1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thành phần loài muỗi Anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hóa chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Tác giả Nguyễn Trường An
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Anh Đức, PGS. TS. Vũ Đức Chính
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,39 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1 Tình hình sốt rét trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Lai Châu (10)
      • 1.1.1 Tình hình sốt rét trên thế giới (10)
      • 1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam (11)
      • 1.1.3. Tình hình sốt rét ở tỉnh Lai Châu (12)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu véc tơ sốt rét trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Lai Châu 6 1. Tình hình nghiên cứu véc tơ sốt rét trên thế giới (13)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu véc tơ sốt rét ở Việt Nam (16)
      • 1.2.3. Tình hình véc tơ sốt rét ở tỉnh Lai Châu (19)
    • 1.3. Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét (20)
      • 1.3.1. Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới (20)
      • 1.3.2. Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét ở Việt Nam (21)
      • 1.3.3. Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét đã thực hiện ở tỉnh Lai Châu (25)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (27)
      • 2.1.1. Thời gian nghiên cứu (27)
      • 2.1.2. Khu vực nghiên cứu (27)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Điều tra muỗi Anopheles tại thực địa (28)
      • 2.2.2. Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất của một số loài véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu (29)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu (30)
    • 2.3. Các chỉ số trong nghiên cứu và xử lý số liệu (31)
      • 2.3.1. Mật độ loài muỗi Anopheles (31)
      • 2.3.2. Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét (32)
      • 2.3.3. Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét (32)
      • 2.3.5. Nhập và xử lý số liệu (33)
  • Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (34)
    • 3.1. Thành phần loài muỗi Anopheles tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (34)
    • 3.2. Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất của một số loài véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu (39)
    • 3.3. Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu (43)
  • KẾT LUẬN .............................................................................................................. 47 (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48 (55)
  • PHỤ LỤC .................................................................................................................. 54 (61)

Nội dung

Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu điều tra thực địa đƣợc tiến hành từ tháng 4 năm 2020 đến tháng

12 năm 2021 Điều tra cắt ngang đƣợc tiến hành trong 4 đợt, mỗi đợt 5 ngày đêm vào tháng 5-tháng 7 (đầu mùa mƣa) và tháng 10 (cuối mùa mƣa) của mỗi năm là mùa phát triển của muỗi nói chung và véc tơ sốt rét nói riêng

Nghiên cứu được tiến hành tại các bản thuộc xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Ƣu tiên chọn các bản có bệnh nhân sốt rét (dựa theo số liệu thống kê bệnh nhân sốt rét của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu 2019)

Hình 2 Vị trí khu vực nghiên cứu

Xã Pa Ủ là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Xã có diện tích 331,06 km 2 với dân số toàn xã trong năm 2021 là 838 hộ với trên 3300 nhân khẩu, hầu hết là dân số là người dân tộc La Hủ Xã Pa Ủ nằm ở phía bắc huyện Mường

Tè, cách trung tâm huyện 64 km Phía Đông giáp xã Pa Vệ Sủ, phía Tây giáp xã Tá

Bạ và Mường Tè, phía Nam giáp với xã Bum Tở và Nậm Khao, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc Lƣợng mƣa trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 2000 – 2500 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 o C, khí hậu quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mƣa ít, mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc Đây cũng là điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài muỗi sốt rét sinh sôi và phát triển.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Điều tra muỗi Anopheles tại thực địa

Chọn chủ đích các điểm điều tra, sau đó tiến hành sử dụng các phương pháp điều tra muỗi theo quy trình của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng- Trung ƣơng [30], thời lƣợng điều tra 3 ngày đêm, bao gồm:

+ Mồi người trong và ngoài nhà: chọn nơi yên tĩnh, kín gió để tiến hành Thời gian mồi từ 18h đến 24h Người làm mồi ở tư thế ngồi, quần được xắn lên quá gối để hai chân lộ ra, ngồi yên chờ muỗi đến đậu thì bắt Sau vài phút hoặc khi chân có cảm giác bị đậu, đốt thì bật đèn pin để soi xem có thấy muỗi không Khi phát hiện có muỗi thì nhẹ nhàng dùng tuýp chụp, sau đó bịt đầu bằng bông Muỗi bắt đƣợc bó theo từng giờ và đem về định loại Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) đã khuyến cáo nên sử dụng phương pháp mồi người trong màn để thay thế cho phương pháp mồi người thông thường Tuy nhiên, đối với Việt Nam, thì trong hệ thống các viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, chúng ta vẫn chấp nhận sử dụng phương pháp mồi người thông thường và vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, nhưng có khuyến cáo nên sử dụng phương pháp dùng bẫy màn Ngoài ra, quá trình xem xét đánh giá sử dụng biện pháp mồi người cũng đã được sự chấp nhận phê chuẩn của hội đồng y đức của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng

+ Soi trong nhà ban ngày: thực hiện vào buổi sáng từ 7h đến10h Dùng đèn pin soi lần lƣợt các vị trí trong nhà, bắt đầu từ cửa ra vào và đi theo chiều kim đồng

22 hồ Soi toàn bộ bề mặt tường vách và các vật dụng trong nhà Khi phát hiện muỗi thì dùng tuýp bắt muỗi đã chuẩn bị sẵn chụp bắt và bịt lại bằng bông không thấm Tuýp đã bắt muỗi đƣợc bó lại để đem về định loại

+ Soi chuồng gia súc ban đêm: chọn chuồng có càng nhiều trâu bò càng tốt, vị trí gần ổ bộ gậy, gần rừng, kín gió, có chỗ để cố định trâu bò Thời gian bắt từ 18h đến 24h, có thể sớm hơn tùy vào mục đích điều tra Soi bắt muỗi đậu trên thân trâu bò, cây cỏ, hàng rào, gióng xung quanh chuồng và trên mái chuồng Muỗi đƣợc bắt vào tuýp sau đó đem về để định loại

Chọn khu dân cƣ có ký sinh trùng sốt rét cao ở xã (theo số liệu của Trạm y tế xã 2017 - 2019), chọn 3 nhà để mồi bắt muỗi trong và ngoài nhà, 30 nhà để soi muỗi trú đậu trong nhà ban ngày và soi chuồng gia súc để bắt muỗi ban đêm

Muỗi đƣợc bắt vào các tuýp trong suốt đã đƣợc chuẩn bị sẵn, đƣợc phân tách từng con bằng bông không thấm, và đƣợc định loại dựa vào đặc điểm hình thái theo Bảng định loại Anopheles ở Việt Nam của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng (2008) [29]

2.2.2 Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất của một số loài véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), kháng hóa chất là sự phát triển khả năng sống sót của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng độ của một hoá chất mà với nồng độ đó đa số cá thể trong một quần thể bình thường của loài đó sẽ bị chết sau khi tiếp xúc Với việc sử dụng hóa chất là phương pháp chủ yếu trong phòng chống muỗi truyền sốt rét thì việc xác định tính kháng là căn cứ trong việc lựa chọn hóa chất trong công tác phòng chống

