Cộng đồng địa phương chính là nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này, họ có mối quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để phát triển hìn
Trang 1TRUONG DAI HOC NGOAI NGU - TIN HOC
SU PHAT TRIEN DU LICH HOMESTAY TAI
DA LAT
Giảng viên hướng dẫn: Dương Thế
Duy Lớp Phương pháp NCKH (Ca 1, Thứ tư)
Nhóm: 1 Danh sách sinh viên thực hiện:
1 Huỳnh Dương Thùy An
Trang 26 Nguyễn Như Ý
TP HCM, THÁNG 11 NĂM 202
Trang 3DANH MỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Họ và tên MSSV Phân Công
Mức
độ
dNng gNp
Chữ ký sinh viên
Điể (GV chã m) Huỳnh
Dương Thùy An
21DH2000
06
- Tham gia tất
cả các phần phân công
ca cac phan phan công
100%
Ngô Mỹ
Ánh 21DH2001 13
- Tham gia tất
cả các phần phân công
100%
Nguyễn Thị
Thu 21DH2026
16
- Tham gia tất
cả các phần phân công
100%
Ngô Thanh
Vân 21DH2026
85
- Tham gia tất
cả các phần phân công
Trang 4
LOI CAM DOAN Tôi xin cam đoan bài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”
Là công trình nghiên cứu và thực hiện của cả nhóm với sự hướng dẫn của giảng viên Dương Thế Duy trên cơ sở các lý thuyết
đã học và tìm hiểu thực tế tại địa phương Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu là trung thực và chính xác Chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác
Bài nghiên cứu tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục tài liệu tham khảo
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2022
NhNm các tác giả nghiên cứu
Đỗ Nguyễn Mỹ Anh
Huỳnh Dương Thùy An
Ngô Mỹ Ánh Nguyễn Thị Thu Ngô Thanh Vân Nguyễn Như Ý
Trang 5LOI CAM ON
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BGH trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.Hồ Chí Minhdđã đưa môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình đào tạo; cũng như đã tạo môi trường học tập tốt nhất để chúng tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học trong thời gian vừa qua
Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên Dương Thế Duy - người định hướng đề tài, trực tiếp hướng dẫn và có những góp ý quý báu giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi, dành thời gian để tham gia; trả lời cũng như cung cấp các thông tin khảo sát để chúng tôi có thể hoàn thành tốt luận văn
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trường, bài nghiên cứu là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết nghiêm túc của chúng tôi trước khi kết thúc học phần Với giới hạn về thời gian
và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những mặt hạn chế Nhóm tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện thêm nghiên cứu này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2022
NhNm các tác giả nghiên cứu
Đỗ Nguyễn Mỹ Anh
Trang 6Huynh Duong Thuy An
Ngo My Anh Nguyễn Thị Thu Ngô Thanh Vđn Nguyễn Như Ý MỤC LỤC
909)
LOT CAM ON Ắa Danh mục từ viết tắt LH HT kg kg chu Danh mục bảng biểU ccc cv 11112 HH HS SH ST Tnhh hờ Mi) 7 a .(Âú CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU - C2 12011 BS vn Hye 1.1 Lý do chọn đề tăi cc cuc nnnnnnnnnn TH TT ket 1.2 Tổng quan công trình nghiín CỨU c 2S 1S khe sen 1.2.1 Tổng quan công trình nghiín cứu trong nước 6 1.2.2 Tổng quan công trình nghiín cứu ngoăi nước 7 1.3 Mục đích nghiÍn CỨU -LcccQQnnnnnn TH» HH TT HT ng kkkkkẻ
IR 6.00 o0isì-jNaiai))i 1.5 Đối tượng vă phạm vi nghiín CỨU - S3 S6 vn nh key ky 1.5.1 Đối tượng nghiín CỨU Sc cv vs nhe reo 10 1.5.2 Phạm vi nghiín CỨU TS Snn HH TT nh nh ky 10 1.6 Ý nghĩa nghiín CỨU -: + c2 2.11220112311301 1111 1181118111811 1E xke 1.7 Phương phâp nghiín CỨU -.QSSnnnn TH HH TH ghen se 1.8 Cấu trúc của để tăi TT TT TH T TH nh Tră
Trang 7TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ĐC TT ST ST E TH Hư CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN L- Q2 SH HH ướt 2.1 Lý thuyết về du lịCh c c1 11111 ng TT HT ket 2.1.1 Nguồn gốc về du lịCh cc cv nh hày 14 2.1.2 Khái niệm về du lịCh - Tn HE H HH nghe nhe 15 2.1.3 Đặc điểm du lịCH c c c1 111 SE vn vn SSSS ghen eeg 16 2.1.4 Yêu cầu đặt ra đối với ngành du lịch trong thời kỳ mới 17 2.2 Cơ sở lí luận về du lịch Homestfay c cà Q 2S S SH nh se 2.2.1 Khái niệm du lịch Homesfay cc cu nh nn nh nho 18 2.2.2 Đặc điểm du lịch Homestay cà, 19 2.2.3 Ý nghĩa của du lịCH - - +2 S 11221 3132111131 kerka 20 2.2.4 Điều kiện phát triển của du lịch Homestay 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 L0 21T TT E1 11121111212110101 10111 gu CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU -.ccc 22c ccS- 3.1 Khảo sát thực trạng cc ccnnnnnnnnnnn ng TT n TK kh Hay 3.1.1 Phương pháp nghiên CỨU SH kh» He 33 3.1.2 Mẫu nghiên CỨU c + cv 1S S11 vn SH hen Hệ 35 3.2 Nguyên nhân của thực trạng -‹ccccc nnn Hs nnn Tnhh ke
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 - 0 0n HH re CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP
4.1 Tiến hành thực nghiệm 111111 HH ST ST xu 4.2 So sánh thực nghiệm nh TH Tnhh n nhe HH ke Ho 4.3 Đưa ra nhận định đánh giá cà n SH nn ng nhe HH
48
Trang 84.4.1 Khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia du lịch Homestay
4.4.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cc chau 49 4.4.3 Đa dạng các hoạt động trải nghiệm cho dụ khách 49 4.4.4 Quy hoạch không gian xây dựng du lịch Homestay hợp lý 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 L0 1 TT 1111211111018 ưng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :- 2: nhưng PHỤ LỤC nh TT n nh TH TH TH TH TH TH HH HT TH TH TH hy Hy nhàn rệt
vi
Trang 9DANH MUC TU VIET TAT
Gross domestic product (Téng san pham quốc noi)
Meeting Incentive Conference Event (hinh thirc
du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm,
tô chức sự kiện, du lịch khen thưởng)
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
Nhà cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng dau thế giới
Bed and Breakfast - có nghĩa là loại hình lưu trú
nhỏ, chỉ bao gồm giường ngủ và bữa sáng
Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
Association of South East Asian Nations (Hiép hội các Quốc gia Đông Nam A)
Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bản)
Tên đầy đủ là Công nghệ thông tin và truyền thông, thường được gọi là ICT (viết tắt của Information & Communications Technologies)
Tên đầy đủ là Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư (hay Công nghiệp 4.0)
vii
Trang 10DANH MUC BANG BIEU
Bảng 4.1.1: Một số Homestay tiêu biêu tại thành phố Đà Lạt
Bảng 4.2.1: Đánh giá theo độ tuổi
Bảng 4.2.2: Đánh giá theo nơi Ở óc co c2 sen seseo Bảng 4.2.3: Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng Homestay
Bảng 4.2.4: Đánh giá mức độ hải lòng . 525525 cv Bang 4.2.5: Đánh giá về giá cả check Bảng 4.2.6: Đánh giá mức độ phục hồi về tải chính
Bang 4.2.7: Đánh giá mức độ xuống cấp của Homestay
Bảng 4.2.8: Đánh giá mức độ khách đến đặt lịch
Bảng 4.2.9: Đánh giá về cách thu hút du khách của Homestay
viii
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1.1 c1 1121 2 1181111111111 1H H1 HH nề g Hình 4.1.2 c1 121 12 1181111111111 HH HH HH nh
