Vi phạm pháp luật:Vi phạm pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực, được thực hiện bởi hành vi cố ý hoặc không cố ý của các cá nhân, các nhóm người, hay các tổ chức đi ngư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, các loại vi
phạm pháp luật.
Sinh viên thực hiện: Phạm Sỹ Hùng
Mã số sinh viên: 20031691 Ngày tháng năm sinh: 28/10/2002
Lớp: THL 1057-1
Trang 2MỤC LỤC
I Mở đầu
II Nội dung
1 Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật 1.1 Các khái niệm
1.2 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
2.3 Khách thể của vi phạm pháp luật
2.4 Chủ thể vi phạm pháp luật
3 Các loại vi phạm pháp luật
3.1 Vi phạm pháp luật hình sự
3.2 Vi phạm hành chính
3.3 Vi phạm dân sự
3.4 Vi phạm kỷ luật
III Kết luận
IV Tài liệu tham khảo
Trang 3I Mở đầu:
Ngày nay, khi đất nước càng phát triển thì pháp luật càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn để xác lập, bảo vệ, đảm bảo quyền tự do, lợi ích chính đáng của con người, trật tự và sự phát triển của xã hội Pháp luật Pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc và bảo vệ nhân dân nên được đông đảo người dân tôn trọng và tự giác tuân thủ Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, gây hại tới xã hội, nhà nước, tới các mối quan hệ và các lợi ích vật chất, tinh thần của nhân dân Có thể thấy đây là một hiện tượng nguy hiểm có tác động tiêu cực tới đời sống của xã hội và của người dân Chính vì vậy, việc hiểu biết và nhận thức được về hiện tượng xã hội này là vô cùng quan trọng Để có thể nhìn nhận và có hiểu biết chính xác hơn về vi phạm pháp luật, tôi sẽ tiến hành phân tích khái niệm, các yếu tố cấu thành và phân loại các dạng vi phạm pháp luật
II Nội dung:
1 Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
1.1 Các khái niệm:
1.1.1 Hành vi pháp luật:
“Hành vi pháp luật” là những hành vi được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, là sự thống nhất của hai mặt đối lập: hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật Hành vi pháp luật bao gồm hành động hoặc không hành động, được phân định thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp
Và như vậy, hành vi không hợp pháp (hành vi vi phạm pháp luật) là những hành vi trái với pháp luật, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật
Trang 41.1.2 Vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực, được thực hiện bởi hành vi cố ý hoặc không cố ý của các cá nhân, các nhóm người, hay các tổ chức đi ngược lại với những chuẩn mực xã hội đã được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật, những hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới các cá nhân, tổ chức khác và xã hội Theo các quan điểm được thừa nhận chung, vi phạm pháp luật được định nghĩa: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc không hành động), có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực chịu trách nhiệm pháp lý) thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tới quyền và lợi ích của con người
Vi phạm pháp luật còn tồn tại là do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do dân trí và nhận thức pháp luật còn thấp; do xã hội ảnh hưởng và cám dỗ; do không được chăm sóc, giáo dục tử tế; công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật còn hạn chế; mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; những tàn dư, tập tục đã lỗi thời, lạc hậu của xã hội
cũ còn rơi rớt lại; hoạt động thù địch của các lực lượng phản động; những thiếu sót trong hoạt động quản lý của nhà nước; tồn tại những người bẩm sinh có xu hướng tự do vô tổ chức;…
1.2 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
- Dấu hiệu thứ nhất: Hành vi của con người.
Vi phạm pháp luật là hành vi của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của con người chứ không thể điều chỉnh ý nghĩ, trạng thái tâm lý của con người khi họ chưa thể hiện thành những hành vi cụ thể Ý nghĩ, tư tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật không cho phép thì chưa thể gọi là hành vi vi phạm pháp luật
- Dấu hiệu thứ hai: Tính chất trái với pháp luật.
Trang 5Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, tức là tính chất hành vi của chủ thể thực hiện không đúng quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp không có quy định pháp luật cụ thể thì việc thực hiện hành vi trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật, bao gồm nguyên tắc công bằng, nhân đạo, hợp lý,… của pháp luật cũng có thể hiểu là hành vi trái pháp luật
- Dấu hiệu thứ ba: Tính có lỗi.
Hành vi trái pháp luật chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi có dấu hiệu lỗi của chủ thể thực hiện hành vi tgrasi pháp luật Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của mọi hành vi vi phạm pháp luật
Lỗi là dấu hiệu thể hiện thái độ tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật nếu không có lỗi của chủ thể thực hiện Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật của mình
Một hành vi thực hiện trái pháp luật chỉ trở thành hành vi vi phạm pháp luật khi xác định được dấu hiệu lỗi của hành vi Nếu trái pháp luật là hình thức bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật thì lỗi chính là yếu tố tâm lý bên trong, mang tính chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình; lỗi được hiểu là việc chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật do cố ý hay không cố ý Trong một số trường hợp nhất định, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật, nhưng do các điều kiện khách quan, không phải do vô ý hay cố ý, thực hiện trong trường hợp chủ thể không thể nhận thức được vì vậy không thể lựa chọn được cách xử sự nào khác thì không thể xác định được lỗi của chủ thể (Ví dụ: trong trường hợp bất khả kháng bắt buộc chủ thể phải thực hiện hành vi trái pháp luật thì không đặt ra lỗi của chủ thể)
Trang 62 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật:
Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó Tất cả các dấu hiệu đã nêu trên hợp thành bốn yếu tố của khái niệm “cấu thành vi phạm pháp luật” bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của vi phạm pháp luật
2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật đó gây ra đối với xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả do nó gây ra
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi trái với quy định của pháp luật hoặc trái nguyên tắc của pháp luật
- Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội là những thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác do hành vi trái pháp luật gây
ra cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả nó gây ra cho xã hội, thể hiện mối quan hệ mang tính quy luật tất yếu giữa hậu quả thiệt hại và hành vi trái pháp luật; thiệt hại thực tế của xã hội là hậu quả
do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra chứ không phải hành vi của chủ thể khác; hoặc thiệt hại thực tế xảy ra là do hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra
Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có thêm các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm và phương tiện vi phạm pháp luật
2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
Trang 7Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là biểu hiện bên trong của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố: lỗi của chủ thể, động cơ vi phạm, mục đích vi phạm pháp luật
- Lỗi bao gồm các loại: lỗi vô ý và lỗi cố ý.