Các cá thể muỗi sau khi đƣợc thu thập định loại để xác định thành phần loài, nếu đủ số lƣợng thu thập sẽ tiến thành để thử với hóa chất Các con muỗi dùng để thử được hút nước đường glucose 10% Trước khi thử nghiệm phải lựa chọn những con muỗi khỏe, đủ chân cánh

Với mỗi loại hóa chất thử cần 100 cá thể muỗi cùng loài Xác định độ nhạy cảm của muỗi với một số hóa chất diệt côn trùng bằng phương pháp thử sinh học theo quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO)

(2016) [45] Muỗi để thử đƣợc cho vào các ống nghỉ đã chuẩn bị sẵn, mỗi ống

23 khoảng 20-25 con Chuẩn bị ống tiếp xúc gồm 4 ống có giấy thử hóa chất và 1 ống lồng giấy chứng làm lô đối chứng Giấy tẩm hóa chất diệt côn trùng và giấy đối chứng tẩm dầu do Đại học Sain Malaysia, Penang (Malaysia) cung cấp, theo tiêu chuẩn của WHO Sau khi đã chuẩn bị xong các ống thử và đối chứng, chuyển muỗi từ ống nghỉ sang các ống này Để muỗi tiếp xúc trong thời gian 60 phút Trong thời gian tiếp xúc, quan sát và đếm số muỗi nằm ở đáy ống ở các mốc thời gian 10, 15,

20, 30, 40, 50, 60 phút tính từ lúc muỗi bắt đầu tiếp xúc với hóa chất Sau thời gian tiếp xúc, chuyển muỗi từ ống thử và đối chứng sang ống nghỉ, để ở nơi khô thoáng, mát mẻ và có biện pháp chống kiến, để bông tẩm nước đường để làm thức ăn cho muỗi Sau 24 tiếng thì quan sát số lƣợng muỗi chết và ghi lại kết quả

2.2.3 Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu

Tại thôn bản đã được tiến hành phun tồn lưu bởi cán bộ địa phương theo chỉ đạo của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia với hóa chất là Fendona 10SC (hoạt chất là alphacypermetrhrin), liều lƣợng 30mg/m 2 , thời gian phun đến khi thử không quá 3 tháng, chọn ngẫu nhiên 12 nhà trong thôn để đánh giá hiệu lực Chọn 1 nhà không đƣợc phun hóa chất để làm nhà đối chứng Nghiên cứu này đƣợc tiến hành trong 2 đợt, mỗi năm 1 đợt

Cách thức phun tồn lưu theo kỹ thuật phun hóa chất tồn lưu trên tường vách của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng [30], sử dụng bình bơm tay, gồm các bước: người tiến hành phun trước khi phun cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ, dụng cụ pha chế, kiểm tra bình bơm đảm bảo còn hoạt động tốt Hóa chất pha vào bình theo công thức hướng dẫn đảm bảo liều lượng hóa chất theo quy định Đặt bình ở nơi bằng phẳng để tiến hành bơm nén khí Bình hóa chất sau khi đã được bơm thì tiến hành phun: người phun đối điện với tường, bắt đầu phun từ chân tường vách di chuyển lên đến độ cao 2m thì chuyển sang phun vệt tiếp theo Đầu vòi phun ở vị trí thẳng góc với về mặt và luôn cách mặt 45cm, đường phun sau đè lên đường phun trước 5cm, tốc đô phun trung bình là 4,5s cho 1 vệt Nơi phun là mặt trong tường vách, mặt trong mái nếu tường thấp dưới 2m, phía sau gầm tủ, gầm giường gầm bàn, cách cửa, mặt dưới nhà sàn, chuồng gia súc và công trình phụ

24 Đánh giá hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu: được tiến hành theo quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) (2016) [45] Muỗi đƣợc thử nghiệm là muỗi An minimus đƣợc nuôi trong phòng thí nghiệm còn nhạy cảm với hóa chất và muỗi thu thập đƣợc ở thực địa đã đƣợc định loại Với mỗi loại tường vách, chọn ít nhất 10 điểm nằm ở các vị trí khác nhau Các điểm thử nghiệm có độ cao là 0,5 m, 1 m, 1,5 m so với sàn nhà Tại nhà đối chứng cũng chọn 3 điểm (0,5 m, 1 m, 1,5 m) làm điểm đối chứng Với mỗi loại tường vách, số lượng cá thể tiếp xúc với hóa chất tối thiểu là từ 100 đến 150 con, số muỗi đối chứng là 30-45 con Sau khi đã xác nhận các điểm thử nghiệm, ta cố định các phễu nhựa lên các điểm đó, sao cho không có điểm hở Cho khoảng 10-15 cá thể muỗi đã chuẩn bị sẵn vào trong mỗi phễu đã cố định Để muỗi tiếp xúc với hóa chất trong 30 phút Sau thời gian tiếp xúc, chuyển muỗi trong phễu ra các ống nghỉ đã chuẩn bị sẵn, để ở nơi khô thoáng mát mẻ, chống kiến và cho ăn bằng bông tẩm nước đường Sau 24 tiếng thì quan sát số muỗn chết và ghi lại kết quả Điều tra ngẫu nhiên 50 hộ dân tại mỗi bản đã đƣợc phun hóa chất để phỏng vấn theo biểu mẫu in sẵn nhằm đánh giá tỉ lệ phun tẩm hóa chất tại địa phương, thói quen trong lao động và sinh hoạt, cũng nhƣ tỉ lệ màn cũng nhƣ sử dụng màn phòng chống bệnh sốt rét trong cộng đồng.

Các chỉ số trong nghiên cứu và xử lý số liệu

2.3.1 Mật độ loài muỗi Anopheles

Mật độ các loài Anopheles thu thập bằng phương pháp mồi người và soi chuồng gia súc ban đêm đƣợc tính bằng công thức:

Số muỗi bắt đƣợc Mật độ muỗi (con/giờ/người) Số người bắt x Số giờ bắt

Mật độ các loài Anopheles thu thập bằng phương pháp soi trong nhà ban ngày đƣợc tính bằng công thức:

Số muỗi bắt đƣợc Mật độ muỗi (con/nhà) Tổng số nhà soi

2.3.2 Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét

Muỗi sau khi tiến hành thử nhạy cảm đƣợc giữ ống nghỉ trong 24 tiếng ở nơi tách biệt, mát mẻ với nhiệt độ điều kiện nhiệt độ 25℃ ± 20℃ và độ ẩm là 80% ± 10% và đọc kết quả

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết trong lô đối chứng > 20%, hủy bỏ kết quả và làm lại thử nghiệm

+ Nếu tỷ lệ muỗi đối chứng chết trong khoảng 5%- 20%, tỷ lệ muỗi chết đƣợc điều chỉnh theo công thức Abbott

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết trong lô đối chứng < 5%, giữ nguyên tỷ lệ chết quan sát mà không cần điều chỉnh

100−𝑡ỉ 𝑙ệ % 𝑚𝑢ỗ𝑖 𝑐ℎế𝑡 ở 𝑙ô đ ố𝑖 𝑐ℎứ𝑛𝑔 x 100% Phiên giải kết quả: Tỷ lệ muỗi chết trong thử nghiệm là tỷ lệ sau khi đã đƣợc điều chỉnh theo công thức Abbott:

