Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát các nước khác, giá cả hàng hoá dịch vụ trong nước sẽ tăng cao hơn giá hàng hoá dịch vụ nước ngoài, tác động xấu đến hoạt động xuất kh
Trang 1TRƯNG ĐI HC GIA ĐNH KHOA KINH T – QUN TR
-TIỂU LUẬN MÔN HC MÔN: NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LM PHÁT VÀ TỈ GIÁ
L+p: 220504
Gi2ng Viên: Th.S Hứa Chung Phúc DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Trần Đức Anh MSSV: 22050396
2 Nguyễn Thanh Cường MSSV: 22050380
3 Trương Vũ Nguyên MSSV: 22050397
4 Nguyễn Văn Thạnh MSSV: 22050423
5 Nguyễn Tú Anh MSSV: 22050412
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
Trang 2ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
1.Trần Đức Anh MSSV: 22050396 100%
2 Nguyễn Thanh Cường MSSV: 22050380 100%
3 Trương Vũ Nguyên MSSV: 22050397 100%
4 Nguyễn Văn Thạnh MSSV: 22050423 100%
5 Nguyễn Tú Anh MSSV: 22050412 100%
Trang 3LI CM ƠN
Nhóm chúng em xin được gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Hứa Trung Phúc- giảng viên trường Đại học Gia Định– hướng dẫn bộ môn Nguyên lý tài chính đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn những kiến thức cần thiết và bổ ích để chúng em hoàn thành bài báo cáo này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng và thời gian có hạn nên nhóm không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức trong
đề án báo cáo này Nhóm chúng em rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp của thầy Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi sự may mắn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GING VIÊN
Trang 5
-MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài……….…… …6
1.2 Câu hỏi nghiên cứu……….…….6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu……… ……….……7
1.4 Phạm vi nghiên cứu……….………7
1.5 Phương pháp nghiên cứu……….……… ….7
1.6 Kết cấu của đề tài……… ……7
B PHẦN NỘI DUNG Chương II CƠ SỞ LÝ THUYT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu………… ………8
2.1.1 Khái niệm lạm phát……… ……… 8
2.1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát ……….………8
2.1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế……….………9
2.1.4 Khái niệm tỷ giá……….………….10
2.1.5 Phân loại tỉ giá……… ……….10
2.1.6 Các tác động của tỷ giá lên nền kinh tế ……….…………12
Chương III: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá 3.1Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát …… ………12
3.2 Liên hệ lạm phát và tỉ giá tại Việt Nam……… …15
Trang 6Chương IV: KT LUẬN……….17
C Tài liệu tham kh2o……….18
Trang 7MỞ ĐẦU Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Lạm phát và tỷ giá có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Lạm phát cao làm tỷ giá tăng, ngược lại khi muốn kiểm soát và kìm chế lạm phát ở mức độ có lợi cho nền kinh tế, Nhà nước dùng chính sách điều chỉnh tỷ giá hợp lý để định hướng lạm phát biến động theo mục tiêu đã định Điều này đã chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của chúng đến mọi hoạt động kinh tế Nếu lạm phát vượt quá mức dự tính cũng ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán quốc
tế và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát các nước khác, giá cả hàng hoá dịch vụ trong nước sẽ tăng cao hơn giá hàng hoá dịch vụ nước ngoài, tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài Xuất khẩu giảm khiến cầu về ngoại tệ tăng, ảnh hưởng xấu đến tài khoản vãng lai đồng thời gây áp lực đối với tỷ giá Với sức ép này, đồng nội tệ có thể giảm giá so với đồng ngoại tệ Giá nội địa của hàng nhập khẩu theo đó tăng cao, đẩy mức giá chung tăng lên Kết quả là mức lạm phát có thể tiếp tục tăng
Từ những lý do trên nên chúng tôi đã quyết định lựa chọn "Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá" làm đề tài tiểu luận của mình Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn đề nghiên cứu
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Tác động qua lại của lạm phát đến tỉ giá như thế nào?
- Mối quan hệ của lạm phát và tỉ giá?
