Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã trải qua nhiều lần ban hành Hiến pháp nhưng với việc ban hành Hiến pháp năm 2013 thay thế cho Hiến pháp năm 1992, với các quy định của hiến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
-oOo -
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CẤP TRUNG ƯƠNG
MÃ MÔN HỌC : GELA220405
TP Hồ Chí Minh, Tháng 12, Năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT BÀI TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024
Nhóm 2A: Lớp Thứ 7 – Tiết 1-2
Đề tài: Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương
Số
thứ
tự
số
1 Lê Gia Bảo 23142247 Làm nội dung 1.3.3 và 2.3
2 Nguyễn Quốc Chinh 23142254 Làm nội dung 1.3.1 và 2.1
3 Lê Tuấn Kiệt 23142335 Làm nội dung 1.3.2 ; 1.3.4 ;
2.2 và 2.4
4 Nguyễn Vũ Minh Nhật 23142367
Làm nội dung Phần Kết Luận Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung, định dạng và hoàn chỉnh bài tiểu luận
5 Nguyễn Trọng Quân 23142384 Làm nội dung Phần Mở đầu
Ghi chú:
- Trưởng nhóm: Nguyễn Vũ Minh Nhật
Nhận xét giáo viên:
Ký tên
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5
3 Mục đích của đề tài 5
4 Bố cục của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG 7
1.1 Khái niệm hệ thống cơ quan nhà nước 7
1.2 Đặc điểm cơ quan Nhà nước 7
1.3 Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương ở Việt Nam 7
1.3.1 Quốc Hội 7
1.3.1.1 Khái niệm 7
1.3.1.2 Chức năng của Quốc Hội 8
1.3.1.3 Lịch sử hình thành của Quốc Hội 8
1.3.1.4 Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc Hội 8
1.3.1.5 Hoạt động và tổ chức của Quốc Hội 9
1.3.2 Chính phủ 9
1.3.2.1 Khái niệm 9
1.3.2.2 Lịch sử hình thành của Chính Phủ 9
1.3.2.3 Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính Phủ 10
1.3.3 Viện Kiểm sát Nhân dân 10
1.3.3.1 Khái niệm 10
1.3.3.2 Vị trí của Viện Kiểm sát nhân dân 10
1.3.3.3 Lịch sử hình thành của Viện Kiểm sát nhân dân 11
1.3.3.4 Quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân 11
1.3.3.5 Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân 11
1.3.4 Tòa án nhân dân 12
Trang 41.3.4.1 Khái niệm 12
1.3.4.2 Quyền hạn của Tòa án nhân dân 12
1.3.4.3 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM 14
2.1 Quốc Hội 14
2.1.1 Thành tựu 14
2.1.2 Hạn chế 14
2.1.3 Giải pháp 14
2.2 Chính phủ 15
2.2.1 Thành tựu 15
2.2.2 Hạn chế 15
2.2.3 Giải pháp 15
2.3 Viện Kiểm sát nhân dân 15
2.3.1 Thành tựu 15
2.3.2 Hạn chế 16
2.3.3 Giải pháp 16
2.4 Tòa án nhân dân 17
2.4.1 Thành tựu 17
2.4.2 Hạn chế 17
2.4.3 Giải pháp 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia, hệ thống nhà nước luôn lãnh đạo và đóng góp vai trò to lớn trong việc quản lý đất nước và giúp cho đất nước đó phất triển một cách tốt nhất Việt Nam cũng là một quốc gia như vậy Và hệ thống cơ quan nhà nước cấp Trung Ương bao gồm:
Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân,…luôn đưa ra những chính
sách, chiến lược để giúp cho đời sống của nhân dân tốt hơn và nhằm thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cho đất nước
Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã trải qua nhiều lần ban hành Hiến pháp nhưng với việc ban hành Hiến pháp năm 2013 thay thế cho Hiến pháp năm 1992, với các quy định của hiến pháp năm 2013 thì bộ máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày càng trở toàn diện và theo đó thể chế hành chính của các cơ quan nhà nước đã được thay đổi khá nhiều phù hợp với việc quản lí xã hội, đáp ứng được công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa và đi chung đó là hệ thống cơ quan nhà nước được toàn diện hơn, nâng cao hơn thông qua quy định của pháp luật
Là một công dân nên chúng ta cần phải tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống cơ quan quản lí của địa phương mình nhằm để hiểu rõ về có những chức vụ nào, chức năng của mỗi chức vụ, từ đó sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách vận hành quản lí của địa phương , và theo Hiến pháp quy định công dân cũng có quyền tham gia quản lí Nhà nước, có quyền và trách nhiệm tham gia vào các công việc của nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội
và cho bản thân, nên nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài: “Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp Trung Ương”
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm và hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam cấp Trung ương, thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam cấp Trung Ương
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài viết nhóm chúng em sẽ sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh và đưa ra kết luận của bản thân
3 Mục đích của đề tài
- Xác định cơ cấu hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam và vai trò của mỗi của cơ
quan trong hệ thống nhà nước