n8 ằaaa Hình 4.1.B TH HH HH TH HH nà Hàng
Hình 4.1.9 TT HH HH TH TH TH HH Hàng Hình 4.1.8 Lk nTn HT HH HH HH Hà HH HH nh rệt 46
Trang 12CHUONG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài
Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch là trụ cột của nền kinh tế nhiều quốc gia và góp phần thúc đẩy hỗ trợ các ngành như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống, đồng thời giải quyết việc làm cho đa số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn Bên cạnh đó, du lịch còn là một phương tiện quảng bá giao lưu văn hóa, hình ảnh giữa các quốc gia, có vai trò thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, liên kết, hợp tác quốc tế
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đồng thời du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Với lợi thế là quốc gia cực đông trên bán đảo Đông Dương, có chung biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Campuchia Đường bờ biển dài 3.400 km dọc theo Biển Đông, là quốc gia khí hậu ôn hoà và sở hữu nhiều ưu điểm khí hậu của cả đới nóng và đới lạnh là yếu tố then chốt làm nên thành công của du lịch Việt
Trước đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng khách quốc tế đến và tổng thu từ du lịch Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam là một trong những nước có du lịch phát triển nhanh nhất thế giới với tỉ
lệ tăng trưởng bình quân về lượng khách quốc tế giai đoạn 2015 -
2019 đạt gần 23% Qua hai năm bị ngừng trệ do tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 ngành du lịch đang phục hồi mạnh mẽ Sau khi mở cửa du lịch quốc tế từ ngày 15/3/2022, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những tín hiệu tích cực Khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng
kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19 Những kết quả đạt được của ngành Du lịch đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền
Trang 13kinh tế, cải thiện doanh thu và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, lưu trú du lịch và vận tải
du lịch
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có liên quan đến lĩnh vực du lịch có sự gia tăng ấn tượng, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 3.065 doanh nghiệp, tăng 27,7% so với cùng kỳ; dịch vụ việc làm, du lịch đạt 3.902 doanh nghiệp, tăng 23,4% Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này quay trở lại hoạt động tăng cao Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và
ăn uống đạt 2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5% so với cùng kỳ; dịch
vụ việc làm và du lịch đạt 2.215 doanh nghiệp, tăng 50,5% Hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã tạo công ăn việc làm cho người lao động Số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch
vụ lưu trú và ăn uống tăng 19,7%; dịch vụ việc làm, du lịch tăng 20,7%
Đáng chú ý, lượng khách du lịch nội địa trong 8 tháng năm nay tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy
ra đại dịch, và gần bằng số lượng khách cả năm 2019 (85 triệu lượt) Trong vòng hơn 10 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam đạt trên 2,4 triệu lượt Các thị trường khách quốc tế lớn nhất gồm: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Đặc biệt, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ
số năng lực phát triển du lịch năm 2021 của Việt Nam đã tăng 8 bậc
so với năm 2019, xếp thứ 52, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện cao nhất thế giới
Chính vì vậy, từ lâu phát triển du lịch đã trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng đóng góp trong GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của du
2
Trang 14lịch trong nền kinh tế quốc dân Những thành quả đó đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội, nâng cao dân trí, bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước
Trong thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở các nước phát triển hiện nay đã làm cho tâm lý và nhu cầu du lịch của con người dần trở nên thay đổi Họ muốn thoát khỏi nơi khói bụi, ồn ào, đông đúc của cuộc sống hàng ngày mà tìm về những nơi bình dị, có khí hậu trong lành mát mẻ, có những người dân niềm nở thân thiện Loại hình du lịch Homestay là một hình thức du lịch đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu nhưng chưa có điều kiện để phát triển được hết tiềm năng và giá trị của thiên nhiên, văn hóa nơi này mang lại Trong những năm gần đây loại hình này bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý của các nhà kinh doanh du lịch, trở thành một phần không thể thiếu đối với du lịch Việt Nam Đây là loại hình du lịch đã góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch Việt Nam Du lịch Homestay đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn có ở nhiều quốc gia khác trên thế giới với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho người dân địa phương, cho các làng quê xa xôi ở nông thôn Tại Việt Nam, dụ lịch Homestay cũng đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi Cộng đồng địa phương chính là nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này,
họ có mối quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để phát triển hình thành nên các hoạt động, loại hình và sản phẩm du lịch Vì thế, việc phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là quan điểm phát triển hợp lý ngày càng được xã hội quan tâm và khuyến khích Đặc biệt, khi triển khai loại hình du lịch Homestay, việc kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương càng cần được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc
Trang 15Tỉnh Lâm Đồng đã va đang thực hiện khá tốt trong việc đưa hình ảnh du lịch địa phương nói chung và Đà Lạt nói riêng đến với các vùng miền khác trên đất nước cũng như đến với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng như người dân nơi đây vẫn chưa khai thác được tối đa
và đúng đắn tiềm năng và giá trị của thiên nhiên, văn hóa nơi này mang lại Từ đó chưa phát huy được hết hiệu quả đối với du lịch trong tỉnh Ngoài ra, sự trùng lắp trong xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch ở các địa phương tại tỉnh cũng làm ảnh hưởng đến
sự phát triển du lịch chung của toàn tỉnh, làm giảm sức cạnh tranh dẫn tới suy giảm hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh nhà Vì thế cần phải có công tác đánh giá hiện trạng, tiềm năng của du lịch cộng đồng tại tỉnh để sớm đề ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch để góp phần phát triển bền vững du lịch tỉnh Lâm Đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởng mạnh mẽ và phục hồi trở lại với trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-
19 Một số chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế - xã hội được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, đây chính là thành quả chung và là kết quả, sự nỗ lực, chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Lâm Đồng dự ước tăng khá so với cùng kỳ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra theo chiều hướng thuận lợi; tình hình lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh thông suốt
do lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Bên cạnh đó các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh do trong tháng 6 thời tiết một số tỉnh nắng nóng gay gắt, đồng thời cũng bắt đầu bước vào thời gian nghỉ hè nên thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tỉnh
Trang 16Lam Đồng tham quan và nghỉ dưỡng cũng đã tác động đến mức tiêu dùng xã hội trên địa bàn
Theo số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có liên quan đến lĩnh vực du lịch có sự gia tăng ấn tượng, trong đó:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 đạt 24.398,9 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 5.947,7 tỷ đồng, tăng 54,03% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.099,7 tỷ đồng, tăng 86,73%; doanh thu dịch
vụ ăn uống đạt 4.848 tỷ đồng, tăng 48,15% so với cùng kỳ
- Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 3.177,5 nghìn lượt khách, tăng 90,27%, trong đó: khách trong nước đạt 3.162,9 nghìn lượt khách, tăng 90,66%; khách quốc tế đạt 14,5nghìn lượt tăng 32,12% so cùng kỳ năm 2021
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2.110,2 tỷ đồng, tăng 13,45% so với cùng kỳ (doanh thu vận tải hành khách đạt gần 611,6 tỷ đồng, giảm 6,17%; doanh thu vận tải hàng hoá đạt hơn 1.266,3 tỷ đồng, tăng 28,4%)
Tuy nhiên du lịch Homestays tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cụ thể (1) - Sự bất ổn chính trị, tranh chấp chủ quyền, xung đột vũ trang ở một số quốc gia trên thế giới đã gây ra những khó khăn, thách thức nhất định đối với phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch đà
Đà Lạt nói riêng, làm sụt giảm lượng khách quốc tế; gây cản trở trong di chuyển khách quốc tế bằng đường hàng không, đường biển; van dé đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch (2) - Kinh tế thế giới tăng trưởng thiếu ổn định do ảnh hưởng của các vấn đề chính trị, xã hội , chiến tranh thương mại, dịch bệnh; nhu cầu năng lượng,
5
Trang 17nhiên liệu tăng cao; giá cả một số ngành hàng biến động mạnh đặt
ra thách thức lớn đối với ổn định vĩ mô kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch (3) - Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường
độ ngày càng cao, làm suy giảm các giá trị tài nguyên du lịch, cản trở đến các hoạt động du lịch bình thường (4) - nền kinh tế còn non trẻ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng diễn ra chậm chạp; thâm hụt ngân sách, nợ công; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước những tác động tiêu cực bên ngoài còn rất yếu; Đây là những khó khăn, thách thức lớn để phát triển kinh tế trong dài hạn, đồng thời, ảnh hưởng đến sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực cụ thể, trong đó có du lịch (5) - Tình hình vi phạm pháp luật còn gia tăng; tệ nạn xã hội và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp (6) - Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch chưa có dấu hiệu thuyên giảm, còn tồn tại tình trạng cò mồi, chèo kéo khách, tăng giá, ép giá, cướp giật tài sản của khách du lịch; lừa đảo khách du lịch cả trên thực tế và trên không gian mạng; vi phạm trong các dự án đầu tư phát triển du lịch gây ảnh hưởng đến tài nguyên, quỹ đất, quỹ rừng; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm trong các hoạt động kinh doanh du lịch, gây khó khăn, thách thức lớn cho phát triển bền vững du lịch Việt Nam
Qua đó cho thấy, các hoạt động du lịch diễn ra trong trong một vùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố quan hệ xã hội chính trị giữa cá nhân hay quốc gia với cộng đồng xung quanh Đây là mối quan tâm của các nhà khoa học cũng như các cơ quan chức năng và địa phương có định hướng phát triển du lịch Homestay hiện nay Theo báo cáo năm 2019 của AirDNA, thị trường kinh doanh Homestay tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 452% chỉ trong một năm, trong khi mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 140% và cao
Trang 18hơn rất nhiều so với ngành khách sạn truyền thống - chỉ tăng trưởng 40% về nguồn cung chỗ ở
Từ đó, cuộc đua kinh doanh Homestay cũng bắt đầu nở rộ ở nhiều địa phương Bên cạnh bố trí lại ngôi nhà mình đang sống để trở thành cơ sở lưu trú cho khách du lịch, nhiều chủ đầu tư bắt đầu thuê lại nhà, hoặc xây mới công trình dạng nhà ở, biệt thự để kinh doanh Homestay với chiến lược cạnh tranh riêng Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cùng với sự “đóng băng” của ngành du lịch, thị trường Homestay cũng rơi vào khủng hoảng
Những năm qua, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã có những đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố, từng bước khai thác và tái tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút du khách, góp phần tạo việc làm cho người lao động địa phương Với mong muốn Đà Lạt trở thành thiên đường Homestay, trong những năm gần đây loại hình du lịch Homestay phát triển rất mạnh và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sống của cư dân địa phương
Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt” nhằm đánh giá đúng mực để giúp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đưa ra một só giải pháp để phát triển loại hình du lịch Homestay một cách hiệu quả nhất
1.2 Tổng quan công trình nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về du lịch Homestay trong nước tập trung vào những vấn đề sau:
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch Homestay tại địa phương như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch
7
Trang 19Homestay tai các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng là (1) Lợi ích vật chất và tinh thần; (2) Vốn xã hội; (3) Dịch vụ tiện ích công; (4) Môi trường và sức khỏe; (5) Chính quyền địa phương Trong đó, lợi ích vật chất và tinh thần là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất
Hay nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ Homestay tại thành phố Hội An Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ Homestay ở thành phố Hội An từ đó làm cơ sở hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ Homestay bao gồm: (1) Sự tin tưởng; (2) Sự đáp ứng; (3) Sự đảm bảo; (4) Sự cảm thông; (5) Sự hữu hình
Nguyễn Thạnh Vượng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với
du lịch Homestay ở Tiền Giang Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch Homestay ở tỉnh Tiền Giang Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ Homestay bao gồm: (1) An ninh trật tự; (2) An toàn; (3) Dễ tiếp cận; (4) Chất lượng phục vụ; (5) Quản lý Homestay; (6) Cơ sở vật chất; (7) Môi trường của Homestay
Mai Ngọc Khương và Pham Dac Luan (2015), Factors Affecting Tourist's Satisfaction towards Nam Cat Tien National Park, Viet Nam
- A Mediation Analysis of Perceived Value Nghiên cứu được thực
8
Trang 20hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như là sự hài lòng của du khách đối với vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của du khách bao gồm: giá cả, sinh thái và cảnh quan, bầu không khí tự nhiên và môi trường xã hội
Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh (2021), “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre Nghiên cứu này phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế và phỏng vấn 151 du khách, kết hợp sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre lần lượt là: (1) Nhân tố nguồn nhân lực; (2) Tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch nhân văn); (3) Yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ; và (4) Giá cả Cùng với sự quan tâm đâu tư
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh, nghiên cứu này góp phần phát triển du lịch Homestay tại điểm đến Thạnh Phú để tương xứng với tiềm năng du lịch nơi đây về cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử
1.2.2 Tổng quan công trình nghiên cứu ngoài nước Elizabeth Agyeiwaah (2013), nghiên cứu dựa vào mô hình động lực đẩy và kéo của Dann (1977) Khung lý thuyết này cung cấp một cách tiếp cận để kiểm tra các động cơ hành vi du lịch Mọi người
đi du lịch bởi vì họ bị đẩy bởi chính họ, lực nội tại và bị kéo bởi lực lượng bên ngoài của các thuộc tính đích ( Cooper et al, 2000) Kết quả nghiên cứu của Elizabeth Agyeiwaah (2013) cho thấy du khách chọn ở Homestay, họ bị tác động bởi 4 nhân tố, trong đó 2 nhân tố đẩy là đắm mình vào văn hóa xã hội , dịch vụ và phát triển cộng đồng và 2 nhân tố kéo là tính kinh tế và sự nhạy cảm của môi trường Nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố đẩy và kéo quan trọng
9
Trang 21nhất theo nhận thức của các du khách tình nguyện chọn Homestay khi tới Ghân là sự trải nghiệm văn hóa xã hội và tính nhạy cảm của môi trường
Huda Farhana Mohamad Muslim, Shinya Numata & Noor Azlin Yahya (2017), “Development of Malaysian homstay tourism: a review” Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của kinh doanh Homestay ở Malysia không chỉ đơn thuần là dịch vụ lưu trú, chúng là sản phẩm du lịch đặc biệt tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm lối sống văn hóa gắn bó mật thiết với thiên nhiên và phong tục địa phương Tuy nhiên có một số thách thức: thiếu sự tham gia của địa phương, lãnh đạo địa phương, kiến thức và kĩ năng, và mức
độ cộng đồng kém (kayat, 2009) Và kinh doanh Homestay có thể đóng góp thêm thu nhập của địa phương và có thể thấm nhuần văn hóa của Malaysia Do đó, Homestay là một chiến lược du lịch tiềm năng, cũng như công cụ du lịch sinh thái để nâng cao chất ượng cuộc sống địa phương và vốn xã hội ở Malaysia
Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri Nghiên cứu này tìm hiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộc tính đáp ứng khách
du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa Mục đích của nghiên cứu này là: (1) Để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ ở Thái Lan, (2) Để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của khách du lịch của nhà trọ, (3) Để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (những nggời đã chọn Homestay), (4) Để điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách đgjợc phục vụ nhự là một địa điểm du lịch văn hóa và di sản Các số liệu của nghiên cứu này đã được thu thập từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan
Jamai, S A., Othman, N., & Muhammad, N.M.N (2011), “Giá trị cảm nhận của khách du lịch trong chuyến thăm Homestay dựa vào cộng đồng: Điều tra về khía cạnh chức năng và kinh nghiệm của
10
Trang 22giá trị” Thành phố cổ Lệ Giang là một ví dụ về một di sản du lich mới nổi nhằm vào cả du lịch nội địa và quốc tế ở Trung Quốc Ngành
du lịch nội địa nhìn chung đang phát triển mạnh mẽ, mặc dù nó đã
bị lu mờ ở một mức độ nào đó bởi khu vực quốc tế Để duy trì các di sản, thay vì xây dựng các khách sạn lớn, các cơ sở địa phương đang được thúc đẩy dưới hình thức cơ sở giường và bữa sáng (B&B) Không rõ liệu ý định hành vi của khách du lịch trong lĩnh vực mới nổi này vì vậy một chương trình nghiên cứu định lượng đã được thiết lập
để kiểm tra cách thức mà khách du lịch cư xử và hình thành và thực hiện ý định của họ Tổng cộng có 400 bảng câu hỏi đã được hoàn thành và sau đó được phân tích thông qua các kỹ thuật thống kê khác nhau Kết luận rằng các kỹ thuật tiếp thị tương tự đã được chứng minh là thành công ở những nơi khác cũng sẽ thành công trong trường hợp của lĩnh vực này
lbun Kombo (2016) “ Factors affecting eco-tourism development in Zanzibar ” Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phát triển du lịch sinh thái ở Zanzibar, tập trung vào các khu vực Stone Town, Nungwi và Menai của đảo Unguja Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các yếu tố và chiến lược du lịch sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái ở Zanzibar Các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được sử dụng để khám phá các yếu tố ảnh hưởng và chiến lược phát triển du lịch sinh thái Bảng câu hỏi có cấu trúc với cả câu hỏi mở và câu hỏi kết thúc gần đã được quản lý cho những người trả lời tham gia vào nghiên cứu Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện trong đó các câu hỏi cấu trúc cũng được quản
lý cho người trả lời và nhóm tập trung Kết luận là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái, gồm: 1) Giáo dục công chúng, 2) Cơ sở hạ tầng, 3) Tính độc đáo của tài nguyên tự nhiên, 4)
Di sản văn hóa, 5) Vị trí địa lí, 6) Lòng hiếu khách của người dân, 7) Chiến lược du lịch của chính quyền, và 8) Môi trường thiên nhiên; trong đó, 4 yếu tố quan trọng nhất là: vị trí địa lí, điểm độc đáo về tự nhiên, di sản văn hóa và sự may mắn
11
Trang 23Khe hỏng nghiên cứu Sau khi nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và tại Việt Nam chưa có luận văn nào nghiên cứu làm rõ
lý thuyết về du lịch cũng như du lịch Homestay ở Việt Nam hay nghiên cứu nào nêu rõ các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trước khi xác định yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Homestay ở Đà Lạt Hầu như các nghiên cứu trước chỉ đề cập về đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch Homestay tại các các khu vực nghiên cứu Và một
số nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự lớn, tính đại diện chưa cao để đánh giá hết toàn bộ dé tài Xuất phát từ khoảng trống đó, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt” được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu của luận văn
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài này đánh giá thực trạng phát triển du lịch Homestay nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt, để ra một số giải pháp phát triển du lịch Homestay để nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương góp phần phát triển du lịch bền vững
Vì vậy các mục tiêu cụ thể gồm:
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Homestay tai Đà Lạt
- Đánh giá các nhân tố tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch Homestay
- Dé xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nội dụng nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Mức độ tác động đến sự phát triển du lich Homestay tai Da Lạt?
