất lớn và không ai muốn là người phải trả phí cho việc đấu tranh với tham nhũng [4] Rất nhiều nhà thầu xây dựng, đơn vị xây dựng và các bên liên quan vừa là nạn nhân nhưng cũng là thủ phạm của tham nhũng Các hành

vi hối lộ và gian lận chất lượng đã ăn sâu đến mức chúng thường được chấp nhận như một luật ngầm trong ngành nghề Tiền hối lộ được tính toán thành một chi phí kinh doanh mà các công ty sẵn sàng chi trả và tìm cách để bù trừ nhằm hợp lí hóa giữa chất lượng và giá cả trong hợp đồng Vì có quá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thường xuyên đưa hối lộ và gian lận chất lượng khiến cho bất kỳ một công ty nào muốn kinh doanh liêm chính đều phải trả giá đắt vì công ty đó sẽ có nguy cơ thua cuộc trước các đối thủ có năng lực kém hơn nhưng biết cách luồn lách

và hiểu “luật chơi” Kết quả là nhiều công ty rơi vào vòng luẩn quẩn trong đó họ tham gia vào tham nhũng vừa chủ động vừa miễn cưỡng như một biện pháp phòng

vệ cạnh tranh với các hành vi hối lộ của các công ty khác

Thứ sáu, vấn đề lợi ích đi kèm với các khoản tài trợ, viện trợ dẫn đến các quốc gia, bên cho vay cài cắm các điều kiện liên quan đến ưu đãi cho doanh nghiệp của

họ [4] Trong các dự án xây dựng, xung đột giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế xảy ra khi quốc gia muốn ưu tiên các doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án, các doanh nghiệp quốc tế muốn thắng thầu thì phải “chung chi” để cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước Ngược lại, đối với các quốc gia nước ngoài thực hiện tài trợ tài chính sẽ tìm cách để ưu tiên doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự án, doanh nghiệp trong nước lại phải tìm cách hối lộ để cạnh tranh với doanh nghiêp nước ngoài

1.1.6 Những hệ quả tiêu cực của tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

1.1.6.1 Tác động tới sự ổn định chính trị quốc gia

Thứ nhất, tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ rất hấp dẫn vì với quy mô dự án xây dựng lớn, các bên liên quan có thể tha hồ bòn

Trang 24

rút một phần nhỏ trong miếng bánh lớn Số tiền từ tham nhũng này rất dễ dàng “gây nghiện” và “làm hư hỏng” các quan chức, cán bộ khi có cơ hội chiếm đoạt tài sản công một cách dễ dàng Tham nhũng trong lĩnh vực giao thông đường bộ khiến cho công dân bất bình, mất niềm tin và phẫn nộ, dễ gây kích động và ảnh hưởng tới sự

ổn định chính trị quốc gia [5] Điển hình là trường hợp 1Malaysia Development Berhad (1MDB) là một công ty phát triển hạ tầng chiến lược thuộc sở hữu nhà nước

ở Malaysia Công ty này được thành lập vào năm 2009 với mục đích thúc xây dựng

cơ sở hạ tầng để đẩy phát triển kinh tế ở Malaysia thông qua các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Vụ bê bối 1MDB liên quan đến các cáo buộc tham ô, biển thủ quỹ và rửa tiền, cùng các hành vi sai trái tài chính khác Hàng tỷ đô la bị cáo buộc đã bị bòn rút khỏi công ty và được các cá nhân có quan hệ với ban lãnh đạo công ty sử dụng để tư lợi cá nhân, bao gồm cả cựu Thủ tướng Malaysia, Najib Razak

Vụ bê bối đã dẫn đến các cuộc điều tra ở nhiều quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Singapore Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện dân sự vào năm 2016 để tịch thu tài sản được cho là mua bằng tiền biển thủ từ 1MDB Những tài sản này bao gồm bất động sản xa xỉ, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí cả vốn tài trợ cho các bộ phim lớn của Hollywood Vụ bê bối đã có tác động đáng kể đến bối cảnh chính trị của Malaysia Nó đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ trong cuộc tổng tuyển cử Malaysia năm 2018, với sự thất bại của đảng của Tổng thống Najib Razak – người

đã từng nắm quyền trong nhiều thập kỷ Vụ bê bối 1MDB là mình chứng của việc tham nhũng và sai phạm tài chính tại một công ty nhà nước có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với sự ổn định chính trị, danh tiếng quốc tế và phát triển kinh tế của một quốc gia qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và quản trị mạnh mẽ trong cả khu vực công và khu vực tư nhân [6]

1.1.6.2 Tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường

Tham nhũng trong dự án đầu tư giao thông đường bộ có thể dẫn đến sự lãng phí tài nguyên quốc gia Ngân sách dành cho các dự án có thể bị sử dụng sai mục đích hoặc bị sử dụng không hiệu quả, dẫn đến việc không tận dụng tối ưu các nguồn

Trang 25

lực, tạo ra chi phí cơ hội khi bỏ lỡ các dự án đầu tư pháp triển khác như đầu tư cho con người, đầu tư cho bảo vệ môi trường, cải thiện hệ sinh thái v.v [7]

