Nghiên cứu tính bền vững của hoạt Động du lịch nông thôn tại xã quản bạ, huyện quản bạ, tỉnh hà giang
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Thế Anh, không sao chép các côngtrình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được côngbố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Bùi Đức Hoàng
Trang 4Đầu tiên học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đào ThếAnh đã trực tiếp định hướng, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trìnhnghiên cứu đề tài và thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo KhoaCác khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đãtruyền đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học viêntrong thời gian học tập cũng như khi hoàn thiện luận văn
Trong khuôn khổ của luận văn, điều kiện về thời gian hạn chế nên không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của các thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
1.1 Khái quát về du lịch nông thôn và tính bền vững trong phát triển du lịch 12
1.1.1 Du lịch nông thôn 12
1.1.2 Tính bền vững và phát triển bền vững 19
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn 22
1.2 Tổng quan tài liệu về Du lịch nông thôn 24
1.2.1 Trên thế giới 24
1.2.2 Tại Việt Nam 26
1.3.3 Hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 33
CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Cách tiếp cận 39
2.1.1 Tiếp cận hệ thống 39
2.1.2 Tiếp cận liên ngành 39
2.1.3 Tiếp cận phát triển du lịch bền vững 40
2.1.4 Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 40
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 41
2.2.3 Phương pháp đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn 42
2.3.4 Phương pháp đánh giá tính bền vững 45
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Hiện trạng của hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 47
3.2 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 55
Trang 63.2.1 Tính bền vững về kinh tế 55
3.2.2 Tính bền vững về Môi trường 60
3.2.3 Tính bền vững về Văn hóa - Xã hội 63
3.2.4 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 69
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xãQuản Bạ 73
3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững về Kinh tế 73
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững về Môi trường 74
3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững về Văn hóa - Xã hội 74
3.4 Định hướng phát triển nhằm đảm bảo tính bền vững của hoạt động du lịch nôngthôn tại xã Quản Bạ 75
3.4.1 Quan điểm 75
3.4.2 Định hướng 76
3.5 Đề xuất giải pháp đảm bảo tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xãQuản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 77
3.5.1 Giải pháp đảm bảo tính bền vững về Kinh tế 77
3.5.2 Giải pháp đảm bảo tính bền vững về Môi trường 81
3.5.3 Giải pháp đảm bảo tính bền vững về Văn hóa - Xã hội 82
3.5.4 Giải pháp liên kết phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn bền vững 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 01 1
PHỤ LỤC 02 7
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchDLCĐ Du lịch cộng đồng
DLNT Du lịch nông thônLVHDL Làng Văn hóa Du lịchPTBV Phát triển bền vữngUBND Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xãQuản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 44Bảng 2.2: Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ,huyện Quản Bạ (LSI) 46Bảng 3.1 Hoạt động trải nghiệm trong du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 53Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính bền vững của hoạt động DLNT tại xã Quản Bạ 69
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đặc điểm Du lịch nông thôn 16
Hình 1.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 32
Hình 1.3 Bảo tàng văn hóa thôn Nậm Đăm 34
Hình 1.4 Lễ hội văn hóa dân tộc bản địa tại thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ 37
Hình 2.1 Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình và khách du lịch tại khu vực nghiên cứu 42
Hình 2.2 Tính bền vững của hoạt động Du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 43
Hình 3.1 Doanh thu và số lượt khách của hoạt động du lịch nông thôn tại địa bànnghiên cứu giai đoạn 2016 -2019 49
Hình 3.2 Trải nghiệm du lịch thám hiểm không gian thiên nhiên 53
tại thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ 53
Hình 3.3 Mức thu nhập trung bình năm tại xã Quản Bạ giai đoạn 2016 - 2019 55
Hình 3.4 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ 56
Hình 3.5 Việc làm liên quan hoạt động du lịch nông thôn người dân tham gia 58
Hình 3.6 Dịch vụ lưu trú homestay tại xã Quản Bạ 58
Hình 3.7 Tỷ lệ hộ nghèo tại xã Quản Bạ giai đoạn 2016 - 2019 59
Hình 3.8 Tỷ lệ kinh tế hộ gia đình tại thôn Nậm Đăm 60
Hình 3.9 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch 60
Hình 3.10 Tỷ lệ chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường tại địa phương 61
Hình 3.11 Tỷ lệ số hộ có công trình vệ sinh khép kín, sạch sẽ 62
Hình 3.12 Mức độ hài lòng của du khách, người dân về vấn đề môi trường 63
Hình 3.13 Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch 64
Hình 3.14 Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch 64
Hình 3.15 Mức độ tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường tại làng 66
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Du lịch đang trở thành trụ cột kinh tế đối với nhiều quốc gia đang phát triển vàViệt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng không phải là trường hợp ngoại lệ.Không chỉ là ngành kinh tế quan trọng, du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn còn mangnội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao Du lịchkhông chỉ tạo ra nhiều việc làm, gia tăng thu nhập mà còn góp phần nâng cao dân trí,thay đổi nhận thức và hành vi của người dân theo hướng tích cực Nhận thức được ýnghĩa to lớn đó của du lịch, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch nhằm gópphần xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn (Luật Du lịch, 2017)
Hoạt động du lịch nông thôn ở Việt Nam trở thành điểm nhấn thu hút, thúc đẩytăng trưởng du khách đến tham quan Loại hình du lịch này đã và đang được triểnkhai tại nhiều địa phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), SuốiVoi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), làng Tả Phìn (Sa Pa), hồ Ba bể (Bắccạn, Vũ Linh (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La) Một số tour du lịch đã trở thànhthương hiệu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Hà Giang là một tỉnh nghèo ở miền núi phía bắc Việt Nam, cuộc sống người dânchủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhữngtiềm năng phong phú về khí hậu và đất đai; địa hình đồi núi trùng điệp, cao nguyên đávới nhiều hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới, hồ, sông, suối, các khu bảo tồn sinhthái Đa dạng sinh học và cây trồng ở Hà Giang phong phú như chè San Tuyết, ThảoQuả và nhiều cây trồng dược liệu khác Hà Giang còn là vùng đất đậm nét văn hóa của19 dân tộc bao gồm: người Mông, Tày, Dao, Nùng, Kinh… với sự đa dạng của phongtục, tập quán, đậm đà bản sắc truyền thống Đây là các tài nguyên du lịch quan trọngcủa tỉnh và là tiềm năng cho phát triển du lịch nông thôn Vì vậy, nếu được định hướngtập trung phát triển hiện đại nền nông nghiệp truyền thống, kết hợp với những quyhoạch ổn định cho dịch vụ “du lịch văn hóa nông thôn” sẽ giúp cho Hà Giang khôngnhững khai thác triệt để, tận dụng được các lợi thế cho nông nghiệp, mà còn giúp cảithiện đáng kể chất lượng đời sống của người nông dân Du lịch sẽ mang đến những giá
Trang 11trị vật chất giúp tỉnh Hà Giang và người dân tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá ĐồngVăn xóa đói giảm nghèo bền vững.