12
Trang 24Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với Homestay?
Các giải pháp nào nhằm phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay tại
Đà Lạt
Đối tượng khảo sát Khách du lịch đến Homestay va chu Homestay tai Đà Lạt 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các Homestay tại Đà Lạt
Pham vi thời gian
Dữ liệu khảo sát và nghiên cứu dịch vụ Homestay tại Đà Lạt nam 2022
Phạm vi nội dung Tập trung và phân tích các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt
Phạm vi lý thuyết
Lý thuyết về du lịch, du lịch Homestay 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này đề xuất các yếu tố tác động đến sự phát triển
du lịch Homestay tại Đà Lạt Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cộng đồng địa phương hiểu được những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nhằm đưa ra những giải pháp có hiệu quả loại hình
du lich Homestay tai Da Lat
13
Trang 251.7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, tổng kết kinh nghiệm và phân tích tổng hợp như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm hiểu rõ và nắm bắt các yếu tố tác động đến sự phát tiển du lich Homestay tai Da Lạt Phương pháp này được thực hiện thông qua việc đọc, thu thập, phân loại tài liệu cần thiết nhằm làm sáng rõ và nghiên cứu các yếu
tố từ tổng quan đến chỉ tiết về vấn để nghiên cứu từ những bài báo, sách, Internet, tạp chí chuyên ngành, bài nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn để cần nghiên cứu để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp Qua đó khám phá thêm và bổ sung các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay để quá trình nghiên cứu được hiệu quả và sâu sắc Phương pháp điều tra: là phương pháp phỏng vấn viết được, được thực hiện cùng lúc với nhiều người nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu Đối tượng điều tra là các khách du lịch sử dụng dịch vụ Homestay và các chủ Homestay tại Đà Lạt, tiến hành phỏng vấn gián tiếp bằng bảng câu hỏi, người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước đã được thống nhất hoặc sẽ có một đội ngũ điều tra tham gia lấy ý kiến và đánh dấu câu trả lời vào phiếu hỏi Về cơ bản các bảng hỏi đã đảm bảo về mặt kết cấu, số lượng câu hỏi Các câu hỏi được xây dựng tương đối chặt chẽ, sắp xếp logic theo trật tự, đảm bảo các thông tin thu được phù hợp với nội dung đề tài và mục tiêu nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ giúp người nghiên cứu có được nguồn thông tin phong phú, có định hướng từ nhiều nhóm đối tượng, với số lượng điều tra lớn, trên phạm vi rộng Các thông tin sau khi được xử lý sẽ
là những dữ liệu khoa học quan trọng, đảm bảo tính chân thực, khách quan, nâng cao giá trị của công trình nghiên cứu
14
Trang 26Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: giúp phát hiện các vấn đề cần giải quyết hướng vào các hoạt động xã hội, gặp gỡ và trao đổi với các bạn đã từng du lịch và sử dụng dịch vụ Homestay tại
Đà Lạt để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc đưa ra nhận dịnh, dựa vào những kết quả trên để đánh giá rút ra kết luận, phân tích tổng kết lại và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm điều chỉnh bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt để cải tiến hoàn thiện một cách hoàn chỉnh hơn
Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm đưa ra được dữ liệu và thông tin đầy đủ nhất và sâu sắc về các yếu tố tác động đến
sự phát triển du lịch Homestay Phương pháp này được thực hiện bằng cách phân tách từng bộ phận của vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu đồng thời tổng hợp, liên kết từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra hệ thống dữ liệu chính xác và đây đủ để dễ dàng đưa các kết luận về các yếu tố tác động đến du lịch Homestay Đà Lạt chính xác cho quá trình nghiên cứu
1.8 Cấu trúc của đề tài
Nội dung nghiên cứu này có kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu bao gồm bốn chương với nội dung được mô tả vắn tắt như sau: Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phân tích tổng hợp để nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và bố cục của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận Trình bày cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Homestay Đà Lạt Chương này cũng trình bày cơ bản về các khái niệm cơ bản về du lịch Homestay Đà Lạt, lịch sử nghiên cứu
và các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu Từ
15
Trang 27đó, tổng hợp các công trình nghiên cứu và đề xuất yếu tố tác động
và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng vấn đề nghiên cứu Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi, cách thức triển khai điều tra và thống kê, mẫu nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân của sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải pháp
Trình bày các kết quả nghiên cứu là toàn bộ nghiên cứu từ phân tích dữ liệu, thông tin về mẫu nghiên cứu, khảo sát từ đó đúc kết thành kết quả nghiên cứu cụ thể Từ đó đưa ra đánh giá về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hiệu quả để góp phần tăng thêm hiệu quả cho sự phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt dựa trên các kết quả nghiên cứu
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tổng quát
Những nội dung này sẽ giúp các tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cơ sở lý thuyết liên quan trong những chương tiếp theo
1ó
Trang 28CHUONG 2: CO SO LY LUAN 2.1 Ly thuyét vé du lich
2.1.1 Nguồn gốc về du lịch
Du lịch đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên Nhưng thời điểm này khái niệm “du lịch” chưa ra đời thay vào đó chỉ là “chuyến đi thông thường” Đa phần là những người giàu có đi tham quan các công trình kiến trúc, nghệ thuật, học ngoại ngữ, thưởng thức các ẩm thực ngon lạ, khám phá văn hóa Những người đạo thiên chúa, đạo hồi, đạo phật thường có các buổi giao lưu với nhau về, mưu cầu cuộc sống, sức khỏe, ngắm các cảnh đẹp thiên nhiên
Vào thế kỷ XVIII tại các nước Châu Âu đã xuất hiện các tốp, đội nhóm tổ chức cùng nhau đi chơi, thầm bạn bè qua các quốc gia khác, học ngoại ngữ, văn hóa nghệ thuật và như thế trào lưu này
đã phát triển rất mạnh mẽ thúc đẩy khái niệm “du lịch” ra đời
Từ đây du lịch đã phát triển và thu hút nhiều người quan tâm, nhanh chóng trở thành một phương hướng kinh doanh rất tiểm năng
Vào năm 1841 Thomas Cook người Anh là một nhà kinh tế và
du lịch đã bắt đầu mở ra dịch vụ kinh doanh lữ hành hiện đại Chuyến du lịch đầu tiên ông tổ chức chuyến đi cho 570 người tới dự hội nghị trên một chiếc tàu từ Leicester tới Longborough dưới hình thức một tour hướng dẫn Chuyến đi đã diễn ra rất thành công và nhiều người đã học theo Thomas Cook để tiếp tục mở ra các dịch vụ
lữ hành làm cho dịch vụ du lịch chính thức thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh
Giai đoạn bùng nổ du lịch Khoảng năm 1930 đây là giai đoạn chính thức bùng nổ về du lịch, các tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch và dịch vụ du lịch ra đời rõ ràng
17
Trang 29Nam 1970 các điều lệ, quy định về du lịch đã được công bố và hướng tới một ngành du lịch phát triển trở thành kinh tế mũi nhọn Đến ngày 2/1/1975 Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã chính thức được thành lập, thuộc Liên Hợp quốc Đây là tổ chức quốc tế về