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết 98 - 100%: Quần thể muỗi nhạy cảm với hóa chất thử nghiệm

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết ≥ 90% và < 98%: Quần thể muỗi có thể kháng với hóa chất thử nghiệm,

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết < 90%: Quần thể muỗi kháng với hóa chất thử nghiệm

2.3.3 Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét

Tương tự như đánh giá độ nhạy cảm, muỗi sau khi tiếp xúc với hóa chất tồn lưu cũng được giữ trong ống nghỉ trong vòng 24 tiếng với điều kiện tương tự

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết trong lô đối chứng > 20%, hủy bỏ kết quả và làm lại thử nghiệm

+ Nếu tỷ lệ muỗi đối chứng chết trong khoảng 5%- 20%, tỷ lệ muỗi chết đƣợc điều chỉnh theo công thức Abbott

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết trong lô đối chứng < 5%, giữ nguyên tỷ lệ chết quan sát mà không cần điều chỉnh

+ Nếu tỷ lệ muỗi chết ≥ 50%: Hóa chất phun trên tường vách còn hiệu lực + Nếu tỷ lệ muỗi chết < 50%: Hóa chất phun trên tường vách hết hiệu lực

2.3.4 Đánh giá tỷ lệ sử dụng biện pháp phòng chống muỗi trong khu vực nghiên cứu

Sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn các hộ dân ở trong thôn đƣợc chỉ định phun để tìm hiểu tỉ lệ phun tồn lưu bao phủ các nhà trong thôn, cũng như các chỉ số về liên quan đến phòng chống sốt rét nhằm đánh giá độ hiệu quả của biện pháp (Phụ lục 2)

2.3.5 Nhập và xử lý số liệu

Số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm Excel 2010

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Thành phần loài muỗi Anopheles tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Qua 4 đợt điều tra nghiên cứu tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, chúng tôi đã thu thập đƣợc 5256 cá thể muỗi Anopheles Kết quả phân tích định loại đã xác định đƣợc 10 loài muỗi Anopheles(Bảng 1)

Bảng 1 Thành phần loài Anopheles ở xã Pa Ủ

TT Tên loài Số lƣợng muỗi thu đƣợc (con) Tỉ lệ (%)

Trong số 10 loài Anopheles thu thập đƣợc ở xa Pa Ủ, thì loài muỗi chiếm ƣu thế là An maculatus với tỉ lệ 71,92% tổng số cá thể muỗi thu đƣợc Trong khi đó loài muỗi đƣợc coi là vec tơ chính gây bệnh sốt rét ở Việt Nam là An minimus chỉ bắt gặp 15 cá thể trong suốt toàn bộ các cuộc điều tra, chiếm tỉ lệ 0,29%

Theo số liệu điều tra thành phần loài Anopheles tại Lai Châu của Khoa Côn Trùng, viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng trong nhiều năm trở lại đây thì An maculatus là một trong các véc tơ phổ biến tại các điểm điều tra với số lƣợng và mật độ cao An minimus thì ngƣợc lại, là véc tơ không phổ biển và hầu hết không bắt gặp hoặc nếu có thì có số lƣợng rất ít Một số các véc tơ khác trong bẳng thành phần loài nhƣ An.philippinensis, An sinensis cũng là những loài phổ biến trong các đợt điều tra với số lƣợng khác nhau tùy từng thời điểm và nơi điều tra

Qua đó, thành phần loài ở Lai Châu nói chung và ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè nói riêng không có quá nhiều sự khác biệt hay có sự xuất hiện của các loại Anopheles khác

Anopheles minimus là một trong 3 véc tơ chính gây bệnh sốt rét tại Việt

Nam Trái lại, An maculatus tuy là véc tơ phụ nhƣng số lƣợng muỗi thu đƣợc lại vƣợt trội hoàn toàn trong tất cả các đợt điều tra Việc số ca bệnh sốt rét gia tăng đột ngột tại Pa Ủ [25], song véc tơ chính là loài An minimus chỉ bắt gặp với số lƣợng cá thể rất nhỏ, trong khi đó véc tơ phụ An maculatus lại bắt gặp với số lƣợng rất lớn

Do đó, chúng ta cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để dánh giá vai trò truyền bệnh sốt rét của hai loài trên tại khu vực nghiên cứu

Một số nghiên cứu về muỗi sốt rét tại một số nước Đông Nam Á, cụ thể là tại Thailand, Indonesia, Malaysia và Philippines đã cho thấy An maculatus là một trong các véc tơ truyền bệnh sốt rét chính gây bệnh sốt rét tại các nước này [44] Các nghiên cứu này cũng cho thấy tập tính đốt mồi của An maculatus là đốt cả người lẫn động vật ngoài nhà, trong thời gian từ xẩm tối đến nửa đêm, với mật độ lớn và dày ở dọc biên giới với Myanmar và Thailand Tỉ lệ thoa trùng trong An maculatus tại các khu vực này biến động từ 0,1% tới 3,1% Tuy nhiên, tại Việt Nam thì An maculatus có xu hướng ái tính với động vật hơn, cũng như tỉ lệ thoa trùng trong các nghiên cứu này chỉ trong khoảng 0,002% đến 0,28% [44] Việc loài An maculatus có số lượng bắt gặp vượt trội có thể do sự biến đổi môi trường từ các hoạt động khai thác phá rừng làm rẫy của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển, cũng nhƣ cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá vai trò truyền bệnh của các loài Anopheles có mặt tại đây

Ngoài ra, trong bảng thành phần loài, ta cũng thấy rằng An philippinensis là loài có số lƣợng thu thập đƣợc lớn thứ 2 với 834 cá thể, chiếm 15,97% Đây là loài véc tơ phụ phổ biển ở một số nước khu vực Tây Nam Á, như Ân Độ, Bengal

An philippinensis sinh sản và phát triển ở nơi có nước chảy chậm và thực vật phát triển tốt Chúng trú đậu và đốt mồi ở trong nhà và trong khu vực chuồng gia súc, đốt cả người và động vật, nhưng thích đốt máu trên gia súc hơn Dù rằng vai trò của chúng ở Việt Nam nói riêng cũng nhƣ một số khu vực khác nói chung trong việc lan

29 truyền sốt rét là không đáng kể, nhƣng với số lƣợng lớn thu thập đƣợc tại điểm nghiên cứu thì đây cũng là loài cần để ý tới

Kết quả điều tra thành phần loài, mật độ sử dụng 4 phương pháp thập (mồi người trong nhà đêm, mồi người ngoài nhà đêm, soi chuồng gia súc đêm, soi trong nhà ngày) qua 4 đợt điều tra đƣợc trình bày theo Bảng 2

Bảng 2 Mật độ muỗi Anopheles tại xã Pa Ủ qua 4 đợt điều tra

Con/người/đêm Con/người/đêm Con/giờ/người Con/nhà S.lƣợng M.độ S.lƣợng M.độ S.lƣợng M.độ S.lƣợng M.độ

