bài đưa ra các phân tích về các yếu tố tác động đến công tác tổ chức và vận khách khách sạn jw marriott Hà Nội, đạt điểm cao
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC, VẬN HÀNH KHÁCH SẠN 5
1.1 Cơ sở lý luận về công tác tổ chức, vận hành khách sạn 5
1.1.1 Khách sạn 5
1.1.2 Tổ chức, vận hành khách sạn 7
1.2 Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức, vận hành khách sạn 9
1.2.1 Vị trí địa lý 9
1.2.2 Hệ thống cơ sở vật chất 10
1.2.3 Chất lượng dịch vụ 10
1.2.4 Nhân sự 11
1.2.5 Chiến lược giá cả 12
1.2.6 Marketing và quảng cáo 13
1.2.7 Công nghệ thông tin 13
1.2.8 Luật pháp và quy định 14
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC, VẬN HÀNH KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI 16
2.1 Giới thiệu về khách sạn JW Marriott Hà Nội 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất 17
2.1.3 Nguồn nhân lực 18
2.1.4 Số lượng và chất lượng dịch vụ 18
2.1.5 Thị trường khách 19
2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến công tác tổ chức, vận hành khách sạn JW Marriott Hà Nội 20
2.2.1 Vị trí địa lý 20
2.2.2 Hệ thống cơ sở vật chất 21
2.2.3 Chất lượng dịch vụ 22
2.2.4 Nhân sự 22
Trang 32.2.5 Chiến lược giá cả 22
2.2.6 Marketing và quảng cáo 23
2.2.7 Công nghệ thông tin 23
2.2.8 Luật pháp và quy định 23
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC, VẬN HÀNH KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI 24
3.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 24
3.2 Áp dụng công nghệ, chuyển đổi số 25
3.3 Tùy chỉnh trải nghiệm khách hàng 25
3.4 Quản lý tài nguyên hiệu quả 26
3.5 Liên kết với các đối tác địa phương 27
3.6 Tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn 28
3.7 Chăm sóc khách hàng sau khi lưu trú 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 5MỞ ĐẦU
Những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể Theo Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, số lượng lao động ngành Du lịch cần năm 2020 là trên 3 triệu lao động, trong đó
có khoảng hơn 1 triệu lao động trực tiếp Tuy nhiên, do chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã khiến cho tổng thu của ngành
Du lịch bị giảm sút nghiêm trọng, tác động mạnh đến nguồn nhân lực du lịch - khách sạn Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện, sâu sắc tới ngành Du lịch Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm 2021, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phục vụ du khách tại các địa phương trong cả nước
đã dừng tổ chức, do đó lượng khách du lịch nội địa giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (trung bình khoảng từ 60 - 80%); công suất sử dụng phòng tại các cơ
sở lưu trú chỉ đạt từ 10 - 20%; doanh thu du lịch thấp; một số khu, điểm du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa không đón khách, một số doanh nghiệp du lịch tiếp tục điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh Các chuỗi dịch vụ dưới tác động lan tỏa từ hoạt động du lịch như cung cấp thực phẩm, nông sản, sản xuất đồ lưu niệm, trình diễn ca múa nhạc, vui chơi giải trí… đều chịu khủng hoảng chung do thiếu hụt nguồn chi trả
Sau khi dịch bệnh suy giảm, cuộc sống trở lại bình thường, ngành du lịch khách sạn cũng trở lại với đường đua, phục hồi nền kinh tế Để vực lại nhanh chóng, các khách sạn cần phải đưa ra chiển lược tổ chức khách sạn thông minh, đúng đắn Chính vì vậy, việc phân tích các yếu tố tác động đến công tác tổ chức, vận hành khách sạn là vô cùng cần thiết
Trang 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
1.1.1.2 Phân loại khách sạn
Điều 21, Mục 3, Chương 5, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Du lịch về lưu trú du lịch đã phân loại khách sạn du lịch như sau:
" Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố
• Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối
hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
• Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có
bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
• Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di
chuyển khi cần thiết;
Trang 7• Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị
phục vụ khách du lịch." (Chính phủ, 2017)
1.1.1.3 Xếp hạng khách sạn