du lịch lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các hoạt động du lịch của hầu hết các quốc gia
Từ năm 1980, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 27 tháng 9 hàng năm làm “Ngày Du lịch thế giới” 2.1.2 Khái niệm về du lịch
Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích mang lại niềm vui cho bản thân, gia đình, bạn bè hoặc ý tưởng kinh doanh cho các nhà đầu tư, cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách
du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch Năm 1936, Hội Quốc Liên định nghĩa: một khách du lịch nước ngoài là một người đi du lịch nước ngoài trong ít nhất hai mươi bốn giờ Người kế nhiệm của nó, Liên Hợp Quốc, đã sửa đổi định nghĩa này vào năm 1945 bằng cách bao gồm thời gian lưu trú tối đa là sáu tháng Năm 1941, Hunziker và Kraft định nghĩa: du lịch là tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người không cư trú, trong chừng mực chúng không dẫn đến thường trú nhân và không liên quan đến bất kỳ hoạt động kiếm tiền nào.Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp
để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác"
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
18
Trang 30gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư (World Tourist Organization) CÁC DẠNG DU LỊCH
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
- _ Dụ lịch làm ăn
- _ Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt
- _ Du lịch nội quốc, quá biên
- Du lich tham quan trong thành phố
- _ Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm
- _ Du lịch hội thảo, triển lãm MICE
- _ Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám pha
- Du lich ngudi cao tudi
2.1.3 Dac diém du lich
Du lịch giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam hiện có 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, 14 di sản được ghi danh vào các danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại cùng với số lượng lớn các di sản, di tích cấp quốc gia và di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, văn hóa tâm linh, ẩm thực mang đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền Du lịch được xem là cầu nối các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới
Du lịch góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện con người Du lịch là hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí
19
Trang 31và khám phá Từ du lịch và thông qua du lịch giúp con người phát triển toàn diện cả về trí - thể - mỹ (phục hồi cả về thể chất và tinh thần nâng cao trau dồi vốn tri thức, hiểu biết) Đây là nguyên nhân quan trọng nhất thôi thúc khách du lịch nội địa đi du lịch, đến nay
du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận người dân Việt Nam
Du Lịch có vị trí, vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề
xã hội như: giảm đói nghèo; giảm sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng, miền; du lịch giúp con người quay trở về với tự nhiên thoát khỏi cuộc sống bận rộn, đến và khám phá những vùng đất mới
lạ, giảm tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, bê tông hóa và
sự di cư nông thôn - thành thị Du lịch phát triển, các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội cũng được thực thi nhiều hơn, với sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Sự thay đổi mà chúng ta dễ nhận thấy nhất ở cộng đồng các dân tộc thiểu số nghèo, du lịch đã mang đến cuộc sống mới, nhận thức mới, tạo công
ăn việc làm và tham gia vào phát huy các giá trị truyền thống; đưa hình ảnh văn hóa của các khu vực này đến với khách du lịch cả nước
và quốc tế Nhiều bản làng du lịch đã hình thành trên cả nước, nổi tiếng phải kể đến là khu vực bản Lác Mai Châu, du lịch cộng đồng Cao nguyên đá Déng Van - Ha Giang, du lich Homestay 6 Da Lat
Du lich mang đến những giá trị văn hóa mới, các giá trị văn hóa này vừa mang tới sức hấp dẫn du lịch, vừa đóng vai trò quan trọng trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người, quảng bá nền văn hóa đa dạng đặc biệt của Việt Nam tới bạn bè quốc tế
Du lịch góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường; đổi mới nếp sống văn hóa của người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc bản địa; xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá ứng
xử thân thiện, mến khách
20
Trang 32Du lịch góp phần mở rộng và phát triển quan hệ ngoại giao: từ
du lịch và thông qua du lịch, giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng giữa khách du lịch với người dân địa phương, giữa các dân tộc trong lãnh thổ quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới Nhờ có du lịch mà cuộc sống trở nên năng động hơn, văn hóa các vùng, miền, quốc gia có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phú hơn
Du lịch là cầu nối cho hội nhập và phát triển Những yêu cầu bức thiết của ngành thôi thúc lao động và hệ thống quản lý thường xuyên được nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề phù hợp với tiêu chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế để có thể phục vụ khách du lịch, quản lý du lịch bền vững, hướng tới nhóm khách cao cấp Từ đó, khoảng cách về trình độ giữa lao động Việt Nam và khu vực được thu hẹp, thúc đẩy hội nhập
2.1.4 Yêu cầu đặt ra đối với ngành du lịch trong thời kỳ mới
Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong những trụ cột và động lực quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của đất nước Phát triển du lịch mang lại lợi ích cho nhân dân, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân
Phát triển bền vững và hiệu quả du lịch theo mô hình tăng trưởng xanh, đảm bảo vừa đáp ứng mục tiêu tăng trưởng mà không gây tổn hại đối với tài nguyên, môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu
Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh Chỉ khi có được hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật đây đủ, đa dạng, với
hệ thống cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ đẳng cấp, chất lượng mới
21
Trang 33có khả năng tạo thương hiệu và sức cạnh tranh cao cho ngành du lịch Việt Nam
Hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế quản lý tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ không chỉ trong các hoạt động kinh doanh, xúc tiến quảng bá hình ảnh của Việt Nam vườn tầm thế giới
2.2 Cơ sở lí luận về du lịch Homestay
2.2.1 Khái niệm du lịch Homestay Homestay là hình thức du lịch bền vững quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch và cư dân bản địa
Trong từ điển tiếng Anh (Oxford), “Homestay” chi người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như:
“Open your home to the world and the world become your home”
Hoặc “Become part of my family"
Ở một số nước nổi tiếng với loại hình này như Thái Lan định nghĩa: “Homestay được hiểu như một loại hình du lịch, du khách sẽ sống trong căn nhà của người bản địa, có thể là ăn chung, ở chung
và sinh hoạt như những thành viên trong một gia đình”
Ngoài ra, tại Việt Nam loại hình du lịch này cũng dân phát triển và đã có một số khái niệm của một số tác giả được đưa ra trên các tạp chí hay bài viết như:
Theo tác giả Vũ Lê Minh: “Homestay là hình thức du lịch bền vững, quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật,
22
Trang 34rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch với cư dân bản địa Du lich Homestay đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam.”