Với những tiềm năng lợi thế về bản sắc văn hóa truyền thống và huyện cửa ngõcủa Công viên Địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận - Cao nguyên đá ĐồngVăn, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ là điểm đến lý tưởng với nhiều điểm du lịch Nơiđây đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên với vẻ đẹp hoang sơ của giá trịđịa chất, địa mạo, cảnh quan kỳ thú… mỗi năm thu hút hàng nghìn du khách đến thamquan và khám phá Hoạt động du lịch nông thôn tại thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ,huyện Quản Bạ, đã và đang trở thành một điểm nhấn quan trọng của du lịch tỉnh HàGiang cũng như của vùng núi phía Đông Bắc đất nước Từ năm 2008, huyện Quản Bạđã bắt đầu tổ chức xây dựng mô hình du lịch cộng đồng - du lịch nông thôn tại thônNậm Đăm, xã Quản Bạ; năm 2011, UBND huyện ban hành Chương trình số 06/CTr-UBND ngày 12/5/2011 về Phát triển Du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thônmới trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2015 tập trung vào 10 thôn của 6 xã, thị trấntrên địa bàn huyện, trong đó có thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ Hoạt động du lịch nôngthôn tại vùng chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên, các điểm đến du lịch,… Người dânlàm du lịch vẫn theo bản năng, không có sự tính toán và đầu tư phù hợp Do đó, khôngcó sự thống nhất quản lý dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượngphục vụ không đảm bảo, xung đột tranh giành khách hàng, gây nhiều hệ lụy khôngtốt, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và ô nhiễm môi trường, tài nguyêndu lịch có xu hướng bị cạn kiệt
Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính bền vững
của hoạt dộng du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”
làm đề tài luận văn thạc sĩ là cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa cả về mặt khoa học vàthực tiễn nhằm phục vụ phát triển bền vững trong hoạt động du lịch nông thôn, đónggóp cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện Quản Bạ nói riêng, tỉnh HàGiang nói chung
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ, huyện QuảnBạ, tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên dulịch vì sự phát triển bền vững xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang
Trang 123 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tính bền vững hoạt động du lịchnông thôn nhằm xác định những nội dung cơ bản cần nghiên cứu trong đề tài
- Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ,tỉnh Hà Giang
- Nghiên cứu lựa chọn được các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịchnông thôn xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang
- Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn xã Quản Bạ, huyệnQuản Bạ, Hà Giang
- Đề xuất được một số giải pháp đảm bảo tính bền vững của hoạt động du lịchnông thôn xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếutố tác động đến tính bền vững của hoạt động DLNT xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, HàGiang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động du lịch nông thôn trên địa bàn xãQuản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Do quá trình nghiên cứu gặp nhiều hạn chếvề thời gian cũng như phạm vi thực hiện, đề tài tập trung nghiên cứu tại thôn NậmĐăm, là địa điểm thể hiện đầy đủ những đặc trưng của hoạt động du lịch nông thôn,đồng thời đảm bảo mục đích nghiên cứu này
- Về thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sáttại địa bàn nghiên cứu (05/2020);
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cho hoạtđộng và các vấn đề liên quan để đảm bảo tính bền vững hoạt động du lịch nông thôntại địa bàn nghiên cứu
Trang 135 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện trạng tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ, huyệnQuản Bạ, Hà Giang khá bền vững
Xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cần phải áp dụng thêm các giải phápđể đảm bảo tính bền vững du lịch nông thôn bao gồm cả giải pháp quản lý và kỹ thuậtnhằm đa dạng hoá các dịch vụ du lịch nông thôn, trong đó chú trọng đến các giải phápvề bảo vệ môi trường
6 Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứuChương 2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuChương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1.1 Khái quát về du lịch nông thôn và tính bền vững trong phát triển du lịch
1.1.1 Du lịch nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm du lịch nông thôn
DLNT được hình thành từ khá lâu trên thế giới và khai thác, phát triển mạnh mẽtại nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á như Pháp, Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,Thái Lan… từ cuối thế kỷ XIX và trở nên khá phổ biến từ những năm 1980 thế kỷ XX.Từ cuối thế kỷ XX đến nay, DLNT đã mở rộng và phát triển trên quy mô toàn cầu
Pháp là một trong những điển hình phát triển DLNT ở châu Âu, với những vùngnông thôn đẹp, yên bình và lãng mạn cuốn hút du khách Nhiều điểm DLNT trở thànhđiểm đến thú vị của các gia đình trong kỳ nghỉ, của sinh viên trong chương trình thựctế, thực tập, của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm…Ở Pháp có các mạng lưới DLNT như mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France),mạng lưới “Đón tiếp nông dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenueà la ferme) Nông dân tại địa phương muốn tham gia vào mạng lưới DLNT phải đăngký và được cấp phép Các mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểmtra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy địnhgiá thuê, phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng
DLNT cũng được quan tâm tại nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, NhậtBản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam…
Tại Trung Quốc, chính phủ đã có những chương trình DLNT nhằm xóa đói giảmnghèo từ năm 1990 qua các hình thức kinh doanh nhà nghỉ nông thôn, các dịch vụ tiếpđón (làm thuê) trong hộ kinh doanh DLNT, bán hàng nông thổ sản của mình…Chươngtrình DLNT đã và đang có những hiệu quả rõ trong việc xóa đói giảm nghèo tại vùng.Trung Quốc dự kiến đến năm 2020 sẽ xóa đói giảm nghèo cho khoảng 12 triệu ngườithông qua phát triển du lịch, hình thành 150.000 thôn làng đặc sắc du lịch nông thôn,hơn 3 triệu hộ kinh doanh du lịch nông thôn, lượng khách tiếp đón của du lịch nôngthôn đạt hơn 2 tỉ lượt du khách năm
Tại Nhật Bản, DLNT phát triển ở tất cả các vùng nông thôn, miền núi và vùngven biển gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Hình
Trang 15thức DLNT gồm: tham quan vãn cảnh nông thôn, nghỉ ngơi thư giãn tại các vùng nôngthôn, học tập nghiên cứu tại các vùng nông thôn Bên cạnh đó, du khách còn có thểtham gia các hoạt động câu cá, hái rau rừng, thưởng thức các sản phẩm đặc sắc, thamgia vào các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống của địa phương, gặp gỡ và giao lưuvới người dân địa phương Du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm các hoạt độngcanh tác, thu hái các sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản tại các vùng venbiển, các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng núi, rừng và các vùngnông thôn.
Tại Thái Lan, đến năm 2000, loại hình DLNT - du lịch nông nghiệp bước vàogiai đoạn phát triển mạnh, các cuộc vận động “mỗi làng một sản phẩm” góp phần làmđa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch nông thôn, tạo ra sức hút đối với khách dulịch Những hoạt động chủ yếu là tham quan các cơ sở, nông trang sản xuất nôngnghiệp, tham quan cảnh quan môi trường thiên nhiên, tham gia trải nghiệm các hoạtđộng canh tác, thu hái các sản phẩm nông nghiệp
Hàn Quốc thực hiện chương trình Quy hoạch vùng lãnh thổ quốc gia giai đoạn2000 đến 2020 cho việc phát triển các vùng nông thôn, quy hoạch các vùng nông thônnhư là không gian mới cho sản xuất, giải trí, sinh thái và mục đích cư trú cho tất cảmọi người trong khi môi trường tự nhiên vẫn được bảo tồn tốt Chính phủ Hàn Quốchy vọng DLNT như là một lực lượng kinh tế chính yếu để tái thiết nông thôn HànQuốc
Tại Việt Nam, DLNT tuy mới hình thành trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhưngmang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia ở một số làng quê tại Hà Nội, LàoCai, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Hội An… Các dịch vụ chủ yếu gồm: dịch vụhướng dẫn khách tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, trang trại,làng nghề; dịch vụ ẩm thực, chế biến các món ăn, đồ uống từ sản phẩm nông nghiệp,phục vụ ăn uống cho khách; dịch vụ lưu trú tại trang trại, nhà dân; dịch vụ cho thuêphương tiện vận chuyển tại điểm du lịch; bán hàng thủ công mỹ nghệ; tổ chức chokhách trải nghiệm các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của làng xã như: học làmnông nghiệp, dệt vải, làm hàng thủ công, nấu ăn ; hoặc quảng diễn cho khách xemcác nghề hủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian…
Trang 16Du lịch nông thôn (DLNT) có thể được xem là một hình thức của DLCĐ, tùytheo yếu tố văn hóa xã hội của mỗi vùng địa lý mà khái niệm DLNT được diễn giảitheo cách khác nhau Ở Phần Lan, DLNT được hiểu đơn giản là cung cấp chỗ ở haydịch vụ ăn uống ở khu vực nông thôn Ở Hy Lạp, DLNT là phục vụ chỗ ở và bữa ănsáng cho khách theo kiểu truyền thống và nguyên liệu chế biến do nhà nuôi trồng.Ngoài ra có dịch vụ phụ trợ là tổ chức những hoạt động văn hóa hay thư giãn cho dukhách Theo Bourdeau (2001), DLNT là tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khuvực nông thôn Theo Fiquet (1992), Du lịch nông thôn là tất cả các loại hình du lịchdiễn ra trong khu vực nông thôn, bao gồm du lịch trang trại, nhà nghỉ nông thôn, cáchoạt động du lịch ngoài trời, du lịch khám phá các thắng cảnh tự nhiên, văn hóa, ẩmthực địa phương,… Theo Bộ Du lịch Ấn Độ, DLNT là một hoạt động có tính chất đalạng, diễn ra ở những khu vực nằm bên ngoài vùng đô thị hóa cao (VIRI, 2012).DLNT có đặc trưng là quy mô kinh doanh nhỏ, hình thành trên những khu vực canhtác nông nghiệp, khu vực lâm nghiệp hay khu vực cảnh quan thiên nhiên (Mili, 2012).Khái niệm Du lịch nông thôn (rural tourism) dùng để chỉ các hoạt động du lịch diễn raở vùng nông thôn, do cư dân nông thôn tổ chức và điều hành, thông qua đó, giới thiệuvề cuộc sống nông thôn, hoạt động nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống cộngđồng cùng với những di sản văn hóa truyền thống của địa phương (Đào Thị HoàngMai, 2015) DLNT tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm đời sống nôngthôn thông qua những hoạt động gắn với nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnhquan nông thôn, phong tục tập quán và các di sản văn hóa bản địa.