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391:2015 về xếp hạng khách sạn: "Căn
cứ theo: (1) Vị trí, kiến trúc; (2) Trang thiết bị tiện nghi; (3) Dịch vụ và chất lượng phục vụ; (4) Người quản lý và nhân viên phục vụ; (5) Bảo vệ môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao
• Vị trí, kiến trúc
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn
- Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện
- Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý
• Trang thiết bị tiện nghi
- Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực, dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng
- Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24h, có hệ thống điện dự phòng
- Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt
- Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt
- Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
- Tủ thuốc và một số loại thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng
- Sơ đồ, biển chỉ dẫn và đèn báo thoát hiểm ở hành lang
- Các biển chỉ dẫn hướng và chỉ dẫn chức năng (phòng vệ sinh, văn phòng,
số tầng, số phòng…)
• Dịch vụ và chất lượng phục vụ
Trang 8Dịch vụ và chất lượng phục vụ theo quy định đối với từng hạng tương ứng
• Người quản lý và nhân viên phục vụ
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công việc và loại hạng khách sạn
- Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền)
- Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo
• Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ
Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2015)
1.1.2 Tổ chức, vận hành khách sạn
1.1.2.1 Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú
Là sự kết hợp giữa cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đầu tư và quá trình phục vụ khách của đội ngũ nhân viên khách sạn, đây là hoạt động quan trọng nhất của khách sạn vì nó quyết định tới việc khách đến với khách sạn, thời gian lưu trú dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến việc khách tiêu dùng các dịch
vụ khác có trong khách sạn
1.1.2.2 Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống
Là sự kết hợp của ba yếu tố:trực tiếp sản xuất các món ăn, đồ uống; tổ chức bán các đồ ăn, uống do khách sạn chế biến có thể kèm theo những sản phẩm của những ngành khác như bia, nước ngọt, rượu…; tổ chức phục vụ khách ăn, uống
1.1.2.3 Tổ chức kinh doanh dịch vụ bổ sung
Thời gian lưu trú của khách tại KS có thể dài ngắn khác nhau nhưng khi khách đã lưu trú tại KS thì ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, khách còn có thể phát sinh các nhu cầu khác như nhu cầu thông tin giải trí, nhu cầu mua sắm
Trang 9hàng hóa, nhu cầu giặt là… Vì vậy trong KS ngoài dịch vụ lưu trú ăn uống còn
có các dịch vụ khác để đáp ứng cho khách, tùy theo quy mô loại hạng KS khác nhau các KS có các loại dịch vụ và mức độ chất lượng dịch vụ bổ sung khác nhau
Dịch vụ bổ sung có thể được chia thành bốn nhóm như sau:
• Dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của khách như giặt là, thông tin, cắt tóc, mua bán hàng hóa…
• Dịch vụ có tính chất giải trí, chăm sóc sức khỏe như câu lạc bộ giải trí, phòng tập thể thao, bể bơi, sân tennis…
• Dịch vụ có tính chất nâng cao tiện nghi sinh hoạt cho khách như phục vụ cho khách ăn trên buồng, cho thuê thư ký, thuê phiên dịch, phục vụ hội nghị, những dịch vụ khác mà khách yêu cầu…
• Dịch vụ phục vụ cho khách đặc biệt: phục vụ khách tàn tật, trông giữ trẻ, phục vụ khách đặc biệt quan trọng…
1.1.2.4 Tổ chức hoạt động của các bộ phận chức năng
• Bộ phận Kinh doanh và tiếp thị: là câu nói giữa KH với các nguồn lực
trong KS Công việc chính của bộ phận này là: xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường; tổ chức và thực hiện việc đăng
ký (bán) trước về buồng phòng; tổ chức các cuộc gặp gỡ (hội nghị, hội thảo, tiệc); tổ chức các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng cáo về
KS đến với KH
• Bộ phận Kỹ thuật: thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
của KS, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để KS hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của KS Công việc chính của bộ phận này gồm: lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới các trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các trang thiết bị khác trong KS