a
Theo bao Quang Nam: “ Homestay là hình thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với cư dân bản địa ngay chính trong nhà của họ, hiểu rộng hơn, Homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có
cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ nhất”
Theo ông Haji Sahariman Hamdan - Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia: “Homestay la loai hinh du lich ma du khach sé được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó”
Theo tác giả Khánh Hải: “Homestay là loại hình du lịch mà dụ khách sẽ ở chung và sinh hoạt chung với người dân địa phương nhưữ thành viên trong gia đình, thông qua hoạt động tập thể đó để trải nghiệm các giá trị sống và văn hoá của mảnh đất mà du khách đặt chân đến”
Theo tác giả Minh Đức: Du lịch Homestay “Bạn sẽ ăn, ngủ, vui chơi và học hỏi tại nhà người dân, nơi mà bạn đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho chuyến du lịch Loại hình du lịch Homestay dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều nền văn hoá khác nhau
Các khái niệm trên tuy có những sự khác nhau về ngôn từ, cách diễn đạt nhưng tất cả các khái niệm trên đều thống nhất và đi đến nội dung chung: du lịch Homestay là du lịch sống cùng với người dân, ở với người dân và sinh hoạt cùng với người dân, để có thể hiểu thêm về văn hóa bản địa nơi mà du khách đến thăm và loại hình này rất thích hợp cho người thích trải nghiệm cuộc sống, muốn hòa mình vào thiên nhiên và muốn thử thách mình trong một môi trường sống khác
23
Trang 35Hay hiểu theo cách khác: Homestay là một kiểu tìm đến một vùng quê yên tĩnh, có không gian thoáng đãng, cảnh vật thiên nhiên thơ mộng để “xả độc” ra khỏi tâm hồn mà đời sống thành thị đã để lại Du lịch Homestay là du lịch để thư giản, để yêu những điều bình thường, yêu những mảnh đất, nơi chưa bao giờ được vinh danh di sản kiến trúc hay kỳ quan thiên nhiên văn hóa
- Nơi hầu hết các hoạt động trao đổi văn hóa và tương tác giữa khách và gia đình chủ xảy ra
- Nơi lưu trú tại địa phương trong hoặc gân với các làng truyền thống thú vị mà du khách có thể lưu lại và quan sát cũng như tham gia các hoạt động của làng
- Chủ nhà có thể chuẩn bị và mời khách những đặc sản địa phương
- _ Khách có thể ăn uống và trao đổi với gia đình chủ nhà
- Homestay dem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương
Loại hình du lịch Homestay có mức chi phí rẻ hơn so với các loại hình dịch vụ khác Chúng ta chỉ cần bỏ một số tiền nhỏ thay vì
sử dụng những dịch vụ với chi phí đắt đỏ như ở khách sạn ăn nhà hàng sang trọng đồng thời được trải nghiệm với một không gian
24
Trang 36hoàn toàn khác biệt mà những dịch vụ khác khó có thể mang lại Phát triển du lịch Homestay đang có sức hút rất lớn với khách du lịch trong và ngoài nước
2.2.3 Ý nghĩa của du lịch GNp phần đa dạng hNa loại hình du lịch
Đa dạng hóa du lịch không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một trong những yếu tố sống còn trong lĩnh vực du lịch
Du lịch Homestay ra đời và phát triển đã tạo ra một sự mới lạ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần tạo lên sự mới
lạ cho du khách, khiến khác du lịch cảm thấy mình như thành viên của cộng đồng chứ không còn là những người khách lạ Giúp khách tìm hiểu sâu sắc, tường tận hơn vê tài nguyên du lịch (cả thiên nhiên
và văn hóa) vì họ có điều kiện được trải nghiệm trực tiếp cùng sống, cùng sinh hoạt với người dân địa phương
Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch Việc tiên quyết đầu tiên ở bất kì khu bảo tồn hay du lịch nào
đó là vấn để môi trường vì nó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của khu du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài trong tương lai Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch môi trường và hoạt động có tác động đan xen lẫn nhau Du lịch cân hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia đóng góp của tất
cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du: lịch cũng như khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương Đối với khách du lịch tham gia loại hình du lịch Homestay thì việc cùng ăn ở sinh hoạt cùng người dân địa phương giúp họ thấy và cảm nhận được những giá trị sâu sắc của tài nguyên du lịch Khách
du lịch ở đây không còn là khách mà còn là những người trực tiếp bảo tồn môi trường tự nhiên nơi mà họ đặt chân lên Đó là cách hiệu quả nhất để họ hiểu rõ hơn vùng đất mà họ đến Những điều đó sẽ giúp khách biết trân trọng và bảo tồn các giá trị tài nguyên
25
Trang 37Đối với cộng đồng địa phương du lịch Homestay gắn liền với
sự phát triển của địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa địa phương nhưng luôn chú ý tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên tài nguyên sinh thái, giữ gìn nền văn hóa địa phương không bị mai một theo thời gian
Mang lại lợi ích cho người dân địa phương
Du lịch Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ăn ngủ nghỉ cùng người dân bản địa Đối với một điểm mà được khai thác du lịch như vậy chắc chắn rằng các cư dân địa phương sẽ có được một nguồn lợi kinh tế và cả chính quyền địa phương ở nơi họ quản lý khai thác phát triển thì họ sẽ được thu lợi nhuận từ nguồn thuế từ hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch Homestay
Du lịch Homestay không những tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương và còn đem lại lợi nhuận cho những người dân khác bằng những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch
Đối với các địa phương có những làng nghề truyền thống thì
số lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ nhanh chóng tăng mạnh, sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn trong việc xóa đói giảm nghèo đẩy lùi những
tệ nạn xã hội nhất là ở biên giới hải đảo vùng sâu vùng xa
Tăng cường sự giao lưu văn hNa và nhận thức cho cộng đồng địa phương