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình có gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
do hành vi của mình gây ra nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy đến
Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì có thể ngăn chặn được
Lỗi vô ý vì cẩu thả: chủ thể vi phạm không nhận thức trước hậu quả nguyy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể nhận thức được, hoặc cần phải nhận thức trước hậu quả đó
- Động cơ vi phạm pháp luật được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực
hiện hành vi đó
- Mục đích vi phạm pháp luật: là kết quả mong muốn đạt được mà chủ
thể đặt ra khi thực hiện hành vi Tuy nhiên, không phải là trường hợp nào mục đích vi phạm cũng giống với kết quả xảy ra trên thực tế
2.3 Khách thể của vi phạm pháp luật:
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất khách thể là một tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi Ví dụ, hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tính mạng con người nguy hiểm nhiều hơn hành vi gây rối trật tự công cộng
2.4 Chủ thể vi phạm pháp luật:
Trang 8Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, tức là khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể
do pháp luật quy định Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hay
cơ quan, tổ chức có lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể là cá nhân bao gồm công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch Đã
là cơ quan, tổ chức thì luôn có năng lực hành vi, nhưng chủ thể cá nhân thì điều quan trọng là phải xác định họ có năng lực hành vi hay không Nếu là trẻ em dưới 14 tuổi thì không được coi là chủ thể vi phạm hành chính và phạm tội, dưới 16 tuổi nói chung không được coi là chủ thể vi phạm kỷ luật lao động bởi vì họ được pháp luật coi là chưa có năng lực hành vi trong lĩnh vực tương ứng,… Những người có tâm lý không bình thường hoặc không ổn định cũng được coi là không có năng lực hành vi Dấu hiệu, yếu tố chủ thể có liên quan mật thiết tới dấu hiệu lỗi Nếu người không có năng lực hành vi thực hiện hành vi trái pháp luật thì không có lỗi và hành vi đó không được coi là vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi đó cũng không thể bị xử phạt vì dưới cách nhìn của các nhà làm luật, người đó không hề có lỗi Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi và lỗi là ba dấu hiệu chung, cơ bản cần đồng thời phải có mới có thể xác định là đã có vi phạm pháp luật xảy ra Các dấu hiệu còn lại có ý nghĩa để xác định loại, xác định vi phạm cụ thể
3 Các loại vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau Khoa học pháp lý Việt Nam chủ yếu phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật được chia thành các loại như sau:
Trang 93.1 Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm):
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
3.2 Vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính
Có thể nói, vi phạm hành chính là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho
xã hội thấp hơn tội phạm Điều này về cơ bản có thể được thể hiện trên hai khía cạnh, một là, khách thể của vi phạm hành chính có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thấp hơn so với khách thể của tội phạm, hai
là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra cũng thấp hơn tội phạm Ở Việt Nam hiện nay, vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lí vi phạm hành chính và các Nghị định về xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể
3.3 Vi phạm dân sự:
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản
Trang 10Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, ví dụ: quan hệ hợp đồng dân sự, như hợp đồng mua bán, vay mượn, hay hợp đồng lao động…, hoặc quan hệ thừa kế,…
3.4 Vi phạm kỷ luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ
cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước Những quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo trật tự ưong hoạt động của
cơ quan, tổ chức Chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tô chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước
III Kết luận:
Nói chung, cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước cùng với sự nâng cao nhận thức, dân trí và ý thức pháp luật, càng ngày pháp luật càng được người dân và các
cơ quan, tổ chức tự giác chấp hành Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận là hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều những vi phạm pháp luật trong xã hội Do đó, song song với quá trình xóa đói giảm nghèo cùng với xây dựng kinh tế, xã hội phát triển, việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí và nhận thức, đấu tranh kiên quyết với các loại vi phạm pháp luật luôn là trách nhiệm cấp thiết của mọi cơ quan, tổ chức nhà nước và cả của mọi công dân Đây hẳn là một nhiệm vụ không thể thiếu sót và vô cùng quan trọng Đấu tranh với vi phạm pháp luật chính là việc hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý
Trang 11IV Tài liệu tham khảo:
[1] GS.TSKH Đào Trí Úc, GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2017), Giáo
trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
[2] Nguyễn Cửu Việt (2004), Giáo trình Nhà nước và Pháp luật Đại
cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3] Lê Minh Trường, Cách thức phân loại vi phạm pháp luật hiện nay,
Công ty Luật TNHH Minh Khuê (20/01/2021)
[4] Văn phòng Luật sư ĐMS, Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
(16/05/2020)
[5] Văn phòng Luật sư ĐMS, Thanh niên và vấn đề vi phạm pháp luật
của thanh niên Việt Nam hiện nay (07/10/2021).
[6] Viện kiểm soát Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Thực trạng, nguyên nhân
và một số giải pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây
ra (09/12/2021).