Tham nhũng có thể dẫn đến việc sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thực hiện các dự án xây dựng không đạt tiêu chuẩn Điều này gây ra sự suy thoái nhanh chóng với hạ tầng giao thông, làm giảm hiệu quả hoạt động giao thông và gây ra rủi

ro về an toàn, gia tăng chí phí bảo trì, bảo dưỡng và cải tạo công trình giao thông

Tham nhũng trong đầu tư giao thông đường bộ có thể làm giảm hiệu suất sử dụng vốn Nếu dự án không được thực hiện một cách hiệu quả hoặc bị chậm trễ, đội vốn do tham nhũng thì có thể gây ra sự suy thoái về tăng trưởng kinh tế của quốc gia, giảm thiểu cơ hội việc làm cho người dân, không có khả năng tạo ra giá trị lan tỏa đối với các công trình hạ tầng xã hôi khác như trường học, bệnh viên, trung tâm thương mại [7]

Tham nhũng trong dự án đầu tư có thể dẫn đến việc sử dụng tài nguyên tự nhiên không cân đối và lãng phí [8] Các nguồn tài nguyên như đất đai, nước và nguyên liệu xây dựng có thể bị lãng phí do các hành vi tham nhũng Khi các dự án giao thông đường bộ không được thực hiện theo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, chúng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường Ví dụ, việc xây dựng đường

bộ mà không xử lý đúng cách các vấn đề về nước thải và ô nhiễm có thể gây hại cho nguồn nước và sinh thái Các dự án giao thông đường bộ có thể gây ra ô nhiễm từ phương tiện giao thông và xây dựng Nếu không được quản lý tốt, các dự án có thể

có thể tăng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm mặt đất và gây ra lượng khí nhà kính, đóng góp vào biến đổi khí hậu Ngoài ra, nếu không đánh giá đầy đủ tác động môi trường, thì việc hủy hoạt cánh rừng, thay đổi cấu trúc sông ngòi, đất đai có thể tạo

ra hậu quả lâu dài đối với hệ sinh thái tại địa phương [9]

1.1.6.3 Tác động tới quyền con người, quyền công dân

Thứ nhất, Tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ

có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng cơ hội, bất bình đẳng việc phân phối cơ hội và lợi ích Nguồn lực bị chệch hướng do tham nhũng khiến người dân ở các khu vực nghèo hơn có thể bị bỏ lại và không được tiếp cận hạ tầng và hưởng lợi từ việc phát

Trang 26

triển hạ tầng Người dân tại các vùng sâu, vùng xa bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối

có thể bị bỏ lỡ các cơ hội về việc làm Người dân nghèo gặp khó khăn trong việc di chuyển khiến cho họ không thể tiếp cận với các hàng hóa dịch vụ thiết yếu trong đời sống như: y tế, giáo dục, hành chính công Như vậy, tham nhũng trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể cản trở việc thụ hưởng các quyền kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân [10]

Thứ hai, tham nhũng có trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường

bộ có thể làm giảm chất lượng công trình gây dựng gây ra những đe dọa trực tiếp tới an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dân tham gia giao thông và người dân sống ở gần công trình giao thông kém chất lượng Chẳng hạn đường bộ có chất lượng kém gây mòn lốp, hư hỏng các phương tiện giao thông khiến cho người dân tốn chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa nhiều hơn Các hố voi, ổ gà trên đường có thể gây ra tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng người tham gia gia thông Công trình giao thông kém chất lượng gây ra ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn đối với khu dân cư nơi có công trình giao thông đi qua

Thứ ba, nguồn lực bị lãng phí bởi tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường rất lớn, các dự án có giá trị hàng tỉ đô la mĩ bị lãng phí làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia Các dự án vay nợ này làm thất thoát ngân sách cho việc trả nợ gốc và lãi suất trong nhiều năm, nguồn lực quốc gia khánh kiệt sẽ không đủ chi trả cho các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân qua đầu

tư công trong các lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục, văn nghệ, thể thao [11]

Thứ tư, bộ máy quan liêu bị tha hóa bởi tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng

hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục tha hóa và bòn rút nguồn lực của các lĩnh vực khác

Bộ máy yếu kém làm suy giảm hiệu quả quản trị nhà nước, dẫn đến các quốc gia và

tổ chức tài chính quốc tế hạn chế cho vay, viện trợ cho các hoạt động đầu tư công của quốc gia có tỉ lệ tham nhũng cao Người dân sẽ gián tiếp bị tước đoạt những cơ hội phát triển do đất nước có tỉ lệ tham nhũng cao và hiệu quả quản trị nhà nước thấp nên không được quốc tế tín nhiệm [12]

Trang 27

Như vậy, tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ vừa trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, vừa ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội [13]

1.2 Lý luận về pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam

1.2.1 Chủ thể pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng mô hình cơ quan phòng chống tham nhũng Hai cách tiếp cận chính là mô hình cơ quan chuyên trách và mô hình đa cơ quan trong hoạt động phòng chống tham nhũng Việt Nam lựa chọn mô hình đa cơ quan trong phòng chống tham nhũng