Tại những điểm du lịch Homestay, các gia đình vẫn thường giữ nguyên bản ngôi nhà của mình chỉ bổ sung thêm và thêm một số trang thiết bị thiết yếu để du khách có thể sinh sống cùng họ để có thể hiểu được nét văn hóa của địa phương nơi họ cư trú Chủ nhà trong quá trình đón tiếp khách du lịch cũng nên học hỏi những nét văn hóa đẹp tinh túy từ quê hương họ Trong quá trình giao lưu học hỏi cả khách và người dân địa phương sẽ được hiểu biết thêm làm tăng sự phong phú truyền thống
2ó
Trang 382.2.4 Điều kiện phát triển của du lịch Homestay Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng các mô hình nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Homestay Các mô hình này bao gồm các thuộc tính đa chiều, kết hợp với nhau để xác định khả năng phát triển du lịch Homestay tại một địa điểm nhất định Kontogeorgopoulos và cộng sự (2014) cho rằng các điều kiện: vị trí địa lí, sự may mắn, hỗ trợ từ bên ngoài và phương cách lãnh đạo là các yếu tố quan trọng để tạo thành công cho du lịch cộng đồng ở Thái Lan Theo Ibun Kombo, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái, gồm: 1) giáo dục công chúng, 2) cơ sở hạ tầng, 3) tính độc đáo của tài nguyên tự nhiên, 4) di sản văn hóa, 5) vị trí địa lí, 6) lòng hiếu khách của người dân, 7) chiến lược du lịch của chính quyền, và 8) môi trường thiên nhiên; trong đó, 4 yếu tố quan trọng nhất là: vị trí địa lí, điểm độc đáo về tự nhiên, di sản văn hóa và sự may mắn
Theo Amir và cộng sự (2015), phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn sẽ góp phần cải thiện khả năng phục hồi trong cộng đồng địa phương Một số chiến lược là cần thiết để đảm bảo
sự phát triển bền vững du lịch nông thôn và duy trì khả năng phục hồi cộng đồng địa phương Các phân tích cũng đã xác định một số yếu tố quan trọng góp phần vào khả năng phục hồi cộng đồng, đặc biệt trong cộng đồng du lịch nông thôn Những yếu tố này bao gồm: 1) giá trị văn hóa và lối sống của các nhà điều hành du lịch nông thôn và các thành viên gia đình thúc đẩy sự tham gia của họ trong ngành du lịch; 2) mối quan hệ với chính quyền; 3) sự linh hoạt của cộng đồng; và 4) điều kiện môi trường
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch Homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Quốc Nghỉ đã đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch Homestay: thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ giữa “ba nhà”: nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch; thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; thứ
27
Trang 39ba, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới lạ, đặc thù; thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch Homestay mang tính chuyên nghiệp (Nguyen, 2015)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ Homestay tại thành phố Hội An của Đỗ Minh Nguyễn cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ Homestay, bao gồm: 1) sự tin tưởng; 2) sự đáp ứng; 3) sự đảm bảo; 4) sự cảm thông; và 5) sự hữu hình (Do, 2017, p.27)
Nghiên cứu “Sự lựa chọn của du khách đối với du lịch Homestay ở Tiền Giang” của Nguyễn Thạnh Vượng cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với dịch vụ du lịch Homestay: 1) an ninh trật tự; 2) an toàn; 3) dễ tiếp cận; 4) chất lượng phục vụ; 5) quản lí Homestay; 6) cơ sở vật chất; và 7) môi trường của Homestay (Nguyen, 2014)
Trong nghiên cứu về việc phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt của Nguyễn Thị Thanh Thúy, khả năng phát triển du lịch Homestay được xác định qua các nhân tố như tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch; vấn để an toàn, an ninh, môi trường, giá cả tác động đến sự lựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch Homestay (Nguyen, 2017, p.135)
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước chủ yếu phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp đối với các đối tượng tham gia loại hình du lịch Homestay; trong đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Homestay là:
1 Nguồn nhân lực Cộng đồng địa phương chính là nguồn nhân lực chủ yếu cho việc phục vụ du lịch tại điểm du lịch Homestay Họ có vai trò cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, các trò chơi và hoạt động giải trí, cộng đồng địa
28
Trang 40phương sẽ là nhân tố chính trong việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường tích cực nhất
Họ coi tài nguyên du lịch như chính nguồn sống chính của mình từ đó hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút được khách du lịch Họ là những người không có kỹ năng du lịch nhưng họ lại là người chủ yếu hiểu về truyền thống lịch sự văn hóa phong tục tập quán, lễ nghi, các phương thức sinh hoạt
Với hiểu biết của mình họ sẽ làm một cách tự nhiên nhất so với hướng dẫn viên chuyên nghiệp, vì đặc thù của loại hình du lịch Homestay không đòi hỏi cao về yêu cầu dịch vụ nên nguồn nhân lực
có thể học nghiệp vụ trước hoặc trong quá trình đón tiếp khách hay các lớp tập huấn kĩ năng du lịch
2 Chính sách Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch Homestay, sự tham gia của cư dân bản địa, sự hỗ trợ của chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, và kinh nghiệm phát triển du lịch Homestay và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm chế sự phát triển của một điểm
du lịch Để phát triển du lịch Homestay cần có các cơ chế chính sách sau:
- _ Khuyến khích du lịch: khuyến khích các cơ sở đoàn thể đầu
tư vào phát triển loại hình du lịch Homestay
- _ Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm
du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch Homestay,
có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này
- Đầu tư phát triển sản đặc phẩm du lịch đặc trưng của vùng: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch
29