Du lịch nông thôn có nhiều dạng hình khác nhau trên thế giới như du lịch sinhthái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hoá nông thôn, du lịch đón tiếp ở nông hộ, dulịch cộng đồng… Hơn nữa, các khái niệm như Du lịch cộng đồng, Du lịch nông thôn,Du lịch sinh thái,… không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng Thách thức lớnnhất đó là làm thế nào để xác định được tính đặc trưng của mỗi loại hình Tuy nhiênchúng có điểm chung là các hoạt động du lịch trong nông thôn để đảm bảo tính bềnvững cần phải được tổ chức bởi cộng đồng nông thôn Việc phân biệt và định nghĩacác loại hình du lịch nông thôn hay du lịch cộng đồng có liên quan đến việc hoạchđịnh các chính sách hỗ trợ đối với từng loại hình Sự mơ hồ về khái niệm dễ dẫn đếnsự chồng chéo và bất cập trong quản lý Đôi khi, nó còn có thể dẫn đến sự mâu thuẫnvề lợi ích trong cộng đồng (Đào Thị Hoàng Mai, 2015) Do đó, trong nhiều trường hợp,
Trang 17khi mà hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn nông thôn và do cộng đồng nông thônlàm chủ thể thì khái niệm du lịch nông thôn và du lịch cộng đồng được sử dụng chocùng một kiểu du lịch.
1.1.1.2 Đặc điểm du lịch nông thôn
DLNT là những hình thức du lịch trong đó cảnh quan nông thôn, hoạt động nôngnghiệp, sinh hoạt hàng ngày của người nông dân, nghề truyền thống,… là các tàinguyên du lịch vốn chưa được khai thác, giờ được sử dụng trong các hoạt động du lịch,giúp cho du khách được tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn
Theo Lane (1994), DLNT có các đặc điểm:- Được diễn ra ở những khu vực nông thôn;- Hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn vớiquy mô kinh doanh nhỏ, du khách được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giớithiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã;
- Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như các khuvực cư trú, thường có quy mô nhỏ (thôn, bản);
- Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương, phục vụ lợi ích lâu dài củadân cư trong làng xã và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương;
- Phát triển với nhiều loại hình du lịch khác nhau (du lịch sinh thái, du lịch nghỉdưỡng, du lịch trải nghiệm…), thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử,địa điểm của mỗi nông thôn
Đối với người dân nông thôn, đôi khi đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thườngngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp vớidu lịch thì có thể làm thành điều hấp dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố Dulịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ, và đóng vaitrò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn Đầu tư DLNT có thểđóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên du lịch ở địaphương như các công trình lịch sử, và các hoạt động truyền thống như lễ hội làng cóthể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch
Trang 18Hình 1.1 Đặc điểm Du lịch nông thôn
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2013)1.1.1.3 Các hình thức du lịch nông thôn
Do định nghĩa về DLNT rất khác nhau tùy theo đặc điểm môi trường, điều kiệnkinh tế, lịch sử,… cho nên các hình thức DLNT cũng rất đa dạng, và có thể giao thoavới các loại hình du lịch khác
Theo Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam (Tổng cục Dulịch, 2013), loại hình DLNT rất đa dạng do tài nguyên tại các khu vực nông thôn rấtphong phú Địa phương có thể vận dụng đặc trưng của từng khu vực nông thôn để hìnhthành các loại hình DLNT như:
Du lịch di sản: là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà
cổ, đình làng, miếu - đền,…) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của ngườixưa, để người bên ngoài có thể học tập, giao lưu Du khách được thăm thú và học tậpvề các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, cóhướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du khách đi thăm làng,… Mô hình điển hìnhnhư Làng Đường Lâm (Hà Nội)…;
Du lịch văn hóa: là du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật
truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng Du khách được tham quan cácbuổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyềnthống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ,… như Làng Bổ Dương (Hải Dương)…;
Trang 19Du lịch làng nghề truyền thống: là du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền
thống, nghề thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề gốm… có nguồn gốc từnông thôn Du khách được trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân,mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour tham quan nguồn gốc các sảnphẩm nghề truyền thống… như Làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh, Làng PhướcTích (Thừa Thiên Huế),…;
Du lịch cộng đồng: là du lịch với thú vui hòa mình vào cuộc sống và người dân
nông thôn, giao lưu với họ Du khách được trải nghiệm và giao lưu liên quan đến nghềtruyền thống, nghề nghiệp do người dân sinh sống trong làng kinh doanh, tour tiếp xúcđời sống nông thôn, tour vận dụng môi trường tự nhiên trong làng như Làng ThanhToàn (Thừa Thiên Huế)…;
Du lịch sinh thái: là du lịch vận dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan
sông nước, cây xanh, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn Du khách được tham giatour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, thăm và dùng thửtại các cơ sở chế biến trái cây… như ở Cái Bè (Tiền Giang)…;
Du lịch nông sinh học: là du lịch có các hoạt động nghề và cuộc sống tại các
nông thôn Mô hình gồm các chương trình trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, dùngthử nông sản, giao lưu với người dân làm nông nghiệp…;
Du lịch dân tộc thiểu số: là du lịch vận dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc
thiểu số Du khách tham gia có thể tự lý giải được đời sống của người dân tộc thiểu số,trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộcthiểu số như Làng dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam)…
Nhìn chung, để phát triển DLNT, địa phương cần vận dụng tính đặc sắc có ởtừng vùng nông thôn
Theo Đào Thế Tuấn và Nguyễn Xuân Hoản (2012), có 5 năm hình thức DLNT
gồm: Du lịch tự nhiên - mang tính giải trí; Du lịch văn hóa - quan tâm tới văn hóa, lịchsử và khảo cổ của địa phương; Du lịch sinh thái - quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợitự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương; Du lịch làng xã
- trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích
kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại; và Du lịch nông nghiệp - trong đó khách du
Trang 20lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không pháhoại, hay làm giảm năng suất cây trồng địa phương
1.1.1.4 Vai trò du lịch nông thôn
Du lịch được coi là ngành đem lại ngoại tệ, có thể góp phần cải thiện kinh tế địaphương và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Những năm gần đây, sốlượng khách du lịch nội địa hay quốc tế tăng lên đáng kể tại các điểm du lịch Nhữngngười ở thành thị có khả năng du lịch, thì nhu cầu trở về với cuộc sống tại các khu vựcnông thôn, trải nghiệm cuộc sống nông thôn là rất lớn Do vậy, những điểm đến dulịch không chỉ là các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh,… mà đã được mở rộng mộtcách đa dạng sang các vùng nông thôn, vùng núi lân cận và loại hình du lịch cũng đasắc thái tùy theo cá nhân, nhóm hay gia đình…
DLNT gắn liền với việc tạo ra nguồn thu nhập kinh tế mới cho khu vực nôngthôn, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.Ngoài ra, DLNT còn có thể đem lại nhiều lợi ích khác cho cộng đồng địa phương như:
Cải thiện chất lượng dịch vụ (cơ sở hạ tầng, y tế - sức khỏe, giáo dục…)
Việc hình thành và phát triển DLNT sẽ có thêm một số nguồn thu nhập mới, nhưcác nguồn phí được đóng vào ngân quỹ của cộng đồng, có thể giúp cải thiện chấtlượng cơ sở hạ tầng, giáo dục và sức khỏe cộng đồng tại vùng nông thôn Nguồn thu từhoạt động DLNT có thể được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống đường xá, vệ sinhcông cộng, cống rãnh thoát nước, trường học, trạm y tế, dịch vụ đi lại, sức khỏe vàgiáo dục có thể tốt hơn với người dân tại địa phương
Giúp cho hoạt động trao đổi văn hóa
Các khu vực nông thôn với văn hóa và truyền thống của mình luôn luôn là nhữngđiểm nhấn của các chuyến du lịch tới các khu vực nông thôn Các giá trị tự nhiên sẽđược tăng giá trị hấp dẫn với du khách nếu chúng gắn với văn hóa của cộng đồng địaphương tại đó Các cơ hội học hỏi văn hóa truyền thống sẽ được du khách đánh giá cao.Tuy nhiên, do thời gian và sự thay đổi trong xã hội hiện đại, nhiều di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể ở các khu vực nông thôn có thể bị mai một hoặc biến đổi Việc pháttriển DLNT giúp phục hồi và nâng cao các giá trị văn hóa, các ngành nghề truyềnthống Cùng lúc đó, người dân địa phương cũng cảm thấy giá trị tự tôn được nâng cao
Trang 21khi được quan tâm và tôn trọng của du khách về địa phương mình Ngược lại, cộngđồng địa phương cũng học hỏi từ du khách nhiều khía cạnh, ví du: văn hóa ứng xử, lốisống,…
Tuy nhiên, tại một số địa bàn nông thôn, người dân địa phương không hứng thúvới việc tiếp xúc và trao đổi văn hóa với khách du lịch Nhìn chung, sự thành công củacác chuyến DLNT phụ thuộc vào chính người dân địa phương trong việc họ có đượctrao quyền hoặc kiểm soát hoạt động du lịch
Giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn môi trường
Thông thường cộng đồng dân cư địa phương không nhận thấy được hết các giátrị môi trường xung quanh họ Điều này dễ hiểu bởi vì họ đã quá quen thuộc với cácgiá trị môi trường sống đó Khi có nhiều khách du lịch đến thăm và tìm hiểu về các giátrị môi trường đó, người dân dần cảm nhận, ý thức về giá trị môi trường sống tại địaphương Họ dần trở nên quan tâm bảo tồn môi trường sống và các giá trị môi trườngsống tại khu vực để thu hút nhiều hơn các du khách thông qua việc giữ gìn vệ sinh nhàcửa, xóm làng, phân loại và xử lý rác thải, chất thải đúng quy định; làm đẹp và tănggiá trị cảnh quan xung quanh khu vực sống…
Nhìn chung, sau nhiều năm hình thành và phát triển, DLNT ở Việt Nam chưathực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của quốc gia có truyền thống lâu đời sảnxuất nông nghiệp với nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa DLNT gần như tự phát, chưacó quy hoạch cụ thể cho từng địa phương, sản phẩm nghèo nàn, trùng lặp, thiếuchuyên nghiệp, chưa thu hút du khách Có thể nói, DLNT ở Việt Nam đang đối diệnvới nhiều thách thức DLNT tuy hứa hẹn đem lại nhiều tác động tích cực về kinh tế,văn hóa, xã hội và môi trường, nhưng nếu không có các biện pháp quản lý tốt ngay từđầu thì nó cũng dễ gây ra nhiều hệ lụy như tăng chi phí sinh hoạt, ô nhiễm và rác thải,gia tăng tội phạm, đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa… Vì vậycần có sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ quan quản lí nhà nước về du lịch
1.1.2 Tính bền vững và phát triển bền vững
Về khái niệm tính bền vững (sustainability), có thể nói không có định nghĩa
chung được thống nhất về ý nghĩa của tính bền vững Có nhiều quan điểm khác nhauvề nó là gì và nó có thể đạt được như thế nào Ý tưởng về tính bền vững bắt nguồn từkhái niệm PTBV đã trở thành ngôn ngữ chung tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất đầu
Trang 22tiên trên thế giới ở Rio vào năm 1992 Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”,
thuật ngữ tính bền vững được nhắc tới, trong đó nhấn mạnh việc phát triển nền kinh tếtoàn cầu cần đảm bảo duy trì những hệ sinh thái cốt lõi (Brundtland và Khalid, 1987).Tính bền vững thường được sử dụng trong tiếp cận và nghiên cứu liên ngành nhằmđánh giá khả năng duy trì, phát triển của một hệ thống nhất định hoặc tích hợp các hệthống Khái niệm về tính bền vững theo Đạo luật Chính sách Môi trường Mỹ, dựa trênmột nguyên tắc đơn giản: Mọi thứ chúng ta cần cho sự tồn tại, phát triển hạnh phúcphụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường tự nhiên của chúng ta Để theo đuổitính bền vững việc cần làm là tạo ra và duy trì các điều kiện mà con người và thiênnhiên có thể tồn tại trong sự hài hòa sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu của hiện tạivà mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của thế hệ tương lai (USEPA, 1969)
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) (Sustainable Development) được đưa ra
trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam, khoản 04 Điều 03 như sau:“PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khảnăng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòagiữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Tại Hội nghịthượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janero năm 1992,chúng ta xác định được 03 trụ cột chính của sự phát triển là phát triển kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường Cụ thể là phát triển kinh tế quan trọng nhất là tăngtrưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tích lũy và tính an toàn cũngnhư chất lượng của nền kinh tế Phát triển xã hội với mục tiêu quan trọng nhất là thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thất nghiệp,phát triển nguồn nhân lực hiện đại chất lượng cao Bảo vệ môi trường là khai thác tốiđa hiệu quả tài nguyên trên cơ sở hợp lý và không làm ảnh hưởng tiêu cực tới chấtlượng môi trường, bảo vệ tài nguyên và môi trường và cải thiện môi trường cho thế hệmai sau
Như vậy, PTBV đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường, trong khitính bền vững chú trọng đến duy trì các giá trị cốt lõi của 3 yếu tố tự nhiên – xã hội –con người
Khái niệm Du lịch cho đến nay đã được nhiều công trình nghiên cứu đưa ra, vớinhiều góc độ khác nhau Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Otawa, Canada
Trang 23môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gianít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích củachuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tớithăm” Theo UNWTO (2008): “Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tếđòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa điểm khác bênngoài khu vực sống thường ngày của họ cho mục đích cá nhân hoặc công việc Nhữngngười này được gọi là du khách (mà có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, ngườicư trú hoặc không cư trú) và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, một sốtrong đó có liên quan đến chi tiêu du lịch”.
Trên cơ sở định nghĩa về PTBV đã được nêu trong báo cáo “Tương lai chung củachúng ta” (WCED, 1987) và bổ sung tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liênhợp quốc tại Rio de Janerio, UNWTO (1992) đưa ra định nghĩa về du lịch bền vữngnhư sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhucầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việcbảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển hoạt động du lịch trong tươnglai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn cácnhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự vẹntoàn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗtrợ cho cuộc sống con người” Đến năm 2005, UNWTO đưa ra định nghĩa mới về dulịch bền vững, trong đó bổ sung một số nội dung về mục đích và yêu cầu mà du lịchbền vững cần hướng tới: “Du lịch bền vững, nói một cách đơn giản, là du lịch có suytính đầy đủ đến những ảnh hưởng kinh tế, xã hội và môi trường cả trong hiện tại vàtương lai, đến những nhu cầu của khách du lịch, của ngành du lịch, của môi trường vàcủa sự phát triển các cộng đồng”
Đến nay, một số định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được đưa ra trongnhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước Theo Phạm Trung Lương (2002): “Pháttriển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhânvăn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợiích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo cácnguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịchtrong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống củacộng đồng địa phương”
Trang 24Khái niệm tính bền vững của DLNT vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra TheoGiang Thị Huyền Thu (2016), tính bền vững của DLNT là các hoạt động du lịch nôngthôn phải đảm bảo được các đặc trưng của hệ sinh thái địa phương và các đặc trưngvăn hóa của cộng đồng địa phương như nghệ thuật, nghề thủ công, ẩm thực… Tínhbền vững của DLNT được thể hiện về dài hạn theo các yếu tố: (1) Tính bền vững vềsinh thái - chất lượng môi trường của địa điểm du lịch là yếu tố đầu tiên thu hút kháchdu lịch vì vậy cần tránh tối đa các tác động tiêu cực đến cảnh quan địa phương; (2)Tính bền vững về xã hội, văn hóa - các yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa địaphương cần được phát huy và các hoạt động làm biến dạng bản sắc địa phương cần hếtsức hạn chế; và (3) Tính bền vững về kinh tế - Các chi phí về xã hội và môi trường docác hoạt động du lịch không được cao hơn lợi nhuận về kinh tế do các hoat động nàymang lại, Phát triển được mạng lưới các tác nhân (hộ nông dân, doanh nghiệp) cóchiến lược du lịch chung, có điều phối tốt, chia sẻ lợi ích hài hòa, giảm chi phí, chia sẻtốt các kinh nghiệm, Vai trò chính sách của nhà nước tập trung vào đào tạo, hỗ trợthông tin thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ marketing.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch nông thôn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các bộ chỉ số bền vững trong pháttriển du lịch, trong đó một số bộ chỉ số hướng đến việc đánh giá chung về phát triển dulịch bền vững, số khác đưa ra các chỉ số bền vững trong từng loại hình hoặc lĩnh vựchoạt động của du lịch (như chỉ số bền vững trong hoạt động lữ hành, trong kinh doanhlưu trú, trong quản lý điểm đến, chỉ số bền vững cho một số loại hình du lịch cụ thể )có thể kể đến như:
Bộ chỉ số du lịch bền vững toàn cầu (GSTC, 2008) do Hội đồng du lịch toàn cầuxây dựng gồm 4 nhóm chỉ số là: (1) Quản lý bền vững, hiệu quả; (2) Gia tăng lợi íchkinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu các tác động tiêu cực; (3) Giatăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những tác động tiêu cực; và (4)Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực Bộ tiêuchuẩn nói trên đã đưa ra nhiều chỉ số khá chi tiết về du lịch bền vững
Song chưa đề cập nhiều đến các chỉ số đánh giá bền vững về kinh tế, các chỉ sốtuy chi tiết nhưng khó cụ thể hóa thành các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững, mộtsố chỉ số khó khả thi trong điều kiện các nước đang phát triển; nhiều tiêu chí không thể
Trang 25định lượng nên việc áp dụng để tính toán cho địa phương cấp tỉnh, với năng lực củacán bộ và các điều kiện thống kê còn hạn chế, là rất khó khăn.