• Bộ phận Tài chính: thực hiện chức năng tham mưu, vừa thực hiện chức
năng điều hành trong KS Nhiệm vụ của bộ phận này gồm: kiểm soát
Trang 10toàn bộ chi phí về các hoạt động của KS, tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ hạch toán cho phù hợp với tình hình kinh doanh của KS, thực hiện các công tác thống kê
• Bộ phận Nhân sự: thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, ban
hành các thể chế quản lý, điều hành quy chế làm việc, kỷ luật Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động trong KS, tuyển dụng lao động khi các bộ phận trong KS có nhu cầu bổ sung thêm nhân lực (Phạm Quốc Thắng, 2023)
1.2 Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức, vận hành khách sạn
1.2.1 Vị trí địa lý
Thị trường và nguồn cung: Vị trí địa lý ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu
của KS và nguồn cung lao động Nó có thể quyết định liệu KS có hướng tới khách du lịch quốc tế, KH doanh nghiệp, hoặc địa phương Ngoài ra, vị trí gần các trung tâm kinh doanh và du lịch cũng giúp thu hút nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm
Môi trường xã hội và văn hóa: Vị trí địa lý có thể tạo ra những ảnh hưởng
về môi trường xã hội và văn hóa KS cần phải hiểu và tôn trọng các giá trị văn hóa và quy định xã hội của địa phương để tạo ra một môi trường đón tiếp và phục vụ phù hợp
Cạnh tranh và giá cả: Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh
và giá cả Nếu KS đặt tại khu vực có nhiều KS khác, họ có thể phải cạnh tranh
về giá cả và dịch vụ để thu hút KH Ngược lại, nếu KS là duy nhất ở khu vực
đó, họ có thể có ưu thế trong việc định giá và cung cấp dịch vụ
Hạ tầng và tiện ích xung quanh: Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến hạ tầng
và tiện ích xung quanh KS Điều này bao gồm các tiện ích như giao thông công cộng, đường giao thông, trung tâm mua sắm, nhà hàng và các điểm tham quan
du lịch Các tiện ích này có thể là yếu tố quan trọng trong việc thu hút và giữ chân KH
Trang 11Chiến lược tiếp thị: Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị
của KS Họ cần phải tùy chỉnh chiến lược tiếp thị của mình để phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thị trường địa phương, bao gồm cả việc sử dụng các kênh tiếp thị địa phương và tạo ra nội dung phù hợp
1.2.2 Hệ thống cơ sở vật chất
Cung cấp dịch vụ chất lượng: Cơ sở vật chất bao gồm các phòng nghỉ, nhà
hàng, phòng hội nghị, các tiện ích giải trí và các khu vực công cộng khác Chất lượng và tiện nghi của các cơ sở này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của
KH Việc duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo rằng KS có thể cung cấp dịch vụ chất lượng và thu hút KH
Quản lý nguồn lực: Cơ sở vật chất cũng bao gồm các nguồn lực như thiết
bị, đồ nội thất, và các công cụ hỗ trợ khác Quản lý hiệu quả các nguồn lực này giúp KS tối ưu hóa hoạt động của mình và giảm thiểu lãng phí
An toàn và bảo mật: Cơ sở vật chất cần được thiết kế và duy trì sao cho
an toàn và bảo mật Điều này bao gồm việc cung cấp các biện pháp an toàn cháy nổ, hệ thống an ninh, và các biện pháp phòng chống xâm nhập
Tối ưu hóa quy trình làm việc: Thiết kế cơ sở vật chất có thể ảnh hưởng
đến quy trình làm việc của nhân viên Việc sắp xếp các khu vực làm việc và các tiện ích một cách hợp lý có thể tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu thời gian di chuyển
Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên: Thiết kế cơ sở vật chất có thể ảnh
hưởng đến việc sử dụng năng lượng và tài nguyên Các biện pháp tiết kiệm năng lượng như hệ thống điều hòa không khí thông minh và hệ thống chiếu sáng hiệu quả có thể giúp giảm chi phí hoạt động và tăng tính bền vững của
KS
1.2.3 Chất lượng dịch vụ
Hài lòng khách hàng: Chất lượng dịch vụ trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của KH Khách hàng sẽ trở lại và giới thiệu KS cho người khác nếu họ
Trang 12cảm thấy hài lòng với trải nghiệm của mình Điều này tạo ra sự phát triển bền vững và tăng doanh thu cho KS
Uy tín và danh tiếng: Một dịch vụ chất lượng tạo ra uy tín và danh tiếng
tích cực cho KS Điều này giúp thu hút thêm KH mới và giữ chân KH cũ, đồng thời làm tăng giá trị thương hiệu của KS