Trang 81.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài làm rõ những vấn đề giữa lạm phát và tỉ giá; những tác động qua lại
giữa tỉ giá và lạm phát đó nghiên cứu, phân tích nội dung Trên cơ sở đó đưa ra một số phân tích để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và hoàn thiện nội dung của bài tiểu luận đề ra
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lạm phát và tỉ số hiện nay trên phạm vi thị trường ở trên toàn thế giới Có thể mở rộng nghiên cứu vấn đề này để có sự so sánh đối chiếu giữa các quốc gia khác với Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu nhập dữ liệu
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp thống kê và nghi vấn
• Phương pháp đưa ra kết luận
1.6 Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài gồm 4 phần như sau
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương III: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá
Chương IV: Kết luận
Trang 9NỘI DUNG Chương II CƠ SỞ LÝ THUYT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát đề cập đến sự gia tăng giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày hoặc thông thường, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giải trí, phương tiện giao thông, nhu yếu phẩm tiêu dùng, v.v Lạm phát đo lường mức thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ trên thời gian Lạm phát là biểu hiện của việc giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia
Điển hình cơ bản nhất là đất nước Venezuela trong những năm gần đây, nơi đang đối mặt với khủng hoảng lớn cùng mức độ siêu lạm phát lên đến 1.000.000% Điều này càng chứng minh lạm phát thực sự là trọng điểm cần được quan tâm tại mỗi nước
2.1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”
Một ví dụ điển hình của lạm phát do cầu kéo là việc giá xăng tăng khiến giá của các mặt hàng khác như: thực phẩm, nông sản,… cũng tăng theo
- Lạm phát do chi phí đẩy
Trang 10Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận Mức giá chung của toàn thể nền kinh
tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát
- Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
2.1.3 nh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát là một căn bệnh của bất kỳ một nền kinh tế nào, nó vừa thúc đẩy, nhưng cũng vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia
Tác động tiêu cực của lạm phát
+ Lạm phát tác động như thế nào lên lãi suất
Nhằm duy trì hoạt động ổn định cân bằng, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực Trong khi đó, lãi suất thực được tính bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ
Trang 11lệ lạm phát Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả chính là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng
+ Lạm phát khiến thu nhập thực tế bị giảm đi
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa vẫn không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội
+ Lạm phát khiến cho mất cân bằng giữa giàu - nghèo
Khi lạm phát tăng lên, có thể làm mất cân đối trong quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những sự khó khăn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu - người nghèo
+ Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ của quốc gia
Lạm phát đã làm đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài được tính trên các khoản nợ Điều đó dẫn đến tình trạng các khoản nợ của quốc gia trở nên trầm trọng hơn
Tác động tích cực của lạm phát
+ Kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ, từ đó giảm bớt thất nghiệp trong xã hội + Thúc đẩy các quốc gia đầu tư, phát triển và định hướng để đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội được mạnh hơn
2.1.4 Khái niệm tỷ giá
Theo Từ điển Thuật ngữ Tài chính (Dictionary of Financial Terms) , tỷ giá là mức giá tại đó đồng tiền của quốc gia này có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia khác Hay còn nói là tỷ giá hối đoái: “mức giá tại đó đồng tiền của một quốc gia/khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia/khu vực khác”
Trang 12Ví dụ : Tỷ giá USD/VND = 22730, có nghĩa là 1 USD = 22730 VND, hay số tiền 22730 VND sẽ mua được 1 đồng USD
2.1.5 Phân loại tỉ giá
Tỷ giá hối đoái theo đối tượng xác định tỷ giá
• Tỷ giá hối đoái chính thức: Đây là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố Dựa trên tỷ giá hối đoái này, các ngân hàng thương mại hay các đơn vị tín dụng sẽ tính được tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra, tỷ giá hoán đổi của một cặp tiền tệ
• Tỷ giá hối đoái thị trường: Tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên các mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối
Tỷ giá hối đoái theo giá trị của tỷ giá
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ mà không tính đến yếu tố lạm phát
• Tỷ giá hối đoái hoán thực: Đây là tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ nào đó có tính đến yếu tố lạm phát
Tỷ giá hối đoái theo phương thức chuyển ngoại hối
• Tỷ giá điện hối: Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Tỷ giá hối đoái này thường được niêm yết tại các ngân hàng và đây cũng là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác
• Tỷ giá thư hối: Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư Thông thường thì tỷ giá thư hối này sẽ thấp hơn so với tỷ giá điện hối