M.N.T.N.Đ:Mồi người trong nhà đêm;M.N.N.N.Đ:Mồi người ngoài nhà đêm

S.C.G.S.Đ: Soi chuồng gia súc đêm; S.T.N.N: Soi trong nhà ngày

Về thành phần và mật độ muỗi, trong 4 đợt điều tra trong các năm 2020-2021 tại xã Pa Ủ, đã xác định trong số 10 loài muỗi Anopheles, có 3 loài là An maculatus, An philippinensis và An sinensis đều bắt gặp trong cả 4 đợt điều tra, với mật độ tương ứng là 28,5-10,41-0,5 (5/2020); 13,83-9,78-3,47 (10/2020); 23,9- 2,74-0,67 (7/2021); 37,6-0,5-0,66 (10/2021) bằng phương pháp soi chuồng gia súc đêm Loài An vagus thì bắt gặp trong 3 đợt điều tra tháng 5 năm 2020, tháng 7 và tháng 10 năm 2021 Loài An minimus thì chỉ bắt gặp trong 2 lần điều tra vào tháng 5/2020 và tháng 10 năm 2021

Kết quả cũng cho thấy mật độ muỗi Anopheles cao nhất tại soi chuồng gia súc ban đêm Trong đó nổi bật nhất là An maculatus với mật độ lớn nhất với mật độ lần lƣợt qua các đợt điều tra là 28,5 (đợt tháng 5/2020), 13,83 (tháng 10/2020), 23,9 (tháng 7/2021) và 37,6 (tháng 10/2021) Đây cũng là loài đã bắt gặp bằng tất cả 4 phương pháp điều tra Còn An minimus, loài được coi là véc tơ chính ở Việt Nam, chỉ bắt gặp với số lượng ít, chủ yếu bằng phương pháp soi chuồng gia súc đêm

Thành phần loài Anopheles tại xã Pa Ủ tương đối đa dạng, với sự có mặt của cả véc tơ chính truyền bệnh sốt rét tại Việt Nam là An minimus cũng nhƣ các loài véc tơ phụ khác, đặt biệt là sự là loài An maculatus chiếm ƣu thế về số lƣợng và mật độ Điều này có thể là do địa hình của xã Pa Ủ có độ cao lớn, nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp để các loài muỗi Anopheles phát triển Đặc biệt hệ thống suối chảy ở

Pa Ủ rất phong phú, có nhiều con sông con suối nước trong chảy mạnh nhưng có nhiều các vũng nước lặng ven bờ, là sinh cảnh cực kỳ thích hợp cho các loài muỗi

Qua bảng thống kê, ta cũng thấy số lƣợng và thành phần loài ở mỗi đợt nghiên cứu theo mỗi năm khác nhau Với năm 2020 số lƣợng và thành phần loài điều tra trong tháng 5 nhiều và phong phú hơn tháng 10, tuy nhiên đến năm 2021, thì số lƣợng và thành phần loài điều tra trong tháng 10 lại nhiều hơn tháng 7

Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất của một số loài véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra đã cho thấy sự vƣợt trội về số lƣợng và mật độ của muỗi An maculatus tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trong cả 2 đợt điều tra năm

2020 Bên cạnh đó, loài muỗi An maculatus đƣợc xem là véc tơ phụ quan trọng tại Việt Nam, trong khi mật độ của An.minimus (đƣợc coi là véc tơ chính tại Việt Nam) lại rất thấp tại khu vực nghiên cứu Vì vậy, An maculatus tại khu vực nghiên cứu đã đƣợc chọn để đánh giá mức độ nhạy cảm của hóa chất diệt côn trùng, gồm 4 hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp là alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, permethrin và deltamethrin Đây là những hóa chất diệt muỗi đang đƣợc sử dụng trong phòng chống muỗi tại Việt Nam Thử nghiệm đã đƣợc tiến hành vào tháng 5 và tháng 10/2020 dựa theo số liệu điều tra thành phần loài mật độ mỗi đợt, kết quả được thể hiện qua Bảng 3 và 4 dưới đây

Bảng 3 Kết quả thử nhạy cảm của muỗi An maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã Pa Ủ tháng 5/2020

Hóa chất thử Số muỗi thử Số muỗi ngã sau 60 phút

Số muỗi chết sau 24 giờ

Tỷ lệ chết (%) Đối chứng 50 0 0 0

Bảng 4 Kết quả thử nhạy cảm của muỗi An maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã Pa Ủ tháng 10/2020

Hóa chất thử Số muỗi thử Số muỗi ngã sau 60 phút Số muỗi chết sau 24 giờ Tỷ lệ chết

Trong năm 2021, nghiên cứu chỉ đánh giá lại mức độ nhạy cảm với một số loại hóa chất nhóm pyrethroid với 3 hóa chất là alphacypermethrin, lambdacyhalothrin và deltamethrin trong đợt tháng 7 và alphacypermethrin trong đợt tháng 10, đã và đang đƣợc dùng trong phòng chống muỗi truyền sốt rét tại xã Pa Ủ để xác định lại tính kháng hóa chất của muỗi tại khu vực nghiên cứu Và loài An maculatus cũng là loài chiếm ƣu thế trong 2 đợt điều tra năm 2021 nên vẫn là loài đƣợc chọn để thử độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng, đƣợc thể hiện qua Bảng

5 và 6 Số liệu thử của cả 4 đợt đƣợc thể hiện qua Hình 3

Bảng 5 Kết quả thử nhạy cảm của An maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã

Hóa chất thử Số muỗi thử Số muỗi ngã sau 60 phút

Số muỗi chết sau 24 giờ

Tỷ lệ chết (%) Đối chứng 50 0 0 0

Bảng 6 Kết quả thử nhạy cảm của An maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã

Hóa chất thử Số muỗi thử Số muỗi ngã sau 60 phút Số muỗi chết sau 24 giờ Tỷ lệ chết

Số muỗi thử Tỷ lệ chết (%)

Số muỗi thử Tỷ lệ chết (%)

Hình 3 Kết quả thử nhạy cảm của An maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã

Pa Ủ qua 4 đợt điều tra

Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm với 4 hóa chất diệt côn trùng (gồm alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, permethrin và deltamethrin) cho thấy muỗi

An maculatus tại khu vực nghiên cứu đều vẫn nhạy cảm với các hóa chất thử nghiệm nhóm pyrethroid với tỷ lệ muỗi chết trong thử sinh học 99-100% Do vậy, việc sử dụng các hóa chất kể trên trong việc phòng chống muỗi truyền sốt rét ở xã

Pa Ủ vẫn còn thích hợp

Khi so sánh với các kết quả thử nhạy cảm của An maculatus theo báo cáo điều tra côn trùng của các năm gần đây cho thấy, loài muỗi An maculatus ở các khu vực miền núi phía Bắc nói chung và ở Lai Châu nói riêng đều vẫn còn nhạy cảm với

100 Đối chứng Alpha Đối chứng Lambd Đối chứng Delta

Số muỗi thử Tỷ lệ chết (%)

Số muỗi thử Tỷ lệ chết (%)

36 các hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid, điển hình nhƣ ở Bắc Kan

(2018), Điện Biên (2020) và một số xã huyện khác của Lai Châu với tỉ lệ chết từ 99-100% Tương tự với An philippinensis được điều tra ở các điểm trên cũng còn nhạy cảm với hóa chết diệt côn trùng Tuy nhiên, một số loài véc tơ phụ khác ở khu vực này nhƣ An sinensis, An vagus khi điều tra đều cho kết quả đã kháng hóa chất với tỉ lệ chết dưới 80%