Mô hình đa cơ quan cho phép sự đa dạng trong các phương tiện và chiến lược tiếp cận, giúp nắm bắt sự phức tạp của tham nhũng từ nhiều góc độ Các cơ quan có thể tác động kiểm soát lẫn nhau, giảm nguy cơ quá mức quyền lực và tăng tính minh bạch trong quá trình phòng chống tham nhũng Việc sử dụng các cơ quan chuyên môn giúp tập trung vào các khía cạnh cụ thể của tham nhũng, nâng cao chất lượng điều tra và xử lý Sự giám sát chéo giữa các cơ quan tạo ra một môi trường minh bạch, giúp đảm bảo rằng quá trình phòng chống tham nhũng diễn ra công bằng và không một cơ quan nào có thể “một tay che trời” Mô hình đa cơ quan có khả năng thích ứng nhanh chóng với các hình thức mới của tham nhũng, từ tham nhũng tư pháp đến tham nhũng trong hoạt động hành chính công vụ Các cơ quan

có thể tích hợp sự đối thoại và hợp tác để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, phân công nhiệm vụ chuyên trách để chuyên môn hóa trong từng phạm vi hẹp

Chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam bao gồm: Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an, Cục Phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Vụ Thực hành quyền công tố

và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc Viện KSND tối cao

Ngoài các chủ thể chịu trách nhiệm chung trong hoạt động phòng chống tham

Trang 28

nhũng nêu trên, chủ thể phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông đường

bộ có thể được phân loại thành hai nhóm chủ thể:

Thứ nhất, chủ thể có chức vụ quyền hạn có thẩm quyền chung và có trách nhiệm tự phòng chống tham nhũng trong đầu tư công, lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: i) chủ thể có chức vụ quyền hạn trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch đầu

tư công, thẩm định kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, phê duyệt phương án đầu tư công,

tổ chức thực hiện đầu tư, giám sát đầu tư công ii) chủ thể có chức vụ quyền hạn trong tổ chức hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu; iii) chủ thể có chức vụ quyền hạn quản lý đầu tư xây dựng công trình; iv) chủ thể có chức vụ quyền hạn trong quản lý vận hành và bảo trì công trình

Thứ hai, chủ thể có chức vụ quyền hạn chuyên trách trong phòng chống tham nhũng trong đầu tư công bao gồm: i) cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công; ii) chủ đầu tư công trình; iii) Cơ quan Thanh tra chuyên ngành về đầu tư, Cơ quan thanh tra chuyên ngành về xây dựng; iv) Cơ quan kiểm toán nhà nước; v) Cơ quan điều tra

Thứ ba, chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư, xây dựng, vận hành, bảo trì công trình giao thông đường bộ bao gồm các nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị

tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn thi công, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tài trợ vốn v.v Các chủ thể có trách nhiệm trước tiên trong việc phòng chống tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: chủ đầu tư công trình giao thông đường bộ, bản quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp với chủ đầu tư công trình giao thông đường bộ Chủ đầu tư công trình và Ban quản lý dự án vừa là chủ thể có trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng, vừa có thể là chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng Chủ đầu tư và Ban quản lý là người quyết định trực tiếp các quyết định quan trọng trong toàn bộ vòng đời của dự án Vì vậy, nhũng chủ thể này có quyền lực và có cơ hội để lạm dụng quyền lực Nếu các chủ thể này nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, khách quan, minh bạch trong quá trình hoạt động thì hiệu quả phòng ngừa tham nhũng sẽ cao Ngược lại, nếu các chủ

Trang 29

thể này cấu kết với nhau và/hoặc cấu kết với các bên thứ ba như nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, cơ quan thanh tra chuyên ngành thì sẽ không thể phòng ngừa được tham nhũng sẽ dễ dàng qua mặt được các

cơ quan chức năng dẫn đến khó phát hiện tham nhũng

Các chủ thể có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công công trình giao thông đường bộ cũng bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và quản lý nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm:

Cục Quản lý Đầu tư xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, cơ quan chủ quản quản lý các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng giao thông trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án; thực hiện chức năng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ GTVT đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng Cục Đường

bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ Trong hoạt động đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ, thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư, nhiệm vụ của chủ đầu tư, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngoài ra, các cơ quan quản lí nhà nước

về đầu tư công và đấu thầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng như Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Cục quản lí Đấu thầu thuộc Bộ

Kế hoạch và Đầu tư

Trong hoạt động phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực giao thông đường bộ,

Trang 30

các cơ quan phòng ngừa tham nhũng các chủ thể đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn đặc biệt và am hiểu về lĩnh vực xây dựng, đầu tư công, tài chính công để thực hiện phát hiện tham nhũng Các chủ thể chính tham gia phát hiện tham nhũng bao gồm: Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Bộ Kế hoạch – Đầu tư Khi các hoạt động tham nhũng bị phát hiện và tố giác bởi cơ quan quản lí nhà nước hoặc người dân, các cơ quan tham gia vào hoạt động điều tra, xử lý tham nhũng bao gồm: Ban chỉ đạo TW về Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính TW, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an, Cục Phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ

1.2.2 Hình thức pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam

Hình thức của pháp luật phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng và các quy phạm pháp luật về phát hiện, xử lý tham nhũng

Thứ nhất, các quy phạm pháp luật về phòng ngừa và phát hiện tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

i) Các quy định về công tác phòng ngừa tham nhũng trong Chương II

Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và các văn bản hướng dẫn đi kèm ii) Các quy định về theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế

hoạch, chương trình, dự án đầu tư công tại Mục 2 Chương IV Luật Đầu

tư công 2019 và các văn bản hướng dẫn đi kèm;

iii) Các quy định về lập, thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng tại

Mục 2 Chương III Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn đi kèm; iv) Các quy định về pháp luật về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên

ngành trong lĩnh vực đầu tư công, lĩnh vực xây dựng tại Luật Thanh tra

2022 và các văn bản hướng dẫn đi kèm

v) Các quy định về pháp luật tài chính, kiểm toán tại Luật Đầu tư công

Trang 31

2019 và các văn bản hướng dẫn đi kèm, Luật Kiểm toán nhà nước 2015

và các văn bản hướng dẫn đi kèm

Thứ hai, các quy phạm pháp luật về xử lý tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

i) Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

ii) Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây

dựng

iii) Chế định các tội phạm về chức vụ tại Chương 23 của Bộ Luật hình sự

2015

iv) Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư

công gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015 v) Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều

222 Bộ luật Hình sự 2015

vi) Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả

nghiêm trọng tại Điều 224 Bộ luật Hình sự 2015

vii) Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

viii) Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

án, phân bổ vốn, đấu thầu và thực hiện đầu tư để công chúng có thể giám sát, phát hiện các sai phạm Sự công khai được thể hiện qua việc cơ quan nhà nước sẵn sàng cung cấp thông tin về chi phí, thời gian và lợi ích, thiệt hại và các thông tin quan

Trang 32

trọng khác của dự án cho các bên liên quan Để đạt được công khai, minh bạch trong đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chính phủ có thể thiết lập các ứng dụng trực tuyến công khai toàn diện về các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm ngân sách, thời gian biểu, báo cáo tiến độ và đánh giá Công chúng, các nhà nghiên cứu

và các cơ quan giám sát, cơ quan báo chí có thể truy cập các nền tảng này tự do mà không có giới hạn nào về mặt kĩ thuật Đối với các tài liệu liên quan đến dự án cần đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ, rõ ràng về quy trình ra quyết định, bao gồm biên bản cuộc họp, báo cáo nghiên cứu, hợp đồng, hồ sơ năng lực của các bên tham gia

dự án Ngoại trừ các dự án chất đặc biệt liên quan đến an ninh – quốc phòng, cần đảm bảo bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu sự phát triển của dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đều có hể dễ dàng truy cập tài liệu này

Thứ hai, duy trì trách nhiệm giải trình nhằm đảm bảo người có thẩm quyền trong các quyết định đầu tư công không tùy tiện hành xử vì lợi ích riêng của mình

mà gây thiệt hại đến dự án Trách nhiệm là cầu nối xây dựng lòng tin giữa chính phủ và công dân Khi các quan chức và cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của họ, công chúng cơ cơ sở để tin rằng các nguồn lực công đang được sử dụng một cách có trách nhiệm và có đạo đức Để ứng dụng nguyên tắc về trách nhiệm giải trình cần xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào các dự án xây dựng công trình giao thông bao gồm các

cơ quan quản lí nhà nước, nhà thầu, ban quản lí dự án và các bên liên quan Sự rõ ràng trong phân định trách nhiệm giúp tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan Cần nhấn mạnh vào trách nhiệm của cơ quan giám sát xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát để đảm bảo rằng các quá trình xây dựng của nhà thầu tuân theo các cam kết trong hồ sơ đấu thầu Nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm trong trường hợp bên tư vấn giám sát thông đồng với nhà thầu và chủ đầu tư để rút ruột công trình Song hành với đó cần tạo cơ chế bảo vệ những cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan tới dự án Bảo vệ người tố cáo hỗ trợ đắc lực trong việc thực thi trách nhiệm giải trình bằng việc đảm bảo người tố cáo mà không

sợ bị trả thù sau khi hành vi vi phạm bị phát hiện và xử lý bởi cơ quan nhà nước

Trang 33

Thứ ba, trong hoạt động quản lý dự án xây dựng cần ứng dụng nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả vào trong quản trị dự án xây dựng công trình giao thông đường

bộ để thiết lập các chỉ số hiệu suất rõ ràng và có thể đo lường được cho các dự án cơ

sở hạ tầng [14] Các chỉ số này phải phù hợp với các mục tiêu của dự án và cho phép đánh giá tiến độ và kết quả Một trong những phương pháp phổ biến và được

sử dụng rộng rãi nhất trong ngành xây dựng là hệ thống Quản lý Giá trị Thu được (Earning Value Management system ), bao gồm các chỉ số chính như Chỉ số Hiệu suất Chi phí (Cost Performane Index), Chỉ số Hiệu suất Lịch trình (Schedule Performance Index), Giá trị Thu được (Earn Value), Phương sai Chi phí (Cost Variance) và Phương sai Lịch trình (Schedule Variance) [15] Hệ thống Quản lý giá trị thu được là một phương pháp quản lý dự án tích hợp các phép đo phạm vi, lịch trình và hiệu suất chi phí, giúp cho phép các chuyên gia xây dựng đánh giá tiến độ