Tỷ giá hối đoái theo thời điểm giao dịch ngoại hối
• Tỷ giá mua: Đây là tỷ giá mà các ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối
Trang 13• Tỷ giá bán: Đây là tỷ giá mà các ngân hàng đồng ý bán ngoại hối ra Thông thường, để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá bán bao giờ cũng thường sẽ lớn hơn tỷ giá mua
Tỷ giá hối đoái theo kỳ hạn thanh toán
• Tỷ giá giao ngay: Đây là tỷ giá do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay, hoặc do 2 bên cùng đưa ra thỏa thuận Trong đó, việc thanh toán bắt buộc sẽ phải được thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết
• Tỷ giá kỳ hạn: Đây là tỷ giá do các tổ chức tín dụng tự tính hoặc thỏa thuận giữa 2 bên Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn này phải đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước
2.1.6 Các tác động của tỷ giá lên nền kinh tế
• Tỷ giá tác động tới cán cân thương mại
Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước thường giảm đi
và khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng Nếu đồng tiền của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn
• Tỷ giá tác động tới lạm phát
Khi sức mua nội tệ giảm (tỷ giá hối đoái tăng) làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn,
dễ dẫn đến khả năng lạm phát có thể xảy ra Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn Từ đó lạm phát được kiềm chế nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp
• Tỷ giá tác động tới xuất nhập khẩu
Nếu đồng tiền trong nước mất giá, sẽ dẫn tới tỷ giá tăng, và kết quả là hàng xuất khẩu của đất nước đó sẽ rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao, giúp quốc gia thu được nhiều ngoại tệ hơn
Trang 14Chương III: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá
3.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát
Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô, trong nền kinh tế mở, tác động của chính sách
tỷ giá đến lạm phát theo ba kênh truyền dẫn sau:
Kênh thứ nhất: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua xuất khẩu ròng, đó là khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài, xuất khẩu ròng tăng lên, cán cân thương mại có thể được cải thiện Do xuất khẩu ròng là một thành phần của tổng cầu AD, nên khi xuất khẩu ròng tăng, đường AD dịch chuyển lên trên (trong mô hình AD-AS), tác động làm lạm phát gia tăng
Kênh thứ hai: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua cán cân thanh toán Cơ chế truyền dẫn này trải qua hai giai đoạn:
[i] Khi tỷ giá tăng, xuất nhập khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình trạng cán cân thương mại Mặt khác khi xuất nhập khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào trong nước tăng (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện [ii] Khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra: (1) NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên; (2) nếu NHTW không vì mục tiêu giữ cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết và không cần tăng thêm, trong trường hợp cán cân tổng thể thặng dư thì vẫn có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế Với những nước có nền kinh tế bị đôla hóa ở mức độ cao,
Trang 15tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này vẫn tăng lên
vì nó bao gồm hai phần là: Tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên
Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua giá hàng nhập khẩu Giá hàng nhập khẩu bị tác động bởi hai thành phần là giá nhập khẩu trên thị trường thế giới và tỷ giá danh nghĩa Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng và ngược lại Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước hoặc phục vụ tiêu dùng Nếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, khi tỷ giá tăng dẫn đến chi phí các yếu tố đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá Nếu là hàng nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của hàng hóa tính bằng nội tệ tăng lên cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu đến lạm phát sẽ biểu hiện rõ hơn khi quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu/GDP lớn, còn với những nước có tỷ lệ này nhỏ, dẫn truyền từ sự thay đổi của tỷ giá qua giá hàng nhập khẩu đến lạm phát là không đáng kể
Theo Goldberg và Knetter (1997), những chuyên gia kinh tế đặt nền móng cho nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát cho rằng, có hai kênh truyền dẫn tỷ giá quan trọng đó là truyền dẫn tỷ giá trực tiếp và gián tiếp
+ Kênh truyền dẫn trực tiếp phụ thuộc vào yếu tố của thị trường nước xuất khẩu Gọi e là tỷ giá của đồng tiền nội tệ trên một đơn vị đồng ngoại tệ và p* là giá hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài theo ngoại tệ, thì khi đó e.p* là giá hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng nội tệ Nếu tỷ giá e tăng nhưng giá p* không thay đổi thì giá hàng hóa nhập khẩu theo nội tệ sẽ tăng tương ứng Kết quả này gọi là truyền dẫn tỷ giá đến giá nhập khẩu Sự tăng lên trong giá nhập khẩu sẽ truyền dẫn vào giá sản xuất, giá tiêu dùng nếu các doanh nghiệp nhập khẩu tăng giá bán đối với nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng, và do đó sẽ làm gia tăng lạm