Thước đo bền vững (Barometer of sustainability, 1996) gồm các chỉ số về phúc
lợi hệ sinh thái, môi trường và phúc lợi của con người kết hợp thành một chỉ số bềnvững Thang đo này được sử dụng đánh giá mức độ bền vững, tính bền vững ở nhiềulĩnh vực khác nhau
Trong nước, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra một số bộ tiêu chí đánhgiá về phát triển du lịch bền vững, tính bền vững của hoạt động du lịch ở các mức độcụ thể khác nhau như: Châu Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), Đào ThịNhung (2015), La Nữ Ánh Vân (2012), và Giang Thị Huyền Thu (2016), các tác giảđã xác định được bộ tiêu chí đánh giá có cơ sở và sử dụng thang đo khách quan, tuynhiên chỉ áp dụng thang đo đánh giá cho từng tiêu chí và kết luận được tính bền vữngcho từng tiêu chí đó Các nghiên cứu thường không sử dụng thang đo cụ thể để đolường mức độ bền vững mà chỉ dừng lại ở phân tích mô tả và đưa ra đánh giá dựa trênmột số tiêu chí để kết luận về tính bền vững
Bên cạnh đó, cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các bộ tiêu chíđánh giá các vấn đề liên quan đến mức độ bền vững được áp dụng rộng rãi trong lĩnhvực hoặc nhiều lĩnh vực khác như ở các cấp địa phương như: Bộ chỉ tiêu thống kêPTBV của Việt Nam (Quyết định số 622/2017/QĐ-TTg); Bộ chỉ tiêu giám sát và đánhgiá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 432/2011/QĐ-TTg); Bộ chỉtiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định số2157/2013/QĐ-TTg); Bộ 19 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 (Quyết định số 1980/2016/QĐ-TTg); Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bôngsen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú tại Việt Nam (Quyết định số1355/2012/QĐ-BVHTTDL); Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch (Quyết định số4640/2016/QĐ-BVHTTDL);…
Tại địa phương, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Tuyên bố Panhou về Xâydựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnhHà Giang tại Hội nghị triển khai xây dựng làng VHDL tiêu biểu gắn với xây dựngnông thôn mới tỉnh Hà Giang năm 2012 Hội nghị đã đưa ra 10 tiêu chí làm cơ sở đểcác huyện, thành phố tiến hành lựa chọn 01 làng mang đậm bản sắc của các dân tộc để
Trang 26đầu tư xây dựng thành làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.Đến nay, việc thực hiện theo Tuyên bố Panhou vẫn được đánh giá theo các năm, cácgiai đoạn tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã đăng ký.
Như vậy, đến nay vẫn chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá phát triểndu lịch bền vững, hay tính bền vững của hoạt động du lịch; cũng chưa có bộ tiêu chínào đưa ra đầy đủ các giá trị cụ thể cần được được trong mỗi nhóm tiêu chí khi đánhgiá về mức độ bền vững, tính bền vững của hoạt động du lịch, DLCĐ nói chung hayDLNT nói riêng
Tóm lại, du lịch nông thôn bền vững hay tính bền vững trong phát triển du lịchnông thôn được hiểu như sau: Phát triển du lịch nông thôn bền vững là hoạt động khaithác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nông thôn nhằm thỏa mãn các nhu cầuđa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫnđảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sựtoàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảovệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương
1.2 Tổng quan tài liệu về Du lịch nông thôn
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, hoạt động DLCĐ - du lịch nông thôn đã xuất hiện cùng với sự hìnhthành của ngành đường sắt ở châu Âu Tuy nhiên, cho mãi đến đầu thập kỷ 80 của thếkỷ XX, DLNT mới được xem là một loại hình du lịch và dần trở thành phổ biến ở hầuhết các quốc gia châu Âu như: Pháp, Hungary, Bungaria, Hà Lan, Đan Mạch, ThụyĐiển, v.v…
Nghiên cứu về du lịch bền vững hay DLCĐ nói chung, Du lịch nông thôn nóiriêng đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoàinước Một số công trình nghiên cứu du lịch bền vững, DLCĐ - Du lịch nông thôn trênthế giới như:
UNWTO đã nghiên cứu sự hiểu biết chung và cam kết của EU về phát triển dulịch bền vững; đồng thời khuyến nghị các giải pháp vận dụng để du lịch thực sự là mộtphương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cựcvề xã hội, văn hóa và môi trường Các nội dung của bộ sách hướng dẫn đã được thử
Trang 27nghiệm tại sáu quốc gia đang phát triển (Botswana, Ấn Độ, Kenya, Việt Nam, Senegalvà Timor-Leste) và hướng tới hai nhóm đối tượng chính là EU và các cơ quan hỗ trợphát triển khác, để giúp họ hiểu và xác định các cơ hội hỗ trợ ngành du lịch trong pháttriển bền vững (UNWTO, 2013).
Daniela Drumbrăveanu (2004) đã làm rõ một số nội dung lý thuyết chung về pháttriển du lịch bền vững trong đó tập trung phân tích các quan điểm về phát triển du lịchbền vững, các khía cạnh cần có để du lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịchbền vững và du lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bềnvững, bao gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững vềsinh thái; (2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tínhbền vững về xã hội; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của cácđịa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của cácđịa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận thức đếndoanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ củacác chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của chủ thểđến môi trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng đồng địaphương đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến
UNEP, UNWTO (2005) đưa ra các hướng dẫn và khuyến nghị về phát triển dulịch bền vững đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý,trong nội dung 5 chương của cuốn sách, một số quan điểm lý luận chung về phát triểndu lịch bền vững của UNEP và UNWTO đã được hệ thống và thể hiện, như các phântích về mối quan hệ giữa du lịch và tính bền vững; giới thiệu một số nguyên tắc cơ bảnvà các khuyến nghị chính sách cho một chương trình phát triển du lịch bền vững; xácđịnh cấu trúc và chiến lược để sự phát triển du lịch bền vững hơn; giới thiệu các bộcông cụ đánh giá phát triển du lịch bền vững
McAreavey và McDonagh (2011) nghiên cứu một số trường hợp điển hình dulịch nông thôn vùng Bắc Ireland, đề cập đến một hình thức du lịch cụ thể, với đặc thùcủa các hoạt động du lịch gắn với điểm đến là vùng nông thôn; đánh giá các yếu tố bềnvững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch này Bốn chủ đề được phân tíchtrong nghiên cứu (Năng lực thể chế, Tính hợp pháp của cộng đồng địa phương tronghoạt động du lịch, Sự điều hướng quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan, Du lịch nôngthôn bền vững trong thực tế) nhằm trả lời cho câu hỏi: Những khả năng mà DLNT bền
Trang 28vững có thể đem lại cho phát triển nông thôn? Ngược lại, một khu vực nông thôn pháttriển hỗ trợ gì cho phát triển du lịch bền vững ở điểm đến nông thôn đó? Từ đó làm rõmối quan hệ giữa DLNT bền vững và phát triển nông thôn, ý nghĩa của phát triểnDLNT bền vững đối với phát triển nông thôn, của phát triển nông thôn với DLNT bềnvững.
