MỞ ĐẦU Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
Câu 1: Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Câu 2: Xây dựng một tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Lớp :
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
Câu 1: Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Câu 2: Xây dựng một tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Hoàng Linh
Sinh viên thực hiện :
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Hoàng Linh Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Câu 1: Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn Câu 2: Xây dựng một tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.” của tôi là trung
thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan, được thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Trang 4NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 1
1 Những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật 1
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật 1
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 2
1.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật 3
1.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật 3
1.2.3 Chủ thể 4
1.2.4 Khách thể 5
1.3 Các loại vi phạm pháp luật 5
1.3.1 Vi phạm hình sự 5
1.3.2 Vi phạm hành chính 5
1.3.3 Vi phạm dân sự 6
1.3.4 Vi phạm kỷ luật 6
2 Thực tiễn vấn đề vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay 6
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay 6
2.1.1 Một số ưu điểm 6
2.1.2 Những tồn tại, hạn chế 7
2.1.3 Nguyên nhân dẫn tới vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay 8
2.2 Một số giải pháp để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay 9
Trang 5CHƯƠNG II: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT 10
1 Tình huống 10
2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật 10
2.1 Chủ thể 10
2.2 Khách thể 10
2.3 Mặt khách quan 10
2.4 Mặt chủ quan 11
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 6MỞ ĐẦU
Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm minh Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước, của xã hội và của nhân dân Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng hơn 20% trong cơ cấu dân số Đây là thế hệ sẽ kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Trong những năm qua Đảng và nhà Nước đã
có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Việt Nam Tuy nhiên, thực tế hiện nay ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận thanh, thiếu niên trẻ, nhất là thế hệ sinh viên còn nhiều vấn đề cần phải lưu tâm
Những hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay là những hành vi nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là biết phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp
luật trong xã hội Xuất phát từ lý do này, tôi quyết định chọn đề tài: “Câu 1: Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn Câu 2: Xây dựng một tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.” để làm chủ đề
tiểu luận của mình
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
1 Những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến các quan hệ
xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý và là cơ
sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý Nó có những dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của các chủ thể pháp luật Bởi vì các
quy định của pháp luật được Nhà nước đặt ra là để nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật Hành vi đó có thể là xử sự của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Thứ hai: Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người mà hành vi đó
phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật như không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép
Thứ ba: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa
đựng lỗi của chủ thể của hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của học, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó Trạng thái tâm lý có thể là cố ý hay vô ý Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật
Trang 8Thứ tư: Hành vi trái pháp luật đó do chủ thể có năng lcự hành vi thực hiện Người có năng
lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện
Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật
Khái niệm: Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù cho một loại vi pháp pháp luật cụ thể,
được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhầ nước có thẩm quyền ban hành Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó, Tất cả các dấu hiệu trên hợp thành bốn yếu tố của khái niệm “cấu thành vi phạm pháp luật” đó là:
1.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó, gồm hành
vi vi phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi xâm phạm trật tự pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp cho từng thành viên của xã hội, nhưng ở những mức độ khác nhau và đều nguy hại chung cho
xã hội
Dấu hiệu cần thiết trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật là tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó; nói cách khác, thiệt hại cho xã hội xảy ra là do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Dấu hiệu này là căn cứ cần thiết trong việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với nhiều loại vi phạm pháp luật cụ thể gây thiệt hại trực tiếp cho xã hội và công dân Trong nhiều trường hợp, để xác định mặt khách quan của vi phạm pháp luật làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách phù hợp, cần phải tính đến các yếu tố như thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm và cách thức thực hiện vi phạm đó
