Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.. - Thứ hai, pháp luật được ban hanh hoặc thừa nhận bởi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC -
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP
LUẬT VÀ CHÍNH TRỊ LẤY VÍ DỤ MINH HỌA
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Trang 2HỌ TÊN SV:
MSSV: 20DH
I 4
1 4
2 4
II 5
1 6
2 7
3 7
III 8
1 8
2 8
3 9
Trang 3MSSV: 20DH
ĐẶT V ẤN ĐỀ
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật Để hướng dẫn cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh được Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, để tổ chức, quản lí đời sống xã hội phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó chính là pháp luật Bên cạnh đó, theo học thuyết Mác Lênin xem xét nguồn gốc ra đời của nhà nước - gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội Khi con người biết chế tạo ra các công
cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, năng suất lao động cao hơn, xuất hiện của cải dư thừa, sở hữu tư nhân xuất hiện Dần dần có sự phân công lao động trong xã hội, xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuất hiện người bóc lột và người bị bóc lột Các xung đột trong xã hội ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn và từ đó nhà nước ra đời
Sự ra đời của nhà nước và giai cấp còn kéo theo và gắn liền với sự ra của chính trị
Sự xuất hiện đó một mặt là công cụ để một giai cấp giữ vị trí thống trị nền sản xuất
xã hội, mặt khác nhằm điều hoà và giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa giai cấp đó với các giai tầng xã hội khác
Vậy nhà nước ra đời đã dẫn đến sự ra đời của pháp luật và chính trị Từ đó câu hỏi đặt ra rằng giữa pháp luật và chính trị có tồn tại những mối quan hệ nào hay không?
Vậy chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về pháp luật và chính trị, hiểu đươc trong mối quan hệ của chúng sẽ bao gồm những gì và thông qua những ví dụ để làm rõ hơn
về vấn đề mà câu hỏi đã nêu trên,
Trang 4HỌ TÊN SV:
MSSV: 20DH
NỘI DUNG
I Khái ni m pháp lu t và chính tr : ệ ậ ị
1 Pháp lu t là gì? ậ
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Được thể hiện bằng những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Là khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người
+ Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không
- Thứ hai, pháp luật được ban hanh hoặc thừa nhận bởi nhà nước,
- Thứ ba, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước
- Thứ tư, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị
2 Chính tr là gì? ị
Chính trị là một hiện tượng xã hội ra đời gắn liền với sự ra đời của giai cấp và Nhà nước Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại Nghiên cứu một cách nghiêm túc các quan điểm trước đi trước về chính trị, đồng thời vận dụng một cách khoa học các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã đề xuất những - nhận định đúng đắn về chính trị:
Trang 5MSSV: 20DH
❖Quan niệm về chính trị theo chủ nghĩa Mác – Lênin:
✔ Một là, Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết
vì lợi ích giai cấp
✔ Hai là, Cái căn bản nhất cuả chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là
sự tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước
✔ Ba là, Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế
✔ Bốn là, Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
⮚ Từ đây, chúng ta có thể rút ra kết luận khái quát về chính trị:
“ Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội,
là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã
đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.”
II Mối quan h ệ giữ a pháp lu t và chính tr : ậ ị
Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước Đường lối chính trị của Đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước Đồng thời khi thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền Pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của các giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội
Trang 6HỌ TÊN SV:
MSSV: 20DH
Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật Đường lối chính trị một khi đã được thể hiện thành nội dung của pháp luật sẽ được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước Như vậy, pháp luật là một công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xã hội
Ví dụ: Hiến pháp năm 2013 khẳng định nhà nước thực hiện nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của đảng cộng sản Việt Nam, với mục tiêu làm cho dân giâu, nước mạnh, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế; vì vậy, đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế Các chính sách đó được cụ thể hóa trong pháp luật thành những quy định chung thống nhất trong toàn xã hội
Mặt khác, chinh trị còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực Vì vậy, pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp, phản ánh đối sánh giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp
Ví dụ: Dưới áp lực đấu tranh của giai cấp công nhân nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ khác, giai cấp tư sản buộc phải ghi nhận về mặt pháp lý một số quyền thể hiện lợi ích của nhân dân lao động như quyền bầu
cử, quyền học tập, nghỉ ngơi…
Pháp luật và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện rõ rệt
ở 3 khía cạnh sau:
✔ Trong hình thành, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
✔ Trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia
✔ Trong tư tưởng đường lối chinh sách của giai cấp thống trị
1 Trong hình thành, t ổ chứ c b máy qu ộ ản lý Nhà nước:
Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều bộ
Trang 7MSSV: 20DH
phận Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luật
Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước
Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội Từ