Trong một số nghiên cứu trước đây đánh giá mức độ kháng hóa chất của An maculatus, ví dụ nhƣ nghiên cứu của Vũ Đức Chính (2011), thì trong số 5 điểm thử sinh học với các hóa chất đã xác định đƣợc 1 điểm có An maculatus đã kháng alphacypermethrin (ở tỉnh Bình Định) và 2 điểm có thể kháng alphacypermethrin (Phú Yên và Đắk Nông); 4 điểm có An maculatus kháng lambdacyhalothrin (Bình Định, Phú Yên, Gia Lai); 1 điểm có An maculatus kháng deltamethrin (Phú Yên)

[3] Còn trong nghiên cứu của Hồ Viết Hiếu và Nguyễn Thị Duyên (2015), khi các tác giả thử nghiệm muỗi An maculatus tại bốn địa phương thuộc khu vực miền

Trung và Tây Nguyên với 2 loại hóa chất diệt côn trùng là alphacypermethrin và lambdacyhalothrin thì cho kết quả là An maculatus tăng sức chịu đựng đối với hóa chất alphacypermethrin và kháng với hóa chất lambdacyhalothrin tại Bình Định; kháng với cả hai loại hóa chất tại Đắk Lắk, kháng với hóa chất Alphacypermethrin và tăng sức chịu đựng với hóa chất lambdacyhalothrin tại Phú Yên, tăng sức chịu đựng đối với hóa chất alphacypermethrin và đã kháng lại hóa chất lambdacyhalothrin tại Quảng Trị [9] Việc kháng hóa chất đối với loài An maculatus đã xuất hiện ở các khu vực khác đã nghiên cứu trước đây cho thấy chúng ta cần phải theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng hóa chất cũng nhƣ tác động của chúng đối với các loài muỗi Anopheles tại Lai Châu nói chung và xã Pa Ủ nói riêng, để kịp thời đưa ra các phương án điều chỉnh biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét thích hợp.

Đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng với véc tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu

tơ sốt rét tại khu vực nghiên cứu

Nhằm đánh giá hiệu lực biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt véc tơ sốt rét tại xã Pa Ủ trong năm 2020, được địa phương triển khai theo kế hoạch (cụ thể là Fendona 10SC với hoạt chất là alphacypermetrhrin, phun tồn lưu trên tường vách

37 với liều chỉ định của chương trình quốc gia phòng chống sốt rét là 30mg/m 2 ) thì An maculatus, là loài có số lƣợng và mật độ lớn nhất trong các đợt điều tra, đã đƣợc chọn để đánh giá hiệu lực tồn lưu trên 2 loại tường vách gỗ và tre nứa, là 2 loại tường vách chiếm đa số tại bản Hà Xi Thời điểm đánh giá là sau khi tường vách đƣợc phun hóa chất 7 ngày Số lƣợng nhà đƣợc thử nghiệm là 12 nhà trong đó có 5 nhà tưởng tre nứa, 7 nhà tường gỗ Nghiên cứu được tiến hành trong các đợt tháng 5/ 2020 dựa trên số liệu điều tra thành phần loài và mật độ đã điều tra trong cùng đợt Kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 7

Bảng 7 Kết quả thử sinh học của An maculatus trên tường vách tại bản Hà Xi, xã

Nhà Loại tường Số muỗi thử Số ngã sau

Tỷ lệ % muỗi chết sau 24 giờ Đối chứng 50 0 0 0

Kết quả đánh giá hiệu lực diệt muỗi của hóa chất phun trên 2 loại tường vách đƣợc phun sau 7 ngày tại bản Hà Xi, xã Pa Ủ cho thấy: Trong số 12 nhà đƣợc đánh giá có 6/12 nhà (chiếm 50% số nhà điều tra) cho kết quả thử nghiệm hiệu lực diệt muỗi của hóa chất tốt với tỷ lệ muỗi chết trên 78%; 4/12 nhà (chiếm 33% số nhà điều tra) cho kết quả hiệu lực diệt muỗi không đạt với tỷ lệ muỗi chết từ 6-30% và 2/12 nhà (chiếm 16,7% số nhà điều tra) không có hiệu lực diệt muỗi với tỷ lệ muỗi chết 0% Nguyên nhân 6 nhà hiệu lực diệt muỗi không đạt có thể do kỹ thuật pha chế, phun tẩm hóa chất (việc phun do cán bộ địa phương tiến hành), cũng như do trong quá trình mƣa nắng, các căn nhà không đƣợc che kín dẫn đến bị rửa trôi hóa chất Và với tỉ lệ phun đạt thấp nhƣ vậy, nếu xét trên toàn thôn hoặc rộng hơn là trên toàn xã chỉ có 50% số lƣợng nhà dân đƣợc bảo vệ với hóa chất thì khi xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng thì người dân sẽ không được bảo vệ hoàn toàn trước sự tấn công đốt mồi của các véc tơ Anopheles, dẫn đến nguy cơ gia tăng các ca bệnh trong xã tạo thành dịch Kết quả đánh giá này cũng là căn cứ để từ đó giúp địa phương cải thiện chất lượng quá trình phun tồn lưu

Trong đợt điều tra năm 2021, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu diệt muỗi của hóa chất Fendona 10SC phun tồn lưu sau 3 tháng đối với loài véc tơ sốt rét chính là muối An minimus Do số lƣợng An minimus thu đƣợc tại thực địa là thấp, không đủ cho thử nghiệm đánh giá hiệu lực, là chủng An minimus phòng thí nghiệm là chủng nhạy với hóa chất phun, đã đƣợc sử dụng Mặc dù loài An minimus không chiếm ƣu thế tại khu vực nghiên cứu, việc đánh giá độ nhạy cảm của loài này với hóa chất tại thực địa vẫn cần thiết vì đây vẫn đƣợc coi là véc tơ sốt rét chính tại Việt Nam Trong năm 2021, do có sự tài trợ của một số tổ chức nên trong khu vực nghiên cứu một số nhà vách gỗ và tre nứa đƣợc thay mới bằng vách nhựa nên đánh giá hiệu diệt muỗi của hóa chất Fendona 10SC phun tồn lưu sau 3 tháng trên 2 loại tường vách là tường vách gỗ và tường vách nhựa Cụ thể chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với

11 nhà trong đó 5 nhà loại vách nhựa, 6 nhà loại tường gỗ tại bản Nhú Ma Kết quả được trình bày trong Bảng 8 Kết quả thử sinh học trên tường vách của xã Pa Ủ qua từng năm đƣợc thể hiện qua Hình 4

Bảng 8 Kết quả thử sinh học của An minimus trên tường vách tại bản Nhú Ma, xã

Nhà Loại tường Số muỗi thử Số ngã sau

Tỉ lệ % muỗi chết sau 24 giờ Đối chứng 50 0 0 0

Kết quả đánh giá hiệu lực diệt muỗi của hóa chất Fendona 10SC phun trên 2 loại tường vách được phun sau 3 tháng tại bản Nhú Ma, xã Pa Ủ cho thấy: Cả 6 nhà tường gỗ đều cho kết quả thử nghiệm hiệu lực diệt muỗi của hóa chất với tỷ lệ muỗi chết trên 50%; trong đó 5/6 nhà gỗ có tỷ lệ muỗi chết trên 80% Tỷ lệ muỗi chết trung bình của loại tường vách gỗ là 80% sau 3 tháng Trong 5 nhà tường nhựa đánh giá 4/5 nhà cho hiệu lực diệt muỗi cử hóa chất Fendona 10SC phun tồn lưu trên tường đạt trên 50%, 1 nhà cho hiệu lực dưới hơn 50% Hiệu lực diệt muỗi trung bình của hóa chất Fendona 10SC phun tồn lưu trên tường nhựa là 54% Như vậy, sau 3 tháng phun hóa chất, hiệu lực của hóa chất Fendona 10SC trên 2 loại tường vách tại tại bản Nhú Ma, xã Pa Ủ vẫn còn hiệu lực.