Tăng doanh thu và lợi nhuận: Chất lượng dịch vụ cao thường đi kèm với
việc tăng giá và tăng doanh thu Khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn cho một trải nghiệm dịch vụ tốt Điều này có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn cho KS
Giảm chi phí và lãng phí: Dịch vụ chất lượng thường đi đôi với hiệu suất
cao và sự tối ưu hóa trong các quy trình làm việc Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và chi phí hoạt động, tăng cường lợi ích kinh doanh của KS
Tăng cường lòng trung thành của nhân viên: Một môi trường làm việc tốt
và sự cam kết của nhân viên đến việc cung cấp dịch vụ chất lượng giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên hạnh phúc và năng động Điều này tạo ra sự ổn định và
sự liên tục trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng
1.2.4 Nhân sự
Dịch vụ và trải nghiệm khách hàng: Nhân sự trực tiếp tham gia vào việc
cung cấp dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng Tính chuyên nghiệp, thân thiện và niềm nở của nhân viên ảnh hưởng lớn đến cảm nhận và hài lòng của khách hàng
Quản lý và điều hành: Nhân sự cấp quản lý và điều hành đảm bảo rằng
các quy trình và hoạt động hàng ngày của khách sạn diễn ra một cách hiệu quả
và mượt mà Sự tổ chức, lãnh đạo và kỹ năng quản lý của họ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất toàn diện của khách sạn
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Nhân sự được đào tạo và phát triển để cung
cấp dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng Việc đảm bảo rằng nhân viên được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng và vượt qua mong đợi của khách hàng là rất quan trọng
Trang 13Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Một môi trường làm việc tích cực và
hỗ trợ giúp tạo ra sự hài lòng và sự cam kết của nhân viên Điều này có thể ảnh hưởng đến sự giữ chân nhân sự và giúp thu hút nhân viên tài năng
Quản lý tài nguyên nhân lực: Quản lý nhân sự đảm bảo rằng khách sạn có
đủ nhân viên và nguồn nhân lực phù hợp để phục vụ khách hàng và duy trì hoạt động hàng ngày Việc lập kế hoạch và quản lý thời gian làm việc, đào tạo và phát triển nhân viên, và quản lý hiệu suất là những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhân sự
1.2.5 Chiến lược giá cả
Thu hút và giữ chân khách hàng: Chiến lược giá cả có thể ảnh hưởng đến
việc thu hút và giữ chân khách hàng Giá cả phải được thiết lập sao cho phù hợp với giá trị và chất lượng của dịch vụ được cung cấp, đồng thời phản ánh được nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng tiềm năng
Tối ưu hóa doanh thu: Chiến lược giá cả có thể được sử dụng để tối ưu
hóa doanh thu của khách sạn Điều này có thể bao gồm việc thiết lập giá cả linh hoạt dựa trên mùa cao điểm và thấp điểm, sự kiện địa phương và yêu cầu đặc biệt từ khách hàng
Đối thủ cạnh tranh: Chiến lược giá cả cũng cần phải cân nhắc đối với
chiến lược giá của các đối thủ cạnh tranh Giá cả cần phải cạnh tranh nhưng cũng đủ để đảm bảo rằng khách hàng không chỉ chọn lựa dựa trên giá mà còn trải nghiệm và chất lượng dịch vụ
Quản lý hiệu suất: Chiến lược giá cả có thể được sử dụng để quản lý hiệu
suất của khách sạn Bằng cách điều chỉnh giá cả dựa trên mức độ sử dụng phòng
và các tiện ích khác, khách sạn có thể tối ưu hóa lợi nhuận và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả
Phản ánh giá trị và chất lượng: Chiến lược giá cả phản ánh giá trị và chất
lượng của khách sạn Giá cả quá thấp có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của
Trang 14khách sạn và dẫn đến mất mát về lợi nhuận, trong khi giá cả quá cao có thể làm mất đi khách hàng và gây ra tiêu cực cho doanh thu
1.2.6 Marketing và quảng cáo
Thu hút khách hàng: Chiến lược marketing và tiếp thị giúp khách sạn thu
hút khách hàng mới bằng cách quảng bá những đặc điểm và dịch vụ của mình Các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, truyền thông xã hội, quảng cáo truyền thông, và các chương trình khuyến mãi có thể được sử dụng để thu hút sự chú
ý của khách hàng tiềm năng
Xây dựng và duy trì thương hiệu: Marketing và tiếp thị giúp xây dựng và