Bên cạnh đó, nghiên cứu những vấn đề DLNT, Stephen và Getz (1997) đã phântích chiến lược tài chính, marketing cho DLNT George và nnk (2009) đã phân tích vaitrò của văn hóa bản địa trong hoạt động DLNT, sự thay đổi vùng nông thôn do tácđộng của sự phát triển du lịch và vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trìnhphát triển DLNT tại một số địa bàn như: Port Stanley (Ontario), Vulcan (Alberta),Canso (Nova Scotia)…
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu đầy đủ về lý luận cũng như thực tiễn về dulịch bền vững, DLCĐ nói chung, DLNT nói riêng Các nghiên cứu đã chỉ ra điểmthuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc nghiêncứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến gắn với yếu tố cộng đồng địa phương;nghiên cứu tác động nhận thức, thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịchhoặc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLCĐ cũngnhư DLNT
Tóm lại, bài học cho Việt Nam về tính bền vững của DLNT phải gồm những yếutố: (1) Khung pháp lý và quy hoạch cho loại hình DLNT hoạt động để thu hút đượcđầu tư; (2) Chiến lược phối hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch và nông nghiệp trongnông thôn; (3) Các hoạt động DLNT gắn với phát triển nông thôn tổng hợp như cơ sởhạ tầng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; (4) Việc phân chia lợi nhuậncông bằng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch; (5) Dịch vụ tổ chức huấn luyệnnghiệp vụ cho DLNT đa dạng; (6) Tiếp thị, quảng cáo và thông tin cho thị trườngDLNT; và (7) Sự tham gia của cộng đồng ở nông thôn
1.2.2 Tại Việt Nam
Hướng tới sự phát triển bền vững và tính bền vững trong hoạt động du lịch luôn là vấnđề cấp thiết nhận được nhiều sự quan tâm lớn, một số công trình nghiên cứu liên quanđến tính bền vững và PTBV hoạt động du lịch đã được thực hiện và công bố
Trang 29Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”,do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Quỹ HANNS SEIDEL tổ chức (1997) tậphợp các bài nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học quốc tế và trong nước về các nộidung liên quan đến phát triển du lịch bền vững Các tác giả đã đề cập, phân tích cáckhía cạnh của phát triển du lịch bền vững Nhiều nghiên cứu đã tóm lược một số nộidung lý luận về phát triển du lịch như nội hàm khái niệm du lịch, quan niệm về du lịchbền vững, các dấu hiệu, yếu tố tác động, đánh giá tính bền vững trong một số loại hìnhhoặc hướng phát triển du lịch cụ thể (DL sinh thái, Du lịch văn hóa, DLCĐ…); nhìnnhận, đánh giá thực tế mối quan hệ giữa sự phát triển của du lịch với duy trì đa dạngsinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa và phát triển cộng đồng, pháttriển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ; phân tích trường hợp điển hìnhvề phát triển du lịch bền vững hoặc không bền vững tại một số quốc gia, vùng du lịchtrên thế giới cũng như ở Việt Nam và rút ra những kinh nghiệm cụ thể Trên cơ sở thảoluận, nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa rakhuyến nghị chính sách cho sự phát triển và quản lý phát triển du lịch Việt Nam theohướng bền vững hơn Tuy nhiên, trong giới hạn các bài viết, bài nghiên cứu ngắn củamột hội thảo, các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững chưa được phân tíchsâu; nhiều khía cạnh của du lịch bền vững chưa được đề cập cụ thể.
Phạm Trung Lương (2002) đã hệ thống, làm rõ một số nội dung lý luận về dulịch sinh thái, như quan niệm, định nghĩa về du lịch sinh thái; các đặc trưng, nguyêntắc, yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái; phân tích mối quan hệ giữa du lịchsinh thái và phát triển Du lịch sinh thái, như những kiến giải của tác giả, có vai tròquan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững,do đó, hoạt động du lịch sinh thái mang tính bền vững Tác giả cũng phân tích nhữngtiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam; đề xuất định hướng vàmột số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Bùi Thị Hải Yến và nnk (2012) trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận và thựctiễn phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới cũng như trong nước, các tác giả đưa raquan niệm về du lịch cộng đồng như một phương thức phát triển du lịch bền vững màở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạnphát triển và mọi hoạt động du lịch; phân tích các nguyên tắc, đặc điểm của du lịchcộng đồng, vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo
Trang 30tài nguyên du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững Cuốn sách cũng đề xuấtmột quy trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng, các nội dung của quyhoạch, khuyến nghị những giải pháp cần thiết để tổ chức thực hiện quy hoạch pháttriển du lịch cộng đồng có kết quả, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng bềnvững.
Đỗ Cẩm Thơ (2015) từ những phân tích, đánh giá tiềm năng lợi thế về tài nguyêndu lịch của các tỉnh vùng núi phía Bắc, tác giả đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịchđặc thù gắn với việc liên kết các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cụ thểtrong các cung đường du lịch vùng núi phía Bắc, trong đó các sản phẩm đặc thù có thểđược tạo nên từ các tài nguyên du lịch nổi tiếng bao gồm: Nhóm sản phẩm du lịchchinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm; nhóm sản phẩm tìm hiểu và trải nghiệmcuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; nhóm sản phẩm du lịch về nguồn; nhóm sảnphẩm du lịch sinh thái nông nghiệp Theo tác giả, các sản phẩm du lịch đặc thù đượcxác định đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có và được đầu tư hợp lý chính là yếu tố cầnthiết để phát triển du lịch bền vững; đồng thời trong quá trình đầu tư sản phẩm, cần coitrọng các giá trị làm nên tính đặc thù này để có định hướng phát triển phù hợp
Phạm Trung Lương (2015) đã phân tích tính cạnh tranh của du lịch thể hiện ởnhững loại sản phẩm đặc thù, tức là sản phẩm có tính độc đáo hoặc duy nhất, nguyênbản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), không chỉ thỏa mãnmong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo
ITDR và JICA (2013) tóm tắt một số nhận thức lý luận cơ bản về du lịch nôngthôn, trong đó nhấn mạnh khía cạnh bền vững về mặt văn hóa xã hội, môi trường củadu lịch nông thôn, thể hiện qua vai trò của các hoạt động du lịch nông thôn trong việcbảo vệ di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã, phục vụ lợi ích lâudài của cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường Sách cũng phân tích phương pháp vàquy trình phát triển du lịch nông thôn; đánh giá và rút ra kinh nghiệm từ một số điểnhình thực tế phát triển du lịch nông thôn dựa trên các mô hình đã thực hiện; hệ thốngcác địa danh, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam; đềcập vai trò của các cơ quan liên quan, đề xuất các chính sách liên quan để có thể vậndụng cẩm nang cho phát triển du lịch nông thôn Việt Nam
Trang 31Đào Thế Anh và Nguyễn Văn Tri (2012) đã tổng kết 4 đặc trưng chính củaDLNT là: (1) Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp và nghề truyền thống; (2)Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp;thay đổi từ tham quan đến tham gia; (3) Du lịch nông thôn không cạnh tranh mà bổxung cho các loại hình du lịch khác; và (4) Có tính liên ngành (nông nghiệp, du lịch,xã hội, văn hóa) và liên vùng cao (mạng lưới, hợp tác) Nghiên cứu cũng đã đưa ra cáckinh nghiệm phát triển DLNT phải dựa trên các nguyên tắc để đảm bảo thành công,bền vững gồm: Bảo đảm công bằng cho các chủ thể tham gia; Đem lại lợi ích chongười dân địa phương và phát huy nội lực; Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môitrường; Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt; liên kết làm phong phú sản phẩm; Giữ gìnbản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách; và Đóng góp vào Phát triển nôngthôn bền vững và không mẫu thuẫn với hoạt động Phát triển nông thôn.
Võ Văn Sen và nnk (2017) đã đưa ra các điều kiện cơ bản để hình thành và pháttriển DLNT gồm có: (1) Tính độc đáo của tài nguyên DLNT, (2) Vị trí địa lý và khảnăng tiếp cận, và (3) Tính cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm du lịch
Tại tỉnh Hà Giang, tính đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch, du lịchbền vững có liên quan đến cộng đồng, bên cạnh vài nghiên cứu của Tổng cục Du lịchhay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang, có thể kể đến:
Mai Thu Hà (2013) đã phân tích tiềm năng và điều kiện phát triển DLCĐ cũngnhư đánh giá hiện trạng phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang Trên cơ sở đó, nghiên cứuđưa ra những định hướng và một số giải pháp phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang theohướng bền vững
Hạng Dương Thành (2014) đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lýluận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến DLCĐ Trên cơ sởđó, nghiên cứu đã phân tích thực trạng, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnDLCĐ trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Từ đó đề xuất những giải pháp chủyếu cho phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đếnnăm 2020
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Lù Thị Lý (2018) đã phân tích những tiềm năng đểphát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng để phát triển DLCĐ tại huyện Quản Bạ.Nghiên cứu cho thấy, một số thôn trong huyện đã phát triển khá thành công mô hình
Trang 32DLCĐ, kết quả rất đáng khích lệ bởi nhờ phát triển du lịch không chỉ đem lại giá trịkinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào mà còn phát triển du lịch còn góp phần bảotồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện Tuy nhiên, trong hoạt động pháttriển DLCĐ, huyện Quản Bạ vẫn gặp một số khó khăn như loại hình dịch vụ còn quáđơn giản, số hộ làm DLCĐ còn ít và chất lượng chưa cao hay công tác xúc tiến quảngbá du lịch trên địa bàn huyện chưa được quan tâm… Bằng phương pháp phân tíchSWOT, nghiên cứu đã làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trongphát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn huyện trong thời gian tới Nghiên cứu cũng đềxuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ, từng bước đưa du lịch thànhsinh kế chính của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, đó là chính quyền không chỉ hỗtrợ đồng bào về đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được dịch vụ, mà còn phải đào tạonguồn nhân lực chuyên nghiệp và bài bản trong phát triển du lịch; nhằm thu hút đượckhách du lịch và cạnh tranh được với các điểm du lịch khác trong tỉnh và trong khuvực.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triểnhoạt động DLCĐ nói chung, DLNT nói riêng Các nghiên cứu cơ bản đã giải quyết cácmối quan hệ giữa hoạt động du lịch với điều kiện tự nhiên, quản lý, quy hoạch và khaithác tiềm năng từ hoạt động du lịch Những công trình này đã đóng góp rất lớn cả về lýluận và thực tiễn cho công tác nghiên cứu hoạt động DLCĐ nói chung và DLNT tạikhu vực xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ nói riêng Hầu hết các phương pháp đánh giáhoạt động DLCĐ thường chỉ tập trung đối với từng địa điểm du lịch riêng biệt, hoặckết hợp nhưng ở quy mô khu vực hoặc quốc gia và trên cơ sở hằng năm Do đó, việctìm kếm một cách tiếp cận toàn diện để đánh giá hoạt động DLCĐ trên cơ sở xem xétcác tác động của nhiều yếu tố ở các quy mô khác nhau, theo những giai đoạn của sựphát triển sẽ góp phần phát triển hoạt động du lịch tốt hơn
1.3 Giới thiệu nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiênVị trí địa lý
Địa bàn nghiên cứu là xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ Xã Quản Bạ nằm cách trungtâm huyện lỵ Quản Bạ 3km về phía đông, vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hànhchính sau: phía tây giáp xã Quyết Tiến, phía bắc giáp xã Thanh Vân, phía đông và phía
Trang 33nam giáp xã Đông Hà Quản Bạ là xã vùng II của huyện, có tuyến đường QL 4C chạyqua dài 7km (UBND xã Quản Bạ, 2020) (Hình 1.2).