- Đưa ra cái nhìn khách quan và những ưu điểm, nhược điểm của mỗi cơ quan trong
hệ thống Nhà nước Việt Nam cấp Trung Ương
Trang 6- Nhìn nhận vai trò và trách nhiệm của bản thân, luôn tuân thủ theo những quy định
đã được đề ra khi là một người công dân Việt Nam
4 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành
2 chương :
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp Trung Ương
Trang 7
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG 1.1 Khái niệm hệ thống cơ quan nhà nước
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung Ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước
Trong đó, Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy Nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước
1.2 Đặc điểm cơ quan Nhà nước
- Mang tính quyền lực Nhà nước
- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật
- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết
- Thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong Bộ máy Nhà nước Giới hạn thẩm quyền của cơ quan Nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định
- Mỗi cơ quan Nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định
1.3 Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương ở Việt Nam
1.3.1 Quốc Hội
1.3.1.1 Khái niệm
Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay Quốc Hội Việt Nam là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo điều 69 Hiến pháp 2013.Mỗi nhiệm kỳ của Quốc Hội thường kéo dài 5 năm Hiến pháp qui định ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc
về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước Quốc Hội do Nhân dân bầu ra,
là Cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân Chỉ Quốc Hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội
Trang 81.3.1.2 Chức năng của Quốc Hội
- Chức năng lập hiến
- Chức năng lập pháp
- Chức năng quyết định
- Chức năng giám sát
1.3.1.3 Lịch sử hình thành của Quốc Hội
Quốc Hội Việt Nam hiện nay được ra đời cùng với nhà nước Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiền bầu ra Quốc Hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6 tháng 1 năm 1946 Từ thời điểm đó đến năm 2021, cơ quan này đã trải qua 14 khóa làm việc, với 12 đời Chủ tịch Quốc Hội
1.3.1.4 Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc Hội
- Ban hành và sửa đổi Hiến pháp, ban hành và sửa đổi Luật pháp
- Giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, xét báo cáo công tác của các cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp trung ương và cơ quan khác do Quốc Hội thành lập
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế; phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết
định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán
ngân sách nhà nước
- Quyết định chính sách về dân tộc và tôn giáo của Nhà nước
- Quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương, chính quyền địa phương và các cơ quan khác do Quốc Hội thành lập
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong cơ quan Nhà nước
- Bỏ phiếu tín nhiệm
- Bãi bỏ những văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội
- Quyết định đại xá
- Quy định hàm, cấp trong quân đội, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước
- Quyết định vấn đề chiến tranh hay hòa bình, các biện pháp đảm bảo quốc phòng
và an ninh quốc gia
- Quyết định cơ bản về chính sách đối ngoại
- Quyết định trưng cầu ý dân
Trang 91.3.1.5 Hoạt động và tổ chức của Quốc Hội
Quốc Hội Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Mỗi năm Quốc Hội họp 2 lần, thường là họp công khai nhưng tùy vào tình hình và sự cần thiết thì có thể tổ chức họp kín Ngoài ra Quốc Hội còn có thể triệu tập thêm những cuộc họp bất thường Bộ máy của Quốc Hội gồm: Chủ tịch Quốc Hội, các Phó Chủ tịch Quốc Hội, Tổng thư ký Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (Cơ quan thường trực), Hội đồng dân tộc và 12 Ủy ban, Ban và Viện khác.Tại điều 73 Hiến pháp 2013 có quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc Hội là cơ quan thường trực của Quốc Hội " Và luật Tổ chức Quốc Hội 2014 sửa đổi 2020 Điều 66[58] cũng quy định: "Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội là các cơ quan của Quốc Hội" (Hội, 2023)
Cùng với Ủy ban thường vụ gồm ba cơ quan trực thuộc là Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu lập pháp, Quốc Hội còn gồm các Ủy ban khác như:
- Ủy ban Pháp luật
- Ủy ban Tư pháp
- Ủy ban Kinh tế
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách
- Ủy ban Quốc phòng và An ninh
- Ủy ban Văn hóa - Giáo dục
- Ủy ban Xã hội
- Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Ủy ban Đối ngoại
Ngoài nhưng Ủy ban cố định như trên, Quốc Hội có thể thành lập các Ủ y ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định lúc cần thiết Quốc Hội còn thành lập các cơ quan được hoạt động độc lập như: Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia
1.3.2 Chính phủ
1.3.2.1 Khái niệm
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, thực hiện các quyền hành pháp và đại diện là Quốc hội Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước
1.3.2.2 Lịch sử hình thành của Chính Phủ
Chính phủ Việt Nam lần đầu xuất hiện trong Hiếp Pháp 1946 – Đây là bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam và được thông qua vào 9/11/1946 Đây là thiết chế đặc biệt khi Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ và được giúp đỡ bởi Nội các (Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng) Nhưng sau Hiến Pháp 1959
Trang 10(31/12/1959) người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng như hiện tại thay cho Chủ tịch nước như Hiến pháp 1946 Nhiệm kỳ của Chính phủ giống Quốc hội (mỗi khóa 5 năm)
1.3.2.3 Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính Phủ
- Tổ chức thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước
- Trình bày các chính sách, nghị quyết, dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác lên Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc Hội
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân
- Trình lên Quốc hội thành lập, bãi bỏ, giải thể, chia các cơ quan hành chính ngang
bộ, các cơ quan hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thực trung ương hoặc các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Và cũng tương tự như Quốc Hội nhưng ở Ủy ban thường vụ Quốc Hội các cơ quan đều ở dưới tỉnh
- Thống nhất quản lý nền hành chính nhà nước, thực hiện quản lý các thành viên của các cơ quan nhà nước; tổ chức các công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo để phòng chống quan liêu tham nhũng trong nhà nước, tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc Hội phê chuẩn quy định tại khoản
14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
1.3.3 Viện Kiểm sát Nhân dân
1.3.3.1 Khái niệm
Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát trong hệ thống tư pháp của Việt Nam, được quy định Theo khoản 1 Điều 102 trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.3.3.2 Vị trí của Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị và trong Bộ máy nhà nước Viện Kiểm sát nhân dân là một trong ba cơ quan quyền lực nhà nước, cùng với Quốc Hội và Chính phủ Viện Kiểm sát nhân dân có chức năng thực hiện quyền công
Trang 11tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, là một trong những thiết chế quan trọng bảo vệ Hiến pháp
và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1.3.3.3 Lịch sử hình thành của Viện Kiểm sát nhân dân
- Năm 1945: Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam được thành lập
- Năm 1954: Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam miền Nam được thành lập
- Năm 1975: Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam miền Nam sáp nhập vào Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam
- Năm 1992: Hiến pháp năm 1992 quy định Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam là
cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Năm 2013: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam
1.3.3.4 Quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân
- Quyền công tố: là quyền của Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện các hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
- Quyền kiểm sát hoạt động tư pháp: là quyền của Viện Kiểm sát nhân dân kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác tư pháp nhằm đảm bảo tính công bằng, đúng luật và chất lượng của quá trình xét xử, hoạt động của các cơ quan tư pháp
- Quyền ra quyết định không truy tố: Viện Kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định không truy tố các bị can nếu không có đủ chứng cứ để truy tố hoặc nếu không có căn
cứ pháp lý để tiến hành truy tố
- Quyền kiểm soát việc thực hiện án phạt và biện pháp khác: Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kiểm soát việc thực hiện án phạt và các biện pháp khác như án treo, án hoãn thi hành, giải quyết đơn đề nghị giảm nhẹ án, giải quyết đơn đề nghị hỗn dịch với án dân
sự
- Quyền kiểm soát hoạt động quản lý tài sản: Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát tài sản do cơ quan nhà nước, tổ chức,
cá nhân sở hữu hoặc quản lý theo quy định của pháp luật
1.3.3.5 Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, xây dựng và duy trì trật tự an ninh, trật tự xã hội và công lý trong xã hội
- Công tố tội phạm: Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiến hành công tố các
vụ án hình sự và vụ án nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật Công tố viên Viện Kiểm sát Nhân dân có quyền truy cứu, thu thập và sử dụng các bằng chứng, đề nghị xử lý
và đại diện cho Viện Kiểm sát nhân dân trong các phiên tòa