Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vậtchất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữmột vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển c
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Triệu Thị Thu Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Lớp : 14DHKT03
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Nhóm 9:
Trưởng nhóm: Nguyễn Thùy Yến Vi _ 2007230492
Thành viên:
1 Phạm Nhựt Thanh _ 2023230435
2 Trương Huỳnh My _ 2007230208
3 Nguyễn Thiện Khiêm _ 20232300198
4 Trần Đăng Khoa _ 2046230048
5 Đoàn Thu Thạo _ 2007230389
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 Tháng 4 Năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài bài tập lớn lần này, trước hết nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ, quan tâm từ thầy cô và bạn bè Nhóm 9 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên đứng lớp Ths.Triệu Thị Thu Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn chúng
em về bộ môn Lý thuyết tài chính tiền tệ
Xin cảm ơn mọi người đã cùng góp sức, hợp lực để hoàn thành bài báo cáo này
Trong quá trình trao đổi hoàn thành bài tập lớn này, vì còn tồn tại những hạn chế về mặt kiến thức, chúng em không tránh khi những sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô Những góp ý từ thầy cô sẽ là động lực để chúng em hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có lẽ một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm đó
là thị trường tài chính Hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng hoạt động kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, và quá trình thay đổi cũng như phát triển của nó là phức tạp vô cùng
Có thể khẳng định rằng, ngày nay, các hoạt động của thị trường tài chính đã thực sự xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, chính trị cho đến các yếu tố gia đình, Chính vì thế mà việc nghiên cứu thị trường tài chính là hết sức quan trọng và cần thiết Nhân loại đang bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và văn hóa nhanh chưa từng thấy Hơn lúc nào hết, nhu cầu về học tập và nghiên cứu thị trường đang tăng lên từng ngày
Ngân hàng ra đời là một bước phát minh quan trọng và nó không ngừng đổi mới hoàn thiện
để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được và nó luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh
tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liên với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng là tiền tệ Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và đặc biệt từ những năm cuối của Thế kỷ 20,
hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng bước được đổi mới và định hướng phát triển phù hợp với quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam, góp phần quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong suốt gần 30 năm Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 và những yếu kém và bất cập của nền kinh tế được bộc lộ trong quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển và cân đối vĩ mô của nền kinh tế Đề
án tái cấu trúc nền kinh tế và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 là một trong những quyết định chiến lược và đúng đắn để giải quyết những yếu kém và bất cập của nền kinh tế Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là
xu hướng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ưu cho phát triển và tăng trưởng kinh tế
* Phạm vi đề tài:
- Không gian: hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Nội dung: phân tích về ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng trung
gian ở Việt Nam
*Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau
-Phương hướng áp dụng tại Việt Nam
-Ứng dụng các bài giáo trình của các tiên sĩ các trường đại học
Trang 5CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 6
8.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng: 6
8.1.1 Hoạt động ngân hàng thời sơ khai 6
8.1.2 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2 ( thế kỉ V đến thế kỷ XVII) 6
8.1.3 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 3 ( XVIII – XX) 7
8.1.4 Ngân hàng trong giai đoạn hiện đại 7
8.1.5 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 8
8.2 Ngân hàng trung ương 9
8.2.1 Khái niệm ngân hàng trung ương 9
8.2.2 Mô hình tổ chức ngân hàng trung ương 10
8.2.3 Chức năng của ngân hàng trung ương 12
8.2.4 Vai trò của ngân hàng trung ương 14
Trang 6CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
8.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng:
8.1.1 Hoạt động ngân hàng thời sơ khai
Khoảng 3.500 năm trước công nguyên, xã hội đang chứng kiến sự gia tăng của cuộc chiến tranh và cướp bóc giữa các bộ tộc Đồng thời, việc sử dụng tiền kim loại như đồng, bạc và vàng đã trở nên phổ biến hơn trong giao dịch hàng hóa Tình hình này đã đặt ra hai vấn đề cần được giải quyết:
Làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc trong điều kiện có cướp bóc và chiến tranh xảy ra
Làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu thông một cách bình thường
Đáp ứng những yêu cầu này chỉ có thể là các lãnh chúa, các nhà thờ hoặc các thợ vàng Sau khi gửi tiền, người gửi nhận được một biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và phải trả một khoản phí gửi tiền
Trong thời kỳ này, cùng với sự phát triển của thương mại, có hai phát kiến quan trọng:
Đối với người gửi tài sản, họ nhận thấy việc sử dụng tiền vàng vốn khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển.Họ bắt đầu sử dụng các chứng từ để thanh toán, được chấp nhận rộng rãi ngày nay, được gọi là Séc Tiền hoặc khoản gửi ở ngân hàng được gọi là ký gửi
Đối với các nhà cất giữ tài sản, họ nhận thấy nhiều người đến rút tiền cùng một lúc với việc nhiều người gửi tiền Đồng thời, có nhu cầu vay tiền cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng Do đó, các ngân hàng bắt đầu sử dụng tiền của công chúng để cho vay, bắt đầu quá trình cung ứng tiền tệ
8.1.2 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2 ( thế kỉ V đến thế kỷ XVII)
Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ X sau Công Nguyên, có những bước phát triển mới tiến bộ so với giai đoạn sơ khai Các chủ ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi của các thân chủ, số tiền cho vay, số tiền thu nợ, tính lãi, v.v Nghiệp vụ bù trừ cũng đã được các chủ ngân hàng sử dụng trong các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng Trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI sau Công Nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng cũng đã phát triển da dạng và phong phú như: chuyển ngân, chiết khẩu, bảo lãnh, vào cuối thế kỷ XVI, với việc thành lập một số ngân hàng thương mại hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển thêm một bước của nghề ngân hàng Với sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc từ cuối thế kỷ XVII
Tuy nhiên hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này đều mang những nét đặc trưng sau: Các ngân hàng độc lập chưa tạo ra một hệ thống chưa có sự ràng buộc và quan
hệ mật thiết với nhau Hoạt động của các ngân hàng đều như nhau bao gồm nhận tiền
Trang 7gửi chiết khẩu cho vay Phát hành tiền giấy bạc ngân hàng và thực hiện các dịch vụ tiền tệ như đổi tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền.