duy trì thương hiệu của khách sạn Việc tạo ra một hình ảnh và danh tiếng tích cực thông qua các chiến lược quảng cáo và truyền thông giúp tạo ra lòng tin và niềm tin từ phía khách hàng
Tối ưu hóa chiến lược giá: Marketing có thể giúp khách sạn tối ưu hóa
chiến lược giá cả của mình để thu hút và giữ chân khách hàng Bằng cách sử dụng các phân tích thị trường và dữ liệu khách hàng, khách sạn có thể điều chỉnh giá cả của mình để phản ánh nhu cầu và sự mong đợi của thị trường
Giao tiếp với khách hàng: Marketing và tiếp thị cũng đóng vai trò trong
việc giao tiếp với khách hàng Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin về các dịch vụ và tiện ích của khách sạn, trả lời câu hỏi từ khách hàng, và
xử lý phản hồi từ phía khách hàng
Nâng cao nhận thức về thị trường: Marketing và tiếp thị giúp tăng cường
nhận thức về thương hiệu và dịch vụ của khách sạn trong thị trường Việc sử dụng các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, truyền thông
xã hội, và marketing trực tuyến giúp khách sạn tiếp cận đến đối tượng khách
hàng mục tiêu một cách hiệu quả
1.2.7 Công nghệ thông tin
Quản lý hệ thống và dữ liệu: Hệ thống quản lý khách sạn (PMS) được hỗ
trợ bởi công nghệ thông tin giúp quản lý và tổ chức hoạt động hàng ngày của
Trang 15khách sạn một cách hiệu quả PMS giúp quản lý đặt phòng, in, out, thanh toán và các dịch vụ khác Nó cũng cung cấp các công cụ quản lý dữ liệu để theo dõi thông tin về khách hàng, doanh thu, và hoạt động kinh doanh
check-Tích hợp các hệ thống và ứng dụng: Công nghệ thông tin cho phép tích
hợp các hệ thống và ứng dụng khác nhau trong khách sạn như hệ thống đặt phòng trực tuyến, hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), và hệ thống quản lý thực phẩm và đồ uống (F&B) Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động và cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Công nghệ thông tin giúp tăng
cường trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp các tiện ích như dịch vụ phòng thông minh, hệ thống điều khiển ánh sáng và nhiệt độ thông minh, và ứng dụng di động cho việc đặt phòng và yêu cầu dịch vụ
Quản lý nhân sự và đào tạo: Công nghệ thông tin cũng hỗ trợ quản lý nhân
sự và đào tạo bằng cách cung cấp các hệ thống quản lý nhân sự (HRIS) để theo dõi thông tin nhân viên, quản lý lịch làm việc, và tổ chức các chương trình đào tạo trực tuyến
Quản lý tài nguyên và vật liệu: Công nghệ thông tin giúp khách sạn quản
lý tài nguyên và vật liệu một cách hiệu quả hơn Việc sử dụng phần mềm quản
lý kho hàng (WMS) và hệ thống tự động hóa trong việc quản lý hàng tồn kho
và tiêu thụ giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất hoạt động
1.2.8 Luật pháp và quy định
An toàn và sức khỏe lao động: Luật lao động và các quy định về an toàn
và sức khỏe lao động yêu cầu khách sạn phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn
và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên Điều này bao gồm việc cung cấp trang thiết
bị bảo hộ, đào tạo an toàn lao động và tiến hành các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
Quy định về an ninh và bảo mật: Luật pháp cũng đặt ra các yêu cầu về an
ninh và bảo mật để bảo vệ khách hàng, nhân viên và tài sản của khách sạn Điều
Trang 16này có thể bao gồm việc cài đặt hệ thống an ninh, giám sát và kiểm soát truy cập vào các khu vực nhạy cảm của khách sạn
Quản lý thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm: Luật pháp về quản lý
thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu khách sạn tuân thủ các tiêu chuẩn về việc lưu trữ, chế biến và phục vụ thực phẩm Điều này đảm bảo rằng thực phẩm được cung cấp cho khách hàng là an toàn và phù hợp vệ sinh
Quy định về quản lý môi trường và bảo vệ môi trường: Luật pháp liên
quan đến quản lý môi trường và bảo vệ môi trường đặt ra các yêu cầu về việc giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khách sạn đối với môi trường Điều này có thể bao gồm việc xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo
Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Luật pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân
yêu cầu khách sạn bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và nhân viên Điều này bao gồm việc thiết lập các biện pháp bảo mật thông tin và tuân thủ các quy định về quản lý dữ liệu