Địa hình của xã khá phong phú và đa dạng có vùng núi cao và sườn đồi thấp,được chia thành 2 vùng khá rõ nét; độ cao trung bình trên 1000 m so với mực nướcbiển, các sườn đồi núi có độ dốc trung bình từ 280C trở lên, các vùng rừng núi caochiếm phần lớn diện tích toàn xã
Tại xã Quản Bạ đã hình thành mô hình DLCĐ - DLNT từ năm 2012, điển hình làtại thôn Nậm Đăm Nậm Đăm nằm tại trung tâm xã Quản Bạ cách thị trấn Tam Sơn5km, dân cư sống tập trung Thôn Nậm Đăm có tổng diện tích đất tự nhiên 458ha với58 hộ, 100% người dân tộc Dao Thôn có hồ sinh thái với diện tích trên 8,0 ha để cungcấp nước tưới cho nông nghiệp
Đặc điểm khí hậu
Do xã Quản Bạ thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nênđặc điểm về khí hậu có nhiều nét tương đồng với khu vực này Đặc điểm khí hậu thờitiết trên địa bàn xã về cơ bản chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa
- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 13,6oC, lượngmưa thấp bình quân tháng là 44,8 mm
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân 19,5oC, lượng mưa lớnbình quân tháng 246,0 mm, mưa tập trung lớn vào các tháng 6,7,8 với cường độ mưalớn, lượng mưa thường đạt trên 300 mm
Khí hậu của vùng khá khắc nghiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thường Mùamưa thường có mưa đó, gió lốc, lũ quét gây sạt lở đất, ảnh hưởng đến sản xuất và sinhhoạt của người dân trong vùng
Nhìn chung, khí hậu vùng mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, thích hợp vớicác loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, có ưu thế trồng cây dược liệu, cây ăn quả, sảnxuất hạt rau giống, nuôi ong mật, chăn nuôi bò, dê
Trang 34Hình 1.2 Vị trí khu vực nghiên cứu
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hộiDân cư
Xã có 9 thôn bản, tổng 721 hộ, mật độ dân số là 132,15 người/km2, với tỷ lệ tăngdân số tự nhiên 1,48%
Toàn xã có 11 dân tộc, trong đó: dân tộc Mông chiếm đa số 51%, Tày 19%, Dao21%, hoa 1,06%, Nùng 0,35%, các dân tộc khác chiếm 2,08%
Cơ cấu lao động
Tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 2.158 người;số người có việc làm trong độ tuổi lao động là 2.098 người; Tỷ lệ người có việc làmtrên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 97,1%(2.007/2.067 người)
Tổng số người lao động có việc làm qua đào tạo của xã là 1.172 người/2.097người có việc làm trong độ tuổi lao động, đạt 55,89%
Trang 35Hiện trạng phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2015 - 2020, tại địa phương đã có những điều chỉnh các chínhsách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đường lối phát triển chung của huyện, tỉnh,và đất nước
Kinh tế - xã hội tại xã Quản Bạ từng bước phát triển khá toàn diện, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 28.5 triệu đồng/người/năm Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2019là 2.213 tấn; cơ cấu kinh tế phân theo ngành nghề: Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm87,1%; kinh doanh dịch vụ và thương mại chiếm 8%; ngành nghề khác chiếm 4,99%
Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm 2019 trên địa bàn xã có 721 hộ, với 3.286khẩu, trong đó 85 hộ nghèo, với 454 khẩu, chiếm 11,79%; hộ cận nghèo 218 hộ, với1.074 khẩu, chiếm 30,24%; hộ trung bình 418 hộ, với 1.758 khẩu, chiếm 57,98%
Nhìn chung, địa phương luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củaHuyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, cùng sự giúp đỡ, hướng dẫncủa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện Nhiều chương trình, dự án, chính sáchđược triển khai để hỗ trợ nhân dân thoát nghèo; hệ thống chính trị ổn định, ngày càngđược củng cố vững chắc; kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng; bản sắc vănhóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn, khôi phục, phát huy là yếu tố thuận lợi phụcvụ cho phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh được giữ vững; sức mạnh đạiđoàn kết được phát huy; sự tăng trưởng mạnh mẽ lĩnh vực phát triển dược liệu, du lịch,tiểu thủ công nghiệp đã tác động thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển
Tuy nhiên, xã cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội như: Nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế; thiên tai, nguy cơ phát sinh dịchbệnh tiềm ẩn cao; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; việc chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi trong nhân dân còn chậm; lĩnh vực du lịch, dịch vụ, sản xuất dược liệuchưa phát triển xứng tầm với lợi thế đã có
1.3.3 Hoạt động du lịch nông thôn tại xã Quản Bạ
Hoạt động DLCĐ - Du lịch nông thôn hình thành tại xã Quản Bạ từ năm 2012.Xã Quản Bạ có 9 thôn, nhưng hoạt động DLNT chỉ tập trung tại thôn Nậm Đăm TạiHội nghị triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nôngthôn mới tỉnh Hà Giang năm 2012, thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ được lựa chọn để xây
Trang 36dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bànhuyện Quản Bạ, thực hiện 10 tiêu chí Tuyên bố Panhou gồm: Xây dựng đời sống vănhóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có làng nghề truyền thống; đảm bảo phục vụ lưutrú; có Hội Nghệ nhân dân gian
Thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DLCĐ du lịch nông thôn: điều kiện tự nhiên, nhiều nhà trình tường truyền thống; có khu chếbiến dược liệu; nhiều món ăn hấp dẫn và những bài hát, điệu múa dân gian của ngườiDao… Tất cả đã tạo nên khung cảnh và không gian đặc sắc khiến thôn Nậm Đăm ngàymột thu hút đông khách du lịch
-Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân địa phương sống ôn hòa, cả thôncùng giúp nhau phát triển kinh tế và cùng giữ gìn bản sắc dân tộc… Làng Văn hóathôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ đã thực sự trở thành điểm sáng về du lịch, điểm đến lýtưởng cho du khách trong và ngoài nước (Hình 1.3)
Hình 1.3 Bảo tàng văn hóa thôn Nậm Đăm
Năm 2017, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nậm Đăm được công nhận đạtchuẩn ASEAN Homestay Làng văn hóa du lịch thôn Nậm Đăm xã Quản Bạ huyệnQuản Bạ được xây dựng từ năm 2012 do Tổ chức Caritas Thụy Sĩ phối hợp với Trungtâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) triển khai thông qua Dự án Phát triển dulịch vì người nghèo Mục tiêu đặt ra, giúp người dân tăng thêm nguồn sinh kế, nângcao ý thức vệ sinh môi trường; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, bản sắc củangười Dao
Trang 37Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, UBND huyện Quản Bạ đã banhành Đề án xây dựng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nậm Đăm đạt tiêu chuẩn “Dulịch dựa vào cộng đồng ASEAN” giai đoạn 2018-2020.