và hiệu suất của dự án về cả thời gian và tiền bạc Hệ thống này cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu một dự án có đang đi đúng hướng, vượt quá/dưới mức ngân sách, trước/sau lịch trình hay không và liệu các nguồn lực có đang được sử dụng hiệu quả hay không Sự phổ biến của Hệ thống Quản lí giá trị thu được là do khả năng cung cấp thông tin tổng quan, toàn diện về hiệu suất dự án, giúp người quản lý

dự án, nhà thầu và các bên liên quan dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện các biện pháp khắc phục nếu cần [14] Hệ thống này đặc biệt có giá trị đối với các dự án xây dựng phức tạp, nơi việc quản lý ngân sách và lịch trình là rất quan trọng

Nội dung của pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đảm báo tính khách quan, độc lập của các cơ quan quản lý nhà nước trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ Tính khách quan, độc lập của cơ quan có chức năng giám sát đầu tư công, thanh tra đầu tư công, thanh tra xây dựng và kiểm toán nhà nước là nền tảng để duy trì khả năng phát hiện tham nhũng trong đầu tư công, lĩnh vực giao thông đường bộ

Thứ hai, trong quá trình phát hiện tham nhũng cần đảm bảo sự tham gia của

Trang 34

công chúng trong đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đạt được sự đồng thuận của người dân và hạn chế xung đột dẫn đến bất ổn an ninh, trật tư Sự tham gia của công chúng là nền tảng của quản trị dân chủ Để công chúng tham gia vào các quyết định về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đảm bảo rằng công chúng được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra Vì vậy trước tiên, công chúng cần được thông tin trước khi triển khai các hoạt động quy hoạch và lập kế hoạch về các

dự án đầu tư công trình giao thông đường bộ quan trọng có ảnh hưởng đến kinh tế -

xã hội tại địa phương hoặc mặt bằng xây dựng có ảnh hưởng tới nhiều hộ dân Các quy hoạch, kế hoạch đầu tư công từ giai đoạn lập chính sách cho đến khi thực thi cần phản ánh các nhu cầu và đặc điểm của cộng đồng dân cư nơi có dự án giao thông đi qua

Điều này không thể đạt được nếu thiếu sự tham gia của công chúng, thiếu một nền tảng để chia sẻ thông tin, hiểu biết của người dân về đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội tại địa phương với cơ quan nhà nước Người dân có thể đóng góp những quan điểm có giá trị giúp quá trình ra quyết định sáng suốt và các dự án hiệu quả hơn Sự tham gia của người dân từ sớm trong giai đoạn lập kế hoạch của các dự án

cơ sở hạ tầng làm tăng khả năng đạt được sự đồng thuận xã hội Các dự án có tính đến mối quan tâm của cộng đồng sẽ ít gặp phải sự phản đối trong quá trình giải phòng mặt bằng, tái định cư và giảm thiểu thời gian thi công dự án Sự tham gia của công chúng có thể giúp xác định sớm các xung đột và mối quan tâm tiềm ẩn giữa dự

án với lợi ích của cộng đồng địa phương Bằng cách giải quyết những vấn đề này một cách chủ động, xung đột có thể được giảm thiểu, dẫn đến việc thực hiện dự án suôn sẻ hơn

Thứ ba, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên trong dự án giao thông đường bộ, cần áp dụng chặt chẽ các biện pháp quản trị chất lượng của dự án theo nguyên tắc hiệu lực hiệu quả trong quan trị tốt và kết hợp với xây dựng một cơ chế khen thưởng – xử phạt cho các bên tham gia vào quy trình xây dựng dự án Cơ chế khen thưởng được thiết kế để đảm bảo rằng lợi ích của việc triển khai dự án nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả cho người dân cũng là lợi ích của chính người được ủy quyền

Trang 35

Chẳng hạn, ngoài các cơ chế trả tiền cho việc thực hiện đúng tiến độ thì cần có cơ chế trả tiền cho nhà thầu đã thực hiện vượt nhanh hơn tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tương tự Đối với cơ quan quản lí và các cơ quan là chủ đầu tư dự án, việc triển khai dự án tốt, nhanh chóng là cơ sở để được đề xuất tăng lương, quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn

Thứ tư, thiết lập thêm các cơ chế khuyến khích đối với cơ quan nhà nước có thể được áp dụng là tạo lập các quyền tài sản có thể khai thác gắn liền với dự án giao thông đường bộ như các bất động sản là cây xăng, trạm dừng nghỉ mà cơ quan nhà nước được quyền đấu giá tài sản để gia tăng nguồn quỹ phúc lợi của chính cơ quan có dự án được triển khai đúng hoặc vượt tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt Đối với các bên giám sát xây dựng, tư vấn xây dựng, nhà thầu phụ cần có hệ thống đánh giá tín nhiệm và chấm điểm các đơn vị này Các đơn vị có lịch sử tham gia tư vấn thành công cho càng nhiều dự án thì điểm tín nhiệm càng cao Điểm tín nhiệm cao là cơ sở để các bên xây dựng hồ sơ năng lực phục vụ cho việc tham gia các dự án đầu tư công quan trọng hơn của nhà nước