Hình 4 Biều đồ thể hiện kết quả thử sinh học trên tường vách tại xã Pa Ủ

Khi so sánh kết quả đánh giá của 2 đợt, chúng ta có thể thấy đƣợc kết quả của năm 2021 có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2020 ( tỉ lệ chết trên vách gỗ là 80 ở năm 2021 so với 59 ở năm 2020) Và từ tường vách tre nứa với tỉ lệ chết không đạt là 36 năm 2020 đã được cải thiện lên đến trên 50 ở tường vách nhựa năm 2021, cho thấy chất lượng phun tồn lưu tại khu vực nghiên cứu đã có tiến bộ sau những đánh giá về chất lƣợng phun của đợt tháng 5/2020 Việc đánh giá kết quả của 2 đợt này tuy ở 2 thời điểm cách nhau trong năm (tháng 5 với tháng 7) nhƣng vẫn trong thời gian khuyến cáo của WHO Bởi hóa chất phun tồn lưu đạt tiêu chuẩn của WHO phải đạt tối thiểu 3 tháng nên việc đánh giá có thể ở các thời điểm bất kỳ trong vòng

36 Đối chứng Gỗ Đối chứng Tre nứa

Số muỗi thử Tỷ lệ % muỗi chết sau 24 giờ

54 Đối chứng Gỗ Đối chứng Nhựa

Số muỗi thử Tỷ lệ % muỗi chết sau 24 giờ

3 tháng [44] Theo quy trình thử tồn lưu của WHO, phun tồn lưu có hiệu lực tối thiểu 3 tháng là đạt Và các đợt thử đƣợc tiến hành sau khi phun từ 1 tuần, 2 tuần, kéo dài đến dưới 3 tháng Dù thời điểm hóa chất có hiệu lực lớn nhất là 7 ngày nhưng khi đánh giá hiệu lực tồn lưu vào bất kỳ thời điểm nào dưới 3 tháng thì kết quả đều đƣợc tính Và nhƣ vậy với 2 thời điểm đánh giá trên dù chênh nhau 2 tháng tại mỗi năm nhƣng vẫn trong khoảng thời gian 3 tháng khuyến cáo của WHO nên có giá trị để đánh giá và so sánh

Tháng 10 năm 2021, chúng tôi lại tiến hành đánh giá lại hiệu lực diệt muỗi của hóa chất Fendona 10SC phun trên tường gỗ sau 7 ngày, do có sự gia tăng trong các ca bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu, với loài muỗi An maculatus là loài có mật độ điều tra cao nhất Qua quá trình điều tra tại các thôn, chúng tôi nhận thấy nhà tường gỗ chiếm phần lớn số lượng nhà trong các thôn (nhà tường gỗ là nhà có vách là các tấm gỗ khổi hình chữ nhật xếp cạnh nhau, khác với nhà vách nứa là các tấm phên đƣợc đan bằng tre nứa, có độ dày mỏng hơn và bề mặt thƣa hơn), nên quyết định đánh giá việc phun tồn lưu trên cùng một loại tường vách nhằm so sánh chất lƣợng phun tẩm ở từng thôn Nghiên cứu đƣợc tiến hành với 4 địa điểm ở 4 bản thuộc xã Pa Ủ, đƣợc thể hiện trong Bảng 9 và Hình 5

Bảng 9 Kết quả thử sinh học của An maculatus trên tường vách gỗ tại xã Pa Ủ tháng 10/2021

Nhà Loại tường Số muỗi thử Số ngã sau

Tỉ lệ % muỗi chết sau 24 giờ Bản Tân Biên

Hình 5 Kết quả thử sinh học của An maculatus trên tường vách gỗ tại các bản thuộc xã Pa Ủ tháng 10/2021 Kết quả đánh giá hiệu lực hóa chất phun trên tường vách sau 7 ngày phun hóa chất Fendona 10 SC tại 04 bản thuộc xã Pa Ủ, thử hiệu lực diệt với muỗi An maculatus, cho tỷ lệ muỗi chết trung bình sau 24 giờ thử là 87-93% với tường gỗ

Như vậy, hiệu lực hóa chất Fendona 10SC phun tồn lưu tại xã Pa Ủ trên loại tường vách gỗ còn tốt với tỷ lệ muỗi chết trên 83%

Có thể thấy hóa chất Fendona 10SC đƣợc sử dụng trong công tác phòng chống muỗi truyền sốt rét vẫn còn hiệu lực với véc tơ tại điểm nghiên cứu, mà điển hình là An maculatus, cũng nhƣ tác dụng của hóa chất sau thời gian phun tẩm vẫn còn hiệu lực Qua trình phun tồn lưu cũng đã được theo dõi sát sao và cải thiện sau khi có những đánh giá đợt đầu tháng 5 năm 2020, dẫn đến chất lƣợng phun tẩm trong năm 2021 đã tốt hơn Đối chiếu với một số kết quả thử tồn lưu tại các khu vực khác theo báo cáo Côn trùng của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ƣơng trên cùng một loại tường vách gỗ với hóa chất Fendona 10SC như ở Cao Bẳng với An.kochi, Hà Giang với An jeyporiensis, Lào Cai với An maculatus (2019), Quảng Trị với An

Số muỗi thử Tỉ lệ % muỗi chết sau 24 giờ

44 maculatus (2020) cho thấy: năm 2019 khi đánh giá hóa chất tồn lưu trên tường vách gỗ tại các điểm trên thì tỉ lệ chết đều không đạt với 9% ở Cao Bằng, 14% ở Hà Giang và 11% ở Lào Cai Nguyên nhân là tại thời điểm đánh giá cách thời điểm phun tồn lưu là trên 5 tháng vậy nên hiệu lực tồn lưu của hóa chất trên các tường vách trên không còn đạt Còn trong năm 2020, khi đánh giá tồn lưu tại Quảng Trị thì khi thời gian đánh giá hiệu lực cách thời điểm phun là 40 ngày thì tỉ lệ chết đạt 97% nhưng sau 5 tháng thì tỉ lệ chết giảm còn dưới 50% Qua đó có thể thấy muốn duy trì hiệu lực phòng chống sốt rét tại 1 điểm thì cần phải tiến hành phun theo khuyến cáo của WHO, kết hơp với việc theo dõi sát sao tác động của hóa chất đối với các loài véc tơ trong khu vực để có đánh giá và can thiệp kịp thời