1.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là
Trang 9động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật Như vậy, lỗi là trạng thái tâm
lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó, tại thời điểm thực hiện hành vi đó
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp và cố
ý gián tiếp Lỗi vô ý có thể là vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, nhưng mong muốn điều đó xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra
Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng rằng điều đó không xảy ra
Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước
Qua đó, dấu hiệu để phân biệt các yếu tố lỗi là:
- Khả năng nhận thức về mức độ nguy hiểm của hành vi (1)
- Mức độ mong muốn hay không mong muốn hậu quả xảy ra (2)
- Động cơ vi phạm pháp luật: là những nguyên nhân bên trong (các nhu cầu cần thoả mãn) thúc đẩy chủ thể vi phạm pháp luật
- Mục đích vi phạm pháp luật: là những mục tiêu mà chủ thể cần đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Trang 10Trong các yếu tố trên, mục đích và động cơ không là yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các hành vi vi phạm pháp luật Động cơ, mục đích chỉ đặt đối với trường hợp vi phạm với lỗi cố ý Ngược lại, lỗi là yếu tố duy nhất, bắt buộc phải hiện diện trong tất cả loại các hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên mức độ của lỗi thì tuỳ từng ngành luật để xem xét Thậm chí, trong vi phạm pháp luật hành chính, khi truy cứu đối với một số hành vi, cũng không cần xem xét mức độ lỗi là: lỗi cố ý hay lỗi vô ý Ví dụ: Hành vi vượt đèn đỏ
1.2.3 Chủ thể
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật có lỗi mới là
vi phạm pháp luật, vì vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi (tổ chức thì bao giờ cũng có năng lực hành vi) Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ (có bị bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tuỳ theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể Như vậy, các yếu tố cấu thành và các dấu hiệu nói trên của vi phạm pháp luật là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý
1.2.4 Khách thể
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ bị
hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại
Ví dụ: quyền sở hữu tài sản hợp pháp; quyền được bảo đảm an toàn tín mạng, sức khoẻ Trong khi đó, đối tượng là những vật chất cụ thể, bị hành vi vi phạm trực tiếp xâm hại Ví dụ: tài sản, mạng sống con người
Tóm lại, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là sự kiện pháp lý, gây nên những hậu quả pháp
lý nhất định Nó có thể dẫn đến việc xuất hiện, thay đổi hoặc đình chỉ những quan hệ pháp luật nhất định Vi phạm pháp luật là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý
Trang 111.3 Các loại vi phạm pháp luật
1.3.1 Vi phạm hình sự
Vi phạm hình sự (Tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa
Như vậy, tội phạm là những hành vi xâm phạm tới những quan hệ xã hội quan trọng nhất do những quy phạm luật hình sự điều chỉnh Chủ thể của vi phạm hình sự (tội phạm) luôn là các cá nhân cụ thể Chủ thể tội phạm không thể là pháp nhân
1.3.2 Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng là những hành vi nguy hại cho xã hội, nhưng khác với tội phạm ở
mức độ nguy hiểm cho xã hội và thiệt hại cho xã hội do nó gây nên Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính
1.3.3 Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội xâm phạm tới những quan hệ tài sản và
những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với chúng trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Trách nhiệm do vi phạm pháp luật dân sự được quy định bởi các quy phạm pháp luật của Luật dân sự và một số ngành luật khác như Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật hợp tác xã
Vi phạm dân sự thể hiện ở việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và các nghĩa vụ ngoài hợp đồng, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân, hoặc trong việc ký kết các giao kèo có mục đích trái pháp
Trang 12luật Xuất phát từ tính chất của vi phạm dân sự, pháp luật dân sự quy định trách nhiệm dân sự
là nhằm phục hồi những quan hệ đã bị vi phạm, nhằm thực hiện những nghĩa vụ chưa được thực hiện
1.3.4 Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ, kỷ luật
học tập, kỷ luật quân sự , gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những tổ chức công khác Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn trọng kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan, tổ chức
2 Thực tiễn vấn đề vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay
2.1.1 Một số ưu điểm
Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của sinh viên Việt Nam đã nâng lên Sự hiểu biết về pháp luật của sinh viên đã biểu hiện rõ nét, sinh viên ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình
2.1.2 Những tồn tại, hạn chế
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình hình vi phạm pháp luật của thanh niên, sinh viên ngày càng tăng Các loại vi phạm pháp luật không chỉ tăng về số lượng mà chủ thể và tính chất nguy hiểm của vụ việc cũng tăng lên Đáng báo động là tình trạng
vi phạm pháp luật của thanh niên diễn ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hóa… Theo số liệu của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự – Bộ Công An, chỉ riêng trong 5 năm (2000 – 2005) thực hiện đề án 4 Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự do 64.500 người trong độ tuổi vị thành niên gây ra Trong đó, đối tượng từ 16 – 18 tuổi chiếm 52% Phạm tội giết người có 616 người, chiếm 1,3%; phạm tội cướp, cưỡng đoạt, cướp giật có 5169 người, chiếm 11%; phạm tội trộm