8.1
3 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 3 ( XVIII – XX)
Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ và phát hành tiền dưới dạng các chứng thư hay kỳ phiếu thay cho vàng Tuy nhiên, đến thế
kỷ XVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe dọa khả năng chuyển đổi ra tiền vàng của các kỳ phiếu được phát hành Vì tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền, số ngân hàng được phép phát hành tiền ở từng nước rất nhiều và đều thuộc sở hữu tư nhân Do đó, Trong bối cảnh ấy, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của Ngân hàng Lúc này hệ thống ngân hàng được chia làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: gồm các ngân hàng được phép phát hành gọi là ngân hàng phát hành
Nhóm thứ hai: gồm các ngân hàng không được phép phát hành gọi là ngân hàng trung gian
Tất cả các ngân hàng này, với những mức độ khác nhau từng bước đã thực hiện các chức năng của một ngân hàng trung ương: phát hành tiền, kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng trung gian và là ngân hàng của Chính phủ Với ý nghĩa như vậy, khái niệm “ngân hàng trung ương” bắt đầu được nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX
8.1.4 Ngân hàng trong giai đoạn hiện đại
Đầu thế kỷ XX, Nhà nước chưa có điều kiện can thiệp vào hoạt động kinh tế thông qua tác động của tài chính tiền tệ nên việc phát hành tiền tệ đều do các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân
Sau cuộc khủng hoàng kinh tế 1929-1933 đã bắt buộc Nhà nước tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế Cụ thể, nhà nước đã nắm lấy ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hiệu hóa ngân hàng phát hành hoặc thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước
Đến giữa thế kỉ 20 thì bắt đầu xuất hiện tiến hành cải biến ngân hàng phát triển thành Ngân hàng Trung ương (NHTW) Kể từ đấy, hệ thống ngân hàng được cấu thành bởi
2 bộ phận chính: Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng trung gian (NHTG)
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hoạt động ngân hàng của các nước ngày càng phát triển cả về lượng và chất, được tổ chức thành một hệ thống bao gồm nhiều ngân hàng với các chức năng và hoạt động khác nhau, song giữa chúng có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, đan xen bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động.
Trang 88.1.5 Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp nên sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều thông qua Ngân hàng Đông Dương
Sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một mạnh mẽ với những chiến thắng Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/ 1951) đã đề ra, ngày
6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:
a) Thời kỳ 1951-1954 : Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc
lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch
b) Thời kỳ 1955-1975 : Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây
dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam
c) Thời kỳ 197 6 -1985 : Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và
thống nhất nước nhà Nhiệm vụ cụ thể của ngành ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ
cũ ở miền Nam
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm 1978, thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam – Bắc
Trang 9Cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường
d) Thời kỳ 1986 đến nay
Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết Đại hội Đảng
VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đối mới và phát triển, hoàn thiện về mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng Mô hình ngân hàng một cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng của các TCTD
Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tích cực đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, phát triển nghiệp vụ NHTW; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát; tăng cường hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Hệ thống các TCTD có bước phát triển mạnh cả về quy mô và mạng lưới, loại hình sở hữu, công nghệ, dịch vụ, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
8.2 Ngân hàng trung ương
8.2.1 Khái niệm ngân hàng trung ương
Quá trình hình thành ngân hàng trung ương ở các nước khác nhau là một quá trình lâu dài và thường là đa dạng do ở mỗi nước có những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội Nhìn chung sự ra đời của ngân hàng trung ương được phát triển theo một trật tự nhât định
Ngân hàng trung ương được diễn biến qua hai giai đoạn:
GĐ ngân hàng thương mại phát triển trở thành ngân hàng phát hành
GD biến ngân hàng thành phát hành thành ngân hàng trung ương thông qua việc Nhà nước quốc hữu hóa ngân hàng
Vậy NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức nănng quản lý Nhà nước
và tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trang 108.2.2 Mô hình tổ chức ngân hàng trung ương
Mô hình 1: Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ
Khái niệm: là mô hình trong đó nằm trong nội các chính chủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng
và thực hiện chính sách tiền tệ
Ưu điểm:
Theo mô hình này chính phủ có quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng trung ương, thực hiện các chức năng quản lí kinh tế vĩ mô
NHTW là chủ ngân hàng, đại lí và cố vấn cho chính phủ Chính phủ nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng và phối hợp 1 cách đồng bộ và hiệu quả các công cụ
đó, đặc biệt là chính sách tiền tệ
Có 1 bộ máy hành chính, 1 cơ quan nhà nước đầy qyền lực, tạo được uy tín, độ tin cậy vào nhà nước của các cá nhân, tổ chức vào bộ máy nhà nước
Giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm tạo sự công bằng xã hội thông qua việc cung cấp hàng hóa công (nguồn vốn)
Chính phủ có thể lợi dụng chính scajs tiền tệ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kì tiền phát triển
Nhược điểm:
Mô hình này làm cho ngân hàng trung ương mất hẳn tính độc lập và chủ động trong việc xây dựng và thực hiện chính sách
Chính phủ đã lợi dụng công cụ phát hành để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, từ đó gây ra lạm phát
Chính phủ
Hội đồng chính sách tiền
tệ gồm: Thống đốc ngân hàng trung ương và các thành viên khác
Ngân hàng trung ương