đó, pháp luật trở nên tiến bộ và thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình
2 Trong quan h ngo i giao gi a các qu c gia: ệ ạ ữ ố
Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia
3 Trong tư tưởng, đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát tri n của pháp luật Sự thay đổi trong đường lối ể chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay mu n c ng dộ ũ ẫn đến s ự thay đổi trong pháp
lu t.ậ
Trang 8HỌ TÊN SV:
MSSV: 20DH
III Ví d v m i quan h ụ ề ố ệ giữ a pháp lu t và chính tr : ậ ị
1 Trong hình thành, t ổ chứ c b máy qu ộ ản lí Nhà nước:
Ví dụ 1: Việc thực hiện pháp luật của cán bộ công chức trong nhà nước ngày càng được quan tâm và thực hiện tốt, điều này đã được cụ thể hóa trong Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2008 Những quy định cụ thể trong luật đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức được làm và không được làm
Ví dụ 2: Sau các cuộc cách mạng tư sản, với tư cách là một lực lương tiến bộ trong xã hội, giai cấp tư sản đã lên nắm quyền và ban hành hệ thống pháp luật tiến bộ phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động có thể kể đến các bản Hiến pháp của các nước Mỹ, Pháp…Tuy nhiên, khi đến với chế độ đế quốc tư bản chủ nghĩa, với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hệ thống pháp luật của các nước
tư sản đã đi sâu vào bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nên pháp luật đã bị làm mất tính tích cực vốn có của nó ban đầu
2 Trong quan h ngo i giao gi a các qu c gia: ệ ạ ữ ố
Ví dụ 3: Những năm qua, chúng ta đã hoàn thành việc thực hiện phân giới cắm mốc với Lào và Trung Quốc; đang trong quá trình thúc đẩy phân giới cắm mốc với Campuchia, đàm phán phân định vùng biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế đối với Indonesia, xử lý các vấn đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng đối với Malaysia Đặc biệt, đối với vấn đề phức tạp trên Biển Đông hiện nay, chúng ta luôn hợp tác và giải quyết mọi vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố giữa các bên về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, trên tất cả các diễn đàn song phương và đa phương
Ví dụ 4: Ở nước ta thời kì trước đổi mới, Đảng và Nh nước ta có thực hiện à chính sách ngoại giao khép kín Nước ta chỉ thực hiện quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính tr vị ới các nước có nền chính trị xã h i ch ngh a H ộ ủ ĩ ệ thống pháp lu t cậ ủa nước
Trang 9MSSV: 20DH
ta ngăn cấm các hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài vào Trong thời đại mở cửa
và hội nhập quốc t ế như hiện nay thì điều đó không c n ph h p nò ù ợ ữa Đường l i ngoố ại giao của nước ta hiện nay đã ó ự thay đổi căn bản Theo đó, chúng ta đã đặ c s t quan
hệ ngo i giao vạ ới hơn 180 quốc gia v v ng l nh thà ù ã ổ trên thế giới Đặc biêt 11/2007 Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Điều này, đòi hỏi pháp luật của chúng ta phải có những thay đổi để phù hợp v i xu th ớ ế chung Đó là sự thay đổi th hi n trong c c Luể ệ á ật Đầu tư, Luật Thương
M iạ … Đặc biệt, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm các loại thuế, rút gọn các thủ tục… Những chính sách đó đã được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện h nh à
3 Trong tư tưởng, đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Ví dụ 5: Quan điểm đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có các thành phần kinh tế cạnh tranh tự do và bình đẳng đã xác định cơ sở chính trị cho việc xây dựng Hiến pháp năm 2013 cũng như các đạo luật quan trọng trên lĩnh vực kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường
V í d 6:ụ Những năm trước đây do sự chỉ đạo c a ch nh tr nên ph p lu t c a củ í ị á ậ ủ ác
xã h i ch nghộ ủ ĩa đều thi t l p v cế ậ à ủng cố cơ chế qu n l kinh t t p trung bao c p, ả ý ế ậ ấ trên cơ sở thiết lập càng nhiều càng nhanh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất càng tốt.Phương hướng phát triển của pháp luật của pháp luật trong một đất nước là do đường lối ch nh sách của lực lượng cầm quyền (Đảng cầm quyền) chỉ đạo Đương í nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và -cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị xã hội trong đất nước
Trang 10-HỌ TÊN SV:
MSSV: 20DH
Qua những phân tích trên về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị, ta có thể thấy rằng pháp luật và chính trị có vai trò và tầm ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự đảm bảo và ổn định
Vì vậy, mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị là mối quan hệ lâu bền, khăng khít,
và ràng buộc lẫn nhau Mối quan hệ này góp phần định hướng cho sự phát triển của các công cụ điều chỉnh xã hội khác Không chỉ là công cụ quản lí, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức giáo dục, lành mạnh hóa lối sống, góp phần bồi đắp nên những giá trị mới đóng góp cho đất nước trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế
Trang 11MSSV: 20DH
● Ts.Bùi Kim Hiếu – Ts Nguyễn Ngọc Anh Đào (đồng chủ biên) Giáo trình
Pháp Luật Đại Cương NXB Khoa học xã hội Hà Nội (2020)
● Mai Văn Bình (tổng chủ biên), Trần Văn Thắng (chủ biên) Sách Giáo Khoa
Giáo Dục Công Dân lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam
● Gv Bùi Trọng Tài – Lê Văn Cảnh Tập bài giảng Chính trị học đại cương- (2011)
● https://thukyphaply.com/phan-tich-moi-quan-he-giua-phap-luat-va-chinh-tri/
● https://danluat.thuvienphapluat.vn/moi-quan-he-giua-phap-luat-va-chinh- -tri nhu-the-nay-da-dung-chua-23570.aspx
● https://luathungson.vn/moi-quan-he-giua-phap-luat-va-chinh-tri.html
● https://luatminhkhue.vn/moi-quan-he-giua-chinh- -va-phap-luat.aspxtri
● https://luatminhkhue.vn/nguon-goc-cua-nha-nuoc- -gila - cach-hieu-khai-niem-nguon-goc-cua-nha-nuoc.aspx