Nội dung pháp luật phòng chống tham nhũng phải tập trung vào việc tăng khả năng bị phát hiện, áp dụng các hình phạt nghiêm khắc và làm cho hành vi tham nhũng ít được tưởng thưởng hơn trong khi chi phí cho việc tham gia vào các hoạt động tham nhũng có thể tăng lên, khiến hành vi đó trở nên kém hấp dẫn hơn Tăng chi phí trực tiếp và rủi ro bị phát hiện tham nhũng để ngăn cản các cá nhân tham gia vào các hành vi tham nhũng Bằng cách đưa ra các biện pháp khuyến khích và bảo

vệ mạnh mẽ đối với người tố cáo, xây dựng quy trình minh bạch và cơ chế trách nhiệm giải trình Các cá nhân có nhiều khả năng tham gia vào hành vi tham nhũng nếu họ tin rằng việc thực thi lỏng lẻo hoặc không nhất quán như vậy các nỗ lực chống tham nhũng nên tập trung vào việc thực thi nhất quán và công bằng để tăng nguy cơ bị bắt [16] Các cá nhân có thể tham gia vào các hành vi tham nhũng do không có đầy đủ thông tin về những hậu quả tiềm tàng, song song với việc thực thi các chế tài trừng phạt một cách nghiêm khắc thì cần thiết kế các chiến dịch giáo dục

có thể giúp các cá nhân hiểu được những rủi ro và kết quả tiêu cực liên quan đến tham nhũng, làm thay đổi quá trình ra quyết định của họ [16]

Trang 36

1.2.4 Phương pháp phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ

Phòng ngừa tham nhũng là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình và tập trung vào các hoạt động giảm thiểu cơ hội phát sinh tội phạm tham nhũng, giảm thiểu các lợi ích thu được từ tham nhũng, tăng cường khả năng phát hiện tham nhũng

Phòng ngừa tham nhũng là các biện pháp mang tính chất chủ động, phòng ngừa trước các rủi ro của tham nhũng phát sinh, chủ động ngăn chặn tham nhũng trước khi tham nhũng có cơ hội được thực hiện, răn đe đối tượng có chức vụ quyền hạn để không dám tham nhũng, không thể tham nhũng

Phòng ngừa tham nhũng là các biện pháp khó khăn nhưng hiệu quả về mặt dài hạn đối với xã hội vì các biện pháp phòng ngừa tuy đặt ra những tốn kém chi phí ngắn hạn nhưng lại mang lại những lợi ích về dài hạn Thay vì “thả gà ra đuổi” và sau đó không biết được có khả năng thu hồi tài sản của tội phạm tham nhũng hay không thì các biện pháp phòng ngừa tham nhũng triệt tiêu luôn những rủi ro đó

Biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ cần tập trung vào các hoạt động sau:

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực xây dựng giao thông đường bộ là do quy hoạch phát triển giao thông quốc gia, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển địa phương chưa thực sự hợp lý, hiệu quả [17] Các hoạt động quy hoạch triển khai không hiệu quả dẫn đến tình trạng đầu tư lãng phí, thiếu thực tiễn, chồng chéo Vì vậy hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ trước tiên cần phải tập trung vào phòng ngừa tham nhũng trong việc lập quy hoạch Từ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tỉnh cho đến các quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng đều phải cần phải được kiểm soát, phòng ngừa tham nhũng

Thứ hai, phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường

Trang 37

bộ cần đặc biệt chú ý đến hoạt động thẩm định kế hoạch đầu tư, thẩm định dự án đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư Các hoạt động thẩm định là cơ sở quan trọng

để các cấp lãnh đạo ký phê duyệt Trên thực tế, hoạt động tham mưu về mặt chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động thẩm định kế hoạch, thẩm định dự án đầu tư công đóng vai trò quyết định xem dự án có được thông qua hay không và nếu được thông qua thì thông qua với những nội dung như thế nào Như vậy, nếu như cán bộ tham mưu trong công tác thẩm định đầu tư công có động cơ vụ lợi, không liêm chính sẽ dẫn đến kết quả thẩm định bị sai lệch, không chính xác [17]

Phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công lĩnh vực giao thông đường

bộ cũng phải đảm bảo cho chủ thể thực hiện hoạt động thẩm định đầu tư công làm nhiệm vụ của mình một cách độc lập, khách quan khỏi các bên có xu hướng muốn can thiệp vào hoạt động thẩm định đầu tư Gắn liền trách nhiệm của người thẩm định đối với kết quả thẩm định Trao quyền bảo lưu ý kiến cho người thực hiện thẩm định trong trường hợp lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan nhà nước về đầu tư công có ý kiến chỉ đạo, can thiệp nhằm tác động tới hoạt động thẩm định dự án đầu

tư [18]