Bên cạnh việc thử nghiệm đánh giá hiệu lực hóa chất phun với muỗi, chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn người dân ở các thôn được chỉ định phun,về tỉ lệ phun hóa chất trong các thôn Kết quả tỉ lệ phun hóa chất của một số thôn trong xã

Pa Ủ đƣợc thể hiện trong Bảng 10

Bảng 70 Tỉ lệ (%) nhà được phun hóa chất tồn lưu tại xã Pa Ủ tháng 10/2021

Thôn Số nhà điều tra

Nhà đƣợc phun hóa chất

Nhà không đƣợc phun hóa chất

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

Kết quả cho thấy tỉ lệ phun trong các thôn bản rất cao, hầu nhƣ đạt 100% trong cả 4 đợt điều tra ở 4 bản trong xã Cho thấy người dân chấp nhận biện pháp phun tẩm mà không có phản đổi hoặc cảm thấy khó chịu với biện pháp này Với 2 nhà không phun hóa chất ở Nhú Ma, khi được phỏng vấn thì là do người trong nhà

2 hộ này đi làm xa, không có mặt ở nhà trong đợt phun nên không đƣợc phun tẩm

Trong quá trình phỏng vấn người dân về tỉ lệ phun tẩm, chúng tôi còn thu thập thêm các chỉ số về phòng chống sốt rét, biểu hiện trong Bảng 11