Làng văn hóa du lịch thôn Nậm Đăm xã Quản Bạ huyện Quản Bạ đã được xâydựng thành mô hình tiêu biểu trong phát triển du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vữngcho người dân Mô hình đã và đang tạo được công ăn việc làm, thu nhập cho ngườidân địa phương đồng thời trở thành một mô hình điểm trong phát triển sinh kế cộngđồng từ làm du lịch, homestay cho các địa phương khác học tập kinh nghiệm
Tài nguyên Du lịch nông thôn tại thôn Nậm Đăm
Tài nguyên du lịch tự nhiênĐịa hình
Thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ với tổng diện tích tự nhiên của thôn là 458 ha, đượcthiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các loại địa hình (Vùng thung lũng, thế đất bằng phẳng:tại trung tâm thôn Nậm Đăm; vùng đồi núi: những khu vực thác nai, liên kết vùng thônChúc Sơn, thác trẻ em) Địa hình ở Nậm Đăm đóng một vai trò quan trọng trong việcphát triển DLNT Trong đó, bao gồm địa hình thung lũng, bằng phẳng – nơi có thể tổchức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, nghỉ dưỡng…; vùng đồi núi, tạo nên các cảnhquang đẹp, không gian thoáng đãng với các giá trị tự nhiên và văn hoá, thích hợp chosự thưởng ngoạn, tạo điều kiện phát triển các hình thức leo núi, nghĩ dưỡng Đây làđiều thuận lợi để Nậm Đăm phát triển loại hình DLNT
Khí hậu
Nậm Đăm là vùng đất có khí hậu ôn hoà, mát mẻ, thích hợp cho phát triển nôngnghiệp với nhiều loại cây trồng phát triển tốt, đặc biệt là cây dược liệu; không gianmôi trường lý tưởng cho nhu cầu nghỉ dưỡng của con người Vì thế, DLNT tại NậmĐăm đã được quan tâm và phát triển từ nhiều năm nay tạo nguồn sinh kế bền vững chongười dân Để phát triển loại hình DLNT thì khí hậu phải có những nét đặc trưng: khíhậu mát mẻ gắn với cảnh quan đẹp, không gian trong lành
Nguồn nươc
Thôn Nậm Đăm có 58 hộ dân, chủ yếu sinh hoạt từ nguồn nước lần trên các dãynúi xung quanh thôn Tại nơi có mạch nước ngầm lớn tạo thành suối, ao, hồ; người
Trang 38dân thả cá, chăn nuôi vịt đẻ trứng Đặc biệt, Nậm Đăm có thác nước đẹp để phát triểndu lịch (thác Nai), hồ nước rộng lớn mang tên “Nậm Đăm” ngay cửa ngõ vào thônNậm Đăm mang lại nguồn lợi lớn về nguồn nước, thực phẩm và dịch vụ giải trí, tạođiểm nhấn trong phát triển du lịch tại Nậm Đăm.
Sinh vật
Với lợi thế về rừng và nguồn nước, Nậm Đăm có nguồn sinh vật phong phú vớinhiều nguồn gen quí đang được bảo tồn và phát triển Những cánh rừng già kết nối vớithôn Chúc Sơn, đường đi bộ, leo núi tới những thác nước dưới tán những cây cổ thụnhiều năm tuổi Nhiều loại động thực vật quý hiếm rất tốt cho hoạt động nghiên cứu vàtìm hiểu tự nhiên
Bên cạnh đó, thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ là vùng trồng, bảo tồn và phát triểncác loại dược liệu quan trọng Nhằm đẩy mạnh hình thành các mối liên kết sản xuất,tiêu thụ sản phẩm giữa các người dân và các doanh nghiệp, năm 2014 huyện đã chỉđạo thành lập HTX Cộng đồng Nậm Đăm Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXngày càng hiệu quả, về sản xuất hàng năm HTX triển khai cho trồng trên 5 ha câydược liệu các loại, như: Đương quy, Atiso, Kim ngân, Ngoài ra còn phối hợp với cáctổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên môn huyện tổ chức thực hiện tuyên truyền về việcthu hái, bảo tồn các loại thảo dược, nhân giống và cung cấp các giống thảo dược (lànguyên liệu các bài thuốc quý, các cây thảo dược có giá trị, ) cho các thành viên vàngười dân bảo tồn tại vườn hộ gia đình, khu bảo tồn của HTX với diện tích trên 20ha.HTX đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng chế biến dược liệu, khu dịch vụ tắm láthuốc, trụ sở làm việc, Hệ thống nhà xưởng của HTX đã được Sở y tế chứng nhận cơsở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và trà túi lọc thảo mộc Chếbiến được nhiều sản phẩm, như: Mạnh gân hoạt cốt cao, Trà gừng cao nguyên đá, CaoAtiso, Ngâm chân thảo dược, Cao bổ khí ích não, các loại tinh dầu, trong đó có 3 sảnphẩm đã được tiếp nhận số công bố mỹ phẩm, 2 sản phẩm công bố phù hợp quy địnhan toàn thực phẩm HTX đã tạo việc làm cho gần 10 lao động thường xuyên và trên 20lao động thời vụ (thu hái nguyên liệu các bài thuốc) Hiện HTX đang tiếp tục đầu tưkhu vườn thảo dược sinh thái nhằm khai thác dịch vụ tắm lá thuốc và các loại hình dulịch trải nghiệm, du lịch sức khỏe, Đây là hình thức phát triển dược liệu hứa hẹnmang lại nhiều triển vọng gắn với du lịch Thông qua du lịch sẽ quảng bá được các sản
Trang 39Tài nguyên du lịch nhân văn
Thôn Nậm Đăm quy tụ gần 60 hộ thuần tộc là người Dao áo dài với nhà trìnhtường, mái ngói khá kiên cố Là nơi ẩn chứa những nét văn hóa độc đáo của riêngmình, được thể hiện trong những phong tục, lễ truyền thống và ngay cả trong sinh hoạtthường nhật thông qua những lễ hội tiêu biểu và trò chơi dân gian của dân tộc Dao vẫnđược lưu truyền, gìn giữ và phát huy
Lễ hội
Lễ hội đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của DLNT.Nậm Đăm là nơi sinh sống của đồng bào Dao Chàm nên những lễ hội tại đây diễn ratrong năm gắn với văn hoá của người Dao Chàm: các lễ hội tiêu biểu như lễ Cấp sắc,lễ cúng Cơm mới, lễ hội Cầu mùa … gắn với những làn điệu dân ca, dân gian truyềnthống như hát đối, hát giao duyên, hát đám cưới của dân tộc Dao (Hình 1.4)
Đặc sắc nhất là Lễ Cấp Sắc Lễ cấp sắc là nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành chocác nam thanh niên trong làng Bất kỳ người nam giới nào cũng phải trải qua lễ Cấpsắc mới được xem là người đã trưởng thành và được tổ tiên, dòng họ công nhận LễCấp sắc là một loại hình lễ hội hiện nay có thể đưa vào khai thác như một sản phẩm dulịch đặc thù tại Nậm Đăm
Tại thôn Nậm Đăm hiện nay đã tổ chức được đội văn nghệ gồm 12 người thamgia vào các hoạt động văn hoá, sinh hoạt cộng đồng và làm du lịch
Hình 1.4 Lễ hội văn hóa dân tộc bản địa tại thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ
Trang 40Nghệ thuật âm thực
Âm thực ở Nậm Đăm là một nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Dao Chàm, vớinguyên liệu chủ yếu được chế biến từ núi rừng Nậm Đăm Một số đặc sản của NậmĐăm: Các món chế biến từ vịt, gà đen, thịt lợn hun khói, cá hồ Nậm Đăm, xôi ngũ sắcvà các loại bánh… Người Nậm Đăm cũng biết làm nhiều món bánh từ bột gạo nếp,gạo tẻ và bột ngô Tuy nhiên, các món ăn thường đơn giản, chưa được khai thác hếtgiá trị của nghệ thuật ẩm thực dân tộc
Ngoài những đặc trưng đã được nêu, khu vực nghiên cứu còn sở hữu những sảnphẩm mang tính đặc trưng riêng, giàu giá trị văn hóa, truyền thống, thuận lợi cho việcphát triển du lịch về ẩm thực như: rượu ngô men lá của người Mông, mèn mén, thắngcố, thịt hun khói, lạp sườn, mật ong bạc hà…Bên cạnh đó còn có các làng nghề thủcông truyền thống như nghề trồng lanh dệt vải, nghề thêu hoa văn trên trang phục vàcác sản phẩm sinh hoạt, nghề rèn, chạm khắc bạc, đan lát…