Thứ ba, phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải tập trung vào phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động đấu thầu Hoạt động đấu thầu có rất nhiều nguy cơ tham nhũng từ thông thầu, gửi giá, lại quả cho đến thiên vị đối tượng thân quen, sân sau được trúng thầu [19] Ngoài ra, còn có các nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu, gian lận hồ sơ dự thầu v.v Trong hoạt động đấu thầu, để phòng ngừa tham nhũng cần đảm bảo sự cạnh tranh thực chất trong đấu thầu Các trụ cột để đảm bảo phiên đấu thầu diễn ra cạnh tranh

là công khai đầy đủ thông tin, hướng dẫn về các điều kiện dự thầu và điều kiện tuyển chọn nhà thầu một cách rõ ràng bằng các tiêu chí có thể lượng hóa, kéo dài thời gian từ thời điểm thông báo mời thầu cho đến phiên tổ chức đấu thầu, công bố cho thật nhiều bên liên quan tham gia [19]

Thứ tư, phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường

bộ cần phải đảm bảo có sự độc lập, khách quan giữa các bên chủ đầu tư, bản quản

Trang 38

lý dự án, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng Phòng ngừa xung đột lợi ích và sự cấu kết giữa đơn vị tư vấn giám sát với nhà thầu và ban quản lý dự

án là việc làm quan trọng để đảm bảo tham nhũng có khả năng được phát hiện từ sớm Nếu các bên kể trên có sự cấu kết và thông đồng với nhau ngay từ đầu dự án cho đến khi nghiệm thu, bàn giao và vận hành công trình thì sẽ thật khó để phát hiện [20]

Thứ năm, phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ cần phải thắt chặt trách nhiệm bảo hành đối với công trình xây dựng và hạn chế việc lợi dụng cơ chế bảo trì công trình giao thông đường bộ để che đậy cho nhưng sai sót, yếu kém trong quá trình thiết kế, thi công công trình giao thông đường bộ Bằng việc đặt rõ thời hạn tối thiểu về trách nhiệm bảo hành với các công trình giao thông đường bộ của nhà thầu, thắt chặt quy trình thủ tục giải ngân vốn đầu tư công thực hiện bảo trì công trình giao thông đường bộ để hạn chế tham nhũng trong hoạt động bảo trì cũng như lợi dụng hoạt động bảo trì để che đậy cho tham nhũng trong các giai đoạn trước đó [21]

1.2.5 Phương pháp phát hiện và xử lý tham nhũng trong đầu tư công ở lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt nam

Chống tham nhũng là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động phát hiện và xử lý tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình và tập trung vào các hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng, áp đặt các chế tài bất lợi như chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật lên người

vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng

Các biện pháp chống tham nhũng được áp dụng trước tiên phải tập trung vào việc xác định các lĩnh vực có rủi ro tội phạm cao, từ đó cơ quan nhà nước lên các kế hoạch cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện tham nhũng Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thể phát hiện tham nhũng thông qua việc tiếp nhận nguồn tin báo

về tội phạm từ cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí Cùng với đó, qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan nhà nước cũng thu thập được các nguồn tin về tội phạm và từ đó có cơ sở để tiếp tục thực hiện các hoạt

Trang 39

có liên quan đến tiến hành xử phạt hành chính hoặc bắt đầu quy trình tố tụng hình

sự

Ngoài các hoạt động phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, các biện pháp chống tham nhũng còn bao gồm các hoạt động hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới để phòng chống tội phạm tham nhũng, tội phạm xuyên biên giới, tội phạm chiến tranh, tội phạm rửa tiền Các loại tội phạm này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và gắn với các nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới Muốn bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, các cơ quan nhà nước phải hợp tác quốc tế để kiểm soát sự chuyển dịch của tội phạm, kiểm soát dòng tiền

mà không bị giám sát

Trong một số trường hợp, hệ thống pháp luật và tư pháp có thể yếu kém, có thể cản trở khả năng điều tra, truy tố và trừng phạt những cá nhân tham nhũng Sự can thiệp chính trị, thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc bảo vệ, có thể cản trở việc điều tra và ngăn cản các cá nhân đứng ra tố cáo tham nhũng Các cá nhân biết về

Trang 40

hành vi tham nhũng ngần ngại tố cáo hành vi tham nhũng do sợ bị trả thù nếu họ lên tiếng Nỗi lo sợ này có thể có cơ sở vì những người liên quan đến tham nhũng có thể sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình để đe dọa hoặc làm hại người tố cáo Các hành vi tham nhũng thường liên quan đến mạng lưới phức tạp của các cá nhân và tổ chức làm việc cùng nhau Sự thông đồng giữa các chủ thể này có thể gây khó khăn cho việc xác định và truy tố tất cả các bên liên quan Các nỗ lực chống tham nhũng có thể bị hạn chế về nguồn lực, cả về nguồn lực tài chính và nhân sự có thể ảnh hưởng đến khả năng tiến hành điều tra kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả

Theo tác giả, phương pháp phát hiện và xử lý tham nhũng trong đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ cần đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi như sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo quyền giám sát và tiếp cận thông tin của các bên liên quan tới hồ sơ của dự án xây dựng Các thông tin quan trọng liên quan đến dự án trong quá trình đấu thầu và các thông tin liên quan đến tài chính của dự án cần được công bố minh bạch trên một trang thông tin điện tử riêng để người dân, doanh nghiệp, đơn vị kiểm toán độc lập tham gia vào giám sát song hành với các cơ quan quản lý nhà nước [22]

Thứ hai, đảm bảo rằng có quy định cụ thể bảo vệ danh tính của người tố cáo tham nhũng Các thông tin như tên, địa chỉ, và thông tin cá nhân khác nên được giữ kín và chỉ tiết lộ khi có sự đồng ý của người tố cáo Áp dụng các biện pháp an ninh thông tin như mã hóa dữ liệu và hệ thống chống xâm nhập để bảo vệ thông tin của người tố cáo khỏi sự rò rỉ và truy cập trái phép [23] Bảo đảm rằng người tố cáo tham nhũng không bị mất quyền lợi an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, hay các chế độ phúc lợi khác do việc báo cáo Hỗ trợ chính sách cung cấp nghỉ phép bảo vệ cho người báo cáo, giúp họ có thời gian để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi áp lực và đe dọa [23] Có phương án hỗ trợ thay đổi danh tính, công việc, môi trường sống mới cho người tố cáo tham nhũng nếu việc áp dụng các biện pháp thông thường không hiệu quả [23]

Thứ ba, cung cấp đào tạo đầy đủ và liên tục kiến thức nghiệp vụ về quản lý dự

án, tăng cường số lượng và chất lượng của các cơ quan thanh tra và kiểm toán của

Ngày đăng: 29/07/2024, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Tranparency International (2005), Global Corruption Report: Corruption in Construction and Post-conflict Reconstruction, truy cập trực tuyến tại:https://images.transparencycdn.org/images/2005_GCR_Construction_EN.pdf, truy cập ngày 15/08/2023 Link
[1] Đinh Dũng Sĩ, Phạm Thúy Hạnh (2014), Quan điểm phát triển chính sách đầu tƣ công, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 11(267) Khác
[2] Bussell, J. (2015). Typologies of corruption: A pragmatic approach. Greed, corruption, and the modern state essays in political economy, 21-46 Khác
[3] Vũ Văn Huân (2017), Nâng cao năng lực lập pháp của quốc hội để ngăn ngừa tham nhũng chính sách, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22 (350) Khác
[5] Maksum, A. (2020). 1MDB (1 Malaysia Development Berhad), Scandal, and its Impact on Malaysian Domestic Politics. POLITIKA, 11(2), 199 Khác
[6] Steiner, K. (2017). Politics and Economics: The 1MDB Scandal and Corruption in Malaysia. Kerstin Steiner (2017),„Politics and Economics:The 1MDB Scandal and Corruption in Malaysia‟in Sophie Lemiere (ed) Illusions of Democracy: Malaysian Politics and Peop Khác
[7] Thach, N. N., Duong, M. B., & Oanh, T. T. K. (2017). Effects of corruption on economic growth-empirical study of Asia countries. Imperial Journal of Interdisciplinary Research, 7, 791-804 Khác
[8] Leitao, A. (2016). Corruption and the Environment. Journal of Socioeconomics, 5(3) Khác
[9] Cole, M. A. (2007). Corruption, income and the environment: an empirical analysis. Ecological economics, 62(3-4), 637-647 Khác
[10] Peters, A. (2015). Corruption and human rights. Basel Institute on Khác
[11] Andersen, M. K. (2018). Why corruption matters in human rights. Journal of Human Rights Practice, 10(1), 179-190 Khác
[12] Asongu, S., & Jellal, M. (2014). International aid, corruption and fiscal policy behavior. African Governance and Development Institute WP/14/007 Khác
[13] Peters, A. (2018). Corruption as a violation of international human rights. European Journal of International Law, 29(4), 1251-1287 Khác
[14] Kivilọ, J., Martinsuo, M., & Vuorinen, L. (2017). Sustainable project management through project control in infrastructure projects. International Journal of Project Management, 35(6), 1167-1183 Khác
[15] Fleming, Q. W., & Koppelman, J. M. (2002). Earned value management. Cost engineering, 44(9), 32-36 Khác
[16] Juraev, J. (2018). Rational choice theory and demand for petty corruption. Journal of Eastern European and Central Asian Research, 5(2) Khác
[17] Morales, S., & Morales, O. (2019). From bribes to international corruption: The Odebrecht case. Emerald Emerging Markets Case Studies, 9(3), 1-17 Khác
[18] Campos, N., Engel, E., Fischer, R. D., & Galetovic, A. (2021). The ways of corruption in infrastructure: Lessons from the Odebrecht case. Journal of Economic Perspectives, 35(2), 171-190 Khác
[19] Jacopo, C. (2022). The nexus between corruption and money laundering: deconstructing the Toledo-Odebrecht network in Peru. Trends in Organized Crime, 1-22 Khác
[20] Campos, N., Engel, E., Fischer, R. D., & Galetovic, A. (2019) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w