Bảng 11 Một số chỉ số trong công tác phòng chống sốt rét tại xã Pa Ủ, huyện

Mường Tè, tỉnh Lai Châu tháng 10/2021

TT Các chỉ số điều tra Thôn đƣợc phun

Thăm Pa Pa Ủ Nhú Ma Tân Biên

1 Tỉ lệ màn bình quân

2 Tỉ lệ người dân ngủ màn thường xuyên 17% 12% 28% 25%

3 Tỷ lệ hộ ngủ rẫy 79% 52% 33% 38%

4 Tỉ lệ hộ ngủ rừng 0% 35% 0% 13%

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Lê Xuân Hợi, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Thị Hương Bình (2006), “Phân bố Anopheles và véc tơ sốt rét tại một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng giai đoạn 2001 – 2005, NXB Y học Hà Nội, tr. 322 – 337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bố "Anopheles" và véc tơ sốt rét tại một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam”, "Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng giai đoạn 2001 – 2005
Tác giả: Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Lê Xuân Hợi, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Thị Hương Bình
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 2006
2. Vũ Đức Chính, Trần Thanh Dương, Hồ Đình Trung, Bùi Lê Duy, Nguyễn Xuân Quang (2014), “Phân bố của véc tơ sốt rét và mức nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất diệt côn trùng tại Việt Nam, giai đoạn 2003-2012”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, 4, Tr.56-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bố của véc tơ sốt rét và mức nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất diệt côn trùng tại Việt Nam, giai đoạn 2003-2012”, "Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tác giả: Vũ Đức Chính, Trần Thanh Dương, Hồ Đình Trung, Bùi Lê Duy, Nguyễn Xuân Quang
Năm: 2014
3. Vũ Đức Chính (2011), “Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của các véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tầm hóa chất với Anopheles epiroticus đã khàng hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam”, luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của các véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tầm hóa chất với Anopheles epiroticus đã khàng hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Đức Chính
Năm: 2011
4. Trương Văn Có (1996), Muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae) ở Trung Trung bộ và Tây nguyên trong quá trình phòng chống sốt rét giai đoạn 1976- 1995, Luận án phó tiến sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae) ở Trung Trung bộ và Tây nguyên trong quá trình phòng chống sốt rét giai đoạn 1976- 1995
Tác giả: Trương Văn Có
Năm: 1996
5. Trương Văn Có, Đoàn Đức Hùng, Nguyễn Thị Duyên (2006), “Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của véc-tơ bằng phương pháp ELISA tại một số vùng trọng điểm sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001 – 2006, Viện Sốt rét-KST- CT- Quy Nhơn, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 352 – 356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của véc-tơ bằng phương pháp ELISA tại một số vùng trọng điểm sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên” "Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001 – 2006
Tác giả: Trương Văn Có, Đoàn Đức Hùng, Nguyễn Thị Duyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2006
6. Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Xuân Quang, Triệu Nguyên Trung (2009), Diễn biến thành phần loài, tập tính sinh học, vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles và biện pháp phòng chống vector có hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán ngủ rẫy ở Bình Định, Báo cáo nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến thành phần loài, tập tính sinh học, vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles và biện pháp phòng chống vector có hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán ngủ rẫy ở Bình Định
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Xuân Quang, Triệu Nguyên Trung
Năm: 2009
7. Nguyễn Long Giang, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thƣợng Hiền (1996), “Phân bố muỗi Anopheles (Meigen 1818) ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam và độ nhạy cảm của chúng với hoá chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bố muỗi "Anopheles
Tác giả: Nguyễn Long Giang, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thƣợng Hiền
Năm: 1996
8. Nguyễn Sơn Hải, Ron P. Marchand, Nguyễn Thọ Viễn, Nguyễn Tuyên Quang, Vũ Việt Hƣng, Trần Đức Hinh, Phan Châu Do (2003), “Vai trò truyền bệnh sốt rét trong rừng sâu của An. dirus ở Khánh Phú”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 4, tr. 61 – 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò truyền bệnh sốt rét trong rừng sâu của "An. dirus" ở Khánh Phú”, "Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng
Tác giả: Nguyễn Sơn Hải, Ron P. Marchand, Nguyễn Thọ Viễn, Nguyễn Tuyên Quang, Vũ Việt Hƣng, Trần Đức Hinh, Phan Châu Do
Năm: 2003
9. Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Duyên (2015), “Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng nhóm Pyrethroides của nhóm loài muỗi Anopheles maculatus, Trung tâm Sinh học phân tử, Viện Nghiên cứu và Phát triển, Trường Đại học Duy Tân, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng, Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng nhóm Pyrethroides của nhóm loài muỗi "Anopheles maculatus
Tác giả: Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2015
10. Trần Đức Hinh (1996), Muỗi Anopheles Meigen 1818 (Diptera: Culicidae) ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ chuyên ngành Côn trùng học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muỗi Anopheles Meigen 1818 (Diptera: Culicidae) ở Việt Nam
Tác giả: Trần Đức Hinh
Năm: 1996
11. Lê Xuân Hợi (1995), Muỗi Anpheles Meigen 1818 trong quá trình phòng chống véc tơ ở vùng đồi núi có lưu hành bệnh sốt rét thuộc miền Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ chuyên nghành Côn trùng học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muỗi Anpheles Meigen 1818 trong quá trình phòng chống véc tơ ở vùng đồi núi có lưu hành bệnh sốt rét thuộc miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Hợi
Năm: 1995
12. Lê Xuân Hợi (1995), Muỗi Anpheles Meigen 1818 trong quá trình phòng chống véc-tơ ở vùng đồi núi có lưu hành bệnh sốt rét thuộc miền Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ chuyên ngành Côn trùng học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muỗi Anpheles Meigen 1818 trong quá trình phòng chống véc-tơ ở vùng đồi núi có lưu hành bệnh sốt rét thuộc miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Hợi
Năm: 1995
13. Lê Xuân Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Bệnh sốt rét và chiến lược phòng chống. Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, Nhà xuất bản Y học, tr. 134 – 152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh sốt rét và chiến lược phòng chống
Tác giả: Lê Xuân Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2010
14. Nguyễn Đức Mạnh (1988), Khu hệ muỗi Anopheles Meigen (Diptera: Culicidae) và vai trò truyền bệnh sốt rét của chúng ở Tây Nguyên, Luận Án phó tiến sĩ khoa học sinh học, trường Đại học tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu hệ muỗi Anopheles Meigen (Diptera: Culicidae) và vai trò truyền bệnh sốt rét của chúng ở Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Đức Mạnh
Năm: 1988
15. Nguyễn Tuyên Quang, Nguyễn Thọ Viễn, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Khắc Chinh, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Đình Lựu, Trần Đức Hinh, Nguyễn Hồng Sanh, Dương Công Liễu, Ngụy Quỳnh Giao &amp; Marchand R. P. (1996), “Muỗi truyền bệnh sốt rét ở xã Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa miền Trung Việt Nam”, Dự án Sốt rét Khánh Phú, NXB Y học Hà Nội, tr. 52 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muỗi truyền bệnh sốt rét ở xã Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa miền Trung Việt Nam”, "Dự án Sốt rét Khánh Phú
Tác giả: Nguyễn Tuyên Quang, Nguyễn Thọ Viễn, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Khắc Chinh, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Đình Lựu, Trần Đức Hinh, Nguyễn Hồng Sanh, Dương Công Liễu, Ngụy Quỳnh Giao &amp; Marchand R. P
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 1996
17. Lê Khánh Thuận (1975), „„Sơ bộ nhận xét đặc điểm sinh lý, sinh thái và vai trò dịch tễ muỗi Anopheles Nam Trường Sơn‟‟, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975, Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội, NXB Y học, tr. 121-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975, Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội
Tác giả: Lê Khánh Thuận
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1975
20. Vũ Thị Phan, Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Xuân Dinh, Nguyễn Thị Phúc (1975), „„Sự nhạy cảm với DDT của một số loài muỗi trong những năm 1972-1973‟‟, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975. Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội, NXB Y học, tr.127-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975. Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Phan, Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Xuân Dinh, Nguyễn Thị Phúc
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1975
22. Hồ Đình Trung (2005), “Vector sốt rét và biện pháp phòng chống”, Dịch tễ sốt rét và quản lý chương trình phòng chống sốt rét, Nxb Y học, tr. 111- 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vector sốt rét và biện pháp phòng chống”, "Dịch tễ sốt rét và quản lý chương trình phòng chống sốt rét
Tác giả: Hồ Đình Trung
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2005
23. Hồ Đình Trung, Wim Van Bortel, Tho Sochantha, Kalouna Keokenchanh, Lê Đình Công, Marc Cooseman (2002), “Hoạt động đốt mồi, tập tính trú đậu của vector sốt rét tại một số địa phương ở Đông Nam Á”, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét – KST – CTTƢ, Số 3/2002, tr. 47 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động đốt mồi, tập tính trú đậu của vector sốt rét tại một số địa phương ở Đông Nam Á”, "Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng
Tác giả: Hồ Đình Trung, Wim Van Bortel, Tho Sochantha, Kalouna Keokenchanh, Lê Đình Công, Marc Cooseman
Năm: 2002
24. Hồ Đình Trung, Vũ Đức Chính, Nguyễn Đình Lựu, Bùi Lê Duy, Trần Thị Huyền (2009), Đánh giá tác động của màn permanet 2.0 tới quần thể vec tơ sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng tại xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, Báo cáo kết quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của màn permanet 2.0 tới quần thể vec tơ sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng tại xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Tác giả: Hồ Đình Trung, Vũ Đức Chính, Nguyễn Đình Lựu, Bùi Lê Duy, Trần Thị Huyền
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bản đồ phân bố của 34 loài véc tơ chiếm ƣu thế trên thế giới[40]. - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 1. Bản đồ phân bố của 34 loài véc tơ chiếm ƣu thế trên thế giới[40] (Trang 14)
Hình 2. Vị trí khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 2. Vị trí khu vực nghiên cứu (Trang 27)
Bảng 1. Thành phần loài Anopheles ở xã Pa Ủ - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Bảng 1. Thành phần loài Anopheles ở xã Pa Ủ (Trang 34)
Bảng 2. Mật độ muỗi Anopheles tại  xã Pa Ủ qua 4 đợt điều tra - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Bảng 2. Mật độ muỗi Anopheles tại xã Pa Ủ qua 4 đợt điều tra (Trang 36)
Bảng 6. Kết quả thử nhạy cảm của An. maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Bảng 6. Kết quả thử nhạy cảm của An. maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã (Trang 41)
Hình 3. Kết quả thử nhạy cảm của An. maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 3. Kết quả thử nhạy cảm của An. maculatus với hóa chất diệt côn trùng tại xã (Trang 42)
Bảng 7. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách tại bản Hà Xi, xã - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Bảng 7. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách tại bản Hà Xi, xã (Trang 44)
Hình 4. Biều đồ thể hiện kết quả thử sinh học trên tường vách tại xã Pa Ủ - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 4. Biều đồ thể hiện kết quả thử sinh học trên tường vách tại xã Pa Ủ (Trang 47)
Bảng 9. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách gỗ tại xã Pa Ủ - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Bảng 9. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách gỗ tại xã Pa Ủ (Trang 49)
Hình 5. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách gỗ tại các bản - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 5. Kết quả thử sinh học của An. maculatus trên tường vách gỗ tại các bản (Trang 50)
Hình 1. Hình ảnh một số nhà dân trong thôn (nguồn: Nguyễn Trường An) - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 1. Hình ảnh một số nhà dân trong thôn (nguồn: Nguyễn Trường An) (Trang 61)
Hình 2: Hình ảnh nhà trên rẫy của người dân (nguồn: Nguyễn Trường An) - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 2 Hình ảnh nhà trên rẫy của người dân (nguồn: Nguyễn Trường An) (Trang 62)
Hình 3. Đường lên khu vực nhà rẫy (nguồn: Nguyễn Trường An) - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 3. Đường lên khu vực nhà rẫy (nguồn: Nguyễn Trường An) (Trang 62)
Hình 4: Đánh giá hiệu lực tồn lưu hóa chất trên tường vách tại nhà trong thôn - Nghiên cứu thành phần loài muỗi anopheles, Đánh giá Độ nhạy cảm với hoá chất của véc tơ sốt rét và hiệu lực của biện pháp phun tồn lưu chống véc tơ sốt rét tại xã pa Ủ, huyện mường tè, tỉnh lai châu
Hình 4 Đánh giá hiệu lực tồn lưu hóa chất trên tường vách tại nhà trong thôn (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w